Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS (hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.63 KB, 37 trang )

Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
I. MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng
suy thoái. Môi trường Việt Nam phong phú và đa dạng nhưng rất hẹp và dân số ngày
càng đông nên sự tác động của con người tới môi trường ngày càng mạnh mẽ. Khai
thác và phá huỷ rừng đã làm giảm mức độ đa dạng sinh học. Quá trình đô thị hoá
đang diễn ra mạnh mẽ, rất nhiều xí nghiệp lớn nhỏ đang tận lực khai thác môi trường.
Các môi trường không khí, đất, nước nhất là ở gần các khu công nghiệp ngày càng bị
ô nhiễm nặng. Mặt khác nạn cháy rừng đã phá huỷ môi trường sinh thái, ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường.
Có thể nói môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn
thế giới. Môi trường là một khoa học đa ngành, nó đòi hỏi không chỉ riêng các nhà
khoa học nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc, mà còn cần thiết cho mọi
người, mọi tầng lớp trong xã hội, trẻ, già, trai gái phải hiểu đầy đủ cơ sở khoa học của
nó, để bảo vệ và xử lý một cách khoa học văn minh, bởi lẽ trái đất là cái nôi sinh
thành và phát triển của con người. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển
kinh tế ào ạt dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự gia tăng
dân số quá nhanh làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Nhiều nguồn tài
nguyên bị vắt kiệt, nhiều nguồn sinh thái bị phá huỷ mạnh, nhiều cân bằng trong tự
nhiên bị rối loạn. Môi trường bị lâm vào nguy cơ khủng hoảng toàn cầu, trở thành
nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang phối hợp
với các Bộ, Ngành có liên quan Xây dựng và hoàn thiện văn bản chiến lược phát triển
giáo dục - đào tạo Việt Nam đến năm 2010 đáp ứng yêu cầu phát triển GD &ĐT nước
ta trong thời kỳ CNH – HĐH. Một trong những quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng
chiến lược GD & ĐT là phát triển GD & ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã
hội, những tiến bộ KH – CN và củng cố quốc phòng, an ninh trong đó có vấn đề bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững. Chỉ thị 36/CT/TW của Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương Đảng ngày 25/4/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
1


Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước đã nhấn mạnh những giải pháp cơ bản để thực
hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường là “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chương
trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống GDQD. Với tinh thần đó giáo dục
môi trường và bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ, một nội dung quan trọng của công
tác giáo dục – Đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và việc xây dựng chiến lược
giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường trở thành một bộ phận cấu thành chiến lược
phát triển giáo dục - đào tạo nói chung ở nước ta giai đoạn 2001 – 2010 trở thành một
yêu cầu cấp bách.
Luật bảo vệ môi trường của Việt nam đã được Quốc hội ban hầnh thông qua
ngày 27/12/1993 và Chủ Tịch Nước đã ký sắc lệnh công bố ngày 10/1/1994, nêu lên
những quy định tập chung vào các vấn đề sau: Bảo vệ những thành phần cơ bản của
môi trường, bảo vệ môi trường tổng hợp tại các khu vực khác nhau, phòng chống ô
nhiễm và tai biến môi trường.
Luật bảo vệ môi trường bao gồm các quy định về sử dụng hợp lý tài nguyên và
môi trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực, hồi phục các tổn thất, không ngừng cải
thiện tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường nhằm nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là biện pháp hết sức quan trọng mỗi học sinh
phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, tuyên truyền mọi người có ý thức và hành
động bảo vệ môi trường. Vấn đề này được đưa vào giảng dạy ở một số trường Đại học
và một số môn học trong trường phổ thông: Môn Địa lý, môn Sinh học, môn Hoá
học… là những môn học có điều kiện để đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trong
chương trình phổ thông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để đưa nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường, các hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy thông qua môn Hoá học
trong trường trung học cơ sở (THCS) là cần thiết, giúp học sinh nhận thức được ý
nghĩa, vai trò của môi trường : Cái nôi của sự sống, nơi cung cấp nguyên liệu cho sản
xuất và đời sống và là nơi chứa đựng phế thải. Chính vì ý nghĩa, tầm quan trọng và
những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá
học 8 ở trường THCS.

2
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
I.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nền giáo dục môi trường là phổ biến cho quần chúng, nâng cao
dân trí, đặc biệt là các thầy giáo, học sinh từ mẫu giáo, tiểu học cho đến các bậc phổ
thông rồi đến sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng. với lực lượng này vừa học tập
để tự nâng cao trình độ, vừa đóng vai trò tuyên truyền giáo dục quần chúng, vừa trực
tiếp tham gia vào công việc xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. Rõ ràng
đây là một nhân tố quyết định cho sự thắng lợi thực thi nhiệm vụ chiến lược “Bảo vệ
môi trường”. Vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính nhân văn, xã hội, cộng
đồng, quốc gia và quốc tế. Nó không những liên quan đến lĩnh vực kinh tế mà còn phụ
thuộc vào cơ sở chính trị, văn hoá xã hội và pháp luật. Do đó giáo dục môi trường
phải làm cho mọi người trong xã hội nhận thức đầy đủ về môi trường và nội dung bảo
vệ môi trường, có ý thức và hành động đúng ở mọi lĩnh vực hoạt động và mọi cương
vị công tác của mình.
Trong khuôn khổ cho phép của đề tài tôi muốn đưa một số kiến thức về nội
dung giáo dục, bảo vệ môi trường thông qua nhiệm vụ giảng dạy môn Hoá học lớp 8 ở
trường THCS.
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. SỨ MỆNH CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.1 Tầm quan trọng của môi trường
Môi trường theo nghĩa rộng là tập hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội, nhân tạo có
quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau và qua đó ảnh hưởng đến cuộc sống, sự
tồn tại và phát triển của con người và giới tự nhiên.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của đất
nước. Trong quá trình phát triển , con người không chỉ khai thác, chế ngự, chinh phục
thiên nhiên mà còn phải giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo lập môi trường
nhân tạo phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và sản xuất – dịch vụ, xây dựng mối
3

Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
quan hệ cộng đồng xã hội tốt đẹp đảm bảo lợi ích lâu dài cho các thế hệ hôm nay và
mai sau.
Môi trường có vai trò dặc biệt đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con
người. Con người cần có không khí trong lành để thở, cần có nước sạch để sử dụng
trong sinh hoạt hàng ngày, cần có những điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất nhân tạo
để sống, làm việc, nghỉ ngơi, cần có một môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, văn
minh để hình thành và phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật
chất và tinh thần.
Đối với từng quốc gia, dân tộc, những đặc trưng về môi trường gắn liền với vị
trí và điều kiện địa lý, truyền thống lịch sử và văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, dân
tộc trong cộng đồng thế giới. ý thức con người , các triết lý, đạo lý, hệ tư tưởng xã hội,
không chỉ lấy cuộc sống con người làm đối tượng suy ngẫm mà chính môi trường
sống của con người cũng là đối tượng suy ngẫm để hình thành những quan niệm, đạo
lý về môi trường làm phong phú thêm ý thức hệ và các quan niệm của con người về
môi trường.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới
đã kết hợp truyền thống văn hoá quý báu của dân tộc với tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Người sống giản dị, hoà mình với thiên nhiên. Người phát động phong trào “Tết trồng
cây”, mở đầu cho phong trào trồng cây để giữ gìn và làm đẹp môi trường sống.
Có thể nói việc xác định đúng đắn, khôn ngoan về vai trò và mối quan hệ của
môi trường đối với cuộc sống con người, xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa con
người và tự nhiên, giữa con người với con người trong xã hội hướng đến yêu cầu nâng
cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững là một xu hướng phát triển chung của
toàn nhân loại trong thời đại chúng ta.
I.2. Những thách thức về môi trường trên thế giới và Việt Nam
Bước vào thiên niên kỷ mới, nhân loại đang đứng trước những thuận lợi to lớn
cho phát triển do những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại
mang lại đồng thời cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, đặc biệt là
những thách thức về môi trường. Báo cáo “Triển vọng môi trường toàn cầu 2000” của

chương trình môi trường liên hợp quốc UNEP đã nêu rõ tính bức xúc của nhiều thách
4
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
thức môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn ngay các nguy cơ khủng
hoảng môi trường. Những vấn đề ưu tiên về môi trường là: sự biến đổi khí hậu, suy
giảm lượng và chất của tài nguyên nước, suy thoái đát, nạn phá rừng và sa mạc hoá
bên cạnh các vấn đề nổi cộm khác như tình trạng ô nhiễm , suy giảm đa dạng sinh
học.
Là một bộ phận của cộng đồng thế giới, bước vào thế kỷ 21 với hiện trạng và
xu hướng diễn biến môi trường trong nhiều năm qua nước ta cũng đang và sẽ phải
đứng đầu với nhiều thách thức lớn về môi trường để phát triển bền vững quá trình
CNH & HĐH.
Quá trình CNH &HĐH thúc đẩy xu hướng đô thị hoá, mở rộng các hoạt động
sản xuất – dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống và do đó đòi hỏi nhu cầu cao về
năng lượng, nguyên liệu, các điều kiện thuận lợi về tự nhiên – xã hội đồng thời cũng
làm tăng thêm nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Ảnh hưởng của các vấn đề môi trường toàn cầu và quá trình toàn cầu hoá có tác
động mạnh đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở nước ta như biến đổi khí
hậu, an toàn và vệ sinh thực phẩm, các bệnh lây nhiễm…
Trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng môi trường ở nước ta trong các năm
gần đây và xu thế diễn biến môi trường trong thừ gian tới, báo cáo hiện trạng môi
trường Việt Nam năm 2000 đã có 8 vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết ở nước
ta:
- Tàn phá rừng tự nhiên, xuống cấp chất lượng rừng.
- Suy giảm đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước.
- Thoái hoá môi trường đất.
- Ô nhiễm môi trường nước do do đô thị hoá và công nghiệp gây ra.
- Ô nhiễm bụi, chì và khí SO
2
trong môi trường không khí đô thị và khu công

nghiệp.
- Bão, lụt, lũ quét, hạn hán xảy ra nghiêm trọng.
- Xử lý và thải bỏ chất thải rắn.
- Nước sạch và vệ sinh nông thôn.
5
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
Đây là những vấ đề gay cấn về môi trường ở nước ta hiện nay và trong thời gian
tới có liên quan trực tiếp đến mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế – xã hội trong đó
cóa ngành giáo dục - đào tạo và tất cả các học sinh, sinh viên đang sống, lao động và
học tập trên mọi miền của đất nước.
II. MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
II.1. Môi trường
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có
khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể,
một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện về hoá học, địa hình,
kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống, phát triển của từng cá nhân và
của cả cộng đồng con người. Trong môi trường sống này luôn tồn tại sự tương tác
giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh.
Về mặt địa vật lý trái đất được chia thành:
- Thạch quyển hoặc môi trường đất bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dầy 60 – 70
km dưới đáy đại dương trên phần lục địa và 2 – 8 km dưới đáy đại dương. Thành phần
hoá học, tính chất vật lý của thạch quyển tương đối ổn định và ảnh hưởng lớn đến sự
sống trên trái đất.
- Thuỷ quyển hay môi trường nước là phần nước của trái đất bao gồm đại
dương, sông, hồ, suối, nước dưới đất, băng tuyết và hơi nước. Thuỷ quyển đóng vai
trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống con người, sinh vật và cân bằng
khí hậu toàn cầu.
- Khí quyển hoặc môi trường không khí là lớp không khí tầng đối lưu bao
quanh trái đất. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống và

quyết định tính chất khí hậu, thời tiết toàn trái đất.
Về mặt sinh học: Trên trái đất có sinh quyển bao gồm các cơ thể sống, thuỷ
quyển và khí quyển tạo thành môi trường sống của sinh vật. Sinh quyển gồm các
thành phần hữu sinh và vô sinh có quan hệ chặt chẽ và tương tác phức tạp với nhau.
Khác với các quyển vật chất vô sinh, trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng còn
6
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại phát triển cùa các vật sống.
Dạng thông tin phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người, có tác dụng ngày
càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của trái đất.
Các thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự
chuyển hoá trong tự nhiên diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân bằng, gọi
là sự cân bằng sinh thái. Chính sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phất
triển ổn định, các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình sinh - địa – hoá
như chu trình Cacbon, chu trình Nitơ, chu trình Lưu huỳnh, chu trình Photpho…v v.
Khi các chu trình này không giữ ở trạng thái cân bằng thì các sự cố về môi trường sẽ
xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật ở một khu vực hoặc ở quy
mô toàn cầu.
II.2. Phát triển
Phát triển là quá trình nâng cao đời sống về vật chất và đời sống tinh thần của
con người bằng phát triển sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt
động văn hoá. Phát triển là xu hướng tất yếu khách quan của mỗi cá nhân hoặc cộng
đồng con người. Các mục tiêu này thường được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế
như tổng sản phẩm xã hội, tổng thu nhập quốc dân, lương thực, nhà ở, giáo dục, y tế,
văn hoá, khoa học, công nghệ…Những chỉ tiêu này được thực hiện nhờ các hoạt động
phát triển như khai thác tài nguyên thiên nhiên “Than, dầu mỏ, khí đốt, quặng …”, sản
xuất hàng hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cần thiết cho con người. Các
hoạt động phát triển này thường là nguyên nhân gây nên những sự sử dụng không hợp
lý, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, làm suy thoái chất lượng môi trường. Đây chính là
vấn đề môi trường mà khoa học môi trường có nhiệm vụ nghiên cứu giải quyết.

