Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nghiên cứu nhân giống vô tính in vitro giống lan Dendrobium Sena Red

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.44 MB, 60 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp - 1 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
MỞ ĐẦU
Hoa lan là một trong những giống hoa rất được yêu thích không chỉ về màu
sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét đẹp rất sang trọng và trang nhã. Chính vì
vậy hiện nay rất nhiều hộ gia đình đang có thú chơi hoa lan. Nguyên nhân của
trào lưu trên là do cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu tạo góc vườn nhỏ,
mang màu xanh cây lá thiên nhiên vào trong nhà của những người dân ngày càng
cao. Với ưu điểm ít chiếm diện tích, không quá khó trồng, cho hoa đẹp lại lâu tàn
nên việc chọn, trồng và tạo một vườn lan nhỏ trong khuôn viên nhà là sự lựa chọn
của nhiều người.
Bên cạnh đó, hoa lan là sản phẩm cây trồng có giá trị kinh tế cao, ngày càng
có nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan mọc lên, kinh doanh nhiều chủng loại. Nhưng
làm sao để có số lượng lớn cây giống, đồng đều, chất lượng cao là một vấn đề
khó [16].
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học,
ngành vi nhân giống cây đặc biệt trên đối tượng cây hoa lan từng bước phát triển,
nhiều đơn vị nhà nước cũng như tư nhân đã mạnh dạn đầu tư để sản xuất cây
giống phục vụ cho nông dân. Tuy nhiên qui mô cũng như những hạn chế về đội
ngũ kỹ thuật cũng như kiến thức về lĩnh vực này có hạn về trang bị kỹ thuật hiện
đại, vì thế cây giống có chất lượng thấp không đồng đều, không đáp ứng được
nhu cầu của thị trường. Hầu hết các giống hoa lan phải nhập giống từ Thái Lan.
Hiện nay, việc nghiên cứu và nhân giống hoa lan đã được tiến hành ở nhiều
nơi, nhưng hầu hết đều chưa có thành tựu nào đột biến để ngành nhân giống hoa
lan phát triển đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Những thành công hiện nay
thường là nhân giống với quy mô sản xuất nhỏ. Trong đó kỹ thuật nhân giống hoa
lan phổ biến hiện nay là nhân giống trên môi trường thạch.
Ngoài ra, hiện nay trên thế giới nhiều nước có ngành công nghệ sinh học
phát triển đã ứng dụng các công nghệ cao để nhân nhanh giống cây trồng như: hệ
thống fermenter, bioreactor, quang tự dưỡng,… Ở nước ta các công nghệ này mới
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 2 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu


chỉ thực hiện ở phòng thí nghiệm của một số trường Đại Học, Viện Nghiên cứu
hoặc trung tâm công nghệ sinh học trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên việc
nghiên cứu xác định môi trường thích hợp cho từng cây trồng nhân bằng các hệ
thống này còn rất hiếm.
Để từng bước áp dụng công nghệ mới trong sản xuất cây lan giống ở nước ta,
đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây giống theo quy mô công nghiệp, góp phần khắc
phục sự thiếu hụt cây giống trong sản xuất hiện nay. Chúng tôi tiến hành đề tài:
"Nghiên cứu nhân giống vô tính in vitro giống lan Dendrobium Sena Red’’
nhằm tìm ra môi trường thích hợp nhân giống lan Dendrobium Sena Red.
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 3 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về lan Dendrobium
Hoa lan là những loài thực vật rất đặc biệt, chúng đại diện cho họ thực vật
tiến hoá nhất trong các họ thực vật một lá mầm, ước tính họ lan Orchidaceae có
khoảng 750 chi và 15.000 – 25.000 loài [17].
Trong đó giống lan này được đặt tên vào năm 1799 chữ Dendrobium có
nguồn gốc của chữ Hy Lạp. Dendro có nghĩa là cây gỗ, cây lớn; bio là sự sống, vì
tất cả các loại Dendrobium đều là phụ sinh sống bám trên cây gỗ [5].
Dendrobium rất phong phú về chủng loại lớn nhất nhì chủng lan với khoảng
1.600 loài phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều ở Đông
Nam Á và Châu Úc [5].
Điều kiện sinh thái của Dendrobium cũng rất đa dạng có nhiều loại chỉ mọc
và ra hoa ở vùng lạnh, có loài ở vùng nóng, có loài ở vùng trung gian có loài
thích nghi bất kỳ loại nào [5].
1.2. Phân loại lan Dendrobium
* Cây lan Dendrobium có thể chia thành hai nhóm sau
- Nhóm đơn thân: đây là nhóm chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây dài
ra mãi, được chia làm hai nhóm phụ [5].
+ Nhóm phụ lá mộc đối (Sarcanthinae) nhóm này lá được xếp thành hai

hành mọc đối nhau, lá trên xen kẻ với lá của hàng kia. Gồm các giống như:
Vanda, Aerides, Phalaenopsis [5].
+ Nhóm phụ lá mộc thẳng dẹp hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe,
Luisia [3].
- Nhóm đa thân: đây là những cây tăng trưởng liên tục và căn cứ vào cách ra
hoa nhóm này chia thành hai nhóm phụ:
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 4 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
+ Nhóm ra hoa phía trên như: Cymbidium, Dendrobium. Oncidium [5].
+ Nhóm ra hoa ở đỉnh: Catteya, Laelia, Epidendrum [5].
- Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như:
Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea [5].
1.3. Đặc điểm hình thái
1.3.1. Hình dạng
Dendrobium là loại đa thân và nhiều giả hành, các giả hành thường mang
một thân và nhiều lá mọc xen kẽ, trên thân có nhiều mắt ngủ. Căn hành với
khoảng cách giữa các mắt ngắn hơn Cattleya. Hoa có thể mọc từ thân thành từng
chùm hay từng hoa cô độc, hoa có màu trắng và từ vàng đến tím. Thường lá đài
sau nằm một mình, hai lá đài bên dài ra dính lại với nhau ở mép và dính vào đáy
trụ tạo thành một phần dưới chân của trụ phía dưới gọi là cằm. Môi gắn vào cằm,
đôi khi kéo dài về phía tạo thành cựa, móc hay túi. Một nguyên hay có thuỳ, gai,
sóc có long hay không, hai cánh hoa bên giống như hai đài [5].
Dendrobium được chia làm hai nhóm theo dạng thân của chúng:
- Dạng thòng hay Nobile là dạng thân mền thường ở vùng hơi lạnh như Đà
Lạt.
- Dạng đứng hay Phalaenopsis là dạng thân cứng thường sống ở vùng khí
hậu nống hơn.
Dendrobium Nobile và Dendrobium Phalaenopsis đều có chung đặc điểm
trong việc tạo lập các giả hành mới và trong sự biệt hoá chồi sơ khởi ở nách lá
dọc theo giả hành, nhưng chúng khác biệt trong việc tạo chôi và hoa [5].

