Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.09 KB, 11 trang )


1
Đề tài:
“PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHO HỌC SINH
LÀM THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 6”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Tính cấp thiết của vấn đề:
Người xưa có câu “Học đi đôi với hành”, “Trăm nghe không
bằng một thấy”.
Thật vậy vấn đề “Thực hành thí nghiệm” trong việc học tập đối
với các thế hệ đi trước cũng được chú trọng rất nhiều.
Đối với phương pháp dạy học hiện nay giáo viên có nhiệm vụ
tổ chức điều khiển cho các em lĩnh hội kiến thức. Còn học sinh là đối
tượng tích cực, chủ động trong việc học tập để chiếm lĩnh kiến thức
cho mình. Do vậy vấn đề “Thực hành thí nghiệm” lại càng hết sức
quan trọng đối với phương pháp dạy và học hiện nay.
Đối với những nội dung thực hành tiết thực hành, giáo viên
phải tổ chức thao tác và hướng dẫn như thế nào để các em thao tác
thực hành thí nghiệm lại cho đúng và có hiệu quả.
Vả lại trong thực tế giảng dạy, dự giờ các giáo viên cùng dạy
môn Vật lý tôi nhận thấy rằng các giáo viên khi tổ chức cho các em
làm thí nghiệm, các giáo viên thao tác hướng dẫn vẫn gặp không ít
khó khăn vướng mắc. Chính vì vậy, là bản thân trực tiếp giảng dạy
môn Vật lý 6 tôi xin đưa ra một phương pháp tổ chức cho các em thực
hành thí nghiệm để từ đây về sau các giáo viên và học sinh tránh
được những khó khăn vướng mắc và khắc phục những khó khăn đó để
Trang

2
giúp cho việc dạy và học môn Vật lý 6 tới đây và về sau ngày một có
kết quả hơn.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phương pháp dạy mới hiện nay là hướng dẫn điều khiển cho
học sinh chủ động tìm ra kiến thức cho mình. Đối với môn vật lý
muốn cho các em rút ra một kết luận, một kiến thức nào đó… thì phải
thông qua nhiều thí nghiệm kiểm chứng. Do vậy công việc thực hành
thí nghiệm là hoạt động rất quan trọng trong việc học tập đối với các
môn học tự nhiên nói chung và vật lý nói riêng.
Chính vì vậy ngành giáo dục đã và đang đầu tư về ngân sách để
sản xuất ra các thiết bị dạy học và tổ chức các khóa tập huấn cho giáo
viên sử dụng thiết bị để phục vụ cho công tác dạy và học hiện nay.
Với sự đầu tư kinh phí của ngành Giáo dục cho các công việc
lớn lao như thế trong đó nhiều nhất là cho việc sản xuất ra các thiết bị
dạy học. Song ngành giáo dục cũng hy vọng rằng giáo viên và học
sinh đặc biệt là học sinh phải biết cách sử dụng các thiết bị và sử
dụng như thế nào cho đúng và có hiệu quả mang lại kết quả học tập tốt
cho các em, muốn đạt điều đó thì vấn đề giáo viên phải hướng dẫn và
thao tác như thế nào để cho các em hiểu, thực hiện được và có nhiều
hứng thú trong học tập các môn tự nhiên trong đó có môn vật lý. Đó là
vấn đề chúng ta sẽ bàn đến.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong thực tế giảng dạy và dự giờ các giáo viên dạy môn vật lý
bản thân tôi nhận thấy khi dạy đến nội dung thực hành thí nghiệm thì
Trang

3
các giáo viên tổ chức cho các em còn gặp nhiều khó khăn và vướng
mắc rất nhiều.
Thật vậy có những thí nghiệm khó, phức tạp nguy hiểm như
tìm ra nhiệt độ sôi của nước giáo viên lại tổ chức cho các em tự làm

thí nghiệm. Chính vì vậy giáo viên tổ chức cho các em hoạt động chưa
đúng yêu cầu nội dung của tác giả viết sách.
Vẫn còn một số giáo viên thao tác mẫu và làm thí nghiệm chưa
thạo. Do đó việc hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm cũng chưa
đạt yêu cầu với sự sai sót đó dẫn đến tiết dạy không đạt, học sinh
không nắm được bài, không hứng thú học tập về môn vật lý. Kết quả
chất lượng học tập về môn vật lý 6 ở tiết học đó của các em chưa đạt.
Khi tổ chức cho các em làm thí nghiệm một số giáo viên
thường quên giới thiệu dụng cụ cho các em nắm. Chưa có hướng dẫn
cho các em cách sử dụng thiết bị hoặc hướng dẫn chưa rõ ràng mà đã
phân phát các thiết bị đến cho các em thực hiện.
Đồng thời cũng còn một số giáo viên chưa phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng nhóm mà đã yêu cầu các em thực hiện. Thậm chí có
số giáo viên quên không có đưa ra thời gian cụ thể cho các em thực
hiện một thí nghiệm, chính vì vậy các em không thể phân chia thời
gian phù hợp để thực hiện đủ thời gian cho từng phần, từng nội dung
của bài.
Trong khi các em làm thí nghiệm còn một số giáo viên quản lý
chưa tốt, chưa có bổ sung uốn nắn thiếu sót khi các em đang thực
hành.
Trang

