Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh marek trên đàn gà ri nuôi tại trại thực nghiệm gia cầm liên ninh, thanh trì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 80 trang )

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng §¹i häc N«ng NghiÖp Hµ Néi




PHAN HỒNG BÉ




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CỦA
BỆNH MAREK TRÊN ðÀN GÀ RI NUÔI TẠI
TRẠI THỰC NGHIỆM GIA CẦM LIÊN NINH,
THANH TRÌ, HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ




Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 64 01 01


Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TRẦN ANH ðÀO

Hà Nội, 2013


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i

LỜI CAM ðOAN

-

Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng ñược bảo vệ một học vị nào.

- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội,
Viện ñào tạo sau ñại học, khoa Thú y cùng các thầy cô giáo trong nhà
trường ñã tạo ñiều kiện cho tôi ñược tiếp cận và nâng cao kiến thức khoa

học về nông nghiệp trong hơn 2 năm học ở trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Bệnh lý-khoa
Thú y của trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, trực tiếp là thầy hướng
dẫn khoa học TS. Bùi Trần Anh ðào.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh ñạo, các cô, các chú, các anh chị
em và bạn bè ñồng nghiệp thuộc Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn
nuôi, ñặc biệt là trại thực nghiệm gia cầm Liên Ninh ñã tạo ñiều kiện giúp
ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cảm ơn gia ñình, người thân và bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013

Tác giả



Phan Hồng Bé

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii


Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii

Danh mục các chữ viết tắT x

PHẦN I. MỞ ðẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2. Mục ñích nghiên cứu 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Giới thiệu về giống gà Ri 3

2.2. Bệnh Marek 4

2.2.1. Lịch sử và ñịa dư bệnh 4

2.2.2. Tình hình dịch bệnh trên thế giới 5

2.2.3. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam 6

2.2.4. Căn nguyên gây bệnh 7

2.2.5. Dịch tễ bệnh Marek 10

2.2.6. Triệu chứng lâm sàng 12


2.2.7. Bệnh Tích 13

2.2.8. Chẩn ðoán Bệnh 15

2.2.9. Nguyên nhân bùng phát bệnh Marek 19

2.2.10. Khống chế bệnh Marek 19

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước bệnh Marek 22

2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 22


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 25

PHẦN 3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 27

3.2. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27

3.3. ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU 27

3.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 27

3.5. NGUYÊN LIỆU 27


3.5.1. Mẫu bệnh phẩm 27

3.5.2. Sinh phẩm, hóa chất 28

3.5.3. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm 28

3.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.6.1. Phương pháp quan sát thống kê 28

3.6.2. Phương pháp mổ khám toàn diện: 28

3.6.3. Phương pháp làm tiêu bản vi thể 30

3.6.4. Phương pháp xử lý số liệu 33

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TẠI TRẠI THỰC
NGHIỆM GIA CẦM LIÊN NINH 34

4.1.1. Tình hình chăn nuôi 34

4.1.2. Tình hình thú y 34

4.2. TÌNH HÌNH BỆNH MAREK XẢY RA TẠI TRẠI LIÊN NINH TỪ
NĂM 2009 ðẾN NĂM 2011 37

4.3. ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ BỆNH MAREK TRÊN ðÀN GÀ RI NĂM

2012 – 2013 TẠI TRẠI LIÊN NINH 40

4.3.1. Tỷ lệ mắc bệnh 40

4.3.2. Tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong 41

4.3.3. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng 43


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

4.3.4. Tổn thương ñại thể ở gà Ri mắc bệnh Marek 47

4.3.5. Tổn thương vi thể ở gà Ri mắc bệnh Marek 54

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 65

5.1. KẾT LUẬN 65

5.2. ðỀ NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình dịch bệnh Marek tại các tỉnh ðồng Bằng Sông Cửu
Long năm 2007 6

Bảng 2.2. Sức ñề kháng của virus gây bệnh Marek 9

Bảng 2.3. Các chỉ số bệnh lý cơ bản dùng ñể phân biệt 3 bệnh
(Marek, Leuko và Viêm não truyền nhiễm) 18

Bảng 4.1. Các giống gà ñang nuôi tại trại thực nghiệm gia cầm
Liên Ninh 34

Bảng 4.2. Lịch phòng bệnh cho ñàn gà tại trại Liên Ninh 36

Bảng 4.3 Kết quả ñiều tra bệnh Marek xảy ra tại trại Liên Ninh trên một
số giống gà nuôi từ năm 2009 – 2011 38

Bảng 4.4. Tỷ lệ gà Ri mắc bệnh Marek tại trại thực nghiệm Liên Ninh 40

Bảng 4.5. Tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong theo lứa tuổi ở gà Ri mắc bệnh
Marek 42

Bảng 4.6. Triệu chứng lâm sàng của gà Ri mắc bệnh Marek tại trại
Liên Ninh 43
Bảng 4.7. Tần suất xuất hiện tổn thương ở các cơ quan nội tạng của gà
Ri bị bệnh Marek 48




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Gà Ri 01 ngày tuổi 4

Hình 2.2. Gà Ri trưởng thành 4

Hình 4.1. Biểu ñồ tỷ lệ bệnh Marek trên các giống gà qua các năm 39

Hình 4.2. Biểu ñồ tỷ lệ gà Ri mắc bệnh Marek 41

Hình 4.3. Biểu ñồ tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong theo lứa tuổi ở gà Ri mắc
bệnh Marek 42

