i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN DUY LAM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG CAM SÀNH
TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯƠNG
2. GS.TSKH. TRẦN THẾ TỤC
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được ai sử dụng và
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Luận án đã sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau,
các thông tin này đều được trích dẫn rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Nguyễn Duy Lam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học
và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống
cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các cơ quan, các nhà khoa học, các cán bộ và các hộ nông dân ở địa
phương mà đề tài đã triển khai, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, khoa Nông
học, khoa Tài nguyên & Môi trường, các đơn vị chức năng cùng các đồng
nghiệp Trường Đại học Nông Lâm. Ban giám hiệu, khoa Kỹ thuật Nông Lâm,
các đơn vị chức năng và các đồng nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật,
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong những năm qua.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Đức Lương
và GS.TSKH. Trần Thế Tục - những thầy giáo hướng dẫn khoa học, đã tận
tình giúp đỡ, truyền tải những kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành bản luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè thân hữu trong và ngoài cơ
quan, người thân trong gia đình luôn hết lòng động viên, khích lệ và giúp đỡ
vô tư, nhiệt tình dành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
luận án này.
Tác giả
Nguyễn Duy Lam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các sơ đồ xi
Danh mục các đồ thị xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
4. Những đóng góp mới của luận án 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5.1. Đối tượng nghiên cứu. 5
5.2. Phạm vi nghiên cứu. 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 6
1.2. Nguồn gốc và lịch sử trồng cam quít trên thế giới 7
1.3. Một số đặc điểm thực vật học chính của cam quít 13
1.3.1. Đặc điểm rễ cam quít 13
1.3.2. Đặc điểm thân, cành 14
1.3.3. Đặc điểm lá cam quít 15
1.3.4. Đặc điểm hoa và tỷ lệ đậu quả ở cam quít 16
1.3.5. Ảnh hưởng của quá trình thụ phấn đến năng suất, chất lượng quả 18
1.3.6. Hiện tượng đa phôi ở cam quít 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
1.4. Một số yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cam quít 20
1.4.1. Nhiệt độ 20
1.4.2. Nước 20
1.4.3. Đất đai 21
1.4.4. Ánh sáng 21
1.4.5. Dinh dưỡng đối với cam quít 22
1.5. Sâu bệnh hại cam quít và các biện pháp phòng trừ 25
1.5.1. Tình hình sâu bệnh hại cam quít 25
1.5.2. Các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại trên cam quít 27
1.6. Tuyển chọn giống cam quít 30
1.6.1. Chọn giống 30
1.6.2. Tuyển chọn và nhân giống cam quít ở Việt Nam 33
1.7. Tóm tắt tổng quan tài liệu trong mối quan hệ với nội dung đề tài 38
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Vật liệu nghiên cứu 39
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 39
2.3. Nội dung nghiên cứu 39
2.3.1. Khái quát đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên trong mối quan
hệ với sản xuất cây ăn quả và sản xuất cam sành ở Hàm Yên 39
2.3.1.1. Vị trí địa lý 39
2.3.1.2. Đặc điểm khí hậu 39
2.3.1.3. Đặc điểm đất đai 39
2.3.1.4. Đặc điểm địa hình 39
2.3.1.5. Một số nhận xét chung về điều kiện tự nhiên trong mối
quan hệ với sản xuất cây ăn quả và sản xuất cam sành 39
2.3.2. Điều tra tình hình sản xuất giống cam sành ở vùng Hàm Yên 39
2.3.2.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 39
2.3.2.2. Tình hình sản xuất cam sành 39
2.3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của giống cam sành 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
2.3.3.1. Đặc điểm về hình thái 39
2.3.3.2. Đặc điểm về sinh trưởng phát triển 40
2.3.4. Điều tra đánh giá tuyển chọn cây cam sành ưu tú 40
2.3.4.1. Kết quả tuyển chọn cây cam sành ưu tú 40
2.3.4.2. Theo dõi một số đặc điểm sinh vật học của cây cam sành ưu tú. 40
2.3.5. Áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất cam sành 40
2.3.5.1. Xác định lượng phân Đạm thích hợp kết hợp với các biện
pháp kỹ thuật tổng hợp 40
2.3.5.2. Xác định lượng phân Lân thích hợp kết hợp với các biện
pháp kỹ thuật tổng hợp 40
2.3.5.3. Xác định lượng phân Kali thích hợp kết hợp với các biện
pháp kỹ thuật tổng hợp 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.1. Các chỉ tiêu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình
hình sản xuất 40
2.4.2. Nghiên cứu các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học 43
2.4.3. Tuyển chọn cây ưu tú 45
2.4.4. Áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khắc phục các yếu
tố hạn chế trong sản xuất cam sành 47
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 50
