Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Luận văn đông phương học nghệ thuật múa sư tử trong văn hóa trung hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.32 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
W X




BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHỆ THUẬT MÚA SƯ TỬ
TRONG VĂN HOÁ TRUNG HOA
中国文化中舞狮艺术


NGƯỜI THỰC HIỆN : TRƯƠNG CẨM TÚ
GIẢNG VIÊN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG



BIÊN HÒA, THÁNG 05 NĂM 2010
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DẪN NHẬP 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Giới hạn đề tài 4
3. Lịch sử nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
I. ĐỊNH VỊ MÚA SƯ TỬ THEO HỆ TỌA ĐỘ CHỦ THỂ - KHÔNG GIAN – THỜI
GIAN 6



1.1. Về mặt chủ thể 6
1.1.1. Đôi nét về nghệ thuật múa sư tử 6
1.1.2. Phân loại múa sư tử 7
1.2. Về mặt không gian 12
1.3. Về mặt thời gian 13
II. NGHỆ THUẬT MÚA SƯ TỬ XÉT TỪ CÁC BÌNH DIỆN VĂN HÓA 15
2.1. Văn hóa nhận thức 15
2.1.1. Múa sư tử thể hiện tinh thần thượng võ của người Trung Quốc 15
2.1.2. Múa sư tử mang đến sự may mắn, cát tường 16
2.1.3. Múa sư tử thể hiện lối tư duy tổng hợp kết hợp phân tích của người Trung
Quốc 17

2.2. Văn hóa tổ chức 20
2.2.1. Biên chế tổ chức một đội múa sư tử 20
2.2.2. Chương trình biểu diễn 21
2.2.3. Tính tôn ty trong giới múa Sư tử 23
2.3. Văn hóa ứng xử 24
2.3.1. Múa sư tử thúc đẩy sự giao lưu giữa các cộng đồng trong xã hội 24
2.3.2. Múa sư tử trong các lễ hội nông nghiệp, lễ hội tín ngưỡng dân gian 25
3
2.3.3.
Múa sư tử góp phần truyền bá tinh hoa văn hóa Trung Hoa 26
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
 Tài liệu sách 28
 Tài liệu internet 28
4
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

Múa sư tử là một loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian vô cùng độc đáo của người
Trung Quốc, là một trong những điệu múa có sức sống lâu đời nhất, mãnh liệt nhất và vẫn
còn phổ biến trong hầu hết mọi hoạt động giải trí của người Trung Quốc.
Trung Quốc vốn không phải là quê hương của sư tử. Vì sao người dân Trung Quốc
yêu mến và sùng bái sư
tử đến thế ? Múa sư tử có vai trò như thế nào trong đời sống văn
hóa người Trung Quốc ? Múa sư tử thể hiện được những đặc điểm gì trong văn hóa Trung
Hoa ?
Để tìm đáp án cho những câu hỏi trên, tôi chọn múa sư tử là đề tài cho bài nghiên
cứu khoa học của mình với mong muốn qua việc tìm hiểu nghệ thuật múa sư tử sẽ hiểu
sâu hơn về con người và văn hóa Trung Hoa.
2. Giớ
i hạn đề tài
Nghệ thuật múa sư tử đã xuất hiện gần 2000 năm với cả một quá trình hình thành,
phân hóa, phát triển từ nghệ thuật dân gian đến nghệ thuật cung đình, từ truyền thống đến
cách tân… Ngày nay, nghệ thuật múa sư tử phát triển rộng rãi ở Trung Quốc và nhiều
quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.
Do thời gian và tài liệ
u nghiên cứu có hạn, tôi chỉ tập trung nghiên cứu về nghệ thuật
múa sư tử hiện đại ở Trung Quốc đại lục.
3. Lịch sử nghiên cứu
Mặc dù đây là môn nghệ thuật truyền thống rất phổ biến ở Trung Quốc và ở Việt
Nam, nhưng tài liệu bằng tiếng Việt hầu như chỉ dừng lại ở một số bài viết có tính khảo
cứ
u không cao được đăng trên một số báo và website ở Việt Nam, nội dung chủ yếu là
giới thiệu sơ lược về nghệ thuật múa Lân (nam sư) ở Việt Nam.
Những tài liệu bằng tiếng nước ngoài tuy phong phú hơn, nhưng tôi vẫn chưa tìm
được tài liệu nào có tính khảo cứu cao phân tích từ góc độ văn hóa học.
5
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiếp cận theo phương pháp hệ thống – cấu trúc, so sánh – đối chiếu, trình
bày theo hình thức lý luận văn hóa học, có kết hợp với các thao tác nghiên cứu khoa học
khác như phân loại, phân tích, liệt kê …



6
I. ĐỊNH VỊ MÚA SƯ TỬ THEO HỆ TỌA ĐỘ CHỦ THỂ - KHÔNG GIAN –
THỜI GIAN
1.1. Về mặt chủ thể
1.1.1. Đôi nét về nghệ thuật múa sư tử
Múa sư tử là một nghệ thuật biểu diễn dân gian, mô phỏng động tác của sư tử, kết
hợp vũ đạo với võ thuật và âm nhạc, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Về mặ
t khái niệm, trong “Từ điển văn hóa truyền thống” do Chu Kim Nguyên và
Hùng Nguyệt Chi chủ biên có ghi nhận khái niệm “sư tử vũ”(狮子舞)
1
, nhưng đa số
người Trung Quốc gọi tắt là vũ sư (舞狮) , người phương Tây gọi là lion dance, còn
người Việt Nam gọi là múa lân và múa sư tử.
Sư tử được du nhập vào Trung Quốc thông qua giao lưu văn hóa và buôn bán với
Tây vực, được người Trung Quốc gọi là “bách thú chi vương” nghĩa là chúa tể trong thế
giới động vật. Ban đầu, từ việc chuộng sức mạnh của nó, người dân đ
ã làm rất nhiều đồ
vật có hình dáng sư tử, trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa đã xuất hiện nhiều chủ đề
liên quan đến sư tử. Theo thời gian, cùng với sự yêu mến sư tử ngày càng nhiều, người
dân muốn thổi hồn vào sư tử, muốn sư tử phải sống, phải hoạt động được, thế là họ làm
mô hình sư tử, mặc quần áo sư tử và bắt chước các động tác, tư thế của sư tử … đó là
những tác nhân ban đầu xuất hiện điệu múa sư tử.
2


Tục múa sư tử vốn đã có từ rất lâu và nó vẫn còn phổ biến đến ngày nay. Nó không
chỉ phổ biến ở Trung Hoa mà cùng với sự di dân của người Trung Quốc, môn nghệ thuật
này đã phát triển ra khắp thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia ảnh hưởng văn hóa Hán và
cộng đồng người Trung Quốc ở hải ngoại. Và bất cứ ở đâu hễ nghe tiếng trống lân (còn
gọi là thất tinh cổ) vang lên lại làm rộn rã lòng người. Không ai có thể không ngừng lại
hoặc ít nhất là không ngoái đầu nhìn về hướng phát ra âm thanh đó. Bao nhiêu đó cũng có
thể thấy sự hấp dẫn của của tiếng trống trong nghệ thuật múa sư tử.


