Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất chất lượng giống sắn mới HL2004 - 28 tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HÒE

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG GIỐNG SẮN MỚI HL2004 - 28
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HÒE

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG GIỐNG SẮN MỚI HL2004 - 28
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng
2.TS. Trần Thị Trường

THÁI NGUYÊN - 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hòe


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy
giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nông học, đặc biệt tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng – Phó trưởng khoa
Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, TS. Trần Thị Trường –
Trung tâm phát triển đậu đỗ người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện Đề tài. Cảm ơn các thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Phòng Đào tạo, Khoa Nông học, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức
và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại
trường.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên không tránh
khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các thầy cô

giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Và cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, các bạn sinh viên…Những người luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hòe


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................................... 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ..................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn ..................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................. 4

1.1.2. Giá trị dinh dưỡng..................................................................................... 5
1.2. Tình ]hình sản xuất sắn trong và ngoài nước .................................................. 6
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới. ........................................ 6
1.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ sắn ở Việt Nam ............................................. 9
1.3. Tình hình nghiên cứu sắn trong và ngoài nước ............................................. 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu mật độ, thời vụ, phân bón cho sắn trên thế
giới .................................................................................................................... 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu mật độ, thời vụ, phân bón cho sắn trong nước .... 15
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 18
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 18


iv

2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng đến giống sắn mới
HL2004 - 28 tại Thái Nguyên. ......................................................................... 18
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến giống sắn mới HL2004 – 28..... 19
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ và phân vi sinh
Sông Gianh đến giống sắn mới HL2004 – 28. ................................................ 19
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ và phân hữu cơ
đến giống sắn mới HL2004 – 28. ..................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................... 19
2.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ................................................................. 22
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................... 23
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 25
3.1:Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng đến các yếu tố cấu

thành năng suất, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của giống sắn
mới HL2004 -28 tại Thái Nguyên năm 2014. ...................................................... 25
3.1.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của giống sắn mới HL2004 –
28. ..................................................................................................................... 25
3.1.2. Các đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới HL2004 – 28 .............................28
3.1.3. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn mới HL2004 28....................................................................................................................... 30
3.1.4. Năng suất và chất lượng của giống sắn HL2004 – 28 ............................ 31
3.1.5. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 36
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát
triển, các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của
giống sắn mới HL2004 -28 ở Thái Nguyên năm 2014. ....................................... 37
3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống sắn mới HL2004 – 28 ...... 37
3.2.2. Đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới HL2004 - 28 ..................... 40
3.2.3. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn mới HL2004 - 28 ....42
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của giống
sắn mới HL2004 – 28 ....................................................................................... 44


v

3.2.5. Hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL2004 –28 qua các mật độ
trồng khác nhau ................................................................................................. 48
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ và phân vi sinh Sông
Gianh đến sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế của sắn mới HL 2004 – 28 tại Thái Nguyên năm 2014.... 49
3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống sắn mới HL2004 – 28 ....... 49
3.3.2. Đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới HL2004 – 28..................... 52
3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn mới HL2004 - 28 .......... 54
3.3.4. Năng suất và chất lượng của giống sắn mới HL2004 – 28..................... 56
3.3.5. Hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL2004 – 28 qua các tổ hợp phân

bón. .................................................................................................................... 60
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ
đến sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL2004 – 28 tại Thái Nguyên
năm 2014 .............................................................................................................. 61
3.4.1 Đặc điểm về sinh trưởng phát triển của giống sắn mới HL2004 – 28..... 61
3.4.3 Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn HL2004 28 ...................................................................................................................... 66
3.4.4. Năng suất và chất lượng của giống sắn mới HL2004 – 28 ở các công
thức phân bón khác nhau. ................................................................................. 68
3.4.5. Hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL2004 – 28 ở các mức phân bón khác
nhau. ................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 73
1. Kết luận ............................................................................................................ 74
2. Đề Nghị ............................................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 76


