Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phương pháp khấu hao tài sản cố định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.4 KB, 21 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHẦN 2
ĐỀ TÀI:
TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM, LẤY VÍ DỤ MINH HỌA PHƯƠNG PHÁP
KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG, PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO NHANH,
PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO KẾT HỢP GIỮA KHẤU HAO ĐƯỜNG
THẲNG VÀ KHẤU HAO NHANH VÀ PHƯƠNG PHÁP MACRS
GIẢNG VIÊN HD : PHẠM VĂN CƯ
SINH VIÊN TH : LÊ VĂN LINH
MSSV : 10004133
LỚP : CDQT12TH
THANH HÓA, THÁNG 07 NĂM 2013
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN






















Thanh Hóa, ngày … tháng …… năm 2013
GIẢNG VIÊN
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
KHKT Khoa học kỹ thuật
1
TSCĐ Tài sản cố định
2
DN Doanh nghiệp
3
TSCĐVH Tài sản cố định hữu hình
4
TSCĐHH Tài sản cố định vô hình
5
GTCL Giá trị còn lại
6
NG Nguyên giá
7
HM TSCĐ Hao mòn tài sản cố định
8

KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định
9
TS Tài sản
10
CP SCL Chi phí sửa chữa lớn
11
KH Khấu hao
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
MỤC LỤC
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của
KHKT, để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì DN cần có đầy đủ các
nguồn lực cần thiết như sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động Trong
đó TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
TSCĐ trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh luôn có sự giảm giá
trị. Do đó mọi tài sản trong DN phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu
hao phù hợp với mức hao mòn tài sản, tạo nguồn để tái đầu tư tài sản cố định.
Muốn vậy phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách khoa học hợp lý đảm
bảo thu lợi nhanh vừa không gây biến động lớn về giá thành và lợi nhuận.
Hao mòn tài sản cố định là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán do
tính quan trọng của hao mòn tài sản cố định đối với mổi doanh nghiệp. Vì vậy việc
hạch toán khấu hao TSCĐ cũng rất quan trọng, cần được xem xét, đánh giá. Bởi
các doanh nghiệp khi sử dụng TSCĐ phải tính toán và phân bổ dần giá trị của
TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán nhằm mục đích thu hồi dần
vốn đầu tư, phản ánh hao mòn của TSCĐ và tính đủ chi phí vào chi phí từng kỳ.
Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng của công tác tổ chức hạch toán khấu

hao TSCĐ trong doanh nghiệp là rất cần thiết, qua bài tiểu luận này, em giới thiệu
một số phương pháp “Phương pháp khấu hao đường thẳng, Phương pháp khấu
hao nhanh, Phương pháp khấu hao kết hợp hai phương pháp khấu hao đường
thẳng và phương pháp khấu hao nhanh; Phương pháp Macrs”
Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng song do trình độ còn hạn chế nên bài viết này
không tránh khỏi sai sót và chưa đầy đủ. Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 1
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN DỀ CƠ BẢN VỀ KHẤU HAO VÀ KẾ TOÁN KHẤU
HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TSCĐ
1.1.1. Khái niệm TSCĐ:
Các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh phải có các nguồn lực.
Trong đó tài sản là nguồn lực không thể thiếu, là một trong những điều kiện ban
đầu để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản trong đó được
chia làm hai loại là tài sản cố định và tài sản lưu động.
Vậy tài sản cố định là tất cả những tài sản của DN có giá trị ban đầu lớn, có
thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh
doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng một năm). Tài sản được coi là
TSCĐ khi nó phải hội đủ bốn tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
1.1.2. Vai trò của TSCĐ:
TSCĐ là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho
nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ

còn là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động.
Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của
doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị
trường hiện nay nhất là khi KH-KT trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ
là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm của TSCĐ:
TSCĐ là tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm), vì
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 2
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
vậy TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và đặc biệt không thay
đổi hình thái vật chất trong quá trình sử dụng tài sản. Trong quá trình tham gia sản
xuất kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần, có thể là hao mòn vô hình hoặc
hao mòn hữu hình và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần vào giá trị của sản
phẩm mới tạo ra dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn đầu tư.
Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên một năm đều
được gọi là TSCĐ, thực tế có những tài sản có tuổi thọ trên một năm nhưng vì giá
trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động.
Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi có
đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 10 triệu đồng.
1.2. PHÂN LOẠI TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Theo hình thái biểu hiện:
TSCĐ của DN được chia thành TSCĐHH và TSCĐVH.
- TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu, có hình thái vật chất
(từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài
sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định), thoả mãn
các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như: nhà cửa, vật kiến trúc; máy
móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; dụng cụ văn phòng, vườn
cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm
- TSCĐVH là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng

