Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng vacxin newcastle cho gà tây huba nuôi sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 80 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

















PHẠM THỊ XUÂN



NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SỬ DỤNG VACXIN
NEWCASTLE CHO GÀ TÂY HUBA NUÔI SINH SẢN



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN THỊ NGA
2. PGS.TS. BÙI THỊ THO


HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, do tôi nghiên cứu, có sự giúp ñỡ của tập thể các
ñồng nghiệp trong, ngoài cơ quan và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ nghiên
cứu khoa học nào khác.

Hải Dương, ngày 10 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn


Phạm Thị Xuân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN


ðể hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, tác giả xin trân trọng
cảm ơn:
TS. Nguyễn Thị Nga, PGS.TS. Bùi Thị Tho ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ban Giám ñốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ñã tạo mọi ñiều
kiện về cơ sở vật chất ñể tiến hành thí nghiệm và hoàn thành luận văn.
Tập thể cán bộ công nhân viên Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình, các phòng
ban Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ñã giúp ñỡ trong thời gian qua.
Tác giả trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn ñồng nghiệp, bộ môn
Nội Chẩn - Dược khoa Thú y Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ, tạo
ñiều kiện ñể hoàn thiện bản luận văn này.
Tôi dành sự biết ơn sâu sắc tới gia ñình ñã ñộng viên, khích lệ, giúp ñỡ tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi nhất ñể tôi hoàn thành luận văn.

Hải Dương, ngày 10 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn


Phạm Thị Xuân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH…………………………………………………………… vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
vii


MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu của ñề tài 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và một số ñặc ñiểm của gà tây HUBA 3
1.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại 3
1.1.2. ðặc ñiểm của gà tây Huba 3
1.2. Bệnh Newcastle 4
1.2.1. Lịch sử bệnh 4
1.2.2. Các thể bệnh Newcastle 5
1.2.3. Bệnh tích 5
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về bệnh Newcastle trên thế giới 6
1.2.5. Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle ở Việt Nam 7
1.3. Một số ñặc ñiểm của virut Newcastle 8
1.3.1. Hình thái và cấu trúc của virut Newcastle 8
1.3.2. ðặc tính sinh học 9
1.3.3. Sức ñề kháng của virut Newcastle 12
1.3.4. ðường truyền lây 12
1.3.5. ðộc lực của virut 13
1.3.6. Cơ chế gây bệnh 14
1.3.7. Chẩn ñoán huyết thanh học 14
1.4. Miễn dịch ở gia cầm và miễn dịch Newcastle 14
1.4.1. Miễn dịch ở gia cầm 14
1.4.2. Miễn dịch chống bệnh Newcastle 19
1.4.3. Vắc xin và vấn ñề phòng bệnh Newcastle 24
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

CHƯƠNG II. VẬT LIỆU , NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 28
2.1. ðối tượng, vật liệu 28

2.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 30
2.4.2. Phương pháp sử dụng vắc xin và lấy mẫu huyết thanh 31
2.4.3. Phương pháp xác ñịnh hàm lượng kháng thể Newcastle 32
2.4.4. Phương pháp xác ñịnh ngưỡng kháng thể ñể bảo hộ cho gà tây với
bệnh Newcastle 34
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 34
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa hàm lượng kháng thể
Newcastle chủ ñộng ở gà tây mẹ và thụ ñộng ở gà tây con 37
3.2. Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể Newcastle thụ ñộng ở gà tây con 39
3.3. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể chủ ñộng Newcastle trên các ñàn
gà tây con sau khi sử dụng vắc xin phòng bệnh 48
3.3.1. Diễn biến hàm lượng kháng thể chủ ñộng Newcastle của gà tây con
sau khi sử dụng vắc xin ND – IB lần 1 48
3.3.2. Diễn biến hàm lượng kháng thể chủ ñộng Newcastle của gà tây con
sau khi sử dụng vắc xin ND - IB lần 2 50
3.3.3. Diễn biến hàm lượng kháng thể chủ ñộng Newcastle của gà tây con
sau khi sử dụng vắc xin ND - Emulsion lần 1 52
3.3.4. Diễn biến hàm lượng kháng thể chủ ñộng Newcastle của gà tây con
sau khi sử dụng vắc xin ND - Emulsion lần 2 54
3.4. Kết quả xác ñịnh hiệu lực của vắc xin Newcastle trên ñàn gà tây bằng
phương pháp công cường ñộc 56
3.5. Khuyến cáo lịch dùng vắc xin phòng bệnh Newcastle cho gà tây nuôi
sinh sản 62

KẾT LUẬN 63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v


DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng

Trang
Bảng 3.1. Tương quan giữa hàm lượng kháng thể Newcastle chủ ñộng ở gà tây
mẹ và kháng thể thụ ñộng ở gà tây con (01 ngày tuổi) 37
Bảng 3.2. Diễn biến hàm lượng kháng thể thụ ñộng ở gà tây con nở từ trứng của
mẹ có sau khi tiêm vắc xin ND - Emulsion 1 tháng (n = 10) 40
Bảng 3.3. Diễn biến hàm lượng kháng thể thụ ñộng ở gà tây con nở từ trứng của
mẹ có sau khi tiêm vắc xin ND - Emulsion 3 tháng (n = 10) 42
Bảng 3.4. Diễn biến hàm lượng kháng thể thụ ñộng ở gà tây con nở từ trứng của
mẹ có sau khi tiêm vắc xin ND - Emulsion 4 tháng (n = 10) 43
Bảng 3.5. Diễn biến hàm lượng kháng thể thụ ñộng ở gà tây con nở từ trứng của
mẹ có sau khi tiêm vắc xin ND - Emulsion 5 tháng (n = 10) 44
Bảng 3.6. Diễn biến hàm lượng kháng thể thụ ñộng ở gà tây con nở từ trứng của
mẹ có sau khi tiêm vắc xin ND - Emulsion 7 tháng (n = 10) 45
Bảng 3.7. Hàm lượng kháng thể Newcastle ở gà tây sau khi sử dụng vắc xin
ND - IB lần 1 49
Bảng 3.8. Hàm lượng kháng thể Newcastle ở gà tây sau khi sử dụng vắc xin
ND - IB lần 2 50
Bảng 3.9. Hàm lượng kháng thể Newcastle ở gà tây sau khi sử dụng vắc xin
ND - Emulsion lần 1 53
Bảng 3.10. Hàm lượng kháng thể Newcastle ở gà tây sau khi sử dụng vắc xin
ND - Emulsion lần 2 55