1
Chu Kim Nguyên, Hùng Nguyệt Chi 1996 : Văn hóa truyền thống ABC, NXB Hữu Nghị Sơn Đông Trung Quốc,
682 trang.
2
Theo Toàn Tiêu văn thể cục 2008 : Nguồn gốc của múa sư tử, đăng trên web site của Cục văn hóa thể thao thành
phố Trừ Châu />
7
Múa sư tử thường được biểu diễn trong các dịp ngày tết, lễ hội, góp vui cho những
sự kiện quan trọng như khai trương, khai mạc, lễ mừng thọ … hoặc được người dân rước
về nhà với mong muốn được may mắn, cát tường, xua đuổi tà mà…
1.1.2. Phân loại múa sư tử
Nghệ thuật múa sư tử đã tồn tại ở Trung Quốc được hơn 2000 nă
m, trong suốt thời
gian hình thành phát triển, về cơ bản có thể chia nghệ thuật múa sư tử thành hai trường
phái chính : Đó là Nam Sư và Bắc Sư (hay Nam phái và Bắc phái)
3
.
Theo quan điểm chính thống của người Trung Quốc, họ không phân biệt rõ là múa
lân hay múa sư tử, tất cả được gọi chung là “vũ sư” (múa sư tử).
1.1.2.1. Nam sư 南狮

Gọi là Nam sư do chúng có nguồn gốc từ phía nam
Trung Quốc, lấy sông Trường Giang là ranh giới. Tương
truyền, Nam sư khởi nguyên từ núi Phật Sơn (Quảng Đông)
cho nên giới học giả lấy Quảng Đông làm đại diệ
n cho
Nam sư, có nơi gọi nam sư là Quảng Đông Sư (广东狮).
Ngày nay, nam sư rất phổ biến ở Quảng Đông, Quảng Tây,
Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan…
4

Nam sư chính là hình thức mà người Việt Nam gọi là
múa Lân do sự khác biệt về hình thức đầu sư so với Bắc sư,
tức là hình dáng đầu sư của phái Bắc sư trông giống như
con sư tử, còn hình dáng đầu sư của phái Nam sư thì trông
giống một con Lân trong tứ linh.
Một đặc điểm nữa của Nam sư là luôn có ông địa (tiếng Trung Quốc là Đại Đầu
Phật 大头佛). Có nhiều cách giả
i thích về sự xuất hiện của nhân vật này, thậm chí cùng
một cách giải thích có nhiều dị bản. Ví dụ, sư tử là “Phật môn linh thú”, nhưng do chưa


3
Trích dịch từ Trung Quốc Võng :
4
Theo Wushu Wenhua 2007 : Nam sư hòa bắc sư đích khu biệt, đăng trên web site “văn hóa võ thuật”
( /> )

Hình 1.2.2.1. Nam sư
8
giác ngộ Phật pháp nên Phật tổ sai Đại đầu Phật chăm sóc sư tử, ban cho Đại Đầu Phật

cây gậy thần thông để ông ta giúp sư tử tu hành đắc đạo dành được chánh quả
5
. Một
thuyết khác cho rằng, xưa kia có một năm trời làm thiên tai, mất mùa, dân chúng chết như
rạ. Phật Di Lặc là người tốt bụng đã tìm hiểu và biết được trên ngọn núi cao chót vót có
loại cỏ Linh chi (thất diệp thất chi hoa) có thể chữa lành nhiều thứ bệnh. Nhưng loại cỏ
này rất khó lấy vì nó được một con Sư tử canh giữ. Phật Di Lặc tìm cách mon men đến
gần làm quen với con sư tử
, dần dà ông trở nên thân thiết và cảm hóa được nó. Ông hái
trộm được cỏ linh chi và rủ được con sư tử xuống núi giúp đời. Từ truyền thuyết này,
trong các đám múa nam sư đều có chi tiết ông địa phe phẩy cái quạt để che cỏ linh chi đã
trộm được.
6



Hình 1.2.1.2. Ông địa Hình 1.2.1.3. Lân và ông địa
1.1.2.2. Bắc sư 北狮
Gọi là Bắc sư vì chúng thịnh hành ở phía bắc sông Trường Giang, có người gọi là
Bắc phương Sư(北方狮), hoặc Bắc kinh Sư(北京狮)
7



5
Su Hui Qing 1989 : The Lion Dance , Trung Hoa dân quốc kiều vụ xuất bản xã, TaiWan trang 26
6
Theo Lư Anh Cúc Mai 1992 : Múa Lân ngày tết, NXB Thông tin, trang số 4
7
Su Hui Qing 1989 : The Lion Dance , Trung Hoa dân quốc kiều vụ xuất bản xã, TaiWan, trang 10

9
Bắc sư được người Việt Nam gọi là múa Sư tử do hình dáng hoàn toàn giống một
con sư tử. Ngày nay Bắc sư thịnh hành nhất trong Trung Nguyên, Hoa Bắc, Hoa Đông…,
ở Việt Nam thì thịnh hành nhất trong cộng đồng người Triều Châu.
Múa bắc sư không có ông địa, chỉ có người phối hợp cầm quả cầu hoặc những người
mang các đạo cụ như bàn vuông, trụ tròn … để thể hiện các động tác của s
ư tử như lăn,
trườn, chồm vồ mồi, ngủ, leo trèo … nên thường mềm mại, uyển chuyển, vì thế các võ
sinh ở phái này thường cao gầy, nhanh nhẹn, giỏi khinh công.


pHình 1.2.2.1. Bắc sư Hình 1.2.2.2. Sư vờn tú cầu

 Sự khác biệt giữa Nam sư và Bắc sư
Tiêu chí Nam sư Bắc sư
Ngoại quan chung
Nam sư chỉ chú trọng làm đầu
lân một cách công phu, trong
khi phần thân đơn giản chỉ là
một tấm vải viền, vải thêu phủ
lên người diễn phía sau đầu
Lân
Khác với Nam sư chỉ chú trọng
phần đầu Lân, Bắc sư chú trọng
tỉ mỉ hình thức toàn thân con sư
tử, từ đầu đến chân đều được
may rất cẩn thận, thậm chí đôi
giày của võ sinh c
ũng phải có
lông

10
Đầu sư
- Trang trí cầu kỳ, sặc sỡ, màu
đỏ vàng là chủ yếu, không
giống sư tử.
- Miệng rộng, mắt lồi, lông
mày rậm, râu ngắn, phần mắt
và miệng có thể cử động được
- Đôi khi có thêm sừng
- Đơn giản, trông giống đầu sư
tử (chân sư)

- Phần mắt và miệng thường cố
định

- Không có sừng
Trang phục trong
biểu diễn
- Nghệ nhân chỉ cần “đội” đầu
lân lên là có thể biểu diễn
được rồi, rất linh hoạt.