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
3.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Hàm Yên có liên
quan với sản xuất cam quít 51
3.1.1. Vị trí địa lý 51
3.1.2. Đặc điểm khí hậu huyện Hàm Yên 51
3.1.3. Địa hình 53
3.1.4. Đặc điểm đất đai 53
3.1.5. Một số nhận xét chung về điều kiện tự nhiên 54
3.1.5.1. Những thuận lợi 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
3.1.5.2. Những hạn chế 54
3.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp và sản xuất cam sành 55
3.2.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 55
3.2.2. Kết quả nghiên cứu về hiện trạng sản xuất cam sành 58
3.2.2.1. Tình hình sản xuất 58
3.2.2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng sản xuất cam sành 59
3.3. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học cam sành Hàm Yên 70
3.3.1. Đặc điểm hình thái 70
3.3.1.1. Đặc điểm thân cành 70
3.3.1.2. Đặc điểm của lá 71
3.3.1.3. Đặc điểm của hoa 72
3.3.1.4. Đặc điểm quả 72
3.3.1.5. Đặc điểm hạt 73
3.3.2. Một số đặc điểm về sinh trưởng 74
3.3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và mối liên hệ giữa các đợt lộc 74
3.3.2.2. Một số nhận xét từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm
sinh vật học cam sành 82
3.4. Kết quả tuyển chọn và theo dõi một số đặc điểm năng sinh học
cây cam sành ưu tú 83
3.4.1. Kết quả tuyển chọn cây cam sành ưu tú 83
3.4.2. Một số đặc điểm sinh vật học của cây cam sành ưu tú 86
3.5. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp 91
3.5.1. Kết quả xác định mức phân Đạm kết hợp với một số biện pháp
kỹ thuật tổng hợp đối với cam sành 91
3.5.2. Kết quả xác định mức bón phân Lân kết hợp với một số biện
pháp kỹ thuật tổng hợp đối với cam sành 97
3.5.3. Kết quả xác định mức bón phân Kali kết hợp với một số biện pháp
kỹ thuật tổng hợp đối với cam sành 102
3.5.4. Một số nhận xét chung rút ra từ 03 thí nghiệm 107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 108
I. Kết luận 108
1. Đặc điểm sản xuất cam sành vùng Hàm Yên 108
2. Đặc điểm nông sinh học giống cam sành trồng trọt ở vùng Hàm Yên 108
3. Tuyển chọn cây cam sành ưu tú 108
4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp 109
II. Đề nghị 109
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
viii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đ/C : Đối chứng
CĐD : Cây đầu dòng
NAA : Naphtalene acetic acid
IAA : Indole acetic acid
GA
3
: Giberrelin
PRC : Polymerase Chain Reaction
ELISA : Enzyme Linked Immuno Assay
RRA : Rapid Rural Appraisal
PRA : Participatory Rapid Rural Appraisal
ĐHCT : Đại học Cần Thơ
ĐHNN I : Đại học Nông nghiệp I
VNC : Viện Nghiên cứu
CAQ : Cây ăn quả
KHKTNN : Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
NPK : Phân vô cơ tổng hợp
N : Đạm nguyên chất
P205 : Lân nguyên chất
K20 : Kali nguyên chất
PTNT : Phát triển nông thôn
UBND : Ủy ban nhân dân
NXBNN : Nhà xuất bản Nông nghiệp
NXB Hà Nội : Nhà xuất bản Hà Nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các loài cam quít thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 10
Bảng 1.2: Tên gọi của các nhóm con lai (hybrids) 10
Bảng 1.3: Mức phân bón đối với cam quít 23
Bảng 1.4: Yêu cầu về dinh dưỡng đối với cam quít 24
Bảng 1.5: Một số giống cam quít nhập nội vào Việt Nam những năm gần đây 31
Bảng 1.6: Kết quả điều tra các giống cam quít ở Việt Nam 32
Bảng 1.7: Kết quả tuyển chọn tập đoàn cây có múi sạch bệnh 34
Bảng 3.1: Một số loại đất chính huyện Hàm Yên 53
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hàm Yên năm 2005; 2007 và 2009 55
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp năm 2005; 2007 và 2009 56
Bảng 3.4: Diện tích một số cây ăn quả chính năm 2005; 2007 và năm 2009 57
Bảng 3.5: Tình hình sản xuất cam sành từ năm 2001 đến năm 2008 58
Bảng 3.6: Một số tính chất của đất huyện Hàm Yên 60
Bảng 3.7: Hiện trạng sử dụng đất trồng cam sành 61
Bảng 3.8: Năng suất cam sành trung bình theo độ tuổi và cấp độ dốc 61
Bảng 3.9: Hình thức nhân giống sản xuất cam sành ở Hàm Yên 62
Bảng 3.10: Nguồn gốc xuất xứ giống cam sành trồng ở Hàm Yên 63
Bảng 3.11: Các loại sâu, bệnh hại chính và mức độ phổ biến 64
Bảng 3.12: Thời gian phát sinh gây hại nhiều của các loại sâu, bệnh chính 66
Bảng 3.13: Đặc điểm thân cành cây cam sành 71
Bảng 3.14: Một số đặc điểm của lá cam sành 72
Bảng 3.15: Một số chỉ tiêu về đặc điểm quả cam sành 72
Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu về chất lượng quả cam sành 72
Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu về thành phần sinh hoá quả cam sành 73
Bảng 3.18: Đặc điểm hạt cam sành 73
Bảng 3.19: Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc cam sành 75
Bảng 3.20: Tỷ lệ các loại cành xuân cam sành 77
Bảng 3.21: Nguồn gốc phát sinh các đợt lộc cam sành 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
x
Bảng 3.22: Đặc điểm cành mang hoa và quả cam sành 80