II. 3. Sự mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển.
Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình
sử dụng và phát triển các điều kiện đó. Môi trường và phát triển có quan hệ hữu cơ.
Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo nên
mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường.
7
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
Xung quanh chúng ta, ngày càng có nhiều bằng chứng về thiệt hại do hoạt
động phát triển của con người gây ra ở nhiều khu vực của trái đất: Các ô nhiễm trong
nước, không khí, đất và sinh vật, những sáo trộn lớn và không được mong muốn về
cân bằng sinh thái, sinh quyển, phá huỷ và làm cạn kiệt các tài nguyên không tái tạo
được và toàn bộ những mất mát gây thiệt hại cho thể chất, tinh thần và xã hội của con
người trong môi trường nhân tạo, đặc biệt trong môi trường sống và làm việc … bảo
vệ và cải thiện môi trường của con người là vấn đề lớn ảnh hưởng tới cuộc sống tốt
đẹp của mọi quốc gia và phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đó là khát khao khẩn cấp
của các dân tộc trái đất và là nhiệm vụ của chính phủ.
III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
III. 1. Đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học là tính phong phú, muôn hình muôn vẻ của các loài sinh vật,
các điều kiện sinh thái và nơi sống của chúng. Đa dạng hệ sinh thái tức là sự phong
phú về các hệ sinh thái, mà một hệ sinh thái là một hệ thống động thái tổng hợp giữa
các loài động thực vật và nơi sống cấu trúc nên hệ chức năng trong mối tương tác vật
chất và năng lượng diễn ra một cách tự nhiên. Các quá trình vận động rất dễ bị phá vỡ
bởi các hoạt động của con người,dẫn đến sự tồn vong của loài này hay loài khác trong
hệ sinh thái. Các thành phần của hệ sinh thái: Các loài, các quần thể, quần xã, nơi
sống đều có ý nghĩa lớn trong tính đa dạng và năng xuất.
III. 2. Ý nghĩa tính đa dạng
Tính đa dạng có ý nghĩa rất lờn đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Nguồn
thức ăn của con người là từ sản phầm của các loài cây lương thực được trồng cấy trên
các cánh đồng, các vùng bình nguyên, cao nguyên hoặc từ các loài cây sống trong tự

nhiên. Thực phẩm cung cấp cho con người: từ những động vật nuôi hay những loài
động vật hoang dã sống ngoài thiên nhiên.
Ngoài ý nghĩa về mặt vật chất, năng lượng, tính đa dạng sinh học còn có ý nghĩa về
mặt tinh thần. Vẻ đẹp thiên nhiên luôn mang lại cho con người một tinh thần sảng
khoái, là nguồn cảm hứng của các tác giả văn học, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc và phim
ảnh.
8
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
Các hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển oxi và các nguyên tố cơ bản khác,
kiềm chế sự sói mòn đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy,duy trì tính ổn định và màu
mỡ của đất đai… là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất.
Những loài cây lương thực cần luôn luôn được bổ xung những tính di truyền
mới lấy từ những loài có họ hàng thân thuộc sống hoang dại đã thích nghi với điều
kiện sống mới của môi trường bằng cách lai giống để tránh tình trạng thoái hoá và
giàm năng xuất.
III. 3. Tính đa dạng trong thiên nhiên
Thiên nhiên đã dành cho đất nước Việt Nam, con người Việt Nam hệ sinh thái
phong phú : Các loài động vật, tài nguyên di truyền, còn gọi là đa dạng sinh học. Các
kết quả điều tra khảo sát cho thấy: chúng ta có khoảng 9 triệu ha rừng, có khoảng
12.000 loài thực vật (đã định tên được 7000 loài), 800 loài chim, 275 loài thú,180 loài
bò sát, 2470 loái cá, 5500 loài côn trùng… Tính độc đáo của đa dạng sinh học khá
cao: 10% số loài chim, cá và thú đã tìm được ở Việt Nam, 40% số loài thực vật thuộc
loại đặc hữu ngoài nước ta không còn thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Sự đa dạng sinh học là nguồn lợi kinh tế của đất nước. Ước tính mỗi năm các
sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đem lại cho đất nước ta 2 tỷ USD.
Song nguồn cung cấp từ tự nhiên này không phải là bất tận. Đất nước ta dẫu không
muốn cũng đã phải gánh chịu binh lửa, sự gia tăng dân số, diện tích rừng bị thu hẹp
(mỗi năm khai thác và nạn cháy rừng mất khoảng 20 – 30 nghìn ha). Sự sai khác bừa
bãi tài nguyên biển ( sản phẩm ngư nghiệp 1 triệu tấn/năm bằng nhiều phương pháp
như lưới, thuốc nổ, điện một chiều cao thế…) và áp dụng rộng rãi hàng loạt các giống

mới trong nông nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn tới sự thu hẹp hoặc làm mất đi các hệ
sinh thái, đe doạ, huỷ diệt (10% loài chim, 21% loài bò sát, 28% loài thú dùng làm
dược liệu, món ăn đặc sản). Sự tuyệt chủng của một số loài đồng nghĩa với sự mất mát
nguồn tài nghuyên di truyền quí báu. Tốc độ suy giảm đa dạng sinh học của ta nhanh
hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Sự Huỷ diệt, thu hẹp các hệ sinh thái đa dạng của Việt Nam, có ảnh hưởng sống
còn đến sự phát triển sống còn của đất nước. Nếu tình trạng suy giảm đa dạng sinh
học còn tiếp tục tăng nhanh như hiện nay, thì những tai hoạ mà chúng ta phải gánh
9
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
chịu từ tự nhiên là tất yếu. Song để trả cho thiên nhiên sự đa dạng phong phú là công
việc không phải ngày một ngày hai có thể làm được. Chính phủ cần có những kế
hoạch liên tiếp trong nhiều năm, kết hợp với những việc làm cấp bách ngăn chặn kịp
thời sự suy thoái gia tăng của đa dạng sinh học. Kế hoạch hành động đa dạng sinh học
của Việt nam
IV. TÍNH CẤP THIẾT CỦA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Vấn đề môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng. Nó đã và
đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết và được quan tâm đặc biệt không chỉ ở nước ta
mà trên toàn thế giới. Trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ
ạt, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự gia tăng dân số quá
nhanh trên thế giới, thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá và
sự phát triển “quá nóng” nền kinh tế của một số nước làm cho cường độ khai thác và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, sự
mất cân bằng sinh thái làm cho môi trường sống lâm vào tình trạng khủng hoảng trên
toàn cầu.
Đối với nước ta vấn đề BVMT đang ngày càng được Đảng và nhà nước quan
tâm thông qua các chủ trương và chính sách về BVMT vad GDMT.
Nghị quyết Hội nghi Trung ương 2 khoá VIII của Đảng (1996) về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện
đại hoá một lần nữa khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu và nhấn mạnh đến yêu