4
Bên cạnh đó các thiết bị thí nghiệm giáo viên và học sinh quản
lí, bảo quản chưa kĩ đôi khi dẫn đến hư hao.
Tồn tại nữa giáo viên và học sinh thao tác thực hành thí nghiệm
chưa khéo, chưa đúng kĩ thuật dẫn đến không an toàn trong thực hành
thí nghiệm như đứt tay, bị bỏng hoặc bị đổ vỡ thiết bị…
Vẫn còn một số giáo viên không biết khắc phục điều kiện môi
trường, chưa có linh họat sáng tạo. Chính vì vậy công việc thực hành

thí nghiệm dẫn đến mất thời gian, kết quả thực hành thí nghiệm xảy ra
chậm hoặc độ chính xác chưa cao…
Mặc dù cơ sở vật chất đặc biệt là vấn đề thiết bị được ngành
giáo dục cung cấp rất nhiều cho các trường học. Song vẫn chưa đáp
ứng đủ, vẫn còn thiếu một số thiết bị hoặc đã sử dụng hết hoặc bị hư
hao mất mát, với khó khăn thiếu thốn đó một số giáo viên chưa biết
khắc phục, không biết tự tạo các thiết bị dụng cụ khác thay thế cho
những thiết bị còn thiếu để đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học.
Khi làm thí nghiệm đa phần các em không có tính kĩ luật, trật
tự dẫn đến không an toàn lao động đối với các em.
Khi các em thực hiện xong một thí nghiệm nào đó vẫn còn một
số giáo viên không có giáo dục các em. Tức là giáo dục các em làm thí
nghiệm, các em rút ra được nhận xét gì? Ứng dụng được gì vào bài
học, vào đời sống hàng ngày.
Thậm chí khi giáo viên tổ chức cho các em làm thí nghiệm, khi
các em làm xong giáo viên không yêu cầu các em nộp các dụng cụ thí
nghiệm lên bàn giáo viên. Chính vì thế khi các em hoạt động tiếp các
em có thể va chạm vào các thiết bị đó, làm đổ vỡ.
Trang

5
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA ĐỂ KHẮC PHỤC
NHỮNG SAI SÓT KHI TỔ CHỨC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
Với những khó khăn và vướng mắc trên mà các giáo viên và
học sinh thường hay vấp phải, tôi xin đưa ra một số hướng khắc phục
để giúp giáo viên và học sinh làm tốt hơn trong hoạt động thực hành
thí nghiệm.
Bước 1: Trước khi dạy một bài nào đó giáo viên nên nghiên
cứu kỹ nội dung SGK, SGV để tổ chức cho các em hoạt động cho
đúng cho phù hợp với yêu cầu bài học, đồng thời cho đúng với công

việc của thầy và trò.
Bước 2: Trước khi thực hiện một thí nghiệm nào đó giáo viên
cần nghiên cứu kỹ nội dung, hướng dẫn làm thí nghiệm trong SGK,
quan sát kĩ thao tác làm trong tranh ảnh của SGK. Song giáo viên cần
phải làm thí nghiệm trước ở nhà cho thuần thạo trước khi lên lớp.
Trong khi làm thí nghiệm giáo viên nên linh hoạt khắc phục điều kiện
môi trường chẳng hạn như “gió”.
Đối với bài 23 “Thực hành đo nhiệt độ” muốn cho kết quả diễn
ra mau tiết kiệm được thời gian dành cho các em hoạt động khác, giáo
viên nên khắc phục yếu tố “gió” bằng cách yêu cầu các em tạm thời
đóng bớt các cửa sổ lại, nếu cần đóng luôn cả cửa lớn và tắt quạt gió
thì kết quả thí nghiệm xảy ra mau hơn…
Bước 3: Trước khi tiến hành làm thí nghiệm, giáo viên nên giới
thiệu sơ lược về dụng cụ và cách sử dụng cho học sinh rõ. Đồng thời
giáo viên cần hướng dẫn và thao tác mẫu một lần cho các em xem.
Trang