Bảng 3.11. Kết quả xác ñịnh hiệu lực của vắc xin Newcastle trên ñàn gà tây
bằng phương pháp công cường ñộc 57
Bảng 3.12. Kết quả theo dõi triệu chứng của gà tây sau khi công virut
Newcastle cường ñộc 59
Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra bệnh tích ñại thể của gà tây sau khi công virut
Newcastle cường ñộc 60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

Bảng 3.14. Lịch sử dụng vắc xin Newcastle cho gà tây Huba nuôi sinh sản 62
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH
STT Tên hình và ảnh

Trang
Hình 3.1. Mối tương quan giữa hàm lượng kháng thể của gà tây mẹ và con 39
Hình 3.2. Diễn biến kháng thể thụ ñộng của gà tây con 46
Ảnh 3.1. Gà tây lô ðC trước khi công 59
Ảnh 3.2. Gà tây lô ðC sau khi công 59
Ảnh 3.3. Tim xuất huyết 61
Ảnh 3.4. Não xuất huyết 61
Ảnh 3.5. Gan sưng, xuất huyết 61
Ảnh 3.6. Thận sưng, chứa urat 61
Ảnh 3.7. Dạ dày tuyến xuất huyết 61
Ảnh 3.8. Ruột non xuất huyết 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Cs : Cộng sự
EID
50

: 50 percent Embryo infective dose
ELD
50

: 50 percent Embryo lethal dose
FAO : Food and Agriculture Organization
HA : Haemagglutination test
HI : Haemaglutination Inhibition test
KT : Kháng thể
LD
50

:50 percent lethal dose
ND : Newcastle Disease
NXB : Nhà xuất bản
pp : page paper
TN : Thí nghiệm
Tr : Trang
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài

Chăn nuôi gà Tây hiện nay là một trong những hướng ñi mới và có tiềm
năng phát triển bởi thịt gà tây là sản phẩm ñáp ứng ñược nhu cầu dinh dưỡng cho
người tiêu dùng. Thịt gà tây từ lâu ñã là món ăn quen thuộc của người dân phương
Tây trong dịp lễ giáng sinh. Do nhu cầu ngày càng tăng nên sản lượng của nó tăng
dần theo các năm: năm 2000 là 5.067 nghìn tấn, ñến năm 2007 là 5.885 nghìn tấn
tiêu thụ ở hầu hết các nước châu Âu và châu Mỹ còn châu Á chỉ chiếm 3,5% mức
tiêu thụ gà tây của thế giới (FAO, 2008). Trong thời gian gần ñây người tiêu dùng
trong nước ñã biết ñến và bước ñầu quen dùng sản phẩm này.
Gà tây có tốc ñộ sinh trưởng nhanh, thể trọng lớn, ở tuổi thành thục con
ñực nặng 6 - 16kg, con mái nặng 4 - 9 kg. Thịt gà tây rất thơm ngon, có hàm
lượng protein từ 19,5 - 21,6%; khoáng từ 0,9 - 1%; hàm lượng chất béo thấp nên
rất tốt cho sức khỏe.
Ở nước ta chăn nuôi gà tây từ lâu ñã trở thành nghề chăn nuôi truyền
thống ở các tỉnh vùng ñồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên ñó chỉ là giống gà tây nội,
khối lượng nhỏ, số lượng nuôi còn quá ít ỏi, tản mạn và chúng chưa ñược nghiên
cứu một cách hệ thống vì vậy không thấy rõ ñược giá trị kinh tế của gà tây. Từ
năm 1988, nước ta ñã nhập và nuôi thử nghiệm một số giống gà tây nhưng chưa
thành công. ðến năm 2008, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ñã
nhập 2 dòng gà tây từ Hiệp hội chăn nuôi tiểu gia súc và bảo tồn gen Hunggari,
bước ñầu ñã nuôi thích nghi và theo dõi khả năng sản xuất của nó trong ñiều kiện
khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng tại Việt Nam.
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, bệnh truyền
nhiễm là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhất. Trước kia, khi
khoa học công nghệ chưa phát triển, chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, chưa tập
trung, người chăn nuôi thường hạn chế dịch bệnh bằng cách tăng cường sức ñề
kháng cho vật nuôi và vệ sinh phòng bệnh. Ngày nay, chăn nuôi phát triển, các
bệnh truyền nhiễm ñược hạn chế bằng biện pháp sử dụng vacxin phòng bệnh,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2


ñây là biện pháp có hiệu quả và tích cực nhất bên cạnh công tác vệ sinh an toàn
sinh học.
Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài gà thuộc các lứa
tuổi khác nhau. Bệnh này ñã có từ lâu nhưng mãi ñến năm 1926 mới ñược phát
hiện. Virut gây bệnh Newcastle có nhiều chủng với ñộc lực khác nhau và gây
nhiều thiệt hại lớn trong chăn nuôi gia cầm, hiện nay biện pháp khống chế bệnh
tốt nhất là sử dụng vacxin phòng bệnh.
Gà tây có sức chống chịu bệnh cao nhưng cũng như nhiều loại gia cầm
khác chúng thường mắc các bệnh ñặc biệt là các bệnh truyền nhiễm do virut
trong ñó có bệnh Newcastle. Gà tây Huba ñược nhập về Việt Nam nhưng không
có quy trình phòng bệnh cụ thể nào của hãng, do ñó việc nghiên cứu xây dựng
lịch sử dụng vacxin phòng các bệnh cũng như bệnh Newcastle cho nó là cần
thiết. ðể xây dựng ñược lịch phòng bệnh Newcastle cho gà tây chúng ta cần phải
xác ñịnh ñược thời ñiểm sử dụng vacxin, ngưỡng kháng thể Newcastle ñể bảo hộ
với bệnh… Xuất phát từ những yêu cầu trên, ñể xây dựng ñược lịch phòng bệnh
Newcastle cho gà tây ở ñiều kiện khí hậu của Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực
hiện ñề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng vac xin Newcastle cho gà
tây Huba nuôi sinh sản” Với mục tiêu:
2. Mục tiêu của ñề tài
Xây dựng ñược lịch sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho gà tây Huba
nuôi sinh sản trong ñiều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng tại Việt Nam.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và một số ñặc ñiểm của gà tây Huba
1.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại
Gà Tây là một trong số ít loài gia cầm có nguồn gốc ở Châu Mỹ ngày xưa,
là dạng gà hoang (Meleagris gallopavo) hiện nay vẫn sống ở các khu rừng

