Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật emina đến sinh trưởng phát triển và năng suất khoai tây giống atlantic tại vĩnh yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







TRẦN THỊ LÊ NGA




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT EMINA
ðẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT KHOAI TÂY
GIỐNG ATLANTIC TẠI VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC




Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH








HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i

LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


Trần Thị Lê Nga


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN





Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành ñến GS.TS. Nguyễn Quang
Thạch, ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong việc ñịnh hướng ñề tài cũng như
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy cô giáo trong Viện Sau ñại
học, Bộ môn Sinh lý thực vật - Khoa Nông học, Viện sinh học Nông nghiệp -
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo UBND Phường Hội Hợp – Vĩnh
Yên – Vĩnh Phúc ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
ñề tài.
Qua ñây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, người
thân, bạn bè, là những người luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực tập tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Học viên



Trần Thị Lê Nga
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục ñồ thị x
1 MỞ ðẦU 1
1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 3
1.2.2 Yêu cầu: 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn. 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Nguồn gốc lịch sử phát triển khoai tây 4
2.2 Phân loại thực vật khoai tây 5
2.3 Các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của khoai tây 6
2.3.1 Thời kỳ nghủ nghỉ 6
2.3.2 Thời kỳ nảy nầm 6
2.3.3 Thời kỳ sinh trưởng thân lá 7
2.3.4 Thời kỳ hình thành tia củ 7
2.3.5 Thời kỳ phát triển củ 8
2.4 Yêu cầu ngoại cảnh ñối với cây khoai tây 8
2.4.1 Nhiệt ñộ 8
2.4.2 Ánh sáng 8
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

2.4.3 Nước 9
2.4.4 ðất trồng và dinh dưỡng 9
2.5 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới 10
2.6 Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam 13

2.7 Vi sinh vật hữu hiệu và tình hình nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm
EM trên thế giới và ở Việt Nam 17
2.7.1 Vi sinh vật hữu hiệu 17
2.7.2 Nguồn gốc và các dạng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM 17
2.7.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới 19
2.7.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM ở Việt Nam 22
3 ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Vật liệu ñối tượng và thời gian nghiên cứu 26
3.1.1 ðối tượng nghiên cứu: Giống Alantic 26
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 26
3.1.3 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 26
3.2 Nội dung nghiên cứu 26
3.2.1 Thí nghiệm 1 26
3.2.2 Thí nghiệm 2 27
3.2.3 Thí nghiệm 3 27
3.2.4 Thí nghiệm 4: 27
3.3 Phương pháp nghiên cứu 28
3.3.1 Thiết kế thí nghiệm 28
3.3.2 Phương pháp trồng và chăm sóc 28
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 31
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 32
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Thí nghiệm 1: ðánh giá ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm
EMINA cho củ giống ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của khoai tây 33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

4.1.1 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA cho củ giống
ñến tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của khoai tây 33

4.1.2 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA cho củ giống
ñến khả năng sinh trưởng của khoai tây 34
4.1.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây 35
4.1.4 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA cho củ giống
ñến tỷ lệ một số sâu, bệnh hại chính của khoai tây 37
4.1.5 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA cho củ giống
ñến tỷ lệ kích thước củ 38
4.2 Thí nghiệm 2: ðánh giá ảnh hưởng của chế phẩm EMINA
Bokashi ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây. 40
4.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA Bokashi ñến
tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của khoai tây 40
4.2.2 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA Bokashi ñến
khả năng sinh trưởng của khoai tây 41
4.2.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây 43
4.2.4 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA Bokashi ñến
tỷ lệ một số sâu, bệnh hại chính của khoai tây 44
4.2.5 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA Bokashi ñến
tỷ lệ kích thước củ 46
4.3 Thí nghiệm 3: ðánh giá ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm
EMINA ñến sinh trưởng phát triển và năng suất của khoai tây. 47
4.3.1 Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ mọc
mầm và thời gian sinh trưởng của khoai tây 47
4.3.2 Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA ñến khả năng
sinh trưởng của khoai tây 48
4.3.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây 48
4.3.4 Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ một số
sâu, bệnh hại chính của khoai tây 50
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi


4.3.5 Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ kích
thước củ 51
4.4 Thí nghiệm 4: ðánh giá ảnh hưởng của số lần phun chế phẩm
EMINA ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của khoai tây 51
4.4.1 Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ mọc mầm và
thời gian sinh trưởng của khoai tây 52
4.4.2 Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA ñến khả năng sinh
trưởng của khoai tây 52
4.4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây 53
4.4.4 Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ một số sâu,
bệnh hại chính của khoai tây 55
4.4.5 Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ kích thước củ
của giống khoai tây 56
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 ðề nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

DANH MỤC VIẾT TẮT


BVTV Bảo vệ thực vật
CIP Trung tâm Khoai tây quốc tế
CTTN Công thức thí nghiệm
Cs Cộng sự
CT Công thức
CV% Hệ số biến ñộng

ðHNN Hà Nội ðại học nông nghiệp Hà Nội
ð/C ðỗi chứng
FAO Food Agriculture Ỏganization
Ha Hecta
G Gam
EM Effective microorganisms
IPM Integrated Pest Management
ICM Integrated Crop Management
LSD 0,5 Mức sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
TB Trung bình
NS Năng suất
TG Thời gian
TGST Thời gian sinh trưởng
TN Thí nghiệm
Viện SHNN Viện sinh học nông nghiệp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii

DANH MỤC BẢNG



STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới từ năm
2000 ñến năm 2009 11
2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các châu lục

năm 2008 – 2009. 12
2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây ở Việt Nam từ năm
2000 ñến năm 2010 15
4.1 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA cho củ giống
ñến tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của khoai tây 33
4.2 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA cho củ giống
ñến khả năng sinh trưởng của khoai tây 35
4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây 36
4.4 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA cho củ giống
ñến tỷ lệ một số sâu, bệnh hại chính của khoai tây 37
4.5 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA cho củ giống
ñến tỷ lệ kích thước củ của giống khoai tây 39
4.6 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA Bokashi ñến
tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của khoai tây 40
4.7 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA Bokashi ñến
khả năng sinh trưởng của khoai tây 42
4.8 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây 43
4.9 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA Bokashi ñến
tỷ lệ một số sâu, bệnh hại chính của khoai tây 45
4.10 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý chế phẩm EMINA Bokashi ñến
tỷ lệ kích thước củ 46
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix

4.11 Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ mọc
mầm và thời gian sinh trưởng của khoai tây 47
4.12 Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA ñến khả năng
sinh trưởng của khoai tây 48
4.13 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây 49
4.14 Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ một số

sâu bệnh hại chính của khoai tây 50
4.15 Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ kích
thước củ của khoai tây 51
4.16 Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ mọc mầm và
thời gian sinh trưởng của khoai tây 52
4.17 Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA ñến khả năng sinh
trưởng của khoai tây 53
4.18 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây 54
4.19 Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ một số sâu,
bệnh hại chính của khoai tây 56
4.20 Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA ñến tỷ lệ kích thước củ 57
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
x

DANH MỤC ðỒ THỊ

STT Tên ñồ thị Trang

4.1 Năng suất thực thu khoai tây của biện pháp xử lý chế phẩm
EMNIA cho củ giống 36
4.2 Năng suất thực thu khoai tây của biện pháp bón lót EMINA
Bokashi 43
4.3 Năng suất thực thu khoai tây của biện pháp phun nồng ñộ chế
phẩm dung dịch EMINA 49
4.4 Năng suất thực thu khoai tây của biện pháp số lần phun chế
phẩm dung dịch EMINA 54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1


1. MỞ ðẦU

1. 1 ðặt vấn ñề
Việt Nam là một nước ñang phát triển, với 70% dân số có thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự gia tăng dân số, thu hẹp ruộng ñất là sức
ép tăng sản lượng nông nghiệp. Những năm gần ñây, canh tác nông nhiệp
nước ta ngày càng trở lên thiếu an toàn do việc xử dụng phân bó vô cơ và
thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện, không hợp lý dẫn ñến hậu quả là các loài thiên
ñịch cũng bị tiêu diệt, hiệu quả xử dụng thuốc ngày càng giảm, sâu bệnh lưu
truyền qua các vụ gây nên những chất trận dịch hại lớn, ảnh hưởng không nhỏ
ñến thu nhập của người sản xuất. Xử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV
bừa bãi còn ảnh hưởng ñến sức khỏe con người và ñộng vật, gây nên ô nhiễm
môi trường và tồn ñọng dư lượng trong sản phẩm nông nghiệp. Những chi phí
cho thuốc BVTV, phân vô cơ và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp làm cho
giá thành sản phẩm cao mà vẫn không ñảm bảo ñược chất lượng.
ðể có lời giải ñáp cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam, không còn con
ñường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái. Có như vậy
sản xuất nông nghiệp mới an toàn, sản phẩm nông nghiệp mới ñủ tiêu chuẩn
cho tiêu dùng và xuất khẩu, phát triển nông nghiệp mới mang tính bền vững. ðã
có nhiều nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế bước ñầu giải quyết cho vấn ñề này
như xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ,
Phong trào 3 giảm 3 tăng, IPM, ICM, Việc xử dụng phân vi sinh, quản lý ñồng
ruộng phát hiện sâu bệnh kịp thời, bón phân cân ñối và xử dụng thuốc BVTV
theo nguyên tắc 4 ñúng là nòng cốt ñể xây dựng nền nông nghiệp sinh thái.
Việc xử dụng vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective microorganisms)
ñược bắt ñầu nghiên cứu, ứng dụng từ thập niên 80 tại Nhật Bản, do Teuro
Higa Trường ðại học Tổng hợp Rykysu, Okinawa sáng chế. ðến nay, công
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2