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CCC

: Chiều cao cây

CIAT

: Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

CTTN


: Công thức thí nghiệm

Đ/C

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới

IAS

: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

IITA

: Viện quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

KL Củ

: Khối lượng củ

NLSH

: Năng lượng sinh học

NLU

: Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh


NSCK

: Năng suất củ khô

NSCT

: Năng suất củ tươi

NSSVH

: Năng suất sinh vật học

NSTB

: Năng suất tinh bột

NSTL

: Năng suất thân lá

SL

: Số lá

Phân HC : Phân hữu cơ
Phân VC : Phân vô cơ
TĐT

: Thời điểm trồng


TLTB

: Tỷ lệ tinh bột

TLCK

: Tỷ lệ chất khô


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hòe


viii

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống sắn mới HL2004 -28 .................................................................... 40
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến yếu tố cấu thành năng suất của
giống sắn mới HL2004 -28 .................................................................... 42
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất (NSTL, NSCT,

NSSVH) của giống sắn mới HL2004 -28 ............................................. 44
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ đến chất lượng
(TLCK,NSCK,TLTB,NSTB) của giống sắn mới HL2004 – 28 ............ 46
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống sắn
mới HL2004 -28 .................................................................................... 48
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tổ hợp phân vi sinh Sông Gianh và phân vô cơ đến
tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ ra lá của giống sắn mới
HL2004 -28 ............................................................................................ 50
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của tổ hợp phân vi sinh Sông Gianh và phân vô cơ đến
tuổi thọ lá của giống sắn mới HL 2004 -28 ........................................... 51
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tổ hợp phân vi sinh Sông Gianh và phân vô cơ đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống sắn mới HL2004 – 28 ............... 52
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của phân vi sinh Sông Gianh và phân vô cơ đến yếu tố
cấu thành năng suất của giống sắn mới HL2004 – 28 ........................... 54
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón Sông Gianh và vô cơ đến năng
suất (NSTL, NSCT, NSSVH) của giống sắn mới HL2004 -28 ............ 56
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của tổ hợp phân vi sinh Sông Gianh vô cơ đến chất lượng
(TLCK, NSCK, TLTB, NSTB) của giống sắn mới HL2004 – 28 ............. 58
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vi sinh Sông Gianh và phân vô
cơ đến hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL 2004 -28 ...................... 60
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của tổ hợp phân VC và phân HC đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây và tốc độ ra lá của giống sắn mới HL 2004 -28 .............. 61
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ đến tuổi thọ lá
của giống sắn mới HL2004 -28 ............................................................. 63


ix

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng của giống sắn mới HL2004 – 28 ................................. 64

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ đến yếu tố cấu
thành năng suất của giống sắn mới HL2004 - 28 .................................. 66
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón Hữu cơ và vô cơ đến năng suất
(NSTL, NSCT, NSSVH) của giống sắn mới HL2004 -28 ................... 68
Bảng 3.28. Ảnh hưởng các công thức phân bón khác nhau đến chất lượng
(TLCK, NSCK, TLTB, NSTB) của giống sắn mới HL2004 – 28 ........ 70
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của tổ hợp phân Vô cơ và Hữu cơ đến hiệu quả kinh tế
của giống sắn mới HL 2004 -28 ............................................................ 72


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ ảnh hưởng của thời vụ trồng đến NSTL, NSCT, NSSVH
của giống sắn HL2004 - 28 ....................................................................... 32
Hình 3.2 : Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống sắn
mới HL2004 – 28 ...................................................................................... 37
Hình 3.3 : Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến NSTL, NSCT, NSSVH
của giống sắn mới HL2004 - 28 ............................................................... 44
Hình 3.4 : Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của
giống sắn mới HL2004 - 28 ..................................................................... 49
Hình 3.5: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vi sinh Sông Gianh và
phân vô cơ đến giống sắn mới HL 2004 - 28 ............................................ 61
Hình 3.6: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón Hữu cơ và phân vô cơ đến
hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL 2004 - 28 .................................... 73


