Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Luận văn đông phương học lễ hội obon nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 64 trang )


1
PHẦN DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Công dưỡng dục thâm ân dốc trả
nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,
làm con hiếu hạnh vi tiên”
1

Trong tâm thế người Việt, dù theo bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào, ơn sinh
thành dưỡng dục của cha mẹ luôn hội tụ ở những niềm xúc động sâu lắng nhất của con
người. Người ta hiểu ra rằng, có một giá trị xuyên thời gian và không gian, từ khi con
người xuất hiện trên trái đất cho đến khi trái đất còn con người, đó là tình mẫu tử, là
ơn sinh thành, đức dưỡng dục mà mỗi một con người trân trọng, đúc kết và nâng niu
thành chữ “Hiếu”. Chữ hiếu ấy, triết lý phương Đông đã nâng lên thành đạo, chính là
nhắc nhở cái đạo làm con. “Đạo hiếu” chi phối ứng xử của con người trong gia đình và
trong xã hội. Đó là một biểu hiện thật sâu đậm của đạo lý xã hội Việt Nam ta.
Ðạo hiếu đã thấm sâu vào lòng người Việt Nam, sâu đến nỗi, việc hệ trọng nào
trong gia đình cũng cần có cha có mẹ tham dự quy
ết định. Còn sống cũng như đã
khuất, cha mẹ vẫn là người tham dự vào đời con một cách sâu xa nhất. Những khi
buồn rầu hay cả những khi mừng vui, hạnh phúc, cha mẹ vẫn là những người luôn ở
bên chia sẻ với con.
Để thực hành đạo hiếu, các nước phương Đông thể hiện bằng những nghi thức thờ
phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đặc biệt hơn, ở phươ
ng Đông chúng ta còn có một ngày
lễ đặc biệt để những người con thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của
cha mẹ, báo hiếu cho cha mẹ, đó chính là ngày Lễ Vu Lan.
Ở phương Tây, tuy không có tục thờ tổ tiên, tuy chữ hiếu không nâng lên thành
"đạo", nhưng không vì thế mà không có ngày dành riêng để nhớ đến công ơn sinh
thành của cha mẹ. Bằng chứng là họ có “Ngày của Mẹ” (Mother's day) là ngày chủ


nhật tuần thứ hai trong tháng 5, và “Ngày của Cha” (Father's day) là ngày chủ
nhật
tuần thứ ba trong tháng 6. Ngoài ra, tháng mười một là tháng dành riêng để cầu


1
Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Kinh Vu Lan Bồn [1;2008]

2
nguyện cho những người đã qua đời. Như vậy, có thể nói thời gian tháng mười một, là
mùa Vu Lan báo hiếu đến muộn của người phương Tây.
Nhật Bản, một nước với đa màu sắc tôn giáo, lĩnh hội cả văn hóa phương Đông và
phương Tây thì cách thể hiện đạo hiếu của họ thế nào? Liệu họ có theo nghi thức cúng
ông bà, tổ tiên hay không? Và liệu người dân Nhật Bản có tổ chức ngày l
ễ để báo hiếu
cho cha mẹ giống như lễ Vu Lan mà một số nước phương Đông như Việt Nam, Trung
Quốc, Hàn Quốc, vẫn tổ chức hàng năm hay không?
Như chúng ta đã biết, Nhật Bản là một nước có nền văn hóa được tiếp thu và chọn
lọc một cách kỹ lưỡng văn hóa từ các nước khác để biến nó thành văn hóa riêng biệt
của chính quốc gia mình.
Nhật Bản cũ
ng là một nước có quan niệm về tôn giáo khá khác biệt. Tại Nhật có rất
nhiều tôn giáo như: Thần Đạo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo ; nhưng hầu hết người
Nhật lại không khẳng định mình theo một tôn giáo nào. Trong tâm thức của người
Nhật, dù đi theo hướng phát triển hiện đại của Tây phương, song những nét đặc thù tận
sâu trong tâm tưởng vẫn mang đậm nét phương Đông. Và vì thế, Nhật Bản cũng như
Việt Nam, rấ
t xem trọng lễ nghĩa trong gia đình, trọng chữ hiếu. Ở Nhật cũng có một
ngày lễ tương tự như lễ Vu Lan ở Việt Nam, được gọi là Lễ hội Obon.
Lễ hội Obon về cơ bản là một lễ hội Phật giáo nhưng người Nhật đã biến nó trở

thành một hoạt động chung cho toàn xã hội.
Là một sinh viên học chuyên ngành tiếng Nhật, tác giả nghiên cứu về l
ễ hội này,
một mặt muốn hiểu rõ hơn đời sống tinh thần của người Nhật Bản, sự ảnh hưởng của
Phật giáo đối với một đất nước có quan niệm về tôn giáo khá khác biệt như Nhật Bản;
mặt khác, thông qua nghiên cứu này tác giả muốn được đóng góp chút hiểu biết của
mình về văn hóa lễ hội của Nhật Bản, cụ thể là về
Lễ hội Obon với hy vọng nghiên
cứu này sẽ giúp ích cho những ai có quan tâm và muốn nghiên cứu về văn hóa truyền
thống của Nhật Bản, về lễ hội Obon.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt viết về lễ hội Obon còn rất ít. Phần lớn các tác giả
đề cập đến lễ Obon như một dẫn chứng làm phong phú thêm cho bài viết của mình
như
:

3
Cung Hữu Khánh, “Người Nhật với các tôn giáo” đã phân tích một số tôn giáo
chính có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Nhật như: Shinto giáo, Phật giáo,
Khổng giáo và Cơ đốc giáo.
Nguyễn Văn Mạnh, “Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại” đã nêu
lên những giá trị nhân bản của lễ hội như: giá trị cộng đồng, giá trị giáo dục, giá trị
phản ánh hiện thực cuộc sống và bảo tàng văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa tâm
linh, giá trị kinh tế.
Hồng Lê Thọ, “Tìm hiểu văn hóa lễ hội của người Nhật Bản một hình thái độc đáo
để giữ gìn bản sắc và truyền thống”. Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu vài nét về
lễ hội Nhật Bản như: nguồn gốc của lễ
hội tại Nhật Bản, những đặc trưng của văn hóa
lễ hội ngày nay, và đặc biệt, tác giả còn nêu rõ nguyên nhân vì sao những lễ hội truyền
thống của Nhật Bản vẫn còn lưu giữ và phát triển cho đến tận ngày nay, một vài nét so

sánh với Việt Nam trong cách duy trì và phát triển những lễ hội truyền thống của Việt
Nam.
Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á là một trong những tạ
p chí cung cấp
khá nhiều bài viết về lễ hội truyền thống Nhật Bản, trong đó có lễ hội Obon.
Hầu hết các nghiên cứu trên chỉ đề cập sơ qua, hoặc chỉ trình bày một phần nhỏ
trong lễ hội Obon như thời gian diễn ra lễ hội hoặc một số món dâng cúng trên bàn thờ
Bon mà chưa hình thành được một hệ thống cụ thể xuyên suốt toàn lễ hội bao gồm cả
phần nghi lễ và phần hội của lễ hội này.
Chính vì vậy tác giả sẽ nghiên cứu đề tài này một cách cụ thể hơn, và hệ thống lại
một cách khoa học về lễ hội Obon.
3. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Người dân Nhật Bản rất yêu thích lễ hội, và lễ hội là một phần không thể thiếu
trong cuộc sống của họ. Ở Nhật Bả
n, mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những lễ
hội đặc trưng của vùng miền ấy. Luận văn này tập trung nghiên cứu về Lễ hội Obon
Nhật Bản – một trong những lễ hội lớn nhất diễn ra trên phạm vi rộng khắp toàn nước
Nhật. Nghiên cứu lễ hội Obon cho ta cái nhìn khái quát hơn về lễ hội truyền thống của
Nhật Bản nói chung, có nhữ
ng hiểu biết nhất định về lễ hội Obon nói riêng.