- Ở Dendrobium Nobile ra hoa từ chồi sơ khởi của giả hành đã trưởng thành,
như Long Tu giả hành ra hoa khi đã rụng hết lá [5].
- Ở Dendrobium Phalaenopsis thì hoa mọc ở giả hành cũ lẫn giả hành mới.
Ở giá hành mới, chồi non nhất ở ngọn là chồi đầu tiên phát triển thành vòi hoa
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 5 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
[5].
Hình dạng Dendrobium rất biến thiên:
- Nhóm có giả hành rất dài và mang lá dọc theo chiều dài giả hành ấy,
thường rụng hết lá khi ra hoa như Long Tu (Dendrobium primulinum), Ý thảo
(Dendrobium gratia sisimum) [5].
- Nhóm giả hành to ngắn, tận cùng thường có 2-3 lá dài, bền và không rụng.
Phát hoa tập trung ở phần này tạo thành chùm đứng hay thòng như Thuỷ Tiên
Trắng (Dendrobium farmeri), Thuỷ Tiên vàng ( Dendrobium thyrisflorum), Vảy
cá (Dendrobium lindleyi) [5].
- Nhóm giả hành mảnh mai, dài hay ngắn có lá dọc theo chiều dài của
chúng, dai bền không rụng, hoa thường cô độc ở nách như Hương Duyên
(Dendrobium revolitum)
Ngoài ra, còn một số Dendrobium được trồng phổ biến như sau:
- Kim điệp (Dendrobium chysotosum var delacuorii): Hoa vàng tươi môi
vàng đậm dưới trung tâm đậm.
- Nhất điểm hồng (Dendrobium dracoins): Hoa trắng bóng như sáp với môi
sọc đỏ ở đáy.
- Thạch hộc (Dendrobium crumenatum): Hoa trắng môi có bớt vàng thơm
nhưng mau tàn, ít hoa nhưng nở rộ cùng lúc.
- Giả hạc (Dendrobium anosmum, Dendrobium superbum): Hoa màu hường
có hai bớt đậm hay tuyền và rất thơm.
- Dendrobium draconis (Hoàng thảo nhất điểm hồng).
- Dendrobium hercoglossum (Hoàng thảo tím huế).
- Dendrobium heterocrrpun (Hoàng thảo nhất điểm hoàng).

- Dendrobium (Hoàng thảo dẹt).
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 6 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
- Dendrobium parciflorum (Hoàng thảo xương cá).
- Dendrobium parisshii (Hoàng thảo tím hồng).
- Dendrobium parishii (Hoàng thảo hạc vĩ).
- Dendrobium primulim (Hoàng thảo long tu).
1.3.2. Cơ quan dinh dưỡng
* Giả hành (thân giả) : Giả hành là những đoạn phình to, bên trong có các
mô mềm chứa dịch nhày làm giảm sự mất nước và dự trữ chất dinh dưỡng để
nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi cây sống bám trên cao. Ngoài ra, giả hành
còn chứa diệp lục tố nên có thể quang hợp được. Hình dạng và kích thước của giả
hành rất đa dạng: hình cầu, thuôn dài hay hình trụ xếp chồng lên nhau tạo thành
thân giả có lá mọc xen kẽ. Một số loài ở xứ lạnh chỉ có nhiện vụ dự trữ chất dinh
dưỡng nên giả hành không có màu xanh nhưng phía trên có mang lá [3].
* Thân: Dendrobium thuộc nhóm đa thân (còn gọi là nhóm hợp trục) có hệ
thống nhánh nằm ngang bò dài trên giá thể hoặc nằm sâu trong đất gọi là thân rễ.
Một số Dendrobium lá chỉ có ở các mầm non, là loài chống tàn chúng vàng úa và
rụng vào mùa thu, thân phì to giống như củ không có lá là nơi dự trữ năng lượng
[3].
* Lá: Các lá mọc xen kẽ nhau và ôm lấy thân giả do lá có tận cùng bằng
một cuốn hay thuôn dài xuống thành bẹ ôm thân, hình dạng và cấu trúc lá rất đa
dạng [3].
Lá có hình kim, trụ có rãnh hay phiến mỏng. Dạng lá mềm mại mọng nước
nạc, dai, có màu xanh bóng, đậm hay nhạt tuỳ thuộc vào vị trí sống của cây.
Phiến lá trãi rộng hay gấp lại theo gân vòng cung như cái quạt hay chỉ gấp lại
theo gân giữa như hình chữ V. Những lá sát dưới gốc đôi khi giảm đi chỉ còn
những bẹ không phát triển hay giảm hẳn thành vảy. Các loài thuộc giống
Dendrobium vùng nhiệt đới nói riêng và họ Orchidaceae nói chung đôi khi trút lá
vào mùa khô hạn. Sau đó, cây ra hoa hay sống ẩn để khi gặp mưa thì cho chồi

Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 7 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
mới [3].
* Căn hành (thân – rễ): chỉ gặp ở lan đa thân, căn hành là nơi cấu tạo các
cơ quan dinh dưỡng mới và tên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc hưu niên.
Mặt lá nơi hình thành cũng mang rất nhiều rễ để nuôi sống cây lan [5].
* Rễ: ở lan đa thân rễ thường hình thành từ cặn hành còn các loại đơn thân
thì rễ mộc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ trên không của các loại lan
phụ sinh có một trục chính bao quanh bởi mô không chặt, giống bọt biển bao
quanh goi là mạch. Mạch có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng như tích
trữ nước mưa và sương động [5].
1.3.3. Cơ quan sinh sản
* Hoa: Dendrobium thuộc nhóm phụ ra hoa ở nách lá. Chồi hoa mọc từ các
mắt ngủ giữa các đọt lá trên thân gần ngọn và cả trên ngọn cây. Sự biểu hiện
trước khi ra hoa khác biệt như có nhiều loài rụng hết lá trước khi ra hoa. Thời
gian ra hoa đầu mùa mưa hay đầu tết. Giống Dendrobium khi đủ dinh dưỡng thì
cho hoa thành chùm, phát hoa dài và thời gian ra hoa trung bình 1- 2 tháng [7].
* Quả: Họ Orchidaceae đều có quả thuộc quả nang nở ra theo 3-6 đường
nứt dọc, khi hạt chín các mảnh vỏ dính lại cùng nhau ở chóp hay ở định quả, các
nang bung ra chỉ còn dính lại với nhau ở đỉnh và gốc. Ở một số loài, khi chín quả
không nứt ra nên hạt chỉ ra khỏi quả khi quả bị mục nát [7].
* Hạt: Hạt được cấu tạo một phôi chưa phân hoá, trên các mạng lưới nhỏ
xốp chứa đầy không khí. Hạt rất nhỏ và bé trọng lượng của một hạt trong mỗi quả
chỉ bằng một phần mười đến một phần ngàn miligam. Những hạt giống không
chứa các chất dinh dưỡng do gió gieo vãi, để được nẩy mầm cần có các điều kiện
nấm cộng sinh cần thiết, đặc biệt ở đầu các giai đoạn phát triển thì quả chứa
10.000 – 100.000 hạt đôi khi đến 3 triệu hạt có kích thước rất nhỏ nên phôi hạt
chưa phân hoá. Sau 3 – 5 tháng hạt chín và phát tán nhờ gió [8].
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 8 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu

1.4. Các điều kiện cơ bản để nuôi trồng lan Dendobium
1.4.1. Nhiệt độ
Giống Dendrobium gồm nhiều loài thích nghi với các điều kiện sinh thái
khác nhau. Có thể tạm chia Dendrobium làm 2 nhóm chính: nhóm ưa lạnh và
nhóm ưa nóng [2].
Nhóm Dendrobium ưa lạnh sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng
là 15
0
C gồm các giống được lấy từ các vùng cao nguyên của Việt Nam và Miến
Điện trên độ cao 1000m ví dụ các loại Vảy Cá (Dendrobium Linlleyi), Thuỷ Tiên
Tím (Dendrobium amabile), Long nhãn kim điệp (Dendrobium fimbriatum). Các
loài này nếu được trồng ở nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25
0
C, thì cây vẫn sống,
nhưng phát triển yếu hơn và hiếm khi ra hoa [10].
Nhóm Dendrobium ưa nóng, gồm đa số các giống Dendrobium rừng các
Châu Úc, Indonexia, Malaixia và các loại của giống Dendrobium lại hiếm được
trồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nhiệt độ thích hợp cho
các loại của nhóm này là 25
0
C. Tuy nhiên các giống Dendrobium lại chịu được
một nhiệt độ cao hơn nhiều [12].
Ngoài ra còn có một nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở vùng lạnh
và vùng nống, nhưng ở vùng lạnh cây sinh trưởng và ra hoa nhiều hơn ví dụ cac
loại Dendrobium Primulinum, Dendrobium fanmeri, Dendrobium chrysotoxum
nhiệt độ lý tưởng các loại này là 20
0
C [20].
1.4.2. Độ ẩm
Các cây lan, nhất là phong lan sống bám trên các cây cao chúng lấy nước từ

các trận mưa, từ hơi nước trong không khí. Chính độ ẩm quyết định sự hiện diện
của các loài phong lan [3].
Lan Dendrobium thường mọc nơi ẩm ướt, cần tưới 1–2 lần/ngày bằng vòi
phun sương và nên có một khoảng thời gian khô nhẹ giữa 2 lần tưới và pH của
nước từ 6,2–6,6. Không nên để nước đọng ở đọt cây, chồi hoa, nhất là vào mùa
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 9 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
nắng, sẽ làm thối đọt và hư hoa và mùa mưa cần giữ cây tránh ngập úng và thối
đọt [14].
Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều
kiện không khí ẩm và thoáng, ẩm độ tương đối cần thiết là 70%. Cấu tạo giá thể
quá ẩm và úng là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của giống Dendrobium vì
có thể toàn bộ rễ bị thối và biểu hiện là các cây con mọc từ phần ngọn của thân
[10].
1.4.3. Ánh sáng
Dendrobium là giống ưa sáng, có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực
tiếp hay khuếch tán ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium có 70%, vì thế
giàn che với độ che ánh sáng 30% dưới đất và 40% ở trên cao với cường độ ánh
sáng từ 15.000- 30.000 lux rất thích hợp cho sự phạt triển của Dendrobium. Các
chậu Dendrobium được treo trong giàn không nên quá gần nhau, mà phải có
khoảng cách 25cm cho các loại có dạng lớn và 15cm cho các loại có dạng nhỏ,
nhằm mục đích tạo cây có đủ ánh sáng và độ thoáng. Nếu có đầy đủ giống ta nên
nhân một loại Dendrobium đồng nhất trong dàn hoặc nếu một giàn trồng nhiều
giống khác nhau nên chọn những cây cùng kích thước để sự phân bố ánh sáng
cho điều hoà và những cây cùng tuổi sử dụng phân bón dễ dàng hơn [10].
Dendrobium có thể trồng dưới ánh sáng trực tiếp cây vẫn phát triển tốt, tuy
nhiên để ngăn ngừa trường hợp cây bị bỏng lá, ta tập cho cây thích nghi từ từ các
chậu khi trồng phải treo hơi khích vào nhau. Đối với các loại giống Dendrobium,
thì thà cây bị bỏng lá bị thừa ánh sáng lớn hơn là thiếu. Thiếu hơn ánh sángđối
với các loại thuộc giống này sẽ gây ra sự thoái hoá rõ rệt, số lượng hoa ít và éo ọt.

