Phần 1: MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Do trình độ xã hội ngày một nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thế hệ trẻ
ngày càng phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục
phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới….
Bài tập hóa học đóng vai trò quan trọng trong qua trình dạy và học môn hóa học. Nó giúp
học sinh củng cố những kiến thức kĩ năng đã học và là một trong những nguồn để hình thành
kiến thức kĩ năng mới. Bài rập hóa học là phương tiện hữu hiệu đẻ rèn luyện và phát triển tư
duy học sinh ngoài ra đối với giáo viên bài tập hóa học còn là công cụ hữu hiệu đẻ kiểm tra
kiến thức kĩ năng của học sinh. Trong những bài tập hóa học thì bài tập dạng chuỗi phản ứng
là dạng bài tập mới mẻ với học sinh, nhưng dạng bài tập này giúp học sinh rèn luyện nhiều kĩ
năng mhư: viết đúng công thức hóa học, cân bằng phương trình hóa học,….
Chính vì những lí do trên nên tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Một số bài tập chuỗi phản ứng hóa
học cho học sinh lớp 8 ”
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.Cơ sở lí luận :
1.1. Cơ sở lí thuyết để giải bài tập bài tập chuỗi phản ứng hóa học lớp 8.
1.1.1. Công thức hóa học.
Công thức hóa học dùng biểu diễn chất, gồm một kí hiệu hóa học (đơn chất) hay hai,
ba…kí hiệu (hợp chất) và chỉ số ở chân mỗi kí hiệu.
-Trang 1-
Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất kim loại…), cho biết nguyên
tố tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.
1.1.2. Hóa trị.
Hóa trị của nguyên tố (hay mhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của
nguyên tử (hay mhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa
trị của O là hai đơn vị.
Chọn công thức hóa học của bất kì hợp chất hai nguyên tố:
a
A
x
b
B
y
Theo quy tắc hóa trị: x . a = y . b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a).
Biết a và b thì tính được x, y để lập công thức hóa học.
Chuyển thành tỉ lệ:
y
x
=
a
b
=
'
'
a
b
Lấy
x
=
b
hay
'b
và
y
=
a
hay
'a
(nếu
'a
,
'b
là những số nguyên đơn giản hơn
so với a,b).
1.1.3. Phản ứng hóa học.
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Trong phản ứng hóa
học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử
khác. Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun
nóng, có trường hợp cần xúc tác…Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới
tạo thành.
1.1.4. Phương trình hóa học.
Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.Các bước lập phương
trình hóa học:
Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm.
Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công
thức.
Viết phương trình hóa học.
1.1.5. Tính chất hóa học của các chất và cách điều chế.
-Trang 2-
1.1.5.1. Tính chất hóa học của oxi và cách điều chế oxi.
Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham
gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Traong các hợp chất
hóa học nguyên tố oxi có hóa trị II.
S (r) + O
2
(k)
0
t
→
SO
2
(k)
4P + 5O
2
(k)
0
t
→
2P
2
O
5
(r)
3Fe + 2O
2
(k)
0
t
→
Fe
3
O
4
(r)
CH
4
(k) + 2O
2
0
t
→
CO
2
(k) + 2H
2
O (h)
Trong công nghiệp, khí oxi được sản xuất từ không khí và từ nước.Trong phòng thí
nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân
hủy ở nhiệt độ cao.
2H
2
O
d/p
→
2H
2
+ O
2
2KClO
3
0
t
→
2KCl + 3O
2
2KMnO
4
0
t
→
K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ O
2
CaCO
3
0
t
→
CaO + CO
2
1.1.5.2. Tính chất hóa học của hiđro và cách điều chế hiđro.
Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất
oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng
này đều tỏa nhiệt.
2H
2
+ O
2
0
t
→
2H
2
O
2H
2
+ CuO
0
t
→
H
2
O + Cu
Trong công nghiệp khí hiđro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than
khử oxi của nước trong lò khí than hoặc điêu chế khí hiđro từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.
Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4
loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).
-Trang 3-
2H
2
O
d/p
→
2H
2
+ O
2
Zn + 2HCl
→
ZnCl
2
+ H
2
1.1.5.3. Tính chất hóa học của nước:
Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca…) tạo thành
bazơ và hiđro ; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra bazơ như NaOH, KOH, Ca(OH)
2
; tác
dụng với nhiều oxit axit tạo ra axit.
2Na + 2H
2
O
→
2NaOH + H
2
CaO + H
2
O
→
Ca(OH)
2
P
2
O
5
+ 3H
2
O
→
2H
3
PO
4
1.2. Cơ sở lí luận về phân loại bài tập hóa học THCS và phương pháp giải bài tập
chuỗi phản ứng hóa học lớp 8.