Bảng 3.23: Kết quả đánh giá, tuyển chọn năm thứ nhất 84
Bảng 3.24: Kết quả đánh giá, tuyển chọn cây ưu tú năm thứ hai 84
Bảng 3.25: Kết quả tuyển chọn 11 cây ưu tú ở năm thứ ba 85
Bảng 3.26: Năng suất và địa chỉ của các cây ưu tú 85
Bảng 3.27: Một số đặc điểm về hình thái các cây ưu tú 86
Bảng 3.28: Tỷ lệ các đợt lộc trong năm của các cây ưu tú 87
Bảng 3.29: Một số đặc điểm về lộc xuân của các cây ưu tú 87
Bảng 3.30: Một số đặc điểm về lộc hè của các cây ưu tú 88
Bảng 3.31: Một số đặc điểm về lộc thu của các cây ưu tú 88
Bảng 3.32: Một số đặc điểm về lộc đông của các cây ưu tú 89
Bảng 3.33: Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các cây ưu tú 89
Bảng 3.34: Một số chỉ tiêu sinh hóa trong dịch quả của các cây ưu tú 90
Bảng 3.35: Ảnh hưởng của thí nghiệm đến một số chỉ tiêu sinh trưởng 91
Bảng 3.36: Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tổng hợp và phân
Đạm đến tình hình ra lộc của cây 92
Bảng 3.37: Các biện pháp kỹ thuật và phân Đạm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả 93
Bảng 3.38: Các biện pháp kỹ thuật và phân Đạm ảnh hưởng đến năng suất 94
Bảng 3.39: Sơ bộ hạnh toán hiệu quả kinh tế thí nghiệm phân Đạm 96
Bảng 3.40: Các biện pháp kỹ thuật và phân Lân ảnh hưởng đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng 97
Bảng 3.41: Các biện pháp kỹ thuật và phân Lân ảnh hưởng đến sự ra lộc 98
Bảng 3.42: Các biện pháp kỹ thuật và phân Lân ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả 99
Bảng 3.43: Các biện pháp kỹ thuật và phân Lân ảnh hưởng đến năng suất 100
Bảng 3.44: Sơ bộ hạnh toán kinh tế thí nghiệm với phân Lân 101
Bảng 3.45: Tác động thí nghiệm phân Kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng 102
Bảng 3.46: Các biện pháp kỹ thuật và phân Kali ảnh hưởng đến sự ra lộc
của cây 103
Bảng 3.47: Các biện pháp kỹ thuật và phân Kali ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả 104
Bảng 3.48: Các biện pháp kỹ thuật và phân Kali ảnh hưởng đến năng suất 105
Bảng 3.49: Sơ bộ hạnh toán về hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Tỷ lệ các loại cành của lộc xuân năm thứ nhất 77
Sơ đồ 3.2: Tỷ lệ các loại cành của lộc xuân năm thứ hai 77
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Nhiệt độ, lượng mưa và ẩm độ trung bình 5 năm huyện Hàm Yên 52
Hình 3.2: Nhiệt độ trung bình 5 năm huyện Hàm Yên 52
Hình 3.3: Diện tích một số cây ăn quả chính 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với những công
cuộc đấu tranh: khám phá, chinh phục, giải phóng, khai thác và cải tạo thiên
nhiên, nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất
lượng các loại sản phẩm sinh học.
Sản phẩm hoa quả là một trong những loại sản phẩm có ý nghĩa quan
trọng và không thể thiếu được trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Khi
xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó cũng ngày càng tăng. Trong các loại sản
phẩm về hoa quả, thì sản phẩm cây ăn quả có múi, nhất là cam quít luôn có
một vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Việt Nam được xác định là quê hương của cam quít (Bùi Huy Đáp [22],
[23] và nhiều các tài liệu khác (Hume H.H. (1957) [99]; Swingle, W. (1967)
[111]; [104]; [112] có cùng chung nhận định), ngoài những giống cam quít
của địa phương và nhập nội, hiện nay còn tìm thấy nhiều loài hoang dại thuộc
họ cam quít. Hiện nay cam quít trở thành một trong những cây ăn quả chủ yếu ở
Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam với bộ giống gồm khoảng gần 200
giống khác nhau (Viện nghiên cứu Rau Quả Hà Nội (2000) [76]).
Việt Nam tuy là nước trồng nhiều cam quít và có lịch sử trồng trọt từ
lâu, nhưng năng suất, chất lượng và các sản phẩm của cam quít hiện nay còn
ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cũng như tiến trình
hội nhập khu vực và quốc tế. Nguyên nhân, do Việt Nam còn thiếu bộ giống
tốt, công tác giống chưa thực sự được chú trọng và quản lý tốt, điều kiện kinh
tế còn hạn hẹp, trình độ dân trí còn thấp, tập quán sản xuất còn mang nặng
tính quảng canh. Các địa phương còn thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn thực
sự có năng lực cũng như trình độ khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
Vùng Trung du - Miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu
và nguồn gen phong phú cho phép phát triển tốt về cây ăn quả. Cam quít, trên
thực tế đã là cây trồng phổ biến, nhiều nơi trồng thành những vùng tập trung từ
vài trăm đến vài nghìn hec ta như ở Bắc Sơn (Lạng Sơn), Bắc Quang, Vị Xuyên
(Hà Giang), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Bạch Thông (Bắc Kạn)
Trong tập đoàn giống cam quít ở vùng Trung du - Miền núi phía Bắc, cam sành
(Citrus nobilis Lour) là một giống lai giữa cam và quít (C.reticulata x C.sinensis)
(Do Dinh Ca (1995) [96]) được người dân trồng trọt lâu năm và hiện nay đang
có diện tích trồng trọt lớn nhất so với các giống khác.
Huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), nổi tiếng có vùng cam sành rộng
lớn, thương hiệu cam sành Hàm Yên chính thức xuất hiện và được công bố
rộng rãi tháng 12/2007 (UBND huyện Hàm Yên [75]). Theo số liệu thống kê
của Trung tâm cây ăn quả Hàm Yên năm 2010 [75], toàn huyện hiện có hơn
2.500 hộ trồng cam, trong đó có 2.255 hộ có diện tích trồng dưới 2 ha, 240 hộ
có diện tích từ 2 - 3 ha, 43 hộ có diện tích từ 3 - 5 ha và 10 hộ có diện tích hơn
5ha. Cây cam hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo,
tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nơi đây (Việt Anh (2010) [1]).
Chính từ loại cây này, Hàm Yên đã xuất hiện những “triệu phú cam sành” là
người dân tộc thiểu số như Chúng A Sính; Chúng A Lỷ - thôn Thọ xã Phù Lưu,
năm 2010 trừ chi phí còn lãi trên 300 triệu đồng, ngoài ra còn khá nhiều hộ
nông dân khác đã trở thành triệu phú từ trồng cam.
Tuy nhiên, vùng cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang những năm gần
đây có nhiều diễn biến cần quan tâm là: diện tích trồng trọt tăng mạnh, năng
suất bình quân được cải thiện, tình hình sâu bệnh hại nghiêm trọng diễn ra
phổ biến trên diện rộng, tuổi thọ của cây và vườn ngắn, giống bị thoái hoá và
đang có nguy cơ bị mất đi nguồn gen quý. Bên cạnh đó cũng chưa có nhiều
tài liệu nghiên cứu chi tiết kỹ thuật trồng trọt giống này. Tác giả Đỗ Đình Ca
(1995) [11] khi nghiên cứu khả năng phát triển vùng cam quít tại Hà Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
đưa ra kết luận: Mỗi vùng đều có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, kể cả về loại giống cây trồng, vật nuôi, bởi vậy khi xem xét,
nghiên cứu các loại cây trồng nói chung và cam quít nói riêng phải đặt nó
trong từng điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Sẽ không có đề
xuất có ý nghĩa nếu như trong một điều kiện chung.
Với thực tế nêu trên, việc chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật
học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
giống cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất, nhằm
đánh giá khả năng thích ứng của giống, cũng như hiệu quả của việc sản xuất
giống cam sành trong điều kiện sinh thái vùng Hàm Yên. Xác định những hạn
chế và những căn nguyên của nó do phương thức canh tác mà nông dân trong
vùng đang áp dụng để có những đề xuất thích hợp giúp sản xuất có hiệu quả.
- Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học giống cam sành trồng tại
Hàm Yên, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm phát huy
những đặc điểm di truyền của giống trong điều kiện sinh thái của vùng.
- Điều tra, đánh giá và tuyển chọn những cây ưu tú trong quần thể cam
sành trồng trọt ở địa phương, kết quả tuyển chọn sẽ là vật liệu khởi đầu cho
nghiên cứu và sản xuất giống chất lượng.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khắc phục một số hạn
chế đang tồn tại từ thực trạng canh tác ở địa phương, giúp cho ngành sản xuất
cam sành của địa phương có hiệu quả bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung những tư liệu khoa học về đặc
điểm nông sinh học của giống cam sành trồng ở khu vực miền núi phía Bắc, góp
phần làm phong phú thêm kho tư liệu về cam quít nói chung ở Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
- Các vật liệu tuyển chọn từ công trình này có ý nghĩa bảo vệ và duy trì
nguồn gen bản địa loài cây ăn quả quí mang tính đặc sản của Tuyên Quang cũng
như ở vùng miền núi phía Bắc.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa
trong công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập cũng như chỉ đạo sản xuất tại các
cơ sở Miền núi vốn còn đang lạc hậu và kém phát triển.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả điều tra, đánh giá và phân tích về điều kiện tự nhiên, tình hình
sản xuất nhằm xác định rõ những hạn chế và những căn nguyên của nó do
phương thức canh tác phổ biến trong vùng. Kết quả áp dụng một số biện pháp kỹ
thuật góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cam sành vùng Hàm Yên cũng như
khu vực Miền núi phía Bắc đạt hiệu quả hơn.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho công tác xây dựng định
hướng, kế hoạch, quản lý, chỉ đạo sản xuất cam quít nói chung và cây cam sành
nói riêng đạt hiệu quả hơn trong điều kiện đặc thù của địa phương cũng như các
vùng có có điều kiện tương tự.
- Kết quả tuyển chọn những cá thể cam sành ưu tú từ công trình này đặc
biệt có ý nghĩa với công tác sản xuất giống chất lượng, góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất ở trong vùng.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Là công trình khoa học đề cập có hệ thống giữa nghiên cứu đặc điểm
sinh vật học và đánh giá tiềm năng phát triển giống cam sành vùng Hàm Yên
- Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và có ý nghĩa thiết thực
để tham khảo trong công tác xây dựng định hướng phát triển sản xuất giống
này ở những vùng có điều kiện sinh thái tương tự thuộc vùng núi phía Bắc.
- Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của giống cam
sành góp phần đi sâu nghiên cứu bổ sung về giống cam sành trồng tại Việt Nam
nói chung và giống cam sành trồng ở vùng núi phía Bắc nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
- Đề tài đã tuyển chọn được 03 cây cam sành ưu tú (CĐDCAMSANH
17-01; CĐDCAMSANH 17-02; CĐDCAMSANH 17-03) trong quần thể cam
sành bản địa, kết quả sẽ rất có ý nghĩa đối với công tác bảo trì nguồn gen của
giống cũng như với công tác nghiên cứu và sản xuất giống đảm bảo chất
lượng phục vụ mở rộng sản xuất có hiệu quả.
- Tổng hợp những kết quả điều tra về thực trạng sản xuất đã xác định rõ
những hạn chế và những căn nguyên cơ bản đang tồn tại phổ biến trong sản
xuất. Trên cơ sở đó đã xác định việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp
(bón vôi, bón phân vi lượng, tưới nước, tỉa cành, tỉa lộc, tỉa quả ) kết hợp với
mức phân bón 40kg P/C + 1,5 kg đạm Urê + (2-2,5) kg phân lân Suppe + 1,0
kg Kali cho cam sành ở thời kỳ sản xuất kinh doanh (từ 5 đến 7 tuổi) đạt hiệu
quả sản xuất cao.
- Những tư liệu thu thập được của đề tài là những thông tin khoa học có
ý nghĩa trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như trong công tác
quản lý, quy hoạch và chỉ đạo sản xuất.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Giống cam sành trồng ở Hàm Yên.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài bắt đầu từ năm 2005 đến năm 2009 tại các
xã vùng cam huyện Hàm Yên. Chủ yếu đi sâu nghiên cứu các đặc điểm nông
sinh học, làm cơ sở cho việc chọn tuyển cây ưu tú và áp dụng các biện pháp
kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng giống cam sành trồng ở Hàm Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu tiềm năng cây ăn quả Việt Nam
(Bùi Huy Đáp (1960)[23], Nguyễn Minh Châu (1997)[14], Trần Thế Tục
(1967)[67], và nhiều tác giả khác [8], [30], [32], [81], ) cùng có chung nhận
định, khu vực miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn là vùng có tiềm
năng phát triển cam quít lớn, đặc biệt có ưu thế về điều kiện khí hậu, khả năng
mở rộng diện tích và có tập đoàn giống phong phú, đa dạng. Khí hậu ở vùng
này ngoài thích hợp với sinh trưởng phát triển bình thường của cam quít, còn
có ưu thế nổi bật so với một số vùng khác trong nước là có mùa đông lạnh,
biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các tháng chênh lệch lớn làm cho quả cam
quít đẹp, chất lượng tốt, thể hiện đặc trưng của giống, vì vậy quả cam quít ở
phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn ở phía Nam, quả ít hạt hơn, thịt mềm, mọng
nước và ít xơ bã. Ngoài những ưu thế nổi bật trên, sản xuất cam quít vùng này
còn gặp một số hạn chế rất cơ bản là:
- Địa bàn phân tán, ít vùng có điều kiện sản xuất tập trung lớn.
- Địa hình dốc, hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh làm cho đất
chóng nghèo kiệt dẫn tới tuổi thọ của cam quít ngắn, nếu như không có biện
pháp bảo vệ đất và chăm sóc tốt.
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển, khó khăn trong việc đầu tư lớn. Giao
thông đi lại khó khăn, hạn chế về tiếp thị thị trường, mở rộng vùng sản xuất.
- Trình độ dân trí thấp, trình độ quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán
bộ còn hạn chế. Việc áp dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới vào
sản xuất chưa nhiều, tiến độ chậm. Đây là một trong những hạn chế mang tính
xã hội cao và cực kỳ quan trọng vì phong tục tập quán của người dân vùng này
còn nặng nề, tính thích ứng với cơ chế thị trường sản xuất hàng hoá chậm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
- Tình trạng sâu bệnh hại phát triển trên diện rộng, đặc biệt là những
bệnh nghiêm trọng như Greening, Tresteza,
- Sản phẩm nông nghiệp nói chung, cam quít nói riêng chưa theo kịp sự
cạnh tranh với cơ chế thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
Cam quít được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng,
ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố: các yếu tố về nội tại (di
truyền), các yếu tố sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, đất đai ) và các yếu tố về kỹ
thuật canh tác. Trong đó, các yếu tố về sinh thái ít có sự thay đổi, có thay đổi
cũng mang tính quy luật và thường diễn ra trong khoảng thời gian dài, chính
vì vậy những đặc tính ưu việt của giống (các yếu tố nội tại) biểu hiện ở quá
trình sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao, phẩm chất tốt chịu sự ảnh
hưởng rất lớn bởi các yếu tố về biện pháp kỹ thuật canh tác. Tổng hợp những
kết quả đã nghiên cứu cam, quít của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả
Đỗ Đình Ca (1995) [11] nhận định: “Không thể có một kỹ thuật nào, một
giống nào chung cho tất cả các vùng trên thế giới cũng như ở trong nước
trong việc sản xuất Cam, Quít”. Vì vậy, mỗi vùng sinh thái đặc trưng cần phải
xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với yêu cầu (nội tại) của
từng giống.
