Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng giống gieo thẳng ở các mức phân bón tới giống lúa an dân 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








TRẦN VĂN THẮNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ CẤY VÀ
LƯỢNG GIỐNG GIEO THẲNG Ớ CÁC MỨC PHÂN BÓN
TỚI GIỐNG LÚA AN DÂN 11”




Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HOAN







HÀ NỘI - 2013


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được nghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2013
Tác giả luận văn


Trần Văn Thắng

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện nghên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân
tình từ rất nhiều đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành Nông nghiệp. Tôi xin nghi
nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ
quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy giáo – PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan là người trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
trong khoa Nông học, các thầy cô trong Viện Đào tạo sau Đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn, sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, trại
giống lúa An Khánh - Công ty cổ phần giống cây trồng Thái nguyên đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.


Hà Nội, ngày….tháng….năm 2013
Tác giả luận văn



Trần Văn Thắng








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt ix
Danh mục bảng x
Danh mục biểu đồ xiii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Những nghiên cứu về phân bón đối với cây lúa 4
2.1.1 Vai trò của phân bón đối với cây lúa 4
2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa 5
2.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng phân bón đối với lúa trên
thế giới 6
2.1.4 Một số kết quả nghiên cứu phân bón đối với lúa ở trong nước. 9
2.2 Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy và sổ dảnh cấy 16
2.2.1 Những kết quả nghiêm cứu về mật độ cấy 17
2.2.2 Nghiên cứu về số dảnh cấy trên khóm. 20
3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 22
3.1 Vật liệu nghiên cứu 22


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

3.2 Địa điểm nghiên cứu 22
3.3 Thời gian nghiên cứu 22
3.4 Nội dung nghiên cứu 22
3.5 Phương pháp nghiên cứu 23
3.5.1 Bố trí thí nghiệm 23
3.5.2 Quy trình thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật 25
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi 26
3.6.1 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển 26
3.6.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 27
3.6.3 Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 27
3.6.4 Các chỉ tiêu về sâu bệnh 27
3.7 Phương pháp xử lý số liệu 29
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Điều kiện thời tiết và khí hậu của thành phố Thái Nguyên. 30
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các
mức phân bón tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa
An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 32
4.2.1 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
bón đến số nhánh hữu hiệu và một số đặc điểm hình thái của giống lúa
An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 32
4.2.2 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống An dân 11 ở vụ xuân năm
2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 33
4.2.3 Ảnh hưởng tương tác lượng giống gieo thẳng ở các mức phân bón đến
động thái tăng trưởng số nhánh của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân
năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 34
4.2.4 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống An dân 11 ở vụ
xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 35


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

4.2.5 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
đến khả năng nhiễm sâu, bệnh của giống An dân 11 ở vụ xuân năm
2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 38
4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa An dân 11 ở vụ
xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 40
4.3.1 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến số nhánh hữu hiệu và một
số đặc điểm hình thái của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên. 40

4.3.2 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến chỉ số diện tích lá (LAI)
của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên. 41
4.3.3 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến động thái tăng trưởng số
nhánh của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ
- Thái Nguyên. 42
4.3.4 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ -
Thái Nguyên. 43
4.3.5 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến NSLT và NSTT (tạ/ha)
của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên. 45
4.3.6 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến khả năng nhiễm sâu, bệnh
của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên. 46
4.3.7 Ảnh hưởng ở các mức phân đến số nhánh hữu hiệu và một số đặc
điểm hình thái của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện
Đại Từ - Thái Nguyên 47
4.3.8 Ảnh hưởng ở các mức phân đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa
An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 49


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

4.3.9 Ảnh hưởng ở các mức phân đến động thái tăng trưởng số nhánh của
giống lúa An dân ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 49
4.3.10 Ảnh hưởng ở các mức phân đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái

Nguyên 50
4.3.11 Ảnh hưởng ở các mức phân đến NSLT và NSTT (tạ/ha) của giống An
dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 52
4.3.12 Ảnh hưởng ở các mức phân đến khả năng chống chịu sâu, bệnh của
giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 53
4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa An dân 11 ở vụ
xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. 54
4.4.1 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến số nhánh
hữu hiệu và một số đặc điểm hình thái của giống lúa An dân 11 ở vụ
xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 54
4.4.2 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến chỉ số diện
tích lá trước trỗ của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 56
4.4.3 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến động thái
tăng trưởng số nhánh của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 57
4.4.4 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân bón các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 59
4.4.5 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy ở các mức phân đến khả ngăng
chống chịu sâu, bệnh của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 61


