Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Một số đặc điểm vật rơi rụng của lâm phần keo lai ở tuổi khác nhau tại lâm trường Lương Sơn Lương Sơn Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.23 KB, 62 trang )

CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong một hệ sinh thái rừng, vật rơi rụng là bộ phận quan trọng và có
liên quan chặt chẽ với hầu hết các thành phần cấu thành hệ sinh thái đó, là
một mắt xích quan trọng trong quá trình tuần hoàn vật chất. Trong quá trình
sinh trưởng và phát triển, thực vật không ngừng tổng hợp chất hữu cơ, các bộ
phận mới tạo ra thay thế cho những bộ phận già cỗi rơi xuống mặt đất. Các
chất hữu cơ bị phân hủy bởi vi sinh vật để tạo nên chất vô cơ đơn giản trả lại
cho đất. Lại một lần nữa chất dinh dưỡng được quần xã thực vật rừng hấp thụ
và sử dụng. Có thể nói đây là chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng rộng
lớn nhất trong tự nhiên. Sản phẩm của quá trình phân giải vật rơi rụng chính
là sản phẩm đầu vào cho quá trình sống của thực vật rừng.
Tầng thảm mục được hình thành do vật rơi rụng được phân giải bởi yếu
tố môi trường, là môi trường sống lý tưởng cho vi sinh vật đất, bảo vệ đất, hạn
chế xói mòn, tăng khả năng thấm và giữ nước cho đất từ đó phát huy vai trò
“sinh thủy” của rừng. Ngoài ra, tầng thảm mục còn liên quan trực tiếp đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Với mỗi kiểu rừng khác nhau, những nhân tố môi trường khác nhau thì
thành phần, khối lượng vật rơi rụng cũng khác nhau. Sự khác nhau này ảnh
hưởng tới tính chất lý, hóa học của đất, khả năng giữ đất, giữ nước, thành
phần và số loài vi sinh vật, nấm trong đất Những hiểu biết về đặc điểm tính
chất, thành phần, số lượng vật rơi rụng và mối quan hệ của nó với các đặc
trưng lâm phần là cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật làm tăng giá trị rừng.
Việt Nam là một nước nhiệt đới với đặc trưng khí hậu là nóng ẩm, mưa
nhiều, khối lượng vật rơi rụng thu được hàng năm là rất lớn, tuy nhiên việc
nghiên cứu về vật rơi rụng nước ta vẫn còn rất mới và ít công trình được ứng
dụng trong thực tế, kể cả ở rừng trồng sản xuất. Điều này dẫn đến những hạn
1
chế trong việc quản lý năng xuất rừng trồng cũng như dự tính, dự báo sản
lượng rừng trồng.
Từ những lý do trên tôi mạnh dạn tiến hành đề tài nghiên cứu: “Một số


đặc điểm vật rơi rụng của lâm phần keo lai ở tuổi khác nhau tại lâm
trường Lương Sơn - Lương Sơn - Hòa Bình”.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho những kĩ thuật lâm sinh tác động vào
rừng để thu được hiệu quả tối đa trong quá trình kinh doanh và lợi dung rừng
một cách bền vững.
2
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Khi nghiên cứu về vật rơi rụng, P.W.Richard và David (1952) đã khẳng
định: “Hữu cơ ở các mô sống ở rừng chiếm 80 - 90% tổng lượng chất hữu cơ,
10 -20% chất hữu cơ còn lại tồn tại ở vật rơi rụng và ở trong đất, khi lớp phủ thực
vật mất đi đồng thời điều kiện nhiệt ẩm cao ở vùng nhiệt đới làm cho vật rơi rụng bị
phân giải mau chóng thì đất rừng bị thoái hóa mạnh và không thể phục hồi lại
được”. Vì vậy có thể nói “Rừng nhiệt đới nuôi đất” [1] Sau đó nhà khoa học
Barilevich năm 1965 đã đưa ra kết quả nghiên cứu về cấu trúc vật rơi rụng (gồm
cành khô lá rụng và cây chết) như sau: [2]
Phần tươi: 40 - 50% (ôn đới), 20 - 30% (nhiệt đới)
Phần trên mặt đất đã được tích lũy lâu năm 30 - 40%
Phần rễ cây chết 5 - 20%
Năm 1976, nhà nghiên cứu E.Ebermayer người Đức nói về vật rơi rụng
trong tác phẩm của mình “Sản lượng chất tàn tạ héo rụng của rừng và những
thành phần hóa học của chúng” đã nói lên tầm quan trọng trong tuần hoàn
dinh dưỡng của các chất tàn tạ héo rụng [3].
Trong những năm từ 1977 - 1985, Volny (Đức) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của vật rơi đến dòng chảy và xói mòn đất. Ông đã lập những ô thí
nghiệm nhỏ để nghiên cứu hàng loạt nhân tố có liên quan đến dòng chảy và
xói mòn thực bì, lớp che phủ bề mặt và vật rơi rụng [4].
Năm 1993, Bernhard Reversat.F đã nghiên cứu về động thái vật rơi
rụng và chất hữu cơ của rừng mọc nhanh gồm Bạch đàn lai, keo tai tượng,