phương ñông của miền Trung và Bắc nước Mỹ. Gà tây nuôi thuộc bộ gà
(Galliformes), họ Melearidea (biết ấp trứng), giống Meleagria, loài Meleagris
gallopavo domestica.
Trong những năm gần ñây, việc chọn lọc các giống gà tây có năng suất
cao, sức sống tốt ñược tiến hành mạnh mẽ và thu ñược nhiều kết quả tốt như:
giống gà tây màu ñồng (Bronze), giống gà tây bắc Capcazo, gà tây trắng ngực
rộng (Breasted Large White), giống gà tây ñen (Black)…
Hiện nay căn cứ vào khả năng sản xuất thịt người ta chia gà tây thành 2
loại chính: loại hình nhẹ cân và loại hình nặng cân.
Nhưng theo Sasimoski (1987) theo tầm vóc chia các giống gà tây thành 3
nhóm: nhóm tầm vóc nhỏ (Small), nhóm tầm vóc trung bình (Medium) và nhóm
tầm vóc lớn (Large).
1.1.2. ðặc ñiểm của gà tây Huba
ðầu: dài hình tròn, rộng, khỏe, có những mấu màu ñỏ hoặc hơi xanh. ðầu
và phần trên cổ của con ñực không có lông. Mỏ khỏe, cong, phía trên mỏ là tích,
nếu con ñực bị kích ñộng nó sẽ rủ từ mỏ xuống, tích của con mái nhỏ hơn nhiều
so với con trống. Mắt tròn, sống ñộng.
Căn cứ vào màu sắc lông phân loại gà tây Huba Hunggary thành 2 loại:
- Gà tây màu ñồng ñỏ: khối lượng khi trưởng thành con trống: 5 - 7 kg,
con mái: 4 - 5 kg; Lông con trống có màu ñỏ nâu tối, con mái lông có màu sáng
nhẹ hơn con trống.
- Gà tây màu ñồng thiếc “Hunggari”: khối lượng cơ thể lúc trưởng thành
con trống : 6 - 8 kg, con mái: 5 - 6 kg, lông màu xám ñen.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

Chất lượng thịt của gà tây theo nhiều tác giả cho biết phụ thuộc vào giống,
tuổi, tính biệt và ñiều kiện chăn nuôi.
Gà Tây cũng thường mắc các bệnh của gia cầm như Newcastle, Gumboro,
cúm gia cầm, tụ huyết trùng, bệnh do Salmonella, E.coli, bệnh viêm ruột do

rotavirus… do vậy cần phải tùy thuộc vào dịch tễ của từng vùng ñể có chương
trình phòng bệnh cụ thể (Vladimir, 1997)
1.2. Bệnh Newcastle
Bệnh Newcastle là do virut thuộc nhóm Paramyxovirus type I (APMV -
1), chi Avulavirus, phân họ Paramyxovirinae, họ Paramyxoviridae gây nên. Các
chủng Paramyxovirus phân lập từ loài chim khi kiểm tra huyết thanh học gồm
10 phân nhóm từ APMV - 1 ñến APMV - 10 (Miller et al., 2010). Virut gây bệnh
Newcastle là virut thuộc type I (APMV - 1) (Alexander and Senne, 2008). Hầu
hết loại lông vũ trong tự nhiên ñều dễ mắc bệnh Newcastle: gà, gà tây, ñà ñiểu,
thủy cầm… trong ñó gà là loài mẫn cảm nhất với bệnh.
Theo Vladimir (1997) các triệu chứng và bệnh tích của gà tây mắc bệnh
Newcastle cũng giống như ở trên gà có nghĩa là gà tây khi mắc bệnh này cũng có tỷ lệ
chết cao với các triệu chứng, bệnh tích về ñường hô hấp và tiêu hóa: khó thở, gà ủ rũ,
sã cánh, giảm ñẻ trứng, viêm, xuất huyết niêm mạc ñường tiêu hóa…
1.2.1. Lịch sử bệnh
Bệnh Newcastle ñã có từ lâu nhưng mãi ñến năm 1926 bệnh mới ñược phát
hiện ở Java (Indonexia). Năm 1927, Doyle ñã phân lập ñược mầm bệnh trong ổ dịch
tại Newcastle (Anh). Bằng phản ứng huyết thanh học ñã chứng minh virut phân lập
ñược có tính kháng nguyên khác với bệnh Cúm gia cầm (Influenza Avian). ðể kỷ
niệm, người ta gọi mầm bệnh này là virut Newcastle (Doyle, 1927).
Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới nhưng thường lưu hành rộng rãi ở Châu
Á, Bắc Mỹ, Châu Phi. Bệnh ở Bắc Mỹ ở thể nhẹ hơn, bệnh ở Châu Á, Châu Phi
thường nặng. Ở Mỹ, mầm bệnh ñược phân lập ñầu tiên vào năm 1944. Nhưng
theo Beach (1994) bệnh ñã có ở California vào năm 1935. Năm 1948 bệnh lan
ñến Hawaii và Canada. ðến năm 1951, bệnh ñã lan ra rộng rãi ở các nước Châu
Âu, Châu Phi và Trung, Nam Mỹ (Beaudette et al.,1949).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