1.2.1. Cơ sở lí luận về phân loại:
Bài tập hóa học THCS gồm 2 loại chính đó là bài tập định tính và bài tập định lượng.
Trong đó, bài tập định tính là dạng bài tập phổ biến và quan trọng nhất trong chương trình
THCS. Trong phần bài tập định tính lại chia thành 2 loại đó là bài tập lí thuyết và bài tập
thực nghiệm. Bài tập lí thuyết được đưa ra dưới dạng những câu hỏi lí thuyết xoay quanh các
kiến thức cơ bản ở THCS về các khái niệm hóa học, thành phần cấu tạo, tính chất và ứng
dụng của các loại chất vô cơ và một số chất hữu cơ. Bài tập lí thuyết được phân thành các
kiểu sau:
Kiểu bài tập “Viết các phương trình phản ứng, thực hiện các biến hóa ”.
Kiểu bài tập “ Xét các khả năng phản ứng có thể xảy ra”.
Kiểu bài tập “ Nhận biết các chất”.
Kiểu bài tập “ Tách một chất ra khỏi hỗn hợp”.
Kiểu bài tập “ Điều chế các chất”.
Trong đề tài nghiên cứu này tôi chỉ tập trung nghiên cứu về kiểu bài tập “ Viết các phương
trình phản ứng, thực hiện các biến hóa ”.
1.2.2. Cơ sở lí luận về phương pháp giải bài tập chuỗi phản ứng hóa học lớp 8.
-Trang 4-
Kiểu bài tập “Viết các phương trình phản ứng, thực hiện các biến hóa” được chia
thành 3 kiểu sau:
-Kiểu bài tập đơn giản nhất: “Cho biết công thức hóa học của các chất tham gia và tạo
thành sau phản ứng”.
Thí dụ:
HgO
→
Hg + O
2
Zn + HCl
→
ZnCl
2
+ H
2
KMnO
4
→
K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ O
2
2KClO
3
→
2KCl + 3O
2
Thực chất loại bài tập này dùng để rèn luyện kĩ năng cân bằng các phương trình hóa học.
Đối với học sinh THCS, đặc biệt là ở lớp 8 chúng ta khó có thể đưa ra để giới thiệu với học
sinh một cách cân bằng nào đó theo các phương pháp thông thường. Dọ vậy học sinh THCS
thường rất lúng túng và mất nhiều thời gian thậm chí để học thuộc cả hệ số đặt trước công
thức hóa học của các chất trong một phương trình hóa học nào đó.
Sau đây tôi sẽ trình bày một cách viết phương trình đơn giản và có thể dùng để hoàn thành
hầu hết các phương trình hóa học có trong chương trình phổ thông, theo các bước sau:
+Tìm công thức hóa học của chất nào có số nguyên tử lẻ cao nhất và công thức phứa tạp nhất
trong phương trình đó (tạm gọi là hợp chất A).
+Làm chẵn số nguyên của hợp chất A bằng các hệ số 2, 4…(nếu dùng hệ số 2 chưa thỏa mãn
thì thay thế bằng các hệ số chẵn cao hơn).
+Cân bằng tiếp các hệ số còn lại trong phương trình (các đơn chất thực hiện sau cùng).
Thí dụ, trong 4 phương trình nêu trên thì A lần lượt là HgO, HCl, KClO
3
, KMnO
4
với các hệ số đứng đầu đều là 2.
Các thí dụ khác:
Cân bằng: FeS
2
+ O
2
→
Fe
2
O
3
+ SO
2
Chất Fe
2
O
3
là chất A vì trong công thức có 3 nguyên tử O, lẻ và phức tạp hơn so với công
thức FeS
2
và SO
2
(có 1 nguyên tử Fe hoặc S)
Vậy ta cần làm chẵn hệ số của Fe
2
O
3
là 2. Từ đó suy ra hệ số của các chất còn lại.
Cân bằng: KMnO
4
+ HCl
→
KCl + MnCl
2
+ Cl
2
+ H
2
O
-Trang 5-
Chất A là KMnO
4
vì tuy các chất KMnO
4
, HCl, KCl đều có 2 nguyên tố có số nguyên tử lẻ
nhưng công thức KMnO
4
phức tạp hơn.
Vậy ta cần làm chẵn hệ số của KMnO
4
là 2 > Hệ số của KCl, MnCl
2
và H
2
O > Các hệ
số còn lại.