keo lá tràm ở các tuổi 5 - 8 trồng trên đất các khu vực Tây Nam CôngGô. Kết
quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy lượng rơi rụng biến đổi tương đối
lớn, 5 (tấn/ha/năm) đối với rừng bạch đàn lai và 10 (tấn/ha/năm) đối với rừng
keo. Kết quả phân tích vật rơi rụng cũng chỉ rõ rằng lượng rơi rụng ở rừng
3
bạch đàn lai nghèo đạm hơn so với rừng keo và khả năng phân giải thảm mục
ở rừng keo lại nhanh hơn rừng bạch đàn lai [5].
Bằng phương pháp đường hồi quy hai nhân tố Maisep đã nghiên cứu độ
che phủ của rừng và lượng thảm mục, thảm khô và các hồ chứa nước và dòng
chảy các con sông vùng Tây Bắc thượng lưu sông VônGa. Sau 20 năm quan
trắc thực nghiệm ở hai khu vực không có rừng và có 98% với lượng mưa từ
khu vực như nhau và rút ra kết luận: Ở những nơi có rừng lượng nước chảy bề
mặt và hệ số dòng chảy năm nhỏ hơn nơi không có rừng từ 40 - 50% do được
tán rừng ngăn cản, lớp thảm mục thảm khô có khả năng hút và giữ nước,
ngoài ra chúng còn có tác dụng như một lớp chướng ngại vật ngăn cản tốc độ
dòng nước [6].
Năm 1996, Phatathena và Cordery đã nghiên cứu về khả năng hút và
giữ nước của lớp thảm mục trong rừng đối với tuần hoàn và thủy văn rừng
cho thấy ảnh hưởng của lớp mục tới sự vận chuyển, truyền dẫn nước và năng
lượng giữa không khí dưới tán rừng và đất rừng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng lớp thảm mục dưới tán rừng vốn có khả năng ngăn giữ nước lớn, do đó
mà nó ảnh hưởng tới sự bổ sung nước cho đất và cung cấp nước cho thực vật.
Lớp thảm mục còn có những lỗ hổng to lớn và nhiều hơn so với đất nên lượng
nước bị ngăn cản lại ở đây dễ bị bốc hơi đi.
Từ những năm1963, Olson đã nghiên cứu về thành phần hóa học của
vật rơi rụng và sự phân giải chất dinh dưỡng của vật rơi rụng dưới đất rừng,
ông đã đưa ra phương trình phân hủy của thưc vật như sau:
X/Xo =e^(-k*t) (2-1)
Trong đó: Xo : Lượng vật rơi rụng trước khi bắt đầu phân hủy.
X : Lượng vật rơi rụng còn lại trong một thời gian phân

hủy nhất định.
t : Thời gian phân hủy(năm).
k : Hệ số phân hủy.
4
Ở Trung Quốc đã có một số nghiên cứu lớn về thành phần của vật rơi
rụng như nghiên cứu của LôTuấn Bồi và một số tác giả năm 1987 tại rừng
Tiêm Phong Lĩnh đã khẳng định thành phần hóa hoc trong rừng mưa nửa
rụng lá cao hơn rừng mưa nhiệt đới, hàm nguyên tố trong cành, lá, tạp chất
rừng mưa theo mùa nửa rụng lá sắp xếp theo thứ tự sau: [7]
- Cành : Ca > N > K > Mg > Si > P.
- Lá : Ca > Si > N > K > Mg > P.
- Tạp chất : K > N > Ca >Si > Mg > P.
Nhìn chung theo các tác giả nước ngoài thì lượng vật rơi rụng, tốc độ
phân giải và động thái các nguyên tố dinh dưỡng trong vật rơi rụng có ý nghĩa
quan trọng trong việc nghiên cứu và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp. Các
nghiên cứu đều chỉ ra một điểm chung là: loài vật rơi rụng khác nhau hàm
lượng dinh dưỡng khoáng chứa trong chúng cũng khác nhau, tốc độ phân giải
cũng khác nhau. Điều kiện lập địa cũng ảnh hưởng tới sự phân bố của các loài
cây, loài cây ảnh hưởng tới vật rơi rụng, tốc độ phân giải phụ thuộc vào loài
cây, phụ thuộc vào môi trường phân giải Tuy nhiên, để chứng minh được
mối quan hệ giữa vật rơi rụng với các thành phần khác trong hệ sinh thái là
mang tính quy luật thì các nghiên cứu về nó chưa thực sự nhiều.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về vật rơi rụng được tiến hành trên thế giới
nhưng ở nước ta vẫn chưa có những nghiên cứu một cách tổng thể và toàn
diện về vấn đề này. Những nghiên cứu về vật rơi rụng ở Việt Nam cho đến
nay chỉ mới được giới hạn trong các đề tài nghiên cứu khác và chỉ là một nội
dung rất nhỏ, được nghiên cứu rất sơ lược.
Năm 1977, Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải đã kết luận vật rơi rụng
có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước và dòng chảy chống xói

mòn đất. Dưới tán rừng lớp thảm mục che phủ kín mặt đất. Dưới tán rừng lớp
thảm mục che phủ kín mặt đất ngăn không cho hạt mưa rơi trực tiếp vào đất,
5
hút và giữ lại một phần nước đồng thời là chướng ngại làm giảm tốc độ dòng
chảy mặt. Nhờ có lớp cây xanh và lớp thảm mục che phủ nên độ ẩm tầng mặt
(0 - 30cm) vào những ngày nắng ở trong rừng luôn cao hơn nơi trống, trảng
cỏ và cây bụi từ 2 - 4 lần. Nếu vật rơi rụng ở trạng thái thô có thể hút được
lượng nước bằng 1,38 lần trọng lượng khô của nó, nếu lượng vật rơi rụng đã
qua thời gian phân hủy 30 - 40% thì có thể hút lượng nước từ 2 - 3 lần [8].
Năm1996, nghiên cứu mối quan hệ giữa quần xã thực vật rừng với tính
chất đất rừng, Nguyễn Huy Sơn đã có đề tài “Nghiên cứu về tập đoàn cây cố
định đạm trên đất bazan thoái hóa ở Tây Nguyên”, trong đề tài này tác giả đã
nghiên cứu được lượng phân giải và lượng vật rơi rụng của hệ sinh thái rừng.
Tuy nhiên đề tài mới chỉ xác định lượng vật rơi rụng và lượng phân giải chứ
chưa đi sâu nghiên cứu lượng rơi rụng và lượng phân giải phụ thuộc vào
những nhân tố, mối quan hệ giữa chúng ra sao? [9].
Năm1998, tác giả Phạm Văn Điển dựa trên lượng vật rơi rụng và khả
năng hút nước của nó để xác định lượng nước chảy trên bề mặt đất rừng khi
có mưa [10].
Năm 1981 - 1985, Phạm Ngọc Hưng đã nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các yếu tố khí tượng đến độ ẩm của vật rơi rụng. Tác giả đã tiến hành lập
30 ô tiêu chuẩn, trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành lập 5 ô dạng bản (1mx1m)
xác định được độ ẩm tuyệt đối của vật rơi rụng vào thời điểm 13h hàng ngày
từ các ô dạng bản, đồng thời đo nhiệt độ không khí, cường độ ánh sáng, lượng
mưa, độ ẩm đất từng ngày mẫu vật rơi rụng đem về phòng sấy phơi khô rồi
cân lấy trọng lượng.
Độ ẩm tuyệt đối của vật rơi rụng đươc xác định theo công thức:
W(%) = [(m
1
- m