4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Do nguồn tư liệu bằng tiếng Việt liên quan đến lễ hội Obon còn khá ít nên tác giả
đã thực hiện nghiên cứu với nhiều phương pháp: tổng hợp từ những tài liệu nghiên cứu
của các tác giả, các bài trích trên tạp chí Văn hóa dân gian, Nghiên cứu văn hóa nghệ
thuật; các tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, các thông tin được đăng tải trên các
trang web bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật; sử d
ụng phương pháp so sánh đồng đại và

lịch đại để so sánh lễ hội Obon của Nhật Bản trước đây và bây giờ; một vài nét so sánh
giữa Obon với Lễ Vu Lan của Việt Nam.
Phương pháp so sánh: so sánh về lịch đại để thấy được những sự thay đổi của cách
tiến hành lễ hội Obon trong lịch sử Nhật Bản, những thay đổi về nghi thức hành lễ và
sự biến đổi củ
a điệu nhảy Bon trong phần hội. So sánh về đồng đại để có thể thấy được
sự khác nhau trong thời gian tổ chức cũng như cách thức tổ chức lễ Bon tùy theo từng
địa phương. Ngoài ra, trong chương III, luận văn còn dùng cách so sánh giữa hai nước
Việt Nam và Nhật Bản về cách duy trì và phát triển lễ hội truyền thống, từ đó rút ra bài
học cho Việt Nam trong việc lưu truyền các lễ hội dân gian.
Ph
ương pháp tổng hợp liên ngành: Luận văn có tổng hợp nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác nhau như văn hóa học, lịch sử học, xã hội học, tôn giáo… để có
thể có cái nhìn cụ thể hơn về văn hóa truyền thống của Nhật Bản nói chung và về lễ
hội Obon nói riêng.
Phương pháp lịch sử: tái hiện những giai đoạn lịch sử mang tính chuyển biến đối
với s
ự hình thành và phát triển của Phật giáo ảnh hưởng đến những lễ hội truyền thống
của Nhật Bản, cụ thể là đối với lễ hội Obon.
Phương pháp thu thập tài liệu: từ các tạp chí, báo, tài liệu, sách tiếng Việt cũng
như tiếng nước ngoài, các trang web, các loại hình ảnh…
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
Trong xu thế hội nhập của nướ
c ta hiện nay, ngày càng có nhiều bạn bè quốc tế đến
Việt Nam, đặc biệt là Nhật Bản. Hiện nay đã có rất nhiều công ty của Nhật Bản đầu tư
vào Việt Nam như SanYo, Sankyo, Mitsubishi Với nhu cầu giao lưu văn hóa và phát
triển kinh tế, ngày càng có nhiều người Việt Nam học tiếng Nhật và làm việc trong
những công ty của Nhật Bản.

5

Nghiên cứu lễ hội Obon một cách có hệ thống dựa trên quá trình tìm hiểu các
nguồn tư liệu góp phần bổ sung các thông tin bổ ích về văn hóa của đất nước Nhật Bản
nói chung và về lễ hội Obon nói riêng, và là nguồn tư liệu tham khảo cho công tác học
tập cũng như nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa Nhật Bản, cụ thể là về lễ hội Obon.
Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu l
ễ hội Nhật Bản, điển hình như lễ hội
Obon có thể giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới quan của người Nhật Bản, từ đó giúp
những người Việt đang sống trên đất Nhật có thể hòa nhập vào cộng đồng nước bạn,
và cũng giúp những người Việt đang làm việc trong công ty của Nhật Bản hiểu hơn về
những đồng nghiệ
p người Nhật của mình.
6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tác giả đã có được những hiểu biết
lý thú về lễ hội truyền thống của Nhật Bản nói chung và về lễ hội Obon nói riêng. Tác
giả hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp nguồn tư liệu cụ thể về hoạt động lễ hội
Obon tạ
i Nhật Bản cho những ai quan tâm nghiên cứu về đề tài này.
7. NHỮNG DỰ KIẾN NGHIÊN CỨU TIẾP TỤC VỀ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu lễ hội Obon sẽ giúp tác giả có được cái nhìn khái quát về lễ hội truyền
thống của Nhật Bản, làm nền tảng cho những nghiên cứu về những lễ hội truyền thống
khác của Nhật Bản trong tương lai.
8. BỐ CỤC LUẬN VĂ
N
Trong luận văn này, ngoài phần “Dẫn luận” và phần “Kết Luận” thì luận văn được
chia làm 3 chương lớn sau:
Chương 1: Nội dung chương I xoay quanh những vấn đề khái niệm. Thứ nhất là
khái niệm chung về “Lễ hội”, về cấu trúc và chức năng của lễ hội; thứ hai là “Lễ và
hội trong lễ hội truyền thống Nhật Bản”, phân loại lễ hội truyền thống Nh
ật Bản; thứ
ba là giới thiệu tổng quát về Lễ hội Obon về khía cạnh nguồn gốc của từ Obon và định

nghĩa về lễ hội Obon.
Chương 2: Tập trung giải quyết bốn vấn đề chính. Thứ nhất là lược sử về sự hình
thành và phát triển của Phật giáo tại Nhật Bản, giải thích nguồn gốc lễ hội Obon. Thứ
hai là trình bày thời gian diễn ra lễ
hội có sự sai khác tùy theo từng vùng. Vấn đề thứ

6
ba chú trọng giải thích phần nghi lễ trong lễ hội Obon và vấn đề thứ tư là phần hội
trong lễ hội Obon tại Nhật Bản.
Chương 3: Ở phần này tập trung giới thiệu về phương pháp duy trì và phát triển lễ
hội truyền thống của Nhật Bản, liên hệ đến việc duy trì và phát triển lễ hội truyền
thống Việt Nam.























7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC KHÁI NIỆM
Trên thế giới, bất kỳ một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ thì đời sống tinh thần vẫn
luôn là một mặt vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Hàng ngày ai ai
cũng tất bật với những chuyện cơm áo gạo tiền, chính những lo toan tất bật đó dễ
khiến con người ta rơi vào những trạng thái tâm lý bất ổn định, và như một nhu cầu
không thể
thiếu là các hoạt động vui chơi, các tụ điểm giải trí với các loại hình giải trí
đa dạng đang được rất nhiều người hướng đến. Với một đất nước có nền kinh tế phát
triển như Nhật Bản thì nhu cầu ấy càng nhiều và mạnh mẽ hơn. Có lẽ đấy là một trong
những lý do mà Nhật Bản là một trong những nước có số lượng lễ hội trong n
ăm nhiều
nhất trên thế giới.
Nhật Bản được thế giới biết đến và ngưỡng mộ về sự phát triển thần kỳ về kinh tế.
Thế nhưng đây lại là một đất nước không được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên khan
hiếm, lại liên tục bị động đất, núi lửa. Những dãy núi và đại dương bao quanh đã khiến
Nhật Bản trở thành một quần
đảo bị cô lập, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Có lẽ với đặc điểm biệt lập về địa lý và sự khắc nghiệt của tự nhiên đã tạo nên những
nét độc đáo trong tính cách và đời sống văn hóa của Nhật Bản, thể hiện qua các lễ hội
mang đậm nét đặc trưng của từng vùng, từng địa phương. Lễ hội truyền thống của
Nhật Bản không chỉ bao gồm các lễ hội mang tính quốc gia mà còn là những lễ hội
riêng của từng vùng miền khác nhau trong cả nước.
Hệ thống lễ hội của Nhật Bản rất phức tạp bởi đây là một đất nước đa tôn giáo. Vì
vậy, muốn tìm hiểu, nghiên cứu về các lễ hội truyền thống ở Nhật Bản, trước tiên phải