Cân bằng: HCl + MnO
2
→
MnCl
2
+ Cl
2
+ H
2
O
Chất A là HCl với hệ số là 4 (Nếu dùng hệ số 2 sẽ không thỏa mãn do vế phải đã có ít nhất 4
nguyên tử Cl)
Có thể gặp hai trường hợp không thích ứng với cách làm trên: Cân bằng một số phản ứng oxi
hóa khử phức tạp hoặc một vài phương trình mà bản thân chất A không cần thêm các hệ số
chẵn vào nữa, song dạng này là không nhiều.
- Kiểu bài tập cơ bản: "Viết phương trình phản ứng khi cho biết các chất tham gia
phản ứng".
Ví dụ:
H
2
SO
4
+ Ba(NO
3
)
2
>
HCl + AgNO
3
>
Trước hết cần tìm hiểu chất tham gia phản ứng thuộc loại chất nào đã học, đối chiếu với
kiến thức lý thuyết để dự đoán sản phẩm phải thuộc loại chất nào (Tạo ra muối mới và axit
mới). Căn cứ vào thành phần chất tham gia phản ứng để khẳng định thành phần chất tạo
thành sau phản ứng.
Ở mức độ cao hơn cần xử lý tình huống như phải lựa chọn chất tham gia phản ứng thích
hợp, xét đến điều kiện để phản ứng xẩy ra được hoặc phản ứng xẩy ra được hoàn toàn. Ví dụ:
Ba(NO
3
)
2
+ X > BaSO
4
+ Y
Chất X có thể là một hợp chất tan có gốc sunfat trong phân tử. Còn trường hợp:
Na
2
SO
4
+ X > NaCl + Y
thì X phản là một muối clorua tan và Y phải là một muối sunfat không tan nên cần phải lựa
chọn một kim loại phù hợp sao cho muối clorua của kim loại đó (X) tan được còn muối
sunfat của chính kim loại đó phải không tan, ví dụ Ba: BaCl
2
(X) và BaSO
4
(Y).
Hoặc trong trường hợp CaCO
3
+ X > Ca(NO
3
)
2
+
thì X thỏa mãn duy nhất là HNO
3
vì CaCO
3
không tan.
-Trang 6-
- Kiểu bài tập: "Thực hiện quá trình biến hóa".
Ví dụ: Viết các phương trình phản ứng để thực hiện các biến hóa sau:
Fe
→
FeCl
3
→
Fe(OH)
3
→
Fe
2
O
3
FeCl
2
→
Fe(OH)
2
→
FeSO
4
hay:
Tinh bột
→
Glucozo
→
Rượu etylic
→
Axit axetic
Thực hiện theo các bước sau:
+ Đánh số các mũi tên rồi viết lại thành các phương trình riêng biệt:
Fe FeCl
3
(1)
FeCl
3
Fe(OH)
3
(2)
Fe(OH)
3
Fe
2
O
3
(3)
và:
(C
6
H
10
O
5
)
n
C
6
H
12
O
6
(1)
C
6
H
12
O
6
C
2
H
5
OH (2)
C
2
H
5
OH CH
3
COOH (3)
Phần viết trên sẽ là rất nhanh vì mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học, trong đó sản
phẩm của phản ứng trên là chất tham gia của phản ứng dưới. Ta sẽ rèn luyện cho học sinh cả
các kĩ năng kháckhi viết nhiều phương trình như sự cân đối, thẳng hàng, chừa khoảng trống,
đánh số thứ tự, giữa hai vế chỉ viết gạch ngang để sau khi cân bằng xong sẽ điền tiếp (như
vậy khi kiểm tra hoặc khi phải viết nhiều phương trình mà gặp phải phương trình nào đó
chưa hoàn thành ngay được thì có thể tạm dừng lại làm sang phần khác, nếu có thời gian dẻ
quay lại làm tiếp thì sẽ tìm ngay được chỗ đang làm dở).
+ Phần còn lại chỉ là việc giải quyết theo các dạng bài đã trình bày ở trên.
1.3. Một số bài tập mẫu:
1.3.1. Bài tập 1: Lập phương trình háo học của các sơ đồ phản ứng cho sau đây:
a) Mg + O
2
> MgO
b) KMnO
4
> K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ O
2
c) Fe + CuCl
2
> FeCl
2
+ Cu
-Trang 7-
Giải
- Chọn công thức hóa học của hợp chất có số nguyên lẻ cao nhất và công thức phức tạp nhất,
trong các phản ứng trên đó là các công thức: KMnO
4
, MgO
- Làm chẵn số nguyên tử của hợp chất KMnO
4
, MgO bằng các hệ số 2, 4 …
a) Mg + O
2
> 2 MgO
b) 2KMnO
4
> K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ O
2
c) Fe + CuCl
2
> FeCl
2
+ Cu
- Cân bằng tiếp các hệ số còn lại trong phương trình (các đơn chất thực hiện sau cùng).
