Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

nghiên cứu chế biến và sử dụng bột ngọn, lá lạc cho gà công nghiệp nuôi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.28 KB, 81 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN VĂN ĐÍCH



NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG
BỘT NGỌN, LÁ LẠC CHO GÀ CÔNG NGHIỆP
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hiền Lương







Thái Nguyên – năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Đích
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp của mình, em
xin trân trọng cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn
thể cán bộ, giảng viên Trường Đại Học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã
giúp đỡ em, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- Với lòng biết ơn chân thành em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: TS.
Phạm Thị Hiền Lương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Đích









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐC
:
Đối chứng
TN1
:
Thí nghiệm 1
TN2
:
Thí nghiệm 2
TN3
:
Thí nghiệm 3
KPCS
:
Khẩu phần cơ sở
BNL
:
Bột ngọn, lá lạc


:
Thức ăn
TTTĂ
:
Tiêu tốn thức ăn
TB
:
Trung bình
Cs
:
Cộng sự
VTM
:
Vitamin
KHK
:
Khoa học kỹ thuật
VCK
:
Vật chất khô
đ
:
Đồng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 (cho 1 lần thí nghiệm) 34
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần ăn của gà thí nghiệm 1 34
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 36
Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần ăn của gà thí nghiệm 2 37
Bảng 3.1. Ước tính sản lượng ngọn, lá lạc ở Thái Nguyên và một số tỉnh
miền Bắc Việt Nam, năm 2009 40
Bảng 3.2. Kết quả phơi, sấy ngọn và lá lạc bằng các phương pháp khác nhau 41
Bảng 3.3. Thành phần hóa học của ngọn, lá lạc khi thu hoạch củ (%) 43
Bảng 3.4. Thành phần một số loại vitamin trong ngọn, lá lạc 45
Bảng 3.5. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm (%) 46
Bảng 3.6. Khối lượng gà thí nghiệm qua các kỳ cân(g) 47
Bảng 3.7. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) 48
Bảng 3.8. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) 50
Bảng 3.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (kg) 51
Bảng 3.10. Tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (Kcal) 52
Bảng 3.11. Tiêu tốn Protein/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (g) 52
Bảng 3.12. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (n=48) 53
Bảng 3.13. Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm 54
Bảng 3.14. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (đ) 55
Bảng 3.15. Khối lượng gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm (g) 56
Bảng 3.16. Năng suất trứng qua các tuần tuổi (quả) 57
Bảng 3.17. Năng suất và tỷ lệ trứng giống qua các tuần đẻ 58
Bảng 3.18. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) 59
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của bột ngọn, lá lạc đến chất lượng trứng 61
Bảng 3.20. Tỷ lệ ấp nở của trứng gà thí nghiệm 62
Bảng 3.21. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng, 10 trứng giống 63
Bảng 3.22. Chi phí thức ăn cho 10 trứng và trứng giống 64






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 48
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 49
Hình 3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 50

























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 1
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 2
4. Những đóng góp mới của đề tài 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá ở gia cầm 3
1.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm 5
1.1.3. Vài nét về giống gà Lương Phượng 17
1.1.4. Vài nét về giống gà Ross 308 17
1.1.5. Một số đặc điểm sinh vật học của cây lạc 18
1.1.6. Cơ sở để đánh giá chất lượng thức ăn thực vật 19
1.1.7. Bột cỏ - bột lá là một nguồn thức ăn cho vật nuôi 20
1.1.8. Các hạn chế của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi 23
1.1.9. Sử dụng thân lá lạc trong chăn nuôi 23
1.1.10. β – caroten và xantophin trong thức ăn thực vật 24
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 26
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 30

2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Xác định năng suất, sản lượng ngọn, lá lạc; thành phần hoá học,
vitamin và giá trị dinh dưỡng của bột ngọn, lá lạc bằng các phương pháp
phơi, sấy khác nhau 40
3.1.1. Xác định năng suất và sản lượng ngọn, lá lạc khi thu hoạch củ 40
3.1.2. Phương pháp chế biến ngọn, lá lạc 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
3.1.3. Kết quả phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của
ngọn, lá lạc 42
3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngọn, lá lạc khác nhau trong khẩu phần đến
khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà thương phẩm Ross 308 46
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 46
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của gà thịt 47
3.2.3. Khả năng chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm 51
3.2.6. Chi phí thức ăn cho gà thí nghiệm 55
3.3. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngọn, lá lạc khác nhau trong khẩu
phần đến tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng của gà sinh sản Lương Phượng 56
3.3.1. Khối lượng gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm 56
3.3.2. Năng suất trứng 56
3.3.3. Năng suất trứng giống và tỷ lệ trứng giống 58
3.3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngọn, lá lạc trong khẩu phần đến khối
lượng trứng của gà thí nghiệm 59