2
)/ m
2
]*100 (%) (2-2)
Trong đó : W: Độ ẩm tuyệt đối của vật rơi rụng (%).
m
1
: Trọng lượng của mẫu vật trước khi sấy(g).
m
2
: Trọng lượng mẫu vật sau khi sấy(g).
6
Từ kết quả đạt được, tác giả đưa ra môt số kết luận sau: Độ ẩm vật rơi
rụng dưới tán rừng là một yếu tố chịu tác động tổng hợp của của các nhân tố
khí tượng, khi yếu tố khí tượng tác động đồng thời tăng thì mức độ quan hệ
cũng tăng, nhưng tác giả còn thiếu khi chưa xác định mối quan hệ giữa độ tàn
che của cây cao và cây bụi với độ ẩm vật rơi rụng dưới tán rừng.
* NHẬN XÉT:
Có thể nói việc nghiên cứu vật rơi rụng trên thế giới đã có từ lâu và
cũng đạt được những thành quả nhất định, góp phần quan trọng cho việc đề
xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm phát huy tốt tiềm năng của các loại
rừng đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu vật rơi rụng chỉ mới được tiến hành từ
những năm 70 của thế kỉ trước, nhưng chủ yếu là được lồng ghép trong các đề
tài nghiên cứu khác như thủy văn rừng chứ vẫn chưa có những nghiên cứu
mang tính độc lập. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu ở nước ta còn chưa
được cải tiến và lạc hậu so với thế giới.
Thực tế đó, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống hơn về
vật rơi rụng để đưa ra những quy luật về đặc điểm, thành phần, số lượng, tính
chất vật rơi rụng, từ đó đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh phù hợp với

điều kiện tự nhiên nước ta.

7
CHƯƠNG III
MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG– NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
- Xác định được một số đặc điểm cơ bản của vật rơi rụng dưới tán rừng.
- Đề xuất được một số giải pháp kĩ thuật nhằm nâng cao giá trị sinh thái
và năng suất của rừng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Vật rơi rụng dưới tán rừng keo lai các tuổi điều tra: tuổi 4, tuổi 6, tuổi 8.
- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lâm trường Lương
Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm phần keo lai:
- Các chỉ tiêu sinh trưởng: Đường kính, chiều cao, đường kính tán.
- Mật độ và độ tàn che của lâm phần.
- Đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi.
3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm vật rơi rụng dưới tán rừng:
- Khối lượng vật rơi rụng.
- Thành phần vật rơi rụng.
+ Tỉ lệ % các bộ phận vật rơi rụng
+ Tỉ lệ một số chất trong vật rơi rụng.
- Tốc độ phân giải vật rơi rụng.
- Khả năng hút ẩm tối đa của vật rơi rụng.
3.3.3. Mối quan hệ vật rơi rụng với các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp kĩ thuật nhằm nâng cao
giá trị sinh thái của rừng
3.4. Phương pháp nghiên cứu

8
3.4.1. Quan điểm, phương pháp luận
Vật rơi rụng là một mắt xích quan trong trọng chu trình tuần hoàn vật
chất của hệ sinh thái rừng. Thực vật lấy chất dinh dưỡng trong đất, thông qua
vật rơi rụng thực vật trả lại một phần chất dinh dưỡng cho đất, quá trình này
tạo nên tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.
Vật rơi rụng có ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố đầu vào của đất song
nguợc lại nó cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thực vật (loài cây, tuổi cây và mật
độ ) và các yếu tố tiểu hoàn cảnh khác. Nói cách khác giữa vật rơi rụng, cây
rừng và đất rừng có mối quan hệ hữu cơ rất mật thiết. Đây chính là cơ sở cho
những nội dung nghiên cứu của đề tài.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa
- Điều kiện tự nhiên dân sinh, kinh tế, xã hội.
- Điều kiện đất.
- Các bản đồ khu vực nghiên cứu.
- Các tài liệu tham khảo nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
3.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
a. Điều tra đo đếm các đặc trưng lâm phần:
- Khảo sát khu vực.
- Trong khu vực nghiên cứu lập 2 ô tiêu chuẩn ở mỗi tuổi, mỗi ô tiêu
chuẩn có diện tích 500m
2
. Trong ô tiêu chuẩn điều tra các chỉ tiêu sau :
 Điều tra tầng cây cao:
- Đo đường kính ngang ngực (D
1.3
) bằng thước kẹp kính theo hai chiều
Đông Tây - Nam Bắc, lấy giá trị trung bình

