Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống nhãn phm-99-1-1 trồng tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 96 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐỖ THỊ PHƢỢNG





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
CHẤT LƢỢNG GIỐNG NHÃN PHM-99-1-1 TRỒNG
TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƢNG YÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP








THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐỖ THỊ PHƢỢNG





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
CHẤT LƢỢNG GIỐNG NHÃN PHM-99-1-1 TRỒNG
TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƢNG YÊN

CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
Mã Số: 60 62 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Thạnh
TS. Nguyễn Thế Huấn






THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của tất cả các cá nhân, tập thể.
Trước tiên tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức
Thạnh, TS. Nguyễn Thế Huấn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Cây ăn quả
- Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
phòng thống kê, kinh tế, dân số, cán bộ và nhân dân huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn của mình.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới Cô Nguyễn Thị Thiết ở xóm 9, xã
Hàm Tử, huyện Khoái Châu đã tận tình chỉ bảo tôi, cung cấp cho tôi những
kiến thức bổ ích để hoàn thiện luận văn của mình.
Để hoàn thành đề tài này tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của
gia đình, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn



Đỗ Thị Phƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu cây nhãn PHM-99-1-1 4
2.1.1.2. Cơ sở khoa học của biện pháp cắt tỉa 5
2.1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng 6
2.1.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá 7
2.1.2. Giới thiệu đại cương về cây nhãn 9
2.1.2.1. Nguồn gốc 9
2.1.2.2. Phân loại 9
2.1.2.3. Một số giống nhãn chính trên thế giới và ở Việt Nam 10
2.1.2.4. Phân bố vùng trồng nhãn 13
2.1.2.5. Đặc điểm sinh vật học 14
2.1.2.6. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây nhãn 18
2.1.3. Tình hình nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu quả và
năng suất của cây nhãn 19

2.1.3.1. Một số nghiên cứu về biện pháp cắt tỉa 20
2.1.3.2. Một số nghiên cứu về phân bón qua lá 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2.1.3.3. Nghiên cứu về các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa,
đậu quả bằng chất kích thích sinh trưởng 21
2.1.3.4. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh 25
2.1.4. Tình hình sản xuất nhãn trên thế giới và trong nước 26
2.1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới 26
2.1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trong nước 27
2.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. Hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 28
2.2.1.1. Vị trí địa lý 28
2.2.1.2. Tài nguyên khí hậu 29
2.2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 33
2.2.2. Thực trạng sử dụng đất huyện Khoái Châu 34
2.2.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả và cây nhãn huyện Khoái Châu 38
Phần 3: VẬT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 41
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ HÓA CHẤT NGHIÊN CỨU 41
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 41
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 41
3.1.3. Thời gian nghiên cứu 41
3.1.4. Hóa chất sử dụng nghiên cứu 41
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 41
3.3. Phương pháp nghiên cứu 43
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học 43
3.3.2. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại 46
3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 46
3.3.4. Chỉ tiêu theo dõi 47
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán 47

Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Ở GIỐNG
NHÃN PHM-99-1-1 48
4.1.1. Đặc điểm hình thái giống nhãn PHM99-1-1 48
4.1.1.1. Đặc điểm hình thái cây nhãn PHM-99-1-1 48
4.1.1.2. Đặc điểm hình thái lá của giống nhãn PHM-99-1-1 49
4.1.1.3. Đặc điểm hình thái quả của giống nhãn PHM-99-1-1 50
4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của giống nhãn PHM-99-1-1 50
4.1.3. Đặc điểm phát triển của giống nhãn PHM-99-1-1 54
4.1.3.1. Đặc điểm ra hoa của giống nhãn PHM-99-1-1 54
4.1.3.2. Một số chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất của giống nhãn PHM-99-1-1 55
4.2. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY NHÃN PHM-99-1-1 57
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KĨ
THUẬT ĐẾN SỰ ĐẬU HOA, ĐẬU QUẢ, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG GIỐNG NHÃN PHM-99-1-1 58
4.3.1. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa đến sự đậu hoa, đậu quả, năng
suất và chất lượng giống nhãn PHM-99-1-1 58
4.3.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa đến khả năng phát sinh lộc
thu của nhãn PHM-99-1-1 59
4.3.1.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến hình thành ra hoa của PHM-99-1-1 60
4.3.1.3. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng giữ quả của nhãn PHM-
99-1-1 61
4.3.1.4. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất 63
4.3.1.5. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến thành phần cơ giới của quả 65
4.3.1.6. Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng biện pháp cắt tỉa 66
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của GA
3
nồng độ khác nhau đến sự đậu hoa, đậu
quả, năng suất, chất lượng nhãn PHM-99-1-1 66