1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn
500 triệu người trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Phi, nơi cây sắn được coi
là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dưỡng. Theo
dự báo của (FAO), năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn; trong
đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước phát
triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo
khoảng 254,60 triệu tấn so với các nước phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản
phẩm sắn sử dụng làm lương thực, thực phẩm được dự báo là 176,3 triệu tấn và làm
thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn.
Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, tinh bột sắn
có những ứng dụng hết sức rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, dược liệu, công
nghiệp lên men. Củ, thân và lá sắn đều có nhiều công dụng thiết thực, củ sắn được
dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền, từ sắn củ tươi hoặc từ các sản
phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu
cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ),
phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm… là những hướng chính trong chế biến sắn
công nghiệp. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô,
làm nấm..., bột sắn thô phối trộn với cám ngô, cám gạo, bánh dầu, bột cá, … để làm
thức ăn tổng hợp.
Mặt khác nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và tác hại của nó ảnh
hưởng đến môi trường hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học trên Thế giới đang rất
quan tâm đến nhiên liệu sinh học Ethanol, lợi ích của nguồn nhiên liệu này đem lại
và Sắn là nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học này. Các
nước trên Thế giới đang dần phát triển nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa
thạch như Mỹ phê chuẩn 2,3 tỷ USD vào ngày 8/1/2010 để đầu tư sản suất nhiên
liệu sinh học( nhiên liệu xanh) và dự kiến đến năm 2020 sẽ thay thế 50% nhiên liệu



ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy
giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nông học, đặc biệt tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng – Phó trưởng khoa
Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, TS. Trần Thị Trường –
Trung tâm phát triển đậu đỗ người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện Đề tài. Cảm ơn các thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Phòng Đào tạo, Khoa Nông học, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức
và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại
trường.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên không tránh
khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các thầy cô
giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Và cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, các bạn sinh viên…Những người luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hòe


3


3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được biện pháp
kỹ thuật canh tác hợp lý với giống sắn mới HL2004 – 28 tại tỉnh Thái Nguyên nói
riêng và các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho nhà nghiên cứu, sinh
viên, cán bộ nông nghiệp có quan tâm tham khảo.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Góp phần bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và đặc
biệt là giống sắn mới HL2004 – 28 để đạt hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân
sản xuất sắn ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Trung du và miền núi phía
Bắc nói chung .


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn
1.1.1. Nguồn gốc
Cây sắn có tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz hoa hạt kín, có 2 lá
mầm và thuộc họ thầu dầu có tới hơn 300 chi và 8000 loài phân thành 17 nhóm, có
bộ nhiễm sắc thể 2n = 36. Nhiều tài liệu cho biết cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới của Châu Mỹ La Tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5000 năm
(CIAT, 1993).
Có nhiều giả thiết về trung tâm phát sinh cây của cây sắn , theo De Candolle
1886; Rogers, 1965 trung tâm phát sinh cây sắn vùng đông bắc nước Brazin thuộc
lưu vực sông Amazon tại đây có nhiều chủng loại sắn trồng hoang dại. Trung tâm
hóa phụ có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ.
Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên

đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru
khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ
Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên,
những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm
900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).
Ở Châu Á, sắn được du nhập vào từ thế kỷ XVII và theo hai con đường.
Thứ nhất là vào Ấn Độ sau đó sang Trung Quốc, Mianma và một số nước
khác trong khu vực.
Thứ hai từ Châu Phi đến Nam Mỹ, Philippin, Indonexia rồi lan dần sang các
nước khác.
Các công trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết luận rằng: Cây sắn có
nguồn gốc phức tạp và có bốn trung tâm phát sinh đó là: Brazil có hai trung tâm,
còn lại là ở Mêhicô và Bolivia.
Ở Việt Nam cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ thứ 18 và được canh tác
phổ biến ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện tích sắn trồng nhiều
nhất ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía Bắc và ven biển
Nam Trung Bộ, ven biển Bắc Trung Bộ.