Trái lại, thừa ánh sáng đối với các giống Dendrobium, chỉ cho cây xấu đi vì lá
quá vàng hoặc các giả hành trơ trụi, nhưng cây sẽ thích nghi dần dần và đảm bảo
ra nhiều hoa và đẹp nhưng dù kết quả ánh sáng lý tưởng là tốt nhất [13].
Ngoài ra, thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày là điều kiện quyết định sự
ra hoa của một số loài chịu ảnh hưởng bởi quang kỳ, ví dụ: lan Giá hạc, Long tu,
Kim điệp chỉ ra hoa với điều kiện ánh sáng có thời gian chiếu ít hơn 10 giờ trong
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 10 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
ngày. Tuy nhiên, một giả thiết khác cần được nghiên cứu cũng có thể các loai hoa
này ra hoa do sự thọ hàn vào tháng 12. Loài lan Thạch Hộc chỉ cần bị lạnh trong
vài giờ, cây sẽ trổ hoa sau 1 tuần lễ [13].
1.4.4. Giá thể trồng
Đa số lan Dendrobium là bán địa lan nên chậu và giá thể trồng phải được
giữ ẩm tốt và không được úng, vì vậy chậu trồng nên có nhiều lỗ và giá thể trồng
không nên có đất. Hỗn hợp trồng tốt là xơ dừa hoặc dớn sợi, than gỗ vụn, lá khô
vụn, phân gia súc khô; đối với các loài sống trên đá vôi thì cần thêm vài viên đá
vôi nhỏ, có thể thay bằng vỏ trứng hoặc vỏ sò đập vụn.
1.4.5. Nhu cầu phân bón
Dendrobium thân đứng là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, vì thế chúng cần
rắt nhiều phân bón và có thể dùng rất nhiều dạng phân bón khác nhau. Còn các
loại Dendrobium thân thòng ăn phân yếu phải dùng nồng độ thật loãng [13].
Phân heo có thể dùng rất tốt bằng dạng tưới pha thật loãng hay phân khô vò
chặt thành từng viên dài đặt phía trên bề mặt giá thể. Phân bánh dầu khô cung
được dùng hữu hiệu bằng cách ngâm nước rồi pha thật loãng để tưới hay dùng
thẳng từ viên bánh dầu khô: dùng đầu ngón tay đặt cách xa giả hành khoảng 5cm.
Rễ lan sẽ hấp thụ dần dần các dưỡng chất được phóng thích qua quá trình tưới
nước. Một số các loại phân hữu cơ khác cũng được dùng như phân tôm cá, phân
trâu bò khô [13].
Các loại phân vô cơ được dùng, thường có công thức 30-10-10 dùng 3 lần/1
tuần với nồng dộ 1 muỗng cà phê/4lít. Trong suốt mùa tăng trưởng (từ đầu tháng

5 đến cuối tháng 1) một tháng trước khi bước vào mùa nghỉ (trong suốt tháng 2)
ta bón phân 10-20-30 chia làm 2 lần/1 tuần để tạo một sức chịu đựng cho cây
trước khi bước vào mùa nghỉ. Trong mùa tăng trưởng nếu cây có nụ hoa, ta thay
phân 30-10-10 bằng phân 10-20-20 với chu kỳ bón như trên cho đến khô hoa tàn
[8].
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 11 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
Trong mùa nghỉ không cần bón phân cho Dendrobium khi cây hoàn tất thời
kỳ tăng trưởng hằng năm của nó. Thường Dendrobium hoàn tất thời kỳ tăng
trưởng vào tháng 9 đến tháng 10 khi mà những lá cuối cùng của nó thấy được
trên đỉnh giả hành và thân. Thời kỳ tăng trưởng hoàn tất, giảm nước tưới và thức
ăn từ từ cho đến khi không còn gì nữa trong một thời gian chừng 4 tuần, vào lúc
này cây cần càng nhiều ánh nắng càng tốt và phối hợp với điều kiện khí hậu
tháng 12 ngày ngắn và nhiệt độ mát - những giống thay lá hằng năm chuẩn bị
rụng lá để hình thành phát hoa [10].
Các giống không thay lá ít biểu lộ hơn và thường chỉ rụng một đế hai lá ở
các giả hành và thân già ít khi các nhà vườn trồng lan, dùng các loại phân riêng
rẻ, thường phân bón được dùng ở dạng hỗn hợp gồm vô cơ, và đôi khi những chất
phụ gia là các loại sinh tố và các nguyên tố vi lượng [10].
Mặc dù các loài thuộc giống Dendrobium cần và sử dụng rất nhiều phân
bón, nếu lạm dụng phân bón dù là phân hữu cơ cũng đưa đến tác hại, kết quả cuối
cùng là sự chết. Có thể giảm nồng độ phân bón theo tỷ lệ, để rút ngắn thời gian
tưới giữa 2 lần, nhưng nếu tăng nồng độ phân bón, nhằm mục đích kéo dài thời
gian giữa 2 lần tưới sẽ ảnh hưởng không tốt đến cây [10].
1.4.6. Sâu bệnh và các vấn đề khác
Vì lan Dendrobium cần được bón nhiều loại phân hữu cơ khác nhau và môi
trường xơ dừa sẽ mục nát sau một thời gian ngắn được trồng. Đây là 2 nguyên
nhân gây ra nhiều sâu bệnh hại [12].
Một loại rệp sáp Diaspis boisduvalli, kích thước rất bé khoảng đầu tăm,
thường xuất hiện trên bề mặt lá và loại này tác hại trên cây qua việc hút nhựa.