4.3.2.1. Ảnh hưởng của GA
3
nồng độ khác nhau đến quá trình hình thành hoa
của nhãn PHM-99-1-1 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4.3.2.2. Ảnh hưởng của GA
3
nồng độ khác nhau đến khả năng giữ quả của
nhãn PHM-99-1-1 67
4.3.2.3. Ảnh hưởng của của GA
3
nồng độ khác nhau đến các yếu tố cấu thành
năng suất 70
4.3.2.4. Ảnh hưởng của GA
3
nồng độ khác nhau đến thành phần cơ giới của quả 72
4.3.2.5. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng GA
3
nồng độ khác nhau 73
4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sự đậu hoa, đậu quả, năng
suất, chất lượng nhãn PHM-99-1-1 74
4.3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thành hoa của nhãn PHM-99-1-1 74
4.3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng giữ quả của nhãn PHM-99-11 75
4.3.3.3. Ảnh hưởng của của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất 77
4.3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thành phần cơ giới của quả 79
4.3.3.5. Hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng phân bón qua lá 80
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
5.1. KẾT LUẬN 81
5.2. ĐỀ NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
DANH MỤC VIẾT TẮT




CT
:
Công thức
Đ
:
Đồng
Đ/C
:
Đối chứng
Ha
:
Hecta
Kg
:
Kilogam
KHCN & MT
:
Khoa học công nghệ và môi trường
NN &PTNT
:
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NXBNN
:

Nhà xuất bản nông nghiệp
PTTH
:
Phổ thông trung học
TTGDTX
:
Trung tâm giáo dục thường xuyên
THCS
:
Trung học cơ sở





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Giá bán nhãn một số năm gần đây tại chợ Đông tảo huyện Khoái Châu 28
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Khoái Châu năm 1995-2010 30
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Khoái Châu năm 2009 35
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng đất huyện Khoái Châu 38
Bảng 2.5: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả ra đồng
chính năm 2007 - 2009 39
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái cây nhãn PHM-99-1-1 48
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái lá của giống nhãn PHM-99-1-1 49
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái quả của giống nhãn PHM-99-1-1 50
Bảng 4.4.: Khả năng sinh trưởng đợt lộc trong năm 51
Bảng 4.5: Đặc điểm ra hoa của giống nhãn PHM-99-1-1 54
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu về năng suất, phẩm chất nhãn PHM-99-1-1 56

Bảng 4.7: Tình hình sâu bệnh hại trên cây nhãn PHM-99-1-1 57
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa đến khả năng phát sinh lộc
thu của nhãn PHM-99-1-1 59
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tình hình ra hoa của nhãn
PHM-99-1-1 60
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng giữ quả của nhãn
chín muộn qua các ngưỡng thời gian khác nhau 61
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất 63
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến thành phần cơ giới của quả 65
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các biện pháp cắt tỉa (Tính cho
1ha tương đương 250 cây/ha) 66
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của GA
3
nồng độ khác nhau đến quá trình hình thành
hoa của giống nhãn PHM-99-1-1 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của GA
3
nồng độ khác nhau khả năng giữ quả của nhãn
PHM-99-1-1 qua các ngưỡng thời gian khác nhau 68
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của GA
3
nồng độ khác nhau đến các yếu tố cấu thành
năng suất 70
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của GA
3
nồng độ khác nhau đến thành phần cơ giới của quả 72
Bảng 4.18: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng GA
3
nồng độ khác nhau 73