nắm được cơ s
ở lý luận của lễ hội – lễ hội truyền thống của Nhật Bản.
1.1. Khái niệm chung về “Lễ hội”
1.1.1. Định nghĩa về lễ hội:
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần và là hoạt động thực tiễn nhằm
thỏa mãn nhu cầu tâm linh, củng cố ý thức cộng đồng. Lợi ích trước nhất mà lễ hội
mang đến cho cộng
đồng là sự thỏa mãn về nhu cầu tâm linh, từ đó tạo ra những hi
vọng về nhu cầu sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.

8
Theo định nghĩa của từ điển Văn hóa dân gian thì “Lễ hội (còn gọi là hội lễ), là
hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề,
ngành hoặc tôn giáo trong phạm vi một địa phương hoặc trong cả nước”
2

Hay như nhà nghiên cứu Alessandro Falasi nhận xét: “Lễ hội là một hoạt động kỉ
niệm định kì biểu thị thế giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội thông qua
hành lễ, diễn xướng, nghi lễ và trò chơi truyền thống”.
3

Trong tiếng Nhật, từ Matsuri (祭) có nghĩa là lễ hội. Matsuri về cơ bản là lễ hội bản
xứ của người Nhật có nguồn gốc Thần đạo, được tổ chức hàng năm vào ngày tháng đã
định. Matsuri chủ yếu có nguồn gốc thiêng liêng, xuất phát từ các nghi lễ Thần đạo cổ
xưa để làm thánh thần và linh hồn người chết nguôi giận, cũng như thực hiện xong
m
ột chu kỳ nông nghiệp. Kết hợp một số nghi thức Thần đạo, cùng với nghi lễ Phật
giáo và Khổng giáo du nhập từ Trung Hoa, thành lịch lễ hội hàng năm. Matsuri bao
gồm phần nghi thức tế lễ và phần hội. Đây là một hoạt động mang tính biểu tượng,
trong đó người tham gia bước vào trạng thái chủ động giao tiếp với thần thánh (神:

kami), đi kèm là sự đồng cảm ở nhữ
ng người tham gia trong hình thức lễ hội và yến
tiệc.
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đa dạng hóa của xã hội, lễ hội cũng phát triển
theo hai chiều hướng khác nhau. Trong đó, có hai xu hướng chính là lễ hội truyền
thống và lễ hội hiện đại.
+ Lễ hội truyền thống: còn được gọi là lễ hội cổ truyền, là các loại hình lễ hội phát
triển theo hướng cổ điển hóa, g
ắn liền với các giá trị truyền thống của một đất nước,
một dân tộc.
+ Lễ hội hiện đại: thường là các lễ hội mới, phát triển theo hướng hiện đại hóa, gắn
liền với các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội hiện đại của một quốc gia.
Lễ hội mang đến cho cộng đồng sự thỏa mãn về nhu cầu tâm linh, chứa đự
ng và
phản ánh nhiều mặt trong đời sống xã hội.


2
Theo trích dẫn của tác giả Lê Thị Kim Oanh, “Lễ hội truyền thống tái hiện lịch sử ở Kyoto - Nhật Bản (Trường
hợp lễ hội JiDai)” [13; 2009:17]
3
Theo trích dẫn của tác giả Lê Thị Kim Oanh, “Lễ hội truyền thống tái hiện lịch sử ở Kyoto - Nhật Bản (Trường
hợp lễ hội JiDai)”
[13; 2009:17]

9
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của lễ hội
Cấu trúc cơ bản của một lễ hội bao gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội.
Lễ là phần thiêng liêng, bao gồm các nghi thức hành lễ, động tác, hành vi được quy
định một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt. Phần lễ được tổ chức nhằm bày tỏ sự tôn kính,

tin tưởng đối với thần linh, cầu xin sự che chở, phù hộ của các thầ
n giúp con người
vượt qua những khó khăn nguy hiểm do thiên nhiên gây ra, đồng thời cũng thể hiện
những khát vọng, ước mơ vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Phần
“Lễ” luôn được thực hiện ở những nơi trang nghiêm như chùa chiền, đền điện, miếu
mạo
Hội là thành phần chính còn lại trong Lễ hội. Hội được thực hiện ngay sau “Lễ” và
cũng thu hút được s
ố lượng người tham dự nhiều hơn lễ, bởi hội là hình thức sinh hoạt
tập thể đại trà, không “kén” người tham dự, và là phần sôi động nhất trong lễ hội. Phần
hội thường được thể hiện bằng đám rước – trung tâm của lễ hội. Bất kì ai cũng có thể
tham gia diễu hành cùng đám rước, cùng nhảy múa nhộn nhịp với tiếng kèn tiếng
trống trong đám rước. Bên cạ
nh đó, hội còn thu hút sự chú ý của đông đảo người xem
nhờ hệ thống trò chơi, trò diễn phong phú và đa dạng. Phần hội thường được kéo dài
hơn phần lễ bởi đây là lúc để mọi người cùng thể hiện sự hoan hỉ, phấn khích, cùng
giao lưu, gặp gỡ vui chơi, quên đi những lo toan thường ngày của cuộc sống.
Lễ hội là công cụ giao tế giữa Thần – Người, Cá nhân – Xã h
ội nên bao giờ cũng
hợp với thời đại và dễ thụ cảm. Theo đánh giá của tác giả Đặng Văn Lung trong “Lễ
hội và nhân sinh” [10;2005], một lễ hội thường bao gồm các chức năng chính như sau:
chức năng trực quan; chức năng phát triển tâm linh; chức năng biểu hiện; chức năng
tiếp nhận, thu hút và cải biến; chức năng phân chia; chức năng tái tạo.
Có thể nói, ý nghĩa xã h
ội và sức hấp dẫn của lễ hội càng lớn thì quy mô của lễ hội
càng được nhân rộng, đồng thời thu hút nhiều hoạt động xã hội khác. Do đó, ý nghĩa
của một lễ hội trong thời đại hiện nay không chỉ nằm ở yếu tố bản sắc dân tộc mà còn
phải xét đến giá trị thực tiễn, thực dụng thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu v
ề đời
sống tinh thần ngày càng cao của con người.