nghệ EM ñã ñược ứng dụng ở hơn 80 nước trên thế giới và cho thấy những
kết quả khẳ quan. Bắt ñầu từ năm 1994 – 1995, chế phẩm EM ñược du nhập
và thử nghiệm Việt Nam. Hiên nay, tại Viện Sinh học nông nghiệp của Trường
ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã phân lập thành công các vi sinh vật hữu hiệu và sản
xuất ra các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu gọi là EM.
Chế phẩm EM hay gọi EM chung là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu là tổng hợp
các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn, nấm
mốc… sống cộng sinh trong cùng môi trường. Người ta có thể xử dụng chúng như một
chất cấy nhằm tăng cường tính ña dạng vi sinh vật ñất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào
môi trường tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các vi sính vật các vi sinh vật có
hại gây ra. Kết quả có thể cải thiện chất lượng và làm tốt ñất, chống bệnh do vi khuẩn
sinh vật và tăng cường hiệu quả của việc xử dụng chất hữu cơ của cây trồng.
Chế phẩm EM cũng ñã ñược thử nghiệm ở cây khoai tây. Tuy nhiên, tài liệu
nghiên cứu ứng dụng trong sản suất cây khoai tây chưa nhiều.
Cây khoai tây (Solanum tubecosum L.) là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, trong củ khoai tây có chứ nhiều tinh bột, ñạm ñường, chất béo và các loại vitamin
khác nhau, vì vậy cây khoai tây còn là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế
giới. Với sản phẩm giàu dinh dưỡng, khoai tây ñược coi là nguyên liệu cho công nghệ
thực phẩm – sản suất ra rượu, tinh bột, và các sản phẩm chip, snak…
Ở Việt nam cây khoai tây là cây trồng vụ ñông cho hiệu quả kinh tế cao
nhưng khá nhạy cảm với ñiều kiện canh tác, sâu bệnh, phân hữu cơ và thuốc
BVTV. Tuy nhiên, cũng như cây trồng khác khi diện tích gieo trồng tăng thì xuất
hiện nhiều vấn ñề về khẳ năng cung cấp giống, tăng tỷ lệ sâu bệnh, tăng khả năng
lưu truyền nguồn bệnh trong môi trường làm lây lan phát triển thành dịch bệnh và
giảm năng suất nghiêm trọng.
Việc nghiên cứu phòng chống, quản lý bệnh bằng biện pháp xử dụng phân
bón thích hợp là vấn ñề rất cần thiết, giúp nông dân ñem lại hiệu quả cao trong
sản suất. Xuất phát từ những yêu câu của thực tiễn sản suất, ñược sự hướng dẫn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3


của GS.TS Nguyễn Quang Thạch, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: Nghiên
cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật Emina ñến sinh trưởng phát triển và
năng suất khoai tây giống Atlantic tại Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm EMINA ñến sinh trưởng
phát triển và năng suất giống khoai tây Atlantic, từ ñó xá ñịnh phương pháp
xử dụng chế phẩm EMINA tối ưu trong sản suất khoai tây.
1.2.2 Yêu cầu:
- ðánh giá ảnh hưởng của nồng ñộ phun cho củ giống trước khi trồng
bằng chế phẩm EMINA ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của khoai tây.
- ðánh giá ảnh hưởng của bón lót EMINA Bokashi ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của khoai tây.
- ðánh giá ảnh hưởng của nồng ñộ phun EMINA ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của khoai tây.
- ðánh giá ảnh hưởng của số lần phun EMINA ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của khoai tây.
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Là cơ sở khoa học ñể xử dụng chế phẩm EMINA – chế phẩm vi sinh
vật hữu hiệu vào sản xuấy nông nghiệp nói chung và khoai tây nói riêng.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Xử lý chế phẩm EMINA – chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu ở khoai tây
nhằm nâng cao năng suất khoai tây, hạn chế ñược sâu bệnh hại giúp cho việc
sản xuất ở cây khoai tây ñược ổn ñịnh, ñem lại lợi ích kinh tế cao. ðồng thời
xử dụng chế phẩm EMINA còn có tác dụng cải thiện môi trường, không gây ô
nhiễm có thể xử dụng phổ biến hơn trong sản xuất nông nghiệp nói chung.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc lịch sử phát triển khoai tây
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L) có nguồn gốc ở vùng cao nguyên
thuộc dãy núi Andes, Nam châu Mỹ, ở ñộ cao 2.000-5.000m. Theo Salaman,
(1949) người Tây Ban Nha lần ñầu tiên phát hiện ra cây khoai tây khi họ ñặt
chân ñến thung lũng Magdalenna (Nam Mỹ) vào giữa thế kỷ 16. Lúc ñó
người ta gọi cây khoai tây là Truffles vì hoa có màu sặc sỡ. Khoai tây là
nguồn thức ăn hàng ngày của người bản xứ từ hàng ngàn năm trước ñây.
Người ta ñã phát hiện ñược nhiều di tích lịch xử chứng minh cây khoai tây
ñược trồng và xử dụng từ khoảng 500 năm trước công nguyên. Ngày nay,
người da ñỏ ở vùng hồ Titicaca, Nam Peru-Bắc Bôlivia, vẫn còn trồng những
giống khoai tây dạng khởi thủy (Ducreux, 1986). Khoai tây ñược du nhập vào
Tây Ban Nha vào khoảng năm 1570 và Anh Quốc năm 1590. Sau ñó, nó ñược
lan truyền khắp châu Âu và tiếp ñó là châu á (Hawkes,1978). Khoai tây thuộc
chi Solanum Sectio Petota gồm 160 loài có khả năng cho củ (Hawkes, 1978;
Mc Collum, 1992) cây khoai tây thuộc nhóm cây thân thảo, họ cà
(Solanaceae). Hiện nay, theo tổng kết có khoảng 20 loại khoai tây thương
phẩm. Chúng ñều thuộc loài Solanum tuberosum L và ở thể tứ bội
(Tetraploid) (2n=4x=48), có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng
suất cao (Võ Văn Chi và CS, 1969 ); (Mc Collum, 1992). Khoai tây là cây
trồng có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho năng suất cao, là cây trồng
phát triển tốt trong ñiều kiện khí hậu ấm áp, với nhiệt ñộ thích hợp là khoảng
18 - 23
o
C, là cây ưa ánh sáng ngày dài. Cường ñộ ánh sáng thích hợp cho
năng suất cao từ 40.000 – 60.000 Lux, cường ñộ ánh sáng mạnh có lợi cho
quang hợp, sẽ thuận lợi cho sự hình thành và tích lũy chất khô củ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5