cầu phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy việc dưa nội
dung GDMT và BVMT vào nhà trường là thực hiện yêu cầu trên.
Chỉ thị 36CT/TƯ ngày 25/6/1998 của Ban chấp hành TƯ Đảng về tăng cường
công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã nhấn mạnh
giải pháp: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen nếp sống và các
phong trào quần chúng bảo vệ môi trường trongt đó cần đưa các nôi dung bảo vệ môi
trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bài trong hệ thống giáo dục quốc dân:
10
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 27/12/1993 đã thể chế hoá một bước các chủ trương chính sách của Đảng, nhà
nước và ngành giáo dục về BVMT. Điều 4 của Luật BVMT quy định “ Nhà nước có
trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công
nghệ, phổ biến kién thức khoa học và luật pháp bảo vệ môi trường”. Luật Bảo vệ môi
trường là cơ sở và hành lang pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai các hoạt động
giáo dục và đào tạo về môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và
trong trường phổ thông nói riêng. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1363/QĐ -
TTg ngày 17/10/2001 về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nôi dung Bảo Vệ Môi
Trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” đã xác định rõ mục tiêu, nôi dung, phương
thức giáo dục - đào tạo về BVMT:
 Đối với giáo dục mầm non: Cung cấp cho các em hiểu biết ban đầu về môi
trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết cách sống tích cực
với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cư thể và trí tuệ.
 Đối với giáo dục tiểu học: Trang bị những kiến thức cơ bản phù hợp với độ
tuổi và tâm sinh lý học sinh về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với
con người và tác động của con người đến môi trường, giáo dục học sinh ý thức bào vệ
môi trường.
 Đối với giáo dục trung học : Trang bị kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ
giữa con người với thiên nhiên , biết cách ứng xử tích cực với môi trường xung quanh.
Bộ Giáo dục và đào tạo đã có quyết định số 3288/QĐ - BGD và DDT HKCN

ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược Giáo
dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Namcungx như một số văn bản kèm
theo. Các văn bản này bước đầu tạo cơ sở pháp ký quan trọng cho việc tổ chức triển
khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và trường sư phạm.
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác giáo dục môi trường ở nhà trường
phổ thông trong giai đoạn mới (2001 – 2010) các văn bản trên cần được bổ xung hoàn
thiện cho phù hợp với tình hình mới hiện nay.
V. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG TOÀN CẦU CỦA Ô NHIỄM KHÍ QUYỂN
11
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
V.1. Mưa axit
Các nguồn ô nhiễm tự nhiên và nhân tạo đã đưa vào khí quyển các khí mang
tính axit như SO
2
, NO
x
, HCl … Khi trong thàng phần không khí có SO
2
, NO
x
thì
những oxit này dễ hoà tan trong hơI nước ở khí quyển hoặc trong quá trình tạo mưa
sinh ra H
2
SO
4
, HNO
3
, HCL hoặc HNO
2

làm các giọt nước mưa này mang tính axit
(pH từ 6,5 xuống 4,2; cá biệt có khi pH =2). Những axit này do tác dụng của gió cùng
với mây di chuyển khắp nơi rồi rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa; mưa chứa
axit gọi là mưa axit.
Mưa axit làm huỷ diệt rừng, mùa màng, gây nguy hại đối với sinh vật dưới
nước, người và động vật, phá huỷ các công trình, tượng đài làm bằng cẩm thạch, đá
vôi, đá phiến… Do mưa axit mà đất bị axit hoá tăng khả năng hoà tan một số kim loại
nặng trong nước gây ô nhiễm hoá học, cây cối hấp thu kim loại nặng như Cd, Zn,
Hg…đi vào nguồn thực phẩm gây độc cho người và gia súc.
Có thể thấy mưa axit có tính đa quốc gia như rừng và mùa màng ở Canađa bị tàn phá
bởi mưa axit do chất thải ô nhiễm từ các khu công nghiệp ở Bắc Mỹ hay ô nhiễm
không khí ở nước Anh. Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nước trên
thế giới.
V.2. Hiệu ứng nhà kính
Khí CO
2
trong không khí là chất ô nhiễm không đáng kể trong môi trường
nhưng lượng CO
2
thải vào khí quyển có liên quan đến môi trường toàn cầu. Từ trước
đến nay không phải toàn bộ lượng CO
2
lưu tồn trong khí quyển mà một nửa trong số
đó được sử dụng vào quá trình quang hợp của thực vật và được nước biển hấp thụ tạo
kết tủa hoà tan trong nước biển. Thực vật trong nước biển giữ vai trò quan trọng trong
việc cân bằNG CO
2
giữa khí quyển và đại dương. Nửa phần CO
2
còn lại lưu tồn trong

khí quyển, ở nồng độ thấp ảnh hưởng tốt tới thực vật tạo khả năng quang hợp nhưng ở
nồng độ cao là chất ô nhiễm nguy hiểm.
Cacbonđioxit tồn tại chủ yếu ở tầng đối lưu. Nhưng chúng ta đã biết nhiệt độ
trung bình của trái đất được quyết định bởi sự cân bằng năng lượng mặt trời chiếu
xuống Trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt đất phát vào không gia vũ trụ. Bức
12
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
xạ mặt trời là bức xạ sóng ngắn, nó dễ dàng xuyên qua tầng O
3
và lớp khí CH
4
, CO
2
,
hơi nước trong khí quyển chiếu xuống trái đất. Ngược lại bức xạ nhiệt phát vào vũ trụ
là bức xạ sóng dài không có khả năng xuyên qua lớp khí CO
2
dày và lại hấp thụ bởi
CO
2
và hơi nước có trong khí quyển. Như vậy lượng nhiệt này bị giữ lại và làm cho
nhiệt độ bao quanh trái đất tăng. Lớp khí CO
2
có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt của
trái đất ở quy mô toàn cầu. Nếu lượng CO
2
trên toàn cầu càng lớn thì “lớp kính giữ
nhiệt” càng dày, nhiệt độ trái đất càng tăng gây ảnh hưởng càng lớn đến cân bằng sinh
thái trên trái đất. Hiện tượng trên gọi là “Hiệu ứng nhà kính” vì lớp khí CO
2