- Nghệ nhân có thể thay đổi
các trang phục khác nhau
- Nghệ nhân khi biểu diễn phải
“mặc” vào, tương đối gò bó,
đòi hỏi sự ăn ý cao hơn giữa hai
người trong biểu diễn.


- Không thay đổi trang phục
được, chỉ có thể thay “áo sư tử”
Ông địa
Có ông địa (Đại đầu Phật, Phật
Di Lặc)
Không có ông địa, thay vào đó
là một người cầm quả cầu để
vờn sư, nhử sư
Phối nhạc
Phong cách nhạc dân
gian,cung đình. Trống cái với
nhịp trống khác với Bắc sư,
phối với thanh la, chũm chọe
tiếng pháo
Phong cách nhạc cung đình,
nhịp trống Bắc Kinh kết hợp
với thanh la, chũm chọe, tiếng
pháo
Tính chất vũ đạo
Tả ý. Các động tác có ý nghĩa
tượng trưng, trừu tượng
Tả thực. Cố thể hiện các động
tác giống con sư tử thật, có tính
cụ thể
Bước chân
Mã bộ
(di chuyển theo bước ngựa)
Sư bộ
(di chuyển theo bước sư tử)
11

Tiết mục “ăn
rau”( 采青)
Có Không
Tiết mục “Điểm tinh
khai quang”

Thường do người chủ trì tiến
hành với ý nghĩa truyền sinh
khí, có nguồn gốc từ tích “họa
long điểm tinh”
Không
Nguồn gốc Nghệ thuật dân gian Nghệ thuật cung đình
Chủ đề biểu diễn Phong phú Giới hạn

Mặc dù về tên gọi thì người Trung Quốc không gọi là múa Lân, chỉ có tên gọi chung
cho hai trường phái chính là múa sư tử, nhưng rõ ràng hình dáng “con sư tử” của phái
Nam sư đích thị là một “con Lân”.
Kỳ Lân(麒麟) theo từ điển Hán ngữ hiện đại có nghĩa “là một loài động vật trong
truyền thuyết xưa, hình dáng giống hươu, trên đầu có sừng, toàn thân phủ kín vảy, có đuôi,
được người xưa coi là điềm lành, gọi tắ
t là Lân”
8
. Những anh hùng kiệt xuất cũng được
ví giống con Kỳ Lân.
Đối với người Trung Quốc, Lân là một linh thú, một nhân thú (仁兽, chữ nhân này
là “nhân ái”), hình ảnh con lân đã được người Trung Quốc thờ trong Thái Miếu ngay từ
thời Khổng Tử và xếp vào bộ tứ linh là Long - Lân - Quy - Phụng. Người Trung Quốc
cho rằng, kỳ lân là con vật huyền thoại có thể đi được cả trên cạn và dưới nước, được quy
về một nhóm chung vớ
i Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ thành Thiên cung

ngũ thú, chiếm lĩnh ngũ phương: phía đông có Thanh Long, phía Tây có Bạch Hổ, phía
nam có Chu Tước, phía bắc có Huyền Vũ, trung tâm có Kỳ Lân
9
.


8
Theo Hiện đại Hán ngữ từ điển 2004, NXB Thương vụ ấn thư quán, Trung Quốc,trang 997
9
Theo Hồ Thùy Trang 2009 : Tìm hiểu con Kỳ Lân huyền thoại qua điêu khắc Chăm, đăng trên web Báo Bình Định,
/>
12
Người Trung Quốc coi kỳ lân là “tinh của ngũ hành”. Con đực gọi là kỳ, con cái gọi
là lân. Chữ Kỳ Lân (麒麟) được cấu thành bởi chữ Lộc(鹿:con hươu) làm thiên bàng,
thành phần còn lại chỉ là thanh bàng, chứng tỏ người xưa quan niệm con Lân có nguồn
gốc từ hươu.
Kỳ Lân thân hươu, đuôi trâu, móng ngựa, đầu một sừng, sắc vàng, tính nhân nghĩa
không hại côn trùng và cỏ cây, tiếng tựa chuông vàng. Nhiều nhà nghiên cứu còn cho
rằ
ng “ lân đại diện cho uy quyền và công lý”. Có những phát hiện khác về ý nghĩa biểu
tượng liên quan đến con lân như “dấu vết những con kỳ lân” để chỉ dòng vương giả, và
thành ngữ “sừng kỳ lân” để chỉ các hoàng tử con trai một vị hoàng đế.
10

Ngoài việc tượng trưng cho điềm lành, cát tường, Lân còn là biểu tuợng của sức
mạnh, có năng lực hàng ma trừ yêu, xua đuổi tà khí. Người Trung Quốc khi tiến hành
việc gì cũng sợ hư chuyện do bị ma quỷ phá phách, một trong những cách để chế ngự là
mượn sức mạnh con Lân. Ví dụ, khi dọn đến nhà mới hay nơi ở mới, việc đầu tiên là tìm
một mảnh giấy đỏ, ghi lên bố
n chữ “Kỳ Lân tại thử” (麒麟在此 có nghĩa là : Kỳ Lân

đang ở đây) để ma quỷ sợ mà tránh đi. Trên những cái nôi trẻ em nằm, người ta cũng viết
bốn chữ Hán “kỳ lân tại thử”(麒麟在此)với hai tầng ý nghĩa, một là đứa trẻ này sẽ là
anh hùng kiệt xuất và nó đang ở cái nôi này, ý thứ hai là ma quỷ thấy có kỳ lân ở đây mà
tránh không hại đứa bé.
Nhận thức về s
ức mạnh của Lân cũng được áp dụng nhiều trong kiến trúc và thuật
phong thủy. Lân xuất hiện rất nhiều trong kiến trúc đền chùa, miếu, lăng tẩm … với ý
nghĩa sẽ canh giữ, bảo vệ thần thánh, trấn áp tà ma … Nhiều người dân cũng đặt một cặp
Lân đá hay sư tử đá ở cổng chính với ý nghĩa tương tự.
1.2. Về mặt không gian
Nghệ thuật múa s
ư tử phổ biến khắp Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới, đặc biệt
là những nơi có những cộng đồng người Trung Quốc sinh sống.
Về mặt phân bố thì có hai trường phái như sau:


10
Theo Hồ Thùy Trang 2009 : Tìm hiểu con Kỳ Lân huyền thoại qua điêu khắc Chăm, đăng trên web Báo Bình
Định, />
13
Các học giả theo trường phái chính thống của Trung Quốc căn cứ vào phong cách
khác nhau của nghệ thuật múa sư tử mà chia thành hai vùng Bắc và Nam tương ứng với
hình thức Bắc sư và Nam sư, lấy sông Trường Giang làm ranh giới. Phái Nam sư bắt
nguồn từ phía nam sông Trường Giang, thường gọi Nam Giang, còn phái Bắc sư chủ yếu
phân bố ở Hoa Bắc, Hoa Đông … nằm ở phía bắc sông Trường Giang nên gọi là Bắc
Giang.
Các học giả
Đài Loan thì chia thành ba vùng là Đài Loan, Bắc Giang và Nam Giang
ở Trung Quốc tương ứng với Đài Loan sư, Bắc sư và Nam sư. Ở Đài Loan lại chia thành
hai vùng là Bắc Đài và Nam Đài lấy vùng Tân Trúc làm ranh giới tương ứng với Bắc bộ

sư và Nam bộ sư theo cách gọi của Đài Loan.
Thực tế thì Đài Loan Sư cũng là một hình thức của Nam Sư ở Trung Quốc, tức là
hình thức giống con lân. Cơ sở
của Đài Loan trong việc phân chia này là Bắc bộ sư có
miệng mở, còn Nam bộ sư thì ngậm miệng. Vì thế người Đài Loan còn gọi Bắc bộ sư là
“Khai khẩu sư”(开口狮, Open-mouth Lions, tức “sư há miệng”), còn Nam Bộ Sư còn gọi
là “bế khẩu sư(闭口狮, closed-mouth Lions, tức “sư ngậm miệng).
11

1.3. Về mặt thời gian
Múa sư tử có một lịch sử lâu đời, mặc dù Trung Quốc vốn không phải là quê hương
của sư tử. Đến nay, qua các phát hiện của khảo cổ học cũng như các sử liệu vẫn chưa hề
phát hiện được bằng chứng nào cho thấy sư tử xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại. Sư tử
là kế
t quả của sự giao lưu giữa Trung Quốc và Tây Vực.
Cách đây hơn 2000 năm Trung Quốc đã có sự giao lưu văn hóa và kinh tế với Ba Tư
thông qua con đường tơ lụa. Các sứ giả và thương nhân Ba Tư đã mang đến Trung Quốc
nhiều loài động vật lạ, trong đó có sư tử. Về sau, cùng với sự phát triển mối quan hệ giao
lưu tốt đẹp giữa Trung Quốc và Tây Á, Ấn Độ …, ngày càng có nhi
ều sư tử được đưa vào
Trung Quốc.
12



11
Theo Su Hui Qing 1989 : The Lion Dance , Trung Hoa dân quốc kiều vụ xuất bản xã, TaiWan, trang 10
12
Theo Toàn Tiêu văn thể cục 2008 : Nguồn gốc của múa sư tử, đăng trên web site của Cục văn hóa thể thao thành
phố Trừ Châu />

14
Theo các sử liệu của Trung Quốc ghi chép lại thì múa sư tử có lẽ xuất hiện sớm nhất
là vào thời Tam Quốc. Ghi chép sớm nhất về tập tục múa sư tử ở Trung Quốc được thấy
trong cuốn “Hán thư” mục “Lễ nhạc chí" với hai chữ “tượng nhân”. Theo giải thích của
danh sĩ Mãnh Khang người nước Ngụy (thời Tam Quốc) thì “tượng nhân” là từ dùng để
chỉ các nghệ nhân dân gian hoá trang thành sư tử
, cá, tôm …
13

Đến thời Nam Bắc triều, trong dân gian đã phổ biến rộng các hình thức múa sư tử,
đến thời Đường thì múa sư tử đã phát triển mạnh, quy mô lớn đến nỗi có lúc hàng trăm
người cùng tham gia múa, thậm chí múa sư tử còn gọi là “Yên nhạc” được biểu diễn trong
hoàng cung, nó còn có các tên gọi khác là “Thái bình nhạc” hoặc “Ngũ phương sư tử vũ”.
Sau thời Đường, múa sư tử càng được lưu truyền rộng rãi hơ
n trong dân gian; cuốn
“Đông Kinh mộng lục” ghi lại rằng, một số chùa chiền tổ chức ngày hội múa sư tử, sư sãi
ngồi trên lưng sư tử tụng kinh. Trong cuốn “Đào Am mộng ức” của Trương Đại thời nhà
Minh có giới thiệu không khí rước đèn, đánh trống khua chiêng trên đường phố, đâu đâu
cũng thấy cảnh múa sư tử, người đi xem rất đông. Đến thời nhà Thanh thì trong bất cứ
ngày lễ ngày hội nào cũng không thể thiếu được cảnh múa sư tử.
14

“Múa sư tử” mà những sử liệu trên đề cập đến chủ yếu là chỉ Bắc sư. Từ hình tượng
con sư tử của phái Bắc sư biến đổi thành con Lân rồi hình thành phái Nam sư diễn ra
trong thời nhà Minh và phát triển đến ngày nay
15
.
Có thể nói trải qua hàng nghìn năm, nghệ thuật làm sư tử, phong cách biểu diễn
được truyền từ đời này sang đời khác ở những vùng miền khác nhau nên tạo sự khác biệt
đa dạng nhưng vẫn giữ được những kỹ thuật biểu diễn rất điêu luyện, thể hiện trí tuệ, lòng

dũng cảm và tinh thần lạc quan của dân và niềm lạc quan với cuộc sống.

13
Theo Lê Thái Dũng 2009 : Nguồn gốc tục múa sư tử ở Trung Quốc, đăng trên web site Vietinfo :

14
Theo Lê Thái Dũng 2009 : Nguồn gốc tục múa sư tử ở Trung Quốc, đăng trên web site Vietinfo :
/>
15
Theo Liu Xiang 2009 : Giới thiệu về múa sư rồng Trung Hoa, đăng trên mạng Đông Phương,
/>
15
II. NGHỆ THUẬT MÚA SƯ TỬ XÉT TỪ CÁC BÌNH DIỆN VĂN HÓA
2.1. Văn hóa nhận thức
2.1.1. Múa sư tử thể hiện tinh thần thượng võ của người Trung Quốc
Múa sư tử là một loại hình nghệ thuật, đồng thời là loại hình sinh hoạt võ thuật, thể
hiện tinh thần “nhất thể” giữa võ thuật và nghệ thuật, vì vậy những nghệ sĩ múa sư tử