- Đo chiều cao vút ngọn (H
vn
) bằng thước đo cao Blumeleiss
- Đo đường kính tán (D
t
) bằng thước dây theo hai chiều Đông
Tây -Nam Bắc, lấy giá trị trung bình
9
Biểu 01: Biểu điều tra tầng cây cao
Mô hình……………… OTC……………
Vị trí…………………… Tuổi cây……………
Người điều tra………… Ngày điều tra………
TT
D
1,3
D
t
H
vn
H
dc
Phẩm
chất
Ghi
chú
ĐT NB TB ĐT NB TB

- Độ tàn che: Điều tra độ tàn che lâm phần theo phương pháp mạng
lưới điểm.Cách tiến hành: Trong OTC cần nghiên cứu, lập 5 tuyến song song
cách đều, mỗi tuyến xác định 20 điểm, tại mỗi điểm ta rọi thẳng đứng lên phía

trên nếu: Điểm đó nằm trong tán cây thì lấy giá trị :1
Điểm đó nằm ở mép tán thì lấy giá tri :0.5
Điểm đó nằm ngoài tán thì lấy giá trị : 0
Biểu 02: Biểu điều tra độ tàn che tầng cây cao.
Số hiệu OTC…………………. Hướng phơi……………
Diện tích……………………… Độ dốc………………………
Người điều tra………………… Ngày điều tra……………….
TT đo đếm Gía trị đo đếm TT đo đếm Gía trị đo đếm
 Điều tra cây bụi, thảm tươi:
Trong mỗi ÔTC lập 5 ô dạng bản, diện tích mỗi ô là 9m
2
(3x3m). Trên
mỗi ô dạng bản tiến hành điều tra cây bụi, thảm tươi. Trong ô dạng bản, xác
định các chỉ tiêu : Độ che phủ, loài cây chủ yếu, chiều cao trung bình và tình
hình sinh trưởng ở các ô đó.
Phiếu điều tra cây bụi thảm tươi
10
OT
C
ODB Thành phần loài
cây
Htb
(m)
Che phủ
(%)
Sinh
trưởng
Ghi chú
b. Điều tra đo đếm đặc điểm vật rơi rụng dưới tán rừng:
 Lập và lựa chọn ô dạng bản

Trong ô tiêu chuẩn lập 12 ô dạng bản (diện tích 1m
2
) theo mạng lưới
hình chữ nhật.
Trong các ô dạng bản tiến hành điều tra các chỉ tiêu về khối lượng, vật
rơi rụng được kết quả là Xi và đánh giá trị Xtb.
Tiến hành so sánh Xtb với Xi nhằm tìm ra 4 ô dạng bản có Xi gần với
Xtb nhất. Sau đó tiến hành nghiên cứu trong 4 ô dạng bản đó.
 Nghiên cứu khối lượng vật rơi rụng:
Sau khi xác định được ô dạng bản, sử dụng lưới 1m
2
tạo thành các ô
dạng bản để hứng vật rơi rụng ở các ô dạng bản, 4 đầu lưới được giữ bằng
cọc, khoảng cách lưới cách mặt đất từ 2 - 3cm. Sau một tuần đi thu thập vật
rơi rụng một lần.
11
25 m
20 m
Sau khi thu được vật rơi rụng ở các ô dạng bản, phơi vật rơi rụng qua
nắng, phân loại vật rơi rụng sau đó cân khối lượng của từng thành phần vật
rơi rụng và tính tỉ lệ phần trăm từng loài.
Khối lượng vật rơi rụng trong mỗi ô dạng bản là tổng khối lượng của
các thành phần mà ta vừa xác định. Khi xác định được khối lượng vật rơi rụng
cho một ô dạng bản ta nội suy cho ô tiêu chuẩn và cho cả 1 ha.
Biểu điều tra vật rơi rụng
Vị trí: Ngày điều tra:
Hướng dốc: Người điều tra:
Độ dốc: Tuổi:
ÔTC ÔDB Lượng vật rơi rụng
Lá (g) Cành (g) VRR khác (g) Tổng (g)

 Nghiên cứu thành phần vật rơi rụng:
- Tỉ lệ các bộ phận vật rơi rụng: Từ vật rơi rụng đã thu được trong ô
dạng bản ở trên tiến hành phân cành, lá, thành phần khác và đem cân.
- Tỉ lệ và động thái một số chất trong vật rơi rụng: Tiến hành nghiên
cứu trong 4 tuần. Từ mẫu vật rơi rụng gồm cành và lá thu thập trong từng ta
dải đều và cứ sau một tuần lại đưa mẫu về phân tích hàm lượng chất dinh
dưỡng theo các phương pháp hiện hành tại phòng phân tích đất và môi
trường - Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp. Phân tích các nhân tố dinh
dưỡng gồm:
+ Đạm tổng số(N%).
+ Lân tổng số(P
2
O
5
%).
+ Kali tổng số(K
2
O%).
 Thí nghiệm về tốc độ phân giải của vật rơi rụng:
Mỗi ô tiêu chuẩn lấy Mo= 200g vật rơi rụng ở trạng thái thô đem đi tiến
hành thí nghiệm.
12
Tiến hành: Dải một tấm lưới có mắt lưới 5mm
2
xuống bề mặt đất đã
được quét sạch, dải vật rơi rụng lên trên đó tiếp tục sử dụng lưới với mắt lưới
5mm
2
để đậy lên trên giữ vật rơi rụng không bị bay đi. Sau một tuần cân một
lần, phần ở bên trên là lượng vật rơi rụng chưa phân giải cân được Mo, phần