Đối với các loài côn trùng cắn phá Dendrobium thì loại trừ chúng tương đối dễ
dàng bằng Serpa, Bassa, nồng độ 1/500. Mặc dù Dendrobium là cây kháng bệnh
rất mạnh, tuy nhiên cây vẫn bị nấm và virus như CymMV (Cymbidium mosaic
virus) và ORSV (Odontoglossum ringspot virus) tấn công, nếu điều kiện vệ sinh
quá kém. Nguy hiểm nhất là bệnh khô thân gần gốc và giả hành do một loài virus
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 12 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
xâm nhập, làm cho các giả hành bị khô và chết. Đây cũng là một trong những
nguyên do làm cây mọc cây con trên ngọn thân. Có thể ngừa bệnh cho giống
Dendrobium với khoảng cách dài hơn Cattleya là nửa tháng xịt 1 lần bằng các
loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Bencmyl với nồng độ 1/400 [12].
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 13 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
D. Pink Mini D. Negro D. Nopporn Starbright D. Pink Klang
D. Airang Gold
D. Blue Violetta
D. Burana Delight
D. Burana Angel
Hình 1.1. Một số dạng hoa đẹp của lan Dendrobium họ Orchidacea
D. Red Flame D. Sakda Blue D. Salaya Gold D. Salaya White
D. Sena Red D. Burana Platinum No. 8 D. Tropic House D. Mangosteen
D. Burana Jade x Blue Sapphire D. Burana Lucky No. 1 D. Burana Lucky No. 3 D. Burana Mini Pink No. 2
Đồ Án Tốt Nghiệp - 14 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
1.5. Các nghiên cứu Dendrobium trong nước và thế giới
1.5.1. Nghiên cứu trong nước
Năm 2005 Nguyễn Thị Hoàng Uyên “ Nghiên cứu gieo hạt Dendrobium
Superbum in vitro” Đại Học Nông Lam – Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 2006 Trịnh Cẩm Tú & Bùi Trang Việt “nghiên cứu sự phát triển của
phát hoa Dendrobium Sonia” của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học

Quốc Gia –Hồ Chí Minh [9].
Dương Hoa Xô và Nguyễn Đăng Nghĩa (2008) “Nghiên cứu ứng dụng một
số biện pháp kỹ thuật mới để phát triển mô hình sản xuất nhóm hoa lan Mokara
và Dendrobium”. Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng quy trình bón phân
cho lan Dendrobium nhằm đạt năng suất và chất lượng cao [15].
Năm 2010, Phùng Văn Phê, Ngyễn Thị Hồng Gấm, Nguyễn Trung Thành
“Nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh chồi in vitro loại lan kim tuyến Anoectochilus
roxburghii (Wall) Lindl”. Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân
Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại Học Quốc Gia việt Nam [13].
Phan Ngọc Toàn, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng
08/2011. “Nghiên cứu Khảo sát môi trường tái sinh chồi và tạo protocorm lan
rừng thủy tiên tím (Dendrobium ambile (Lour.) O’brien)”.
Vũ ngọc Phương, Thái Xuân Du, Trịnh Mạnh Dũng “ Nghiên cứu nhân
giống vô tính phong lan Dendrobium in vitro dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên”.
Phòng công nghệ tệ bào thực vật, viện sinh học nhiệt đới.
Vũ Ngọc Phương, Thái Xuân Du, Trịnh Minh Dũng “Nghiên cứu nhân
giống vô tính in vitro lan Dendrobium điều kiện ánh sáng tự nhiên”. Phòng công
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 15 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
nghệ tế bào thực vật - Viện Công Nghệ Nhiệt Đới –Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
Hoàng Quý Châu, MBA Lê Thúy Anh, MS. Lê Huỳnh, “ Nghiên cứu Lan
Dendrobium gieo hạt ra hoa trong ống nghiệm” phòng công nghệ sinh học, Khoa
Lâm Nghiệp trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
1.5.2. Trên thế giới
Năm 1934, White J.P thông báo nuôi cấy thành công trong một thời gian dài
đầu rễ cà chua (Lycopersicum esculentum) trong môi trường lỏng chứa muối
khoáng và glucose và nước chiết nấm men. Sau đó cũng chính White chứng minh
có thể thay thế nước chiết nấm men bằng hổn hợp loại vitamin B: Thiamin (B1),

Pyridoxin (B6), Nicotinic acid. Đồng thời trong thời gian này, R.J. Gautheret (ở
Pháp) đã tiến hành nuôi cấy môi tượng tầng một số cây gỗ (cây liễu) khi đưa
auxin vào môi trường nuôi cấy. Tuy nhiên sự sinh sản các tế bào đầu tiên không
vượt quá 8 tháng [8].
Năm 1939, Gautheret thông báo kết quả đầu tiên của ông với Viện Hàn Lâm
Khoa Học Pháp về việc nuôi cấy các mô vô hạn của cây cà rốt (Daucus carote ).
Sau thế chiến thứ hai, lĩnh vực này đặc biệt phát triển nhanh và nhiều kết
quả nghiên cứu quan trọng trong nông nghiệp đươc công bố.
Năm 1957 Skoog và Miller đã khám phá vai trò tỷ lệ nồng độ các chất
auxin: cytokinin trong môi trường đối với sự phát sinh cơ quan ( rễ hoặc chồi).
Skoog F. and Miller C.O., In vitro Symp. Soc. Exp. Biol., No.11:118-131 [18].
Dendrobium được nuôi cấy tái sinh thành công từ tế bào soma (Meesawat và
Kanchanapoom, 2002).
Chen Chang và Wei - Chin Chang (2003) đã thành công khi callus có được từ
thân rễ của Cymbidium ensifolium var. misericors ra hoa in vitro trên môi trường
1/2 MS chứa 1,5 µM NAA kết hợp với TDZ (nồng độ từ 3,3-10 µM) hay 2iP
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 16 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
(nồng độ 10-33 µM) sau 100 ngày nuôi cấy [13].
Tháng 6 năm 2006 S. Aktar và cộng sự tai phòng thí nghiệm Công nghệ
sinh học USDA, sở công nghệ sinh học, Đai học nông nghiệp Bangladesh,
Mymensingh đã nghiên cứu khả năng hình thành rễ lan Dendrobium trong môi
trường chứa nồng độ IBA (0, 0.5, 1.0, 1.5 và 2mg/l) kết hợp than hoạt tính 1%.
Kết quả tốt nhất môi trường chứa IBA 1.0mg/l [15].
Tháng 4 năm 2010 Sana Asghar và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhân
nhanh chồi giống lan Dendrobium noibile var. Emma từ chồi nách có bổ sung
BAP ở các nồng độ 0.5, 1.0, 1.5, 2.0, 2.5 và 3.0mg/l và kinetin cũng như nồng độ
nước dừa thay đổi từ 50, 100, 150, 200, 250 và 300ml/l. Qua nghiên cứu họ nhận
thấy môi trường chứa 2mg/l IBA với tỷ lệ phần trăm rễ (95,5%) số lượng rễ
(4,70%) và chiều dài cây (3,47cm) hiệu quả hơn so với NAA. Nồng độ cao hơn