3.3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngọn, lá lạc trong khẩu phần đến chất
lượng trứng 60
3.3.6. Tỷ lệ ấp nở 62
3.3.7. Tiêu tốn thức ăn cho sản lượng trứng và trứng giống 63
3.3.8. Chi phí thức ăn cho sản lượng trứng và trứng giống 64
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 65
1. Kết luận 65
2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi, việc sản xuất bột cỏ, bột lá và phối hợp chúng vào
thức ăn hỗn hợp của gia súc, gia cầm được thực hiện nhiều trên thế giới, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Bởi vì, bột cỏ không chỉ có tác dụng nâng
cao khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi, mà còn góp phần
hạ giá thành sản phẩm. Ở một số nước trên thế giới việc sản xuất bột cỏ, bột
lá đã trở thành một ngành công nghiệp chế biến, như: Thái Lan, Ấn Độ….
Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa học đã kết
luận rằng khi cho vật nuôi ăn bột cỏ thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao
hơn. Thứ c ăn chiế m 60-70% giá thành sản phẩm chăn nuôi và càng ngày nó
càng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩ m, đến an toàn thực phẩm
cho con ngườ i và an toà n môi trườ ng sinh thá i . Mặ c dù quan trọ ng như vậ y ,
nhưng đế n nay , các nghiên cứu tìm ra các loại cây thức ăn có tiềm năng để
sản xuất bột lá và sử dụng cho gà chưa nhiều.
Lạc là cây trồng có diện tích và sản lượng lớn ở nước ta. Hàng năm

theo ước tính, ngoài củ, sản lượng thân lá lạc đạt khoảng 1,2 – 1,4 triệu tấn.
Nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, đang bị bỏ phí
nhiều và làm cơ sở cho việc xây dựng dự án sản xuất thử các cây cỏ có tiềm
năng, làm thức ăn bổ sung cho gia cầm, lợn, cá trong những năm tiếp theo.
Việc nghiên cứu sử dụng bột ngọn, lá lạc bổ sung cho gia cầm nói chung và
gà nuôi nhốt nói riêng là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chế biến và sử dụng bột ngọn, lá lạc cho gà
công nghiệp nuôi tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bột
ngọn, lá lạc, làm cơ sở cho việc phối hợp khẩu ăn cho gà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
- Xác định được mức bổ sung bột ngọn, lá lạc vào khẩu phần của gà đẻ
trứng và gà thịt nuôi nhốt.
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp thêm nguồn tư liệu về
thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bột ngọn, lá lạc làm thức ăn
bổ sung cho vật nuôi.
Kết quả nghiên cứu sử dụng bột ngọn, lá lạc làm thức ăn bổ sung cho
gà sẽ đưa ra tỷ lệ thích hợp trong việc phối hợp khẩu phần cho gà đẻ và gà
thịt nuôi nhốt.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Những nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào nguồn tư liệu về
thành phần hoá học, vitamin và giá trị dinh dưỡng của bột ngọn, lá lạc, giúp
các nhà chăn nuôi ở miền núi phía Bắc có thể lựa chọn nguồn thức ăn bổ sung
từ bột ngọn, lá lạc và phối hợp khẩu phần hiệu quả hơn; giúp cho các nhà sản
xuất thức ăn phối trộn hỗn hợp thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho gà đẻ

và gà thịt nuôi nhốt.
Phối chế bột ngọn, lá lạc vào thức ăn hỗn hợp, đã nâng cao phẩm chất và
năng suất trứng, thịt, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm trong
nông hộ khu vực miền núi phía Bắc.










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá ở gia cầm
Gia cầm khác với các động vật khác ở chỗ cường độ của quá trình trao
đổi chất lớn, thân nhiệt cao (40 – 42
o
C). Gia cầm sinh trưởng nhanh, khối
lượng gà hướng thịt Broiler lúc 50 ngày tuổi gấp 40 – 50 lần khối lượng khi
mới nở (Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân - 1998) [10]
* Tiêu hoá ở miệng

Tuyến nước bọt ở gà kém phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy.
Nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nước bọt
có chứa một ít men amylaza nên cũng có ít tác dụng đối với tiêu hoá. Gà mái có
thể tiết 7 – 12 ml nước bọt trong một ngày đêm (Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh
Vân - 1998) [10].
* Tiêu hoá ở diều
Ở diều, thức ăn được làm mềm, quấy trộn và tiêu hoá từng phần do các
men thức ăn và vi khuẩn có trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng lưu lại trong
diều lâu hơn. Khi thức ăn hạt và nước tỷ lệ bằng nhau 1:1 thì được giữ lại ở
diều 5 – 6 giờ.
Độ pH trong diều gia cầm khoảng 4,5 – 5,8. Sau khi ăn 1 – 2 giờ diều
co bóp theo dạng dãy (khoảng 3 -4 lần co bóp) với khoảng cách 15 – 20 phút,
sau khi ăn 5 – 12 giờ là 10 – 30 phút, khi đói 8 – 16 lần/giờ.
Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân
giải thành đường đa rồi một phần đường chuyển hoá thành đường glucoza.
* Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày gia cầm gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Khối lượng dạ dày
tuyến là 3,5 – 6g. Vách dạ dày gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Dạ dày tiết
dịch có chứa acid Clohidric, pepsin và musin. Sự tiết dịch của dạ dày tuyến là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
không ngừng, sau khi ăn càng được tăng cường. Thức ăn không được giữ lại
lâu ở dạ dày tuyến mà chuyển xuống dạ dày cơ. Ở dạ dày tuyến Protein được
thuỷ phân như sau:
Protein + nước + Pepsin và HCl Abulmoz + Pepton.
Dạ dày cơ có cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh.
Ở đây thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hoá dưới tác
dụng của men dịch dạ dày tuyến, enzyme và vi khuẩn.

Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được chuyển vào tá tràng, có các
men của dịch ruột và tuyến tuỵ cùng tham gia, môi trường kiềm hoá tạo điều
kiện thích hợp cho sự hoạt động của các men phân giải protein và glucid. Sỏi
và các dị vật trong dạ dày làm tăng khả năng nghiền của thành dạ dày.
* Tiêu hóa ở ruột
Dịch ruột gà lỏng, đục, kiềm tính, pH = 7,42 với độ đặc 1,0076 và chứa
các men proteolyse, amonlitic, lypolitic và enterokinaza.
Dịch tuyến tụy lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc
kiềm (pH=6 ở gà, pH=7,2 – 7,5 ở gia cầm khác). Dịch này có chứa men
tripsin, carboxy peptidaza, amylaza, mantaza, lipaza.
Dịch mật của gia cầm được tiết liên tục từ túi mật vào đường ruột, là
dịch lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH = 7,3 – 8,5.
Ở ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào hình cốc của
màng nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa ở ruột già phụ thuộc vào
enzym của ruột non đi xuống, các enzym này chỉ hoạt động ở phần đầu của
ruột già và với tốc độ chậm hơn so với ruột non. Trong ruột già có hệ vi sinh
vật cư trú, về số lượng và chủng loại giống như trong dạ cỏ của động vật nhai
lại. Các vi sinh vật này hoạt động chủ yếu ở manh tràng, phân giải cellulose,
bột đường và protein. Quá trình tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra
các acid béo bay hơi và các amino acid sẽ được hấp thu tại đây.
Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột gà để tổng hợp nên
vitamin K, vitamin B12. Trong ruột già còn có quá trình viên phân, tạo phân.
(Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng, 2003) [31].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
1.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
* Đặc điểm sinh dục của gia cầm
- Cơ quan sinh dục cái của gia cầm

Gồm một buồng trứng và ống dẫn trứng. Buồng trứng có chức năng tạo
lòng đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng
loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo bao ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu
lại trong ống dẫn trứng từ 23,5 - 24 giờ (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998) [10].
+ Buồng trứng
Theo Brandsch H. và Bilchel (1978) [35], xác định trong thời kỳ
đầu ấp trứng cả hai buồng trứng phải và trái đều hình thành và phát triển.
Từ ngày ấp thứ 5 đến 7, buồng trứng trái phát triển hơn buồng trứng bên
phải. Ở gia cầm trưởng thành chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng trái
phát triển và hoạt động chức năng. Còn buồng trứng và ống dẫn trứng
phải không phát triển. Buồng trứng gà có khoảng 586 đến 3605 tế bào
trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995) [14], sự phát triển của mỗi tế
bào trứng gồm 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố như: điều kiện nuôi dưỡng
chăm sóc, lứa tuổi, trạng thái sinh lý của gia cầm. Song điều chung nhất là sự
rụng trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của thần kinh và thể dịch.
+ Ống dẫn trứng
Là một phần hình ống, ở đó xảy ra việc thụ tinh tế bào trứng và kết thúc quá
trình tạo trứng ở lỗ huyệt. Kích thước của ống dẫn trứng thay đổi theo tuổi và hoạt
hóa chức năng hệ sinh dục. Khi thành thục sinh dục, ống dẫn trứng trơn, thẳng, có
đường kính đồng nhất trên chiều dài ống dẫn. Sau khi đẻ quả trứng đầu tiên ống
dẫn trứng có chiều dài 68cm, khối lượng 77g. Khi đẻ với cường độ cao chiều dài
tăng tới 86 – 90cm, đường kính tới 10cm. Ở gà không đẻ, ống dẫn trứng có kích
thước tương ứng là 11 – 18cm và 0,4 – 0,7cm.
Khi gia cầm thành thục, ống dẫn trứng gồm các phần sau: phễu (hình
loa kèn), phần tiết lòng trắng, phần eo, tiếp theo là tử cung, âm đạo, huyệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