Năm 1966, bệnh xảy ra ở Iran với thể cấp tính. Bệnh lan vào Châu Á rồi

từ Tây Âu qua Trung ðông (Lancaster and Alexander,1975).
Ở Việt Nam bệnh ñã có từ lâu và lan truyền từ Bắc tới Nam, năm 1949
Jacotot ñã chứng minh bệnh Newcastle ở Việt Nam bằng chẩn ñoán thí nghiệm,
năm 1956 Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên ñã khẳng ñịnh lại sự có mặt của
bệnh ở các tỉnh miền Bắc nước ta (Nguyễn Vĩnh Phước,1978).
Những năm gần ñây, các quốc gia trên thế giới liên tục phải ñối mặt với
các vụ dịch lớn mà ñiển hình là các nước Hylap, Romania, Estonia. Ở Hylap,
năm 2007 ở phía Bắc của ñảo Crete vụ dịch Newcastle lớn ñã xảy ra và gây chết
nhiều loại gia cầm (OIE, 2007).
1.2.2. Các thể bệnh Newcastle
Dựa vào ñặc tính sinh học và ñặc ñiểm gây bệnh của mỗi chủng, bệnh
ñược chia thành các thể bệnh khác nhau.
Theo Paul (2004), virut Newcastle ñược chia thành 4 nhóm gây nên các
thể bệnh khác nhau: nhóm có ñộc lực cực cao (Velogenic vicerotropic - VVND)
có nơi còn gọi là Asiatic hoặc Exotic, nhóm này gây chết cao cho gà, gà tây và
một số loại chim khác; nhóm có ñộc lực cao (Neurotropic Velogenic), gây bệnh
thể cấp tính cho gà ở mọi lứa tuổi, gây xuất huyết ñường tiêu hóa và gây triệu
chứng hô hấp cho gà; nhóm có ñộc lực trung bình (Mesogenic) gây chết gà và có
biểu hiện thần kinh ở gà trưởng thành, chủng virut này một số nơi sử dụng ñể chế
vắc xin; nhóm ñộc lực yếu (Lentogenic) không gây bệnh cho gà một số chủng có
biểu hiện cận lâm sàng, virut này thường sử dụng ñể chế vacxin.
Tuy nhiên theo Alexander and Senne (2008), bên cạnh các nhóm virut gây
nên các thể bệnh trên còn có nhóm gây nên thể bệnh không có triệu chứng lâm
sàng, chỉ gây nhiễm trùng cục bộ ñường tiêu hóa.
1.2.3. Bệnh tích
Gà là loài mẫn cảm nhất với bệnh, tùy theo mức ñộ bệnh, ñộc lực của
chủng virut và sức ñề kháng của cơ thể mà bệnh tích biểu hiện khác nhau.
Thể quá cấp: thường bệnh tích không rõ, ñôi khi chỉ thấy dấu hiệu xuất
huyết ở ngoại niêm mạc, màng ngực và niêm mạc ñường hô hấp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

Thể cấp tính: bệnh tích ở gà dễ nhận thấy nhất là hiện tượng xuất huyết
niêm mạc ñoạn trước: dạ dày tuyến, ruột non, manh tràng. Trường hợp nặng,
hiện tượng loét xuất huyết có thể lan xuống tận ruột già và niêm mạc hậu môn. Ở
ñường hô hấp, ñôi khi thấy có hiện tượng xung huyết, xuất huyết khí quản
(Alexander and Allan, 1974). Khi bị nhiễm các chủng virut có ñộc lực cao, gà ñẻ
thường có hiện tượng vỡ trứng trong xoang bụng, thoái hóa bao noãn, xuất huyết
các bộ phận sinh dục (Jubb et al.,1985).
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về bệnh Newcastle trên thế giới
Theo báo cáo của Lukarev and Dodovski (1987), bệnh Newcastle xảy ra ở
một trại gà 7 tuần tuổi, sau khi ñã ñược miễn dịch bằng phương pháp khí dung
lúc 17 ngày tuổi. Năm 1987, Okoye và Cs ñã thông báo ở Nigeria xảy ra ổ dịch
Newcastle không ñiển hình. Gà bệnh không có triệu chứng thần kinh, chỉ có dấu
hiệu ủ rũ, ỉa phân xanh, tỷ lệ chết từ 50 - 83,6%. Biswal and Morril (1954),
nghiên cứu ảnh hưởng bệnh Newcastle ñến khả năng sinh sản của gà bằng chủng
11914 California gây nhiễm vào xoang mũi gà mái tơ, thấy sản lượng trứng bị
giảm từ 2 - 3 tuần, thời gian ảnh hưởng kéo dài ñến 56 ngày.
Theo Bennejean (1988) việc khống chế toàn cầu với bệnh Newcastle chỉ
ñược thực hiện khi tất cả các nước ñều chú trọng công tác phòng bệnh.
Từ năm 1998 ñến 2002 dịch Newcastle ñã xảy ra liên tiếp ở Australia, do
ñó tổ chức quản lý bệnh Newcastle ñã bắt buộc sử dụng một chương trình vacxin
phòng bệnh trên cả nước từ năm 2008 ñến 2012. ðối với gà thịt sử dụng vacxin
sống V4 cho uống lúc 7 - 14 ngày tuổi, trường hợp ñặc biệt có thể dùng lúc 1
ngày tuổi. ðối với gà sinh sản sử dụng vacxin sống V4 từ 2 - 4 tuần tuổi, 12 - 18
tuần tuổi sử dụng vacxin chết.
Theo nghiên cứu của Rahman et al. (2004), tại Bangladesh khi sử dụng
vacxin V4 ñể phòng bệnh Newcastle sử dụng cho gà thịt Cobb bố mẹ vào lúc 7
và 24 ngày tuổi. Sau khi công cường ñộc với liều lượng 0,25ml 10
5

EID
50
ñàn
ñược tiêm vacxin bị chết hoặc có biểu hiện triệu chứng lâm sàng 6/15 con còn ở
lô không sử dụng vacxin bị chết 15/15 con. ðáp ứng miễn dịch sau khi sử dụng
vacxin từ 3,8log2 - 5,07log2.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

Hiện nay có rất nhiều loại vacxin ñể phòng bệnh Newcastle và dịch tễ cho
từng khu vực khác nhau do vậy ñã có nhiều chương trình sử dụng vacxin ñể
phòng chống bệnh này cho phù hợp với từng giống gà và từng ñịa phương. Theo
nghiên cứu của Joroj et al. (2008) ñã xác ñịnh ñáp ứng miễn dịch của 2 loại
vacxin ND C2 và ND Clon30 khi sử dụng ở hai thời ñiểm khác nhau là 1 ngày
tuổi , 5 ngày tuổi và 10 ngày tuổi. Sau khi công cường ñộc lúc 35 ngày tuổi cho
thấy sử dụng ND C2 lúc 1 ngày tuổi và ND C30 ñược bảo hộ 100% trong khi ñó
ở lô không tiêm vacxin tỷ lệ chết 100%. Kết quả HI thu ñược ở các lô sau khi sử
dụng vacxin từ 3,25log2 - 4,26log2.
Như vậy bệnh Newcastle có mặt khắp nơi trên thế giới gây bệnh phổ biến
cho gà, ñể phòng chống bệnh này ngoài thực hiện các biện pháp ñảm bảo vệ sinh thú
y, an toàn sinh học thì biện pháp tích cực nhất là sử dụng vacxin, ñã có rất nhiều
nghiên cứu về chương trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle. Mỗi nước ñều
có chương trình sử dụng vacxin phòng bệnh cho từng vùng, từng giống gà.
1.2.5. Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle ở Việt Nam
Trong ñầu thập niên 70, chăn nuôi gà công nghiệp bắt ñầu phát triển, một
số cơ sở chăn nuôi gà ñã xảy ra những vụ dịch lớn về Newcastle. Nguyễn Bá Huệ
và Cs. (1980) phân lập ñược 4 chủng virut Newcastle cường ñộc từ gà của các xí
nghiệp nuôi gà. Qua khảo sát trên gà và trên phôi trứng, tác giả nhận xét cả 4
chủng virut ñều có ñộc lực mạnh, với giá trị ELD
50