vật rơi rụng chưa phân giải ta lại cho phân hủy tiếp và xác định như trên với
tuần thứ 2, 3, 4 được M2, M3, M4.
So sánh Mo với M2, M3, M4.
Tính khối lượng vật rơi rụng đã phân hủy trong các ngày đã thí nghiệm.
 Khả năng hút ẩm tối đa của vật rơi rụng:
- Xác định bằng phương pháp cân và ngâm nước: Mỗi ô tiêu chuẩn lấy
mỗi loại (lá, cành) 200g vật rơi rụng ở trạng thái thô, đem ngâm nước trong
24 giờ, vớt ra để ráo nước cân tiếp được khối lượng m (gam). Lượng nước hút
thêm được là m - 200 (gam).
Nội suy cho ô tiêu chuẩn và cho cả hecta.
c. Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật rơi rụng với các chỉ tiêu sinh trưởng lâm
phần
Xác định mối tương quan giữa vật rơi rụng với các đặc trưng lâm phần
D
1.3
, H
vn
, D
t
: trong ô tiêu chuẩn lập 4 ô dạng bản có diện tích 10m
2
, trong ô
dạng bản tiến hành đo đếm các chỉ tiêu D
1.3
, H
vn
, D
t
và khối lượng vật rơi
rụng. Sử dụng các hàm thống kê để tìm phương trình tương quan giữa vật rơi

rụng và D
1.3
, H
vn
, S
t
.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu:
- Tính độ tàn che của rừng:
Độ tàn che được xác định bằng công thức:
TC =(∑Ni)/n (3-1)
Trong đó: TC: Độ tàn che.
∑Ni: Số điểm bắt gặp lá.
n: Tổng số điểm điều tra (n = 100).
13
- Tốc độ phân giải vật rơi rụng: Sau khi làm thí nghiệm về vật rơi rụng
ta có số liệu về vật rơi rụng phân hủy trong vòng một tháng thực hiện các
phép toán thông thường xác định xem trong 1tuần trung bình lượng vật rơi
rụng phân hủy là bao nhiêu.
Tốc độ phân hủy vật rơi rụng trong vòng n tuần được xác định theo
công thức:
Tph =(Mo-Mn)/(n*Mo) (3-2)
Trong đó: Tph: Tốc độ phân hủy vật rơi rụng trong n tuần.
Mn: Khối lượng vật rơi rụng sau n tuần.
Mo: Khối lượng vật rơi rụng trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Xác định khối lượng NPK vật rơi rụng trả lại cho đất
NPK(Kg/ha) =[%NPK*Mvrr(kg/ha)]/100 (3-3)
Sử dụng một số hàm toán học để kiểm tra mối quan hệ giữa lượng vật
rơi rụng với một số chỉ tiêu sinh tưởng các độ tuổi khác nhau.
14

Sơ đồ nghiên cứu:
15
Lựa chọn địa điểm và đối tượng
nghiên cứu
Thu
thập
tài
liệu
liên
quan
Kế thừa
số liệu
Điều tra
ngoại nghiệp
Lập ÔTC
Lập ODB
Điều tra ÔTC
Điều tra ÔDB
-Điều tra cấu trúc tầng cây cao
-Điều tra sinh trưởng tầng cây cao
-Vật rơi rụng
-Lấy mẫu
Tổng hợp, sử lý, phân tích số liệu
-Kết quả nghiên cứu
-Đề xuất
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý
Lâm trường Lương Sơn thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình.

- Phía Bắc giáp huyện Kỳ Sơn và Xã Đông Xuân, huyện Lương Sơn.
- Phía Đông giáp xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn.
- Phía Tây giáp xã Trường Sơn - Đông Sơn, huyện Lương Sơn và xã Dân
Hòa, huyện Kỳ Sơn.
- Phía Nam giáp xã Tân Vinh - Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình.
4.1.2. Địa hình
Lâm trường Lâm Sơn - Lương Sơn - Hòa Bình chủ yếu là địa hình đồi
núi thấp, độ cao trung bình 250m cá biệt có một số đỉnh thuộc hệ thống núi
của đỉnh Viên Nam cao trên 800m. Có tổng diện tích tự nhiên là 2467,6ha, độ
dốc trung bình khoảng 15 - 30
o
, điạ hình tương đối phức tạp kéo dài về phía
Nam và Tây Nam bị chia cắt bởi nhiều dòng khe và suối. Phần lớn là núi đất
xen lẫn với một phần núi đá vôi với tỷ lệ 13 ha trên 3172 ha. Với dạng địa
hình này thì lâm trường có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế vùng đồi rừng.
4.1.3. Địa chất thổ nhưỡng
Qua điều tra thực địa kết hợp với tài liệu phòng kỹ thuật của lâm trường,
chúng tôi nhận thấy ở đây bao gồm một số loại đất chủ yếu sau: Feralit đỏ,
nâu vàng trên đá vôi; Feralit đỏ vàng trên đá biến chất; Feralit vàng nhạt trên
đá sa thạch; Feralit nâu vàng trên phù sa cổ, Feralit biến đổi do trồng lúa nước
và đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ.
Nhìn chung tầng đất ở đây dày, trung bình khoảng 50cm, đất còn tốt và
thích hợp cho nhiều loài cây trồng khác nhau.
16
4.1.4. Khí hậu thủy văn
Lâm trường Lương Sơn- Lương Sơn Hòa Bình Nằm trong phạm vi
quan trắc khí tượng của trạm khí tượng Kim Bôi - Hòa Bình, kết quả quan sát
trong 10 năm liên tục từ 1998 đến 2008 được ghi ở bảng sau:

Tháng
Nhiệt độ
không khí
trung bình
(
0
C)
Lượng
mưa trung
bình
(mm)
Độ ẩm
không khí
trung bình
(%)
Lượng bốc
hơi nước
trung bình
(mm)
Số ngày có
mưa trung
bình
1 15,7 32,8 84 44,6 11,5
2 16,9 27,9 85 44,6 13,2
3 20,0 46,0 86 50,4 15,7
4 23,8 110,3 85 61,1 15,3
5 26,8 252,1 83 79,2 17,3
6 27,8 307,8 84 79,8 18,3
7 28,0 337,3 84 72,2 19,0
8 27,4 350,5 86 57,1 19,5