Hình 4.4. Gà có triệu chứng thần kinh, bại liệt trước khi chết 46

Hình 4.5. Gà có khối u ở da 46

Hình 4.6. Gà ốm xơ xác, bại liệt chân hình compa 46

Hình 4.7. Gà mắc bệnh Marek ở thể mắt, con ngươi biến dạng 46

Hình 4.8. Gà bị mù mắt 47

Hình 4.9. Lộ huyệt bẩn, tiêu chảy phân trắng 47

Hình 4.10. Mắt gà mắc bệnh Marek, thuỷ tinh thể bị biến dạng 47


Hình 4.11. Mắt gà bình thường 47

Hình 4.12. Biểu ñồ tỷ lệ biểu hiện tổn thương ở các cơ quan của gà Ri
mắc bệnh Marek 50

Hình 4.13. Khối u ở nội tạng 51

Hình 4.14. Khối u kết hạt ở gan, gan sưng to 51

Hình 4.15. Khối u lan tỏa ở gan, gan to, dễ vỡ 52

Hình 4.16. Khối u ở tim 52

Hình 4.17. Khối u ở lách, lách sưng to, xuất huyết, dễ vỡ 52

Hình 4.18. Khối u ở thận, thận sưng to, nhạt màu 52

Hình 4.19. Khối u ở màng treo ruột 52

Hình 4.20. Khối u ở dạ dày tuyến, dạ dày tuyến sưng, xuất huyết 52

Hình 4.21. Khối u ở ruột, thành ruột dày 53


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii

Hình 4.22. Dây thần kinh hông sưng to 53

Hình 4.23. Khối u ở phổi 53


Hình 4.24. Nhiều khối u da kết lại thành khối u lớn ở da bụng 53

Hình 4.25. Khối u ở buồng trứng, buồng trứng biến dạng 53

Hình 4.26. Khối u tăng sinh ở da 53

Hình 4.27. Hiện tượng viêm não. Các tế bào lympho tăng sinh và bao
quanh mạch quản, x100, HE 58

Hình 4.28. Phổi. Sự thâm nhiễm lan tràn của các tế bào dạng lympho
quanh phế quản, x100, HE 59

Hình 4.29. Gan. Sự thâm nhiễm sớm các tế bào dạng lympho xung quanh
mạch quản, x100, HE 59

Hình 4.30. Gan. Các tế bào lympho ña hình thái. Sự thay ñổi về hình thái
của các tế bào lympho xảy ra giữa các mô khác nhau trên cùng
một cá thể. Thỉnh thoảng có các tế bào lympho non, x200, HE 60

Hình 4.31. Gan. Thâm nhiễm các tế bào lympho to, trung bình, nhỏ và
một số tế bào lưới. Hầu hết các tế bào này là các tế bào khối u
ác tính ñang chuyển dạng từ tế bào T, một số là tế bào B (do
sự ñáp ứng của vật chủ ñối với u lympho), tế bào T và các ñại
thực bào, x400, HE 60

Hình 4.32. Cơ vân. Tế bào Marek (to) ở giữa ñám tế bào thâm nhiễm. Tế
bào này do sự thoái hóa của tế bào lymphoblast. x400, HE 61

Hình 4.33. Túi Fabricius. Các khối u trong mô kẽ của túi Fabricius, thâm

nhiễm các tế bào dạng lympho trong các nang. Các nang
lympho không phát triển. x100, HE 61

Hình 4.34. Túi Fabricius. Sự thâm nhiễm lan rộng của các tế bào lympho
ña hình thái ở giữa các nang. Lớp vỏ của 2 nang nhìn từ 2 phía
khác nhau. x200, HE 62


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix

Hình 4.35. Mô dưới da. Tổn thương tự hủy của mô dưới da. Các tế bào
khối u tự hủy có nhân ñông ñậm, tăng nguyên sinh chất vùng
rìa nhân tế bào. X400, HE 62

Hình 4.36. Da. Sự thâm nhiễm tế bào lympho ở lớp bì và dưới da, da bị
loét ở vùng có thâm nhiễm tế bào lympho. X100, HE 63

Hình 4.37. Da. Thâm nhiễm tế bào lympho ña hình thái ở mô dưới da.
X400, HE. 63

Hình 4.38. Thần kinh ñùi. Viêm dây thần kinh, có thâm nhiễm tế bào
lympho nhỏ và tế bào tương bào ở mạch quản trong mô thần
kinh x 400, HE. 64

Hình 4.39. Thần kinh ñùi. Thâm nhiễm tế bào lympho và tế bào tương
bào (ở giữa), phù tổ chức thần kinh ñặc biệt có sự bong lớp vỏ
myeline của sợi thần kinh, x400, HE. 64





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Diễn giải
(-) : Âm tính
(+) : Dương tính
ADN : Acid Deoxyribo Nucleic
CEF : Chicken Embryo Fibroblast
CKC : Chicken Kidney Cell
DEF : Duck Embryo Fibroblast
ELISA : Enzyme Linked Immune Sorbent Assay
HE : Hematoxilin & Eosin
HVT : Herpesvirus of Turkey
LL : Lymphoid Leucosis
MD : Marek’s Disease
MDV : Marek’s Disease Virus
NXB : Nhà Xuất Bản
OIE : Office International des Epizooties
PCR : Polymerase Chain Reaction