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy ở các mức phân bón đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân

năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 63
4.5.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh hữu hiệu và một số đặc điểm
hình thái của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại
Từ - Thái Nguyên 63
4.5.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá (LAI) trước trỗ của
giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 64
4.5.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng số nhánh của
giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 65
4.5.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 66
4.5.5 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến NSLT và NSTT của giống lúa An dân
11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 68
4.5.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng nhiễm sâu, bệnh của giống
lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 69
4.5.7 Ảnh hưởng ở các mức phân đến số nhánh hữu hiệu và đặc điểm hình
thái của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ -
Thái Nguyên 70
4.5.8 Ảnh hưởng của các mức phân đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống
lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 72
4.5.9 Ảnh hưởng của các mức phân đến động thái tăng trưởng số nhánh
của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ -
Thái Nguyên 72
4.5.10 Ảnh hưởng ở các mức phân đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ -
Thái Nguyên 73



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii

4.5.11 Ảnh hưởng ở các mức phân bón đến NSLT và NSTT (tạ/ha) của giống
An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 75
4.5.12 Ảnh hưởng ở các mức phân bón đến khả năng chộng chịu sâu, bệnh
của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 76
4.6 Hiệu quả kinh tế 77
4.6.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo thẳng đến hiệu quả kinh tế của giống An
dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 78
4.6.2 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo ở các mức phân đến hiệu
quả kinh tế của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại
Từ - Thái Nguyên 78
4.6.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của giống An dân 11
ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 79
4.6.4 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến hiệu quả
kinh tế của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ -
Thái Nguyên 80
5 KẾT LUÂN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Đề nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 ĐV Đơn vị
2 K Kali
3 N Đạm
4 NSLT Năng suất lý thuyết
5 NSTT Năng suất thực thu
6 P Lân





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
x

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

4.1 Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Đông xuân năm 2013 tại Thái Nguyên 30
4.2 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
bón đến số nhánh hữu hiệu và một số đặc điểm hình thái của giống lúa
An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 32
4.3 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống An dân 11 ở vụ
xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 36

4.4 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
bón đến khả năng nhiễm sâu, bệnh của giống An dân 11 ở vụ xuân
năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 39
4.5 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến số nhánh hữu hiệu và một
số đặc điểm hình thái của giống An dân 11 ở vụ xuân nãm 2013 tại
huyện Ðại Từ - Thái Nguyên. 40
4.6 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ -
Thái Nguyên. 44
4.7 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến NSLT và NSTT (tạ/ha)
của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 45
4.8 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến khả năng nhiễm sâu, bệnh
của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 47

4.9 Ảnh hưởng ở các mức phân đến số nhánh hữu hiệu và một số đặc
điểm hình thái của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 48



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
xi

4.10 Ảnh hưởng ở các mức phân đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 51

4.11 Ảnh hưởng ở các mức phân đến NSLT và NSTT (tạ/ha) của giống An

dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 52

4.12 Ảnh hưởng ở các mức phân đến khả năng chống chịu sâu, bệnh của
giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 54

4.13 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến số nhánh
hữu hiệu và một số đặc điểm hình thái của giống lúa An dân 11 ở vụ
xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 55

4.14 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 60

4.15 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến khả năng
chống chịu sâu bệnh của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 62

4.16 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh hữu hiệu và một số đặc điểm
hình thái của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại
Từ - Thái Nguyên 63

4.17 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 67

4.18 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến NSLT và NSTT của giống lúa An dân
11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 68

4.19 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng nhiễm sâu, bệnh của giống
lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 70


4.20 Ảnh hưởng ở các mức phân đến số nhánh hữu hiệu và một số đặc
điểm hình thái của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 71



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
xii

4.21 Ảnh hưởng ở các mức phân đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 74

4.22 Ảnh hưởng ở các mức phân bón đến NSLT và NSTT (tạ/ha) của giống
An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 75

4.23 Ảnh hưởng ở các mức phân bón đến khả năng chộng chịu sâu, bệnh
của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 77

4.24 Ảnh hưởng của mật độ gieo thẳng đến hiệu quả kinh tế của giống An
dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 78