1.2. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ TRỒNG CAM QUÍT TRÊN THẾ GIỚI
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quít có lịch sử
trồng trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về nguồn gốc của
cam quít (Bùi Huy Đáp (1960) [23]; Trần Thế Tục (1967) [67]; Haa A.R.C
(1984) [97]; Reuther, W. (1973) [110]; Wakana, A., (1988) [114]; Walter
Reuther et al [115], [116]; …) phần lớn đều thống nhất cam quít có nguồn gốc
ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya Trung Quốc xuống vùng
quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc.
Những báo cáo gần đây (Huang C.H, (1990) [100]; R.B.Singh (1993) [107];
Wakana A Kira (1998) [114]) nhận định, tỉnh Vân Nam Trung Quốc có thể là
nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quít quan trọng, tại đây còn tìm thấy rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
nhiều loài cam quít hoang dại. Loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica) có
nguồn gốc tại miền nam Trung Quốc, là loài cây ăn quả được mang đến trồng
tại Địa Trung Hải và Bắc Phi rất sớm, trước thế kỷ 1 sau công nguyên, những
tài liệu cổ xưa có ghi chép loài cây ăn quả này ở Bắc Phi đến mức làm nhiều
người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây. Các loài chanh vỏ mỏng (Lime,
C. Auranlifolia Swingle) được xác định) có nguồn gốc ở miền nam Trung
Quốc và miền tây Ấn Độ, sau đó được các thuỷ thủ đi biển mang về trồng ở
châu Phi, Địa Trung Hải và châu Âu, v.v
Các loài chanh núm (Lemon, Citrus lemon) chưa xác định được nguồn
gốc, nhưng những kỹ thuật di truyền hiện đại gần đây cho thấy có thể chanh
núm là con lai tự nhiên giữa Citrus medica và Citrus Aurantifolia, chính vì
vậy mà chanh núm có dạng hình thái trung gian giữa hai loại vừa kể trên.
Chanh núm được xác định sử dụng như một loại quả sớm nhất vào năm 1150
ở bắc Phi, vùng biển Địa Trung Hải và châu Âu.
Cam ngọt (Citrus Sinensis L.) được xác định có nguồn gốc ở miền nam
Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonecia, sau đó cũng giống như loài
Citrus medica được các thuỷ thủ và những người lính viễn chinh mang về trồng
ở châu Âu, Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 (Walter Reuther et
al (1989) [117]. Giống cam nổi tiếng thế giới "Washington Navel", ở Việt Nam
vẫn thường gọi là cam Navel được báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một
giống cam ngọt, giống này được phát hiện ở Bahia Brazil, lần đầu tiên trồng ở
Úc năm 1824, ở Florida (Mỹ) năm 1835, ở Califolia năm 1870 và sau đó ở
Washinhton nó trở nên rất nổi tiếng với tên gọi cam Washinhton Navel
(Raymond, P.P (1979) [106]. Giống Washinhton Navel được du nhập và trồng
ở khắp các vùng cam quít trên thế giới.
Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo (theo tác giả Bùi Huy Đáp
(1960) [22]; Walter Reuther el al [114]) có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một
thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới
trồng ở vùng biển Caribe, sau đó bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
sau công nguyên và tiếp theo mới đến các nước ở châu Âu. Bưởi chùm
(Citrus paradisis) được xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của
bưởi (Citrus grandis), xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền tây Ấn Độ,
tiếp theo là trồng ở Bang Florida (Mỹ) vào năm 1809, sau đó lan rộng và trở
thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ. Các giống
quít cũng được xác định có nguồn gốc ở miền nam châu Á, gồm miền nam
Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, sau đó được những người đi biển mang đến
trồng ở Ấn Độ. Quít (Citrus reticulata) được trồng ở vùng Địa Trung Hải, châu
Âu và châu Mỹ muộn hơn so với các loài quả có múi khác, vào khoảng năm 1805.
Tóm lại, cam quít có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của
cam quít trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc
chiến tranh trước đây.
* Các loài trong họ cam quít
Theo tác giả Swingle, W. T và Reece, P. C. (1967) [111], cam quít
thuộc họ Rutaceae có chung những đặc điểm phân loại như: cây có mang
tuyến dầu (chủ yếu phân bố ở lá), bầu mọc nối trên đài hoa, lá phần lớn có
đỉnh viền răng cưa, quả gồm 2 hay nhiều noãn bên trong.
Họ Rutaceae, được phân chia thành 130 giống (genus) nằm trong 7 họ
phụ khác nhau, trong đó họ phụ Aurantirideae có ý nghĩa nhất. Sự phân loại
chi tiết hơn dưới họ phụ Aurantirideae có tộc Citreae (28 genus) và tộc phụ
Citrinae (13 genus), 3 nhóm: “tiền cam quít”, “gần cam quít” và nhóm “cam
quít thực sự” (true citrus group) được phân nhóm từ Citreace và tộc phụ
Citrnae. Sự phân loại cam quít khá phức tạp vì có các yếu tố như: có rất nhiều
giống (cultivars) trong sản xuất và các dạng con lai của các giống này
(hybrids), đột biến và hiện tượng đa bội thể cũng là những nhân tố gây khó
khăn cho phân loại cam quít.