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

PHẦN I
MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

Marek là một bệnh ung thư ác tính truyền nhiễm nguy hiểm ở gà do Herpes
typ B AND virus gây ra, bệnh ñược mô tả ñầu tiên năm 1907 và mầm bệnh ñược
phân lập vào năm 1968. Bệnh gây thiệt hại to lớn cho ngành chăn nuôi gà công
nghiệp tập trung. Theo giáo sư R.kasabov, từ ñại chiến thế giới thứ 2 ñến năm
1970, bệnh Marek ñã gây chết 17,21% số gà mái giò, hậu bị và gà ñẻ trên toàn
thế giới (Lê Văn Năm, 2005).
Ở Việt Nam, bệnh bùng phát mạnh vào những năm 80 như xí nghiệp giống
gà Châu Thành năm 1982, Cầu Diễn năm 1984 buộc phải tiêu hủy cả ñàn gà. Tỷ
lệ hao hụt cao ở các cơ sở chăn nuôi tập trung do bệnh Marek, vì vậy Liên hiệp
các xí nghiệp gia cầm Việt Nam ñã ñưa vacxin Marek vào lịch tiêm phòng cho
các ñàn gà giống. Giai ñoạn từ 1993 trở ñi, bệnh có chiều hướng giảm do sử
dụng vacxin và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh (Lê Văn Năm, 1996).
Trong những năm gần ñây ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta tiếp tục phát
triển mạnh với nhiều quy mô lớn, ñặc biệt là trong chăn nuôi gà lông màu. Bệnh
Marek ñã xảy ra thường xuyên không chỉ trên gà nuôi sinh sản mà còn bùng
phát mạnh trên các ñàn gà thịt thương phẩm, gây thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn
và trở thành vấn ñề nghiêm trọng nhất cho người chăn nuôi gà hiện nay. Do
chúng ta chưa chủ ñộng sản xuất ñược vacxin hoặc khâu nhập khẩu và quản lý
vacxin còn yếu kém, một số cơ sở giống không chủ ñộng tiêm vacxin cho gà
giống trước khi xuất bán hoặc có tiêm nhưng chất lượng vacxin và kỹ thuật tiêm
phòng không ñảm bảo là nguyên nhân chính làm cho bệnh bùng phát và lây lan
mạnh mẽ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

Trại thực nghiệm gia cầm Liên Ninh thuộc Trung tâm nghiên cứu và huấn
luyện chăn nuôi – Viện Chăn Nuôi ñang thực hiện nuôi giữ giống gốc gà Ri,
Lương Phượng, Sasso,… theo ñúng tiêu chuẩn các quy trình thú y, các bệnh
nguy hiểm như Newcastle, Cúm gia cầm, Gumboro, Viêm phế quản truyền

nhiễm,… hầu như không xẩy ra. Tuy nhiên, bệnh Marek mặc dầu ñã ñược tiêm
vacxin phòng bệnh nhưng vẫn có một tỷ lệ nhất ñịnh gà có biểu hiện bệnh
Marek giai ñoạn gà dò và ñầu kỳ ñẻ trứng, ñặc biệt là xảy ra mạnh trên ñàn gà
Ri gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng ñến chất lượng con giống. Do vậy, ñể có
cách nhìn toàn diện hơn nhằm hạn chế tối ña thiệt hại do bệnh Marek gây ra
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu một số ñặc ñiểm bệnh lý của bệnh Marek trên ñàn gà Ri nuôi
tại trại thực nghiệm gia cầm Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội”
1.2. Mục ñích nghiên cứu
Xác ñịnh các ñặc ñiểm bệnh lý chủ yếu của bệnh Marek trên giống gà Ri
làm cơ sở cho việc chẩn ñoán nhanh, chính xác và chẩn ñoán phân biệt với các
bệnh khác.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về giống gà Ri
Gà Ri là giống gà nuôi phổ biến nhất ở nước ta, chiếm 70 % tổng số ñàn
gà nội, có sản lượng trứng cao, chất lượng thịt thơm ngon hơn các giống gà nội
khác. Gà Ri tự ấp nở ñược và nuôi con rất khéo, khả năng chịu kham khổ tốt,
thích hợp với nuôi chăn thả.
- ðặc ñiểm ngoại hình
Gà Ri là giống gà nội ñược nuôi phổi biến ở nhiều vùng trong cả nước, tập
trung nhiều ở miền Bắc và Trung. Về hình thái, gà có nhiều loại hình và màu
lông ña dạng. Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng ñất hoặc nâu nhạt,
xung quanh cổ ñôi khi có hàng lông ñen. Gà trống có màu lông ñỏ thẫm, ñầu