5

1.1.2. Giá trị dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy:
Trong protein của sắn có tương đối đầy đủ các acid amin (nhất là 9 acid amin
không thay thế được cần thiết cho con người) đặc biệt hai acid amin quan trọng là
Lizin và Tritophan có đủ để cung cấp cho nhu cầu của cả trẻ em và người lớn. Củ
sắn rất giàu tinh bột (76,2 - 77,2%), nhưng rất nghèo protein (2,2-2,7%), đặc biệt
acid amin Methionine (0-0,6 % protein) (Hoàng Văn Tiến, 1987; Limon, 1995).
Ngược lại, lá sắn rất giàu protein nhưng hàm lượng độc tố HCN cũng rất cao
(Hoàng Văn Tiến, 1987).

Hiện nay sắn không chỉ đóng vai trò là cây lương thực quan trọng của một số
nước trên thể giới mà sắn còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên
liệu cho nghành công nghiệp chế biến và đặc biệt là nghành chế biến nhiên liệu sinh
học Ethanol.
Ở Việt Nam sắn còn là cây nâng cao kinh tế cho người nông dân với đặc điểm
dễ trồng, ít chịu thâm canh, trồng trên đất dốc, đồi núi vẫn cho năng suất cao đã tạo
điều kiện đưa nền kinh tế vùng sâu vùng xa phát triển.
Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc.
Biến tính tinh bột sắn cho nhiều sản phẩm có giá trị như đường gluccose, fructose …
để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác.
Tinh bột sắn còn được dùng để làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm cho
người, đặc biệt tinh bột sắn là thành phần không thể thiếu được trong ngành công
nghiệp chế biến thức ăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không
bị tan trong nước. Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau.
Thành phần dinh dưỡng không chỉ chứa trong củ sắn, lá sắn cũng chứa hàm
lượng protein cao (20 - 25%), hàm lượng đáng kể các chất Canxi, Caroten, Vitamin
B1, C (Tera 1984). Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu
lysin nhưng thiếu methionin. Trong lá sắn ngoài các chất dinh dưỡng, cũng chứa
một lượng độc tố HCN đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80 - 110mg HCN/1kg lá
tươi. Các giống sắn đắng chứa 160 - 240mg HCN/ 1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một
loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN. Lá sắn
đắng không nên luộc ăn mà nên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp
với các bột khác làm bánh thì hàm lượng HCN còn lại không đáng kể.


6

1.2. Tình hình sản xuất sắn trong và ngoài nước
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới.
Diện tích, sản lượng sắn toàn thế giới trong nhiều năm trở lại đây duy trì tương

đối ổn định ở mức sản lượng 230 triệu tấn sắn và được trồng chủ yếu tại 3 châu lục
châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Năng suất, sản lượng và diện tích trồng sắn
trên thế giới được thể hiện qua bảng 1.1:
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên Thế giới
giai đoạn 2007 - 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2007