10
1.2. Lễ và hội trong lễ hội truyền thống Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nước nổi tiếng về vấn đề duy trì và phát triển lễ hội.
Lễ hội Nhật Bản là một hoạt động văn hóa vừa mang tính tín ngưỡng, vừa có tính cộng
đồng trong sinh hoạt tinh thần của người dân, đồng thời thể hiện rõ mối quan hệ giao
lưu hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
T
ừ thế kỷ thứ V, văn hóa Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nền văn hóa
Trung Hoa. Sau đó, vào thời Minh Trị Duy Tân (明治維新: Meijiishin) năm 1868, một
lần nữa nền văn hóa Nhật Bản lại chịu ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của văn hóa
phương Tây. Vào thời điểm lịch sử nào cũng vậy, Nhật Bản đã chọn cho mình cách
tiế
p nhận văn hóa nước ngoài độc đáo và được Thế giới đánh giá là một trong những
phương thức tiếp nhận văn hóa hoàn hảo. Đó là tiếp thu có chọn lọc văn hóa nước
ngoài, đồng thời vẫn bảo tồn nét văn hóa truyền thống của mình. Các lễ hội truyền
thống Nhật Bản dù được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng nhưng vẫn không nằ
m
ngoài tư tưởng chủ đạo tôn thờ Thần linh, tổ tiên; xem trọng văn hóa truyền thống
nông nghiệp.
1.2.1. Phần lễ
Từ xa xưa, lễ hội được hiểu là việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo nhằm suy tôn
thần linh, hay nói cách khác, đó là hình thức giao lưu giữa thần linh và con người. Lễ
hội truyền thống ở Nhật Bản là một thể thống nhất giữa hai phần, phần lễ
được gọi là
Saigi (祭儀), phần hội được gọi là Tsukematsuri (付け祭り). Trong đó phần lễ được
xem là trung tâm của lễ hội. Buổi sơ khai, các nghi thức tôn giáo này được tổ chức hết
sức khắt khe nhưng càng về sau lễ hội có xu hướng trở thành màn trình diễn của hiện

thực đời sống, phần nào thoát ra khỏi những quy định nghiêm ngặt của thời xưa. Các
thầy tu Thần đạo hoặc nh
ững người đứng đầu một cộng đồng là người tiến hành các
nghi thức lễ hội tại đền thờ Thần đạo trong vùng. Trong buổi tế lễ, thầy tế sẽ đọc
Norito (祝詞) là những bài kinh cầu nguyện, lời cảm ơn của con người gửi đến thần
linh. Sau đó, thần linh và các thành viên tham gia lễ hội cùng tham dự một buổi tiệc
thánh Naorai (直会).
Ngày xưa, việc tổ ch
ức một lễ hội thường tốn nhiều kinh phí và đòi hỏi nhiều nhân
lực. Vì vậy, việc đóng góp kinh phí của mỗi hộ dân trong làng được quy định rõ ràng.

11
Ngoài ra các chức sắc trong làng phải góp thêm tiền hỗ trợ tùy theo địa vị của mình
trong ngôi làng đó.
1.2.2. Phần hội
Nếu lễ là phần đạo thuộc về thế giới tâm linh thì hội là phần đời, thuộc về đời sống.
Do đó phần hội thường được kéo dài hơn và sôi động hơn bởi sự tham gia của đông
đảo quần chúng. Phần hội được thể hiện bằng nhi
ều hình thức phong phú và đa dạng.
Một số lễ hội thu hút khách bởi những điệu múa sôi động, tiếng trống Taiko nhịp
nhàng, các cuộc trình diễn trang phục cổ truyền đặc sắc và các đám rước náo nhiệt trên
đường phố.
Đám rước được xem là trung tâm của phần hội. Ở Nhật Bản hiện nay, phần hội
được chú trọng hơn phần lễ. Trung tâm của đám rước thường là nhữ
ng chiếc kiệu
Mikoshi (神輿) hoặc Dashi (山車). Đây là các phương tiện dùng với mục đích rước
thần và tiễn thần. Ngày nay, một trong những hoạt động lễ hội được yêu thích là việc
tham gia khiêng Mikoshi hay Dashi. Đặc biệt là giới trẻ và khách nước ngoài tỏ ra rất
nhiệt tình và hăng hái khi tham gia hoạt động này.
Mikoshi (神輿) là chiếc kiệu được ví như đền thờ Thần đạo Shinto di động, được

trang trí bằ
ng những cái chuông và những sợi dây lụa đủ màu sắc bao bọc xung quanh
Những người theo đạo Shinto tin rằng Mikoshi được dùng làm phương tiện di chuyển
của một linh hồn thiêng liêng tại Nhật Bản trong cuộc tuần hành của các thần thánh.
Thông thường, Mikoshi giống như một tòa nhà thu nhỏ, với các cột trụ, tường, một cái
nóc, một hành lang và một bức rào chắn. Những hình dạng tiêu biểu của Mikoshi là
hình chữ
nhật, lục lăng, và bát giác. Thân kiệu được đặt trên hai hoặc bốn cái sào để
khiêng đi và được trang hoàng rất lộng lẫy, còn nóc kiệu thường được gắn một bức
phù điêu chạm khắc hình phượng hoàng. Một kiệu Mikoshi cần từ 10 đến 12 người
khiêng. Người khiêng mặc quần cộc trắng và áo Happi (半被), trên đầu quấn khăn
Hachimaki (鉢巻), luôn miệng hô “washoi, washoi” tạo cho lễ hội một không khí vui
tươi và hưng phấ
n. Họ đưa Mikoshi rời khỏi đền, khiêng nó đi quanh các khu vực lân
cận, và trong nhiều trường hợp đặt chúng lại một địa điểm được chọn trước, đặt trên
những cái đòn kê trong một thời gian trước khi quay trở lại đền.

12

1.2.2.1. Một chiếc Mikoshi điển hình
Nguồn: />shinto-di-dong/xem.htmx



1.2.2.2. Diễu hành rước kiệu ngoài đường phố
Nguồn:

13
Dashi (山車) là loại kiệu được trang hoàng lộng lẫy dành cho lễ hội. Khác với kiệu
Mikoshi, kiệu Dashi được gắn bánh xe bên dưới. Chiếc kiệu này sẽ được diễu hành

khắp thành phố trong dịp lễ hội.
1.2.2.3. Kiệu Dashi
Nguồn: 花巻まつり
山車 1 -thumb.jpg

Khi tham gia “Hội”, mọi người cùng nhau vui chơi, cùng nhau tham gia rước kiệu.
Để có thể rước được những chiếc kiệu nặng như vậy đòi hỏi người tham gia phải có
tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể cao. Đây chính là hình thức tốt để giáo dục truyền
thống, giáo dục tinh thần đoàn kết cho con cháu.
Mặt khác, người Nhật quan niệm rằng thần linh không xuất hiện trong phần lễ mà
thự
c hiện vai trò giao lưu với con người thông qua phần hội. Do đó, phần hội càng
diễn ra rầm rộ, sôi động bao nhiêu thì thần linh sẽ hài lòng bấy nhiêu. Trong thời gian
diễn ra lễ hội, các điệu múa ra đời như là một cách thức để con người tập trung tinh
thần cho việc thờ cúng. Ý tưởng dâng của ngon vật lạ cho thần linh xuất phát từ
nguyện vọng mong muốn thần và người xích lại gần nhau hơn. Với quan ni
ệm đó,
trong phần hội, người Nhật tham gia diễu hành cùng các đám rước, cùng ăn bánh ngọt
và uống rượu sake, tạo nên một quang cảnh lễ hội hết sức sôi động và vui tươi. Người
Nhật xưa cũng có thói quen đi xem lễ hội được tổ chức ở các làng lân cận. Vì không

14
phải là thành viên của làng đó nên họ không tham gia phần lễ mà chỉ tham gia phần
hội. Do đó khi nhắc đến lễ hội, phần hội thường được liên tưởng nhiều hơn phần lễ.
1.2.3. Phân loại lễ hội truyền thống Nhật Bản
Tương tự với nhiều quốc gia khác, vấn đề nghiên cứu và phân loại lễ hội truyền
thống ở Nhật Bản cũng
đi theo nhiều hướng khác nhau. Mỗi định hướng đều dựa trên
các cơ sở lý luận khá thuyết phục nhằm đưa ra cách phân loại lễ hội sao cho thỏa đáng
nhất.