giá trị đã được đầu tư để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN thoả mãn các tiêu
chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như quyền sử
dụng đất có thời hạn; quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền
tác giả, giấy phép hoặc giấy nhượng quyền, lợi thế thương mại …
1.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
Cách phân loại này dựa trên cơ sở quyền định đoạt của DN đối với TSCĐ
hiện có. Theo cách này TSCĐ chia làm hai loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê
ngoài.
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 3
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
- TSCĐ tự có của doanh nghiệp: là những TSCĐ được xây dựng mua sắm
hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc bằng nguồn vốn
vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng
bán, thanh lý v.v trên cơ sở chấp hành đúng quy định, thủ tục pháp luật của nhà
nước.
- TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản
nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng
thuê. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm hai loại: thuê
hoạt động và thuê tài chính. Trong đó căn cứ vào tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ của
nhà nước thì chỉ có tài sản thuê tài chính mới có đủ điều kiện để trở thành TSCĐ.
+ TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty
cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua
lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng
thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài
chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài
sản cố định thuê hoạt động.
1.2.3. Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành bốn loại:
- TSCĐ dùng cho kinh doanh: là những TSCĐ hữu hình, vô hình được dùng

vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- TSCĐ hành chính sự nghiệp: là những TSCĐ được nhà nước hoặc cấp trên
hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được
sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: là những TSCĐ được hình thành từ quỹ
phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi.
- TSCĐ chờ xử lý: là những TSCĐ bị hư hỏng chờ xử lý, thanh lý hoặc những
tài sản không cần dùng, tài sản đang tranh chấp v.v
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 4
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
1.3. ĐÁNH GIÁ TSCĐ
Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của tài sản. TSCĐ được đánh giá lần
đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Nó được đánh giá theo nguyên
giá (giá trị ban đầu), giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
1.3.1. Nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại DN.
Nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
- Nguyên giá của TSCĐ mua sắm( kể cả tài sản mới) và đã sử dụng gồm: giá
mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử( nếu có) trừ đi số giảm
giá được hưởng( nếu có)
- Nguyên giá TSCĐ xây dựng mới, tự chế gồm giá thành thực tế( giá trị quyết
toán) của TSCĐ tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử.
- Nguyên giá TSCĐ thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị gồm: giá trị
TSCĐ do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt( nếu có).
- Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến:
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại trên sổ
ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận) và các chi phí
tân trang, chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ lắp đặt, chạy thử mà bên nhận tài
sản phải chi trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng
+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên

giá, giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí
tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không
tính vào nguyên giá TSCĐ.
Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐ có thể bị thay đổi, khi đó phải căn
cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐ và nguyên giá TSCĐ chỉ
thay đổi trong các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại giá trị TSCĐ
+ Nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của
TSCĐ
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 5
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn
cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số
khấu hao luỹ kế của TSCĐ và hạch toán theo các qui định hiện hành.
1.3.2. Giá trị hao mòn
Giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu hao luỹ kế đến thời điểm
xác định. Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp thì giá trị hao mòn
coi như bằng không (trừ trường hợp TSCĐ chuyển giao giúp các đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp, giá trị hao mòn TSCĐ bên nhận được
tính bằng giá trị hao mòn ghi trên sổ của đơn vị giao).
1.3.3. Giá trị còn lại
Giá trị còn lại của TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất
định và được xác định bằng công thức:
GTCL TSCĐ = NG TSCĐ – giá trị hao mòn
Giá trị còn lại trên sổ kế toán mang dấu ấn chủ quan của các DN, do đó trong
trường hợp góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, giải thể hoặc sáp nhập DN… đòi hỏi
phải đánh giá lại giá trị hiện còn của TSCĐ để xác định GTCL của TSCĐ theo mặt
bằng giá cả hiện tại.
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 6

Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động
của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia
thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của
TSCĐ giảm dần.
Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên
nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến
hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá
thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.
Để thực hiện khấu hao TSCĐ, người ta thường áp dụng một số phương pháp
chủ yếu sau:
2.1. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG (KHẤU HAO TUYẾN
TÍNH CỐ ĐỊNH)
2.1.1. Đặc điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp
khấu hao đường thẳng như sau:
- Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh nghiệp xác
định thời gian sử dụng của tài sản cố định;
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo
công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trung bình
hàng năm của tài sản cố định
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả
năm chia cho 12 tháng.
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 7
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,
doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định
bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định
lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử
dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định
được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã
thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
2.1.2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá
đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3
triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
1. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng
của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC), tài sản được đưa vào
sử dụng vào ngày 1/1/2004.
Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu+ 3 triệu = 120 triệu
đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu
đồng/năm.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu
đồng/ tháng
Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố
định đó vào chi phí kinh doanh.
2. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí
là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với

thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là
1/1/2009.
Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 8
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng X 5 năm = 60 triệu đồng
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu
đồng/ năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng
=1.250.000 đồng/ tháng
Từ năm 2009 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi
tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.
2.1.3. Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử
dụng trước ngày 01/01/2004:
2.1.3.1. Cách xác định mức trích khấu hao:
- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá
trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.
- Xác định thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định theo công thức sau:
T=T
2
(1-
t
1
)
T
1
Trong đó:
T



: Thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định
T
1
: Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC.
T
2
: Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC.
t
1
: Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định
- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản
cố định) như sau:
Mức trích khấu hao trung bình
hàng năm của tài sản cố định
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 9
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
năm chia cho 12 tháng.
2.1.3.2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ : Doanh nghiệp sử dụng một máy dệt có nguyên giá 600 triệu đồng từ
ngày 01/01/2001. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ- BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của
máy dệt này tính đến hết ngày 31/12/2003 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120
triệu đồng.

- Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy dệt là 480 triệu đồng.
- Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của máy dệt theo quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC là 5 năm.
- Xác định thời gian sử dụng còn lại của máy dệt như sau:
Thời gian sử dụng
còn lại của TSCĐ
= 5năm x (1-
2năm
)= 4 năm
10 năm
- Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 4 năm = 120
triệu đồng/ năm (theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC)
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 120 triệu đồng : 12 tháng = 10
triệu đồng/ tháng
Từ ngày 01/01/2004 đến hết ngày 31/12/2007, doanh nghiệp trích khấu hao
đối với máy dệt này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 10 triệu đồng.
(Trích: quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố
định)
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO NHANH
2.2.1. Đặc điểm của phương pháp khấu hao nhanh
Để thu hồi vốn nhanh, người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao
nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp
khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số các năm, gọi
tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số.
2.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 10
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
2.2.2.1. Công thức tính
Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau:

Mk
i
= G
di
x T
kh
Mk
i
: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i
Gd
i
: giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ
i : thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n )
Tkh = Tk x Hs
Trong đó:
Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
Hs: Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở các nước như sau:
- Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm
- Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm
- Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm
2.2.2.2. Ví dụ:
Một TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu, thời gian sử dụng là 5 năm
Vậy Tk = 1/5 = 20%
Tkh = 20% x 2 = 40%
Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần được xác định theo bảng
sau:
TT Cách tính khấu hao
Mức khấu

hao năm
Mức khấu
hao lũy kế
Giá trị còn lại
của TSCĐ
1 200.000×40% 80.000 80.000 120.000
2 120.000×40% 48.000 128.000 72.000
3 72.000×40% 28.800 156.800 43.200
4 43.200×40% 17.280 174.080 25.920
5 25.920×40% 10.368 184.448 15.552
Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm cũng có thể tính theo công thức sau:
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 11
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
i
Gci
Tkh 1
NG
= −
Trong đó:
Gci: Giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm thứ i
NG: Nguyên giá của TSCĐ
i: Thứ tự của năm tính khấu hao ( i = 1, n)
Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khi hết thời
gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được vấn đề này,
người ta thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở những năm cuối cùng.
Theo ví dụ trên, vào năm thứ 4 và thứ 5 người ta sẽ chuyển sang phương pháp
khấu hao tuyến tính với mức khấu hao mỗi năm là:
43,2 triệu : 2 = 21,6 triệu
2.2.3. Phương pháp khấu hao theo tổng số:
2.2.3.1. Công thức tính

Theo phương pháp này, mức khấu hao năm được xác đinh như sau:
Mkt = NG x Tkt
Trong đó:
Mkt: số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tkt: tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm thứ t
T: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ
Có hai cách tính tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp này:
Cách 1:
Tkt =
Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ theo thứ
tự năm sử dụng
Tổng số các số năm sử dụng còn lại của
TSCĐ tính theo thứ tự năm sử dụng

Cách 2:
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 12
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Tkt = 2(T + 1 – t)
T (T + 1)
Trong đó:
T : Thời gian sử dụng TSCĐ
t : Thứ tự năm cần tính khấu hao TSCĐ ( t = 1 – n)
2.2.3.2. Ví dụ
Vẫn với ví dụ trên, nhưng TSCĐ được khấu hao theo phương pháp tổng số thì
tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao của từng năm như sau:
Thứ tự
năm
Số năm sử dụng còn lại
cho đến khi hết thời hạn