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thành hoa của nhãn PHM-99-1-1 74
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng giữ quả của nhãn PHM-
99-1-1 qua các ngưỡng thời gian khác nhau 75
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất 77
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của phân bón lá đến thành phần cơ giới của quả 79
Bảng 4.23: Hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng phân bón qua lá 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ huyện Khoái Châu- tỉnh Hưng Yên 29
Hình 2.2: Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Khoái Châu năm từ 1995 - 2009 31
Hình 2.3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Khoái Châu năm 2010 36
Hình 4.1: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng giữ quả của nhãn
PHM-99-1-1 qua các ngưỡng thời gian khác nhau 63
Hình 4.2: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất nhãn PHM-99-1-1 64
Hình 4.3: Ảnh hưởng của GA
3
nồng độ khác nhau khả năng giữ quả của nhãn
PHM-99-1-1 qua các ngưỡng thời gian khác nhau 69
Hình 4.4: Ảnh hưởng của của GA
3
nồng độ khác nhau đến các yếu tố cấu thành
năng suất 71
Hình 4.5: Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng giữ quả của nhãn PHM-99-
1-1 qua các ngưỡng thời gian khác nhau 77
Hình 4.6: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất nhãn PHM-99-1-1 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây nhãn (Dimocarpus longan lour) thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae)
không những là một loại cây ăn quả quý, có giá trị kinh tế cao mà còn là loại
cây ăn quả có hàm lượng dinh dưỡng cao. Qua kết quả phân tích thành phần
dinh dưỡng trong quả nhãn ta thấy trong 100g cùi nhãn có 12,38 - 22,55%
đường tổng số trong đó đường glucoza chiếm 3,85 - 10,16%, axit tổng số
chiếm 0,096 - 0,109%; 43,12 - 163,70mg vitamin C; 196,5mg vitamin K;
0,11mg vitamin B1; 0,4mg Fe; 1% protein; 1,4% lipit [16]. Đây là đều là
những chất dinh dưỡng bồi bổ cho sức khỏe con người.
Quả nhãn chủ yếu được dùng để ăn tươi, ngoài ra còn được dùng để chế
biến ra các sản phẩm như long nhãn, nhãn ngâm đường. Các sản phẩm từ
nhãn không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu
ra nước ngoài. Nhãn sấy khô (long nhãn) có thể ăn như mứt hoặc dùng làm
thuốc an thần điều trị chứng suy nhược thần kinh, sút kém trí nhớ, mất ngủ
hay hoảng hốt. Hạt nhãn vỏ nhãn đều dùng làm thuốc trong đông y.
Ở Hưng Yên cây nhãn là cây ăn quả chủ lực chiếm khoảng trên 5000ha
(trong tổng số 10.000 ha cây ăn quả của tỉnh). Doanh thu hàng năm đạt từ 150
-180 tỉ đồng. Những năm trước đây, người trồng nhãn Hưng Yên đa số trồng
giống nhãn lồng có thời gian thu hoạch vào giữa tháng 7 đến đầu tháng 8,
giống ngon rất được ưa chuộng trên thị trường nhưng do thời gian chín tập
trung nên thời vụ nhãn chỉ kéo dài khoảng 3 - 4 tuần. Chính vì vậy việc tuyển
chọn những giống nhãn chín sớm hoặc muộn nhằm kéo dài thời gian thu
hoạch quả được các nhà làm vườn rất quan tâm. Giống PHM-99-1-1 (phố
Hiến muộn) được tuyển chọn từ những cây đầu dòng tại các vườn nhãn lồng
tại các huyện Châu Giang (cũ), tỉnh Hưng Yên, có lá mỏng màu xanh nhạt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


2
mép lá hơi lượn sóng, phiến lá rộng. Quả tròn có màu vàng sáng, vỏ dày, có
nhiều gai nổi rõ, ít bị nứt quả. Quả ăn ngọt đậm, ít thơm, độ Brix 20,1%. Thời
gian cho thu hoạch kéo dài từ 15-8 đến 15-9, giống được công nhận giống
quốc gia vào năm 2005.
Huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên có diện tích trồng giống PHM-99-1-
1 nhiều nhất hiện nay với diện tích hơn 200ha. Giống nhãn muộn này đã và
đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm vườn tuy nhiên người dân ở
đây vẫn trồng và chăm sóc nhãn theo kinh nghiệm cổ truyền, chưa áp dụng
các quy trình thâm canh tiến bộ trên cây nhãn nên vẫn chưa phát huy được hết
tiềm năng năng suất mà cây nhãn đem lại. Hơn nữa, giống chín muộn tuy có
khả năng cho hiệu quả kinh tế cao nhưng thường có những yêu cầu chặt chẽ
vào điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc. Do vậy, những nghiên cứu về các biện
pháp kỹ thuật tác động điều chỉnh sinh trưởng, tăng khả năng ra hoa, đậu quả
của nhãn để phát huy được hết tiềm năng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế
cho người trồng nhãn là điều cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của
tỉnh. Xuất phát từ thực tế những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng giống nhãn PHM-99-1-1 trồng tại huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và áp dụng một số biện
pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất đối với giống nhãn PHM-
99-1-1 trồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra hiện trạng sản xuất, tình hình sâu bệnh hại của giống nhãn
PHM-99-1-1 trồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