6
Phễu: phần mở rộng của phía đầu ống dẫn trứng dài 4 – 7cm, đường
kính 8 – 9cm, nằm dưới buồng trứng. Bề mặt niêm mạc phễu gấp nếp, không
có tuyến. Lớp niêm mạc cổ phễu có tuyến hình ống, chất tiết của nó tham gia
vào tạo trứng và hình thành dây chằng lòng đỏ. Tại đây trứng được thụ tinh
nếu gặp tinh trùng, trứng dừng lại ở đây khoảng 20 phút.
Phần tiết lòng trắng: Là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng. Ở thời kỳ
gia cầm đẻ trứng với tỷ lệ cao, chúng có thể dài tới 20 – 30cm, niêm mạc
phần này có nhiều tuyến hình ống giống như cổ phễu tiết ra lòng trắng đặc
hình thành dây chằng lòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng, trứng dừng ở đây
khoảng 3 giờ.
Phần eo: Là phần hẹp hơn của ống dẫn trứng, dài khoảng 8cm, các
tuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và tiết ra một chất hạt hình thành nên
tấm màng dưới vỏ gồm 2 lớp, 2 lớp này tách nhau ra tại đầu lớn của vỏ trứng
hình thành nên buồng khí. Các dung dịch muối và nước có thể thấm qua
màng này đi vào lòng trắng. Trứng dừng ở đây khoảng 60 – 70 phút.
Tử cung: Là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ, là phần mở to ra tạo
thành tử cung dài 8 – 12cm, tuyến vách tử cung tiết ra một chất dịch lỏng,
chất dịch thẩm thấu qua màng vỏ đi vào trong lòng trắng làm tăng khối lượng
lòng trắng, mặt khác một số tuyến ở tử cung tiết ra một chất dịch hình thành
nên vỏ cứng, quá trình hình thành nên vỏ trứng diễn ra chậm chạp. Trứng
dừng lại ở đây khá lâu 18 – 20 giờ.
Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng
ra ngoài cơ thể. Thành âm đạo có nhiều lớp cơ lớn, niêm mạc nhăn nhưng
không có các tuyến hình ống. Tại chính mép biểu mô của âm đạo tiết ra
một chất dịch tham gia hình thành lớp màng keo ở trên vỏ. Trứng đi qua
phần âm đạo rất nhanh.
- Những trường hợp trứng dị hình:
+ Trứng không có lòng đỏ: Do trong cơ thể có những tế bào chết rơi
vào loa kèn và ống dẫn trứng không phân biệt được, vì vậy, vẫn có quá trình

tạo trứng và hình thành trứng nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
+ Trứng 2 lòng đỏ: Do 2 trứng cùng rụng một thời điểm, hoặc cách
nhau không quá 20 phút, vì vậy, hình thành nên quả trứng rất to.
+ Trứng trong trứng: Thường ít gặp, do bị kích động đột ngột, một quả
trứng hoàn chỉnh bị ống dẫn trứng co lại, gây ra nhu động ngược lên phía
trên, gặp tế bào trứng rụng mới, sẽ nằm cùng với lòng đỏ của trứng mới bên
ngoài được bao bọc bằng lòng trắng và vỏ cứng.
Ngoài ra, còn có trứng méo mó, không vỏ do thiếu khoáng, vitamin D
hoặc do co bóp của ống dẫn trứng…
- Cơ quan sinh dục đực
Gồm: Tinh hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và cơ quan giao phối.
Tinh hoàn có hình ô van hoặc hạt đậu màu trắng hoặc hơi vàng nằm ở
vị trí phía trên thùy thước của thận, cạnh túi khí bụng, khối lượng tinh hoàn
phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý. Cơ quan giao cấu có cấu trúc khác
biệt, nó không phát triển. Ở gà tây gần như không có cơ quan giao phối,
ngỗng, gà, vịt có gai giao cấu nằm sâu ở dưới lỗ huyệt.
Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra tương tự như ở gia súc, tế bào sơ
cấp bằng con đường phân chia hình thành tinh bào thứ nhất phát triển, mỗi
tinh bào thứ nhất lại chia thành hai tinh bào thứ hai, tiếp tục phát triển, sau đó
hình thành tiền tinh trùng và cuối cùng hình thành tinh trùng.
Số lượng một lần phóng tinh gà 0,6 – 2ml. Trong mỗi 1ml chứa 3,2 tỷ tinh
trùng. Các phản xạ và cơ chế giao phối ở gia cầm giống động vật có vú, nhưng
thời gian để tinh trùng từ cơ quan sinh dục đực đến loa kèn rất lâu từ 3 – 5 ngày
nhưng tinh trùng gà sống được rất lâu trong đường sinh dục con cái.
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm
- Khả năng sinh sản của gia cầm

Để duy trì sự phát triển của đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố
cơ bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả chăn nuôi gia cầm. Sản
phẩm của chăn nuôi gia cầm là thịt và trứng, trong đó, sản phẩm trứng được
coi là hướng sản xuất chính của gà hướng trứng. Còn gà hướng thịt (cũng như
gà hướng trứng) khả năng sinh sản quyết định đến sự phân đàn di truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm
trong công tác giống của gia cầm. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm
sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.
Trứng là sản phẩm quan trọng của gia cầm, đánh giá khả năng sản xuất
của gia cầm người ta không thể không chú ý đến sức đẻ trứng của gia cầm.
Theo Brandsch H và Bilchel (1978) [35], thì sức đẻ trứng chịu ảnh
hưởng của 5 yếu tố chính:
+ Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục
+ Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng
+ Tần số thể hiện bản năng đòi ấp
+ Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông
+ Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ)
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng
giống gia cầm.
- Tuổi đẻ đầu
Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và tham gia quá trình sinh
sản. Đối với gia cầm mái, tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả
trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là
thời điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%. Theo Brandsch H và Bilchel
(1978) [35], thì những gà có tuổi đẻ những quả trứng đầu lớn hơn 245