đồng thời cũng là võ sinh, võ sĩ, võ sư; và những người yêu nghệ thuật múa sư tử ít nhiều
cũng sẽ có tinh thần thượng võ.
Tinh thần thượng võ là gì ? Thượng ở đây có nghĩa là “cao thuợng”, nhưng cũng
nghĩa là “yêu chuộng” hay “tôn trọng”. Đã là con nhà võ, ngoài việc yêu thích võ thuật ra,
còn phải có tinh thần cao thượng, biết lễ nghĩa. Sự tôn trọng và thán phục của mọi người
dành cho những người theo võ học chính bở
i tinh thần võ học ấy.
Múa sư tử ngoài việc phải là người có trình độ võ thuật tương đối khá, người múa
còn phải có sức khỏe vì múa sư tử đòi hỏi rất nhiều sức lực. Về nghệ thuật, múa sư tử
(nhất là Nam sư) thường có 3 phần: biểu diễn nghệ thuật múa sư tử - biểu diễn võ thuật -
phô diễn nội công. Do vậy những người tham gia múa sư tử phải là những võ sư hoặc võ
sinh có nghề, phải thể hiện được cái đẹp trong võ thuật, trang phục biểu diễn thường là võ

phục… Thường thì các đội Lân sẽ theo một môn phái võ nào đó như Thiếu Lâm, Bạch
Mi
Sắc thái võ thuật bao trùm suốt quá trình biểu diễn, vì vậy người xem muốn cảm
được cái hay, cái tinh túy thì phải biết hoặc hiểu về võ học. Người Trung Quốc có một
nền võ học đặc sắc và lâu
đời. Có thể nói hầu hết người Trung Quốc đều yêu thích võ
thuật. Nhận thức của người Trung Quốc với võ thuật có phần khác với các dân tộc khác,
ngoài việc xem võ thuật là phương tiện để chiến đấu và tự vệ ra, nó còn được xem là
phương pháp dưỡng sinh, phương pháp để tu thân. Vì vậy, Trung Quốc là mảnh đất màu
mỡ cho võ thuật hình thành và phát triển. Trước kia, trong giới võ lâm thường tôn vinh
"bát đại môn phái" (Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân, Không Động, Thanh
Thành, Hoa Sơn, Toàn Chân) hoặ
c "thất đại môn phái" (Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi,
Côn Luân, Không Động, Thanh Thành, Hoa Sơn) võ thuật Trung Hoa, trong đó Võ Thiếu
16
Lâm được đề cao là ngôi sao Bắc đẩu. Gần đây nhất, trong cuốn Võ thuật thần kỳ của
Trịnh Cần và Điền Vân Thanh, Trung Quốc, bản dịch được Nhà xuất bản Hà Nội, H.
1996 xuất bản, các tác giả khẳng định Trung Hoa bao gồm không dưới 500 võ phái khác
nhau.
Tinh thần thượng võ, lòng yêu mến võ học của người Trung Quốc còn thể hiện ở
việc đông đảo các tầng lớp dân chúng tham gia tập luyện,
ở việc thường xuyên tổ chức
các cuộc thi đấu võ thuật, giống như thi đấu trong thể thao. Người giành được chiến thắng
trong các cuộc thi đấu võ thuật sẽ rất có uy tín, được dân chúng tôn trọng và ca tụng. Là
một môn nghệ thuật liên quan đến võ thuật, ngoài hoạt động chính là hoạt động biểu diễn,
các đội Sư, đoàn Sư cũng tổ chức các cuộc thi đấu. Thời nhà Minh là thời kỳ hoạt động
“đấu sư” phát triển mạnh nhất. Ngày đó trên đầu Nam sư có một cái sừng bằng sắt dùng
để chiến đấu với đầu sư đối phương. Đầu sư thi đấu thường có mặt đen, người ta gọi là
“Trương Phi sư”( 张飞狮)hoặc “Vũ sư”( 武狮 Vũ/wǔ/ đây có nghĩa là Võ thuật, đồng âm
với Vũ 舞/wǔ/ có nghĩa là múa). Sau này, hoạt động “đấ

u sư” giảm dần theo những thăng
trầm của lịch sử, cái sừng bằng sắt ngày nào được thay thế bằng chất liệu không có tính
sát thương và chỉ còn là vật trang trí cho đầu sư
16
.
2.1.2. Múa sư tử mang đến sự may mắn, cát tường
Người Trung Quốc tin rằng múa sư tử có thể xua đuổi tà khí, mang lại may mắn, cát
tường. Tương truyền vào thời nhà Minh có một con quái thú trên đầu có sừng xuất hiện ở
Phật Sơn gây hại cho dân lành. Người dân đã nghĩ ra một cách là “dĩ thú trị thú”, dùng tre,
giấy bồi, hồ dán … làm thành một con sư tử có một sừng, sau đó người dân dùng con sư
t
ử giả này kết hợp với khua chiêng gõ trống, đốt pháo … làm cho con quái thú kia sợ mà
chạy mất. Từ đó, múa sư tử có ý nghĩa xua đuổi tà khí, mang lại may mắn, yên bình. Vì
thế, múa sư tử tham gia hầu hết các lễ hội nông nghiệp, các lễ hội tín ngưỡng dân gian,
các dịp khai trương, khánh thành, lễ mừng thọ …với mong muốn bình an, mưa thuận gió
hòa, vạn sự như ý.


16
Theo Toàn Tiêu văn thể cục 2008 : Nguồn gốc của múa sư tử, đăng trên web site của Cục văn hóa thể thao thành
phố Trừ Châu />
17
Rất nhiều thứ liên quan đến múa sư tử đều tượng trưng cho sự may mắt (cát tường
vật). Phần lớn các đội Nam sư đều có cờ thêu hoặc vẽ chùm sao Thiên Vương (thất tinh)
với ý nghĩa cầu phúc cho gia chủ kiết tường như ý. Người Trung Quốc tin rằng, những ai
may mắn nhìn thấy chòm sao Thiên Vương (có bảy ngôi sao) vây quanh mặt trăng thì sẽ
giàu có muôn đời, có tâm sự gì cứ ước nguyện sẽ đượ
c mãn nguyện. Vì thế, trong chương
trình múa Nam sư có một tiết mục đặc biệt là “thất tinh bản nguyệt”. Người ta xếp bảy cái
siêu bằng đất theo mô hình chòm sao Thiên Vương, ở giữa có quả dưa hấu hoặc thau

nước tượng trưng cho mặt trăng. Nhịp múa phải nhanh, vui, nhưng không được để cho
siêu đất bị vỡ, đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ biểu diễn cho những gia chủ đặc biệt.
17

Trống đánh trong các cuộc múa sư tử gọi là Thất Tinh Cổ (trống bảy sao). Người
đánh trống phải là người trưởng phái, hoặc phụ tá thứ nhất của trưởng phái. Trống đánh
phải có bài bản, phù hợp với các bộ pháp như chào, lạy, nằm, leo lên, tuột xuống, lúc
khoan lúc nhặt, lúc dồn dập liên hồi như trống trận, mới diễn tả hết hùng khí của lân, oai
phong của sư. Ng
ười Trung Quốc tin rằng, chỉ cần nghe thấy giai điệu rộng ràng, vui tai
của Thất Tinh Cổ là có thể xua đi ám khí, nghinh đón tài lộc, may mắn.
2.1.3. Múa sư tử thể hiện lối tư duy tổng hợp kết hợp phân tích của người Trung
Quốc
Xét về loại hình văn hóa trong không gian văn hóa, Trung Quốc có nền văn hóa gốc
nông nghiệp trọng động. Trung Quốc có loại hình văn hóa chuyển tiếp trọng th
ế tục,
tương ứng với nó là lối tư duy tư duy tổng hợp kết hợp với phân tích rất rõ nét.
18

Cùng là nghệ thuật múa sư tử, nhưng lại có hai phong các tương đối khác biệt nhau.
Bắc sư thể hiện lối tư duy của người phía Bắc Trung Quốc thiên về phân tích, còn Nam sư
thể hiện cho lối tư duy của khối cư dân phía Nam sông Trường Giang (thuộc khối Bách
Việt ) thiên về tổng hợp.