Ở Việt Nam, khoai tây ñược ñưa vào năm 1890 do những nhà truyền
giáo người Pháp ñem ñến. Tiếng Anh là Potato, ñến Việt Nam ñược ñặt tên là
“Khoai tây”. Trước năm 1970, khoai tây ñược trồng rải rác ở Sapa – Lào Cai,
ðồ Sơn – Hải Phòng, Trà Lĩnh – Cao Bằng, ðông Anh – Phúc Yên, ðà Lạt –
Lâm ðồng Diện tích tất cả khoảng 3 nghìn ha. Thời gian này, khoai tây
ñược coi là loại rau cao cấp. (Trương Văn Hộ, 2010) [23]
Khoai tây là cây trồng vụ ðông (trồng tháng 10 thu tháng 1-2) ở các
tỉnh ñồng bằng Bắc Bộ chủ yếu trên diện tích 2 vụ lúa hoặc 1 lúa - 1màu,
hoặc 2 màu - 1 lúa. Do nằm trong cơ cấu 3 vụ nên hệ số xử dụng ruộng ñất và
tổng sản lượng trên một ñơn vị trồng trọt tăng
2.2 Phân loại thực vật khoai tây
Cây khoai tây thuộc họ cà (Solanaceae), chi Solanum và tập ñoàn
Tuberarium Dun. (Tạ Thu Cúc và cs, 2001).
Theo C.M. Bucacsov dựa vào vị trí và hình dạng của hoa (là hình bánh
xe hay hình ngôi sao) mà phân loại Tuberarium thành 6 tập ñoàn: Andium -
Buk, Arcitium - Buk, Pacifinin - Buk, Orientale - Buk, Exinterruptum - Buk,
Integrifolium-Buk.
Theo tác giả trên thì các loài khoai tây trồng thuộc 2 nhóm Tuberoso-
Buk và Andigera-Buk.
- Nhóm Tuberoso-Buk
ðặc ñiểm của nhóm này là thân mập to, lóng ngắn, số thân mỗi nhóm là 2
hoặc nhiều hơn. Lá to có 3-5 ñôi lá chét. Hoa 5 cánh dạng hình bánh xe, ñỉnh cánh
hoa nhọn, hoa mầu trắng hoặc phớt tím, nhị thường bất thụ. Số nhiễm sắc thể 2n=
48, ở các loài hoang dại 2n= 24 và 36. Chúng phân bố ở vùng có ñộ cao 500m của
Pêru và Chilê. Trong nhóm này chỉ có một loài trồng trọt là Solanum tuberosum.
- Nhóm Andigera-Buk
ðặc ñiểm của nhóm này là thân cao từ 50-150 cm, lá nhỏ, có 5-7 ñôi lá
chét. Hoa có dạng hình bánh xe, ñỉnh hoa nhọn, hoa màu trắng xen tím nhạt hoặc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

tím ñậm. Quả nhỏ nhiều ngăn, dễ bị rụng. Số nhiễm sắc thể 2n=24, 36, 48.
Chúng ñược phân bố ở vùng cao nguyên Colombo, Ecuador, Peru, Bolivia v.v
Theo các nhà khoa học của CIP thì những loài và nhóm Solanum sau
ñây có ñặc tính chống chịu với bệnh mốc sương, bệnh héo xanh vi khuẩn,
tuyến trùng gây nốt rễ và bệnh virut X và Y.
Loài Solanum tuberosum L là nhóm Tuberosa kháng bệnh mốc sương.
Nhóm Andigera kháng bệnh mốc sương, bệnh virut X và viruts Y.
Nhóm Phureze và Setenotonum kháng bệnh mốc sương, bệnh héo xanh vi khuẩn
Solanum sparsipilum kháng tuyến trùng hại rễ và bệnh héo xanh vi khuẩn.
Solanum bulbocastanum kháng mốc sương.
Solanum microdotum kháng bệnh virut Y, A.
Nhìn chung ở loài khoai tây trồng trọt Solanum tuberosum L. nhiều giống
có khả năng kháng các bệnh chính của khoai tây, lại mang gen thích nghi với vùng
nhiệt ñới có tiềm năng năng suất cao và có các ñặc tính trồng trọt khác như củ tốt,
có kiểu cây thích hợp, có thời gian sinh trưởng ngắn (Tạ Thu Cúc, 2001).
2.3 Các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của khoai tây
2.3.1 Thời kỳ nghủ nghỉ
Quá trình ngủ nghỉ của khoai tây bắt ñầu từ khi củ bước vào giai ñoạn chín
sinh lý, khi mà thân lá trên mặt ñất có hiện tượ ng vàng úa tự nhiên. Thời kỳ ngủ
nghỉ của khoai tây thường từ 2 - 4 tháng, cá biệt có giố ng kéo dài tới 6 tháng.
Theo Emilson (1999), khoai tây thu hoạch non có giai ñoạn ngủ nghỉ
kéo dài hơn. Trong ñiều kiện lạnh, ẩm có xu hướng làm ngủ nghỉ dài hơn
trong ñiều kiện khô và ẩm. Thời gian ngủ nghỉ phụ thuộc chủ yếu vào giống.
2.3.2 Thời kỳ nảy nầm
Trong quá trình ngủ nghỉ , cây khoai tây vẫn có quá trình biến ñổi lý,
hoá học, hàm lượng Gibberellin tăng vào cuối thời kỳ ngủ nghỉ , làm giảm
nồng ñộ chất ức chế , do ñsó thúc ñẩy quá trình mọc ở củ .