4.25 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo ở các mức phân đến hiệu
quả kinh tế của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại
Từ - Thái Nguyên 79

4.26 Ảnh hưởng CủA mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của giống An dân 11
ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 80


4.27 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến hiệu quả
kinh tế của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ -
Thái Nguyên 81










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
xiii

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên bảng Trang

4.1 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
bón đến số nhánh hữu hiệu và nhánh tối đa của giống lúa An dân 11 ở
vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên. 33
4.2 Ảnh hưởng của tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức
phân bón đến chỉ số (LAI) của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013
tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 34
4.3 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các mức phân
bón đến động thái tăng trưởng số nhánh của giống An dân 11 ở vụ
xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 35

4.4 Ảnh hưởng tương tác giữa lượng giống gieo thẳng ở các nức phân đến
3năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống An dân 11 ở vụ
xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 37
4.5 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến số nhánh hữu hiệu và
nhánh tối đa của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại
Từ - Thái Nguyên 41
4.6 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến chỉ số diện tích lá (LAI)
của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại từ - Thái
Nguyên 42
4.7 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến động thái tăng trưởng số
nhánh của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ
- Thái Nguyên 43
4.8 Ảnh hưởng của lượng giống thẳng gieo đến tổng số hạt trên bông và
số hạt chắc trên bông của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên. 45


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
xiv

4.9 Ảnh hưởng của lượng giống gieo thẳng đến năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu (tạ/ha) của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013
tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 46
4.10 Ảnh hưởng ở các mức phân đến số nhánh hữu hiệu và nhánh tối đa
của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 48
4.11 Ảnh hưởng ở các mức phân đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa
An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 49
4.12 Ảnh hưởng của liều lượng phân đến động thái tăng trưởng số nhánh
của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái

Nguyên 50
4.13 Ảnh hưởng ở các mức phân đến số bông/m2, tổng số hạt/bông và số
hạt chắc/bông của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện
Đại Từ - Thái Nguyên 52
4.14 Ảnh hưởng ở các mức phân đến NSLT và NSTT (tạ/ha) của giống An
dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 53
4.15 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân bón đến số
nhánh hữu hiệu và nhánh tối đa của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân
năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 56
4.16 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến chỉ số diện
tích lá trước trỗ của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 57
4.17 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân đến động thái
tăng trưởng số nhánh của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 58
4.18 Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy ở các mức phân các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại
huyện Đại Từ - Thái Nguyên 61


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
xv

4.19 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh hữu hiệu và nhánh tối đa của
giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 64
4.20 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá trước trỗ của giống
lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 65
4.21 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng số nhánh của
giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái

Nguyên 66
4.22 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số bông/m2, tổng số hạt/bông, số hạt
chắc/bông của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện
Đại Từ - Thái Nguyên 67
4.23 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến NSLT và NSTT của giống lúa An Dân
11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 68
4.24 Ảnh hưởng ở các mức phân đến số nhánh hữu hiệu và nhánh tối đa
của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 71
4.25 Ảnh hưởng của các mức phân đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống
lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 72

4.26 Ảnh hưởng ở các mức phân đến động thái tăng trưởng số nhánh của
giống lúa An dân ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái
Nguyên 73

4.27 Ảnh hưởng ở các mức phân đến số bông/m
2
, tổng số hạt/bông, số hạt
chắc/bông của giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện
Đại Từ - Thái Nguyên 75

4.28 Ảnh hưởng ở các mức phân đến NSLT và NSTT (tạ/ha) của giống An
dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên 76