6
Chẳng hạn đối với bài 20 “Sự nở vì nhiệt của chất khí” chúng
ta cần hướng dẫn và thao tác mẫu cho các em như sau:
- Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua một nút cao su của một
bình cầu.
- Nhúng một đầu ống vào cốc nước màu. Dùng ngón tay bịt
chặt đầu còn lại, rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn một giọt nước
màu trong ống.
- Lắp chặt nút cao su gắn ống thủy tinh với nước màu vào bình
cầu để nhốt một lượng khí trong bình. Xát hai bàn tay vào nhau cho
nóng lên, rồi áp chặt vào bình cầu. Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt
nước màu.
Bước 4: Phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm và một số

em trong nhóm.
Chẳng hạn: Nhóm trưởng làm gì, nhóm phó làm gì, các em
khác trong nhóm làm gì…
Đồng thời khi tổ chức cho các em làm thí nghiệm, giáo viên
nên đưa ra thời gian cụ thể để các em thực hiện. Có như vậy giáo viên
và học sinh mới đủ thời gian để thực hiện cho những nội dung tiếp
theo.
Bước 5: Giáo viên nên uốn nắn, sửa sai cho các em trong việc
lắp ráp và thực hành. Đồng thời giáo viên cũng cần giữ trật tự cho các
em, trong khi các nhóm thực hành.
Chẳng hạn: khi các em đang thực hành thí nghiệm bài “Sự nở
vì nhiệt của chất khí”, giáo viên cần đi xuống từng nhóm để quan sát,
Trang

7
giữ trật tự và uốn nắn cho các em, để công việc thực hành thí nghiệm
của các em được diễn ra đúng và có kết quả.
Bước 6: Đối với các thiết bị dụng cụ để làm thí nghiệm.
Trường hợp giáo viên và học sinh đang nghiên cứu nội dung lý thuyết
về các bước làm thí nghiệm, các dụng cụ thiết bị đó giáo viên nên để
gọn gàng, có thứ tự ở trên bàn, tránh va chạm đổ vỡ.
Trường hợp khi giáo viên thao tác mẫu và hướng dẫn các em
làm thí nghiệm, giáo viên phải thật khéo léo nhẹ nhàng. Khi phân phát
dụng cụ thí nghiệm đến từng nhóm, giáo viên nên cặn dặn trước các
em phải thật khéo léo tránh đỗ vỡ hư hao.
VD: Đối với bài 27 “Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tt)”. Đây là bài
học mà dụng cụ - thiết bị để các em làm thí nghiệm toàn là vật bằng
thủy tinh như : cốc thủy tinh, nhiệt kế và chất làm thí nghệm để chứng
minh là vật rắn (nước đá)
Bước 7: Khi làm thí nghiệm, giáo viên nên có sự sáng tạo cho

hoạt động thí nghiệm để kết quả thí nghiệm diễn ra nhanh hơn, chính
xác hơn.
Chẳng hạn đối với bài số 26 “Sự bay hơi và sự ngưng tụ” khi
làm thí nghiệm để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi
của nước. Ở thí nghiệm này chúng ta cần hướng dẫn các em đổ vào
hai đĩa nhôm với một lượng nước vừa phải có thể ít hơn so với hướng
dẫn của SGK và đĩa được hơ nóng đặt sát ngọn đèn cồn đảm bảo ngọn
lửa tiếp xúc mặt ngoài đĩa, chắc chắn kết quả thí nghiệm sẽ xảy ra
nhanh hơn.
Trang

8
Bước 8: Đối với một số thiết bị dụng cụ ngành cung cấp còn
thiếu hoặc đã sử dụng hết hoặc đã bị hư hao. Nếu các thiết bị dụng cụ
đó giáo viên có thể tự tạo được thì nên làm thêm cho đủ.
Chẳng hạn đối với bài 10 “Lực kế phép đo lực – Trọng lượng
và khối lượng” giáo viên nên tự làm thêm: Cái cung và một số mũi tên
để minh họa cách đo lực mà dây cung tác dụng vào mũi tên lúc bắt
đầu bắn tên.
Hoặc đối với thí nghiệm để chứng minh sự co dãn vì nhiệt của
chất rắn bài 21 “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”. Đối với thiết bị
để dạy bài này dụng cụ chốt ngang (bằng gang) đến nay đã sử dụng
hết trong các năm học trước. Nay dạy đến không có thì giáo viên phải
tìm những vật tương tự hoặc có thể tự chế bằng cách dùng ruột bút chì
loại to, sau đó dùng dung dịch đồng sunfat (CaSO
4
) rồi áp dụng
phương pháp “Tác dụng hóa học của dòng điện” để mạ thêm xung
quanh ruột bút chì một lớp đồng đảm bảo độ cứng như chốt ngang để
chúng ta vẫn có đủ dụng cụ thực hiện thí nghiệm một cách bình

thường, thí nghiệm vẫn có thể thành công, thậm chí kết quả thí
nghiệm xảy ra còn nhanh hơn so với chốt ngang bằng gang.
Bước 9: Trước khi phân công và giao nhiệm vụ cho các em làm
thí nghiệm, giáo viên nên nhắc nhở các em nên giữ trật tự, thao tác
làm thật khéo léo trong khi làm. Đồng thời các em trong nhóm nên
cộng tác với nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 10: Khi tổ chức cho các em làm thí nghiệm, giáo viên
nên nhắc nhở các em phải biết rút ra nhận xét sau khi làm thí nghiệm.
Đồng thời cũng cần giáo dục cho các em khi làm những thí nghiệm
Trang