3
- Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống nhãn PHM-99-
1-1 trồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Thử nghiệm ảnh hưởng của một số chất điều hoá sinh trưởng, phân
bón qua lá đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả giống nhãn
PHM-99-1-1 trồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định một số yếu tố ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của quả, trên cơ sở này có thể xác định
được các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh sự sinh trưởng, phát triển của quả
nhãn theo hướng mong muốn.
- Khẳng định được tầm quan trọng của các khâu kỹ thuật trong thâm
canh cây nhãn nói riêng và cây ăn quả nói chung.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo,
góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh nhãn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống nhãn PHM-99-1-1 sẽ
góp phần vào việc bố trí cơ cấu giống nhãn của tỉnh Hưng Yên.
- Xác định được nồng độ của một số chất điều tiết sinh trưởng và phân
bón lá nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất quả giống nhãn PHM-99-1-1.
- Bổ sung quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh cây nhãn.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu cây nhãn PHM-99-1-1
Các loại cây ăn quả nói chung cũng như cây nhãn nói riêng đều thích
nghi tới từng vùng sinh thái khác nhau, bởi mỗi giống đều có khả năng sinh
trưởng, phát triển khác nhau và thích nghi với những điều kiện khí hậu khác
nhau. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây nhãn
gồm nhiệt độ, độ ẩm, chế độ nước và chế độ dinh dưỡng. Nhãn là cây á nhiệt
đới, ưa đất ẩm mát, phù sa và nhiều màu. Quá trình phân hóa mầm hoa và sau
đó là ra hoa kết quả xảy ra cùng một năm. Để phân hóa mầm hoa được thuận
lợi cây còn có một thời kỳ ngừng sinh trưởng, trong mùa đông cần có một
thời gian nhiệt độ thấp và khô hạn vừa phải. Theo Trần Thế Tục (1997) [20]
cây nhãn chịu ảnh hưỡng rõ của điều kiện ngoại cảnh, biểu hiện qua quá trình
sinh trưởng, phát triển. Những giống nhãn tốt là có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, cho năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt trong điều kiện sinh thái
nơi trồng trọt.
Hưng Yên là một trong những tỉnh ở miền bắc có điều kiện thích hợp
nhất để trồng nhãn. Trong thời gian qua với chủ trương của tỉnh với việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống cho người dân diện tích cây
ăn quả nói chung và diện tích nhãn, vải đã tăng nhanh, song đôi khi còn phát
triển ồ ạt không kiểm soát được và làm giảm hiệu quả kinh tế của cây nhãn.
Nguyên nhân chính là do sự hiểu biết của người làm vườn còn hạn chế nên đã
chọn giống không tốt, còn nhiều giống nhãn khi trồng không rõ nguồn gốc,
chăm sóc không đúng kỹ thuật nên không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
2.1.1.2. Cơ sở khoa học của biện pháp cắt tỉa

Cây trồng phát triển tốt khi nhận được đầy đủ dinh dưỡng từ 2 nguồn:
- Dinh dưỡng được hút nuôi cây từ bộ rễ
- Dinh dưỡng cung cấp cho cây từ bộ lá do quá trình quang hợp
Sự cân đối giữa 2 nguồn dinh dưỡng này giúp cho cây trồng sinh
trưởng phát triển tốt và do đó con người tác động vào cây có tỷ lệ C/N thích
hợp (C là nguồn cacbon, N là nguồn đạm). Khi C/N cao thường xảy ra ở cây
già bộ rễ hoạt động kém nên cung cấp nhựa nguyên không đủ. Trong khi bộ
khung tán lớn, lá nhiều quang hợp cũng không tốt do vậy việc vận chuyển
nhựa khó khăn. Tỉ lệ C/N thấp thì nhựa luyện ít do quang hợp yếu, lá quá dày
hơn nữa thường xảy ra vào trường hợp cây còn trẻ bộ rễ sung sức, hút các
chất dinh dưỡng mạnh và bón nhiều phân nhất là đạm.
Cây ăn quả nói chung và cây nhãn nói riêng trải qua 2 giai đoạn đó là:
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản
- Giai đoạn kinh doanh
Đối với nghề trồng cây ăn quả cắt tỉa hàng năm cho cây là công việc cần
thiết và tiến hành thường xuyên. Cắt tỉa trong giai đoạn kiến thiết cơ bản để tạo
bộ khung cho tán cây, còn cắt tỉa ở giai đoạn kinh doanh (cây đã cho thu hoạch)
là một biện pháp nâng cao năng suất và phẩm chất, khắc phục hiện tượng cách
năm, kéo dài thời gian thu hoạch và làm tăng hiệu quả kinh tế [31].
Cắt tỉa cho cây khỏe mạnh sung sức và bồi dưỡng được nhiều cành mẹ
tốt, dinh dưỡng không bị phân tán, nhằm điều chỉnh cân đối giữa quá trình
sinh trưởng sinh dưỡng và quá trình sinh trưởng sinh thực tạo điều kiện cho
cây ra hoa, đậu quả tốt. Trần Thế Tục (1997) [21] cắt tỉa tạo tán là một biện
pháp rất có ý nghĩa trong thâm canh nhãn. Hiện nay người làm vườn vẫn chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
nhận thức đầy đủ về thâm canh kỹ thuật, mới chỉ tập trung vào khâu bón phân
và phòng trừ sâu bệnh. Cắt tỉa tạo tán là một công việc thường xuyên trong
năm, nhằm để cho cây phân bố tán đều, nâng cao quang hợp, tập trung dinh