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Lúa được coi là cây lương thực quan trọng bởi hơn 70% dân số thế giới dùng
gạo trong bữa ăn hàng ngày, gần 100% dân số các nước Châu Á và Châu Mỹ La
Tinh sử dụng lúa làm lương thực chính của mình. Ở Việt Nam lúa được trồng từ lâu
đời và cũng được coi là cây lương thực quan trọng số một. Do vậy sản xuất lúa gạo
vẫn được coi là lĩnh vực quan trọng nhất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
ở nước ta.
Tuy nhiên sản xuất lúa gạo ở Việt Nam còn gặp nhiều thách thức trong chiến
lược an ninh lương thực, thực phẩm. Lịch sử loài người ở mỗi giai đoạn,mọi chế độ
đã chứng minh một điều rằng : “ khi một quốc gia ñảm bảo ñược an ninh lương
thực thì quốc gia ñó sẽ có nhiều cơ hội thúc ñẩy kinh tế phát triển,giữ vững ñược ổn
ñịnh chính trị xã hội và ngược lại”. Chính vì vậy, tất cả các gia trên thế giới đều rất
quan tâm đến sản xuất lương thực và hầu hết các nước phát triển đều lập ra chính
sách bảo hộ để duy trì sản xuất nông nghiệp của nước mình nhất là hiên nay khi dân
số thế giới ngày càng tăng,kinh tế phát triển và mức sống của người dân ngày càng
được nâng cao lên thì nhu cầu về lúa gạo chất lượng cao là là đòi hỏi bức thiết.
Thực tế sản xuất cho thấy năng suất và chất lượng của một số giống lúa phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, kỹ thuật trồng trọt, thời tiết. Trong đó kỹ thuật
trồng trọt như mật độ và phân bón có ảnh hưởng quyết định đến năng suất lúa. Mật
độ cùng với tỷ lệ đẻ nhánh quyết định yếu tố cấu thành năng suất cơ bản nhất là số
bông/m
2
. Giống chỉ phát huy được tiềm năng của mình cho năng suất cao khi được
bón đủ phân và bón phân hợp lý.
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, tổng diện tích đất tự nhiên

của tỉnh là 1.8630,56 ha (theo số liệu thống kê năm 2012) trong đó diện tích đất
nông nghiệp là 8.913,63 ha, chiếm 47,8% diện tích dất tự nhiên.
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại 3, là trung tâm chính trị, kinh tế của
tỉnh. Có tiềm năng về phát triển sản xuất lúa, diện tích cấy lúa năm 2012 là 5605,40
(ha) trong đó lúa đông xuân: 2311,70 (ha), năng suất lúa đông xuân 4.780 (tấn/ha),


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

sản lượng lúa đông xuân 11.051 (tấn). Tổng sản lượng lúa cả năm 2012 đạt 26.012
(tấn).Tuy nhiên, Thái Nguyên chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh trong sản
xuất lúa, hiệu quả kinh tế mang lại từ sản xuất lúa còn rất thấp vì nhân dân chủ yếu
gieo trồng những giống lúa cũ năng suất và chất lượng chưa cao. Do đó cần kết hợp
giữa giống tốt và các biện pháp canh tác, kỹ thuật hợp lý đã tạo bước đột phá tăng
năng suất, cải thiện chất lượng lương thực; việc sử dụng giống lúa ngắn ngày ở các
trà xuân muộn và mùa sớm đã làm cho diện tích cấy vụ đông của tỉnh ngày càng
được mở rộng.
Tuy nhiên, việc cấy lúa với mật độ quá dày còn phổ biến ở nhiều địa
phương.Cấy quá dày làm hạn chế việc quang hợp của quần thể ruộng lúa, tăng nguy cơ
bị sâu bệnh hại và khó có thể tiến hành các khâu chăm sóc khác một cách tuận lợi như
bón phân, làm cỏ sục bùn. Hoặc nhiều nơi đã áp dụng phương thức cấy mạ non, cấy
với khoảng cách thưa (30-35 dảnh/m
2
), cấy 1 dảnh nhưng lại áp dụng với tất cả các loại
giống lúa. Đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn và cực ngắn đẻ nhánh
kém hoặc gặp điều kiện bất thuận trong giai đoạn đẻ nhánh sẽ không đảm bảo số dảnh
cơ bản từ đó không đảm bảo số bông làm năng suất, sản lượng lúa bị giảm.
Để khắc phục các nhược điểm trên, cần lựa chọn mật độ cấy và các mức
phân bón phù hợp cho từng nhóm giống lúa, từng giống lúa, trong từng điều kiện cụ

thể để tăng được khả năng quang hợp, ruộng lúa thông thoáng để hạn chế sâu bệnh
hại và chăm sóc được thuận lợi từ đó giúp quần thể ruộng lúa sinh trưởng, phát triển
tốt đạt số bông tối ưu từ đó cho năng suất, chất lượng cao nhất.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật ñộ cấy và lượng giống gieo thẳng ớ các mức phân bón tới giống lúa An
dân 11”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Xác định mật độ cấy và lượng giống gieo thẳng ở các mức phân bón thích
hợp cho giống lúa An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái
Nguyên nói riêng và khu vực Trung du Bắc bộ nói chung.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