Nếu căn cứ vào mặt phạm vi diễn ra lễ hội thì lễ hội được chia thành lễ hội toàn
quốc và lễ hội địa phương; căn cứ vào thời gian mở hội có lễ hội theo các mùa xuân,
hạ, thu, đông; m
ặt khác, nếu dựa vào nội dung phản ánh của lễ hội có lễ hội nông
nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử
Cách phân chia nào cũng có mặt đúng nhưng đều không tránh được một số điểm
chồng chéo, bất hợp lý. Điều này cũng không có gì là khó hiểu bởi trong số hàng trăm,
hàng ngàn lễ hội diễn ra ở Nhật Bản hàng năm, tuy quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng
hầu h
ết chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tư tưởng Thần đạo, một tín ngưỡng bản địa của
Nhật Bản. Sự tôn thờ thần linh, ông bà tổ tiên và các lực lượng siêu nhiên là chủ đề
chính xuyên suốt trong bộ mặt của lễ hội truyền thống ở quốc gia này.
Đồng thời, trong quá trình phát triển của lịch sử, lễ hội thu nhận vào mình những
nội dung lịch sử, xã h
ội, văn hóa mới, tạo nên sự hòa quyện, đan xen giữa cái cũ và cái
mới, giữa nét văn hóa bản địa và nét văn hóa du nhập. Do đó, ngoài những lễ hội mang
đậm dấu ấn của Thần đạo, trong hệ thống lễ hội Nhật Bản cũng xuất hiện không ít các
lễ hội phản ánh tư tưởng của Phật giáo vốn du nhập vào Nhật Bản từ nền văn minh
Trung Hoa. Ngoài ra, các xu h
ướng huyền thoại hóa, địa phương hóa cũng có khả năng
chi phối đến đến hình thức và nội dung của một lễ hội.
Theo các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, đơn cử như cuốn “Japan An
Illustrated Encyclopedia –
カラーぺディア 英文日本大事典
”, Kodansha Ltd.,
1993.[22] thì lễ hội của Nhật Bản thuộc vào hai nhóm chính là Matsuri (祭) và
Nenchuugyouji (年中行事).

15
Trong tiếng Nhật, từ Matsuri (祭) có nghĩa là lễ hội. Đó là từ dùng để chỉ một loạt

các nghi lễ tôn giáo đa dạng thậm chí cả các lễ hội có liên quan tới các nghi lễ tôn giáo.
Thuật ngữ Matsuri ra đời với mục đích diễn tả và làm tăng thêm mối quan hệ giữa việc
thờ cúng tổ tiên, thần linh và những người thực hiện việc thờ cúng đó. Còn
Nenchuugyouji (年中行事) mang tính bao quát hơn, với ngh
ĩa là những sự kiện diễn
ra hàng năm và những sự kiện diễn ra theo mùa, phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc
hay có liên quan đến Phật giáo.
Có những tài liệu lại phân loại lễ hội Nhật Bản theo phạm vi không gian. Ngoài các
lễ hội truyền thống mang tính quốc gia mà người Nhật thường gọi là Nenchuugyouji
(年中行事), ở mỗi khu vực hành chính, mỗi vùng miền đều có lễ hội của riêng mình.
Tạp chí Autoroute, mộ
t tạp chí uy tín ở Nhật Bản đã phân loại lễ hội truyền thống theo
6 đơn vị hành chính: 1. Hokkaidou (北海道) và Touhoku (東北); 2. Kantou (関東); 3.
Chuubu (中部); 4. Kinki (近畿); 5. Chuugoku (中国) và Shikoku (四国); 6. Kyuushuu
(九州) và Okinawa (沖縄).
Cũng có nhà nghiên cứu phân loại lễ hội theo tính chất và nội dung thể hiện, ví dụ
lễ hội chiếu sáng bao gồm các lễ hội liên quan đến đêm tối, lửa và sao; hay lễ hội tái
hiện các sự kiện lịch sử, lễ hội nhảy múa, lễ hội biểu diễn, lễ hội mùa, lễ hội tôn giáo,
lễ hội nông nghiệp
Nếu phân loại dựa trên chu kỳ thiên nhiên, lễ hội được chia thành lễ hội mùa xuân,
lễ hội mùa hè, lễ hội mùa thu và lễ hội mùa đông. Trong đó mùa xuân và mùa thu có
nhiều lễ hội nhất vì có liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Nếu các lễ hội mùa xuân
được tổ chức nhằm cầu mong thuậ
n lợi trong công việc đồng áng thì các lễ hội mùa
thu phần lớn liên quan đến việc tạ ơn thần linh và chúc mừng mùa bội thu. Do mùa hè
là mùa dễ sinh bệnh dịch nên đa số các lễ hội mùa hè tiêu biểu ở Nhật Bản liên quan
đến việc đuổi tà và phòng chống bệnh tật. Lễ hội mùa đông thường là các lễ hội đốt
lửa, pháo hoa, tuyết, với ý nghĩa đón thần mặt trời trở lạ
i sưởi ấm mặt đất, mang lại sự
hồi sinh cho con người và thiên nhiên.

Mặt khác, nếu dựa trên quy định về các nghi lễ Thần đạo, lễ hội truyền thống được
phân chia thành ba loại lễ hội theo ba cấp: lớn, trung bình và nhỏ là Taisai (大祭 – Lễ
hội lớn), Chuusai (中祭 – Lễ hội trung bình) và Shousai (小祭 – Lễ hội nhỏ).

16
Việc phân loại lễ hội truyền thống Nhật Bản là khá phức tạp. Tùy theo mục đích
nghiên cứu mà tiêu chí và định hướng phân loại sẽ khác đi. Tuy nhiên dù được phân
loại theo bất kỳ tiêu chí nào, một lễ hội truyền thống ở Nhật Bản cũng ít khi nằm ngoài
ba yếu tố căn bản sau đây:
1. Thể hiện sự thành kính, biết ơn của thế hệ sau đối với th
ần linh, tổ tiên.
2. Thể hiện nét đặc trưng của địa phương thông qua các hình thức nghi lễ, nghi
thức, tập tục truyền thống tái hiện lại cảnh sinh hoạt, các sự kiện đã xảy ra trong
lịch sử, cũng như cách suy nghĩ và thế giới quan của người xưa.
3. Mang đến cho cộng đồng và du khách một loại hình giải trí văn hóa lành mạnh,
đáp ứng nhu cầu vui chơi củ
a đời sống hiện đại.
Với đối tượng nghiên cứu là lễ hội Phật giáo, luận văn sẽ đi theo hướng phân loại
lễ hội truyền thống Nhật Bản theo tính chất và nội dung thể hiện của lễ hội. Theo cách
phân loại như vậy thì lễ hội truyền thống của Nhật Bản sẽ được chia thành các loại
hình chính như sau:
 Lễ hội nghề
nghiệp: gồm lễ hội nông nghiệp và lễ hội ngư nghiệp
 Lễ hội tôn giáo
 Lễ hội lịch sử
Lễ hội Obon là một lễ hội thuộc loại hình Tôn giáo nên tác giả xin đi sâu vào giới
thiệu về loại hình này.
Tôn giáo chính của Nhật Bản là Shinto (神道: Thần đạo). Thần đạo là một tôn giáo
cổ đại của người Nhật Bản, là một tôn giáo dân tộc phát nguyên t
ừ đời sống tâm linh

của dân tộc Nhật. Thần đạo nguyên nghĩa là “con đường của thần thánh”, nó không có
nguyên tắc rõ ràng, cũng không có danh tính xác định của các vị thần, nó là tôn giáo
dựa vào các quyền năng thiêng liêng cao cả của thần linh để tăng cường thế lực, quyền
uy của Thiên hoàng, đồng thời cũng khuyến khích thần dân bách tính hãy nhớ đến ân
đức của Thần linh để trung thành với Hoàng tộc, làm lợi cho quốc gia. Trên thực tế,
Th
ần đạo không phải là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó (không có người sáng lập,
không có giáo lý) nhưng lại đóng vai trò lớn nhất với 9 vạn đền thờ và 10 vạn tu sĩ.
Thần đạo có thể nói là một tổng thể các tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng các vị thần, tổ