19,059

11,967

228,099

2008

19,108

12,197


233,083

2009

19,402

12,265

237,985

2010

19,627

12,405

243,489

2011

20,617

12,744

262,753

2012

20,385


12,881

262,585

2013

20,732

13,347

276,721

Năm

(Nguồn: FAOSTAT,2015)
Tổng sản lượng sắn trên thế giới năm 2013 khoảng 276,721 triệu tấn tăng so
với năm 2007 và 33,232 triệu tấn so với năm 2010. Từ năm 2007 đến năm 2013
diện tích sắn tăng mạnh . Năm 2013 diện tích sắn trên toàn thế giới là 20,732 triệu
ha tăng 1,673 triệu ha so với năm 2007 và 1,107 triệu ha so với năm 2010. Diện tích
sản lượng và năng suất sắn tăng lên cho thấy việc đầu tư vào giống, chọn tạo ra
giống sắn cho năng suất cao, phù hợp từng vùng sản suất cũng là do chiến lược phát
triển lương thực toàn cầu đã thực sự tôn vinh giá trị của cây sắn.
Năm 2012 diện tích trồng sắn trên thế giới giảm xuống so với năm 2011 là
0,232 triệu ha tuy nhiên năng suất sắn vẫn tăng lên 0,137 tấn/ha. Năm 2013 là năm
cây sắn có nhiều chuyển biến, diện tích tăng mạnh lên 20,732 triệu ha, năng suất đạt
13,347 cao hơn 0,466 tấn/ha so với năm 2012 dẫn đến sản lượng sắn tăng cao đạt
276,721 triệu tấn.



7

Nhờ đặc tính thích nghi được với nhiều vùng và ít chịu thâm canh vẫn cho
năng suất khá do vậy sắn được trồng trên nhiều nước trên thế giới với vai trò cây
lương thực và là nguồn nguyên liệu lớn cho các ngành công nghiệp chế biến đặc
biệt là công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học Ethanol. Một số nước trồng sắn chủ
yếu trên thế giới được thể hiện qua bảng số liệu 1.2 :
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những nước
trồng sắn chính trên thế giới năm 2013
Vùng trồng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Toàn thế giới

20,732

13,347

276,721


Châu Phi

14,177

11,143

157,987

Nigeria

3,850

14,026

54,000

Cộng hòa Congo

2,200

7,500

16,500

Angola

1,167

14,051


16,411

Ghana

0,870

16,724

14,550

Mozambique

0,780

12,820

10,000

Châu Mỹ

2,351

12,862

30,250

Brazil

1,525


13,914

21,225

Paraguay

0,175

16,000

2,800

Colombia

0,231

10,715

2,482

Peru

0,097

12,102

1,184

Châu Á


4,181

21,096

88,220

Indonesia

1,065

22,460

23,936

Thái Lan

1,385

21,823

30,228

Việt Nam

0,544

17,899

9,742


Ấn Độ

0,207

34,959

7,236

Trung Quốc

0,285

16,087

4,585
(Nguồn:FAOSTAT,2015)


8

Hiện nay sắn được trồng trên 105 quốc gia trong đó châu Phi có tổng diện tích
trồng sắn chiếm 68,38 % tiếp đến là châu Á chiếm 20,16 % và châu Mỹ với 11,34
% năm 2013.
Châu Phi có tổng diện tích trồng sắn năm 2013 cao đạt 14,177 triệu ha tuy
nhiên năng suất còn thấp chỉ đạt 11,143 tấn/ha thấp hơn 1,719 tấn/ha so với châu
Mỹ và thấp hơn châu Á là 9,953 tấn/ha . Điều đó cho thấy hiệu quả sản xuất của
châu lục này còn chưa cao. Ở Châu Phi nước có diện tích sắn lớn nhất là Nigeria với
3,850 triệu ha, năng suất đạt 14,026 tấn/ha, sản lượng 54,000 triệu tấn. Angola là
nước có diện tích lớn nhất nhưng năng suất lại thấp hơn Ghana 2,719 tấn/ha. Sắn là