1.2.2 Yêu cầu
Xác định được ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng giống gieo thẳng đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện
Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
Xác đinh được ảnh hưởng ở các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và hiệu quả kinh tế của giống An dân 11 ở vụ xuân năm 2013 tại huyện
Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
1.3.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Từ những kết quả đạt được của đề tài, đưa ra quy trình kỹ thuật xác định
được mật độ cấy và lượng giống gieo thẳng ở mức phân bón thích hợp cho năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao đối với giống lúa An dân 11 tại huyện Đại Từ -
tỉnh Thái nguyên nói riêng và khu vực trung du Bắc nói chung.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài

Xác định được mật độ cấy và lượng giống gieo thẳng ở các mức phân bón phù
hợp cho giống lúa An dân 11 trên đất ruồng chủ động nước, từ đó thay đổi phương
pháp canh tác truyền thống đang hạn chế đến tiềm năng năng suất của giống lúa này
ở tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài mang tính ứng dụng cao, khi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất sẽ thúc
đẩy mở rộng diện tích trồng lúa trên đất chủ động nước từ đó nâng cao hệ số sử
dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho tỉnh
Thái Nguyên nói riêng và khu vực trung du Bắc bộ nói chung.








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Những nghiên cứu về phân bón ñối với cây lúa
2.1.1. Vai trò của phân bón ñối với cây lúa
Bất kỳ lúa nước hay lúa trồng trên cạn muốn có năng suất cao đều cần nguồn
dinh dưỡng rất lớn. Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện
khá phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn nhưng cũng chiếm phần khá cao trong
chi phí sản xuất nông nghiệp.Cây trồng có yêu cầu với các dinh dưỡng ở những
lượng và tỷ lệ nhất định, nếu thiếu một chất dinh dưỡng nào đó cây sinh trưởng phát
triển kém, ngay cả khi các chất dinh dưỡng dư thừa. Do đó cần bón hợp lý để đạt
năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bón phân hợp lý và sử dụng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng
suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên
nông sản và môi trường sinh thái. Bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng: bón đúng
loại phân; bón đúng lúc; bón đúng đối tượng; bón đúng thời tiết, mùa vụ; bón đúng
cách [4], [5].
Yoshida (1985) cho rằng: ở các nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng
(N,P,K) cần để tạo ra một tấn thóc trung bình là: 20,55 kgN; 5,1 kg P
2
O
5
; 44 kg
K
2
O. Trên nền phân phối hợp 90 P
2
O5 – 60 K
2
O hiệu suất phân đạm và năng suất
lúa tăng nhanh ở các mức phân bón từ 40 – 120 kg N/ha.
Theo Nguyễn Thị Lẫm (1999): sau một năm cây lúa đi của đất một lượng
dinh dưỡng lớn gồm: 125 kg lân; 96 kg kali.
Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cự, tại xã Gia Xuyên – Tứ Lộc – Hải
Dương cho thấy lượng đạm cần bosnn để đạt 1 tấn thóc phải từ 26 – 28 kg N. Kết
quả này cao hơn nhiều so với dự tính của Đào Thế tuấn năm 1969, muốn đạt được 1
tấn thóc cần 22,3 kg N trong vụ chiêm và 22,6 kg N trong vụ mùa.
Theo GS – TS Mai Văn Quyền tổng kết kinh nghiệm trên 60 thí nghiệm khác
nhau thực tiễn ở 40 nước có khí hậu khác nhau đã cho thấy: Nếu đạt năng suất 3 tấn
thóc/ha, lúa lấy đi hết 50 kg N, 26 kg K
2
O, 19 kg Ca, 12 kg Mg, 10 kg S (nguồn do