a) 2Mg + O
2
0
t
→
2 MgO
b) 2KMnO
4
0
t
→
K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ O
2
c) Fe + CuCl
2
→
FeCl
2
+ Cu
1.3.2. Bài tập 2: Hoàn thành những phản ứng hóa học sau:
a) Al + H
2
SO
4
>
b) CaO + H
3
PO
4
>
c) KClO
3
>
Giải
- Xác định các chất tạo thành
a) Al + HCl > AlCl
3
+ H
2
b) CaO + H
3
PO
4
> Ca
3
(PO
4
)
2
+ H
2
O
c) KClO
3
> KCl + O
2
- Các bước tiếp theo làm như bài tập 1 ở trên:
a) 2Al + 6 HCl
→
2AlCl
3
+ 3H
2
b) 3CaO + 2H
3
PO
4
→
Ca
3
(PO
4
)
2
+ 3H
2
O
c) 2KClO
3
0
t
→
2KCl + 3O
2
1.3.3. Bài tập 3:Viết các phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau:
a) Cu
→
)1(
CuO
→
)2(
Cu
b) Na
→
)1(
NaOH
-Trang 8-
(2)
Na
2
O
Giải
- Đánh số các mũi tên rồi viết lại thành các phương trình riêng biệt:
a) Cu CuO (1)
CuO Cu (2)
b) Na NaOH (1)
Na Na
2
O (2)
Na
2
O NaOH (3)
- Phần còn lại chỉ là việc giải quyết theo các dạng bài tập đã trình bày ở trên:
a) 2Cu + O
2
0
t
→
2CuO (1)
CuO + H
2
0
t
→
Cu + H
2
O (2)
b) 2Na + 2H
2
O
→
2NaOH + H
2
(1)
4Na + O
2
0
t
→
2Na
2
O (2)
Na
2
O + H
2
O
→
2NaOH (3)
Ba bài tập mẫu trên thuộc kiểu bài tập “Viết các phương trình phản ứng, thực hiện các biến
hóa”, với mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Ở chương trình hóa học 8 thì học sinh thường
gặp nhất là dạng đơn giản và dạng cơ bản.
2.Cơ sở thực tiễn.
2.1. Cấu trúc chương trình hóa học 8:
Theo chương trình mới của Trường phổ thông , bộ môn hóa học được dạy ở lớp 8 2
tiết /tuần x 35 tuần = 70 tiết
Số
TT
Nội dung
Lí
thuyết
Luyện
tập
Thực
hành
Ôn tập kì I,
cuối năm
Kiểm
tra
Tổng
Mở đầu
1 1
1
Chất – Nguyên tử - Phân
tử
10 2 2 14
-Trang 9-
(3)
2
Phản ứng hóa học
6 1 1 8
3
Mol và tính toán hóa học
8 1 0 9
4
Oxi – Không khí
7 1 1 9
5
Hidro – Nước
8 2 2 12
6
Dung dịch
6 1 1 8
Ôn tập học kì I,
cuối năm
3 3
Kiểm tra
6 6
Tổng
46 8 7 3 6 70
2.2. Cấu trúc và nội dung một bài học trong sách giáo khoa mới môn hóa học 8:
Một bài học trong sách giáo khoa hóa học 8 mới
nói chung thường gồm 3 hay 4 đơn
vị kiến thức - ứng với 3 hay 4 tiểu mục. Mỗi tiểu mục thường có cấu trúc như sau: thí
nghiệm hoặc quan sát làm cơ sở cho học sinh nhận xét tự rút ra kết luận và kiến thức cần lĩnh
hội, sau đó là nhận xét và kết luận rút ra từ thí nghiệm hoặc quan sát. Cũng có thể mở đầu
một tiểu mục là các câu hỏi gợi ra những sự kiện trong thực tiển đời sống hay các kiến thức
cũ của học sinh có lien quan đến vấn đề sắp nghiên cứu làm cơ sở cho học sinh liên hệ, vận
dụng và hình thành kiến thức mới.
Cấu trúc như trên của nhiều tiểu mục trong các bài học nhằm giúp cho học sinh nắm
vững bốn loại hoạt động chủ yếu khi học tập, đó là thu thập thông tin, xử lí thông tin, vận
dụng và ghi nhớ. Đó là điều cơ bản cần dạy cho học sinhveef phương pháp họa tập hóa học
nói riêng và học tập ở trường THCS nói chung. Đó cũng là nội dung sách giáo khoa hóa học
lớp 8 mới.