17
tiên và linh hồn người chết; nó là tôn giáo chiếm vị trí hàng đầu trong lịch sử Nhật Bản
từ xưa đến nay và là tôn giáo đầu tiên của người Nhật.
Tuy nhiên cùng với sự du nhập văn hóa từ Trung Hoa và Triều Tiên, hệ thống đạo
lý của Thần đạo cũng chịu không ít ảnh hưởng từ tư tưởng của Phật giáo và Khổng
giáo. Yếu tố đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lễ h
ội truyền thống của Nhật Bản. Mặc
dù vậy, Thần đạo vẫn luôn giữ vai trò là tín ngưỡng đặc trưng nhất và tiêu biểu nhất
của dân tộc Nhật. Có thể khẳng định rằng bất kỳ lễ hội truyền thống nào ở Nhật Bản
cũng mang một ý nghĩa tôn giáo nhất định. Đó là do phần lễ của lễ hội là phần thuộc
về tín ngưỡ
ng, tâm linh, mà tín ngưỡng thực chất là một hình thức nguyên thủy của tôn
giáo. Những lời cầu nguyện trong lễ hội chủ yếu xoay quanh ba vấn đề:
• Xua đuổi bệnh tật, các bệnh dịch xảy ra trong năm.
• Cầu siêu cho những người đã chết.
• Cầu mong sức khỏe, hạnh phúc, sung túc trong cuộc sống.
1.3. Lễ hội Obon
Phần này tác giả sẽ giới thiệ
u về lễ hội Obon thông qua việc giải thích nguồn gốc
của từ “Obon” và định nghĩa lễ Obon là gì.

1.3.1. Nguồn gốc của từ Obon
Bàn về nguồn gốc của từ Obon (cách nói tắt của chữ Urabon (盂蘭盆) hay Vu Lan
Bồn), có rất nhiều ý kiến khác nhau. Trong luận văn này tác giả chỉ sử dụng cách giải
thích được nhiều học giả đồng tình nhất.
Chữ "Bon" (盆) là từ rút ngắ
n của "Urabon" (盂蘭盆) trong tiếng Nhật. Urabon,
hay "Vu Lan Bồn" là tiếng Hán dịch của chữ Phạn (Sanskrit) "Ullambana", có nghĩa là
"Giải Đảo Huyền". Vu Lan Bồn là một lễ hội Phật giáo đã xuất hiện từ rất lâu ở Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong các tác phẩm văn học Phật giáo
Trung Hoa, thuật ngữ Vu Lan thường được dịch là “đảo huyền”, nghĩa là treo ngược
hay nằm lơ lửng, chỉ trạ
ng thái đau đớn của những vong hồn trong địa ngục đang
mong được cứu độ.
Theo Phật giáo Trung Hoa, thuật ngữ Vu Lan Bồn được biết đến đầu tiên khi ngài
Trúc Pháp Hộ dịch “kinh Vu Lan Bồn” vào đời Tây Tấn. Khi viết Sớ giải kinh Vu Lan

18
Bồn, ngài Tông Mật (780-841) giải thích rằng Vu Lan là thuật ngữ của Tây Vức,
Trung Hoa dịch là “đảo huyền” (treo ngược). “Bồn” là âm của xứ Đông Hạ (thuộc
Trung Hoa) có nghĩa là vật cứu độ (cứu khi). Thông thường, toàn bộ thuật ngữ này có
nghĩa là “bồn hay vật để cứu những ai đang bị treo ngược”. Sách “Pháp Uyển Châu
Lâm” cũng dùng từ “Phật bồn” và “Tấn bồn” khi bàn về lễ cúng dường vào ngày rằm
tháng bả
y. Trong “Phật Thuyết Báo Ân Phụng Bồn kinh”, một bản kinh được dịch vào
thời Đông Tấn, chữ Bồn cũng mang nghĩa là vật đựng đồ cúng dường. Ngài Pháp Vân,
tác giả bộ Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập cũng có cách giải thích hợp với quan điểm của
ngài Tông Mật.
Tuy nhiên, trong tác phẩm “Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa”, ngài Huyền Ứng (TK
VII) lại đưa ra một lối giải thích khác. Theo ngài, Vu Lan Bồn là lối phiên âm sai và
cách phiên âm đúng phả

i là Ô Lam Bà Nã, nghĩa là treo ngược. Đây là nghi lễ của các
nước phương Tây (so với Trung Quốc) được tổ chức vào ngày tự tứ của chư Tăng.
Những ai đã tạo tội lỗi nếu lúc qua đời không có con cháu cúng tế thường phải chịu
nỗi khổ bị treo ngược trong cảnh ngạ quỉ. Việc thiết lễ cúng dường đức Phật và chư
Tăng vào ngày cuối của mùa an cư nhằm mục
đích cứu vớt những vong hồn đó ra khỏi
nỗi khổ trên. Ngài Huyền Ứng còn cho rằng nếu hiểu Vu Lan Bồn là vật chứa thức ăn
thì đó là một sự lầm lẫn. Như thế theo cách giải thích này, thuật ngữ Vu Lan Bồn hay
Ô Lam Bà Nã không mang nghĩa là vật cứu độ hay vật đựng thức ăn để dâng cúng
Đức Phật và chư Tăng như cách giải thích của các tác giả Trung Hoa khác mà nghĩa
củ
a nó là sự cứu độ (cho những ai đang chịu đựng nỗi khổ bị treo ngược).
4
Học giả An
Chi (Huệ Thiên) cũng có cách giải thích về thuật ngữ Vu Lan Bồn tương tự như cách
giải thích của ngài Huyền Ứng.
Trong tiếng Nhật, lễ Vu Lan có tên là “Obon” (お盆) hay “Ura- bon-e” (盂蘭盆会),
nghĩa là lễ cầu nguyện cho những người đã quá vãng. Urabon-e hay Vu Lan Bồn đều
là những thuật ngữ chỉ cho một lễ hội Phật giáo với mục đích là cứu độ những người
quá cố đ
ang phải chịu những quả báo nặng nề và giúp họ chuyển hóa tâm thức, thoát
khỏi cảnh giới khổ đau và thác sinh trong cõi lành. Theo kinh Vu Lan Bồn, việc thiết

4
Thích Đồng Thành, “Tìm hiểu thuật ngữ Vu Lan Bồn”,
/>bn&catid=41:nghien-cuu&Itemid=53

19
lễ Vu Lan không chỉ vì mục đích cứu độ cha mẹ, tổ tiên trong bảy đời quá khứ mà còn
để cầu nguyện cho cha mẹ trong đời hiện tại.

1.3.2. Định nghĩa lễ hội Obon
Nhật Bản là một đất nước có truyền thống coi trọng gia đình và dòng tộc, do vậy
việc cúng giỗ tổ tiên luôn được coi trọng và có nhiều biểu hiện phong phú, trong đó
đáng chú ý nhất là lễ hội Obon. Obon (お盆) hay "Bon Matsuri" (
盆祭り), là một
trong những ngày đại lễ Phật giáo tại Nhật Bản. Nghi thức rước linh hồn ông bà tổ tiên
giống như lễ Bon đã tồn tại ở Nhật Bản từ trước khi Phật giáo du nhập vào đất nước
này. Người ta cho rằng lễ hội Obon đầu tiên được tổ chức vào thời Hoàng hậu Suiko
(推古) năm 606, và nghi thức lập trai đàn mời các Tăng Ni đã được giữ nguyên vẹ
n
trong lễ Bon ngày nay. Lễ Obon đầu tiên được tổ chức là ở Triều đình, sau này được
mở rộng ra, nhưng cũng chỉ dành cho giai cấp thượng lưu như tầng lớp võ sĩ, quý tộc,
tăng lữ, cung đình. Mãi tới thời Edo (江戸), lễ hội này mới được phổ biến rộng rãi
trong dân chúng.
Tùy phong tục của từng địa phương và tùy quan điểm của từng giáo phái mà cách
tiến hành lễ h
ội Obon có khác nhau. Về căn bản, Bon cũng như lễ năm mới, là thời
gian mời Thần hay Phật, đặc biệt là tổ tiên trở về nhà, là dịp chủ nhà tiến hành nghi lễ
thiết đãi và đối xử với các vong linh một cách thân tình. Người Nhật nghĩ rằng tổ tiên
họ luôn trên trời, dõi theo cuộc sống của con cháu, được con cháu mời về để thiết đãi
trong những dịp như tết và lễ
Bon để họ lại tiếp tục phù hộ độ trì cho con cháu trên
trần gian.
Linh hồn được cúng trong lễ hội Bon trước hết là tổ tiên, nhất là linh hồn những
người mới khuất, và những hồn ma không có người thân chăm sóc. Linh hồn tổ tiên
được mời ngự ở bàn thờ Phật trong nhà. Người Nhật quan niệm rằng linh hồn của
người mới mất chưa được lên Niết Bàn, vẫn lang thang giữa thế gi
ới của con người và
tha giới (thế giới của người chết) nên không được mời đến bàn thờ Phật mà có một nơi
thờ riêng ở phòng khách hay hiên nhà. Linh hồn của những kẻ không có người chăm

sóc, còn gọi là cô hồn đi theo linh hồn tổ tiên và linh hồn người mới chết về nhà trong
dịp này, vì không có liên hệ huyết thống với gia đình, do vậy không được mời vào
trong nhà. Tuy nhiên, người ta tin rằng những hồn ma này có thể gây tai ách cho gia

20
chủ nếu bị phật ý nên cũng phải được thiết đãi một cách cẩn thận. Chính vì vậy mà
khắp vùng Kanto thường thấy những bàn thờ ma đói đặt trong vườn. Điều này giống
với tục cúng cháo trước cửa nhà dành cho cô hồn được tiến hành đồng thời với việc
cúng tổ tiên vốn được tổ chức một cách trang trọng trên bàn thờ gia đình vào dịp cúng
Rằm tháng Bảy ở Vi
ệt Nam.
Người Nhật còn gọi Lễ Bon hay là ngày "Lễ lồng đèn" (Festival of Lanterns),
thường được tổ chức hằng năm vào các ngày 13, 14 và 15 tháng 7, hoặc có nơi vào
ngày 15 tháng 8 dương lịch. Ngày nay, lễ Bon đã trở thành một trong những ngày lễ
lớn, phổ thông và vui nhất tại Nhật. Trong dịp này, ngoài việc đi thăm viếng nghĩa
trang, cúng lễ cầu siêu cho ông bà cha mẹ ra, người ta còn tổ chức phóng đăng (lồng
đèn), và hội hè, múa hát khắp nơi.
1.3.2.1. Đi thăm mộ trong mùa lễ Bon
Nguồn: olog-
nifty.com/photos/uncategorized/2007/08/21/photo.jpg

Về phương cách tổ chức ngày lễ Bon (Vu Lan) tùy từng vùng và địa phương ở
Nhật, chi tiết các buổi lễ và cuộc vui có phần sai khác, song đặc tính chung căn bản
của ngày lễ này thì khắp nơi vẫn giống nhau. Để chuẩn bị cho mùa lễ Bon, dân chúng
Nhật trước hết lo dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng nhà cửa và nghĩa trang tại các chùa nơi
tro cốt thân nhân ông bà, cha mẹ của họ được ký thờ. Sau đó, người ta đi ch
ợ Bon hay
Bon-Ichiba (盆市場)để mua sắm các thức ăn, lễ vật (bông hoa, trái cây) dùng trong
các ngày lễ.


21

1.3.2.2. Chợ Bon
Nguồn:
Trên đây là vài nét khái quát về Lễ hội Obon. Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi một
cách kỹ hơn về các nghi lễ và phần hội diễn ra trong lễ hội này.















22
CHƯƠNG II: LỄ HỘI OBON TẠI NHẬT BẢN
2.1. Nguồn gốc lễ hội Obon
2.1.1. Sự hình thành của Phật giáo tại Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước đa tôn giáo. Các tôn giáo, từ tôn giáo bản địa như Thần
Đạo (神道: Shinto) tới các giáo phái ngoại lai như Phật, Khổng, Cơ Đốc vẫn đang
đóng góp những ảnh hưởng to lớn tới cuộc sống người Nhật.
Đ
a số người Nhật thường ít quan tâm tới các tổ chức tôn giáo của mình, ngoại trừ

một số ít người có sự quan tâm đặc biệt, còn phần lớn người dân Nhật không hiểu
nhiều về các vấn đề tôn giáo hoặc sự khác biệt giữa các chi phái trong cùng một giáo
phái. Nhưng thay vào đó, người Nhật lại có một niềm tin tôn giáo sâu sắc và phóng
khoáng. Họ sẵn sàng đón nhận mọi hoạt động phổ biến, các lễ nghi tôn giáo khác nhau
như: tổ chức Hôn lễ theo Thiên Chúa giáo, đón năm mới theo nghi lễ Thần Đạo, tổ
chức tang ma giỗ chạp theo nghi lễ nhà Phật.
Có thể nói tôn giáo đã gắn liền với đời sống người dân Nhật. Lễ hội Obon mà tác
giả giới thiệu trong nghiên cứu này là một lễ hội Phật giáo, vì vậy chỉ xin đề cập đến
sự hình thành và những ảnh hưởng của Phật giáo đối với Nh
ật Bản thông qua lễ hội
Obon.
Theo biên niên sử sớm nhất của Nhật Bản (日本書記: Nihon Shoki) (720), đạo
Phật được truyền bá vào Nhật Bản từ Triều Tiên vào năm 552, khi vua Peakche gửi
tặng Hoàng đế của Nhật Bản bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng và đồng và
một số sách Kinh Phật.
Người có công lớn trong việc truyền bá kiến thức Phật học đầu tiên vào Nhật Bản
là Thánh Đức Thái tử (
聖徳太子: Shoutoku Taishi), sinh năm 574, mất năm 622, là
con trai thứ hai của Nhật hoàng Youmei (用明). Ông là một nhà chính trị, nhà cải cách,
nhân vật Phật giáo nổi tiếng của Nhật Bản.
Shoutoku Taishi tên thật là Umayado (厩戸). Thánh Đức Thái tử là tên người đời
sau gọi để ca tụng ông. Thánh Đức Thái tử vốn học đạo với một vị tăng Cao Li đến
Nhật Bản để truyền bá Phật pháp. Ông đã gửi nhiều đoàn sứ giả sang Trung Hoa
để
thu thập kinh điển Phật giáo. Ông còn kiến lập 7 ngôi chùa Phật giáo.

23
Thời đó với Nhật Bản, Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn là một thứ văn hóa
mới mẻ và có nhiều điểm tiến bộ. Các kỹ thuật về nông nghiệp, kiến trúc, chữa bệnh
đã theo Phật giáo vào Nhật Bản và được dân chúng đón nhận.

Triều đình chính thức đón nhận Phật giáo qua việc Nhật hoàng Youmei (用明) lễ
Phật năm 585. Trong giới quý tộc, dòng họ Soga (曽我) mà tiêu biểu là Soga no
Umako (
曽我の馬子) rất hâm mộ Phật giáo. Dòng họ Soga chỉ rõ rằng Nhật Bản nên
chấp nhận đạo Phật, thế nhưng dòng họ Mononobe (物部) và Nakatomi (中冨) không
chấp nhận bởi họ cho rằng những vị thần quê hương sẽ bị xâm phạm bởi sự tôn thờ đối
với thần thánh ngoại lai. Sự đối địch dẫn tới chiến tranh. Thánh Đức Thái tử Shoutoku
đứng về phe ủng hộ Ph
ật giáo, tự cầm quân ra trận và đánh bại lực lượng đối lập.
Trước khi ra trận, ông làm lễ cầu Tứ Thiên Vương và thề sẽ dựng chùa thờ Tứ Thiên
Vương nếu thắng trận. Sau chiến thắng, ông cho dựng chùa Shitenou (四天王寺: Tứ
Thiên Vương tự, ở khu Shitenou, thành phố Osaka ngày nay) và đưa chùa này lên hàng
quốc tự. Phật giáo từ đó có cơ sở vững chắc để phổ biến ở Nh
ật Bản.

2.1.1.1. Thánh Đức Thái Tử ShouToku
Nguồn:
/>2%A4%E3%83%AB:Umayado_Miko.jpg


24
Nhật Bản là một nước chấp nhận song tầng văn hóa, tức là chấp nhận những nền
văn hóa cùng tồn tại song song. Điều này tạo ra một truyền thống lâu dài ở Nhật Bản
đó là sự thờ cúng nhiều tôn giáo cùng lúc ở dân chúng và triều đình Nhật Bản.
Người Nhật đi lễ ở đền Thần đạo vào dịp năm mới; lễ cưới hỏi thì coi ngày tốt x
ấu
theo đạo giáo (Lão giáo); trong quan hệ gia đình, cha mẹ, thân thích theo nề nếp chữ
Hiếu của Khổng giáo; quan hệ xã hội, làm ăn, ở trường học theo sự tôn kính, trung
thành của Khổng giáo; khi nhớ ơn cha mẹ tổ tiên thì cầu khẩn Phật. Dầu là theo Thần
đạo, nhưng trong cuộc sống tinh thần, người Nhật gắn liền với nhân sinh quan Phật

giáo và mục đích là sự giải thoát, bình an trong cõi Niết bàn.
Phật giáo hiện nay vẫn là m
ột tôn giáo chính trong xã hội Nhật Bản. Nó như là một
sự khỏa lấp khoảng trống tinh thần của con người trước những biến đổi phức tạp, căng
thẳng của nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xã hội Nhật Bản.
Phật giáo từ khi du nhập vào Nhật Bản đã có những ảnh hưởng sâu sắc trong đời
sống xã hội. Với giáo lý về Nghiệp, Luân hồi, Giả
i thoát, Phật giáo đã làm cho người
ta tin vào một tương lai tốt đẹp ở thế giới bên kia – phương Tây cực lạc, hay còn gọi là
cõi Niết Bàn. Phật dạy rằng, ai cũng phải qua kiếp luân hồi, luân hồi là điều không thể
tránh được. Luân hồi là quy luật tự nhiên mà mỗi kiếp được trải qua bốn giai đoạn cơ
bản: sinh, lão, bệnh, tử; hết rồi lại bắt đầu một vòng mới (ki
ếp mới), và cứ như vậy
diễn ra không phụ thuộc vào con người và bản thân con người cũng không thể cưỡng
lại được. Cuộc đời là bể khổ, kiếp người là trầm luân nhưng lại theo một quy luật căn
bản là “nhân - quả”, tức là sự kết thúc của một kiếp là nguyên nhân ra đời của kiếp sau
theo sự tác động của duyên.
Triết lý của đạo Phật khiến người Nh
ật dễ cảm thông và tâm đắc, tác động mạnh
đến tình cảm của người Nhật. Đạo Phật là động cơ thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn hóa
dân tộc Nhật Bản. Để tồn tại ở Nhật Bản, Phật giáo đã biến đổi, hòa đồng một cách
tinh tế với tín ngưỡng bản địa, cụ thể là Thần đạo để tồn tại và phát triể
n.
2.1.2. Xuất xứ lễ hội Obon
Như trên đã trình bày, theo quan niệm của đạo Phật, con người sinh ra, lớn lên và
chết đi, đó là một vòng đời. Nhưng chết đi không phải là không còn tồn tại. Mà chết là
đi đến một thế giới khác tồn tại song hành cùng thế giới của những người đang sống.

25
Con người khi còn sống nếu làm nhiều việc thất đức, khi chết đi rồi sẽ phải gặp quả

báo, bị đày ải xuống chín tầng địa ngục, và không được siêu thoát để đầu thai một
kiếp người khác.
Obon là một lễ hội Phật giáo tại Nhật Bản có xuất xứ từ câu chuyện Phật giáo của
Ấn Độ về lòng hiếu thảo của ngài Mục Kiền Liên. Sau khi Đạ
o Phật du nhập vào Nhật
Bản qua ngã Đại Hàn vào năm 552, câu chuyện mang đậm triết lý nhân sinh của đạo
Phật này cũng được truyền bá vào Nhật Bản và nội dung chuyện cũng không bị thay
đổi.
Chuyện kể rằng: Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên,
gọi tắt là Mục Liên (tiếng Nhật là 目連尊者: Mokuren MikotoSha: Mục Liên Tôn Giả)
vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở
thành một đệ tử lớn của
Phật, đạt được sáu phép thần thông, được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng
đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên đã dùng huệ nhãn nhìn
xuống các cõi khổ tìm mẹ thì thấy mẹ đã bị đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa
ngục A Tì với thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầ
u to, cổ như cọng cỏ. Mẹ
Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục
Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà
nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn.
Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm, nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành
lửa. Mục Liên đ
au đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức
Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.
“Ta từng nghe lời tạc như vầy:
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ
Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung,
Mục-liên mới đặng lục-thông,
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả,

Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,
Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
Bèn dùng huệ-nhãn dưới trên kiếm tầm.
Thấy vong-mẫu sanh làm ngạ-quỷ,

×