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

FIAC do FAO Rome dẫn trong Fertilizes and Theiruse lần thứ 5, lấy trung bình cứ
tạo 1 tấn thóc lúa lấy đi hết 17 kg N, 8 kg P
2
O
5
, 27 kg K
2
O, 3 kg Cao, 2 kg Mg, 1,7
kg S [21].
Theo cục Khuyến nông và khuyến Lâm (1998) về vấn đề phân bón cân đối
và hợp lý cho cây trồng thì cứ 1 tấn (N + P
2
O5 + K
2
O) cho bội thu từ 10 – 13 tấn
thóc. Như vậy nếu tính trong 5 năm gần đây trung bình phân hóa học đã làm tăng
năng suất 25 – 27% tổng sản lượng lương thực ở nước ta [38].
Những số liệu này cho thấy cây lúa cần dinh dưỡng mới tạo được năng suất
cao.Nhiều năm trước đây nông dân Việt Nam chỉ trồng các giống lúa địa phương,
cây cao, kém chịu phân, thời gian sinh trưởng dài, năng suất chỉ đạt từ 1 – 3 tấn/ha
nên nhu cầu cung cấp thêm chất dinh dưỡng từ các nguồn phân bón không cao lắm.
Ngày nay các vụ lúa đông xuân và hè thu, nông dân đã trồng hầu hết các giống lúa
cải tiến thấp cây, chịu phân cao nên muốn có năng suất cao cần phải cung cấp thêm
nhiều dinh dưỡng có trong nguồn phân bón và phải bón đúng kỹ thuật, cân đói, đáp
ứng nhu cầu của từng giống, từng vụ thì năng suất lúa cao và ổn định.

2.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác đề có nhu cầu dinh dưỡng để sinh
trưởng và phát triển. Các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali cần thiết cho cây
lúa trong toàn bộ đời sống của nó, số lượng chênh lệch nhau tương đối nhiều tùy
thuộc vào giống, đất đai, chế độ canh tác và cách bón phân. Khả năng cung cấp chất
dinh dưỡng của đất là nhân tố quyết định việc cần bón nguyên tố nào, số lượng bao
nhiêu cho cây. Những năm gần đây do diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp,
các biện pháp canh tác chưa hợp lý nên dẫn đén hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất
làm giảm độ mầu mỡ của đất nhanh chóng, đặc biệt là ở vùng đồi núi. Do vậy để
đảm bảo năng suất cho lúa cần phải hiểu rõ tính chất của đất. Hiện nay nhờ thành
tựu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chọn lọc và chọn tạo giống, cho
nên các giống lúa mới chịu thâm canh, năng suất cao hơn nên nhu cầu dinh dưỡng
càng cao hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng
cần thiết, không thể thiếu được với sinh trưởng và phát triển của lúa bao gồm: Đam


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

(N), lân (P), kali (K), vôi (Ca), sắt (Fe), đồng (Cu), magiê (Mg), mangan (Mn),
molipđen, bo, silic, cacbon, lưu huỳnh, oxy, hyđrô. Tất cả các nguyên tố trên đây
(trừ các bon, oxy, hyđrô) phân bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất dinh
dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố mà cây lúa cân với lượng lớn là:
đạm, lân, kali là những yếu tố cần thiết cho những quá trình sống diễn trong cây.
Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lựơng rất ít và hầu như đã có sẵng
trong đất, nếu thiếu thì tùy theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung.
Phân bón có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ đến lúc thu hoạch.
Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyện

liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo,
prôtêin….Ngoài ra, chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa, không
có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại. Các yếu tố dinh dưỡng
trong phân bón cung cấp cho cấy lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp
khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy, việc bón phân,
bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón
hợp lý cho từng giống lúa, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều
kiện đất đai, khí hậu…cụ thể.
Tuy nhiên, không phải cứ bón nhiều phân trong đất là cây lúa hút hết được,
trong thực tế, cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 – 3/4 lượng phân bón, còn lại bị rửa
trôi theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất.
2.1.3. Một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng phân bón ñối với lúa trên thế
giới
Ở Pakistan lúa là cây lương thực quan trọng, thí nghiệm đồng ruộng của
người nông dân năm 2005 – 2005 cho thấy: Trên nền phân 85 kg P
2
O
5
+ 62 kg K
2
O
các mức đạm bón khác nhau đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lúa thuần. Năng
suất lúa cao nhất đạt ở mức bón đạm 85 kg N/ha là 4,02 tấn/ha, mức bón 115 kg
N/ha cho năng suất thấp hơn là 3,88 tấn/ha. Năng suất lúa giảm khi lượng bón ít
hơn 85 kg N/ha và nhiều hơn 115 kg N/ha [26].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7