, CH
4
, hơi
nước bao quanh trái đất có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau
xanh mùa đông chỉ khác là trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO
2
(chiếm 50%), CH
4
(chiếm 18%) là khí gây hiệu ứng nhà kính còn có một số khí khác như N
2
O, CFC.
Hiệu ứng nhà kính gây tác hại: Nhiệt độ trái đất tăng là nguyên nhân làm tan
lớp băng ở Bắc cực và Nam cực, làm cho mực nước biển lên cao nên làng mạc, thành
phố ở các vùng đồng bằng thấp ở ven bờ biển sẽ chìm dưới nước biển. Ngoài ra khi
nhiệt độ tăng làm giảm khả năng hòa tan CO
2
trong nước biển nên lượng CO
2
trong
khí quyển tăng làm mất cân bằng CO
2
trong khí quyển và đại dương, ảnh hưởng đến
đời sống sinh vật trên biển và ở cạn.
V. 3. Khói quang hóa
Khói quang hóa là loại khói mang tính chất Oxi hóa rất cao. Khói có màu nâu
gây tác hại cho mắt và phổi, làm gẫy cao su, phá hoại đời sống thực vật. Cơ chế hình
thành khói quang hóa: nguyên tử O được sinh ra do sản phẩm quang hóa từ khí NO
2
dưới tác dụng của tia mặt trời, lại tác dụng với hiđrocacbon hoạt tinh như CH
4

, C
2
H
6

các hiđrocacbon có hoạt tính (Có chứa nhóm – C – C - ) thoát ra từ ống xả tương tác
với O
3
tạo thành gốc RCH
2
0
rồi tương tác với O
2
, NO tạo thành các sản phẩm chung
gian, cuối cùng tạo ra HO
0
cực kỳ hoạt động phản ứng nhanh với hiđrôcacbon tạo ra
gốc RCH
2
0
đồng thời hoàn chỉnh một chu trình chuyển hóa. Trong một chu trình tạo ra
2 phân tử NO
2
tái tạo RCH
2
0
, một số chất ô nhiễm thứ cấp ra đời như PAN, RCHO,
tập hợp các khí trên gọi là khí quang hóa. PAN là chất gây tác hại cho mắt. Muốn
13
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS

tránh tai họa khói quang hóa phải khống chế sự thải NO
x
và hiđrocacbon vào khí
quyển.
V.4. Tầng Ozon và lỗ thủng tầng Ozon
Qúa trình hình thành và phân hủy tầng Ozon diễn ra song song nên Ozon có chu
kỳ tồn tại trong khí quyển rất ngắn. Lượng Ozon tập chung nhiều nhất trong tầng bình
lưu, ở độ cao 25 km tạo thành tâng Ozon với nồng độ 5 – 10 ppm.
Tầng Ozon được xem là cái ô bảo vệ loài người và động vật tránh khỏi tai họa
tia tử ngoại mặt trời gây ra. Khi bức xạ mặt trời chiếu qua tầng Ozon, phần lớn lượng
bức xạ tử ngoại đã bị hấp thụ trước khi chiếu xuống trái đất. Nếu hoạt động của con
người làm suy yếu tầng Ozon trong khí quyển sẽ gây thảm họa đối với mọi hệ sinh
thái trên mặt đất. Một trong những nguyên nhân làm suy giảm tầng Ozon là do sử
dụng chất CFC (dẫn xuất halogen của metan, etan) được dùng nhiều trong kỹ thuật và
đời sống: tủ lạnh, dung môi mỹ phẩm, chất chữa cháy chúng chơ ở tầng đối lưu
nhgưng khuếch tán chậm lên tầng bình lưu và dưới tác dụng của bức xạ tử ngoại (200
nm) sinh ra các gốc Cl
0
. Một nguyên tử Cl
0
có thể phá hủy hàng nghìn phân tử Ozon
trước khi nó hóa hợp thành chất khác.
Cl
0
+ O
3
ClO
0
+ O
2

ClO
0
+ O Cl
0
+ O
2
Ngoài ra do Cl
2
hoặc HCl sinh ra từ các quá trình tự nhiên như núi lửa, trực tiếp
đi và tầng bình lưu. Cl
2
tác dụng với tia tử ngoại và HCl phản ứng với HO
0
tạo ra Cl
0
làm phá hủy tầng Ozon. Các khí sinh ra bởi hoạt động nhân tạo như CO, CH
4
, NO
x
sẽ
tham ra phản ứng với các gốc tồn tại ở tầng bình lưu trở thành chất hoạt hóa và tham
gia quá trình phân hủy Ozon.
Nếu xuất hiện lỗ thủng tầng Ozon thì một lượng lớn bức xạ tử ngoại từ mặt trời
sẽ tới mặt đất gây bệnh ung thư da, hủy hoại mắt, tổn hại đến nhiều sinh vật trong đó
có cả con người.
VI. Các chất độc hại với môi trường
14
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS

TT Chất Đặc điểm Nguồn gốc Tác hại

1
Cacbonoxit
(CO)
Khí, không
màu, không
mùi, không vị,
tỷ trọng 0,967
Do sự cháy
không hoàn toàn
các vật liệu chứa
cacbon, một
phần CO sinh
học, núi lửa,
động cơ đốt
trong. Mỗi năm
có 250 triệu tấn
CO sinh ra
Khí rất độc, người và
động vật có thể chết
đột ngột khi hit phải
CO do tác dụng mạnh
với Hb (Hemoglobin)
mất khả năng vận
chuyển oxi của máu
gây ra ngat, đau đầu, ù
tai, chóng mặt, buồn
nôn, co giật.
2
Lưu
huỳnhđioxit

(SO
2
)
Khí không
màu, mùi khó
chịu
- Do hoạt động
của con người:
đốt than, luyện
gang, lò rèn
- Do tự nhiên
sinh ra: Núi lửa,
vi khuẩn
- SO
2
trong không khí
tạo thành H
2
SO
4
có tác
hại đến sức khoẻ người
và động vật, nếu nồng
độ cao gây tử vong
- Gây mưa axit, làm
thay đổi tính năng vật
liệu
3
Hiđrosunfua
(H