9 26,2 433,3 86 55,3 16,2
10 23,6 24,5 84 59,4 13,4
11 20,2 87,0 82 54,9 9,5
12 17,2 23,1 81 56,7 7,2
TB năm 22,8 2255,6 84 59,3 176,1
Từ bảng kết quả trên chúng tôi có thể nhận xét về các chỉ tiêu khí hậu như
sau:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm là 22,8
o
C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 33,1
o
C (tháng 7).
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,0
o
C (tháng1).
- Chế độ mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm là 2255,6mm.
+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 433,3mm (tháng9).
+ Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 23,1mm (tháng 12).
- Độ ẩm không khí:
17
+ Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%.
+ Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86% (tháng 3, 8, 9).
+ Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 81% (tháng12).
- Lượng bốc hơi nước:
+ Lượng bốc hơi nước trung bình năm là59,3mm.
+ Lượng bốc hơi nước trung bình tháng cao nhất là 79,8mm (tháng 6).
+ Lượng bốc hơi nước trung bình tháng thấp nhất là 4406mm (tháng1,2).

- Chế độ gió:
Mùa hè gió Đông Nam là chủ yếu, gió Lào một năm xuất hiện một số đợt
và không thường xuyên, mỗi đợt kéo dài 3 - 4 ngày. Kết hợp với sự ảnh
hưởng của các năm về trước làm cho suối cạn gây ảnh hưởng đến đời sống
dân cư và hệ thống cây trồng. Mùa đông có gió Đông Bắc thường tập trung
vào tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau, có khi gây hại đối với cây trồng nhất là
đối với cây đang ở giai đoạn vườn ươm.
Do những năm trước đây rừng bị chặt phá nhiều nên đa số các khe suối
bị cạn vào mùa khô không duy trì được mực nước trong các ao, hồ nên nước
sinh hoạt thiếu vào mùa khô nhưng cho đến nay vấn đề nước đã được cải
thiện đáng kể, độ che phủ của rừng được tăng đáng kể nhờ chủ trương trồng
rừng của huyện Lương Sơn cũng như lâm trường Lâm Sơn. Nhìn chung điều
kiện khí hậu thủy văn trong khu vực rất thích hợp với nhiều loài cây trồng
trong đó có cây keo lai.
4.1.5. Tình hình sản xuất Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm trường quản lý là 2467,6 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp là 1832,6 ha, trong đó:
+ Đất rừng là 1710,5 ha.
+ Đất sản xuất nông nghiệp là 109,5 ha.
+ Đất nuôi trồng thủy sản là 12,6 ha.
- Đất phi nông nghiệp là 616,7 ha.
- Đất ở và vườn hộ là 18,3 ha.
18
Từ cơ cấu canh tác đất đai của Lâm trường cho thấy khả năng sản xuất
Lâm nghiệp ở đây còn khá lớn, hoạt động sản xuất của Lâm trường chủ yếu là
trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất mà cây trồng phục vụ chủ yếu ở đây rất
phong phú bao gồm cả cây gỗ lớn, gỗ nhỏ, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Phương hướng sản xuất của Lâm trường trong những năm tới như sau:
- Xây dựng các khu rừng phòng hộ mới tạo cảnh quan cho khu vực,
tiếp tục trồng rừng bổ sung ở những vùng sung yếu, đầu nguồn, khe suối

- Tiến hành khai thác và lợi dụng những khu rừng đã thành thục vì khi
đó có thể tảng thêm nguồn thu nhập cho cán bộ công nhân Lâm trường, giải
quyết vấn đề vốn
- Sử dụng tối đa diện tích đất hiện có từ đó tiến tới phát triển nông, lâm
nghiệpvà kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu về sản xuất lẫn tiêu dùng. Đặc biệt
giải quyết vấn đề về công ăn việc làm, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống công nhân lâm trường và công nhân trong vùng.
- Điều dặc biệt đó là nghiên cứu để tìm ra những loài cây trồng phù hợp
với điều kiện tự nhiên, lập địa , cũng như cây trồng đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế để đưa vào gây trồng những diện tích đất còn bỏ hoang, đất trống đồi
núi trọc.
4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội
Lâm trường Lương Sơn có tổng số 250 hộ gia đình với 750 nhân khẩu,
được chia làm 7 đội sản xuất nhưng đến nay do cơ chế tự quản lý nên chỉ còn
5 đội. Lâm trường đã thực hiện chủ trương giao đất khoán rừng và trực tiếp
giao từng hộ gia đình để quản lý và sử dụng, loại cây trồng chủ yếu ở đây là
keo, bạch đàn, thông Thu nhập bình quân đầu người khoảng 1,7 triệu
đồng/người/năm, cuộc sống người dân từng bước được ổn định.
Giao thông vận tải: Khu vực Lâm trường không có giao thông thủy vì
Lâm trường nằm gọn trong vùng đồi núi trung du nên đầu mối giao thông
chính là đường bộ với quốc lộ 6 chạy qua địa bàn dài khoảng 5 - 6km. Đây là
19
đầu mối giao thông huyết mạch giúp cho việc thông thương về kinh tế giữa
người dân trong khu vực với những vùng lân cận và xã hội. Đây cũng là đầu
mối giúp tiêu thụ sản phẩm sau khai thác của Lâm trường và khu vực, ngoài
ra nó còn là con đường giao lưu về văn hóa xã hội giữa người dân ở đây với
khu vực lân cận như: Thị xã Hòa Bình, thị trấn Xuân Mai, thủ đô Hà Nội.
Văn hóa xã hội: Ở cách xa trung tâm huyện Lương Sơn và thị xã Hòa
Bình nên trình độ dân trí ở đây còn tương đối thấp. Lĩnh vực giáo dục đào tạo
gặp nhiều khó khăn, theo kết quả điều tra cho thấy tất cả các xã xung quanh