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

Khi sự ngủ nghỉ bị phá vỡ , mầm ñỉnh của củ mọc trước nhất, sinh trưở
ng tốt và cho năng suất cao nhất. Sự nẩy mầm còn phụ thuộc vào tuổi của củ .
Khi củ chín sinh lý ñầy ñủ thì mầm mọc khoẻ và dài. Mức ñộ ức chế của mầm
ñỉnh phụ thuộc vào giống. Giai ñoạn thích hợp nhất ñể trồng trọt là của có
nhiều mầm và có sức sống cao. Số lượng mầm trên củ phụ thuộc vào ñặc
ñiểm giống, kích thước củ, số mầm khỏe trên củ và ñiều kiện môi trường
2.3.3 Thời kỳ sinh trưởng thân lá
Sau khi trồng các mầm phát triển thành các thân. Thân chính mọc trực
tiếp từ củ giống. Các thân phụ mọc trực tiếp từ thân chính, từ thân phụ có khẳ
năng sinh các nhánh ở những ñốt trên cao. Thân chính và thân phụ sinh
trưởng, phát triển như những cây ñộc lập
Khi cây mọc, rễ cũng ra các ñốt thân dưới mặt ñất. Ở những cây sinh
trưởng từ củ, rễ bất ñịnh từ các ñốt ở thân ngầm. Những cây mọc từ hạt có
một rễ cái nhỏ với các rễ bên
ðiều kiện khí hậu là yếu tố ñáng kể ảnh hưởng tới tốc ñộ sinh trưởng
và chi phối và khẳ năng tạo năng suất của khoai tây. Thời gian sinh trưởng
cây khaoi tây yêu cầu tối ña số giờ chiếu sáng, cường ñộ ánh sáng mạnh, nhiệt
ñộ thích hợp 20 – 25
0
C. Ngoài ra các biện páp kỹ thuật trồng trọt cũng thúc ñẩy
tăng trưởng thân lá khoai tây là cơ sở ñể ñạt ñược những tiềm năng, năng suất cao.
2.3.4 Thời kỳ hình thành tia củ
Thân ngầm hay tia củ là những thân phát triển dưới mặt ñất. Sự phát
triển của thân ngầm phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh rất chặt chẽ. Những
thân ngầm ñang phát triển có thể chuyển thành chồi lá khi thân ngầm bi phơi
ra ánh sáng. Nhiệt ñộ cao cũng làm cho thân ngầm vươn khỏi mặt ñất thành
chồi lá. Sự phát triển của thân ngầm hình thành trước khi hình thành tia củ

Thân có màu trắng phát triển theo hướng nằm ngang dưới mặt ñất.
Thân ngầm có ñốt, càng lên phí ñỉnh ñốt càng dày. Tia của củ hình thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của khoai tây
2.3.5 Thời kỳ phát triển củ
ðây là giai ñoạn quan trọng nhất của quá trình sinh trường cà phát triển
của cây khoai tây. Lúc ñầu củ ñược hình thành bằng những thân ngầm gần
gốc nhất. ðỉnh sinh trưởng của thân phình to lên, kết quả các tế bào tăng và
lớn nhanh kèm theo sự tích lũy tinh bột
Sự lên lên của củ ñược xúc tiến trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp, ngày
ngắn và ñủ dinh dưỡng. Quá trình lớn lên cảu củ chịu ảnh hưởng cảu môi
trường, nước và ñộ phì của ñất. Nhiệt ñộ tối thích cho củ là 16
0
C, ñộ ảm thích
hợp cho việc tạo củ là 80-85%.
2.4 Yêu cầu ngoại cảnh ñối với cây khoai tây
2.4.1 Nhiệt ñộ
Cây khoai tây là cây yêu cầu khí hậu mát mẻ và ôn hoà. Mỗi một thời kì
sinh trưởng và phát triển của cây chúng yêu cầu nhịêt ñộ khác nhau. Nhiệt ñộ
thích hợp cho thân lá phát triển là 20-22
o
C. Khi gặp nhiệt ñộ xuống thấp ñến 1-
5
0
C thường làm cho thân lá bị hại. Nếu nhiệt ñộ xuống thấp dưới 7
o
C, cây khoai
tây ngừng sinh trưởng. Khi nhiệt ñộ xuống -1 ñến -2

o
C thì thân, lá bị chết, xuống
ñến -5
o
C thì thân lá chết trong thời gian ngắn. Ở thời kỳ hình thành và phát triển
củ nhiệt ñộ cần ñạt ñược từ 15-22
o
C, nhiệt ñộ thích hợp nhất là từ 16-18
o
C. Lúc
gặp nhiệt ñộ cao trên ngưỡng nhiệt ñộ thích hợp hình thành của chúng, tia củ
thường hình thành ít, vươn dài, ra nhiều củ bé. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao, khoai
tây thường kéo dài thời gian sinh trưởng và cho năng suất thấp.
Trong giai ñoạn ngủ nghỉ của cây khoai tây nó có thể mọc mầm ở nhịêt
ñộ 4
o
C nhiệt ñộ từ 10-15
o
C, mọc mầm tốt nhất, mầm mập và ngắn (ðường
Hồng Dật, 2004).
2.4.2 Ánh sáng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9

Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho cây quang hợp ñể tích luỹ vật chất.
Khoai tây là cây ưa ánh sáng, cường ñộ ánh sáng mạnh có lợi cho quá trình
quang hợp của khoai tây, thúc ñẩy tốt cho việc hình thành củ và tích lũy hàm
lượng chất khô. Cường ñộ ánh sáng thích hợp cho cây khoai tây quang hợp từ
40.000- 60.000 lux. Nhìn chung khoai tây là cây ưa thời gian chiếu sáng ngày
dài (trên 14 giờ chiếu sáng) sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây. Tuy

nhiên trong mỗi giai ñoạn sinh trưởng và phát triển chúng yêu cầu ánh sáng
khác nhau. Thời kì mọc mầm khỏi mặt ñất ñến lúc cây có nụ hoa, khoai tây
yêu cầu ánh sáng ngày dài sẽ có lợi cho sự phát triển thân lá và thúc ñẩy mạnh
quá trình quang hợp. ðến thời kì hình thành tia củ chúng yêu cầu thời gian
chiếu sáng ngắn (ðường Hồng Dật, 2004).
2.4.3 Nước
Trong thời kỳ sinh trưởng phát triển khoai tây cần lượng nước lớn và
phải ñược cung cấp thường xuyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong suốt
thời gian sinh trưởng (từ 3-4,5 tháng) khoai tây cần lượng mưa khoảng 500-
700 mm. ðồng thời mỗi thời kỳ, chúng cần lượng nước khác nhau ñể phát
triển mầm, thân, lá, hoa, quả.
Ngô ðức Thiệu (1978), chứng minh rằng giai ñoạn từ khi trồng ñến bắt
ñầu ra nụ hoa khoai tây yêu cầu 60% ñộ ẩm ñồng ruộng, các giai ñoạn sau
chúng yêu cầu 80% và sẽ cho năng suất cao nhất. Trong ñiều kiện thiếu và
thừa ñộ ẩm trong các giai ñoạn trên, rễ, thân, lá ñều phát triển kém, củ ít, nhỏ
chống chịu sâu bệnh kém dẫn ñến năng suất thấp.
2.4.4 ðất trồng và dinh dưỡng
Khoai tây có khả năng thích ứng với nhiều loại ñất khác nhau trừ ñất
thịt nặng và ñất sét ngập úng. ðất có tầng canh tác dày và tơi xốp khả năng
giữ nước và thông khí tốt là thích hợp nhất với khoai tây và sẽ cho năng suất
cao nhất. ðất có pH từ 5-7, nhưng thích hợp nhất là 6 - 6,5. ðộ pH cao hơn có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10

thể bị bệnh ghẻ trên củ. Khoai tây yêu cầu một lượng dinh dưỡng lớn và ñầy
ñủ các nguyên tố ña lượng và vi lượng (Nguyễn Văn Bộ, 2004).
Nguyên tố ñạm là nguyên tố cần thiết ñể hình thành tế bào mới cấu tạo
nên các bộ phận như rễ, thân lá, củ. Nếu bón không ñấy ñủ cây sẽ kém phát
triển năng suất thấp, nhưng nếu bón quá nhiều ñạm sẽ ảnh hưởng không tốt
ñến sự sinh trưởng của cây làm mất cân ñối giữa các bộ phận trên mặt ñất và

dưới mặt ñất ñồng thời tạo ñiều kiện cho bệnh phát triển. Lượng ñạm bón
thích hợp là từ 100-200 kgN/ha. Tuỳ vào từng loại ñất, không bón quá muộn
tốt nhất là kết hợp giữa vun gốc và bón ñạm.
Nguyên tố lân có vai trò ñặc biệt quan trọng giúp tăng cường quá trình
sinh trưởng thân lá, quá trình hình thành tia củ sớm tăng số lượng củ và tăng
năng suất. Lân cần trong giai ñoạn ñầu sinh trưởng của cây vì kích thích bộ rễ
phát triển. Thiếu lân sẽ làm cho cây phát triển không bình thường. Lân là
phân bón hấp thụ chậm nên thường ñược bón lót. Bón muộn, ñặc biệt thời kỳ
ra nụ hoa sẽ làm giảm năng suất và chất lượng tinh bột (Ngô ðức Thiệu,
1978). Khoai tây cần nhiều kali hơn cả, nó có tác dụng làm tăng quá trình sinh
trưởng, ñặc biệt khả năng quang hợp và khả năng vận chuyển các chất về củ,
tăng chất chất lượng củ, tăng khả năng chống chịu một số bệnh quan trọng
trên củ. Lượng phân bón thích hợp 120-150 kg K
2
0/ha.
2.5 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Do có giá trị về nhiều mặt nên cây khoai tây ñược trồng rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới, từ 710 vĩ tuyến bắc ñến 400 vĩ tuyến Nam. Tuy
nhiên, do trình ñộ sản xuất và trình ñộ thâm canh rất khác nhau giữa các nước
trồng khoai tây nên năng suất rất chênh lệch. Theo thống kê của FAO,
năm 2000 thế giới có 140 nước trồng khoai tây, trong ñó có 100 nước
nhiệt ñới, á nhiệt ñới là những nước ñang phát triển, ñông dân, thiếu
lương thực. ðầu những năm 1960, diện tích trồng khoai tây trên thế giới
là 22 triệu ha, ñến ñầu những năm 1990 diện tích khoai tây giảm còn 18
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