nguồn lương thực chính của người dân tại nhiều nước ở vùng này. Châu Phi là nơi
tình trạng suy dinh dưỡng tăng lên gấp đôi trong hai thập kỷ qua nên cây sắn hiện
được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu.
Châu Mỹ có tổng diện tích trồng và sản xuất sắn thấp nhất trong ba châu lục
chỉ với 2,351 triệu ha và với năng suất đạt 12,862 tấn/ha cao hơn 1,719 tấn/ha so
với châu Phi. Brazil là nước trồng sắn lớn nhất châu Mỹ với 1,525 triệu ha tuy nhiên
năng suất sắn của nước Paraguay cao nhất với 16,000 tấn/ha. Tuy nhiên năng suất
hiệu quả kinh tế sản xuất chưa cao do sắn trong châu lục này chủ yếu phục vụ chăn nuôi.
Diện tích trồng sắn của châu Á đạt 4,181 triệu ha, sản lượng 88,220 triệu tấn
đứng thứ hai và sau châu Phi (157,987 triệu ha); năng suất bình quân của châu Á đạt
21,096 tấn/ha cao hơn châu Phi là 9,953 tấn/ha và hơn 8,234 tấn/ha so với châu Mỹ.
Hiện nay sắn không chỉ đóng vai trò làm thức ăn, làm lương thực sắn là
nguyên liệu dồi dào cho nghành công nghiệp chế biến và nguồn nguyên liệu có tiềm
năng lớn cho nghành sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol. Công nghiệp và nhu cầu
ngày càng cao đòi hỏi sắn không chỉ có năng suất cao mà cần có chất lượng củ tốt.
Đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới hiện nay.
Vì vậy, sắn hiện nay đang được sử dụng như một nguyên liệu phù hợp để sản
xuất ethanol trên toàn Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Nhiên liệu sinh học hiện có
tầm quan trọng trong cuộc sống hiện đại kể từ khi giá nhiên liệu hóa thạch đã bắt
đầu tăng vọt do các vấn đề chính trị và cũng là mối quan tâm ngày càng tăng trên tất
cả các vấn đề về ô nhiễm môi trường.


9

Tốc độ tăng nhu cầu hàng năm sử dụng sắn làm lương thực, thực phẩm và thức
ăn gia súc tương ứng là 1,98 và 0,95 %. Châu Phi vẫn là châu lục có sản lượng đứng
đầu thế giới với dự báo vào năm 2020 đạt 168,6 triệu tấn , sắn tại châu lục này phần
lớn vẫn sử dụng làm lương thực thực phẩm (chiếm 77,2%), làm thức ăn gia súc chỉ
chiếm 4,4%.

Cây sắn tiếp tục giữa vai trò quan trọng tại nhiều nước châu Á, đặc biệt là khu
vực Đông Nam Á nơi có tổng diện tích trồng sắn đứng thứ ba sau lúa, ngô và sản
lượng đứng thứ 3 sau lúa và mía (Nair et al,1992) [29].
1.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa và
ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực, thực phẩm
thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Sản xuất sắn là
nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén
đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam
giai đoạn từ năm 2005 đến 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2005