2
S)
Khí không
màu, mùi trứng
thối
- Tự nhiên: Chất
hữu cơ, rau cỏ
thối rữa, từ vết
núi lửa, cống
rãnh…
- Mỗi năm mặt
biển có 30 triệu
tấn; mặt đất 60 –
80 triệu tấn; sản
xuất công nghiệp
3 triệu tấn H
2
SO
4
- Tổn thương lá cây,
thực vaath giảm khả
năng sinh trưởng. Nồng
độ thấp gây nhức đầu,
mệt mỏi, nồng độ cao
gây tử vong.
- Sinh ra một lượng
đáng kể SO
2
:
2H

2
S + 3 O
2
2H
2
O +
2SO
2
15
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
4
Clo( Cl
2
) Khí màu vàng
lục, mùi hắc
`Nhà máy sản
xuất hoá chất và
phân bón hoá
học
Clo gây độc cho người
và động vật, tiếp xúc
nhiều clo người sẽ bị
xanh xao, bệnh tật và
có thể chết
5
Hiđroclrua
(HCl)
Khí không
màu, nặng hơn
không khí 1,3

lần
Nhà máy sản
xuất hoá chất và
sinh ra từ sự đốt
than, giấy, chất
dẻo và nhiên liệu
trong tên lửa
- Người: thở nhiều khí
HCl đường hô hấp bị
tổn thương và có thể bị
ngạt
- Cây: Giảm độ bóng
của lá, nồng độ cao gây
chết
6
Nitơ oxit
(NO
x
)
Gồm có NO,
NO
2
, N
2
O,
N
2
O
3
… nhưng

chỉ có NO
không màu và
NO
2
màu nâu
chiếm nhiều
nhaatsvaf ảnh
hưởng lớn đến
môI trươừng
- Do phản ứng
trong tự nhiên,
khói thải của các
khu công nghiệp,
nhà máy sản
xuất hoá chất
- Hàng năm có
khoảng 48 triệu
tấn NO
x
do hoạt
động của con
người (Chủ yếu
NO
2
)
- Làm phai màu thuốc
nhuộm vải, han gỉ kim
loại
- Con người: 100 ppm
gây chết người, 15 – 50

ppm ảnh hưởng đến
tim, phổi; 5ppm ảnh
hưởng đến bộ mayshoo
hấp
7
Khói thuốc

Chất gây ô
nhiễm lớn nhất
trong môi trường
không khí kín
như Cabin, ô tô

Gây bệnh ung thư phổi,
tim mạch và dễ dẫn đến
tử vong
8 Amôniăc Khí mùi khai Hệ thống thiết bị Lượng nhỏ sẽ kích
16
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
(NH
3
) làm lạnh, nhà
máy sản xuất
phân đạm và do
sinh hoạt của
con người
thích thần kinh, cơ thể
tỉnh táo; với cây sẽ
kích thích sinh trưởng
lượng lớn sẽ gây bệnh

đốm lá và hoa, giảm tỷ
lệ hạt giống nảy mầm
9
Hiđrocacbon Khí không
màu, không
mùi
Sự dò rỉ của khí
tự nhiên, sự bốc
hơi dầu khói từ
các nhà máy, sự
cháy nhiên liệu
không hết của
các động cơ
Etilen làm lá cây vàng
úa. Khí
Hiđrocacbonlàm sưng
tấy màng nhày của
phổi, sưng mắt
10
Cacbonic
(CO
2
)
Khí không
màu, nặng hơn
không khí
Do đốt nhiên
liêu hoá thạch,
núi lửa, hô hấp
của sinh vật

Một phần dùng quang
hợp nhưng nếu nồng độ
cao gây nguy hiểm đối
với con người và môi
trường: Hiệu ứng nhà
kính, phá huỷ công
trình xây dựng, đồ dùn
bằng nhôm, các loại sợi
11
Các loại bụi Là tập hợp
nhiều chất vô
cơ và hữu cơ
có kích thước
nhỏ bé tồn tại
trong không
khí
Do các nhà máy
khu công nghiệp,
xây dựng …
- Tổn thương cơ quan
hô hấp, bệnh ngoài da,
bệnh về mắt
- Đối với động thực vật
đều ảnh hưởng tới sự
sinh trưởng và phát
triển
12 Chì (Pb) Kim loại và
hợp chất của
nó đều độc
Sự đốt cháy các

nhiên liệu xăng
chứa chì
Chì qua đường hô hấp
và tiêu hoá gây độc cho
hệ thần kinh, sự tạo
17
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
máu và rối loạn tiêu
hoá
13
Thuỷ ngân
(Hg)
Hơi thuỷ ngân
rất độc
Sử dụng trong
ngành công
nghiệp luyện
kim, nhà máy
pin, đèn huỳnh
quang
- Thuỷ ngân qua đường
hô hấp, tiêu hoá và
đường da. Nhiễm độc
thuỷu ngân gây khó
ngủ, dâu đầu, giảm trí
nhớ, tê liệt thần kinh
- Đối với nữ giới sẽ bị
rối loạn kinh nguyệt,
nếu mang thai sẽ bị xảy
thai

14
Cadimi (Cd) Trong nước thải
nhà máy, xưởng
luyện kẽm
Cd sau khi xâm nhập
vào cơ thể sẽ thay thế
canxi trong xương làm
cho xương loãng và
giòn
15
Asen (As) Kim loại gây
độc mạnh
Có trong thuốc
trừ sâu, diệt
nấm, diệt cỏ dại
Có tác dụng tích luỹ và
gây cản trở hoạt động
của các Enzim, làm rối
loạn các quá trình trao
đổi chất và dẫn đến tử
vong
16
Chất phóng
xạ
Có trong không
khí dưới dạng
hạt α, β
Nhà máy điện
hạt nhân, nổ bom
hạt nhân …

Gây tác hại lớn cho
người và động vật:
Tăng sác xuất mắc
bệnh ung thư và những
bệnh liên quan đến di
truyền thể hiện qua
hiện tượng quái thai.
18
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
Chương II
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY HOÁ HỌC TRONG
TRƯỜNG THCS
I. KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
“ GDMT là một quá trình nhận ra các giá trị và làm sáng tỏ các quan điểm để phát
triển các kĩ năng và thái độ cần thiết nhằm hiểu và đánh giá đúng đắn mối tương quan
giữa con người, môi trường văn hoá, môi trường bao quanh. GDMT cũng đòi hỏi thực
hành áp dụng vào thực tiễn trong việc đưa ra quyết định và tự xây dựng quy tắc hành
vi về các vấn đề có liên quan đến chất lượng môi trường”
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh được đưa ra ttrong bản báo cáo cuối cùng của
hội nghị GDMT ở Tbilisi, năm 1997: “GDMT là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo
dục. Nó nên được tập chung vào những vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thông
nên nó nhằm vào xây dựng giá trị, đóng góp vào sự phồn vinh của cộng đồng và liên
quan đến sự sống của nhân loại. ảnh hưởng của nó ở thời gian đầu của người học và
liên quan đến môi trường của họ hoạt động. Nó nên được hướng dẫn ở các môn học
tại và tương lai có liên quan”.
Ngày nay cộng đồng quốc tế hiểu GDMT một cách đầy đủ như một quá trình
thường xuyên để tạo cho con người ý thức về môi trường, những giá trị về tri thức,
những kỹ năng, những kinh nghiệm, và quyết tâm cho phép họ giải quyết những vấn
đề môi trường hiện tại và tương lai, cũng như đáp ứng những nhu cầu của bản thân mà
không làm phương hại đến thế hệ mai sau.

II. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM
II.1. Các quan điểm nguyên tắc GDMT trong nhà trường phổ thông
II.1.1. Trong giáo dục phổ thông nội dung GDMT là một bộ phận cấu thành của
nội dung giáo dục phổ thông nhằm góp phần hình thành nhân cách cho học sinh phát
triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Giáo dục môi trương là nhiệm vụ cảu các
trường phổ thông dưới sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước, của bộ GD&ĐT, sự chỉ
19
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
đạo tổ chức và quản lý trực tiếp của các cấp quản lý giáo dục địa phương và có sự
phối hợp chặt chẽ Bộ ngành có liên quan.
II.1.2. Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông cần thực hiện theo
nguyên tắc vì môi trường, về môi trường, trong môi trường
 Giáo dục vì môi trường hướng tới mối quan tâm thực sự đối với chất lượng môi
trường sống và đề cao trách nhiệm của con người phải chăm sọc, giữ gìn, bảo vệ môi
trường tự nhiên góp phần xây dựng xã hội lành mạnh. Hình thành đạo đức môi trường
với những quan niệm, lối sống theo thói quen “Tiêu thụ” Thân thiện với môi trường.
 Giáo dục về môi trường cung cấp những kiến thức hiểu biết về môi trường, các mối
quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa con người và giới tự nhiên trên cơ sở khai thác triệt để
các tri thức về môi trường hiện có trong nhà trường phổ thông.
 Giáo dục trong môi trường là sử dụng môi trường như một nguồn lực trước các hoạt
động dạy – học và hoạt động ngoại khóa ngoài nhà trường.
 Môi trường sống ở các địa phương, công đồng là phòng thí nghiệm, bảo tàng tự
nhiên phong phú, đa dạng cung cấp các nguồn thông tin, phương tiện để giáo dục môi
trường
II.1.3. Đảm bảo các điều kiện các hình thức phù hợp về môi trường cho tất cả học
sinh ở tất cả các cấp học bậc học trong giáo dục phổ thông.
Nôi dung giáo dục môi trường được lồng ghép vào những môn học của chương trình
chính khóa và các hoạt động ngoại khoa, tiến hành trong và ngoài nhà trường. Bảo
đảm sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các nội dung giáo dục môi trường với các nội

dung khác có liên quan như giáo dục dân số, pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã
hội
II.1.4. Thực hiện giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông phù hợp với đặc
trưng địa lí sinh thái của môi trường địa phương.
Những vấn đề trọng tâm của giáo dục môi trường phải liên quan trực tiếp đến môi
trường địa phương và trên cơ sở đó mở rộng sự hiểu biết, quan tâm của họpc sinh đến
vấn đề môi trường quốc gia, khu vực và quốc tế
20
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
II.1.5. Đảm bảo tính bền vững của giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường cần được thực hiện phù hợp với các su hưỡng và phương
pháp giáo dục hiện đại, phải lôi cuốn các nhà lãnh đạo, các nhà quản lí giáo dục mọi
cách, giáo viên, học sinh các bậc cha mẹ học sinh và các thành viên trong cộng đồng.
Tổ chức GDMT bằng chính các hoạt động do học sinh thực hiện dưới hướng dẫn của
giáo viên và thônh qua đó mà thu được hiệu quả thực tiễn. Thực hiên phương trâm
“Học thông qua hành động”
II.1.6. Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết.
Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết. Của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ
thông về tầm quan trọng và nhu cầu giáo dục môi trường trong tnhà trường phổ thông.
Ban giám hiệu và hiệu trưởng nhà trường là những người đầu tiên có trách nhiệm trực
tiếp chỉ đạo hoạt động này. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt triển khai thực
hiện các mục tiêu, nôi dung GDMT ở trường phổ thông, hình thành giá trị đạo đức
mới về môi trường. Việc BVMT, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên phải thể hiện trong ý
thức và hành động của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường.
II.1.7. Đảm bảo sự phối hợp liên ngành đa cấp trong GDMT
Để giáo dục môi trường cần có sự hợp tác liên ngành giữ Bộ GD&ĐT, các bộ
ngành liên quan, tổ chức kinh tế xã hội, các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng
dân cư
II.2. Giáo dục môi trường ở các bậc học
II.2.1. GDMT ở bậc học mầm non

ở bậc học mầm non từ năm 1985, các trường đã tổ chức biên soạn thử nghiệm tài liệu
giáo dục môi trường theo phương thức lồng ghép, tích hợp vào các môn học hoặc
chuyển thành các môn riêng: “Làm quen với môi trường xung quanh”
II.2.2. GDMT ở bậc học phổ thông
 Ngay từ những năm 1960, vấn đề bảo vệ môi trường đã được đặt ra một cáh nghiêm
túc được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy học ở các trường phổ thông
nhưng với mức độ hạn chế. Đầu thập kỉ 80, trong quá trình triển khai giáo dục và cải
21
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
cách sách giáo khoa, các cơ quan chỉ đạo và nghiên cứu của bộ Giáo dục đã bước đầu
nêu ra định hướng về GDMT trong trường học, nội dung GDMT được tích hợp trong
nhiều môn học như Sinh học, Địa lí
 Chương trình dạy ở bậc tiểu học và Trung học bước đầu được biên soạn và thử
nghiệm ở một số địa phương, tuy nhiên còn chưa thống nhất nặng về cung cấp kiến
thức hơn là hình thành thái độ, xúc cảm, hành vi quan tâm đến môi trường và vì môi
trường của HS. Vì vậy cần phải có chương trình thống nhất do Bộ GD và ĐT biên
soạn, phải tạo nguồn lực để thực thi chương trình này.
Các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
+ Chương trình xanh hóa nhà trường
+ Chương trình V.A. C tập chung chủ yếu ở nông thôn và miền núi
II.2.3: Giáo dục môi trường ở bậc Đại học
Các trường sư phạm đã tiến hành đưa GDMT vào nội dung đào tạo và bồi
dưỡng với phương pháp tiếp cận cơ bản, có tài liệu bồi dưỡng cho GV các cấp.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC
NỘI KHOÁ
III.1. Phương pháp giảng thuật
Bằng lời nói truyển cảm, những câu chuyện kể sinh động giáo viên có thể giáo
dục cho học sinh biết được các sự vất, hiện tượng về môi trường, Lo lắng về tác hại và
dần hình thành ý thức BVMT.
Ví dụ: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng mà nhiệt độ trái đất tăng lên nên băng