= 8 - 8,2; LD
50
= 7,2 - 7,6.
Nguyễn Thu Hồng (1993) dùng vacxin Lasota và hệ 1 cho gà thấy có thể chống
ñược các chủng virut nói trên.
Trần ðình Từ (1985) ñã xác ñịnh ñộc lực của các chủng virut vacxin
Newcastle ñang sử dụng ở Việt Nam, ñộc lực ñược xác ñịnh dựa trên 3 chỉ số
MDT, ICPI và IVPI, kết quả thấy 3 chủng virut Newcastle ñang sử dụng hiện nay
có ñộc lực ổn ñịnh.
Nguyễn Tiến Dũng và Cs. (1991), nghiên cứu cấu trúc kháng nguyên HN
của virut Newcastle và ảnh hưởng của virut trong phản ứng HA và HI. Ngoài ra,
còn dùng kháng thể ñơn dòng 4D6, 5A1 và 7D4 ñể nghiên cứu một số chủng
virut Newcastle. Tác giả thấy chủng Lasota, F, M ñều có phản ứng HI với 4 loại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

kháng thể ñơn dòng; hệ 1 và VN91 không có phản ứng với 5A1 và 7D4; VL88
(chủng cường ñộc của Lào) chỉ phản ứng với kháng thể 4D6.
Năm 1994, Phan Lục nghiên cứu biến ñộng hàm lượng kháng thể
Newcastle ở gà nuôi tập trung và ñưa ra lịch sử dụng vacxin phòng bệnh phù hợp
với ñặc ñiểm riêng của mỗi cơ sở. Tác giả nhận thấy, hàm lượng kháng thể của
gà ở vụ hè thu cao hơn vụ ñông xuân.
1.3. Một số ñặc ñiểm của virut Newcastle
1.3.1. Hình thái và cấu trúc của virut Newcastle
Virut Newcastle là virut ARN ña hình thái: hình tròn, hình trụ, hình sợi.
Virut có vỏ bọc lipit, kích thước virion từ 150 - 400nm. Virut có cấu trúc nucleo
capsit dạng xoắn ốc dài 1000mm, ñường kính 17 - 18nm. Vỏ bọc ñược phủ các
gai glycoprotein (HN - F) dài 8 - 12nm.
Hệ gen của virut Newcastle là chuỗi ñơn ARN ñể truyền thông tin ARN
và mật mã di truyền các protein của virut. Virut có trọng lượng phân tử ARN

nặng 5,2 - 5,7 x 10
6
dalton xấp xỉ 15 kilobases (Kb) (Kolakofsky et al., 1974).
Khi nghiên cứu cấu trúc capsid của virut Newcastle, Samon (1988) cho
biết virut có 6 loại protein cấu trúc:
+ HN (Haemagglutinin - Neuraminidase): chiếm số lượng lớn trong tổng
số protein cấu trúc của virut. Loại protein này có ñặc tính ngưng kết hồng cầu và
hoạt tính của men Neuraminidase, có tác dụng cắt ñứt các thụ thể hồng cầu.
+ F (Fusion protein): là phần nhô ra nhỏ trên bề mặt hạt virut, có vai trò
liên hợp các tế bào bị nhiễm virut Newcastle lại với nhau, hình thành tế bào
khổng lồ ña nhân.
+ NP (Nucleocapsid protein): giống như Histin, là một protein bảo vệ RNA.
+ P (Nucleo protein Phospho): chưa rõ chức năng.
+ M (Matrix protein): có tác dụng gắn RNA của virut với vỏ bọc.
+ L (Large protein): là một RNA polymerase liên kết với nucleocapsid.
Những protein này liên quan ñến hoạt ñộng của virut ñối với tế bào. Các
chủng virut có khác nhau về cấu trúc kháng nguyên nhưng sự khác nhau này
không ảnh hưởng ñến việc sử dụng virut nhược ñộc trong việc phòng chống các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9

virut cường ñộc. Thử nghiệm của Nguyễn Tiến Dũng và Cs. (1991) khi dùng
virut VL88 công cường ñộc cho gà ñược miễn dịch bằng virut Newcastle chủng
F hay Lasota thì số gà này vẫn ñược bảo hộ. Như vậy, có thể khẳng ñịnh rằng sự
khác biệt về tính kháng nguyên giữa các chủng virut Newcastle không ảnh hưởng
gì ñến việc miễn dịch thu ñược nhân tạo (phòng bằng vacxin) khi sử dụng các
chủng nhược ñộc.
1.3.2. ðặc tính sinh học
Virut Newcastle là virut có vỏ bọc, có hoạt tính bề mặt nên nó có một số
ñặc tính sinh học ñặc trưng:

1.3.2.1. ðặc tính ngưng kết hồng cầu
Burner (1942), là người ñầu tiên phát hiện ñặc tính gây ngưng kết hồng
cầu của virut Newcastle và kháng thể ức chế hiện tượng này.
Virut Newcastle có khả năng làm ngưng kết hồng cầu một số loài như
hồng cầu gà, người, chuột lang, chuột bạch. Không làm ngưng kết hồng cầu ngựa
ñây là ñặc tính ñể phân biệt với virut dịch tả gà.
Virut Newcastle có nhiều chủng, các chủng này có ñộc lực khác nhau. Các
chủng khác nhau thì khả năng gây ngưng kết hồng cầu ở các mức ñộ khác nhau,
một ñơn vị ngưng kết ñược xác ñịnh là ñộ pha loãng virut lớn nhất của hỗn dịch
virut mà tại ñó vẫn gây hiện tượng ngưng kết hồng cầu.
Chỉ một vài chủng virut làm ngưng kết hồng cầu bò, dê, cừu, lợn. Hồng cầu
loài lưỡng thê, bò sát và loài chim bị ngưng kết với virut Newcastle ở các mức ñộ
khác nhau.
Phản ứng ngưng kết hồng cầu và hiệu giá HA của virut Newcastle dựa vào
tính bám dính của protein HN với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu. Tuy nhiên với
HN riêng rẽ thì phản ứng ngưng kết không thể xảy ra mà các HN phải ñược tập
hợp với nhau trên 1 tiểu thể virut. Có nghĩa là tiểu thể virut mới là chiếc cầu nối
các hồng cầu với nhau và tạo thành mảng ngưng kết. ðiều ñó cũng có nghĩa là:
hiệu số ngưng kết là con số phản ánh số lượng hạt virut (Virion) (Nguyễn Tiến
Dũng và Cs., 1993).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10