của IBA và NAA 3mg/l cho thấy khả năng hình thành rễ kém [16].
1.6. Sơ lược về kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật
Nuôi cấy mô là phạm trù khái niệm chung cho tất cả các loại nuôi cấy
nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch vi sinh vật trên môi trường dinh dưỡng nhân
tạo ở điều kiện môi trường [8].
Nhân giống in vitro hay còn gọi vi nhân giống được sử dụng đặc biệt cho
việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng
nhiều bộ phận khác nhau của thực vật có kích thước nhỏ, sinh trưởng ở điều kiện
vô trùng trong các ống nghiệm hoặc trong các loại bình nuôi cấy khác. Thực tế,
các nhà vi nhân giống dùng thuật ngữ nhân giống in vitro và nuôi cấy mô thay đổi
cho nhau để chỉ cho phương thức nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng [8].
1.6.1. Các điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật
1.6.1.1. Yêu cầu cơ bản nhất của phòng nuôi cấy mô phải đảm bảo vô trùng
- Khái niệm vô trùng bao gồm vô trùng môi trường nuôi cấy và cả sự đảm bảo
cho mẫu nuôi cấy hoàn toàn vô trùng [8].
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 17 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
1.6.1.2. Các yếu tố cơ bản cuả kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật [20]
- Khi thiết lập phòng nuôi cấy mô thực vật phải đảm bảo được tính liên tục
thuận lợi cho các thao tác, các giai đoạn trong suốt quá trình nuôi cấy mô.
- Đảm bảo được vệ sinh (tính vô trùng) của sản phẩm cuối cùng.
- Chuẩn bị môi trường đúng cách, chọn đúng môi trường cho từng loại thực vật
và từng giai đoạn nuôi cấy.
- Chọn và xử lý mô thích hợp trước khi nuôi cấy.
1.6.1.3. Các thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy
Có nhiều công thức môi trường khác nhau được sử dụng cho nuôi cấy mô in
vitro nhiều loại cây khác nhau. Trong đó môi trường MS được sử dụng phổ biên
nhất, có cải biến bằng sự thay đổi thành phần các vi lượng. Tuy nhiên tất cả các
môi trường nuôi cấy gồm 5 thành phần cơ bản [8].
- Đường: Trong nuôi cấy mô, nguồn cacbon để mô và tế bào thực vật tổng

hợp nên các chất hữu cơ giúp tế bào phân chia tăng sinh khối của mô không phải
do quá trình quang hợp cung cấp mà do đường có trong môi trường dinh dưỡng.
Thường sử dụng nguồn cacbon là đường Saccharose [8].
- Khoáng đa lượng: Nhu cầu muối khoáng của mô tế bào thực vật không thể
thiếu so với điều kiện thực vật ngoài tự nhiên. Các nguyên tố đa lượng cần phải
cung cấp là nitơ, photpho, kali, canxi, magie, sắt. Trong đó dung dịch mẹ của
khoáng đa lượng nên pha với nồng độ gấp 10 lần dung dịch chuẩn, lọc bỏ những
phần không tan và trữ trong tủ lạnh 2-4
0
C [8].
- Khoáng vi lượng: Cần với một lượng rất ít nhưng không thể thiếu, dung
dịch mẹ của khoáng vi lượng nên pha với nồng độ gấp 100 lần dung dịch chuẩn,
cất trữ trong tủ lạnh hoặc tủ đông cho đến khi sử dụng [8].
- Nồng độ đa lượng và vi lượng trong môi trường ra rễ thường giảm xuống
trong môi trường ra rễ thường giảm xuống so với một nữa so với bình thường và
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 18 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
tuỳ theo loại cây. Nguyên nhân là do nhu cầu về đạm trong giai đoạn này giảm
[4].
- Vitamin: Thực vật cần vitamin để xúc tác quá trình biến dưởng khác nhau
các vitamin thường được sử dụng trong nuôi cấy mô như: Thiamine HCl (vitamin
B1), Pyridoxine HCl (vitamin B6), acide nicotinic [4].
Vitamin được pha chế với nồng độ gấp 500 hoặc 1000 lần so với dung dịch
chuẩn và trữ trong tủ đông cho đến khi sử dụng. Dung dịch Vitamin dễ bị nhiễm
nấm và vi khuẩn, vì vậy cần thiết phải giữ ở nồng độ 0
0
[4].
- Các chất hữu cơ: Nước dừa (CW – coconut water) được dùng thông dụng
trong nuôi cấy mô. Nước dừa cung cấp bổ sung cho các môi trường các loại
đường amino acid chất sinh trưởng và các chất trao đổi khác. Nước dừa kích