425,50

15,78

671,62


2007

495,50

16,53

819,28

2008

554,00

16,80

930,99

2009

507,80

16,79

853,05

2010

498,00

17,26


859,56

2011

558,17

17,73

989,79

2012

550,81

17,69

974,55

2013

544,30

17,89

974,25

Năm



10

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2013 xuất khẩu sắn và các sản phẩm
từ sắn đạt 3,1 triệu tấn với kim ngạch 1,1 tỷ USD, giảm 25,7% về lượng và giảm
18,6% về kim ngạch so với năm 2012. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng
khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, với năng suất 17,6 tấn/ha.
Diện tích trồng sắn của cả nước có 560 nghìn ha, với tổng sản lượng đạt gần
9,4 triệu tấn. 30% sản lượng thu được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước làm
lương thực, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, làm nguyên liệu
sản xuất xăng sinh học, cồn công nghiệp, v.v... 70% được xuất khẩu dưới dạng tinh
bột hoặc sắn lát khô. Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ hai
thế giới, chỉ sau Thái Lan và đã có mặt ở các quốc gia trong khu vực châu Á như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Nhật Bản, v.v…
Tính đến 2013, cả nước có 6 nhà máy sản xuất nhiêu liệu sinh học sử dụng
nguyên liệu là sắn lát khô đi vào hoạt động, gần 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn
và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công, v.v...Sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng tăng
trưởng nóng trong những năm qua và phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các
nước, do vậy, nghề trồng sắn rất dễ bị động nếu các thị trường giảm nhu cầu nhập
khẩu. Hiện nay Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn
nhất của Việt Nam (chiếm 85,6%) tuy nhiên xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang thị
trường Trung Quốc trong năm 2013 chỉ đạt 946,4 triệu USD, giảm 19,8% so với
năm 2012. Do khủng hoảng kinh tế thế giới và sự trì trệ của ngành Ethanol tại
Trung Quốc, các nhà máy sản xuất cồn tại đây đã đóng cửa gần 70%, một số còn lại
giảm công suất nên nhu cầu nhập khẩu sắn cũng sụt giảm mạnh.
Việt Nam đã đạt tiến bộ kỹ thuật nhanh nhất Châu Á về chọn tạo và nhân
giống sắn. Tiến bộ này là do nhiều yếu tố mà yếu tố chính là thành tựu trong chọn
tạo và nhân giống sắn lai. Năng suất và sản lượng sắn của nhiều tỉnh đã tăng lên gấp
đôi do trồng các giống sắn mới năng suất cao và áp dụng kỹ thuật canh tác sắn thích
hợp, bền vững (Hoàng Kim, Trần Công Khanh, 2005) [6].
Ngoài ra, giá xuất khẩu sắn của Việt Nam hiện đang giảm, thêm vào đó lượng

tồn kho sắn lại cao trong khi nguồn cung từ các thị trường xuất khẩu khác (như Thái


11

Lan và Indonesia) đang rất lớn, giá cả cạnh tranh cũng là nguyên nhân của sự sụt
giảm xuất khẩu sắn sang thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường thế giới nói
chung. Bởi thế, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải chủ động được thị trường và đặc
biệt ưu tiên chính từ thị trường nội địa.
Việt Nam hiện đã trở thành điển hình tiên tiến của châu Á trong việc ứng dụng
công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai (Kawano, 2001; Reinhardt Howeler, 2004).
Những nguyên nhân chính để có những tựu này là:
- Các giống sắn mới có năng suất tinh bột cao gấp đôi so với các giống sắn địa
phương đã thực sự mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho người trồng sắn.
- Toàn quốc hiện có 8 nhà máy chế biến tinh bột sắn và sản xuất cồn với tổng
công suất ước khoảng 7 triệu tấn củ tươi/năm, và 6 nhà máy chế biến nhiên liệu sinh
học (ethanol) đang được triển khai, tạo thuận lợi cho sản xuất sắn. Các nhà máy này
có địa điểm xây dựng trải rộng trên toàn quốc, thuận lợi cho việc thu mua nguyên
liệu và giảm chi phí vận chuyển. Ngoài ra, còn có trên 4000 cơ sở chế biến sắn lát,
tinh bột sắn thủ công có công suất dưới 10 tấn củ tươi/ngày nằm rải rác ở hầu hết
các tỉnh trồng sắn, chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Đồng Nai.
- Sản phẩm sắn Việt Nam có nhu cầu cao đối với thị trường xuất khẩu và tiêu
thụ nội địa. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm gần 10 triệu sắn củ tươi, trong đó
khoảng 70% dành cho xuất khẩu và 30% cho tiêu thụ trong nước. Việt Nam hiện đã
trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.
- Cây sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện
kinh tế nông hộ. Nông dân Việt Nam tích cực áp dụng giống và tiến bộ kỹ thuật mới
vào sản xuất sắn.
1.3. Tình hình nghiên cứu sắn trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu mật độ, thời vụ, phân bón cho sắn trên thế giới

1.3.1.1. Một số kết quả về phân bón cho sắn trên thế giới
Theo tác giả Weite, Z. (1996) [30] cho rằng sắn được trồng trên đất giàu dinh
dưỡng hoặc được bón đầy đủ và hợp lý các loại phân vô cơ, hữu cơ thì sức sinh
trưởng tốt dần đến năng suất củ, năng suất sinh học, tỷ lệ tinh bột đạt cao. Nếu sắn