Theo kết quả nghiên cứu của Bali A.S trong 3 năm 2001, 2002, 2003 thì
giống lúa lai KHR2 được bón 150 kg N + 80 kg P
2
O
2
+ 62 kg K
2
O cho năng suất
cao nhất 6.26 tấn/ha trên loại đất pha cát ở Juma. Còn theo kết quả nghiên cứu của
Lal Meena Samth và cộng sừ năm 2003 thì mức phân bón 200 kg N/ha và 62,3 kg
K
2
O làm tăng đáng kể số nhánh, tích lũy vật chất khô, năng suất sinh vật học và
năng suất hạt của lúa lai. Bón đạm làm cho năng suất lúa lai XI 723 cao hơn lúa
thuần 17-20% [27].
Năng suất của bất kỳ giống cây trồng nào cũng là kết quả của hoạt động
quang hợp và lượng dinh dưỡng hấp thu. Kết quả nghiên cứu lúa lai của Ấn Độ năm
2000 trên nền phân bón 120 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 45 kg K
2
O cho thấy: hạt đạt 6.470
kg/ha và ưu thế lai 28% thấp hơn là giống DRRH 1 tương ứng là 1.089g/m
2
, 5.750
kg/ha và 19,5%. Lượng chất khô tích lũy ở các bộ phận trên lá là khác nhau:
14,35%, ở rễ, 9,34% ở lá, 31,2% ở thân và 45% ở bông. Giống TNRH 16 hấp thu
lượng dinh dưỡng đạm, lân, kali cao nhất tương ứng là 144, 21, 126 kg/ha, còn

giống DNRH1 hấp thu được ít hơn tương ứng là 134, 20, 97. Để tạo ra 100kh hạt
cần 1,7-2,4 kgN; 0,27-0,34 kg P
2
O
5
và 1,0- 2,1 kg K
2
O [22].
M.Suganthi, P.Subban và S.Marmuthu (2003), trường Đại học nông nghiệp
Tamil Nadu, Ấn Độ cho biết: đối vói giống lúa lai ADTRH 1, năng suất tăng dần
khi bón đạm với lượng từ 0-150 kg/ha và không có sự khác biệt về năng suất lúa ở
mức 150 và 200 kg N/ha [24].
Theo M.Narayana, K.Surekha, Viện nghiên cứu lúa Ấn Độ (2003) thì sự hút
đạm và sử dụng đạm trong sản xuất lúa phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ hút
đạm/vận chuyển đạm/đồng hóa và phân phối đạm trong cây lúa, sự biểu hiện của
quá trình này khác nhau ở các giống lúa khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành
năm 2000 và 2001 ở 4 điểm với 4 mức phân đạm: không bón, bón
50%,100%,150% so với khuyến cáo của hai giống lúa lai (PHB71, KRH2) và
giống lúa thuần. Kết quả cho thấy: năng suất của các giống lúa theo mức tăng
phân đạm là 5,3 – 6,7 tấn/ha vượt đối chứng 2,3- 3,9 tấn/ha. Nhưng ở một trong
4 điểm thí nghiệm năng suất chỉ đạt 4,2 tấn/ha khi mức bón trên 100%. Ở hầu hết
các điểm năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần 9- 18% chỉ có 1 điểm năng suất lúa


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

thuần cao hơn. Giống lúa lai PHB71 cho biểu hiện cao nhất về hiệu suất sử dụng
đạm, hiệu quả sinh lý, chỉ số quy hoạch.Các giống lúa lai có tỉ số diện tích lá,
tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông cao hơn lúa thuần.