9
phải biết ứng dụng những kiến thức rút ra được vào đời sống hàng
ngày.
Bước 11: Sau khi các em thực hành thí nghiệm xong, giáo viên
nên yêu cầu các em đem nộp các dụng cụ thí nghiệm lên bàn giáo viên
và sắp xếp cho gọn gàng tránh làm đỗ vỡ hư hao…
→ Với những giải pháp khắc phục, những khó khăn vướng mắc
nói trên, mới giúp cho giáo viên và học sinh sử dụng thiết bị một cách
có hiệu quả. Chất lượng dạy và học sẽ được nâng lên.
Thử nghiệm thực tế đối với 2 lớp 6A năm học hiện nay và lớp
6B của năm học trước. Đối với lớp 6A lớp được áp dụng đầy đủ các
phương pháp nêu trên thì kết quả học tập ở mọi mặt đều tiến bộ khá
hơn nhiều so với lớp 6B:
- Bản thân các em say mê học tập.
- Hứng thú hơn khi học đến môn vật lý
- Các em tin tưởng vào khoa học hơn.
- Các em tin tưởng, tôn trọng của giáo viên dạy môn vật lý, uy
tín của giáo viên được nâng lên.
- Thao tác thực hành thí nghiệm của các em có phần thạo hơn,

khéo léo kỹ thuật hơn, các em có ý thức hơn và sáng tạo hơn.
- Kết quả là các em hiểu bài hơn, tiếp thu nhanh hơn và kiến
thức các em được khắc sâu hơn.
- Luyện cho các em có tinh thần thái độ khi làm việc với tập thể
tốt hơn.
- Cuối cùng là kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt.
- Về định lượng:
Trang

10
* Lớp thử nghiệm: 6A có 34H
* Lớp đối chứng : 6B có 38H
- Về định tính:
Đối với lớp 6A năm nay được áp dụng đầy đủ phương pháp này
thì chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt. Thao tác thực hành
thí nghiệm của các em thuần thạo hơn, kỹ thuật hơn, các em có hứng
thú hơn, ý thức kỹ luật của các em hiện giờ cao hơn và ít sai sót khi
thực hành thí nghiệm so với lớp 6B năm học trước.
* Kết quả thử nghiệm:
Lớp 6 của năm học hiện nay tỷ lệ môn vật lý đạt cuối năm.
Phân loại Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém
Số học sinh
Tỉ lệ
Lớp 6 của năm học trước tỷ lệ môn vật lý đạt cuối năm.
Phân loại Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém
Số học sinh
Tỉ lệ
C. KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT.
Qua kết quả về môn vật lý của 2 lớp thử nghiệm 6 và 6 nói trên,
tôi nhận thấy rằng khi giáo viên tổ chức điều khiển và áp dụng đầy đủ

các phương pháp nêu trên thì chất lượng học tập về môn vật lý của các
em được nâng lên rõ rệt. Qua đó các em sẽ hứng thú hơn, ý thức hơn,
thuần thạo hơn, … trong khi thực hành thí nghiệm ở môn vật lý.
Qua vài năm vận dụng phương pháp này tôi nhận thấy chất
lượng và ý thức học tập của học sinh hiện nay hơn hẳn học sinh ở
Trang

11
những năm học trước. Cụ thể học sinh ở lớp thử nghiệm chất lượng, ý
thức và thuần thạo hơn so với lớp đối chứng.
Do đó, khi đưa ra phương pháp này các em cảm thấy hứng thú
hơn, ý thức tập thể cao hơn, dễ thực hiện hơn, tiếp thu bài nhanh hơn
và kiến thức về môn vật lý các em khắc sâu, bền vững hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi tổ chức cho các em thực
hành thí nghiệm ở môn vật lý 6. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ
giúp cho học sinh có được phương pháp học tập ở môn vật lý 6.
Dù hết sức thận trọng trong trình bày nhưng vẫn có thể còn
nhiều điểm sơ xót, xin quý đồng nghiệp góp ý và bổ sung. Tôi xin
chân thành cảm ơn.
Trang

×