ngày cho sản lượng trứng thấp hơn những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu
nhỏ hơn 215 ngày là 6,9 quả. Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ
nuôi dưỡng các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng. Thời
gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay
muộn liên quan đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định. Những
gia cầm thuộc giống bé có khối lượng cơ thể nhỏ, thường có tuổi thành
thục sinh dục sớm hơn những gia cầm có khối lượng cơ thể lớn. Trong
cùng một giống, cơ thể nào được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, điều kiện thời
tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp, sẽ có tuổi thành thục sinh
dục sớm hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
- Năng suất trứng
Năng suất trứng hay sản lượng trứng của một gia cầm mái là tổng số
trứng đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu
quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ
sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản
xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng là một tính trạng số
lượng, nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng
được đánh giá qua cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ.
- Tỷ lệ đẻ
Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao
của tỷ lệ đẻ có mối tương quan với năng suất trứng. Giống gia cầm nào
có tỷ lệ đẻ cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản, chứng tỏ là giống tốt,
nếu chế độ dinh dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao. Gà chăn
thả có tỷ lệ đẻ thấp trong vài tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và
tỷ lệ đẻ đạt cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và tỷ lệ đẻ thấp ở
cuối kỳ sinh sản. Năng suất trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản

được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ
hai, thứ ba sau đó giảm dần cho đến hết chu kỳ đẻ trứng.
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong
thời gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài
sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ
thuộc vào cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng
chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có
những khoảng thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc
nhiều vào yếu tố di truyền, vì ở các giống khác nhau có bản năng ấp khác
nhau. Điều này chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng,
dinh dưỡng,….
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản
lượng trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
giảm dần về thời gian và cường độ chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ
đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn. Là một tính
trạng số lượng có hệ số di truyền cao, do đó, người ta có thể cải thiện di
truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số
trung bình chung của giống.
- Khối lượng trứng
Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ,
tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng trứng lại quyết
định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sức sống của
gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chon lọc con giống.
Brandsch H và Bilchel (1978) [35] cho rằng: Hiện nay chưa có cách
nào tăng khối lượng của quả trứng mà không đồng thời tăng khối lượng
cơ thể. Đó cũng là một trong những nguyên nhân phải hạn chế khối lượng

trứng ở mức 55 – 60 gam để phù hợp với sinh lý của gà và kỹ thuật ấp nở.
Ngoài ra tăng khối lượng trứng còn làm tăng chi phí thức ăn.
Theo Brandsch H và Bilchel (1978) [35], cho biết: Trứng gia cầm
khi bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm lúc trưởng thành. Khối lượng
trứng phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài, chiều rộng của quả trứng cũng
như khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ.
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [10], trong cùng
một độ tuổi thì khối lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng
trắng lớn hơn, nên giá trị năng lượng giảm dần. Khối lượng gà con khi
nở thường bằng 62 - 78% khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng
của các loại giống khác nhau thì khác nhau.
* Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm
- Đặc điểm hình thái
+ Hình dạng quả trứng: Là một đặc trưng của từng cá thể, vì vậy,
nó được quy định di truyền rõ rệt. Theo Brandsch H và Bilchel (1978)
[35], thì tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của quả trứng là một chỉ số
ổn định 1: 0,75. Hình dạng của quả trứng tương đối ổn định, sự biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
động theo mùa cũng không có ảnh hưởng lớn. Nói chung, hình dạng quả
trứng luôn có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ rệt.
+ Vỏ trứng: Vỏ trứng là phần bảo vệ của trứng, nó cũng đồng thời
tạo ra màu sắc bên ngoài của trứng. Màu sắc của vỏ trứng phụ thuộc vào
giống và từng loại gia cầm khác nhau. Phía ngoài được phủ một lớp keo
dính do âm đạo tiết ra. Lớp keo dính này có tác dụng làm giảm độ ma
sát giữa thành âm đạo và trứng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẻ
trứng, khi đẻ ra nó có tác dụng hạn chế sự bốc hơi nước của trứng và
ngăn cản sự xâm nhập của tạp khuẩn từ bên ngoài vào.

+ Lòng trắng trứng: Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản
phẩm của ống dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là albumin giúp cho việc
cung cấp nước và muối khoáng, tham gia vào việc cấu tạo lông, da trong
quá trình phát triển cơ thể ở giai đoạn phôi. Chất lượng lòng trắng được
xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh. Hệ số di truyền của tính
trạng này khá cao.
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [10], cho biết:
Khối lượng trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng trắng (r = 0,86)
khối lượng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48).
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [15], thì cho rằng: Chỉ số lòng trắng
ở mùa đông cao hơn ở mùa xuân và mùa hè. Trứng gà mái tơ và mái già
có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ tuổi sinh sản. Trứng bảo
quản lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất lượng lòng trắng còn
kém đi khi cho gà ăn thiếu protein và vitamin nhóm B.
+ Lòng đỏ: Là tế bào trứng có dạng hình cầu đường kính 35 -
40mm và được bao bọc bởi màng lòng đỏ, màng này có tính đàn hồi
nhưng tính đàn hồi này giảm theo thời gian bảo quản, ở giữa các hốc
lòng đỏ nối với đĩa phôi lấy chất dinh dưỡng từ nguyên sinh chất để
cung cấp cho phôi phát triển. Lòng đỏ có độ đậm đặc cao nằm giữa lòng
trắng đặc, được giữ ổn định nhờ dây chằng là những sợi protein quy tụ ở
hai đầu lòng đỏ, phía trên lòng đỏ là mầm phôi. Lòng đỏ cung cấp dinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
dưỡng chủ yếu cho phôi. Thông qua nguồn năng lượng dự trữ cho phôi
mà người ta có thể đánh giá được chất lượng lòng đỏ.
Lòng đỏ bao gồm: nước, protein, các axit amin không thay thế, các loại
vitamin … Ngô Giản Luyện (1994) [15], cho biết: Khi chỉ số này xuống 0,33 tức
lòng đỏ bị biến dạng, và chỉ số lòng đỏ ít biến đổi hơn lòng trắng nó sẽ giảm từ