Lâm trường chỉ có 01 trường mẫu giáo, 01 trường tiểu học và 01 bệnh xá của
Lâm trường.
An ninh trật tự: Người dân ở đây chủ yếu sống tập trung ở hai bên
đường quốc lộ 6 nên an ninh xã hội rất ổn định nhưng công tác quản lý tài
nguyên rừng gặp nhiều khó khăn vì Lâm trường nằm tiếp giáp với dân cư nên
nhu cầu về gỗ, củi, vật liệu xây dựng , là rất lớn và cần thiết. Vì vậy, nạn
chặt phá rừng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, nạn chăn thả gia súc bừa bãi đã
tác động trực tiếp đến sinh trưởng cây rừng và phá vỡ đi cấu trúc tự nhiên vốn
có của rừng. Vì thế, vấn đề quản lý tài nguyên rừng ở đây còn gặp nhiều khó
khăn và là vấn đề cần bàn tới của Lâm trường Lâm Sơn.
CHƯƠNG V
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm phần khu vực nghiên cứu
Các chỉ tiêu về sinh trưởng của tầng cây cao của lâm phần bao gồm có:
Đường kính (D
1.3
), chiều cao (H
vn
), và đường kính tán (D
t
) cùng với các đặc
20
trưng khác cuả lâm phần như: mật độ, độ tàn che, đặc điểm sinh trưởng của
cây bụi thảm tươi có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, thành phần, tỉ lệ và
tốc độ phân giải của vật rơi rụng. Các nhân tố thực vật hữu sinh ở bên trên
mặt đất là nguồn bổ sung vật rơi rụng thường xuyên và gần như là duy nhất
cho mặt đất ở bên dưới nó. Vì vậy nghiên cứu về các đặc điểm lâm phần giúp
phản ánh tốt nhất về các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của vật rơi rụng tại lâm
phần đó.
Qua điều tra, phân tích sơ bộ thu được kết quả về các chỉ tiêu cơ bản

cho từng ô tiêu chuẩn ở các cấp tuổi như sau:
Bảng 5.1: Các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao khu vực nghiên cứu
Tuổi OTC
n
(cây/OTC)
N
(cây/ha)
Nopt
(cây/ha)
D1.3
(cm)
Dt
(m)
Hvn
(m)
ĐTC
4 1 55 1100 1856 10,26 2,20 9,14 0,665
2 57 1140 1803 10,46 2,21 9,09 0,685
6 3 58 1160 1056 14,90 3,10 15,63 0,695
4 62 1240 1079 14,73 3,65 15,68 0,705
8 5 51 1020 901 16,60 3,96 16,81 0,630
6 54 1080 853 17,23 3,51 16,78 0,665
5.1.1. Mật độ:
Mật độ rừng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cũng như
khả năng tỉa thưa tự nhiên của các cây trong lâm phần đó. Mật độ càng tăng
thì sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cây trong lâm phần đó
cũng sẽ tăng dẫn đến cây rừng cần có sự tỉa thưa tự nhiên để có thẻ thích nghi
hơn với mật độ đó. Hiện tượng tỉa thưa chính là hoạt động cây rừng hoàn trả
lại chất dinh dưỡng mà nó đã hấp thu cho đất thông qua vật rơi rụng. Vì vậy
mật độ là nhân tố quan trong ảnh hưởng đến lượng vật rơi rụng.

Sự khác biệt về mật độ giữa các ô tiêu chuẩn được mô tả theo sơ đồ sau:
21
Hình 01: Mật độ rừng ở các ô tiêu chuẩn
Theo như sơ đồ, ta thấy mật độ rừng giữa các ô tiêu chuẩn không có sự
sai khác nhiều. Mật độ lớn nhất là ở OTC 04 - tuổi 6 (1240cây/ha), mật độ
thấp nhất là ở OTC 05 - tuổi 8 (1020cây/ha). Mật độ tối ưu là mật độ mà tại
đó cá thể cây rừng sinh trưởng thuận lợi nhất làm tăng trữ lượng và chất
lượng lâm phần. mật độ phụ thuộc vào đặc điểm loài, điều kiện lập địa, tuổi
lâm phần, mục đích kinh doanh Qua kết quả điều tra cho thấy, các lâm phần
keo lai tuổi 4 có mật độ hiện tại nhỏ hơn mật độ tối ưu, cần có biện pháp tác
động để lâm phần tận dụng hết năng lực sản xuất của điều kiện lập địa, còn
lâm phần keo lai tuổi 6 và tuổi 8 có mật độ hiện tại lớn hơn mật độ tối ưu xuất
hiện cạnh tranh, cần có biện pháp tác động như chặt tỉa thưa, khai thác dần để
đảm bảo không gian dinh dưỡng.
5.1.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng:
Các chỉ tiêu sinh trưởng của một lâm phần bao gồm: Đường kính, chiều
cao, đường kính tán. Các chỉ tiêu này là đại lượng biểu thị mức độ sinh trưởng
của cây rừng. Mức độ sinh trưởng của cây rừng dẫn tơi sự thay đổi của nhân
tố khác của rừng từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của vật rơi rụng. Mặt khác
đường kính tán cũng là một chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng tới vật rơi rụng
22
thông qua độ tàn che của khu vực nghiên cứu. Tán cây rừng chính là nguồn
cung cấp vật liệu đầu vào cho vật rơi rụng.
Kết quả diều tra và tính toán về các chỉ tiêu đường kính,chiều cao,
đường kính tán được thể hiện ở hình 02.
Hình 02: Các chỉ tiêu sinh trưởng ở các ô tiêu chuẩn
Nhìn vào hình 02 cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng lâm phần tăng dần
theo tuổi. Đường kính tán ở tuổi 6 khá lớn trong khi mật độ cây rừng ở tuổi
này lại lớn nhất trong các tuổi, điều này không phù hợp với quy luật mật độ
tăng thì đường kính tán sẽ giảm. Cần có biện pháp tác động nhằm thay đổi