dưỡng cho năng suất cao.
Cây nhãn ưu thế đỉnh sinh trưởng rất mạnh, chùm hoa ra ở ngọn cành
mẹ sau đó nở hoa và kết quả. Thời kỳ có quả các mầm ở nách cành quả không
dễ nảy lộc thành cành bị ảnh hưởng của ưu thế đỉnh sinh trưởng đỉnh chính vì
vậy tỉa bớt hoa, quả tạo điều kiện ngoài việc quả đều còn ra được nhiều cành
thu và cành hè làm cành mẹ cho năm sau [36].
2.1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng
Cây trồng nói chung và cây nhãn nói riêng luôn tồn tại cơ chế các quá
trình sinh trưởng và phát triển nhằm thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh,
duy trì sự sống. Cơ chế này do các chất điều hòa sinh trưởng có trong cây.
Các chất điều tiết sinh trưởng khác nhau được tổng hợp với một lượng rất nhỏ
ở các cơ quan, bộ phận nhất định của cây từ đó vận chuyển sang các bộ phận
khác để điều tiết các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng phát triển
của thực vật đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các bộ phận trong cơ thể.
Gibberellin được tổng hợp ở tất cả các bộ phận còn non của cây và
được vận chuyển không phân cực. Kích thích sự sinh trưởng đặc biệt là sinh
trưởng theo chiều dọc. Kích thích sự hình thành và giải phóng enzym thủy
phân Amilaza, proteaza. Gibberellin có tác dụng nhiều đối với cây ăn quả
thúc cây con phát triển, cây lớn mọc nhiều mầm, nâng cao tỷ lệ đậu quả, kích
thích sự nảy mầm của hạt, củ do tác dụng đặc trưng lên việc phá bỏ trạng thái
ngủ nghỉ cua hạt. Kích thích sự ra hoa của cây ngày dài trong điều kiện ngày
ngắn, tăng hiệu quả xuân hóa [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
Khi phun chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá không những thúc
đẩy nhanh quá trình sinh trưởng phát triển của cây mà còn làm giảm nhanh
quá trình hình thành tầng rời, đảm bảo cho sự vận chuyển chất vào nuôi quả
nên làm giảm tỷ lệ rụng quả.
2.1.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá

Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ để nuôi cây,
nhưng trong đất hàm lượng cung cấp cho cây không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi
lượng trong đất rất ít và lá có thể hấp thu một phần khoáng qua tầng cutin và tế
bào khí khổng. Lượng chất khoáng vào lá phụ thuộc vào tốc độ khô của dung
dịch, khả năng tan của muối, tốc độ xâm nhập của ion. Mặc dù hàm lượng không
lớn nhưng có vai trò rất quan trọng, thiếu nó có thể thay đổi toàn bộ hoạt động
sống của cây. Khi yếu tố vi lượng kết hợp với chất hữu cơ đặc biệt là protein thì
hoạt tính sinh học tăng rất nhiều lần so với dạng tự do. Các nguyên tố vi lượng là
thành phần của nhiều enzym, tham gia tổng hợp nên các phyto hoormon, tăng
hoạt tính các vitamin, tham gia vào quá trình quang hợp và sự trao đổi chất, thúc
đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật [16].
Nghiên cứu cải tiến các phương pháp bón phân bằng cách phun phân
lên lá để lá trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng qua các lỗ khí khổng đã được
thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Tác dụng của phân bón qua lá
cung cấp nhanh và kịp thời các các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần
thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây,
đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinh dưỡng để tạo hoa,
nuôi quả. Dùng phân bón lá cho nhãn tốn rất ít về số lượng mà lại hiệu quả
cao, năng lượng trong quá trình vận chuyển lại được tiết kiệm đến mức tối đa,
nhờ vậy có thể dùng trên đất xấu, đất mặn, đất nghèo dinh dưỡng, có khả
năng giữ nước, giữ phân kém. Phun phân bón lá cho từng thời gian bị hạn có
thể giúp cây tăng khả năng chống chịu, duy trì các hoạt động sinh lý cho cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
ở mức độ nhất định. Ở Trung Quốc, các loại phân bón qua lá thường dùng là
urê, kali, phosphat, supe lân, cloruakali….
Vũ Văn Liết và cộng sự (1997) [14] đã cho biết sử lý phân bón qua lá
có tác dụng làm tăng kích thước rõ rệt, nhưng khối lượng quả tăng không rõ
vì có hàm lượng nước thấp hơn đối chứng, tỷ lệ cùi tăng, tỷ lệ hạt giảm.

Phân bón lá gồm 3 thành phần chính: Các nguyên tố đa lượng, trung
lượng và vi lượng. Ngoài ra còn một số chất kích thích sinh trưởng.
- Nitơ rất cần cho cây ở giai đoạn sinh trưởng, có tác dụng nâng cao
năng suất, phẩm chất quả. Nitơ thúc đẩy quá trình sinh trưởng sinh dưỡng,
nâng cao hiệu quả quang hợp, thuận lợi cho quá trình phân hoá phân hoá mầm
hoa, tăng năng suất.
- Photpho: Giúp cho sự phát triển của rễ, tăng cường khả năng chống
hạn, chống rét cho cây, thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa, sự phát dục của
quả, sự thành thục của hạt,nâng cao phẩm chất quả.
- Kali: Giúp cho cấu tạo của mô thêm cứng cáp, việc vận chuyển sản
phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây thuận lợi. Kali làm tăng sức đề
kháng của cây, thúc đẩy quá trình vận chuyển đường giúp cho quả lớn nhanh.
- Canxi: Tham gia vào cấu tạo vách tế bào, khi cây trồng bị lá nhỏ lại là do
hiện tượng thiếu canxi, mép lá có những đốm khô uốn cong, rễ phát triển kém.
- Magiê: Tham gia vào cấu tạo diệp lục, thúc đẩy quá trình tăng trưởng
quả, nâng cao chất lượng quả.
Theo Trần Thế Tục (1997) [21] để tăng khả năng đậu hoa, đậu quả cần
phun các chất dinh dưỡng vào lúc tàn hoa, phun lên lá vào giai đoạn
này,nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây, giảm bớt rụng quả sinh lý.
Xuất phát từ những cơ sơ trên mà việc nghiên cứu đặc điểm sinh học để
xác định giống tốt phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời tiến hành các
nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng nhãn
trong quá trình sản xuất là thực sự cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
2.1.2. Giới thiệu đại cƣơng về cây nhãn
2.1.2.1. Nguồn gốc
Có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các tài liệu cho rằng nhãn có
nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á, kéo dài từ Trung Quốc đến vùng Ghats ở độ