0,25 - 0,29 nếu bị tăng nhiệt độ và bảo quản lâu.
Màu lòng đỏ phụ thuộc vào sắc tố màu và caroten có trong thức ăn.
Màu lòng đỏ ổn định trong suốt thời gian đẻ trứng, nó thay đổi khi khẩu phần
ăn của gà mái thay đổi trước vài tuần. Tuy không biểu thị giá trị dinh dưỡng
của trứng nhưng nó có giá trị thương phẩm lớn.
- Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ (%) số con nở ra so
với số trứng có phôi. Đây là tính trạng đầu tiên biểu hiện sức sống ở đời con,
tỷ lệ nở của trứng không những chứng minh đặc tính di truyền sinh dục của
giống, mà còn là sự xác minh về sự liên quan giữa tỷ lệ nở với cấu tạo của
trứng. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [10], cho rằng: Khối
lượng trứng, sự cân đối giữa các thành phần cấu tạo và cấu trúc vỏ trứng ảnh
hưởng tới tỷ lệ ấp nở. Những quả trứng quá lớn hoặc quá nhỏ đều có khả
năng nở kém hơn những quả trứng có khối lượng trung bình. Khi khối lượng
trứng từ 45 – 64g thì khả năng nở là 87%, khối lượng trứng nhỏ hơn 45g thì
khả năng nở giảm xuống còn 80%, còn những trứng có khối lượng vượt quá
64g thì khả năng nở chỉ còn 71%.
* Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm
Sức sản xuất trứng là chỉ tiêu tổng hợp và biến động, nó chịu ảnh hưởng
bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Giống, dòng ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ
thể giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 – 270 trứng/năm, gà
Lương Phượng 150 - 177 trứng/năm. Về sản lượng trứng, những dòng
chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chọn lọc
kỹ khoảng 15 - 30% về sản lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
- Tuổi gia cầm: Có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng của nó. Như một

quy luật, ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai
giảm 15 - 20% so với năm thứ nhất. Còn vịt thì ngược lại, năm thứ hai cho
sản lượng trứng cao hơn 9 - 15% so với năm thứ nhất.
- Tuổi thành thục sinh dục: Liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, nó
là đặc điểm di truyền cá thể. Sản lượng trứng của 3 – 4 tháng đầu tiên tương
quan thuận với sản lượng trứng cả năm.
- Mùa vụ: Ảnh hưởng đến sức đẻ trứng rất rõ rệt. Ở nước ta, mùa hè sức
đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân, đến mùa thu lại tăng lên.
- Nhiệt độ môi trường xung quanh: Liên quan mật thiết đến sản lượng
trứng. Ở nước ta ,nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng là 14
o
C –
22
o
C. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng lượng
chống rét và trên giới hạn cao sẽ thải nhiệt nhiều qua hô hấp.
- Ánh sáng: Ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm. Nó được xác
định qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ
thời gian chiếu sáng 12h - 16h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên và
ánh sáng nhân tạo để đảm bảo giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 3 -
3,5w/m
2
. Theo Brandsch H và Bilchel (1978) [35], cho biết thời gian gà đẻ
trứng thường từ 7 - 17 giờ, nhưng đa số đẻ vào buổi sáng. Cụ thể số gà đẻ 7
- 9 giờ đạt 17,7% so với tổng gà đẻ trong ngày. Ở nước ta, do khí hậu khác
với các nước, cho nên cường độ đẻ trứng ở gà cao nhất là khoảng 8 – 12 giờ
chiếm 60 đến 70% so với gà đẻ trứng trong ngày.
- Cường độ đẻ trứng: Liên quan mật thiết với sản lượng trứng, nếu
cường độ đẻ trứng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại.
- Chu kỳ đẻ trứng: Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu

tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất và lặp lại tiếp tục chu
kỳ thứ hai. Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết
thúc ở các tháng khác nhau, thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan
thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu
kỳ đẻ trứng. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
- Thay lông: Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng thì gia cầm nghỉ đẻ và thay lông,
ở điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là những điểm quan trọng để
đánh giá gia cầm đẻ tốt hay không. Những con thay lông sớm thường là
những con đẻ kém và kéo dài thời gian thay lông đến 4 tháng. Ngược lại,
nhiều con thay lông muộn và nhanh thời gian nghỉ đẻ dưới 2 tháng, đặc biệt
là đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 đến 5 tuần và đẻ lại ngay sau khi chưa
hình thành bộ lông mới, có con đẻ ngay trong thời gian thay lông. Ngoài ra,
gia cầm đẻ trứng còn chịu sự chi phối trực tiếp của khí hậu, dinh dưỡng, thức
ăn, chăm sóc quản lý, tính ấp bóng…
* Nhu cầu dinh dƣỡng của gà đẻ
Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ được xác định trên nhu cầu duy trì, nhu cầu
sản xuất trứng, nhu cầu sinh trưởng (đối với giai đoạn đầu gà đẻ).
- Nhu cầu năng lượng: Ở gà đẻ, năng lượng của thức ăn được dùng vào
việc duy trì cơ thể, tạo trứng, sinh trưởng của gà ở thời kỳ đầu và tích luỹ mỡ.
Nhìn chung, sản lượng trứng càng cao thì nhu cầu năng lượng càng lớn. Nhưng
ở khẩu phần năng lượng quá cao thường xảy ra các rối loạn trao đổi năng lượng,
gan nhiễm mỡ, giảm năng suất trứng từ 30 - 40%. Vì vậy, phải xây dựng khẩu
phần ăn cho gà đẻ phù hợp theo từng giai đoạn. Theo hướng dẫn của Hội liên
hiệp gia cầm Việt Nam (1995) [32], mức năng lượng thích hợp cho gà đẻ hướng
thịt sau 25 tuần tuổi là 2800 – 2900Kcal/kg thức ăn hỗn hợp, còn đối với gà
hướng trứng là 2750 – 2850 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp.

- Nhu cầu protein: Ở gà đẻ, nhu cầu protein và một số axit amin là
khá cao. Gà sử dụng protein để duy trì cơ thể, thay cũ đổi mới các tế bào
và tạo protit cho trứng. Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất đối
với cơ thể động vật. Tất cả những biểu hiện của sự sống đều gắn liền với
protein và cũng không có loại vật chất nào thay thế được. Do cơ thể động
vật không thể tạo ra protein từ gluxit và lipit, nên protein phải lấy từ thức
ăn một cách đều đặn với số lượng đầy đủ và theo tỷ lệ hợp lý. Người ta đã
tính rằng để duy trì sự sống, cứ 1kg thể trọng cần 3g protein/ngày và tạo ra
100 gam trứng cần 28g protein, bởi vì trong 100g trứng có 11,2g protein,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15
mà hiệu suất sử dụng protein trong thức ăn để tạo trứng khoảng 40%. Nhu
cầu protein cũng thay đổi theo tuổi và sức đẻ trứng của gia cầm. Theo
Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [10], thì vai trò của axit amin
trong cơ thể là rất đa dạng, là thành phần chủ yếu của cơ thể. Axit amin
giữ một vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng gia súc, gia cầm.
- Nhu cầu về khoáng: Ở gà mái đẻ, phần lớn canxi của thức ăn được sử
dụng vào để tạo thành vỏ trứng, vì vậy, nếu thiếu canxi trong thức ăn có thể
dẫn tới ngừng đẻ hoàn toàn. Cứ một quả trứng cần 2g canxi, nên yêu cầu hàm
lượng khoáng trong khẩu phần gà đẻ trên dưới 3,5% trong khẩu phần. Gà mái
nếu thiếu canxi sẽ đẻ ra trứng vỏ mỏng hay hoàn toàn không vỏ. Nhu cầu
photpho cho gà đẻ từ 0,5 - 0,6% trong thức ăn hỗn hợp (Theo hướng dẫn Hội
liên hiệp gia cầm Việt Nam, 1995) [32]. Ngoài ra, gà đẻ còn có nhu cầu về các
nguyên tố khoáng đa vi lượng như: Mn, Zn, Cu, Co, I,…Tuy yêu cầu với số
lượng ít nhưng các nguyên tố này tham gia cấu tạo vỏ trứng, làm bền vỏ trứng,
làm tăng tỷ lệ có phôi và tỷ lệ nở.
- Nhu cầu về nước: Tất cả các quá trình tiêu hoá đều phụ thuộc vào
sự có mặt của nước. Sự phân giải các chất dinh dưỡng là một quá trình

thuỷ phân và các sản phẩm của sự phân giải chỉ được hấp thu vào thành
ruột dưới dạng dung dịch. Do đó, nước trong cơ thể vừa là dung môi vừa là
phương tiện vận chuyển các chất dinh dưỡng. Cơ thể gà mái có tới 60% là
nước, trứng có 66% là nước. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995) [14],
cho biết, gà tiêu thụ lượng nước gấp 2 – 3 lần so với thức ăn trong ngày.
Cường độ bốc hơi nước phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, độ thông thoáng
của tiểu khí hậu chuồng nuôi và sức sản xuất của gia súc, gia cầm.
- Nhu cầu vitamin: Là những chất được sử dụng với hàm lượng rất nhỏ
nhưng lại vô cùng quan trọng. Vitamin tham gia hầu hết các phản ứng sinh
hoá học trong cơ thể. Gà đẻ rất nhạy cảm với sự thiếu hụt vitamin, thậm chí
thiếu hụt một ít cũng làm giảm sức sản xuất của gà. Vitamin ảnh hưởng tới
quá trình trao đổi protein, hydratcacbon, khoáng… nó có tác dụng nâng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16
hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng. Trong chăn nuôi, vitamin đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Vitamin A: Ở gia cầm VTM A ảnh hưởng đến sự phát triển bình
thường của tế bào sinh dục. Thiếu VTM A, gia cầm có sự thay đổi tầng
biểu bì, biểu hiện ở hiện tượng viêm màng nhày của mắt và lỗ mũi, ngoài
ra, làm giảm tốc độ sinh trưởng của gà và sức đẻ trứng của gà, ở gà trống
tinh trùng bị biến dạng và mất khả năng thụ tinh. Thiếu VTM A dẫn đến
phôi chết, phôi chết cao nhất vào ngày ấp thứ 18 đến ngày thứ 21. Gà đẻ
trứng cao sản cần 10.000 – 15.000 UI VTM A/kg thức ăn hỗn hợp. Hàm
lượng caroten trong thức ăn nuôi gà đẻ có ảnh hưởng rõ rệt tới hàm lượng
caroten trong trứng. Hàm lượng β caroten chứa trong lòng đỏ trứng gà
cao sẽ ảnh hưởng tốt đến sự phát triển phôi thai và tỷ lệ ấp nở của trứng
gà và khi dư thừa thì gà dự trữ trong gan.
+ Vitamin D: Có ý nghĩa trong trao đổi canxi, photpho trong cơ thể.