lông cánh và lông ñuôi có lông ñen ánh xanh; lông bụng có màu ñỏ nhạt, vàng
ñất. Màu da vàng hoặc trắng, màu da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu ñỏ và
phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu ñỏ có khi xem lẫn ánh bạc. Chân có
hai hàng vẩy màu vàng ñôi khi xen lẫm màu vàng ñỏ tươi (Viện Chăn nuôi,
2004). Nguyễn Huy ðạt và cộng sự (2005) ñã nghiên cứu chọn lọc ñàn gà Ri
vàng rơm từ quần thể gà Ri, qua 3 thế hệ chọn lọc ñã nâng ñược màu lông vàng
rơm lúc 01 ngày tuổi từ 24,4 lên 62,2%, gà mái trưởng thành có màu lông vàng
rơm ñiểm những lông ñen ở ñầu cánh và chóp ñuôi, gà trống có lông màu vàng
rơm ñậm, ñiểm những lông ñen quanh cổ, ñầu cánh và chóp ñuôi; gà có mào cờ.
- Khả năng sản xuất
Viện Chăn nuôi (2004) cho biết gà Ri có khối lượng lúc 01 ngày tuổi là
30 gam, lúc trưởng thành con trống có khối lượng 1,7 kg và con mái là 1,2 kg;
gà Ri bắt ñầu ñẻ lúc 130 ngày tuổi, nếu ñể gà tự ấp thì gà ñẻ
4 - 5 lứa/năm, mỗi lứa ñẻ 10 - 15 quả trứng; khối lượng trứng 42 - 45 g và có
màu nâu nhạt. Nguyễn Huy ðạt và cộng sự (2005) nghiên cứu trên ñàn gà Ri

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

vàng rơm qua 3 thế hệ chọn lọc ñã xác ñịnh ñược khối lượng cơ thể lúc 01
ngày tuổi là 29,0 - 29,5 gam; lúc 19 tuần tuổi gà trống là 1.735 - 1.747 gam và
gà mái là 1.241 - 1.256 gam; năng suất trứng ñến 68 tuần tuổi của ñàn gà Ri
vàng rơm thế hệ III là 129,01 quả/mái với khối lượng trứng ở 38 tuần tuổi là
43,26 - 43,50 gam.

Hình 2.1. Gà Ri 01 ngày tuổi Hình 2.2. Gà Ri trưởng thành

2.2. Bệnh Marek
2.2.1. Lịch sử và ñịa dư bệnh
Bệnh Marek (MD – Marek’s Disease) ñược Jozep Marek phát hiện lần

ñầu tiên vào năm 1907 trên 4 con gà trống có biểu hiện liệt nhẹ ñược nhập vào
Hungary. Vụ dịch ñầu tiên xảy ra tại Mỹ năm 1914, sau ñó bệnh ñược ghi nhận
tại Hà Lan, Anh và nhiều nước khác.
Pappenheimer và cộng sự (1926) ñã mô tả chi tiết bệnh tích của bệnh là
hiện tượng tăng sinh tế bào lympho ở thần kinh ngoại biên và hạch tủy sống
cũng như các khối u lympho ở buồng trứng và các nội tạng khác. Năm 1967,
nguyên nhân bệnh ñã ñược xác ñịnh do một loại virus thuộc nhóm herpes. Bằng
phương pháp cấy chuyển qua môi trường tế bào thận gà, ñộc lực của virus ñã
giảm rõ rệt, có thể sử dụng ñể phòng bệnh cho gà con mới nở. Sau ñó người ta
cũng ñã phân lập ñược các chủng nhược ñộc tự nhiên từ gà Tây (năm 1970) và
gà (năm 1972), ñược sử dụng ñể sản xuất vacxin phòng bệnh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

Các thuật ngữ trước ñây dùng ñể nói về bệnh rất khó hiểu do các tác
giả sử dụng nhiều tên khác nhau ñể mô tả hiện tượng tăng sinh tế bào
lympho và các triệu chứng thần kinh của bệnh. Jozep Marek (1907) lần ñầu
ñặt tên bệnh là polyneuritis (viêm ña dây thần kinh), sau người ta sử dụng
một số tên khác như neuritis, neurolymphomatosis gallinarum và range
paralysis. Jungherr và cộng sự (1941) ñề nghị tên bệnh là lymphomatosis,
ñược chia thành các thể thể nội tạng (visceral), thể thần kinh (neural) và thể
mắt (ocular). Tên gọi này ñược sử dụng rộng rãi trên 20 năm, áp dụng cho
tất cả các bệnh có hiện tượng tăng sinh tế bào lympho ở gà (còn ñược gọi là
leukosis); tuy nhiên lại không phân biệt nguyên nhân gây bệnh giữa MD và
lymphoid leucosis (LL).
Xem xét lại vấn ñề, người ta thấy rằng thể thần kinh và thể mắt có thể
chỉ là MD, trong khi ñó thể nội tạng bao gồm cả MD và LL. Thuật ngữ bệnh
Marek’s thể cấp tính (acute leukosis hoặc acute Marek’s disease) ñược sử
dụng năm 1960 ñể chỉ MD do virus có ñộc lực cao gây ra, ñặc trưng bởi sự

tăng sinh tế bào lympho nội tạng; ngoài ra, skin leucosis còn dùng ñể chỉ các
ca bệnh có bệnh tích u ở da. Năm 1961, Biggs ñã ñề nghị thống nhất gọi là
Marek’s disease ñể phân biệt rõ với các bệnh khác cũng gây tăng sinh tế bào
lympho. ðây là tên gọi chính thức của bệnh cho ñến nay (Nguyễn Bá Hiên và
cộng sự, 2011).
2.2.2. Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tính từ năm 2005 trở lại ñây, 93 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các
Châu lục trên Thế giới ñã báo cáo cho tổ chức Thú y thế giới (OIE) khẳng ñịnh
phát hiện có Marek lưu hành. Con số thực tế sẽ còn khác rất nhiều. Trong số ñó
có cả các nước có ngành chăn nuôi phát triển mạnh như Mỹ, Anh, Canada,
Pháp, ðức…