17
Theo Lư Anh Cúc Mai 1992 : Múa Lân ngày tết, NXB Thông tin, trang số 7
18
Theo Trần Ngọc Thêm 2007 : Lý luận Văn hóa học (tập bài giảng), trang 61
18

Bằng lối tư duy thiên về phân tích, người phía Bắc Trung Quốc tạo ra con Sư trong
phái Bắc sư trông giống con sư tử thật, từ đầu sư, thân sư, đuôi sư, ngay cả giày của võ
sinh cũng phải có lông để giống với sư tử thật.
Múa sư tử ban đầu thịnh hành nhiều trong quân đội, sau đó trở thành thú tiêu khiển
trong cung đình nên cũng bị chi phối bởi văn hóa du mục phươ
ng Bắc. Đó là rất nguyên
tắc, bài bản, giữ niêm luật, ít phá cách. Trong khi con Lân bên phái Nam sư bản thân đã là
sự phá cách từ hình tượng con sư tử, sinh sau đẻ muộn mớixuất hiện vào thời kỳ đầu nhà
Minh, từ đó đến nay liên tục điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của các loại lễ
hội dân gian khác nhau, các nhu cầu đa dạng của gia chủ … Ví dụ : Cách đánh trống và
nh
ịp trống của Bắc sư hầu như giữ nguyên qua năm tháng, cơ cấu dàn nhạc khí cũng thế,
nhưng phái Nam sư thì từ 4 cách đánh trống Lân ban đầu, bây giờ có tới 12 cách đánh với
nhịp trống rất đa dạng. Đặc biệt là gần đây, tuy chưa phổ biến nhưng đã có đội Bắc sư đã
múa Lân theo cách đánh trống trong dàn nhạc Tây.
19

Trong nghệ thuật múa thì Bắc sư thiên về tả chân, tả thực, cụ thể, trọng yếu tố, nghĩa
là làm sao biểu diễn càng giống sư tử càng tốt, trong khi Nam sư thiên về tả ý, biểu trưng
nhiều hơn.
Bằng lối tư duy thiên về tổng hợp, người phía NamTrung Quốc đã sáng tạo ra hình
tượng con Lân – một loài vật được tổng hợp các đặc điểm của nhữ
ng loài động vật có thật
khác : thân hươu, đuôi trâu, móng ngựa, da vẩy cá, độc sừng, sắc vàng, có nhân tính …
Đây là một ví dụ rất điển hình của cách mà người Trung Quốc gọi là “tập mỹ”( 集美 : tập
hợp cái đẹp vào một hình tượng), một cách gọi khác của lối tư duy tổng hợp
20
.
Lối tư duy tổng hợp của người Trung Hoa thể hiện rất rõ nét qua việc sáng tạo ra các
chi tiết trang trí trên đầu Lân trong nghệ thuật múa Nam sư. Vì Lân là một linh thú, nên

trong nghệ thuật trang trí trên đầu Lân phải quy tụ đầy đủ bộ Tứ linh (Long – Lân – Qui –
Phụng). Sừng Lân, hai lỗ tai và đuôi kết thành hình tượng con rùa (Qui), Rồng (long) thể


19
Theo Lư Anh Cúc Mai 1992 : Múa Lân ngày tết, NXB Thông tin, trang số 9
20
Theo Vĩ Minh 2008 : Kỳ Lân Tại Thử, đăng trên web site Hoa Thanh Luận Đàn của Trung Quốc,
/>
19
hiện ở qua đường kéo dài từ khóe miệng Lân ra tận quai hàm, cuộn thành song long, mỗi
súc tu của Lân tượng trưng cho đầu một con rồng. Kết tinh độc đáo như thế, nên hình
tượng của Lân càng trở nên oai phong, kỳ diệu trước con mắt thẩm mỹ dân gian của
người Trung Quốc. Bất luận là Lân lớn hay nhỏ, thậm chí là Lân đồ chơi của trẻ con cũng
phải tuân thủ theo nguyên tắc tượng hình Tứ linh. Mọi sáng tạ
o đi lệch khỏi nguyên tắc
này đều bị coi là còn ngờ nghệch với nghệ thuật múa Lân, thậm chí còn bị cho là vô dụng,
bất kính.
21

Hệ quả của lối tư duy tổng hợp là tính biểu trưng, tả ý, tả thần trong nghệ thuật nói
chung, và môn nghệ thuật múa sư tử cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu so sánh hai
môn phái lớn trong múa sư tử thì Bắc sư thiên về tả thực hơn, còn Nam sư thiên về tính
biểu trưng tả ý hơn.
Muốn hiểu được nghệ thuật múa sư tử, nhất là múa Lân của phái Nam sư, ngườ
i xem
không những phải am hiểu lối biểu đạt của nghệ thuật biểu diễn mang nặng tính biểu
trưng, mà còn phải nắm được những điển tích liên quan đến từng cử chỉ, từng chủ đề hay
từng tiết mục. Ví dụ :
- Một con Lân biểu diễn gọi là “Độc chiếm ngao đầu": thể hiện tài tả xung hữu đột,

tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhả
y cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái
dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng.
- Hai con Lân biểu diễn gọi là "Song hỉ" : thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm
đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.
- Ba con Lân biểu diễn gọi là "Tam Tinh" : Ba con lân cùng múa với ba màu vàng,
đỏ, đen, tượng trưng cho Phúc tinh, Lộc tinh, Thọ tinh. Cũng là ba con Lân cùng múa,
cũng là ba màu vàng đỏ đen như
ng khác màu râu thì lại mang ý nghĩa khác. Một tiết mục
khác gọi là “Tam Anh” tượng trưng cho "Ðào viên kết nghĩa" , Lân mặt vàng, râu trắng
(Lưu Bị), Lân mặt đỏ râu đen (Quan Vũ) và lân mặt đen, râu đen (Trương Phi), ba con lân