điều này chẳng hạn như chặt tỉa thưa để giảm mật độ rừng.
5.1.3. Độ tàn che:
Độ tàn che là nhân tố tạo nên các yếu tố hoàn cảnh rừng bên dưới như
cường độ ánh sáng, độ ẩm đât, độ ẩm không khí cho nên nó sẽ ảnh hưởng
tới sự sinh trưởng phát triển của những cây tầng dưới. Chính vì vậy độ tàn che
cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thành phần và tốc
độ phân giải của vật rơi rụng.
23
Qua bảng 5.1, độ tàn che ở các ô tiêu chuẩn trong khoảng từ
0,630 -0,705 nằm ở mức tương đối cao (từ 0,7 - 0,8)
5.1.4. Đặc điểm sinh trưởng cây bụi thảm tươi
Cùng với tầng cây cao cây bụi thảm tươi cũng là nguồn cung cấp vật
rơi rụng cho mặt đất. Ngoài ra cây bụi thảm tươi cũng có ảnh hưởng trực tiếp
tới tốc độ phân giải của vật rơi rụng.
Qua điều tra, tính toán giá trị trung bình về vật rơi rụng của các ô tiêu
chuẩn như sau:
Bảng 5.2: Điều tra cây bụi thảm tươi dưới tán rừng
Tuổi OTC CP H(m) Sinh trưởng Cây chủ yếu
4 1 22,00 0,43 TB Ba soi, Mua, Ba bét
2 19,70 0,45 TB Sẻn gai, cỏ Lào
6 3 25,12 0,40 TB cỏ Lào, Mua, Ba soi
4 24,32 0,43 TB cỏ Tranh, Dương xỉ
8 5 40,86 0,43 T Ba gạc, Mua, cỏ Lào,
6 41,82 0,47 T Sẻn gai, Ba soi, cỏ
Tranh
Nhìn chung khu vực nghiên cứu là rừng trồng nên lượng cây bụi thảm
tươi là rất ít nên sự ảnh hưởng của nó đến vật rơi rụng là không nhiều. Cây
bụi thảm tươi ở lâm phần keo tuổi 8 có sự sinh trưởng mạnh nhất điều này có
thể được giải thích là do ở tuổi 8 tầng đất ẩm hơn và lâm phần cũng ít được
chăm sóc hơn. Với độ che phủ và chiều cao trung bình của cây bụi thảm tươi

như trên cùng điều kiện địa hình đồi núi thấp, tầng đất khá dày đang tạo điều
kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển tầng cây cao. Sự phát triển của
tầng cây cao có thuận lợi đồng nghĩa việc tầng cây cao hoàn trả lại chất dinh
dưỡng cho đất thông qua vật rơi rụng cũng sẽ ổn định điều này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu vật rơi rụng.
5.2. Đặc điểm vật rơi rụng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây rừng quang hợp và hút
chất dinh dưỡng từ đất tạo ra sinh khối của cơ thể. Trong quá trình sinh
24
trưởng thực vật luôn tạo ra các bộ phận mới có khả năng tổng hợp chất nhanh
hơn thay thế cho các bộ phận già cỗi và trở thành vật rơi rụng. Các sản phẩm
vật rơi rụng có vai trò rất quan trọng đối với sự duy trì và đảm bảo cân bằn
sinh thái. Vật rơi rụng hình thành nên lớp thảm mục, ảnh hưởng đến chế độ
nước trong đất, dinh dưỡng cho đất, điều hòa nhiệt độ đất
Mỗi khu vực với các kiểu thời tiết, khí hậu khác nhau cùng một khu
vực nhưng loài cây khác nhau hay cùng một khu vực và cùng một loài cây
nhưng độ tuổi khác nhau cũng là lý do để lượng vật rơi rụng ở những nơi này
có sự sai khác.
5.2.1. Khối lượng vật rơi rụng
Khối lượng vật rơi rụng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng
chất phân giải cũng như hàm lượng chất hữu cơ mà thực vật trả lại cho đất
rừng, nó quyết định đến khả năng hút và giữ nước của vật rơi rụng, các tính
chất lý hóa cả đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lớp thảm thực
vật rừng.
Khối lượng vật rơi rụng chịu ảnh hưởng rất lớn của nhân tố loài cây.
Thông thường những loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, ưa
sáng thì vật rơi rụng sẽ nhiều hơn. Các loài cây lá rộng có khối lượng vật rơi
rụng nhiều hơn cây lá kim. Cây có kích thước lá trung bình sẽ có lượng vật
rơi rụng nhiều hơn cây có kích thước lá nhỏ và lớn. Tuổi cây cũng là nhân tố
có ảnh hưởng đến khối lượng vật rơi rụng. Khi cây đạt đến tuổi thành thục thì

lượng vật rơi rụng cũng sẽ tăng do quá trình trao đổi chất của cây tăng lên.
Ngoài ra, khối lượng vật rơi rụng còn phụ thuộc nhiều vào mùa. Do sự chênh
lệch về nhiệt độ, lượng mưa, giờ chiếu nắng nên mỗi mùa khác nhau quá
trình sinh trưởng, phát triển của các loài cây cũng khác nhau từ đó dẫn đến
lượng vật rơi rụng cũng có sự thay đổi theo mùa.
Qua điều tra, thu thập số liệu và tính toán trong 4 tuần , đã thu được
kết quả về khối lượng vật rơi rụng và được tổng hợp theo bảng 5.3 như sau:
25

×