Ở bài 32, Hóa học 8 mới – “Phản ứng oxi hóa khử” được bắt đầu không phải bằng
tiến hành thí nghiệm mà gợi lại thí nghiệm đã làm ở bài 31 để học sinh có cơ sở phân tích,
suy luận về quá trình hóa học đã xảy ra trong phản ứng.
CuO + H
2
0
t
→
Cu + H
2
O
Và học sinh tự rút ra kết luận: “ Ở đây đã xảy ra sự khử oxi(nói gọn là sự khử) của
oxit kim loại” và “sự tách oxi ra khởi hợp chất gọi là sự khử”.
-Trang 10-
Sau đó, để hình thành khái niệm “ Sự oxi hóa” cũng gợi lại các thí nghiệm về tác
dụng của oxi với các chất lưu huỳnh, sắt… mà học sinh đã từng làm hoặc xem biểu diễn (khi
học bài 25), trên cơ sở đó học sinh tự rút ra kết luận “Sự tác dụng của oxi với một chất là sự
oxi hóa”.
Ở cuối mỗi bài có phần bài tập để học sinh vận dụng và phần “Đọc thêm” hoặc “Em có biết”
nhằm cung cấp thêm một số kiến thức thực tiễn hoặc nâng cao chút ít.
2.3. Đặc điểm của bài tập hóa học trong sách giáo khoa hóa học 8:
Thường sau mỗi bài học có phần bài tập và sau mỗi chương có từ 1-2 bài luyện tập để
cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tạp đó nhằm khắc sâu kiến thức hơn.
Trong chương trình hóa học THCS nói chung và hóa học 8 nói riêng bài tập hóa học chủ yếu
là bài tập định tính, trong đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu tìm hiểu về dạng bài tập “viết
phương trình phản ứng, thực hiện các biến hóa”. Trong sách giáo khoa hóa học 8 không có
bài tập nào về chuỗi phản ứng (“thực hiện các biến hóa”) mà chỉ có các bài tập viết phương
trình phản ứng, ví dụ như: bài 26 (có 2 bài tập), bài 32 (có 1 bài tập), bài 33 (có 1 bài tập),
bài 34 (có 1 bài tập), bài 38 (có 1 bài tập). Như vậy trong sách giáo khoa hóa học 8 chỉ có 6
bài tập “viết phương trình phản ứng”, từ đó cho thấy số lượng bài tập này rất ít.
Chương 2. Thực trạng vấn đề
1. Thực trạng của trường THCS :
2. Thực trạng của môn học hóa học 8:
Hoá học là môn học thực nghiệm kết hợp lí thuyết, thực tế việc giải các bài tập hoá
học đối với học sinh lớp 8 còn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là môn học học sinh mới được
tiếp cận. Trong khoảng thời gian thực tập ngắn ngủi, từ ngày 23/02/09 đến 21/03/09 tại
trường THCS Nguyễn Thị Lựu, qua quá trình dạy học tôi thấy một số học sinh còn yếu về
cách làm một số bài toán hoá học, đa số học sinh còn lúng túng trong việc làm bài tập hoá
học và chủ yếu học sinh chưa phân loại được các bài tập và chưa định hướng được phương
-Trang 11-
pháp giải các bài tập gặp phải. Cụ thể nhiều học sinh viết công thức hoá học sai dẫn đến cân
bằng phương trình hoá học cũng sai. Trước tình hình học tập của học sinh lớp 8 hiện nay, tôi
nhận thấy hoá học 8 là môn học cơ sở, học sinh phải nắm vững mới có thể học ở các lớp
trên. Để có thể viết đúng các công thức hoá học, cân bằng nhanh các phương trình phản ứng
và nắm vững tính chất của các chất thì cần phải học thuộc lí thuyết và làm nhiều bài tập.
Nhưng việc học lí thuyết và làm đi làm lại vìa dạng bài tập dễ làm cho học sinh nhàm chán
và lười học. Chính vì thế cần phải soạn ra những dạng bài tập mới và hướng dẫn cách làm để
học sinh có thể hứng thú hơn với môn học này. Theo tôi, bài tập dạng chuỗi phản ứng hoá
học có thể đáp ứng những yêu cầu đó.