tan ở hai cực làm cho mực nước biển dâng cao, những nước ở ven biển và thấp hơn
mực nước biển sẽ bị chìm trong biển. Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là do
khí CO
2.
III.2. Phương pháp giảng giải
Phương pháp này dùng lời nói và được sở dụng khi giảI thích vấn đề. Phương
pháp này không cần mô tả nhiều, không cần đưa ra những dấu hiệu những tính chất
đặc trưng của sự vật, hiện tượng mà cần vạch ra mối quan hệ và nguyên nhân của
chúng.
22
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
Ví dụ: Khi nói về tình trạng ô nhiễm nước thì phải nêu rõ: Nước sạch là nước
trong, không màu, không mùi, không vị còn nước bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp, rác thải. Nước bị ô nhiễm nặng nhất là trong nước có nhiều
chất độc hại gây nguy hiểm cho người và sinh vật.
II1.3. Phương pháp đàm thoại
Giáo viên nêu câu hỏi giả định sẽ khuyến khích học sinh quan tâm đến vấn đề
môi trường, giúp các em dự đoán vấn đề môi trường sẽ xảy ra trong tương lai.
Ví dụ: - Sẽ như thế nào nếu lỗ thủng ôzon ngày càng lớn?
- Sẽ ra sao nếu khí hậu trái đất nóng lên?
- Sẽ như thế nào nếu tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra
đặc biệt là tại các thành phố lớn?
III.4. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
Các phương pháp giáo dục môi trường thường kết hợp với các phương tiện trực
quan như tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh nhằm gây hứng thú và ấn tượng sâu
sắc cho học sinh
Ví dụ: Khi giảng dạy về bài sản xuất hoá chất ta giới thiệu các bức ảnh chụp các
nhà máy đó, tình trạng ô nhiễm, các băng hình về thiên tai, lũ lụt, mưa axit, hiệu ứng
nhà kính, khói mù quang hoá do con người và tự nhiên gây ra.
III.5. Phương pháp thảo luân

Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và học sinh, học
sinh và giáo viên.
Tiến hành thảo luận có 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận, chủ đề
không khó về mặt nội dung nhưng được nhiều người quan tâm, nhiều cách giải quyết
khác nhau.
Ví dụ: Thảo luận về tình trạng ô nhiễm nước mặt tại các sông hồ ở thành phố
Hà Nội
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Học sinh thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau; Sách báo, tạp chí, luận văn, luận án sau đó ghi chép lại, giáo viên chia lớp thành
các nhóm.
23
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
Bước 3: Tiến hành thảo luận
Bước 4: Tổng kết thảo luận
- Giá viên ghi tóm tắt ý chính của các nhóm
- Ghi ý kiến thông nhất, chưa thống nhất để kại buổi sau.
III.6. Phương pháp đóng vai
Khi học sinh tham gia đóng vai những người có nghề nghiệp, địa vị khác nhau
để giải quyết vấn đề môi trường. Cách diễn xuất xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩ
có tưởng tượng, sáng tạo của học sinh tạo nên cảm xúc giúp chúng ta quan tâm đến
vấn đề môi trường đang nảy sinh. Đó là cơ sở hình thành thái độ đối với môi trường,
phương pháp này có tác dụng giúp học sinh có kinh nghiệm khi quyết định hành động
xử sự với môi trường.
III.7. Phương pháp giao bài tập về nhà cho học sinh
Ngoài việc dạy học các nội dung giáo dục môi trường theo các bài học trên lớp
còn có thể giao cho làm bài tập ở nhà. Các bài tập giúp học sinh vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy nó giúp học sinh hình thành kĩ năng học tập, kĩ năng
BVMT.
Ví dụ: Tìm hiểu tình trạng ô nhiếm nước ở sông gần nhà em9nguyên nhân, tác

hại và biện pháp tránh tác động ô nhiễm đó0
III.8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Đó là phương pháp để kiểm ttra khả năng hiểu biết của học sinh về các vấn đề,
kiến thức có liên quan đến môi trường và BVMT. Hiện nay trong chương trình phổ
thông chưa đưa việc kiểm tra, đánh giá về môi trường.
Ví dụ: Quyển vở thực hành “Những chất ảnh hưởng đến môi trường trong chương
trình Hóa học lớp 10”.
Quyển vở này gồm các mục sau:
Chất Tác dụng Tác hại Nguồn gốc ô nhiễm Biện pháp khắc phục
24
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS
Đáp án:
Chất Tác dụng Tác hại Nguồn gốc ô
nhiễm
Biện pháp khắc
phục
Clo - Điều chế
HCl. Diệt
trùng nước.
- Tẩy trắng
vải, giấy,
điều chế chất
tẩy trắng như
nước giaven,
clurua vôi.
- Clo độc, hít
phải nhiều Cl
2
bị nhgạt và có
thể chết.

- Gây hiện
tượng suy giảm
tầng Ozon và
mưa axit.
- Làm cây
chậm phát
triển, nồng độ
cao thì cây
chết.
- Nhà máy sản
xuất hóa chất.
- Khi đốt cháy
giấy, than, chất
dẻo và nhiên liệu
rắn.
- Xử lí khí thải để
giảm tối đa sự thải
vào môi trường.
+ Quy trình sản xuất
an toàn.
+ Xử lý khí thải
trước khi đưa vào
môi trường.
+ Đưa nhà máy ra
ngoài khu vực dân

SO
2
Điều chế
H

2
SO
4
- SO
2
độc kết
hợp với khói
thuốc lá gây
bệnh viêm phế
quản mãn tính,
nồng ộ cao gây
tử vong.
- Tạo mưa axit
phá hủy vật
liệu làm bằng
kim loại, đá
- Hoạt động của
con người: Đốt
than, luyện gang,
lò rèn.
- Tự nhiên sinh ra:
Núi lửa, vi khuẩn.
- Hạn chế nguồn
phát sinh do con
người sinh ra.
- Có biện pháp khắc
phục do tự nhiên
gây nên.
- Quy trình công
nghệ sản xuất.

Bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận vào cuối học kỳ mỗi chương trình của mỗi
lớp học sau đó giáo viên sẽ chấm và lấy điểm 15 phút.
25

×