Hiện tượng ngưng kết hồng cầu là do hồng cầu liên kết với ñiểm quyết
ñịnh kháng nguyên trên bề mặt của virut (Rott, 1964).
Theo Tolba and Eskarous (1962), hoạt tính ngưng kết hồng cầu tuỳ theo từng
chủng virut, không nhất thiết bị vô hoạt cùng thời gian với hoạt tính gây nhiễm.
ðặc tính này dùng ñể phân biệt giữa các chủng virut Newcastle với nhau
và cũng là ñiểm khác nhau giữa virut Newcastle với virut cúm.
1.3.2.2. Dung giải hồng cầu

Virut Newcastle có dung huyết tố, có khả năng dung giải hồng cầu mà nó
gây ngưng kết. ðặc tính này bị ảnh hưởng bởi nhiệt ñộ, nồng ñộ muối của dung
dịch hoặc khi làm ñông tan, siêu âm, chiết rút sẽ làm hoạt tính dung huyết tăng
lên (Brandly and Hanson, 1965).
1.3.2.3. Ức chế ngưng kết hồng cầu (Haemagglutination Inhibition - HI)
Virut Newcastle bị trung hoà bởi huyết thanh dương tính Newcastle, khi
bị trung hoà virut không còn khả năng gây ngưng kết hồng cầu, bằng phản ứng
HI sẽ phát hiện kháng thể làm ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà. Dựa vào ñặc tính
này ñể phát hiện gián tiếp sự nhiễm virut Newcastle, xác ñịnh hiệu giá ñáp ứng
miễn dịch Newcastle với vacxin và ñể phân biệt các chủng virut Newcastle. Sự
khác nhau giữa các chủng virut phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh bệnh.
Phản ứng ngưng kết hồng cầu gà (HA) và phản ứng ức chế ngưng kết
hồng cầu gà (HI) ñược sử dụng ñể phát hiện kháng nguyên và kháng thể
Newcastle, phản ứng ñược thực hiện trong ống nghiệm hoặc ñĩa ngưng kết, lỗ có
ñáy chữ U.
1.3.2.4. Sự nhân lên của virut Newcastle trong tế bào
Peeples (1988) ñã nêu rõ sự nhân lên của virut Newcastle trong tế bào:
bước tấn công ñầu tiên của virut là thụ thể của tế bào với sự giúp ñỡ của protein
HN. Màng tế bào sẽ hấp thụ virut nhờ hoạt ñộng của protein F, sau ñó toàn bộ
Nucleocapxit xâm nhập vào trong tế bào. Virut thực hiện quá trình nhân lên tại
nguyên sinh chất. Tại ñây sẽ diễn ra quá trình tổng hợp ARN và protein của virut.
Với protein F, protein ñầu tiên ñược tổng hợp là Fo không có chức năng, sau ñó
nhờ proteaza của vật chủ cắt thành F1 và F2. Với protein HN của một vài chủng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

virut Newcastle có thể cũng ñòi hỏi sự phân cắt sau khi phiên mã. Protein của
virut sau khi tổng hợp sẽ vận chuyển ñến gần màng tế bào rồi kết hợp với ARN
của virut thành virut hoàn chỉnh rời khỏi tế bào.
Virut nhân lên trong tế bào chất ñạt mức tối ña lúc 5 - 6 giờ, trong 3 - 4

giờ ñầu có thể phát hiện ñược kháng nguyên ñặc hiệu bằng phản ứng kết hợp bổ
thể hay miễn dịch huỳnh quang. ðầu tiên là kháng nguyên NP ở trong tế bào
chất, gần nhân tế bào (Rott, 1964), rồi ñến kháng nguyên HN ở khắp tế bào chất.
Sau 4 giờ ở ngay bên trong màng tế bào ñã xuất hiện cấu trúc giống như virion
thành thục (Wheelock, 1963). Sau khi nhiễm vào tế bào 4 giờ thì Virion bắt ñầu
xuất hiện và tiếp tục ñược giải phóng.
Virut Newcastle có thể cấy truyền trên gà, phôi gà hoặc môi trường tế bào
thai gà 1 lớp. Virut có thể gây nhiễm theo các con ñường khác nhau như : tiêm
não, tiêm tĩnh mạch cho chuột (Burner, 1942).
Virut Newcastle không chỉ gây nhiễm trên gà mà chúng còn có thể gây
nhiễm trên nhiều loài lông vũ khác như gà tây, ñà ñiểu… nhưng mức ñộ nặng
nhẹ khác nhau.
1.3.2.5. Gây hiện tượng cản nhiễm (Interference)
Sau khi cơ thể bị virut tấn công thì một số tế bào bị nhiễm virut, chúng có
cảm ứng sinh ra 1 chất gọi là Cảm nhiễm tố (Interferon) có tác dụng bảo vệ các tế
bào bên cạnh, ngăn cản quá trình nhân lên của virut (nó cản trở sự nhân lên của 1
số virut khác). Việc này ñược ứng dụng trong chống dịch, ñối với những ñàn gà
ñã nhận ñịnh nhiễm virut Newcastle cường ñộc, các bác sĩ thú y có chuyên môn
sâu thường dùng vacxin nhược ñộc tiêm cho toàn bộ ñàn gà sau khi ñã chọn loại
những con gà có triệu chứng ñiển hình (phương pháp "tiêm thẳng vacxin vào ổ
dịch "). Thực tiễn cho thấy việc ứng dụng này rất có hiệu quả trong công tác
chống dịch.
Virut Newcastle có khả năng cản trở sự nhân lên của virut khác hoặc
ngược lại. Cho nên, khi gà bị nhiễm virut Newcastle kết hợp với các loại virut
khác, bệnh không biểu hiện rõ rệt, ñồng thời làm giảm phản ứng miễn dịch
(Hanson, 1972).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12