3. Thực trạng của hai lớp 8 và 8:
Nhìn chung cả hai lớp đều có học sinh khá giỏi, mức tiếp thu bài hầu hết các em rất
tốt, các em rất tích cực trong giờ học, cũng như sự tìm tòi học hỏi của các em có tính tự giác
cao, kể cả bước chuẩn bị bài trước khi đến lớp của các em cũng khá hoàn chỉnh và nghiêm
túc. Tuy nhiên, còn nhiều em có kết quả học tập môn hóa chưa cao, do như các em chưa ý
thức được việc học của mình như: còn lơ là trong giờ học, cúp cua, nói chuyện, làm việc
riêng trong giờ học. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao cho các em thấy được tầm quan trọng
của môn học và chọn những phương pháp dạy như thế nào để các em thích thú, say mê và
học tốt môn hóa học hơn.
Chương 3:Thực nghiệm và kết quả.
1. Thực nghiệm:
Thông qua chuyến đi thực tập cũng như phương pháp điều tra, phương pháp phỏng
vấn tôi có một số câu hỏi gởi đến thầy cô và học sinh lớp 8 trường THCS , sau đây là những
số liệu mà tôi thu hồi được từ phía nhà trường và các em học sinh:
1.1. Khả năng làm bài tập dạng chuỗi phản ứng hóa học 8 của học sinh:
Để đánh giá khả năng giải bài tập dạng chuỗi phản ứng hóa học của học sinh tôi đã
soạn và cho các em làm bài kiểm tra 15 phút với hình thức kiểm tra tự luận. Bài kiểm tra
gồm 3 câu, 3 câu kiểm tra với đó với mức độ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp và thuộc
kiểu bài tập “Viết các phương trình phản ứng, thực hiện các biến hóa ”.
-Trang 12-
Câu 1:
a. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
HgO
0
t
→
Hg + O
2
Fe(OH)
3
0
t
→
Fe
2
O
3
+ H
2
O
b. Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ trống trong
các phương trình hóa học sau:
Cu + ……
→
2CuO
…KClO
3
0
t
→
KCl + ….O
2
Sau khi kiểm tra bài làm của học sinh ở câu 1 tôi thu được những số liệu ở bảng 1 bên dưới:
Bảng 1:
Kết quả
Lớp
Giải đúng 4
phương trình
Giải đúng từ 1-3
phương trình
Giải không đúng
phương trình nào
SL(HS) TL(%) SL(HS) TL(%) SL(HS) TL(%)
Câu 1 là dạng bài tập đơn giản và thu được kết quả như trên, còn với dạng bài tập cơ bản để
biết được kết quả thống kê như thế nào ta xem tiếp bảng 2 bên dưới.
Câu 2: Viết các phương trình hóa học khi biết các chất tham gia phản ứng:
Zn + HCl
→
Al + H
2
SO
4
→
H
2
+ Fe
2
O
3
0
t
→
Bảng 2:
Kết quả
Lớp
Giải đúng 3
phương trình
Giải đúng từ 1-2
phương trình
Giải không đúng
phương trình nào
SL(HS) TL(%) SL(HS) TL(%) SL(HS) TL(%)
-Trang 13-
Ở câu 3 bài tập bài tập này khó hơn hai câu trước và thống kê được kết quả ở bảng 3.
Câu 3: Viết phương trình phản ứng để thực hiện các biến hóa sau:
KMnO
4
→
O
2
→
Fe
3
O
4
Fe
H
2
O
→
H
2
Bảng 3:
Kết quả
Lớp
Giải đúng 5
phương trình
Giải đúng từ 1-4
phương trình
Giải không đúng
phương trình nào và
không giải được
SL(HS) TL(%) SL(HS) TL(%) SL(HS) TL(%)
1.2. Tìm hiểu phương pháp dạy bài tập chuỗi phản ứng hóa học cho học sinh lớp
8 của giáo viên.
Để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy bài tập hóa học nói chung và bài tập
dạng chuỗi phản ứng hóa học 8 nói riêng tôi đã chuẩn bị một số câu hỏi để phỏng vấn 2 giáo
viên dạy hóa học có nhiều kinh nghiệm của trường THCS :
1. 2.1. Phỏng vấn thầy
Câu 1:Theo thầy làm bài tập chuỗi phản ứng giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng gì?
Đáp: Làm bài tập chuỗi phản ứng giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng: kĩ năng bộ môn
(viết đúng công thức hóa học của các chất trước và sau phản ứng, cân bằng phương trình hóa
học nhanh và chính xác…) và kĩ năng tư duy (Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa).
Câu 2: Thầy có cho học sinh lớp 8 làm bài tập dạng chuỗi phản ứng hóa học không ? Vì
sao? Nếu có thì phương pháp dạy loại bài tập này như thế nào?