thích những tế bào hay mầm cây non chưa trưởng thành và phát triển phôi, nước
dừa thường dùng nồng độ 15%. Từ việc sử dụng nước dừa nhiều mô thực vật
nghiền tách chiết và bổ sung vào môi trường nuôi cấy có tác dụng kích thích sự
phát triển và ngoài ra bổ sung như chuối, mầm lúa mì, dịch chiết khoai tây [8].
- Than hoạt tính: Than hoạt tính có vai trò quan trọng trong sự tạo rễ bất
định. Nó có tác dụng hấp phụ các chất hữu cơ ngoại trừ đường. Sự kết hợp của
0,5g/l than hoạt tính trong môi trường đã tìm thấy có lợi cho sự tăng trưởng chồi,
và 1g/l bổ sung trong môi trường tạo rễ cho cây con hoàn chỉnh. Ngoài ra than
hoạt tính bổ sung trong môi trường còn góp phần tăng nhanh protocorm [8].
1.6.1.4. Các chất điều hòa sinh trưởng
* Auxin: Auxin là hormon thực vật đầu tiên trong cây được phát hiện vào
năm 1934. Đó chính là IAA, con người đã tổng hợp nhiều chất có bản chất hóa
học khác nhau nhưng chúng có hoạt tính sinh lý tương tự như IAA gọi chung là
auxin tổng hợp. Các auxin tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong sản xuất là IBA,
α-NAA, 2,4D…[8]
- Cơ quan chính tổng hợp auxin trong cây là ngọn chồi. Từ đấy, nó được vận
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 19 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
chuyển phân cực khá nghiêm ngặt xuống các cơ quan phía dưới theo hướng gốc
(không di chuyển ngược lại), nên càng xa đỉnh ngọn thì hàm lượng của auxin
càng giảm dần. Ngoài ra, các cơ quan còn non đang sinh trưởng cũng có khả năng
tổng hợp một lượng nhỏ auxin như lá non, quả non, phôi hạt…Chất tiền thân tổng
hợp nên IAA trong cơ thể là amin tryptophan [8].
s- Auxin trong cây có thể bị phân hủy sau khi sử dụng xong hoặc bị dư thừa
thành sản phẩm không có hoạt tính sinh lý. Sự phân hủy có thể bằng enzym IAA-
oxidaza, hoặc bằng quang oxi hóa. Sản phẩm của phân hủy IAA không còn là
hoạt tính sinh lý [8].
- Auxin có thể ở dạng tự do có hoạt tính sinh lý nhưng hàm lượng IAA trong
cây chỉ chiếm 5%. Chủ yếu IAA ở dạng liên kết với một số chất khác và dạng
này không có hoạt tính sinh lý mà để dự trữ. Hai dạng auxin này có thể biến đổi

thuận nghịch cho nhau khi cần thiết, có thể xem ba quá trình: tổng hợp, phân hủy
và chuyển hóa thuận nghịch giữa hai dạng auxin là sự điều chỉnh hàm lượng
auxin trong cây, bảo đảm cho cây sinh trưởng [8].
* Cytokinin: Cytokinin là nhóm hormon thực vật thứ ba được phát hiện vào
năm 1963. Khi nuôi cấy mô tế bào thực vật, người ta phát hiện ra một nhóm chất
hoạt hóa sự phân chia tế bào mà nếu thiếu chúng, sự nuôi cấy mô không thành
công. Cytokinin trong cây chủ yếu là chất zeatin và các cytokinin tổng hợp được
sử dụng khá rộng rãi trong nuôi cấy mô tế bào là kinetin và benzyl adenin (BA)
[8].
- Cơ quan tổng hợp cytokinin là hệ thống rễ và từ rễ, cytokinin được vận
chuyển lên các bô phận trên mặt đất theo hướng ngược chiều với auxin nhưng
không có tính phân cực rõ rệt như auxin. Ngoài rễ, một số cơ quan non đang sinh
trưởng cũng có khả năng tổng hợp một lượng nhỏ bổ sung thêm cho nguồn
cytokinin của rễ [8].
* Giberelin (Gb): Gb là nhóm hormon thứ hai được phát hiện vào năm
1955-1956. Khi nghiên cứu cơ chế gây nên bệnh lúa von (cây lúa sinh trưởng
chiều cao quá mức gây nên bệnh lý), các nhà khoa học đã chiết tách được chất
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 20 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
gây nên sinh trưởng mạnh của cây lúa bị bệnh. Đó chính là acid giberelic (GA
3
),
Giberelin cũng được xem là một phitohocmon quan trọng của thế giới thực vật
[8].
- Ngày nay người ta đã phát hiện ra trên 60 loại Gb trong cây, ký hiệu là
GA
1,
GA
2,
GA

3
, … GA
60
; trong đó GA
3
có hoạt tính sinh lý mạnh nhất và là dạng
GA được sản xuất và sử dụng hiện nay trong sản xuất. GA
3
được sản xuất bằng
con đường lên men và chiết xuất sản phẩm từ dịch nuối cấy nấm…[8].
- Gb được tổng hợp trong lá non, một số cơ quan non đang sinh trưởng như
phôi hạt đang nảy mầm, quả non, rễ non…Sự vận chuyển của nó trong cây theo
hệ thống mạch dẫn và không phân cực như auxin. GA trong cây cũng có thể ở
dạng tự do và dạng liên kết với các hợp chất khác bình thường [8].
* Axit abxixic: ABA là môt chất ức chế sinh trưởng khá mạnh được phát
hiện vào năm 1966. ABA được tổng hợp ở hầu hết các cơ quan rễ, lá, hoa, quả,
củ…nhưng chủ yếu là cơ quan sinh sản. Sau khi hình thành hoa, hàm lượng của
ABA tăng lên rất nhanh. ABA được tích lũy nhiều trong các cơ quan đang ngủ
nghỉ, cơ quan dự trữ, cơ quan sắp rụng. Sự tích lũy ABA sẽ kìm hãm quá trình
trao đổi chất, giảm sút các hoạt động sinh lý và có thể chuyển cây vào trạng thái
ngủ nghỉ sâu [8].
* Etylen: Etylen là một chất khí đơn giản nhưng là một hormon quan trọng
trong cây nó điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Etylen được
tổng hợp trong tất cả các tế bào, các mô, nhưng nhiều nhất ở các mô già và đặc
biệt trong quả đang chín. Khác với các hormon khác được vận chuyển theo hệ
thống mạch dẫn, etylen là chất khí nên được vận chuyển bằng phương thức
khuếch tán, do đó phạm vi vận chuyển không xa [8].
* Các nhân tố khác
- Agar: Là một gel không phản ứng với thành phần môi trường, hơn nữa
chúng không bị thủy phân bởi các enzyme thực và duy trì ổn định nhiệt độ nuôi