sử dụng (năm)
Tỷ lệ khấu
hao năm
Số tiền khấu hao năm
(Triệu đồng)
1 5 5/15 200×5/15=66,666
2 4 4/15 200×4/15=53,333
3 3 3/15 200×3/15=40,000
4 2 2/15 200×2/15=26,667
5 1 1/15 200×1/15=13,334
Cộng 15 200
Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh:
- Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình
- Đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp
Nhược điểm: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những
năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Do vậy đối với những
doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các
phương pháp khấu hao nhanh
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp nên việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập
kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
doanh nghiệp
Trước khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cần xác định được phạm vi khấu hao
TSCĐ
Việc tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng được áp dụng theo nguyên tắc tính
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 13
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
tròn tháng, tức là TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi trong tháng này thì tháng sau mới
trích hoặc thôi trích khấu hao. Bởi vậy, nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu
tháng này chính là nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng trước cộng với

nguyên giá TSCĐ tăng lên trong tháng và trừ đi nguyên giá TSCĐ giảm đi trong
tháng trước. Ta có thể viết công thức tính số khấu hao của từng tháng như sau:
Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao TSCĐ tháng trước + Số khấu
hao tăng thêm trong tháng - Số khấu hao giảm đi trong tháng
2.3. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO KẾT HỢP GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP
KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG VÀ KHẤU HAO NHANH
2.3.1.Đặc điểm của phương pháp
Phương pháp khấu hao kết hợp giữa hai phương pháp khấu hao đường thẳng
và phương pháp khấu hao nhanh nên hạn chế được nhược điểm của từng phương
pháp và lợi dụng được ưu điểm của từng phương pháp đó.
2.3.2. Công thức tính
Theo phương pháp này việc tính khấu hao cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Xác định tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như
sau:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo
phương pháp đường thẳng
= 1
Thời gian sử dụng của TSCĐ

Bước 2: Xác định tỷ lệ khấu hao nhanh với hệ số điều chỉnh là 2
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao nhanh
(%)
=
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo
phương pháp đường thằng
×2
Bước 3: Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm
đầu theo công thức dưới đây:

GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 14
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Mức trích khấu hao
hàng năm của TSCĐ
=
Giá trị còn lại của
TSCĐ
×
Tỷ lệ khấu
hao nhanh
Mức khấu hao năm cuối cùng được tính theo công thức
Mức trích khấu hao năm
cuối cùng TSCĐ
=
Giá trị còn lại của
TSCĐ
-
Giá trị thanh
lý ước tính

Cũng giống như phương pháp đường thẳng, nếu một TSCĐ chỉ được sử dụng
một quý trong năm thi mức khấu hao ở quý đầu tiên này sẽ được tính:
Mức khấu hao quý = mức khấu hao năm *3/12
2.3.3. Ví dụ
Theo ví dụ trên và sử dụng các công thức ta có số liệu được như bảng sau:
Thứ
tự
năm
Tỷ lệ khấu hao
TSCĐ theo pp

đường thẳng
Tỷ lệ
khấu hao
nhanh
Mức trích khấu
hao hàng năm
của TSCĐ
Mức trích khấu
hao năm cuối
cùng TSCĐ
1 100,0% 200,0% 200.000
2 50,0% 100,0%
3 33,3% 66,6%
4 25,0% 50,0%
5 20,0% 40,0%
Cộng
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 15
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay cơ hội hoà nhập vào khu vực và trên thế giới ngày
càng mở rộng, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển là những yếu tố tác động
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế đã có sự đổi
mới sâu sắc và theo đó là hệ thống kế toán Việt Nam cũng ngày càng đổi mới,
hoàn thiện và phát triển phù hợp với chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, góp
phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao năng lực quản lý tài chính quốc gia
nói chung và quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, trước sự biến
đổi to lớn trong hoạt động kinh tế, các qui định đã bộc lộ rõ những hạn chế nhất
định. Tiêu biểu nhất là những qui định về kế toán khấu hao TSCĐ. Do đó, việc
quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một đòi hỏi thiết yếu đối với
mọi doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.

Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ mà Bộ Tài chính quy định
trong Thông tư 203/2009/TT - BTC được xây dựng theo hướng tăng cường quản lý
và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, khuyến khích các doanh nghiệp tính đúng,
trích đủ số hao mòn TSCĐ vào chi phí doanh nghiệp để có điều kiện thay thế, đổi
mới máy móc, thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại
phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và đòi hỏi của nền kinh tế.
Những sửa đổi, bổ sung trong chế độ khấu hao TSCĐ là một đóng góp thiết thực
của chế độ tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện
đúng chế độ, vận dụng chế độ một cách phù hợp với đặc điểm riêng có của doanh
nghiệp mình thì mới đem lại hiệu quả cao.
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 16
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán tài chính Doanh nghiệp Phần 2
3. Tạp chí kinh tế và phát triển
4. Tạp chí kế toán
5. Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán
6. Tạp chí tài chính
7. Thông tư 203/2009/TT - BTC của Bộ tài chính về quản lý, sử dụng và
trích khấu hao TSCĐ.
GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 17

×