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

Gần ñây cũng có một số bệnh dịch bùng nổ ở những con gà tây thương
phẩm ở Pháp, ðức, Israel và Mỹ. Những tác ñộng của bệnh dịch làm thiệt hại nền
kinh tế toàn cầu ñược ước tính khoảng 1 ñến 2 tỉ ñô la Mỹ hàng năm (OIE, 2012).
2.2.3. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Ở nước ta, bệnh Marek xuất hiện từ năm 1978 và xảy ra nặng trong những
năm 1980 do chăn nuôi gà công nghiệp phát triển. Năm 1979, Nguyễn Văn
Hanh thông báo bệnh Marek ở phía Nam. Năm 1982, Lê Thanh Hòa cho biết
bệnh Marek có ở xí nghiệp Châu Thành, Hà Nam Ninh. Từ 1983, Hồ ðình Chúc
và cộng sự phát hiện bệnh ở Hồng Sanh (TP Hồ Chí Minh) và ở một số trại gà
xung quanh Hà Nội (Hồ ðình Chúc, 1983).
Như vậy, có thể thấy virus Marek ñã xuất hiện và lưu hành ở nước ta
trong một thời gian dài. Bệnh ñã trở thành nỗi kinh hoàng của các hộ chăn
nuôi cũng như của ngành Thú y khi nó bùng phát thành dịch năm 2007 tại các
tỉnh ðồng bằng sông Cửu Long là: Tiền Giang, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu
và ðồng Nai với hơn 70 trại và 80 ngàn gà mắc bệnh và tiêu hủy, chủ yếu

trên ñàn gà hậu bị (Cục thú y).

Bảng 2.1. Tình hình dịch bệnh Marek tại các tỉnh ðồng Bằng Sông Cửu
Long năm 2007
Tỉnh Số trại gà bệnh Số gà bệnh chết
Tiền Giang 49 42.816
Long An 15 6.000
Bà Rịa Vũng Tàu 2 11.300
ðồng Nai 5 27.400
Tổng số
71 87.516
(Nguồn: Cơ quan thú y vùng VI)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

2.2.4. Căn nguyên gây bệnh
2.2.4.1. ðặc tính của virus
Virus gây bệnh (Marek’s disease virus – MDV) thuộc họ herpesviridae,
có cấu trúc giống subfamily (dưới họ) gammaherpesvirinae; nhưng cấu trúc
phân tử và di truyền giống với subfamily alphaherpesvirinae. Năm 2000,
McGeoch và cộng sự ñề nghị xếp MDV vào một nhóm riêng là nhóm a3 của
alphaherpesvirinae.
MDV gây bệnh cho gia cầm ñược coi là prototype (typ ñầu tiên) trong
nhóm, thuộc serotype 1. Các chủng trong serotype 1 lại ñược chia thành các
pathotype dựa vào ñặc tính gây bệnh gồm các chủng có ñộc lực vừa (mild – m
MDV), chủng có ñộc lực cao (virulent – v MDV), chủng có ñộc lực rất cao (very
virulent – vv MDV) và chủng có ñộc lực trên rất cao (very virulent plus – vv+
MDV).
Ngoài ra còn hai nhóm herpesvirus không gây ung thư phân lập ñược từ

gà và gà Tây ñược xếp vào serotype 2 và 3.
Mặc dù có thể phân biệt ñược bằng phản ứng huyết thanh học, cả 3
serotype cũng có những kháng nguyên giống nhau, gây phản ứng chéo cho nhau
(Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2011).
2.2.4.2. Hình thái, cấu trúc của virus
MDV là một ADN virus, sợi ñôi, kích thước phân tử khoảng 160 – 180
Kb. Là virus có vỏ bọc, ñường kính nucleocapsid của virus từ 80 – 100 nm,
ñường kính hạt virus có vỏ từ 150 – 160 nm. Hiện nay, trình tự nucleotid của cả
3 serotype ñã ñược giải mã, tỷ lệ G + C của 3 serotype MDV khác nhau, dao
ñộng lần lượt là 43,9%, 53,6% và 47,6%. Việc tách riêng ADN của virus ra khỏi
ADN của tế bào vật chủ rất khó khăn do mật ñộ của chúng giống nhau.
2.2.4.3. Tính chất nuôi cấy
MDV có thể nhân lên trong môi trường tế bào, phôi gà hoặc gà mới nở.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