cao 1600m. Trên thế giới, Trung Quốc là nước có diện tích trồng nhãn lớn nhất.
Theo giáo sư Vũ Công Hậu (1982) [2], nhãn có nguồn gốc ở các vùng
núi Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). Trong khi đó Decandolle (1999)
lại cho rằng lại cho rằng nhãn có nguồn gốc ở Ấn Độ [7]. Leenhouto lại cho
rằng nguồn gốc của nhãn là ở Indonesia. Giáo sư Tanaka Nhật Bản mô tả
rừng nhãn dại gặp ở đảo Hải Nam, Quảng Đông (Trung Quốc), vùng núi phía
bắc Việt Nam, Indonesia và vùng núi Ấn Độ, ông cho rằng nguồn gốc của
nhãn là ở vùng nam Châu Á trải rộng từ Ấn độ đến đảo Hải Nam (Trung
Quốc). Ke - Quan Wu và Cộng sự (1994) [36], khi nghiên cứu hình thái hạt
phấn của 14 giống nhãn trồng điển hình và hoang dại từ 5 vùng của trung
Quốc đã kết luận sự khác nhau từ đường vân của hạt phấn từ các vùng khác
nhau. Từ sự tính toán địa lý sinh sống và quá trình tiến hóa, các tác giả cho
rằng trung tâm nhãn sơ khai là Vân Nam, Trung tâm thứ hai là tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây và Hải Nam (Trung Quốc).
Đặng Vũ Lăng (1996) [13] cho rằng Trung Quốc có 4 loài trong họ Bồ
Hòn trong đó loại Dimocarpus longan được trồng ở Vân Nam, nơi có độ cao
1.400m trên đất đá vôi trong rừng và dùng lấy gỗ, hạt có chất độc, loại
Dimocarpus được trồng ở Vân Nam nơi có độ cao 1000m trong rừng thưa.
2.1.2.2. Phân loại
Cây nhãn có tên khoa học là: Nephelium longan.L. hoặc: Euphora
longana; hoặc Dimocarpus longan)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
Cây nhãn thuộc họ: Bồ hòn (Sapindaceac), chi : Dimocarpus longan
Trong họ bồ hòn có 140 chi, gồm 125 giống với hơn 1000 loài khác nhau,
phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc Châu Á, một phần Châu Úc và
Châu Phi. Theo Tôn Thất Trình (1995) [22] thì họ Sapindaceace gồm khoảng
1000 loài thực vật có giá trị ở xứ nóng, xếp theo 125 tông. Nhãn thuộc tông
Euphoria, tông này có 7 loài mọc ở xứ nóng hay bán nhiệt đới Châu Á.

Tùy thuộc vào từng địa phương, quốc gia mà nhãn có tên gọi khác
nhau. Tiếng Anh gọi longan hoặc Dragonneye (quả mắt rồng), tiếng Malaysia
và Indonesia gọi là quả Beng beng Nhãn Hưng yên và các tỉnh miền núi phía
Bắc thuộc giống phụ Dimocarpus longan var [7].
2.1.2.3. Một số giống nhãn chính trên thế giới và ở Việt Nam
Ở Malisia những giống nhãn địa phương được chia làm 4 nhóm dựa vào
đặc điểm thực vật học và quả là: I sausau, Kakus, Mata khuching (Kai- chao -
wong, 2000) [32].
Theo Li-Rong, Pan - Xuc win, Li - Jiang quan, (1998) [ 33], ở Trung
Quốc hiện nay có khoảng 400 giống đang được trồng ở các tỉnh phía Nam
trong đó 14% giống nhãn chín sớm, 18% thuộc nhóm chín muộn, 68% giống
nhãn chính vụ. Các nơi trồng chính là Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Tiến…
Những giống nhãn chín sớm ở trung quốc được khuyến cáo cho trồng thương
phẩm là: Chiek, Đong bi, Zaohe, Chuliang. Giống chín muộn là Bianxivhen
và Jonyewn. Chuiliang là giống phù hợp cho trồng ở vùng nóng ấm và Fuyan,
shixia phù hợp cho trồng ở vùng lạnh. Giống chính vụ là Fuyan, Wulonggan,
Honghevi, Youtanben, Shixia.
Việc trồng nhãn ở Thái Lan cũng khá phát triển, các tiến bộ về chọn
giống và kỹ thuật thâm canh nhãn ở trình độ khá cao [38]. Những giống nhãn
được trồng nổi tiếng ở đây là: Baw, Chompoo, Haew, Biew - Kiew[32].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
Đài Loan cũng có một tập đoàn nhãn lớn và phong phú gồm 40 giống
thuộc 3 nhóm chín sớm, chín muộn và chính vụ. Nhãn ở Đài Loan chín từ
tháng 7 đến tháng 12. Những giống chủ yếu là: nhãn vỏ phấn, nhãn vỏ đỏ,
nhãn vỏ xanh, nhãn tháng 10…[36].
Úc có mộ bộ giống tốt với 15 giống nhập nội và chọn lọc từ các tập
đoàn giống của Trung Quốc và Thái Lan [29]. Nhãn ở Úc ra hoa vào các
tháng 7 đến tháng 9 và chín vào tháng 1 đến tháng 3[28].