Mitsui (1973) khi nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến hoạt động sinh lý của
lúa đã kết luận: Sau khi bón đạm cường độ quang hợp, cường độ hô hấp và hàm
lượng diệp lục tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng
cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp 10 lần, vì thế làm tăng cường
độ tích lũy chất khô (Nguyễn Thị Lan và cộng sự, 2007) [11].
Tìm hiểu hiệu suất phân đạm đối với lúa Iruka (1963) cho thấy bón đạm với
liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ nhánh, sau đó giảm dần,
với liều lượng thấp thì bón vào lúc đẻ nhánh và trước trỗ 10 ngày thì có hiệu quả
cao (Yoshida, 1985 [20]). Năm 1973, Xinixura và Chiba đã thí nghiệm khá công
phu là bón đạm theo 9 cách tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và
mỗi lần bón với 7 mức đạm khác nhau, hai tác giả đã có những kết luận:
- Hiệu suất của đạm (kể cả rơm, rạ và thóc) cao khi đạm bón cây lúa ít.
- Có 2 đỉnh về hiệu suất, đỉnh thứ nhất xuất hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh
thì đỉnh thứ 2 xuất hiện ở 19 – 9 ngày trước trỗ, nếu lượng đạm nhiều thì không có
đỉnh thứ 2.
Hai tác giả đã đề nghị: nếu hàm lượng ít sẽ bón vào 20 ngày trước trỗ, khi
lượng đạm trung bình bón hai lần lúc lúa con gái và 20 ngày trước trỗ bông, khi
lượng đạm nhiều bón vào lúc lúa con gái [20].
Kết quả nghiên cứu hiệu suất từng phần của lân đối với việc tạo thành hạt
thóc của Kamura và Ishizaka năm 1996 cho thấy: Thời kì lân có hiệu suất cao nhất
là thời kì đầu sau cấy 10 -20 ngày [28]. Sở dĩ cần bón lót phân lân vì lân rất cần cho
sự phát triển của rễ và sự phát triển của mầm cây ở giai đoạn cây non. Mặt khác
phân lân sau khi được bón vào đất cho dù ở dạng hòa tan hay không tan đều ít di
chuyển, ít bị rửa trôi và mất đi.Cho nên nếu không phải là tất cả thì cũng là phần lớn
lượng phân lân nên dùng để bón lót [31].
Tanaka có nhận xét: Hiều quả bón lân cho lúa thấp hơn cho cây trồng cạn.
Tuy nhiên, bón lân xúc tiến quá trình sinh trưởng của cây trong thời kỳ đầu, có thể


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9

rút ngắn thời gian sinh trưởng, đặc biệt là những vùng lạnh thì hiệu quả đó càng rõ.
Kết quả của Buba năm 1960 cho biết: lúa nước là loại cây trồng cần ít lân, do đó
khả năng hút lân từ đất mạnh như cây trồng cạn [28].
Nghiên cứu của Brady, Nylec năm 1985 cho thấy, hầu hết các loại cây trồng
hút không quá 10 – 13 % lượng lân bón vào đất trong năm đặc biệt là cây lúa, chỉ
cần giữ cho lân ở trong đất khoảng 0,2 ppm hoặc thấp hơn một chút là có thể cho
năng suất tối đa. Tuy vậy cần bón lân kết hợp với các loại phân khác như: đạm, kali
mới nâng cao được hiệu quả của nó [28].
Ở mỗi thời kỳ lúa hút lân với lượng khác nhau, trong đó có hai thời kỳ hút
lân mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng. Tuy nhiên xét về mức độ thì
lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh [29], [30].
Để nâng cao hiệu quả bón lân cho cây lúa ngắn ngày, trong điều kiện thâm
canh trung bình (10 tấn phân chuồng, 90-120N, 60K
2
O kg/ha) nên bón lân với
lượng 80-90 P
2
O
5
kg/ha và tập trung bón lót [30].
2.1.4. Một số kết quả nghiên cứu phân bón ñối với lúa ở trong nước.
2.1.4.1 ðối với phân ñạm:
• Vai trò của phân ñạm ñối với cây lúa:
Khi nghiên cứu về vai trò của đạm đối với cây trồng nói chung, với cây lúa
nói riêng, nhiều tác giả đã chỉ rõ: Đạm tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật, đạm có
trong protein, đạm điều tiết các hoạt động sống của cây, tham gia vào các chất kích
thích sinh trưởng, các Xytokinin, Vitamin. Đạm có hoạt tính sinh học cao, làm tăng
hay giảm các hoạt động sinh lý của cây.Người ta còn thấy đạm có trong các enzym

xúc tiến các quá trình biến đổi sinh hóa trong cơ thể cây. Đặc biệt đạm có mặt trong
diệp lục tố, vì thế lúa được bón đạm sẽ khác hẳn như: Lá to, dài, xanh, quang hợp
tốt, đẻ nhiều. Nếu thiếu đạm lá vàng, nhỏ, đẻ ít, bông nhỏ, nhưng nếu quá nhiều
đạm thì lúa sẽ bị lốp đổ, sâu bệnh nhiều, hạt lép, quả không sáng [13].
Theo Yoshida (1985) đã nói: đạm là nguyên tố quan trọng đối với lúa, nếu
như không bón đạm thì ở đâu cũng thiếu đạm. Điều này rất phù hợp với thực tiễn ở
Việt Nam.

×