- Trên môi trường tế bào: MDV có khả năng phát triển tốt và gây bệnh
tích trên môi trường tế bào xơ vịt (Duck embryo fibroblast – DEF) hoặc tế bào
thận gà lấy từ gà 1 – 2 tuần tuổi (chicken kidney cell – CKC). Khi nuôi cấy trên
môi trường tế bào xơ phôi gà (chicken embryo fibroblast – CEF) hoặc thận phôi
gà (embryonal CKC), ñộc lực của virus bị giảm ñi nhanh chóng so với DEF
hoặc CKC. Ví dụ, trên môi trường thận gà phôi gà, MDV serotype 1 phát triển
không ñầy ñủ, bị mất tính gây nhiễm chỉ sau 2 -3 lần cấy chuyển. Tuy nhiên, các
chủng MDV nhược ñộc hoặc MDV serotype 2 và 3 có thể cấy chuyển trực tiếp
trên môi trường xơ phôi gà. Ngoài ra một số loại tế bào như da phôi gà, thanh
quản gà, tế bào lympho lách gà hoặc xơ phôi một số loài gia cầm cũng ñược sử
dụng ñể phân lập MDV.
Bệnh tích tế bào thường hình thành sau 5 – 14 ngày gây nhiễm bằng
những chủng virus vừa phân lập từ bệnh phẩm hoặc sau 3 - 7 ngày ở các lần cấy

chuyển tiếp theo. Lớp tế bào bị tác ñộng vón lại thành những ñám nhỏ gọi là
plague, ñường kính thay ñổi tùy theo thời gian và chủng virus nhưng thường nhỏ
hơn 1 mm.
Sau khi tiếp ñời, ñộc lực của virus thường giảm dần (thường sau 30 – 70
lần cấy chuyển), có thể trở thành chủng virus vacxin.
- Trên gà: Có thể gây bệnh thực nghiệm cho gà con mới nở bằng virus
có ñộc lực. Diễn biến của bệnh tùy thuộc vào sức ñề kháng của cơ thể và ñộc lực
virus. Thường sau 1 – 2 tuần bắt ñầu hình thành khối u ở tổ chức thần kinh ngoại
biên. Nếu tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, khối sẽ xuất hiện tại chỗ tiêm. Sau 17 –
21 ngày , gà bắt ñầu chết. Bệnh tích vi thể ở hạch, thần kinh và nội tạng quan sát
ñược sau khi gây nhiễm 2 – 4 tuần. Kết quả kiểm tra in vitro cho thấy sự có mặt
của virus hoặc kháng thể kháng virus MD cũng có thể sử dụng ñể ñánh giá ñáp
ứng của gà sau gây bệnh.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9

- Trên phôi: Sau khi tiêm huyễn dịch MDV vào túi lòng ñỏ của phôi gà
4 ngày tuổi, sau 11 – 14 ngày virus nhân lên, không gây chết phôi nhưng gây
bệnh tích trên màng nhung niệu của phôi (màng phôi thủy thũng, dày lên, rải rác
có các ñiểm màu trắng xám, rìa gọn, to nhỏ không ñều).
Phôi gà thường ñược dùng ñể ñánh giá hiệu lực vacxin MD. Người ta tiến
hành tiêm chủng virus vacxin vào xoang niệu của phôi gà 18 ngày tuổi, gà con
sau khi nở sẽ ñược công cường ñộc với MDV.
Ngoài ra, phôi gà còn ñược dùng ñể phân lập một số chủng MDV
không thể phân lập trực tiếp ñược trên môi trường tế bào (Nguyễn Bá Hiên và
cộng sự, 2011).
2.2.4.4. Sức ñề kháng
Bảng 2.2. Sức ñề kháng của virus gây bệnh Marek

ðiều kiện môi trường Khả năng ñề kháng
pH = 3 hoặc 11 Bất hoạt sau 10 phút
Ở 4
o
C 2 tuần
Ở 5
o
C

4 ngày
Ở 37
o
C 18 giờ
Ở 56
o
C 30 phút
Ở 60
o
C 10 phút
Trong vảy da bong tróc, lông gà bệnh,
rác, chất ñộn chuồng. Ở nhiệt ñộ phòng
4 – 8 tháng
Ở 4
o
C 10 năm vẫn giữ nguyên tính gây bệnh
Các chất sát trùng Sau 10 phút
(Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2011)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10


2.2.5. Dịch tễ bệnh Marek
2.2.5.1. Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên, gà ñược coi là loài mắc bệnh chủ yếu, thường xảy ra ở
ñàn gà ñẻ hoặc gà giống (gà từ 2 – 5 tháng), gà Broiler.
Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh nhân tạo cho gà con mới nở.
Chim cút, gà tây và gà lôi, chim trĩ cũng có thể bị mắc bệnh. Các loài gia cầm
khác như vịt, chim sẻ, gà gô, bồ câu, công không mắc bệnh, mặc dù khi tiêm
MDV cho vịt cũng có sản sinh kháng thể (Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2011).
Gà trống và gà mái có khả năng nhiễm virus như nhau nhưng gà mái bị bệnh
cao gấp hằng trăm lần gà trống. Các dòng giống gà khác nhau bị bệnh Marek ở
mức ñộ khác nhau, dễ bị bệnh nhất là gà hướng trứng, sau ñó là gà hướng thịt và
cuối cùng là gà kiêm dụng. Gà con một ngày tuổi mẫn cảm gấp 1000 – 10 000
lần so với gà 21 – 30 ngày tuổi (Lê Văn Năm, 2005).
ðộng vật có vú, bao gồm cả loài linh trưởng và con người không mắc
bệnh Marek.