1.3.2.6. Khả năng chịu nhiệt

Khả năng chịu nhiệt của virut Newcastle ñược xác ñịnh bằng khả năng
gây nhiễm và ngưng kết hồng cầu của virut (Hanson et al., 1949). Các chủng virut
khác nhau, tính chịu nhiệt khác nhau (Hanson and Spalatin, 1978). ðây là một ñặc
tính ñể phân biệt chủng virut có ñộc lực với chủng virut không có ñộc lưc.
1.3.3. Sức ñề kháng của virut Newcastle
Sức ñề kháng của virut ñược xác ñịnh bằng khả năng gây nhiễm của virut,
tính ngưng kết hồng cầu, tính gây miễn dịch. Các khả năng này bị phá huỷ khi
tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố như nhiệt ñộ, ánh sáng, tia tử ngoại, quá trình
oxy hoá, ñộ pH của môi trường. Ở nhiệt ñộ 100
0
C virut bị diệt trong 1 phút. Ở
56
0
C tính gây nhiễm và ngưng kết hồng cầu của virut bị phá huỷ trong 5 - 6 phút.
Ở 37
0
C virut vẫn tồn tại hàng giờ ñến hàng ngày. Ở 8
0
C ñến 20
0
C virut sống
hàng tháng. Ở 0
0
C sống hàng năm.
Tuỳ thuộc vào sức ñề kháng mà khả năng của virut bị phá huỷ nhanh hay
chậm. Chủng Mukteswar và B
1
chỉ chịu ñược thời gian là 15 - 30 phút. Ánh sáng
mặt trời chiếu thẳng diệt virut trong 48 giờ nhưng ánh sáng của tháng 5 - 6 làm
virut mất hoạt tính hoàn toàn trong 1 giờ.

Với hoá chất như dung dịch xút 0,5% phá huỷ sau 30 phút, formol 1 - 2%
phá huỷ trong 30 phút, lizon sau 20 phút, phenol làm mất tính gây nhiễm nhưng
không ảnh hưởng ñến tính miễn dịch của virut, ñược dùng chế vacxin vô hoạt.
Virut Newcastle có thể tồn tại trong phân, vỏ trứng, lông, tường chuồng,
một số dụng cụ chăn nuôi, nước. Virut ñược bao bọc bởi protein nên có sức ñề
kháng cao với các chất vô hoạt như Formalin,
Virut không hoạt ñộng ñược ở nước sạch trong vòng 1 - 2 ngày, nhưng có
thể sống sót trong nhiều ngày ở ao hồ có nhiều chất hữu cơ.
1.3.4. ðường truyền lây
Trong tự nhiên virut Newcastle từ các loài vật mang mầm bệnh, ñặc biệt là
chim hoang và chim cảnh sẽ truyền bệnh gián tiếp qua chất thải, qua không khí.
Bên cạnh ñó, việc chăn thả gà tây và nuôi gà tây ở gần khu vực chăn nuôi gà
cũng là ñiều kiện làm phát sinh dịch bệnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

Bệnh Newcastle thường lây lan chủ yếu bằng phương pháp gián tiếp theo
ñường tiêu hóa. Gà khỏe mạnh mắc bệnh khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống
nhiễm viut, ở nhà ấp, máy ấp, khay ấp bị nhiễm virut. Ngoài ra bệnh còn lây trực
tiếp từ con ốm sang con khỏe theo ñường niêm mạc và da. ðôi khi việc dùng
vacxin sống cũng là nguyên nhân gây nên dịch bệnh ñáng chú ý…
1.3.5. ðộc lực của virut
Căn cứ vào thời gian gây chết phôi sau khi tiêm vào xoang niệu mô chia
các chủng Virut Newcastle thành 3 nhóm (Hanson and Brandy, 1955) :
- Nhóm Velogen: gồm các chủng có ñộc lực cao, cường ñộc tự nhiên.
Thời gian gây chết phôi <60 giờ. Ví dụ: chủng GB Texas, Italien, Milano.
- Nhóm Mesogen: gồm các chủng có ñộc lực vừa như: Mukteswar,
Hertfordshire, ñây là những virut chỉ gây bệnh nhẹ cho gà trên 6 tuần tuổi. Nếu
tiêm vào não thì gây bệnh nặng và chết. Thời gian gây chết phôi từ 60 - 90 giờ.
- Nhóm Lentogen gồm những chủng có ñộc lực thấp, không có khả năng

gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ cho gà con dưới 1 tuần tuổi. Ví dụ: chủng
Lasota, B1, chủng F ngay cả khi tiêm vào não cũng không gây ñược bệnh. Thời
gian gây chết phôi > 90 giờ.
Mức ñộ ñộc lực và khả năng gây bệnh của mỗi nhóm ñược ñánh giá bằng
các chỉ số sinh học.
Nhóm virut MDT (giờ) ICPI IVPI
Lentogen = 90 = 0,5 Có giá trị gần 0
Mesogen 61 90 0,6 -1,5 Có giá trị gần 0
Velogen 40 60 = 1,6 Có giá trị gần ñến 3
MDT (Mean death time): Thời gian trung bình gây chết phôi (ñơn vị tính
bằng giờ) với liều tối thiểu gây chết 100% phôi.
ICPI (Intracerebral Pathogenicity Index in day – old chicks): Chỉ số gây bệnh
khi tiêm não gà con 1 ngày tuổi.
IVPI (Intravenous Pathogenicity Index in 6 week – old chickens): Chỉ số
gây bệnh khi tiêm tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

1.3.6. Cơ chế gây bệnh
Thông thường virut theo ñường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể, qua niêm
mạc hầu họng rồi vào máu gây huyết nhiễm trùng. Cũng trong thời gian ñó căn
bệnh ñi vào hầu hết các cơ quan tổ chức của cơ thể và gây ra viêm hoại tử. Nội
mô thành huyết quản bị phá hủy, gây ra xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất vào
các xoang trong cơ thể. Virut tác ñộng gây rối loạn tuần hoàn và tác ñộng vào
trung khu hô hấp của hệ thần kinh trung ương gây hiện tượng khó thở nghiêm
trọng. Tùy thuộc vào từng chủng virut và ñộc lực của chúng mà bệnh ở thể quá
cấp tính, cấp tính hay mạn tính (Nguyễn Bá Hiên và Cs., 2011).
Virut vào cơ thể sau khi ñược nhân lên, gây tổn thương thực thể tế bào rồi
bị thải ra ngoài và nó có thể ñược phát hiện trong phân vào ngày thứ 3 - 5 sau khi