12

trồng trên đất nghèo dinh dưỡng có sức sinh trưởng yếu, năng suất củ, năng suất sinh
vật học và tỷ lệ tinh bột trong củ thấp. Bón quá nhiều phân đặc biệt là đạm đối với
một số giống sắn có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ dẫn đến thân lá phát triển nhiều,
năng suất sinh vật học cao, năng suất củ tươi giảm, chỉ số thu hoạch thấp. Nếu cung
cấp P, K vượt quá mức giới hạn cho phép sẽ ức chế đến sự hấp phụ các chất dinh
dưỡng khác như Fe và Zn hoặc Ca, Mg làm cho sắn sinh trưởng và phát triển kém,
năng suất củ giảm. Việc cung cấp dư đạm dẫn đến cây sắn phát triển rất mạnh về thân
lá, ẩm độ không khí của bộ lá cao, không bào lá lớn, lá non hơn dẫn đến cây sắn dễ bị
sâu bệnh phá hoại. Bón phân dư thừa sẽ làm tăng giá thành sản xuất và đôi khi làm
giảm năng suất dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì vậy duy trì việc cung cấp dinh
dưỡng cân đối cho cây sắn là rất cần thiết để đạt năng suất cao.
Tác giả Duangpatra (1987)[18] cho biết đạm là nguyên tố rất quan trọng đối
với sinh trưởng và phát triển của cây sắn. Cây sắn hấp thu một lượng N rất lớn từ
đất, nên bón đạm làm tăng số lá trên thân, số đốt, số rễ củ và năng suất củ. Tuy
nhiên, theo các tác giả khác thì bón đạm làm giảm tỷ lệ tinh bột chứa trong củ. Ở
các thí nghiệm dài hạn và ngắn hạn cho thấy sắn phản ứng với đạm rất mạnh, nhất
là ở các loại đất nghèo dinh dưỡng. Phản ứng của sắn đối với các liều lượng đạm
khác nhau đã thể hiện rõ ngay từ năm đầu thí nghiệm đầu tiên. Ngoài ra có mối
quan hệ khá rõ giữa lượng đạm bón vào đất và hàm lượng N chứa trong thân lá sắn,
hàm lượng N trong thân lá tăng khi bón đạm tăng.
Theo tác giả Weite (1987)[31] nếu lúc thu hoạch người ta lấy toàn bộ sinh
khối của sắn có trên đồng ruộng (củ tươi, các bộ phận thân lá) thì họ đã lấy đi hầu

hết các chất hữu cơ do cây sắn hấp thụ được trong quá trình sinh trưởng và phát
triển bao gồm 75%N, 92%Ca, 76%Mg. Số liệu phân tích được cho thấy tổ hợp lân
chứa trong củ lúc thu hoạch tương đương với lượng P ở bộ phận trên mặt đất (thân,
lá) khi thu hoạch cộng với lượng P ở nhiều bộ phận lá đã rụng (lá già). Riêng ở rễ
và củ sắn thì tỷ lệ N:P:K bị lấy đi khi thu hoạch là 2:1:4. Song tính chung cho tất cả
các bộ phận ở dưới và trên mặt đất thì tỷ lệ là 3:1:3.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................................... 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ..................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn ..................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................. 4
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng..................................................................................... 5
1.2. Tình ]hình sản xuất sắn trong và ngoài nước .................................................. 6
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới. ........................................ 6
1.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ sắn ở Việt Nam ............................................. 9

1.3. Tình hình nghiên cứu sắn trong và ngoài nước ............................................. 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu mật độ, thời vụ, phân bón cho sắn trên thế
giới .................................................................................................................... 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu mật độ, thời vụ, phân bón cho sắn trong nước .... 15
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 18
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 18


×