2.2.5.2. Phương thức truyền lây
Bệnh có thể dễ dàng lây lan trực tiếp qua tiếp xúc hoặc gián tiếp qua
ñường không khí. Virus nhân lên rất nhiều ở tế bào biểu mô của lớp hóa sừng lỗ
chân long, khi các tế bào này phát tán trong không khí là nguồn lây lan bệnh.
Virus có trong vẩy bụi lông và da bong tróc có thể tồn tại ngoài môi trường nuôi
và làm lây bệnh trong vài tháng ở 20 – 25
o
C hoặc hàng năm ở 4
o
C.
Trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà con có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh
cao nhất do tồn dư bụi và lông của gà lứa trước hoặc không khí, dụng cụ chăn
nuôi bị nhiễm mầm bệnh. Qua không khí mầm bệnh có khả năng truyền ñi rất xa.

Sau khi virus tấn công, kể cả khi ñàn gà ñã ñược tiêm phòng vacxin, bệnh có thể
lây lan nhanh chóng giữa các cá thể gà trong ñàn. Thường bệnh xuất hiện sau 2

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

tuần kể từ khi virus xâm nhập, ñạt ñỉnh cao sau 3 – 4 tuần. Khi gà ñã mắc bệnh,
có thể trở thành nguồn tàng trữ mầm bệnh vô thời hạn. Kinh nghiệm cho thấy ở
những nơi dịch ñang xảy ra ở thể cấp tính, nếu chế ñộ thông gió chuồng nuôi kém
sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng và tỷ lệ chết cao.
Một số loài bọ cánh cứng (Alphitobius diaperinus) ñược coi là nhân tố
trung gian truyền bệnh.
Người ta cũng ñã chứng minh ñược bệnh không có khả năng truyền dọc,
gà mẹ mắc bệnh không truyền cho con con qua trứng do virus không thể sống
ñược ở ñiều kiện nhiệt ñộ và ñộ ẩm trong quá trình ấp nở (Nguyễn Bá Hiên và
cộng sự, 2011).

2.2.5.3. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi vào cơ thể qua con ñường hô hấp, virus tác ñộng trước tiên vào hệ
thần kinh ngoại biên và một bộ phận của hệ thần kinh trung ương. Ở ñây hình
thành quá trình viêm mãn tính với sự thâm nhiễm tế bào lympho, tổ chức bào và
tương bào. Các dây thần kinh bị thoái hóa, tổ chức liên kết nội mô thần kinh
tăng sinh cao ñộ. Kết quả của sự thâm nhiễm tế bào lympho và tăng sinh của mô
bào thần kinh làm các dây thần kinh ngoại biên trương to, mất dần các chức
năng sinh lý gây nên rối loạn cơ năng vận ñộng.
Ở tủy sống ñầu mút các dây thần kinh hai bên cũng có thể bị thoái hóa,
nếu bệnh trầm trọng thì tế bào thần kinh bị chết. Ở não có thể thấy các ñám viêm
không ñặc hiệu quanh mạch quản.
Ngoài tổ chức thần kinh, virus còn cư trú cục bộ ở một số khí quan và gây
nên quá trình bệnh lý tại ñó. ðặc trưng là sự hình thành các khối ung thư lympho

bào ở da, cơ và một số nội tạng như gan, lách, thận, buồng trứng.
Virus còn tác ñộng vào các khí quan tạo máu gây bệnh bạch huyết cấp
tính (Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2011).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12

2.2.6. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian nung bệnh: khoảng 2 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể
có thể quan sát thấy sự xâm nhiễm của tế bào ñơn nhân ở dây thần kinh và các
cơ quan, nhưng bệnh tích và triệu chứng chỉ biểu hiện sau 3 – 4 tuần. Bệnh
Marek có thể có các thể sau:
- Thể cấp tính: chủ yếu ở gà con lứa tuổi 4 – 8 tuần. Bệnh ít có triệu
chứng ñiển hình ngoài hiện tượng chết ñột ngột. Tỷ lệ chết thường cao, có khi
lên ñến 25 – 30%, ñặc biệt có ñàn ñến 60%. Phần lớn gà trong ñàn kém ăn, sau
vài ngày gà chậm chạp, lười vận ñộng. Một số có biểu hiện bại liệt. Gà chết mà
chưa có biểu hiện triệu chứng thần kinh cục bộ.
- Thể u thần kinh: hay còn gọi là bệnh Marek thể mạn tính, do kết quả
bệnh biểu hiện ở hệ thần kinh ngoại biên. ðặc trưng của thể này là gà bệnh ñi lại
khó khăn, lúc ñầu liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn. Do hiện tượng bại liệt
(thường không ñối xứng một hoặc hai chân hoặc cánh) một chân duỗi về trước,
chân kia duỗi về sau, cánh xã một bên hoặc cả hai bên, ñầu và cổ hạ thấp xuống.
Nếu dây thần kinh giao cảm bị liệt, diều bị giãn, gà khó thở. Ở những ñàn gà
nuôi công nghiệp, gà thường chết do bị ñói hoặc khát nước vì không thể ñi lại ñể
ăn và uống nước ñược.
- Thể mắt: trong nhiều ổ dịch gà thường bị viêm mắt. Thể mắt có thể là
thể ñơn ñộc không kèm theo triệu chứng thần kinh. Bệnh bắt ñầu bằng hiện
tượng viêm mắt nhẹ. Con vật tỏ ra rất mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt
trong. Dần dần viêm màng kết mạc rồi viêm mống mắt. Mủ trắng ñóng ñầy khóe
mắt, khả năng nhìn kém dần, không mổ trúng thức ăn. U lympho thể mắt khiến

cho mống mắt của một hoặc hai bên mắt có màu xám do sự xâm nhiễm của tế
bào tiền lympho, con ngươi không bình thường hoặc bị lệch tâm khiến cho gà
bệnh bị mù một phần hoặc mù hoàn toàn.
- Thể da: quan sát thấy rõ sau khi nhổ lông, xuất hiện nhiều u nhỏ, hình
tròn có ñường kính lớn hơn 1 cm, ñặc biệt rõ ở các lỗ chân lông (Nguyễn Bá
Hiên và cộng sự, 2011).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