cấy được tiến hành. Agar đối với môi trường đặc là một polysaccarit làm từ rông
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 21 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
biển. Agar tan 100
0
C và khi nguội thì đông đặc lại, thường sử dụng agar thương
mại với tỷ lệ 8-10g/l môi trường [1].
- Nhiệt độ: nhiệt độ phong nuôi cấy thường điều chỉnh nhiệt độ 22-25
0
C,
mỗi tế bào thực vật khác nhau thì có nhiệt độ nuôi cấy khác nhau [1].
- Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình phát sinh cây, các yếu tố ảnh hưởng
như cường độ chiếu sáng, chu kỳ và thành phân quang phổ của ánh sáng. Cường
độ ánh sáng từ 1000-2500lux được phổ biến nuôi cấy cho nhiều loại mô [17].
- pH môi trường: Tế bào thực vật đòi hỏi môi trường tối ưu cho sự sinh trưỡng
và phát triển trong nuôi cấy mô trông nuôi cấy. Sự ổn định pH của môi trường là yếu
tố duy trì trao đổi các chất trong tế bào. Môi trường nuôi cấy pH 5,8 trước khi khử
trùng được xem là tối ưu. Nếu thấp thì giảm khả năng đông đặc của agra, còn cao quá
môi trường bị rắn, thường dùng NaOH 1N và HCl 1N để điều chỉnh pH [12]
1.6.2. Ứng dụng của việc nhân lan bằng in vitro
- Gia tăng lượng hoa lan trên thị trường.
- Nhân giống các loại lan hiếm nhằm nhân giống số lượng cả trong tự nhiên và
trong các chương trình bảo tồn.
- Cung cấp cây con để bán, hạn chế sự khai thác cây hoang dại, kích thích sự
quan tâm của quần chúng và tạo nguồn thu ngân sách.
- Kết hợp với lai giống tạo ra các cây con khoẻ mạnh và sạch bệnh có màu sắc
đặc biệt.
- Do cây in vitro nuôi cấy trong điều kiện hoàn toàn thích hợp (nguồn dinh
dưỡng điều kiện môi trường thích hợp) do đó có thể sản xuất cây con quanh năm.
- Có thể sử dụng cây in vitro làm cây mẹ cho các bước tiếp theo.

- Thu hút được lượng lao động lớn từ những người về hưu đến những người
không có công ăn việc làm.
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 22 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
- Làm tăng lượng cây xanh đồ thị và vùng ven đô thị góp phần cải thiện môi
trường.
- Nâng cao mức sống văn hoá của người nuôi trồng và người dân đô thị thưởng
thức cái đẹp của hoa lan tự nhiên.
- Làm cho bộ mặt thành phố như bộ mặt đất nước ngày càng đẹp hơn và văn
minh hơn.
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 23 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
CHƯƠNG II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lan Dendrobium thuộc:
- Ngành : Angiospermatophyta
- Lớp : Liliopsida (Monocotyledones)
- Lớp phụ : Liliidae
- Bộ : Orchidales
- Họ : Orchidaceae
- Giống : Dendrobium Sena Red

Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Đồ Án Tốt Nghiệp - 24 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
Hình 1.2. Hoa lan Dendrobium
Sena Red
* Quy trình nhân nhanh chồi và tạo rễ cho hoa lan Dendrobium
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT
Cụm chồi gồm nhiều thể chồi

Nhân nhanh protocorm Nhân nhanh cụm chồi
Môi trường cấy và cụm protocorm (tách 4 miếng) Môi trường nuôi cấy và cụm chôi (tách 4 miếng)
Cụm protocorm phát triển chuyển sang Cụm chồi phát triển chuyên sang môi

môi trường nhân nhanh chồi (tách 4 miếng) trường tạo rễ (tách 4 miếng)
`
Cụm chồi phát triển
Cây con 5 - 7 cm và 3 – 4 lá
Cây non
Tạo rễ
Đồ Án Tốt Nghiệp - 25 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Môi trường nuôi cấy cơ bản MS (Murashige & Skoog, 1962) là môi trường
cơ bản được dùng để nuôi cấy giống lan Dendrobium Sena Red trong quá trình
thực hiện nghiên cứu. Môi trường kết hợp với chất điều hoà sinh trưởng với nồng
độ khác nhau tuỳ theo mục đích của từng thí nghiệm bên cạnh đó mẫu đối chứng.
Nguồn cacbon cung cấy cho môi trường saccharose và được đông đặc môi trường
bằng agar, pH môi trường đưa về 5,8 trước khi khử trùng 20
0
C trong thời gian 20
phút.
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm môi trường được bổ sung thêm nước
dừa (CW - Coconut water) nồng độ 15% và than hoạt tính (AC - Activated
charcoal) nhằm mục đích tạo điều nâng cao chất lượng nhân giống.
- Môi trường nhân nhanh protocorm:
MS + (0,5 → 3mg/l) BA + 15% CW + 0,5% AC + 2% đường + 0,8 agar.
MS + (0,1 → 1,5mg/l) NAA + 15% CW + 0,5% AC + 2% đường + 0,8 agar.
MS + (0,1 → 1,5mg/l) NAA + 2mg/l BA + 15% CW + 0,5 %AC + 2% đường
+ 0,8 agar.
MS + (0,5 → 3mg/l) BA + 0,1mg/l NAA+ 15% CW + 0,5% AC + 2% đường

+ 0,8 agar.
- Môi trường nhân nhanh cụm chồi:
MS + (0,5 → 3mg/l) BA + 15% CW + 0,5% AC + 2% đường + 0,8 agar.
MS + (0,1 → 1,5mg/l) NAA + 0,5mg/l BA+ 15% CW + 0,5% AC + 2%
đường + 0,8 agar.
- Môi trường tạo rễ:
Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT

×