21
Theo Lư Anh Cúc Mai 1992 : Múa Lân ngày tết, NXB Thông tin, trang số 5
20
cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa
thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.
- Bốn con Lân biểu diễn gọi "Tứ Quý hưng long", gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ,
đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, diễn tả sự sung mãn, trường thọ,
mạnh khỏe và hạnh phúc.
2.2. Vă
n hóa tổ chức
2.2.1. Biên chế tổ chức một đội múa sư tử
2.2.1.1. Biên chế đội Nam sư
Đối với Nam sư, mỗi khi cho một đầu Lân đi biểu diễn, biên chế một đội Lân tương
ứng ít nhất là 15 người, bao gồm :
- 2 người múa Lân (một người múa đầu, một người múa thân), cùng với 2 cặp khác
(4 người) dự bị để thay thế múa Lân khi 2 người kia bị mệt. V
ậy riêng khâu này

cần tất cả 6 người.
- 1 người đóng vai ông Địa (Đại Đầu Phật)
- Nhóm đánh cồng gồm 3 người, gồm 2 người dùng đòn gánh để gánh cồng, 1 người
đánh cồng
- 2 người thay phiên nhau đánh trống (1 người đánh, 1 dự bị)
- 1 người đánh chiêng
- 2 người đánh chập chõe
Khi đi biểu diễn, toàn đội mặc đồng phục là võ ph
ục giống nhau, đeo đai ở thắt lưng
cùng màu, duy chỉ khác nhau vị trí thắt đai lưng thể hiện vị trí khác nhau trong đội Lân.
Nếu thắt đai ở bên trái thì là võ sinh, là người biểu diễn múa Lân hoặc biểu diễn võ thuật,
nội công, thắt bên phải là bên nhóm phối nhạc chuyên đánh trống, đánh chiêng, và cồng,
chập chõe, thắt ở chính giữa bụng chính là đội trưởng hoặc chủ đoàn Lân.
22



22
Theo Su Hui Qing 1989 : The Lion Dance , Trung Hoa dân quốc kiều vụ xuất bản xã, TaiWan, trang 22
21
2.2.1.2. Biên chế đội Bắc sư
Đối với Bắc sư, mỗi lần đi diễn thường ít nhất là “song sư”(1 cặp sư tử), biên chế
một đội Sư tương ứng ít nhất 15 người bố trí như sau :
- “Song sư” do 4 người biểu diễn, cộng với ít nhất 4 người dự bị để thay thế khi mệt.
Như vậy, riêng nhóm này ít nhất là 8 người.
-
1 người “dẫn sư”( 引狮) : người này có vai trò giống ông địa bên Nam sư, thường
cần quả cầu thêu để vờn đôi sư tử
- 1 người đánh trống, 1 người dự bị
- 2 người đáng chiêng

- 2 người đánh chập chõe
Trống không những là nhạc cụ không thể thiếu, mà tiếng trống chính là linh hồn
trong trong nghệ thuật múa sư tử. Trống phải do những c
ơ sở chuyên là trống lân làm ra,
da trống phải chịu được lực đánh mạnh, liên tục và lâu. Thông thường, các đội múa sư tử
sử dụng trống dù tốt đến đâu cũng khỏang 1 năm là phải thay hoặc cho lại những đội đẳng
cấp thấp hơn, vì trống đánh khỏang một năm thì da trống mền, vỡ tiếng, độ vang xa
giảm … Cả phái Bắc sư hay Nam sư cũng đều có lệ, chỉ trưởng môn, hoặc phụ tá của
trưởng môn mới được đánh trống. Trống đánh phải có bài bản, phù hợp với các bộ pháp
của lân sư.
2.2.2. Chương trình biểu diễn
2.2.2.1. Chương trình của Nam sư
Nhìn chung, các buổi biểu diễn của Lân và Sư là tách biệt, nhưng cũng có khi, ban tổ
chức cho Lân và Sư cùng diễn chung với nhau.
Một chương trình biểu diễn củ
a phái Nam sư đầy đủ thường gồm 3 phần : Múa lân,
biểu diễn võ thuật, biểu diễn nội công.
a). Biểu diễn múa Lân :
Đầu tiên là điệu múa chào mừng gia chủ, rồi phỏng theo các điển tích mà biểu
diễn các điệu múa như :
22
- Lân xuất động (Lân ra khỏi hang sau khi tu hành thành công)
- Lân vờn ông Địa
- Lân ngủ
- Lân thức
- Lân ăn bắp cải, dưa hấu
- Lân đấu với Lân
- Lân qua cầu (Lân đi qua cầu thì thấy một con Lân khác ở dưới sông đang dữ dằn
nhìn mình, Lân liền nhảy xuống nước để đánh nhau với con kia, lúc đó mới biết đó
là hình ảnh của chính mình)

- Lân th
ượng đầu đài (Biểu diễn trên 3 cái bàn chồng lên nhau)
- Thái thanh : là tiết mục cuối cùng, Lân leo lên cây tre cao để ăn cờ, tiền bồi dưỡng
của gia chủ.
b). Biểu diễn võ thuật : Các võ sinh biểu diễn cái bài quyền tay không và có binh
khí, biểu diễn nhào lộn.
c). Biểu diễn nội công
Gồm hai phần : Phần công phá như chặt gạch, bẻ sắt, dùng đầu đập bể một số đồ
vật, tay không bóc vỏ dừa … và phần thể hiện sức chịu đựng dẻo dai của người dày công
tập luyện đâm giáo vào cổ, nằm bàn chông cho người khác đập vỡ khối bê tông trên
bụng …
23

2.2.2.2. Chương trình của Bắc sư
Chương trình biểu diễn của phái Bắc sư chủ yếu là phần biểu diễn của đôi sư tử,
dưới sự dẫn dắt của người cầm quả tú cầu. Đầu tiên cũng là điệu múa chào mừng gia chủ,
rồi phỏng theo các điển tích mà biểu diễn các điệu múa như :
- Sư tử vươ
n vai
- Sư tử gãi
- Sư tử liếm lông


23
Theo Lư Anh Cúc Mai 1992 : Múa Lân ngày tết, NXB Thông tin, trang số 8
23
- Sư tử ăn
- Sư tử tắm
- Sư tử vồ mồi
- Sư tử ngậm tú cầu

- Sư tử lăn
- Song sư vờn nhau
- Song sư tranh cầu
- Song sư đứng trên quả cầu tròn
- …
Nét chủ đạo của phái Bắc sư là cố gắng biểu diễn cho thật giống các
động tác, tư thế
của sư tử thật, thể hiện thần oai, cái dũng mãnh của sư tử.
24

2.2.3. Tính tôn ty trong giới múa Sư tử
Hoạt động trong giới múa sư tử phải tuân theo luật bất thành văn của giới, trong đó
có luật quy định về màu râu. Các đội lân thường được chia thành ba loại : Lân “con”, lân
“cha”, lân “tiền bối”. Đội Lân có thời gian hoạt động dưới 10 năm được xếp vào loại lân
“con”, trên 10 năm là lân “cha”, trên 20 năm gọi là lân “tiền bối”. Lân con chỉ được đeo
râu đen, lân cha deo râu màu xám, chỉ có lân tiền bối mới
được đeo râu bạc. Trên đường
nếu gặp nhau thì lân râu đen phải chào lân râu bạc và râu xám, lân “cha” cũng phải cung
kính chào đội lân “tiền bối”
25
. Có nhiều trường hợp xử sự không đúng luật trên mà các
đội lân đã “dạy nhau” bằng những trận ẩu đả để duy trì thứ bậc.
Từ luật lệ này, người ta có thể đánh giá được phần nào trình độ của các đội Lân.
Ngoài việc xem râu xám hay là râu bạc để biết “thâm niên hoạt động” của đội Lân, người
ta cũng căn cứ vào số cờ xí, xem đội Lân ăn cờ có gọn gàng không, khi pháo nổ có sung
hay không …