2.2.7. Bệnh Tích
2.2.7.1. Bệnh tích ñại thể
Bệnh tích ñại thể của gà bị bệnh Marek thay ñổi tùy thuộc vào ñộc lực của
virus, ñường xâm nhập, tuổi, tính biệt, sức ñề kháng của cơ thể. Bệnh tích ñại thể
thường quan sát thấy trong thể mạn tính là hiện tượng dây thần kinh ngoại biên bị
viêm tăng sinh (thường to gấp 2 – 3 lần hoặc hơn nữa so với bình thường), bị phù
thũng, màu xám hoặc vàng nhạt, ñôi khi mờ ñục. Do tăng sinh cao ñộ các tổ chức
liên kết nên các dây thần kinh kế cận thường bị dính lại thành bó lớn.
Bệnh tích ñại thể không thấy ở não nhưng một số trường hợp thấy tủy
sống cũng bị sưng to. Hiện tượng sưng to dây thần kinh thường không ñối xứng,
giúp so sánh với các dây thần kinh ñối xứng. Trong hầu hết các trường hợp ñể
chẩn ñoán cần kiểm tra kỹ dây thần kinh ở nội tạng, thần kinh hông, thần kinh
cánh, màng treo ruột, thần kinh liên sườn.
Trong bệnh Marek, u lympho thường có ở gan, lách, thận, phổi, tim,
buồng trứng, dịch hoàn…
Trong thể cấp tính, các u lympho hình thành ở các cơ quan sinh dục, ñặc
biệt là buồng trứng. Với một số gà, chỉ quan sát thấy bệnh tích u lympho mà
không thấy bệnh tích ở dây thần kinh.
Gan, lách, tim sưng to hơn nhiều lần so với bình thường, nhạt màu và bở.
Trường hợp khối u ở thể hạt làm mặt gan sần sùi với nhiều nốt to nhỏ không ñều

màu trắng xám.
Trường hợp khối u ở ñường tiêu hóa như dạ dày tuyến, thành ruột, sẽ làm
các tổ chức này dày lên. U ở cơ làm tổ chức cơ phồng to, mặt cắt khối u màu
trắng xám do thâm nhiễm các tế bào lympho, ñôi khi quan sát thấy hiện tượng
hoại tử ở giữa u.
Trong thể da, u xuất hiện nhiều ở da làm cho da sần sùi, lỗ chân lông dày
lên từng cục.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

Sắc tố mắt bị thay ñổi, mống mắt chuyển màu xám, con ngươi bị biến
dạng do sự thâm nhiễm của tế bào lympho. Một số trường hợp màng kết mạc bị
viêm, có nhiều ñiểm xuất huyết và phù thũng. Bệnh tích ở mắt có thể quan sát
thấy 5 – 100% gà bệnh.
Ngoài ra bằng thực nghiệm khi gây nhiễm cho gà bằng các chủng MDV
có ñộc lực cao, người ta quan sát thấy gà chết sau 20 – 50 ngày mà không có
bệnh tích ñặc trưng ngoài hiện tượng teo túi Fabricius và tuyến ức (Nguyễn Bá
Hiên và cộng sự, 2011).
2.2.7.2. Bệnh tích vi thể
- Dây thần kinh: có thể chia bệnh tích vi thể của dây thần kinh ngoại
biên thành 2 loại A và B. Hai bệnh tích này quan sát ñược ở các dây thần
kinh khác nhau của gà bệnh hoặc ở các vị trí khác nhau của cùng một dây
thần kinh. Các bệnh tích thường xuất hiện sau khi gây nhiễm 5 ngày, kéo dài
sau 3 tuần.
Loại A: là những khối u có sự tăng sinh cao ñộ của tế bào lympho ña hình
thái, trong ñó bao gồm các tế bào nội mô kiểu nguyên thủy và kiểu ñã ñược hoạt
hóa, tế bào tiền lympho và các tế bào lympho loại nhỏ, vừa và to; ñôi khi thấy sự
nhân lên của cả tế bào Schwann và tế bào ñã mất bao myelin. Bệnh tích này
thường ñặc trưng cho MD thể cấp tính.

Loại B: bản chất là hiện tượng viêm, thủy thũng các dây thần kinh và tăng
sinh cao ñộ các tế bào Schwann, tế bào mất bao myelin. Ngoài ra trong khối u
còn thấy sự xâm nhiễm của các tế bào lympho nhỏ và tương bào. Bệnh tích này
thường là của thể mạn tính.
- Não: ñồng thời thấy cả hiện tượng viêm thủy thũng và sự thâm nhiễm
của các tế bào lympho lớn, tế bào thần kinh ñệm hoặc ñại thực bào; trong ñó
hiện tượng viêm thủy thũng thường xuất hiện trước.

×