nhiễm bệnh.
1.3.7. Chẩn ñoán huyết thanh học
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà (HI) ñược sử dụng rộng rãi
trong chẩn ñoán bệnh Newcastle nhằm phát hiện kháng thể ñối với bệnh
Newcastle trong huyết thanh gia cầm. Giá trị của phản ứng phụ thuộc vào tình
trạng miễn dịch của gia cầm. Ở gà tiêm chủng bằng vacxin sống, thường có
kháng thể HI từ 4log2 - 6log2.
1.4. Miễn dịch ở gia cầm và miễn dịch Newcastle
1.4.1. Miễn dịch ở gia cầm
Miễn dịch là khả năng nhận ra và loại các vật lạ (Vũ Triệu An, 1997), ñể
có ñược khả năng này phải nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong quá trình
tiến hóa liên tục, ñấu tranh sinh tồn chống lại các vi sinh vật, gia cầm cũng như
mọi ñộng vật khác ñã trang bị cho mình một hệ thống bảo vệ quan trọng ñó là hệ
miễn dịch (Trần Thị Lan Hương, 2001).
Cơ thể gia cầm có thể sản sinh kháng thể ñặc hiệu khi ñược tiếp nhận
kháng nguyên bằng các con ñường khác nhau, hoặc tiếp thu kháng thể thụ ñộng
từ con mẹ qua lòng ñỏ trứng.
Hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm các cơ quan và các tế bào tham gia
trong cơ chế ñáp ứng miễn dịch. Với gà thì cơ quan có thẩm quyền miễn dịch là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15

lách và túi Fabricius, trong ñó túi Fabricius giữ vai trò chủ yếu. Túi Fabricius
(Fa) chỉ có ở loài chim, có nhiệm vụ biệt hóa các lympho B, các lympho B tham
gia tạo ra kháng thể giúp cơ thể gia cầm chống ñỡ lại các vi sinh vật gây bệnh.
1.4.1.1. Các cơ quan lympho trung tâm
* Tuyến ức (Thymus)
Tuyến ức là cơ quan lympho xuất hiện trong thời kỳ phôi thai, nó phát
triển về kích thước trong thời kỳ phôi thai, sau khi ra ñời và ñạt tối ña vào trước
thời kỳ phát dục, sau ñó tuyến ức teo dần. ðây là cơ quan lympho biểu mô gồm

các tế bào dạng lympho (lympho bào) và các tế bào biều mô.
Ở gia cầm tuyến ức tạo thành 2 chuỗi dọc 2 bên cổ. Về phương diện mô
học, tuyến ức ñược chia thành hai vùng: vùng vỏ và vùng tủy.
Tuyến ức ñóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, là
nơi diễn ra quá trình phân triển, biệt hóa của tế bào lympho T.
* Bursa Fabricius
Túi Fabricius là cơ quan lympho ñặc biệt chỉ có ở loài chim, nằm phía trên của
ổ nhớp, túi nhỏ ñi rất sớm, ở gà túi hoạt ñộng mạnh nhất vào lúc 3 tháng tuổi, tháng
thứ 4 bắt ñầu teo, tới tháng tuổi 11, 12 thì mất hẳn (ðặng ðức Trạch và Cs., 1984).
Vai trò miễn dịch của túi Fabricius ñã có nhiều công trình nghiên cứu. Theo
Miller (1961) bằng thực nghiệm nhận thấy ở gà nếu cắt bỏ túi Fabricius có rối
loạn quá trình tạo kháng thể dịch thể.
Như vậy, túi Fabricius có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của
cơ thể, là nơi diễn ra quá trình phân triển, biệt hóa của tế bào lympho B.
* Tủy xương
Tuy không thể coi tủy xương là cơ quan dạng lympho, song tủy xương có
vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, là cơ quan tạo máu và sản
xuất các tế bào dạng lympho và nguyên ñại thực bào.
1.4.1.2. Các cơ quan lympho ngoại vi
Các cơ quan lympho ngoại vi gồm có hạch, lách, mô lympho dưới niêm
mạc. Trong các cơ quan này có các tế bào lympho T từ tuyến ức, tế bào lympho
B từ túi Fabricius tới qua ñường máu. ðây chính là nơi tiếp nhận, cư trú, vận
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
16

chuyển của các tế bào lympho T, lympho B, ñồng thời ñây cũng là nơi tiếp nhận
thông tin kháng nguyên do các tế bào trình diện kháng nguyên (APC: Antigen
Presenting Cell) ñưa ñến ñể các tế bào lympho T, lympho B tham gia ñáp ứng
miễn dịch khi ñược tiếp xúc với kháng nguyên.
* Hạch

Hạch là cơ quan lympho, trong chứa nhiều tế bào lympho (lympho B,
lympho T) và mạch máu, hạch phân bố tại các ñiểm khác nhau của cơ thể,
thường tập trung với nhau thành từng nhóm ở cửa ngõ của các cơ quan.
Ở gia cầm có 2 nhóm hạch: nhóm cổ ngực và nhóm thắt lưng hay nhóm
chậu. Nhóm cổ ngực có hai tập hợp, mỗi tập hợp có 3 - 5 hạch nhỏ ở vùng giữa
cổ và cửa vào khoang ngực. Nhóm hạch thắt lưng hay nhóm chậu nằm ở vùng
thắt lưng giữa ñộng mạch chủ và cạnh bên trong của thận. Ở ngỗng và vịt có ñủ
cả hai nhóm hạch, còn ở gà nhóm hạch chậu không có (Melekhin, 1989). Ở gia
cầm các hạch không phân chia thành vùng vỏ, vùng tủy rõ như các hạch ở ñộng
vật khác.
* Lách
Lách là cơ quan nằm trong tuần hoàn máu. Về cấu tạo mô học, lách gồm
có hai loại mô. Trong hoạt ñộng của cơ thể, lách có 2 chức năng: là nơi thanh lọc
máu, loại trừ các hạt, các tế bào hư hại và là nơi cư trú của các tế bào lympho
(lympho B, lympho T), nhận các kháng nguyên vào cơ thể bằng ñường tĩnh
mạch, sản xuất kháng thể ñặc hiệu. Theo Vũ Triệu An (1997) việc nắm bắt kháng
nguyên xảy ra ở vùng rìa bởi các tế bào lưới.
* Mô lympho dưới niêm mạc
Niêm mạc với một diện tích rộng, cấu trúc tương ñối mỏng manh, là nơi
tiếp xúc với nhiều loại kháng nguyên nhất, chủ yếu qua ñường tiêu hóa, hô hấp.
Niêm mạc ngoài chức năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, ở dưới niêm mạc
còn có tổ chức lympho rất ñặc hiệu, ñó là mô lympho dưới niêm mạc.
Mảng peyer nằm dọc vùng không tràng, nằm trong lớp biểu mô của ruột.
Mảng peyer xuất hiện thay thế tế bào tiết dịch nhầy, ñồng thời làm dầy lên biểu
mô ruột. Vết tích túi lòng ñỏ phát triển ngay từ tuần thứ 2 sau khi nở. Tổ chức
lympho này là nơi tạo ra một lượng lớn kháng thể ñặc hiệu.

×