Đáp: Thầy không cho học sinh lớp 8 làm bài tập dạng chuỗi phản ứng hóa học vì: do đặc
điểm chương trình sách giáo khoa hóa học 8 , ở học kì 1 học sinh chỉ mới được tìm hiểu
-Trang 14-
những khái niệm cơ bản ( chất , nguyên tử, phân tử, công thức hóa học, hóa trị…),ở học kì
2 học sinh mới được tìm hiểu tính chất của một số chất cụ thể như oxi, hiđro, nước và do đặc
điểm tâm sinh lí của học sinh. Chính vì những lí do trên nên thầy chỉ cho học sinh làm quen
với dạng bài tập đơn giản như: cho biết công thức hóa học của các chất tham gia và tạo
thành, viết phương trình phản ứng khi biết các chất tham gia phản ứng.
Câu 3: Thầy có nhận xét gì về bài tập chuỗi phản ứng hóa học trong sách giáo khoa và sách
bài tập hóa học 8 của nhà xuất bản giáo dục hiện nay. Đề xuất của thầy về dạng bài tập này
(nếu có).
Đáp: Sách giáo khoa hóa học 8 không có bài tập chuỗi phản ứng hóa học mà chỉ có dạng bài
tập đơn giản như lập phương trình hóa học khi biết các chất tham gia và tạo thành, viết
phương trình phản ứng khi biết các chất tham gia phản ứng. Còn sách bài tập hóa học 8 thì
chỉ có 5 bài tập nhỏ dạng chuỗi phản ứng như bài tập 36.6, 36.7; 37.6; 37.12; 38.3
Câu 4: Theo thầy dạng bài tập chuỗi phản ứng hóa học 8 phù hợp với những đối tượng học
sinh nào?
Đáp: Như các bài tập đã nêu ở trên thì đây là dạng bài tập rất mới mẻ với học sinh. Theo
thầy dạng bài tập này thích hợp với những học sinh giỏi ở lớp 8 và học sinh lớp 9.
Câu 5: Những ý kiến khác của thầy về dạng bài tập chuỗi phản ứng hóa học 8 (nếu có).
Đáp: Theo thầy bài tập chuỗi phản ứng hóa học 8 là bài tập mới mẻ và khó với học sinh lớp
8 nhưng để các em không bở ngở và biết cách làm dạng bài tập này khi lên lớp 9 thì ở lớp 8
chúng ta có thể giới thiệu một vài chuỗi phản ứng hóa học đơn giản và hướng dẫn các em
cách giải để các em làm quen dần.
Ví dụ: Viết phương trình phản ứng thực hiên các biến hóa sau:
Cu
→
CuO
→
Cu
1.2.2. Phỏng vấn cô
Câu 1:Theo cô làm bài tập chuỗi phản ứng giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng gì ?
Đáp: Cô thấy làm bài tập chuỗi phản ứng giúp học sinh rèn luyện nhiều kĩ năng: như kĩ năng
viết đúng công thức hóa học của các chất trước và sau phản ứng, cân bằng phương trình hóa
học nhanh và chính xác… và kĩ năng tư duy.
-Trang 15-
Câu 2: Cô có cho học sinh lớp 8 làm bài tập dạng chuỗi phản ứng hóa học không ?
Vì sao? Nếu có thì phương pháp dạy loại bài tập này như thế nào?
Đáp: Theo cô tùy vào từng đối tượng học sinh mà ta linh hoạt soạn ra những dạng bài tập
thích hợp cho học sinh làm. Với những lớp cô dạy thì các em học rất kém nên không thể áp
dụng dạng bài tập này mà chỉ rèn cho học sinh làm nhiều bài tập viết phương trình hóa học
đơn giản.
Câu 3: Cô có nhận xét gì về bài tập chuỗi phản ứng hóa học trong sách giáo khoa và sách bài
tập hóa học 8 của nhà xuất bản giáo dục hiện nay. Đề xuất của cô về dạng bài tập này (nếu
có).
Đáp: Sách giáo khoa hóa học 8 không có bài tập chuỗi phản ứng hóa học. Còn sách bài tập
hóa học 8 thì chỉ có 5 bài tập nhỏ dạng chuỗi phản ứng như bài tập 36.6, 36.7; 37.6; 37.12;
38.3
Câu 4: Theo cô dạng bài tập chuỗi phản ứng hóa học 8 phù hợp với những đối tượng học
sinh nào?
Đáp: Theo cô dạng bài tập này thích hợp với những học sinh giỏi ở lớp 8 và học sinh lớp 9.
Câu 5: Những ý kiến khác của cô về dạng bài tập chuỗi phản ứng hóa học 8 (nếu có).
Đáp: đối với những lớp giỏi chung ta có thể giới thiệu thêm cho học sinh làm quen dần để
các em không thấy xa lạ khi gặp ở chương trình hóa học 9.