Tác giả Wakana A Kira (1988) [113] tổng hợp, hiện nay tồn tại 2 hệ
thống phân loại cam quít được áp dụng nhiều là Swingle phân chia cam quít ra
thành 16 loài (species) và Tanaka (Nhật Bản) phân chia cam quít gồm 160 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
162 loài. Tanaka quan sát thực tiễn sản xuất và cho rằng các giống (cultivars)
cam quít qua trồng trọt đã có nhiều biến dị trở thành giống mới, căn cứ đặc
điểm hình thái của các giống đã biến dị và ông phân chúng thành một loài
mới hoặc giống mới với tên khoa học được bắt đầu bằng tên của giống hoặc
loài đã sinh ra chúng và kết thúc bằng chữ Horticulture Tanaka. Bảng phân
loại của Swingle đơn giản hơn nên được sử dụng nhiều, tuy nhiên các nhà khoa
học vẫn phải dùng bảng phân loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quít vì
bảng phân loại này chi tiết đến tên từng giống. Có 10 loài quan trọng nhất trong
nhóm “True citrus group” (bảng 1.1) và và tên của một số nhóm con lai phổ
biến (bảng 1.2), đây là những loài được trồng phổ biến và có ý nghĩa với con
người, cụ thể được mô tả như sau:
* Các loài cam quít có ý nghĩa trong sản xuất
Bảng 1.1: Các loài cam quít thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Tên loài Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
C. sinensis
C. aurantium
C. reticulata
C. paradisis
C. grandis
C. limon
C. medica
C. aurantifolia
C. trifoliate
C. F. margarita
Sweets orange
Sour orange
Mandarin
Pomelo (grapefruit)
Shadock (pummelo)
Lemon
Citron
Lime
Tritoliate (poncirus)
Kumquat
Cam ngọt
Cam chua
Quít
Bưởi chùm
Bưởi
Chanh ta
Chanh núm
Chanh vỏ mỏng có núm
Chanh đắng (chanh 3 lá)
Quất
Bảng 1.2: Tên gọi của các nhóm con lai (hybrids)
Tangar
Tangelo
Lemonlime
Citrange
Citrumelo
Limequat
=
=
=
=
=
=
Mandarin
×
sweet orange
Mandarin × graefruit
Lemon × lime
Poncirus × sweet orange
Poncirus × grapefruit
Lime × kumquat
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
Bưởi (C. grandis): Quả to nhất trong các loài cam quít, vị chua hoặc
ngọt, bầu có từ 13 - 15 noãn, eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay các giống
bưởi phần lớn thuộc dạng hạt đơn phôi, và được trồng chủ yếu ở các nước
nhiệt đới như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc Việt Nam có rất
nhiều giống bưởi nổi tiếng (Vũ Công Hậu [33]) như bưởi Đoan Hùng, bưởi
Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, v.v
Bưởi chùm (C. paradisi): Được đánh giá là dạng con lai tự nhiên của
bưởi (C. grandis) (theo Swinge [111] và Walter reuther [115], [116]), vì vậy
hình thái bưởi chùm khá giống với bưởi (C.grandis) nhưng lá nhỏ hơn, eo lá
cũng nhỏ hơn, quả nhỏ, cùi mỏng, vỏ mỏng, vị chua nhẹ. Bưởi chùm có
những giống ít hạt (giống Duncan), phần lớn các giống bưởi chùm có hạt đa
phôi nên cũng có thể sử dụng làm gốc ghép. Quả bưởi chùm là món ăn tráng
miệng rất được ưa chuộng ở châu Âu, người ta gọt nhẹ lớp vỏ mỏng bên
ngoài rồi để cả cùi cắt thành các lát nhỏ dùng sau bữa ăn. Bưởi chùm được
trồng nhiều ở Mỹ, Brazil, riêng bang Florida Mỹ chiếm 70 % sản lượng bưởi
chùm của thế giới. Ở Việt Nam vào những năm 60 đã nhập nội một số giống
bưởi chùm như Duncan, marsh, forterpink, v.v cho năng suất khá, tuy nhiên
bưởi chùm chưa được ưa chuộng thực sự ở Việt Nam (Bùi Huy Đáp [23]).
Cam ngọt (C. sinensis): Cam ngọt quả to hơn các loài cam khác, mùi
vị tinh dầu ở lá các loài cam quít là một đặc điểm để phân loại, lá quít có mùi
cay đậm hơn các loại lá khác. Đặc điểm cam ngọt là có vị rất ngọt, quả có từ 9
- 13 múi, vỏ mỏng và mịn, cam ngọt chiếm tới 2/3 sản lượng cam quít trên thế
giới, là sản phẩm được ưa chuộng nhất trong các loại quả có múi. Cam ngọt
được chia làm rất nhiều nhóm giống như cam Navel, cam Valencia, cam vàng,
cam máu, v.v (Richard Ray Lance Walheim (1980) [109]).