Ở Mỹ hiện nay ở khoảng hơn 10 giống nhãn có giá trị hàng hóa đang
được trồng ở Florida, trong đó có 4 giống nhãn là Biewkiew, Chompoo, Haew
và Edan được chọn lọc từ các tập đoàn giống nhập của Thái Lan, 6 giống là
Florida No1, Florida No11, Florida No12, Degelmast, Keysweeney và ponyai
được lai tạo tại Florida và Caliphornia [35].
Ở Việt Nam sự phân loại nhãn giống nhãn còn mang tính chất tương
đối. Ở miền Nam, các giống nhãn phong phú hơn miền Bắc nhưng cây thường
bé hơn, ra quả sớm hơn, có nhiều vườn có diện tích lớn. Nhãn ở đây thường
được chia làm hai nhóm chính: Nhóm nhãn cùi mỏng, hạt to; nhóm nhãn cùi
dày, hạt mỏng. Nguyễn Minh Châu và cộng sự (1995) [1], đã tiến hành điều
tra các giống cây ăn quả của Nam bộ cho biết trong số 34 chủng loại cây ăn
quả với hơn 370 giống thì chỉ có 21 giống có nguồn gốc trong nước. Đến
năm 1997, các tác giả ghi nhận có 32 giống nhãn trong đó có 30 giống có
nguồn gốc trong nước còn 2 giống nhập từ Thái Lan [2]. Theo Trần Thế Tục
(1999) [20] các giống nhãn được trồng nhiều ở miền Nam là: Nhãn tiêu da bò,
nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tiêu lá bầu, nhãn long, nhãn giồng da bò, nhãn
Vĩnh Châu. Hiện nay có một số giống nhập nội ở Trung Quốc như: Đại Ô
Viện, Thạch Hiệp và Trữ Lương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
Giống nhãn xuồng cơm vàng và tiêu lá bầu có nguồn gốc ở Bà Rịa -
Vũng Tàu và huyện Chợ Lách - Bến Tre đã được viện nghiên cứu cây ăn
quả Miền Nam chọn là 2 giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Hai giống
này đã được Bộ NN & PTNT công nhận và đưa ra phổ biến rộng rãi trong
sản xuất [22].
Ở Miền Bắc do đặc điểm khí hậu có một mùa đông lạnh nên các giống
nhãn ở đây chỉ cho thu hoạch một vụ quả trong năm. Theo Viện nghiên cứu
rau quả [25] thì các giống nhãn cũng được xếp vào hai nhóm chủ yếu :
- Nhóm nhãn cùi: Nhãn lồng, nhãn cùi, nhãn cùi gỗ, cùi hoa nhài, cùi