24
Theo Liu Xiang 2009 : Giới thiệu về múa sư rồng Trung Hoa, đăng trên mạng Đông Phương,
/>

25
Theo Lư Anh Cúc Mai 1992 : Múa Lân ngày tết, NXB Thông tin, trang số 10
24
Ở Việt Nam cũng có luật tương tự. Cụ Hồ Thái Nghi - 90 tuổi - hiện ở tại đường
Phan Đăng Lưu, Huế, chủ đoàn Lân có tên “Thái Nghi Đường”, chuyên biểu diễn cho
Vua nhà Nguyễn xem. Đoàn Lân gia đình cụ cũng thường có mặt phục vụ trong các dịp
Vua đón sứ thần nước ngoài hoặc mừng thọ Vua, mừng thọ Thái Hậu. Cụ Hồ Thái Nghi
cho biết: “Ngày xưa Đoàn múa Lân cũng có đẳng c
ấp. Đẳng cấp này phân biệt dựa trên
màu lông lợp trên cặp lông mày của con Lân. Thường có 3 đẳng cấp : Râu trắng trên 25
năm, râu đỏ trên 10 năm và râu đen trên 5 năm. Không phải ai muốn làm đầu Lân theo
màu nào cũng được đâu”. Ngày nay, đầu Lân ở Huế được làm nhiều màu hơn, người múa
cũng không còn phân biệt đẳng cấp10 năm hay 20 năm.Tuy nhiên, nếu so với cách làm
đầu Lân của Sài Gòn thì đầu Lân Huế vẫn còn giữ những nét chủ yếu của ngày xư
a.
26

2.3. Văn hóa ứng xử
Múa sư là một trong những hoạt động thường xuyên của người Trung Hoa trong ứng
xử với môi trường xã hội.
2.3.1. Múa sư tử thúc đẩy sự giao lưu giữa các cộng đồng trong xã hội
Mỗi cộng đồng người Hoa đều tổ chức đội Lân Sư của riêng mình, tùy vào đặc điểm
cụ thể mà đội Lân Sư của mỗi cộng
đồng có phong cách và quy mô khác nhau để phục vụ
hoạt động giải trí hội hè cho cộng đồng mình, ít khi nào họ mời đội Lân Sư của cộng đồng
khác. Tuy nhiên, để tăng cường sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau về nghệ thuật múa Lân Sư
giữa các cộng đồng, họ thường tổ chức các cuộc thi với nhau. Vì thế, múa sư tử là nhân tố
giúp các cộng đồng người Hoa tăng cường sự giao l
ưu, học hỏi nhau, có tác dụng đặc biệt
trong việt cố kết cộng đồng. Tùy theo không gian, tùy theo ý nghĩa của lễ hội mà người ta

tổ chức các cuộc thi có quy mô lớn nhỏ khác nhau cho phù hợp. Phần thưởng tuy không
có giá trị lớn, nhưng nó là niềm tự hào của cả một cộng đồng đoạt giải, danh tiếng của đội
Lân Sư và cộng đồng đó cũng tăng theo.
Múa sư tử
ngày nay không chỉ là nghệ thuật biểu diễn mà còn được đưa vào hệ
thống thi đấu chính thức ở các quốc gia có đông người Hoa sinh sống. Tại Đại hội thể


26
Theo Nét Cố Đô 2007 : Giá trị nghệ thuật trong điệu múa Lân cung đình Huế, đăng trên web site :
/>
25
thao châu Á trong nhà lần thứ 3, múa Lân, Rồng được đưa vào hệ thống thi đấu chính
thức, diễn ra từ ngày 30/10 đến hết ngày 6/11/2009 tại nhà thi đấu Nguyễn Du, TP.HCM
với 3 nội dung: múa Rồng, Múa Sư phương Bắc và múa Lân phương Nam. Tham dự giải
có 220 vận động viên đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ là: Trung Quốc, Malaysia, Thái
Lan, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao và Việt Nam.
2.3.2. Múa sư tử trong các lễ hội nông nghiệp, lễ hội tín ngưỡng dân gian
Trung Quốc có nền vă
n hóa mấy ngàn năm lịch sử, có rất nhiều lễ hội nông nghiệp
và các lễ hội tín ngưỡng dân gian. Lễ hội có thường có 2 phần : phần lễ và phần hội,
thông thường sau phần lễ sẽ là phần biểu diễn của đội múa sư tử để khai mạc phần hội.
Cũng có khi sau phần biểu diễn múa sư tử để tạo không khí, gây chú ý cho đám đông, sau
đó ngừoi ta mới bắt đầu phần lễ, sau phần lễ thường là các mục biểu diễn võ thuật và nội
công đan xen vào các tiết mục khác của phần hội. Có thể nói, nhờ có múa sư tử mà các lễ
hội của người Hoa có màu sắc và không khí rất đặc trưng, khó mà nhầm lẫn với lễ hội của
các dân tộc khác.
Sự phát triển của nghệ thuật múa sư tử cũng có quan hệ chặt chẽ với các lễ hội tín
ngưỡng dân gian, nhất là các tín nguỡng mang màu sắc Phật giáo dân gian, tín nguỡng thờ
Ngũ Hổ và thờ vật tổ là hổ -sư tử.

Múa sư tử có từ thời Tam Quốc, nhưng mãi đến thời Nam –Bắc triều nó được tách ra
thành một môn nghệ thuật độc lập và bắt đầu được biểu diễn rộng rãi, thịnh hành nhất là
vào đời nhà Đường, phát triển mạnh mẽ sang các nuớc b
ắt đầu từ cuối thời nhà Minh đầu
đời nhà Thanh. Trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển, không thể phủ nhận vai trò của
Phật giáo.
Theo thần thoại Ấn Độ, sư tử là một trong những kiếp hóa thân của thần Visnu, vì
sùng bái Visnu nên được Visnu ban cho phép trường sinh. Phật giáo Ấn Độ ra đời trên cơ
sở tiếp thu rất nhiều tín điều của Ấn Độ giáo, vì thế trong giai đoạ
n đầu, các Phật tử cũng
rất sùng bái con sư tử. Còn trong niềm tin của Phật giáo, sư tử là vật cưỡi của Văn Thù Bồ
Tát, cũng là con vật thiêng. Cùng với sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Trung Quốc,

×