triệu ha. Trong 30 năm ấy, năng suất khoai tây ở nhiều nước ñã tăng gấp
rưỡi hoặc gấp ñôi, như Pháp tăng từ 17 tấn lên 35 tấn/ha, ðức tăng từ 21
lên 33 tấn/ha, Hà Lan tăng từ 29 lên 42 tấn/ha (Trương Văn Hộ, 2005).

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới
từ năm 2000 ñến năm 2009
Năm Diện tích Năng suất Sản lượng
2000 20.061.624 163.167 327.340.422
2001 19.670.672 158.141 311.074.142
2002 19.162.554 165.129 316.429.886
2003 19.092.016 164.639 314.330.042
2004 19.223.243 174.916 336.246.812
2005 19.344.930 168.059 325.109.282
2006 18.418.266 166.007 305.757.319
2007 18.662.845 172.854 322.595.266
2008 18.131.559 180.724 327.682.537
2009 18.651.838 176.701 329.581.307
(Nguồn: FAOSTAT, 2009)
Trong khi diện tích khoai tây ở các nước phát triển giảm thì diện
tích trồng khoai tây ở các nước ñang phát triển lại tăng. Ở các nước châu
Á tăng 10%, châu Phi tăng 3%. Năng suất khoai tây ở các nước nhiệt ñới,
á nhiệt ñới thấp nhưng những năm cuối thế kỷ XX hầu hết năng suất khoai
tây ở các nước này ñã ñược cải thiện làm cho năng suất khoai tây trên
toàn cầu tăng từ 12 tấn năm 1961- 1963 lên 15 tấn năm 1991-1993
(Trương Văn Hộ, 2005)
Ở các nước khu vực châu Á và Thái Bình Dương, trong thế kỷ XX,
cây khoai tây ñã ñược phát triển toàn diện với tốc ñộ nhanh so với các
vùng khác trên thế giới. Ở Australia, sản lượng khoai tây ñã tăng gấp ñôi,
do năng suất tăng từ 14 tấn lên 29 tấn/ha. Ở Nhật Bản, diện tích trồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12

khoai tây ñã giảm từ 214.000ha còn 111.000ha, nhưng sản lượng vẫn ở
mức ổn ñịnh với 3,6 triệu tấn/năm do năng suất tăng gần gấp ñôi (tăng

80%) (Trương Văn Hộ, 2005).
Theo FAO, 1995 [52], tính ñến năm 1990 năng suất của các nước
trồng khoai tây ñạt từ 4 - 42 tấn/ha. Sản lượng khoai tây trên thế giới hàng
năm ñạt khoảng 300 triệu tấn, chiếm 60 - 70% sản lượng lúa hoặc lúa mì
và chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cây có củ .
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của
các châu lục năm 2008 – 2009.
Năm 2008 Năm 2009
Châu lục
Diện tích
(ha)
Năng
suất (tạ)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Năng
suất (tạ)

Sản lượng
(tấn)
Châu Phi 1.610.864

120.020

19.333.685

1.765.617


99.827

17.625.680

Châu Á 8.650.225

167.078

144.526.654

9.026.509

161.762

146.014.666

Châu Âu 6.255.556

194.751

121.827.950

6.275.139

197.215

123.755.681

Châu Mỹ


1.565.247

256.301

40.117.450

1.540.184

263.044

40.513.734

Châu Úc 49.667

377.876

1.876.798

44.389

376.567

1.671.546

Thế Giới 18.131.559

180.724

327.682.537


18.651.838

176.701

329.581.307

(Nguồn: FAOSTAT, 2009)
Châu Á có số nước trồng khoai tây nhiều nhất so với các châu lục khác
là 42 nước với tổng diện tích năm 2001 là 7,7 triệu ha, năng suất bình quân là
15,2 tấn, sản lượng là 116,853 triệu tấn. Châu Âu có số nước trồng khoai tây
nhiều thứ hai thế giới là 38 nước với tổng diện tích năm 2001 là 8,97 triệu ha
(ñứng thứ nhất thế giới), năng suất bình quân là 15,3 tấn/ha, sản lượng là
137,272 triệu tấn. Châu Phi có số nước trồng khoai tây nhiều thứ ba thế giới
là 37 nước với tổng diện tích là 1,185 triệu ha, năng suất bình quân là 11,3
tấn/ha (thấp nhất thế giới), sản lượng là 13,407 triệu tấn. Bắc và Nam Mỹ có
18 nước trồng khoai tây với tổng diện tích là 0,764 triệu ha, năng suất trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