Quít (C. Reticulata): Tuyến dầu của quít có múi đặc trưng giúp có thể
phân biệt được với các loài khác, quả quít nhỏ, vỏ nhẵn, rất rễ bóc vỏ, lá có
răng cưa khá điển hình, ở một số giống, mặt dưới lá màu xanh nhạt, hoa mọc
đơn hoặc chùm nhưng không bao giờ mọc thành chùm có nhánh, màu sắc vỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
quả rất hấp dẫn từ vàng đến vàng - đỏ, đỏ. Quít cũng được chia thành các
nhóm khác nhau như quít Sasuma (trồng phổ biến ở Nhật Bản, còn được gọi
là quít Unshiu hay quít Ôn Châu), quít Kinh hay còn gọi theo tiếng Nhật Bản
là quít Kunenbo, quít vàng, nhóm quít không hạt trong đó có quít Dancy,
Clementine v.v (H.H.Hume (1957) [99]; Walter Reuther el al (1989))[117].
Các loại chanh: Bao gồm có Chanh núm (C. medica), chanh núm vỏ
mỏng (C. aurantifolia), chanh ta (C. limon). Các giống chanh được chia chủ
yếu thành 2 nhóm chanh chua và chanh không chua (acidless). Hạt chanh đa
số là hạt đa phôi, múi tinh dầu của lá cũng đặc trưng cho từng loài, chanh
chua độ acid có thể lên đến 7 - 8 %. Hoa của chanh núm và chanh vỏ mỏng có
màu tím trước khi nở rất đặc trưng, gân lá của 3 loại chanh kể trên cũng rất
khác nhau, dựa vào đó có thể phân biệt được từng loại khi không có quả trên
cây. Ở Việt Nam thấy có cả 3 loại bao gồm: Chanh yên, phật thủ (C. medica),
chanh giấy, chanh vỏ mỏng có núm (C. aurantifolia), chanh ta (C. limon) v.v
(Walter Reuther et al (1989) [116], [117]).
Cam sành: Phân loại khoa học, tác giả Hume H.H. (1957) [99] cho
rằng, cam sành thuộc Giới (regnum): Plantae; ngành (divisio): Angiospermae;
Lớp (class): Eudicots; Bộ (ordo): Sapindales; Họ (familia): Rutaceae; Chi
(genus): Citrus; Loài (species): C. reticulata x maxima. Cam sành thuộc chi
Cam chanh, quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Cam sành
được gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis; Citrus reticulata
hay Citrus sinensis, trên thực tế cam sành là giống lai tự nhiên: C. reticulata x
C. sinensis (tên tiếng Anh: King mandarin) (Hume H.H. (1957) [99]).
Cam sành là một trong những cây ăn quả chủ yếu ở Việt Nam và được
trồng từ Bắc vào Nam, sản phẩm cam sành được gắn liền với tên địa danh
trồng trọt. Ở Miền Bắc (Vũ Mạnh Hải (2001) [30]) có Cam sành Bố Hạ (Bố Hạ
- Yên Thế - Bắc Giang), hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh vàng lá
Greening; Cam sành Bắc Quang (Bắc Quang - Hà Giang); Cam sành Hàm Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
(Hàm Yên -Tuyên Quang) đây là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc,
ngoài ra còn một số vùng trồng tập trung nhưng diện tích nhỏ hơn như: Yên
Bái, Bắc Kạn, Nghệ An, v.v quả được thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán và
vỏ quả có màu vàng cam. Tại miền Nam (Nguyễn Minh Châu (2009)[15]), cam
sành được trồng nhiều ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành,
Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ) quả thu hoạch từ tháng
8 đến tháng 12 hàng năm, vỏ quả có màu xanh sẫm.
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CHÍNH CỦA CAM QUÍT
1.3.1. Đặc điểm rễ cam quít
Rễ cam quít nói chung thuộc loại rễ nấm (Micorhiza), nấm Micorhiza
sống cộng sinh trên lớp biểu bì của rễ, có vai trò như những lông hút ở các cây
trồng và thực vật khác, cung cấp nước, muối khoáng và một lượng nhỏ chất hữu
cơ cho cây, cây cung cấp hydrat carbon cho nấm (Trần Thế Tục (1990) [68],
Viện Bảo vệ thực vật (2001) [78]).
Do những đặc điểm trên mà cam quít không ưa trồng sâu, vì rễ cam quít
chủ yếu là rễ bất định, phân bố rất nông (10-30cm), phân bố tương đối rộng và
tập trung ở tầng đất mặt. Tuy nhiên, mức độ phân bố sâu hay rộng phụ thuộc
vào loại đất, đặc tính của giống, cách nhân giống, chế độ chăm bón, tầng canh
tác và mực nước ngầm. Đặc biệt là biện pháp kỹ thuật canh tác như: làm đất,
bón phân, phương pháp nhân giống, giống gốc ghép và giống cây trồng.
Nghiên cứu sự phát triển của bộ rễ cam trên một số loại đất ở vùng
Phủ Quỳ Nghệ An, tác giả Trần Thế Tục [68] nhận xét: “Trên ba loại đất
trồng cam: đất Bazan, đất phiến thạch, đất dốc tụ thì thấy trên đất bazan rễ
cam ăn sâu và xa nhất. Cùng trồng trên một loại đất và cùng có chế độ chăm
sóc, các giống cam khác nhau có sự phân bố bộ rễ khác nhau. Giống cam có
bộ tán khoẻ tương ứng, có bộ rễ phát triển tốt và ngược lại”.
Nhìn chung rễ cam quít hoạt động mạnh ở thời kỳ 1- 8 năm tuổi sau
trồng, sau đó giảm dần và khả năng tái sinh kém. Trong một năm cam quít có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN