TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
CÔNG GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI
LÊ TIẾN CÔNG
BIÊN HÒA, THÁNG 12/2012
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học nhằm làm cơ sở
để đánh giá sức học của sinh viên qua những năm ngồi trên ghế giảng đƣờng
đại học. Để thực hiện luận văn tốt nghiệp này, ngƣời học không chỉ phải đạt
đƣợc những kết quả học tập khá giỏi qua bảy học kỳ và có những kiến thức
chuyên môn nhất định, mà còn phải có sự cố gắng và nỗ lực hết mình. Song,
với kiến thức và cố gắng của bản thân mà không có sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt
tình của giáo viên hƣớng dẫn và giáo viên trong khoa Đông Phƣơng, thì luận
văn cũng không thể hoàn thành một cách tốt đẹp.
Tôi cũng xin chân trọng gửi lời cám ơn đến quý Thầy cô khoa Đông
Phƣơng, đặc biệt là Ths Phạm Thị Bích Hằng – trƣởng bộ môn Việt Nam học,
quý Thầy cô ngành Việt Nam học, những ngƣời với lòng nhiệt tình và sự yêu
thƣơng đã truyền thụ cho chúng tôi thật nhiều kiến thức quý báu, để khi rời xa
mái trƣờng, đó chính là những nền tảng vững chắc để tôi vững bƣớc trên bƣớc
đƣờng tƣơng lai.
Xin đƣợc gửi lời tri ân chân thành tự đáy lòng đến Tiến sĩ Đinh Thị
Xuân Trang. Cô đã luôn động viên hƣớng dẫn, cung cấp tƣ liệu, đóng góp ý
kiến, đề xuất hƣớng phát triển khóa luận. Tôi cũng xin hết lòng cám ơn Phó
giáo sƣ - Tiến sĩ Phạm Huy Thông, Ủy ban đoàn kết Công giáo Trung ƣơng;
quý thầy cô trong ban Dân vận Trung Ƣơng, ban Tôn giáo Chính Phủ, ban tôn
giáo tỉnh Đồng Nai đã tận tình hƣớng dẫn, cung cấp tƣ liệu, giúp đỡ và động
viên để bài luận văn đƣợc hoàn thành cách tốt nhất. Những lời nhận xét, động
viên của quý thầy cô mãi là những lời dạy bảo đối với tôi khi rời xa ghế nhà
trƣờng.
Sau cùng, xin đƣợc bày tỏ lòng tri ân đến gia đình, bạn bè, những ngƣời
luôn bên cạnh chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi khi gặp khó khăn trong suốt thời
gian học đại học tại trƣờng Đại học Lạc Hồng.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Lịch sử nghiên cứu: 3
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 4
5. Đóng góp của đề tài: 4
6. Cấu trúc của đề tài: 5
NỘI DUNG CHÍNH 6
Chƣơng 1: CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG NAI 7
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Đồng Nai. 7
1.1.1 Lịch sử hình thành vùng đất Đồng Nai 7
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 8
1.1.3 Thành phần dân cƣ 12
1.1.4 Văn hóa xã hội 13
1.2 Tình hình tôn giáo ở Đồng Nai 16
1.3 Sự hình thành và phát triển Công giáo ở Đồng Nai 16
1.3.1 Từ ngày đầu truyền giáo đến năm 1965: 16
1.3.2 Từ năm 1965 đến nay: 20
Tiểu kết chƣơng 1 23
Chƣơng 2: VAI TRÕ CỦA CÔNG GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ
HỘI Ở ĐỒNG NAI 24
2.1 Công giáo với tín ngƣỡng truyền thống 25
2.1.1 Công giáo với văn hóa bản địa 25
2.1.2 Công giáo với việc thờ kính tổ tiên. 38
2.1.3 Công giáo với hôn nhân – gia đình 45
2.2 Công giáo với văn hóa nghệ thuật 49
2.2.1 Công giáo với kiến trúc 49
2.2.2 Công giáo với âm nhạc, văn học 59
2.2 Công giáo với giáo dục đạo đức, lối sống xã hội 62
2
2.3.1 Công giáo với giáo dục đạo đức 63
2.3.2 Công giáo với đời sống xã hội 68
2.3.3 Công giáo với từ thiện, bác ái xã hội 71
Tiểu kết 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ Giáo phận Xuân Lộc 22
Hình 2.1: Thiếu nhi xứ Văn Hải trong trang phục áo dài khi rƣớc kiệu 27
Hình 2.2: Giáo dân giáo xứ Văn Hải trong trang phục áo dài truyền thống 28
Hình 2.3: Giáo dân xứ Văn Hải trong trang phục áo dài 28
Hình 2.4: Giáng sinh ở Long Thành 30
Hình 2.5: Không khí Giáng sinh ở Tân Mai 31
Hình 2.6: Đài Đức Mẹ tại giáo xứ Biên Hòa 35
Hình 2.7: Đài Đức Mẹ tại giáo xứ Ngọc Đồng 35
Hình 2.8: Đài Đức Mẹ tại Đan viện Xitô Thánh Mẫu 36
Hình 2.9: Đài Đức Mẹ tại nhà giáo dân ở Hố Nai 36
Hình 2.10: Tƣợng thánh Antôn 37
Hình 2.11: Tƣợng thánh Martino 37
Hình 2.12: Đền thánh Vicente ở Bắc Hải 38
Hình 2.13: Bốn vị Thánh tại đền thánh Hải Dƣơng 38
Hình 2.14: Bản thờ tổ tiên tại một số gia đình Công giáo 43
Hình 2.15: Bàn thờ tổ tiên trong ngày giỗ 44
Hình 2.16: Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc 50
Hinh 2.17: Nhà thờ Bắc Hải, Hố Nai 50
Hình 2.18: Nhà thờ Kẻ Sặt 51
Hình 2.19: Đền Thánh Hải Dƣơng 51
Hình 2.20: Nhà nguyện Đan viện Xitô Thánh Mẫu, Ngọc Đồng 51
Hinh 2.21: Nhà thờ Suối Tre 52
Hình 2.22: Tƣợng Rồng chầu ở giáo xứ Hòa Bình 52
Hình 2.23: Hoa sen trên khung cửa giáo xứ Nagoa 53
Hình 2.24: Họa tiết trống đồng trên cửa nhà thờ Biên Hòa 53
Hình 2.25: Tháp chuông xứ Văn Hải 54
Hình 2.26: Tháp chuông xứ Hòa Bình 54
Hình 2.27: Chuông Nam cổ ở xứ Văn Hải 54
Hinh 2.28: Nhà thờ giáo xứ Hòa Hiệp 55
Hình 2.29: Nhà chầu xứ Hà Nội 56
Hình 2.30: Hạc thờ ở nhà nguyện Đan viện Xitô 56
Hình 2.31: Hạc thờ ở nhà thờ Thiết Nham 56
Hình 2.32: Chữ viết theo kiểu cuốn thƣ tại nhà nguyện Xitô 57
Hình 2.33: Nhà thờ Lộc Lâm 57
Hình 2.34: Đại hội di dân tại đền thánh Martino ở Hố Nai 65
Hình 2.35: Đại hội di dân tại Long Thành 66
Hình 2.36: Văn nghệ tại buổi đại hội di dân 67
Hình 2.37: Khám bệnh từ thiện tại phòng khám Xuân Hòa 72
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ý định “ mở rộng nƣớc Chúa” của Giáo hội Công Giáo đã gặp gỡ ý định mở
rộng thị trƣờng của các nƣớc phƣơng Tây, đặc biệt đƣợc thực hiện mạnh mẽ từ sau
những phát kiến địa lý thế kỷ XV ra nhiều khu vực, trong đó có Đông Nam Á,
Đông Dƣơng và Việt Nam.
Từ những thập niên đầu thế kỷ XVI, có một số giáo sĩ phƣơng Tây đến
truyền giáo ở Việt Nam (vùng Ninh Cƣờng, Quần Anh, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên,
do bất đồng ngôn ngữ, không quen thông thổ nên các vị ấy không gặt hái đƣợc kết
quả nhƣ mong muốn.
Từ năm 1613 đến năm 1645, các giáo sĩ Dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma
Cao (Trung Quốc) vào Việt Nam. Họ hiện diện ở cả đàng trong lẫn đàng ngoài,
trong đó có nhiều giáo sĩ biết tiếng Việt, lại hoạt động khôn khéo nên mặc dù gặp
những khó khăn phức tạp về điều kiện xã hội, có khi phải đổ máu vì chính sách
bách hại đạo của triều đình, nhƣng các vị vẫn thu hút đƣợc nhiều ngƣời theo đạo.
Năm 1933 ( sau hơn 400 năm truyền giáo) Vatican mới trao quyền tự quản
cho Giáo hội Việt Nam và phong cho ngƣời bản xứ đầu tiên tên là Nguyễn Bá Tòng
chức Giám Mục. Năm 1960 hàng giáo phẩm Việt Nam đƣợc thiết lập. Giáo hội
Công giáo Việt Nam chia làm 3 giáo tỉnh ( Hà Nội, Huế, Sài Gòn) với 3 vị Tổng
Giám Mục ngƣời Việt Nam phụ trách, tất cả 25 giám mục từ “hiệu tòa” đƣợc nâng
lên “chính tòa”. Tính đến năm 2008, cả nƣớc có trên 6 triệu tín đồ Công giáo, 2.565
giáo xứ, 26 giáo phận, 47 giám mục, 2.476 linh mục triều, 513 linh mục dòng,
113.254 tu sĩ nam nữ, 1.479 chủng sinh, 5.456 nhà thờ nhà nguyện và 1.041 cơ sở
từ thiện nhân đạo
1
Đồng Nai là một trong những địa bàn đƣợc truyền giáo sớm ở Đàng Trong
và đã từng có những giáo sĩ Thừa sai nổi tiếng đƣơng thời nhƣ Giám mục Labbé,
Giám mục D.Lefèbvre hoạt động truyền giáo ở đây. Tuy nhiên, từ ngày đầu
1
Kết quả báo cáo kỳ họp Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2009.
2
truyền giáo đến năm 1954, Công giáo ở Biên Hòa - Đồng Nai chƣa trở thành một
tôn giáo phát triển sâu rộng nhƣ Phật Giáo. Số dân đến Biên Hòa - Đồng Nai cƣ trú
từ lâu đời theo đạo Công giáo chiếm tỷ lệ rất thấp. Một vùng đất vốn có truyền
thống tín ngƣỡng tôn giáo hỗn dung nhiều nguồn, nhiều phía nên khi tiếp nhận
Công giáo, giáo dân Biên Hòa - Đồng Nai cũng không có niềm tin "tinh ròng", lễ
nghi, phong tục, tập quán cũng không quá rƣờm rà, hình thức. Đạo không có vùng
tập trung đông giáo dân, các xứ họ không phải là một lãnh địa khép kín, giáo dân
sống xen kẽ với ngƣời ngoài đạo chan hòa cởi mở. Trong một dòng họ, một gia đình
cũng có ngƣời theo, có ngƣời không theo Công giáo. Thậm chí trong một con ngƣời
họ là tín đồ Công giáo, họ đi nhà thờ cầu phúc, nhƣng cũng có khi họ đi đình, chùa
cầu cúng thần, Phật.
Công giáo ở Biên Hòa - Đồng Nai hiện nay thuộc giáo phận Xuân Lộc, là
một giáo phận thuộc giáo tỉnh Sài Gòn của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Giáo
phận Xuân Lộc có Tòa Giám mục, 12 giáo hạt, 223 giáo xứ và hơn 100 họ lẻ và các
cụm giáo dân ở các vùng kinh tế mới. Có 2 Giám mục và 297 Linh mục với
841.231 giáo dân.
2
Bên cạnh hệ thống triều, các dòng tu cũng là một tổ chức của
Giáo hội với nhiều loại hình khác nhau. Các dòng tu do Tòa thánh thiết lập hầu hết
là dòng miễn trừ, đặt dƣới quyền kiểm soát trực tiếp của Tòa thánh ít bị chi phối của
giáo quyền, giáo phận. Các dòng tu do Tòa thánh thiết lập có cơ sở ở Việt Nam đều
thuộc tỉnh dòng nƣớc ngoài và do các tỉnh dòng nƣớc ngoài chi phối. Mãi đến năm
1956 trở đi, Việt Nam mới có tỉnh dòng riêng, nhƣng cho đến nay vẫn còn các dòng
tu trực thuộc tỉnh dòng nƣớc ngoài. Các dòng tu do Giám mục giáo phận thiết lập
thì mọi hoạt động đều đặt dƣới sự kiểm soát của Giám mục giáo phận.
Hầu hết các dòng tu có ở Việt Nam đều có các cơ sở ở giáo phận Xuân Lộc.
Đến nay số dòng tu đã đăng ký hoạt động có 13 dòng nam và 24 dòng nữ với 62 cơ
sở dòng tu và 1510 tu sĩ.
2
Ủy ban văn hóa – Hội đồng Giám mục Việt Nam, Dấu ấn 350 năm Giáo hội Công giáo Việt Nam, Nxb
Phƣơng Đông, trang 252.
3
Với châm ngôn “ Tốt đời – đẹp đạo” bà con giáo dân Công giáo đã và đang
cùng chung tay xây dựng quê hƣơng Đồng Nai ngày một phát triển, tích cực tham
gia các hoạt động từ thiện nhân đạo.
Hiện nay Giáo phận Xuân Lộc đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Kim khánh
Giáo phận. Do đó, cókhá nhiều tƣ liệu đƣợc truy tìm lại sẽ là một thuận lợi để tác
giả nghiên cứu quá trình hội nhập của Công Giáo trong văn hóa ở Đồng Nai;đây
cũng là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến ngành Việt Nam học. Cho
nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu “ CÔNG GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
- XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI”.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Đồng Nai là tỉnh có số lƣợng giáo dân Công giáo lớn của cả nƣớc. Văn hóa
Công giáo cũng góp phần làm nên nét văn hóa riêng chỉ có ở Đồng Nai, vì tôn giáo
bản thân nó cũng là một thành tố văn hóa. Do đó, không thể phủ nhận vai trò đặc
biệt quan trọng của tôn giáo đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam nói chung
và văn hóa của Đồng Nai nói riêng. Đến nay cũng đã có một số công trình nghiên
cứu về Công giáo ở Việt Nam nhƣ:
“ Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam” của Tiến sĩ
Nguyễn Hồng Dƣơng, xuất bản năm 2001. Công trình nghiên cứu đã nêu lên đƣợc
một vài hƣớng tiếp cận của Công giáo trong quá trình hội nhập.
“Tìm hiểu về Tôn giáo” của Tổng cục chính trị xuất bản năm 1998 cũng đã
giới thiệu đƣợc những điểm khái quát về cộng đồng Công giáo Việt Nam, cách thực
hiện nghi lễ, lễ hội Công giáo
Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Huy Thông với đề tài “Sự tác động
qua lại của Công giáo và văn hóa Việt Nam” cũng đã phần nào nêu lên những nét
ảnh hƣởng qua lại giữa Công giáo và văn hóa Việt Nam.
Một số ấn phẩm của Tòa Giám mục Xuân Lộc nhƣ: Kỷ yếu giáo phận, tập
san Một thời để nhớ cũng phần nào giới thiệu khái quát những sinh hoạt của giáo
dân Công giáo.
4
Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào tìm
hiểu về sự tác động giữa Công giáo và văn hóa Đồng Nai. Các công trình nghiên
cứu đi trƣớc đều tập trung nghiên cứu Công giáo trên phạm vi cả nƣớc. Các công
trình nghiên cứu đã đƣa ra một số nét ảnh hƣởng của Công giáo trong tiến trình lịch
sử của mình nhƣ ảnh hƣởng trên lĩnh vực kiến trúc, hội họa, âm nhạc Và những
yếu tố hội nhập ấy cũng thể hiện rất rõ nét trong đời sống Công giáo ở Đồng Nai.
Trên cơ sở tiếp thu kết quả một số công trình nghiên cứu đi trƣớc, tác giả muốn
nghiên cứu một cách cụ thể và rõ nét sự ảnh hƣởng của Công giáo trong đời sống
văn hóa xã hội ở Đồng Nai. Từ đó, giới thiệu bức tranh đời sống văn hóa Công giáo
Đồng Nai trên bình diện văn hóa xã hội ở Đồng Nai.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu: Công giáo xuất hiện ở Đồng Nai từ rất sớm, dù trải qua nhiều biến
động của lịch sử nhƣng Công giáo vẫn để lại dấu ấn đậm nét trong văn hóa Đồng
Nai. Công giáo đang dần hòa nhập vào nền văn hóa bản địa của dân tộc. Mục tiêu
nghiên cứu của luận án này là làm sáng tỏ những tác động của Công giáo trong đời
sống văn hóa – xã hội ở Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu: Công giáo ở Đồng Nai trên bình diện văn hóa – xã hội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phƣơng pháp liên ngành, nghĩa là những thành tựu của các
ngành nhƣ Sử học, Triết học, Văn hóa học, Dân tộc học, Xã hội học, cùng các
phƣơng pháp cụ thể nhƣ: thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp,
5. Đóng góp của đề tài:
- Về mặt khoa học: Giới thiệu bức tranh tổng thể sự ảnh hƣởng của Công
giáo Đồng Nai và văn hóa Đồng Nai. Đề tài khẳng định rằng Công giáo đã ảnh
hƣởng sâu sắc vào nền văn hóa ở Đồng Nai. Từ vai trò là chiếc cầu nối giao lƣu
giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới, từ đóng góp trên lĩnh vực báo chí, văn
học nghệ thuật, lễ hội đến những danh nhân văn hóa, từ kiến trúc hội họa đến việc
xây dựng lối sống lành mạnh của Công giáo Đồng Nai. Đề tài thêm một minh
chứng cho thấy việc tiếp biến văn hóa là một quy luật tất yếu của mọi nền văn hóa,
5
và sự tác động giao thoa văn hóa luôn diễn ra trong mọi thời đại, mọi không gian,
và đây cũng là một đề tài đầu tiên nghiên cứu sự tác động của Công giáo đến một
vùng cụ thể là tỉnh Đồng Nai.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xác lập những
luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách về tôn giáo, về văn
hóa – xã hội của chính quyền địa phƣơng. Đồng thời, với kết quả nghiên cứu cũng
góp phần ứng dụng trong xử lý quan hệ giữa đạo và đời đặc biệt đối với Công giáo
ở Đồng Nai.Với những kết quả nghiên cứu có đƣợc cũng góp phần định hƣớng phát
triển loại hình du lịch tôn giáo ở Đồng Nai, góp phần tạo nên thế mạnh riêng cho du
lịch tỉnh nhà.
6. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, đề tài này chia làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Với dung lƣợng khoảng 23 trang, nội dung chƣơng 1 nhằm giới
thiệu khái quát về Công Giáo ở Đồng Nai.
Chƣơng 2: Phân tích vai trò của Công giáo trong đời sống văn hóa xã hội ở
Đồng Nai.
6
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: Công giáo ở Đồng Nai
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Đồng Nai
1.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất Đồng Nai
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.3. Thành phần dân cƣ
1.1.4. Văn hóa xã hội
1.2. Tình hình tôn giáo ở Đồng Nai
1.3. Sự hình thành và phát triển Công giáo ở Đồng Nai.
1.3.1 Từ ngày đầu truyền giáo đến năm 1965
1.3.2. Từ năm 1965 đến nay
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 2: Công giáo hội nhập trong đời sống văn hóa xã hội ở Đồng Nai.
2.1. Công giáo với tín ngƣỡng, truyền thống
2.1.1. Công giáo với hội nhập văn hóa bản địa
2.1.2. Công giáo với việc thờ kính tổ tiên
2.1.3. Công giáo với hôn nhân – gia đình
2.2. Công giáo với văn hóa nghệ thuật
2.2.1. Công giáo với kiến trúc
2.2.2. Công giáo với âm nhạc, văn học
2.3. Công giáo với đạo đức, lối sống xã hội
2.3.1. Công giáo với giáo dục, đạo đức
2.3.2. Công giáo với đời sống xã hội
2.3.3. Công giáo với từ thiện, bác ái xã hội.
Tiểu kết chƣơng 2
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
7
Chƣơng 1: CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG NAI
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Đồng Nai.
1.1.1 Lịch sử hình thành vùng đất Đồng Nai
Thế kỷ XV - XVI, Đồng Nai chƣa có tên trên bản đồ nƣớc Việt. Nhƣng theo
các tài liệu khảo cổ đã chứng minh ngƣời xƣa sinh sống ở Đồng Nai từ rất sớm,
cách đây hàng nghìn năm. Có đủ dấu ấn của các nền văn minh: Đá cũ, đá mới, đồng
thau, sắt Mọi nơi ở Đồng Nai, từ vùng bán sơn địa nhƣ: Hàng Gòn, Dốc Mơ, Dầu
Giây, Suối Linh, Nam Cát Tiên đến miền đồng bằng ven sông biển nhƣ: Phƣớc
Tân, Gò Bƣờng, Cái Vạn, Rạch Lá, Bƣng Bạc đều có dấu ấn ngƣời xƣa với nếp
sống quần cƣ, chế tác vũ khí và vật dụng sinh hoạt ở trình độ cao, có quan hệ giao
lƣu với văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo và các nền văn minh khác trong khu
vực Đông Nam Á. Kết quả khảo cổ cho phép nhận xét: Từ giai đoạn sắt sớm, nền
kinh tế nông nghiệp bán sơn địa đã hình thành, biến Đồng Nai từ thiên nhiên còn
hoang sơ, nguyên thủy, trở thành địa bàn kinh tế dân cư “trù phú vào bậc nhất của
trung tâm văn minh nông nghiệp Đồng Nai - Đông Nam bộ”
3
. Những: Mộ cổ Hàng
Gòn, đàn đá Bình Đa, qua đồng Long Giao, cổ vật Nam Cát Tiên là di sản văn
hóa chứng minh thời rực rỡ của các nền văn minh cổ xƣa. Những nền văn minh này
hiện không còn “phát sáng”, chỉ vƣơng lại những “hồi quang” đứt gãy trong đời
sống của ngƣời thời nay.
Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII ngƣời Việt bắt đầu có những đợt di
cƣ vào vùng đất Đồng Nai. Tiến trình nhập cƣ của cƣ dân ngƣời Việt vào đất Đồng
Nai – Gia Định đã diễn ra liên tục trong suốt gần một thế kỷ.
Cột mốc đánh dấu lịch sử hành chính của Đồng Nai thƣờng đƣợc nhắc đến là
năm Mậu Dần (1698) khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phƣơng Nam, đƣa vùng
đất Đồng Nai vào lãnh thổ cai quản của Chúa Nguyễn. Nhƣng trƣớc đó, thần dân
của Chúa Nguyễn đã là chủ nhân của xứ Đồng Nai. Sự xuất hiện của hai sở thuế ở
Sài Gòn và Bến Nghé năm 1623 đã hé mở sự xuất hiện của ngƣời Việt sinh sống
3
Lê Xuân Diệm – Phạm Quang Sơn - Bùi Chu Hoàng (1991), Khảo cổ Đồng Nai, Nxb Đồng Nai, trang 201.
8
buôn bán tại đây từ thập niên 20 của thế kỷ XVII. Tài liệu của nhà truyền giáo
Gouge và Labbé thừa nhận ngƣời Đàng Trong và cả ngƣời nƣớc ngoài khai hoang,
cày cấy ở vùng Đồng Nai trƣớc năm 1701 đến vài chục năm. Năm 1658, Chúa
Nguyễn sai Nguyễn Phƣớc Yến đem 3.000 quân dẹp loạn đến Mô Xoài (Mỗi Xuy)
chứng tỏ ngƣời Việt đã làm chủ tình hình ở đây. Năm 1679, nhóm ngƣời Hoa gồm
Dƣơng Ngạn Địch, Huỳnh Tấn, Trần Thƣợng Xuyên đem 50 thuyền, 3.000 gia nhân
đến xin trú ngụ, Chúa Nguyễn Phƣớc Tần cho khai khẩn đất phƣơng Nam: Nhóm
Dƣơng Ngạn Địch, Huỳnh Tấn đến Mỹ Tho (Tiền Giang); nhóm Trần Thƣợng
Xuyên đến Bàng Lân (Biên Hòa), góp phần xây dựng Cù Lao Phố thành thƣơng
cảng sầm uất, giao dịch với thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc.
Nhƣ vậy, tiến trình nhập cƣ của cƣ dân ngƣời Việt vào đất Đồng Nai – Gia
Định đã diễn ra liên tục trong suốt gần một thế kỷ. Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu
Cảnh theo lệnh của Nguyễn Phúc Chu vào kinh lƣợc, thiết lập hệ thống quản lý
hành chính , tổ chức việc khai thác đất đai và ổn định trật tự xã hội.
Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập. Nhà Nguyễn đã có nhiều chính sách khẩn
hoang vùng đất phƣơng Nam chƣa đƣợc khai thác. Đồng Nai trong giai đoạn này,
nhiều vùng đất hoang đƣợc khai thác.
Trong thời kỳ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, thực dân Pháp đã có
nhiều đợt khai thác vùng đất bazan ở Đồng Nai để trồng các loại cây công nghiệp
nhiệt đới phuc vụ cho nhu cầu thị trƣờng, nhu cầu vơ vét thuộc địa của Pháp.
Trong suốt quá trình lịch sử hình thành vùng đất Đồng Nai, nhân dân các bộ
tộc ở Đồng Nai đã cùng nhau chung sức khai phá vùng đất màu mỡ để phục vụ
cuộc sống, phục vụ sản xuất. Cƣ dân Đồng Nai đã để lại nhiều công trình sản xuất,
nhiều di tích lịch sử tạo điều kiện cho sự phát triển của vùng đất Đồng Nai trong
tƣơng lai
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng Đông nam bộ, với diện tích tự nhiên là
5.862,37 km
2
(bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nƣớc và 25,5% diện tích tự nhiên
vùng Đông Nam Bộ). Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dƣơng; phía Đông
9
giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí
Minh. Hiện nay tỉnh Đồng Nai có tất cả là 11 đơn vị hành chính gồm thành phố
Biên Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9
huyện: Long Thành, Nhơn Thạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán,
Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom.
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đƣờng huyết
mạch quốc gia đi qua nhƣ quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đƣờng sắt Bắc
- Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Đồng Nai đƣợc xem là vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, điều kiện tƣ nhiên
khá thuận lợi.
Về địa hình: Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên
với những núi sót rải rác, có xu hƣớng thấp dần theo hƣớng bắc nam. Có thể phân
biệt các dạng địa hình chính nhƣ sau:
- Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:
Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 mét hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5
mét dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục
mét đến vài kilomet. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.
Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 mét, có chỗ thấp hơn mực nƣớc
biển, thƣờng xuyên ngập triều, mạng lƣới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn
bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.
- Dạng địa đồi lượn sóng:
Độ cao từ 20 đến 200 mét. Bao gồm các đồi bazan, Bề mặt địa hình rất
phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với
các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ
trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.
- Dạng địa hình núi thấp:
Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trƣờng Sơn với độ
cao thay đổi từ 200 – 800 mét. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh
10
thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện
Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên
thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.
Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có
82,09% đất có độ dốc < 8
o
, 92% đất có độ dốc <15
o
, các đất có độ dốc >15
o
chiếm
khoảng 8%. Trong đó: Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằng phẳng , nhiều
nơi trũng thấp ngập nƣớc quanh năm.
Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc <8
o
, đất đỏ hầu hết < 15
o
Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao.
Về đất đai
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu.Có 10 nhóm đất chính.
Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lƣợng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
* Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có
độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc
và đông bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và
dài ngày nhƣ: cao su, cà phê, tiêu…
* Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét nhƣ: đất xám,
nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phí nam,
đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn
Trạch). Các loại đất này thƣờng có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây
ngắn ngày nhƣ đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày nhƣ cây
điều…
* Các loại đất hình thành trên phù sa mới nhƣ: đất phù sa, đất cát. Phân bố
chủ yếu ven các sông nhƣ sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lƣợng đất tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng nhƣ cây lƣơng thực, hoa màu, rau quả…
Về khí hậu
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hƣởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có
hai mùa tƣơng phản nhau (mùa khô và mùa mƣa).
11
Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3
o
C chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa
tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2
o
C.
Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ.
Lƣợng mƣa tƣơng đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tƣơng đối lớn
khoảng 2.065,7mm phân bố theo vùng và theo vụ.
Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp
ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, cùng với nhiều cảnh quan
thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
Độ ẩm trung bình năm 2005 là 80%.
Mực nƣớc thấp nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 109,24 mét.
Mực nƣớc cao nhất sông Đồng Nai năm 2005: 113,12 mét.
Về tài nguyên
Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên
khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông.
Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thuỷ sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông
ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323km
2
và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi
cho việc phát triển một số thủy sản nhƣ: cá nuôi bè, tôm nuôi
Rừng Đồng Nai có đặc trƣng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động
thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vƣờn Quốc gia Nam Cát Tiên.
Năm 2004 độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn
thiên nhiên vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
Với việc triển khai thực hiện chƣơng trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự
báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50%
trong thời kỳ đến năm 2010.
Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng:
Khu Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu
12
du lịch ven sông Đồng Nai , Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bƣởi Tân Triều,
Thác Mai - hồ nƣớc nóng , Đảo Ó
Đến Đồng Nai du khách sẽ có dịp tham gia những chuyến du lịch sinh thái
trong các khu rừng hoặc vƣờn cây ăn quả, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã
ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long Ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã
Đà, hay tham quan các di tích lịch sử, văn hóa: chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên,
nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa…
1.1.3 Thành phần dân cƣ
Tỉnh Đồng Nai là địa bàn có thành phần dân cƣ khá đông đảo.Theo số liệu
thống kê, có trên 30 dân tộc sinh sống ở đây qua nhiều thời kỳ lịch sử.Trƣớc năm
1698, ngƣời Việt và ngƣời Hoa đã đến vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai sinh sống
nhƣng không nhiều.Các cƣ dân đƣợc xem là bản địa ở Đồng Nai là Chơro, Mạ,
Kơho, Xtiêng.
Từ sau khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn, kinh lƣợc
đến Nam Bộ năm 1698, ông đã sắp đặt bộ máy quản lý hành chánh trên vùng đất
này và chiêu mộ ngƣời dân từ miền Trung vào đây khai khẩn. Dân số Đồng Nai có
sự phát triển ngày càng tăng với mức độ đẩy mạnh chính sách khai phá Nam Bộ
của nhà Nguyễn, thể hiện qua việc tăng số làng, thôn, ấp và nâng cấp các đơn vị
hành chánh cấp tổng, huyện.
Từ năm 1698 đến nay, có 5 đợt nhập cƣ lớn của các nguồn di dân đến Đồng
Nai làm tăng dân số và thành phần dân cƣ. Đó là cuộc di dân từ các tỉnh miền Trung
(vùng Ngũ Quảng) đến Đồng Nai theo chính sách khai khẩn của thời nhà Nguyễn;
đợt mộ dân các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào làm phu tại các đồn điền cao su trên
địa bàn Đồng Nai những thập niên 30, 40 thế kỷ XX; đợt di dân đồng bào Công
giáo miền Bắc sau Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954; đợt di dân từ các vùng thành
thị ở miền Nam xây dựng vùng kinh tế mới tại Đồng Nai sau năm 1975; các đợt
đồng bào các tỉnh phía Bắc theo kế hoạch nhà nƣớc đến Đồng Nai xây dựng cuộc
sống mới những thập niên cuối thế kỷ XX.
13
Ngoài ra các cuộc chuyển cƣ lớn trên, trong từng giai đoạn lịch sử, có một số
trƣờng hợp một bộ phân dân cƣ cũng khá đông đảo tìm đến Đồng Nai sinh sống với
nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau nhƣ tránh sự khủng bố của chính quyền Mỹ -
Diệm, hoặc chuyển theo chế độ chuyển đi của binh sĩ thời Mỹ Diệm (1954 – 1975);
và nhiều trƣờng hợp những nhóm cộng đồng dân cƣ chuyển đến tự do…Mỗi đợt di
dân làm dân số ở Đồng Nai từng thời kỳ tăng đột biến; số di dân lên con số trên
hàng vạn ngƣời mỗi đợt.
Một số tóm lƣợc sau trong các nguồn tƣ liệu cho thấy tình hình phát triển dân
số trên địa bàn Đồng Nai qua các mốc lịch sử: Huyện Phƣớc Long (đất Biên Hòa
xƣa) có 5.532 ngƣời; năm 1808, trấn Biên Hòa, phủ Phƣớc Long có 10.600 ngƣời;
năm 1832 có 20.841 ngƣời; năm 1863 tỉnh Biên Hòa có 31.381 ngƣời; năm 1873 có
59.568 ngƣời; năm 1901 có 102.941 ngƣời, năm 1923 có 132.165 ngƣời; năm 1946
có 202.570 ngƣời, năm 1948 có 221.000 ngƣời; năm 1956 có 335.700 ngƣời, năm
1963 có 487.178 ngƣời, năm 1972 có 650.435 ngƣời; năm 1976 có 1.261 ngƣời;
năm 1996 có 1.936.055 ngƣời và năm 2005 có 2.218.900 ngƣời. Tỉ lệ tính từ năm
2005 cho thấy 30,8% dân số sống đô thị, ngƣời Kinh chiếm 91,4% dân số; kế đến là
ngƣời Hoa và các dân tộc khác. Dân tộc Chơro, Mạ, Xtiêng, Kơho đƣợc xem là các
cƣ dân bản địa.
Dân số của tỉnh Đồng Nai năm 2009 là: 2.483.211 ngƣời. Hiện nay, tỉnh
Đồng Nai có các dân tộc sinh sống xếp theo dân số từ cao đến thấp là: Việt (chiếm
số đông đảo nhất), kế đến là ngƣời Hoa, Nùng, Tày, Chơro, Dao, Mƣờng, Khơme,
Chăm, Mạ, Stiêng, Thái, Kơho, Sán Dìu, Thổ và một số dân tộc khác nhƣ Hmông,
Giarai, Ngái, Êđê, Bana, Hrê, Raglai, Bru Vân kiều, Giáy, Cơtu, GíeTriêng, Tà Ôi,
Kháng, Xinh Mun, Chu ru, Lào, La Chí, La Ha, Phù Lá, Mảng, Bố Y, Si la, Pu
péo…nhƣng số lƣợng không đáng kể.
1.1.4 Văn hóa xã hội
Về tín ngƣỡng tôn giáo
Ngoài tín ngƣỡng dân gian, Đồng Nai còn có một số tôn giáo lớn: Ðạo Phật,
đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hoà Hảo. Trong đó,
14
thờ cúng Ông Bà, đạo Phật và đạo Thiên Chúa có nhiều ảnh hƣởng trong đời sống
xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực
văn hóa và kiến trúc.
Về trang phục
Trang phục Việt Nam nói chung, Đồng Nai và Nam Bộ nói riêng có một ít
thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hiện nay, bộ Âu phục dần thay thế
cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Trong khi đó, phụ nữ vẫn mặc áo dài và đội
nón lá (với một số cải tiến). Áo dài Việt Nam vẫn là trang phục độc đáo của Đồng
Nai.
Về âm nhạc cổ truyền
Đó là một dòng chảy từ xa xƣa.Âm nhạc Đồng Nai có truyền thống khá lâu
đời. Ngay từ thời cổ, cƣ dân ở Đồng Nai đã coi âm nhạc là một nhu cầu không thể
thiếu. Bởi vậy tiếp nối quá trình phát triển lịch sử, cƣ dân Nam Bộ đã sáng tạo nên
rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tƣ tình cảm, để có thêm sự
phấn chấn và sức mạnh trong lao động, chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền
thống của ông cha, đạo lý làm ngƣời, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm
tƣởng và để bay lên với những ƣớc mơ về một cuộc sống tƣơi đẹp, hạnh phúc trong
hiện tại và trong tƣơng lai
Tại Đồng Nai, đàn đá Bình Đa đƣợc biết đến nhƣ một di chỉ khảo cổ học,
cho thấy việc chế tác đàn đá đã xuất hiện từ trên dƣới 3.000 năm trƣớc. Đó là loại
nhạc khí tự thân vang, thuộc loại xylophone, metallophone. Mỗi bộ đàn gồm nhiều
thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có kích thƣớc và hình dáng khác nhau, đƣợc chế
tác bằng phƣơng pháp ghè đẽo thô sơ.Vật liệu để làm đàn là những loại đá sẵn có ở
vùng núi Nam Trung bộ và Đông Nam bộ. (Bộ đàn đá đầu tiên tìm đƣợc tại Việt
Nam vào năm 1949 hiện đƣợc bảo quản tại viện bảo tàng "Con ngƣời" ở Paris).
Lễ hội truyền thống
Tết Nguyên đán nhằm ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch, là lễ hội lớn nhất trong
các lễ hội truyền thống Việt Nam. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập
địa" đã tiềm tàng nhiều giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với
15
thiên nhiên, vũ trụ.Tết còn là dịp để mọi ngƣời Việt Nam tƣởng nhớ, tri ân tổ tiên,
nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và
tình nghĩa xóm làng
Ngày Tết, mọi ngƣời trang hoàng nhà cửa, treo tranh, trƣng bày hoa quả,
rƣớc tổ tiên về cùng ăn Tết. Hoa Mai ở Đồng Nai là loại hoa không thể thiếu trong
mọi nhà ngày đầu năm.
Tết, trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái cũng
không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở Đồng Nai cũng nhƣ nhiều tỉnh thành
Nam Bộ gồm dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái
cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tƣợng trƣng cho ý niệm khát khao của con ngƣời
vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, ngƣời Đồng Nai cũng còn duy trì các mỹ tục cổ
truyền nhƣ khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ
Rằm tháng Bảy theo tín ngƣỡng là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao
nhiêu tội nhân ở âm phủ ngày này đều đƣợc tha tội. Bởi vậy trên dƣơng thế mọi gia
đình đều làm cỗ bàn, đốt vàng mã cúng gia tiên và đồng thời cúng những linh hồn
bơ vơ không đƣợc ai chăm sóc. Ngƣời ta cũng thả chim lên trời, thả cá xuống sông,
để làm điều phúc đức.
Tết Trung thu nhƣ tên gọi đến với mọi nhà vào đúng giữa mùa thu tức là vào
rằm tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Một loại bánh đặc biệt
thơm ngon chỉ đƣợc sản xuất và bày bán trong dịp này gọi là bánh trung thu. Trẻ em
đón tết Trung Thu có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi
thành từng đoàn ca hát vui vẻ ngoài đƣờng, ngoài ngõ, cùng với những đám múa
lân, múa Ông Địa với tiếng trống, tiếng thanh la náo nhiệt. Trong dịp này, để
thƣởng trăng có rất nhiều cuộc vui đƣợc bày ra.Ngƣời lớn có cuộc vui của ngƣời
lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
Về ẩm thực
Do thời tiết hai mùa mƣa nắng, sản vật biển, rừng, sông nƣớc, vƣờn ruộng
phong phú, cách ăn uống của ngƣời Đồng Nai vừa thể hiện nét chung của văn hóa
Việt Nam, vừa có sắc thái mang dấu ấn Nam Bộ. Các món ăn quen thuộc của ngƣời
16
Biên Hòa - Đồng Nai: cháo đậu ăn với cá lóc kho tiêu, cháo đậu nƣớc cốt dừa, canh
bầu nấu với cá trê vàng, cá lóc kho thơm, canh chua cá lóc, mắm kho ghém rau
sống, mắm đồng chƣng trứng, canh khổ qua dồn thịt…
1.2 Tình hình tôn giáo ở Đồng Nai
Đồng Nai từ lâu đời là một địa bàn sinh tụ và cƣ trú của nhiều dân tộc với
các tín ngƣỡng tôn giáo khác nhau, có sự giao lƣu và ảnh hƣởng tôn giáo lẫn nhau.
Vào khai hoang lập ấp ở Đồng Nai, ngƣời Việt đã trải qua nhiều giai đoạn,
nhiều chặng đƣờng. Ngoài văn hóa, tín ngƣỡng tôn giáo truyền thống đƣợc mang
theo vào vùng đất mới, ngƣời Việt đã tiếp nhận có chọn lọc các yếu tố văn hóa, tín
ngƣỡng tôn giáo của các cộng đồng cƣ dân mà họ cùng sinh sống. Khi ngƣời
phƣơng Tây vào truyền giáo, họ lại tiếp nhận văn hóa Ki tô giáo. Do điều kiện lịch
sử, địa lý nhân văn nên tín ngƣỡng tôn giáo Đồng Nai không mang tính cổ điển mà
đƣợc hỗn dung nhiều nguồn, nhiều phía tạo nên sắc thái riêng. Dù theo tôn giáo này
hay tôn giáo khác thì truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ những ngƣời có công
với dân, với nƣớc, nhớ ơn nghĩa ngƣời xƣa theo đạo lý "uống nƣớc nhớ nguồn" vẫn
là truyền thống phổ biến nhất, sâu rộng nhất.
Hiện nay Đồng Nai là một địa bàn đa tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin
Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi giáo Trong đó, Công giáo và Phật giáo là hai tôn
giáo có số lƣợng tín đồ đông nhất. Theo kết quả thống kê của ban Tôn giáo tỉnh thì
giáo dân Công giáo ở Đồng Nai năm 2008 là 841.231 ngƣời trên tổng số dân của
tỉnh là 2,1 triệu ngƣời, chiếm khoảng 40% dân số của tỉnh nhà.
1.3 Sự hình thành và phát triển Công giáo ở Đồng Nai
Công giáo ở Đồng Nai thuộc giáo phận Xuân Lộc, thuộc Tổng giáo phận
Thành phố Hồ Chí Minh. Để tìm hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển Công
giáo ở Đồng Nai, chúng ta cùng tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của giáo
phận Xuân Lộc qua các tời kỳ:
1.3.1 Từ ngày đầu truyền giáo đến năm 1965:
Việc truyền giáo vào Biên Hòa - Đồng Nai từ bao giờ cho đến nay chƣa có tài
liệu nào xác định rõ. Chỉ biết rằng "Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu phái Nguyễn
17
Hữu Cảnh vào Nam kinh lý lấy đất Đồng Nai đặt ra huyện Phước Long, đất Sài
Gòn đặt ra huyện Tân Bình và đặt phủ Gia Định thì đã có đông lưu dân đến đây lập
nghiệp. Trong số lưu dân sớm sủa ấy đã thấy có sự hiện diện của người Công giáo.
Họ lác đác đến đây lập nghiệp tại vùng ven sông Đồng Nai, đồng bằng sông Mê
Công từ đầu thế kỷ 17 hay thế kỷ 16. Như vậy, số người Công giáo tới đây đã theo
đạo rồi chứ không phải tới đây mới theo đạo”
4
. Trong thƣ gởi Ban Giám đốc chủng
viện truyền giáo Paris đề ngày 24 - 7 - 1710, Giám mục phó giáo phận Đàng Trong
Labbé viết:
"Có một miền gọi là Đồng Nai (Dou - nai) ở giữa Cao Miên và Chiêm
Thành, đây là vùng đồng bằng đất tốt, khá rộng và dài, rừng rậm cây to, nơi mà
người Đàng Trong đến đây lập nghiệp từ 35 hay 40 năm nay. Tôi nghĩ là đã có hơn
20.000 người Đàng Trong tới đây, trong số đó có ít nhất 2000 người Công giáo.
Cách đây 13 hay 14 năm có một cha dòng Tên người Bồ Đào Nha (Pires) đến đây,
ông đã xây một nhà thờ khá lớn "
5
.
Ngƣợc dòng lịch sử, năm 1659, Giáo hội Công giáo Việt Nam chính thức
đƣợc Giáo hoàng Alexandre VII chấp thuận cho lập 2 giáo phận Tông toà: Giáo
phận Đàng Ngoài do Giám mục Francois Pallu làm Đại diện Tông toà và Giáo phận
Đàng Trong do Giám mục Lambert de la Motte chịu trách nhiệm coi sóc. Hai mƣơi
năm sau, Giáo phận Đàng Ngoài đƣợc chia làm 2 giáo phận: Giáo phận Tây Đàng
Ngoài và Giáo phận Đông Đàng Ngoài. Trong khi đó, mãi đến năm 1844, Toà
Thánh La Mã mới có Sắc chỉ chia tách Giáo phận Đàng Trong thành 2 giáo phận:
Giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do Giám mục Cuénot (tên Việt Nam là
Thể) đảm trách và Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) đƣợc trao cho Giám mục
D.Lefèbvre (tên Việt Nam là Ngãi). Giáo phận Sài Gòn bấy giờ gồm Nam kỳ, xứ
Cao Miên và các tỉnh phía Nam Ai Lao. Vùng Giáo phận Xuân Lộc ngày nay thuộc
Giáo phận Tây đàng Trong.
4
Theo Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (1997), tập 1, phần lịch sử, Nxb TP.HCM, trang 143.
5
Lịch sử Công giáo nam bộ ( thế kỷ XVI-XVII-XVIII), nguyệt san báo Công giáo và dân tộc, số 39, tháng
3/1998.
18
Năm 1850, Toà Thánh La Mã một lần nữa chia Giáo phận Tây đàng Trong
(Sài Gòn) bằng cách tách khỏi phần đất Cao Miên để thành lập Giáo phận Nam Vang,
do Giám mục Miche (tên Việt Nam là Mịch) quản nhiệm. Đến năm 1859, khi thực
dân Pháp chiếm Sài Gòn, Sài Gòn trở thành dinh cố định của Toà Giám mục Giáo
phận Tây Đàng Trong. Đến năm 1924, tên của các giáo phận không còn đƣợc gọi
theo miền hay xứ mà đƣợc gọi theo tên hành chính của tỉnh. Sài Gòn đƣợc Toà Giám
mục lấy làm nơi đặt trụ sở. Bắt đầu từ đây, Giáo phận Tây Đàng Trong chính thức
đƣợc gọi là Giáo phận Sài Gòn.
Những họ đạo đầu tiên đƣợc nhắc tới ở Biên Hòa - Đồng Nai:
- Họ đạo Bến Gỗ (nay thuộc thành phố Biên Hòa) có từ cuối thế kỷ 17 do
thừa sai Feret quy tụ giáo dân thành lập, đến năm 1747 có khoảng 200 giáo dân. Khi
Hội thừa sai nƣớc ngoài Paris vào truyền giáo ở Đàng Trong thì năm 1750, Hội đặt
trụ sở tại Bến Gỗ. Bến Gỗ trở thành nhà thờ đầu tiên của Hội thừa sai nƣớc ngoài
Paris ở Nam bộ.
- Họ đạo Tân Triều (nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu), có từ thời
giám mục Pigneau làm giám mục đại diện tông tòa Đàng Trong (1771 - 1733).
Trong thời gian này có 4 năm (1778 - 1782) Tân Triều là nơi đặt trụ sở của đại diện
tông tòa Đàng Trong và chủng viện cũng đƣợc quy tụ về đây. Tân Triều có 3034
giáo dân của các họ đạo: Tân Triều, Bến Gỗ, Mỹ Hội
Ở Biên Hòa cũng từ đó về sau, các nhà thờ lớn của các xứ đạo, các cơ sở
dòng tu đƣợc xây dựng. Nhà thờ Tân Triều xây dựng lại năm 1862, nhà thờ Biên
Hòa có từ năm 1861 đến năm 1870 xây dựng lại to đẹp hơn, nhà thờ Bến Gỗ xây
dựng lại năm 1862, nhà thờ Phƣớc Lễ có từ năm 1664 đến năm 1877 xây dựng lại
với quy mô lớn đƣợc coi là một trong những nhà thờ lớn nhất ở giáo phận Tây Đàng
Trong lúc bấy giờ. Nhà thờ Mỹ Hội, Long Thành xây năm 1889. Phƣớc Lý (huyện
Nhơn Trạch) có sổ "rửa tội" từ năm 1885, nhƣng mãi đến năm 1900 mới xây dựng
nhà thờ.
Cơ sở dòng tu có quy mô lớn đầu tiên đƣợc xây dựng ở Phƣớc Lễ, năm 1877,
Phƣớc Lễ đã có trƣờng học của nhà dòng, năm 1890 các nữ tu dòng Phao Lô đến
19
Phƣớc Lễ lập Dƣỡng lão đƣờng và giảng dạy ở trƣờng dòng. Các cơ sở kinh tế có
đồn điền cao su ở Mỹ Hội, trại trồng điều ở Phƣớc Bửu.
Năm 1954, trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam đã diễn ra một sự kiện
đáng chú ý: 860.000 ngƣời Miền Bắc di cƣ vào Nam, trong đó có 550.000 ngƣời
Công giáo (Dẫn theo: Đỗ Quang Hƣng (1991), Một số vấn đề về lịch sử Thiên Chúa
giáo ở Việt Nam, Tủ sách Đại học Tổng hợp Hà Nội, tr.4), định cƣ rải rác khắp các
tỉnh miền Trung và miền Nam. Trong số đó, một lƣợng khá lớn tín đồ Công giáo
Miền Bắc định cƣ tại Xuân Lộc, dần dần hình thành các xứ đạo toàn tòng nhƣ Hố
Nai, Gia Kiệm, Phƣơng Lâm, Long Khánh, Bà Rịa,… làm cho số lƣợng giáo dân
các tỉnh Biên Hoà, Long Khánh, Phƣớc Tuy tăng gấp 20 lần so với trƣớc đó, từ
khoảng 8.000 ngƣời lên 160.000 ngƣời (Toà Giám mục Xuân Lộc (2003), Kỷ yếu
Giáo phận Xuân Lộc 1965-2003, Nxb Tôn giáo, tr.30). Ngƣời dân ở các khu này nổi
tiếng là rất sùng đạo, làm việc lành phúc đức, giúp đỡ ngƣời nghèo và những nơi
khác cần giúp đỡ. Từ năm 1954 đến năm 1965, Biên Hòa - Đồng Nai đã có 133 giáo
xứ và 105 họ lẻ, 175 linh mục, 3 dòng tu nam, 8 dòng tu nữ với 865 tu sĩ và 164.144
giáo dân
6
. Năm 1960, Toà Thánh La Mã thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam và
phân chia địa giới hành chính đạo thành 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sài Gòn, đánh
dấu một bƣớc phát triển mới của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Giáo phận Sài Gòn
đƣợc chia thành 3 giáo phận: Giáo phận Sài Gòn, Giáo phận Đà Lạt và Giáo phận
Mỹ Tho. Khi ấy, Giáo phận Xuân Lộc nằm trong địa giới Giáo phận Sài Gòn.
Theo thời gian, do dân số tăng nhanh, nhằm đáp ứng nhu cầu sống đạo của
giáo dân ngày càng cao, năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI ban hành Tông thƣ tách
Giáo phận Sài Gòn thành 3 giáo phận: Giáo phận Sài Gòn, Giáo phận Xuân Lộc và
Giáo phận Phú Cƣờng. Giáo phận Xuân Lộc khi đó bao gồm 3 tỉnh: Long Khánh,
Biên Hoà và Phƣớc Tuy (Bà Rịa). Linh mục Lê Văn Ấn đƣợc Toà Thánh La Mã bổ
nhiệm làm Giám mục tiên khởi của Giáo phận Xuân Lộc. Lễ tấn phong đƣợc tổ chức
tại Nhà thờ Chính toà Đà Nẵng vào ngày 9/1/1966. Đến ngày 13/1/1966, Giám mục
Lê Văn Ấn chính thức nhận giáo phận mới tại Nhà thờ xứ Xuân Lộc dƣới quyền chủ
6
Tòa giám mục Xuân Lộc (2000), Giáo phận Xuân lộc trong bối cảnh Giáo hội Việt Nam, lƣu hành nội bộ,
trang 06.