2. Kết quả:
Về phía học sinh: Qua việc nghiên cứu thống kê các bài kiểm tra mà tôi đã soạn cho
2 lớp 8, tôi nhận thấy đa số các em làm được bài kiểm tra này, lớp 8 học khá hơn lớp 8 nên tỉ
lệ học sinh giải đúng bài kiểm tra này cao hơn lớp 8. Bên cạnh nhưng em làm được thì có
một số em chưa làm được do các em cân bằng phương trình còn yếu và chưa viết được công
thức hóa học của các chất.
Về phía giáo viên: các thầy cô đều nhận thấy bài tập dạng chuỗi phản ứng giúp học
sinh rèn nhiều kĩ năng, bài tập dạng này thích hợp với những học sinh khá giỏi, còn sách
giáo khoa và sách bài tập hóa 8 thì không có hoặc có rất ít dạng bài tập này và để các em
không bở ngở và biết cách làm dạng bài tập này khi lên lớp 9 thì ở lớp 8 chúng ta có thể giới
-Trang 16-
thiệu một vài chuỗi phản ứng hóa học đơn giản và hướng dẫn các em cách giải để các em
làm quen dần.
Từ kết quả trên tôi có một số biện pháp khắc phục như sau: thường xuyên tra bài cũ
giúp học sinh thuộc lòng tên, kí hiệu hóa học, hóa trị của các nguyên tố, biết viết công thức
hóa học và lập đúng phương trình hóa học. Không để học sinh không học bài, không làm bài
trước khi đến lớp (nếu không có phải bổ sung ngay hôm sao).
Phần 3. KẾT LUẬN
1.Kết luận:
Qua thống kê kết quả thực nghiệm tôi rút ra một số kết luận như sau:
Đối với học sinh: Các em thường xuyên được cũng cố, rèn luyện bằng bài tâp nhưng
đa số các em chưa được làm dạng bài tập chuỗi phản ứng và qua kết quả thực nghiệm cho
thấy khoảng 50% học sinh làm được dạng bài tập này. Tuy nhiên, ở những bài tập cơ bản
vẫn còn một số em chưa làm được do các em chưa nắm vững nhưng kiến thức cơ bản. Chính
vì vậy, nếu được làm nhiều bài tập dạng này các em sẽ rèn luyện được nhưngc kĩ năng cần
thiết như: viết đúng công thức hóa học, cân bằng phương trình hóa học,….
Để học tốt môn hóa học 8 hơn.
Đối với giáo viên: Các thầy cô luôn chú ý giúp học sinh nắm vững những kiến thức
cơ bản trong chương trình hóa học 8 và áp dụng những dạng bài tập thích hợp với từng đối
tượng học sinh để giúp các em học tập tốt bộ môn hóa học 8.
Những vấn đề mà đề tài chưa thực hiện được: do thời gian có hạn nên đề tài chỉ
nghiên cứu trong giới hạn 2 lớp học sinh 8 và 8, chỉ mới học hỏi kinh nghiệm của 2 giáo viên
và phạn vi nghiên cứu chỉ trong một trường.
Triển vọng của đề tài: Qua việc nghiên cứu đề tài “ Một số bài tập chuỗi phản ứng hoá
học cho học sinh lớp 8 ” có thể tìm hiểu hết tất cả những học sinh khối 8 của trường THCS
và ngay cả học sinh ở trường khác, có thể đưa ra nhiều biện pháp giúp các em học tốt môn
hóa học tùy vào đặc điểm, tình hình từng học sinh của từng lớp, từng trường.
PHIẾU ĐIỀU TRA
-Trang 17-
Thứ …. Ngày …. Tháng…. Năm 2009
Kiểm tra
Môn: Hóa học Thời gian: 15 phút
Điểm Lời phê của giáo viên
Câu 1:
c. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
HgO
0
t
→
Hg + O
2
Fe(OH)
3
0
t
→
Fe
2
O
3
+ H
2
O
d. Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ trống trong
các phương trình hóa học sau:
Cu + ……
→
2CuO
…KClO
3
0
t
→
KCl + ….O
2
Câu 2: Viết các phương trình hóa học khi biết các chất tham gia phản ứng:
Zn + HCl
→
Al + H
2
SO
4
→
H
2
+ Fe
2
O
3
0
t
→
Câu 3: Viết phương trình phản ứng để thực hiện các biến hóa sau:
KMnO
4
→
O
2
→
Fe
3
O
4
Fe
H
2
O
→
H
2
-Trang 18-
Trường: THCS Lớp : 8…
Họ và tên:
…………………
-Trang 19-