Nếu thiếu VTM D3 sẽ phá huỷ các quá trình tích luỹ vôi trong xương, ở các
cơ thể non biểu hiện tính còi cọc. Gà mái đẻ thiếu VTM D3 làm giảm số
lượng trứng đẻ, giảm tỷ lệ nở của trứng. Các thí nghiệm cho thấy khi nuôi
dưỡng gà bằng khẩu phần có chứa VTM D3 là: 1160UI/kg thức ăn hỗn hợp
thì tỷ lệ ấp nở là 91%, còn khi hàm lượng VTM D3 là 190UI/kg thức ăn hỗn
hợp thì tỷ lệ ấp nở còn 44%. Nhu cầu VTM D3 của gà đẻ là 220UI/kg thức ăn
hỗn hợp (Hội liên hiệp gia cầm Việt Nam, 1995) [32].
+ Vitamin E: Có ảnh hưởng lớn đối với gia cầm, nó giữ cho VTM A
không bị phá huỷ. Nếu thiếu VTM E thì dịch hoàn và buồng trứng bị phá
hoại. Trong thời gian ấp nếu thiếu VTM E dẫn đến hiện tượng teo trung
bì, phôi bì và phôi chết ở ngày thứ 4, ở gà con thấy hiện tượng não bị
mềm và hiện tượng chứng co giật và tê liệt. Nhu cầu VTM E của gà đẻ là
16,5UI/kg thức ăn hỗn hợp.
Ngoài ra, gà đẻ cần nhiều loại VTM khác như: VTM K, VTM C, VTM
nhóm B, để thoả mãn nhu cầu của cả quá trình trao đổi chất và sản xuất sản
phẩm. Do đó, cần phải cung cấp đầy đủ vitamin cho gà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

17
1.1.3. Vài nét về giống gà Lương Phượng
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [10], cho biết gà
Lương Phượng hoa thường được gọi tắt là gà Lương Phượng, do xuất xứ từ
ven sông Lương Phượng. Đây là giống gà thịt lông màu, do Xí nghiệp nuôi gà
thành phố Nam Ninh - tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc lai tạo thành công, sau
hơn chục năm nghiên cứu và sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái
nước ngoài. Gà Lương Phượng có dáng bề ngoài gần giống gà Ri của ta, lông
màu vàng tuyền, đốm hoa hoặc đen đốm hoa. Sở dĩ gọi là gà Lương Phượng,
vì trong đàn gà có nhiều màu sắc khác nhau như một vườn hoa. Mào, tích, tai,
mặt màu đỏ. Gà trống có mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn cong,

chân cao vừa phải. Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc chắn, chân thấp. Da màu
vàng, thịt mịn và mùi vị thơm ngon.
Về năng suất: Gà trống trưởng thành có khối lượng cơ thể khoảng 2,7 –
3,2kg, gà mái đạt 1,8 – 2,1kg vào lúc đẻ. Gà bắt đầu đẻ vào lúc 23 – 24 tuần
tuổi, sau một chu kỳ khai thác trứng đạt 150 - 177 trứng, sản xuất được 130 con
gà con một ngày tuổi. Gà nuôi thịt 65 ngày tuổi đạt 1,5 – 1,6kg; tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng là 2,4 - 2,6kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%.
Nói chung, gà Lương Phượng là giống gà dễ nuôi, có khả năng thích
nghi cao, có khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu nóng, không đòi hỏi
chế độ dinh dưỡng cao, có thể nuôi nhốt, nuôi bán chăn thả và thả vườn có
giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi.
1.1.4. Vài nét về giống gà Ross 308
Nguồn gốc: Gà Ross 308 được tạo từ Anh, do Công ty DABACO Bắc
Ninh nhập trực tiếp về Việt Nam, tiếp sau là Trung tâm giống gia súc - gia
cầm Vĩnh Phúc nuôi thử nghiệm.
Đặc điểm về ngoại hình: Gà Ross 308 có ngoại hình của giống gà
chuyên thịt, thân hình cân đối, ngực sâu rộng, chân chắc, ức phát triển, có
thiết diện vuông. Qua quan sát gà từ giai đoạn gà 1 ngày tuổi thấy gà Ross
308 mới nở có màu lông trắng, chân và mỏ có màu vàng nhạt, trong quá trình

×