điếc, hương chi, bàm bàm, đường phèn.
- Nhóm nhãn nước: Nhãn nước, đầu nước cuối cùi, nhãn thóc và nhãn trơ.
Dựa vào thời gian thu hoạch có thể chia nhãn thành 3 nhóm:
- Nhóm chín sớm: Thời gian thu hoạch từ 1/5 - 30/7
- Nhóm chính vụ: Thời gian thu hoạch từ 10/8 - 25/8
- Nhóm chín muộn: Thời gian thu hoạch từ 25/8 - 15/9
Thông qua các hội thi cây nhãn ưu tú và điều tra tuyển chọn nhãn tại
Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái của Viện Nghiên cứu rau quả tại Hưng yên của
Viện cây lương thực và thực phẩm Hải Dương [11], tại yên Sơn, Tuyên
Quang của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên [25] rất nhiều cây nhãn
đầu dòng có năng suất cao, phẩm chất tốt được Bộ NN & PTNT công nhận.
Các cây này đều thuộc nhóm nhãn cùi và đây là nguồn vật liệu khởi đầu quý
giá cho công tác chọn tạo giống mới.
Để tuyển chọn các giống nhãn mới bổ sung vào cơ cấu giống, năm 1999
Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với sở KHCN & MT Hưng Yên tổ chức
cuộc thi tuyển chọn các giống nhãn tốt và đã tuyển chọn được một số giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
nhãn ngon [25], qua một thời gian trồng và theo dõi đã tuyển chọn được một
số giống nhãn chín muộn (PHM-99-1-1, PHM-99-1-2, HTM-1). Các giống
này cũng đã được Bộ NN & PTNT công nhận là đã cho năng suất cao và ổn
định ở nhiều địa phương.
2.1.2.4. Phân bố vùng trồng nhãn
Nhãn được trồng nhiều ở châu Á, khu vực này có diện tích và sản
lượng lớn nhất trên thế giới. Nhãn không được trồng nhiều trên thế giới chỉ có
gần 20 nước trồng nhãn tập trung ở Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt
Nam, Flonida (Mỹ), Úc Có khoảng 300 - 400 giống nhưng chỉ có khoảng 40
giống có ý nghĩa kinh tế về hàng hóa.
Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng nhãn cao nhất. Ngoài

Trung Quốc nhãn còn được trồng nhiều ở Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Việt
Nam, Philippin Đến thế kỷ 19 nhãn mới được đưa trồng ở châu Mỹ, châu
Phi, châu Đại Dương ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Diện tích trồng nhãn của Trung Quốc năm 1995 đã hơn 8 vạn ha. Nhãn
được trồng nhiều ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Tú Xuyên.
Vân Nam, Quý Châu, Hải Nam Trồng nhiều nhất và lâu đời nhất ở Phúc Kiến,
chiếm 48,7% diện tích toàn quốc, tại đây có cây trên 100 năm, ở huyện Phổ
Giang có 3 cây sống trên 380 năm vẫn cho quả, có năm đạt 1000 - 1500kg.
Ở Thái Lan, diện tích trồng nhãn 31.855ha với sản lượng hàng năm là
87.000 tấn, trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc: Chiềng mai, Lum Phun, Prae
với các giống chủ yếu có Daw, Chompoo, Haew, Biew kiew.
Theo Trần Thế Tục (1997) [20], ở Việt Nam cây nhãn được trồng lâu
nhất là ở chùa Phố Hiến thuộc xã Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng
yên cách đây chừng 300 năm. Đây cũng được coi là cái nôi của nghề trồng
nhãn ở các tỉnh phía bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Hiện nay nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Hưng
Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Hà nội, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Ninh,
Bắc Giang Cả vùng có khoảng trên 2 triệu cây, tính mật độ thông thường
diện tích trồng nhãn lên đến 20.000 - 31.250ha [20].
Trong những năm gần đây do nhu cầu quả tươi tại chỗ được phát triển
mạnh ở các tỉnh phía nam: Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Châu (Sóc Trăng),
cù lao An Bình, Đồng Phú (Vĩnh Long) Đặc biệt ở các tỉnh Vĩnh Long, Bến
Tre diện tích tăng lên rất nhanh [7].
2.1.2.5. Đặc điểm sinh vật học
2.1.2.5.1 Rễ
Rễ cây nhãn phân thành rễ mọc thẳng và mọc ngang ở tầng đất dày, tơi
xốp, mực nước ngầm thấp rễ ăn thẳng sâu 3 - 4m, rễ mọc ngang, phát triển

tốt, phân nhánh nhiều rễ hút nằm ở độ sâu 15 - 20cm, do vậy cây nhãn có khả
năng chịu hạn cao. Bộ rễ của nhãn có nấm cộng sinh, giúp rễ tăng cường hút
nước, hấp thụ dinh dưỡng. Ở những vùng sinh thái khác nhau rễ cũng phát
triển khác nhau.
Muốn cho bộ rễ nhãn hoạt động tốt ta cần chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm
đất: Độ ẩm đất 13% là thích hợp cho rễ hoạt động, nhiệt độ tối thích là 23 -
28
0
C, rễ phát triển nhanh nhất, mỗi ngày có thể dài ra 1,4 - 2,4m. Ở nhiệt độ
29 - 20
0
C rễ sinh trưởng chậm, nhiệt độ > 30
0
C rễ ngừng sinh trưởng.
Nhãn có khả năng chịu úng hơn so với nhiều cây khác nhờ cấu trúc của
bộ rễ và hàm lượng tanin chứa trong rễ. Ngập nước 3 - 5 ngày cây chịu được,
song nếu lâu hơn rễ thối.
2.1.2.5.2. Thân, cành
Thân là phần từ cổ rễ đến phần phân cành. Cây ghép hiện nay thân
chính chỉ cao đến hơn 1m, tán xòe rộng, cây trồng hạt thân cao 3 - 5m. Cây
trồng 300 tuổi ở Hưng Yên cao trên 10m. Những cành mọc từ thân chính gọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

×