bình là 34,5 tấn/ha (cao nhất thế giới), sản lượng 26,372 triệu tấn. Nam Mỹ có
10 nước trồng khoai tây với tổng diện tích là 0,914 triệu ha, năng suất bình
quân là 14,9 tấn/ha, sản lượng 13,648 triệu tấn (FAO, 1996).
Châu ðại Dương là châu lục có diện tích và sản lượng khoai tây thấp
nhất so với các châu lục khác: tổng diện tích trồng khoai tây là 0,052 triệu ha,
sản lượng là 1,753 triệu tấn, tuy nhiên năng suất khoai tây ở ñây khá cao,
ñứng thứ hai thế giới sau Bắc và Trung Mỹ, trung bình ñạt 33,5 tấn/ha, ñặc
biệt ở châu lục này có New Zealand là nước có năng suất khoai tây cao nhất
so với các nước trên thế giới là 50 tấn/ha. Trong ñó Trung Quốc là nước ñứng
ñầu thế giới về diện tích trồng khoai tây ñạt 4,602 triệu ha, Nga ñứng thứ hai
thế giới về diện tích trồng khoai tây là 3,211 triệu ha (FAO, 1996).

2.6 Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Khoai tây không phải là cây trồng bản ñịa nhưng ñã ñược trồng ở Việt
Nam từ hơn 100 năm nay do người Pháp ñưa vào. Cây khoai tây ñược trồng
chủ yếu ở ðBSH, là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, nhưng lại
cho năng suất cao, sản phẩm dễ tiêu thụ (ðường Hồng Dật, 2004).
Khí hậu nhiệt ñới của Việt Nam là một ñiểm không mấy phù hợp cho
sản xuất khoai tây và phần nhiều các vùng không hề thuận lợi cho việc trồng
khoai tây. Phần lớn khoai tây ñược sản xuất ở vùng ñồng bằng sông Hồng. Ở
ñây khoai tây ñược trồng vào các tháng mùa ðông. Tất cả các tỉnh miền Bắc
ñều có vùng sản xuất khoai tây. Nhưng từ Hà Tĩnh trở vào nam, khoai tây chỉ
trồng ñược ở Lâm ðồng nơi có khí hậu ôn hòa nhờ có ñộ cao ñáng kể so với
mặt biển nên khoai tây có thể trồng ñược quanh năm. Khoai tây có thể trồng
ñược ba vụ ở Lâm ðồng. (ðỗ Kim Chung, 2003).
Mặc dù vậy, thực trạng sản xuất khoai tây ở Việt Nam luôn biến ñộng và
phát triển theo nhiều giai ñoạn, chưa phản ánh ñúng với tiềm năng mà chúng ta có.
Giai ñoạn 1971 - 1979, cây khoai tây ñược coi là cây lương thực, diện
tích khoai tây tăng nhanh từ vài ngàn ha quanh các thành phố lớn và năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

1979, diện tích cao nhất ñã ñạt 104.600 ha. Tuy nhiên, năng suất khoai tây bình
quân còn ở mức ñộ thấp khoảng 7 - 10 tấn/ha. Giống Ackersegen (Thường Tín) vẫn
là giống khoai tây ñược trồng phổ biến ở nước ta thời kỳ này. Sản lượng khoai tây
giao ñộng từ 45.100 ñến 721.100 tấn/năm (ðỗ Kim Chung, 2006).
Giai ñoạn 1980 - 2000, cây khoai tây không chỉ là cây trồng quan trọng
trong cơ cấu luân canh vụ ðông, mà còn ñược coi là cây thực phẩm có giá trị
kinh tế cao. Tuy nhiên, năm 1985 diện tích khoai tây giảm mạnh, chỉ còn 23.600
ha và ñến năm 1990 diện tích khoai tây lại tăng lên gần 40.000 ha. Thời kỳ này,
số lượng giống khoai tây tăng và ña dạng, nhiều giống khoai tây mới ñược nhập
từ Hà Lan, Pháp, ðức, Trung Quốc và CIP. ðặc biệt, lần ñầu tiên Việt Nam ñã

trồng ñược hai giống khoai tây bằng hạt lai là Hồng Hà 2 và Hồng Hà 7.
Năng suất khoai tây thời kỳ này cũng tăng lên nhanh chóng, ñạt trung
bình 12 tấn/ha, thâm canh tốt có thể ñạt 15 tấn/ha. Sản lượng khoai tây từ
342.100 ñến 576.000 tấn/năm. Năm 1979 có diện tích trồng khoai tây lớn nhất
và cũng là năm có sản lượng khoai tây cao nhất (ðỗ Kim Chung, 2006).
Giai ñoạn từ năm 2000 ñến nay, diện tích khoai tây tăng dần và giữ ở mức
30.000 - 35.000ha, sau ñó giảm xuống còn 18,80 ha (năm 2010). Thời kỳ ñầu,
nguồn giống chủ yếu ñược nhập từ Trung Quốc, chất lượng giống kém, sâu bệnh
nhiều, nên năng suất thấp, bình quân ñạt 10 - 12 tấn/ha. Do giống nhập không
chủ ñộng ñược nên diện tích và thời vụ trồng bấp bênh (ðỗ Kim Chung, 2006).

×