Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.16 KB, 24 trang )

1
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. Tổng quan tình hình hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2006-2011
1.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2011
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011, Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 1
ngân hàng chính sách, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 văn
phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Để có thể xét tính chuyển biến về cơ cấu của hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011, ta xem bảng 1
Bảng 1: Tổng hợp cơ cấu ngân hàng Việt Nam
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
NHNN 6 5 5 6 5 5
NHTMCP 37 38 39 39 39 35
NH liên doanh 6 6 6 6 6 4
NH nước ngoài 0 0 5 5 5 5
Nguồn: Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
Xét trong giai đoạn 2006-2011, ta có thể thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự
chuyển biến về cơ cấu cũng như số lượng ngân hàng. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 50 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đặt ra nhiều thách thức và
cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Năm 2007, ngân hàng Công Thương Việt Nam thực hiện bán cổ phiểu ra công chúng
lần đầu tiên, chính thức chuyển đổi từ ngân hàng quốc doanh sang mô hình ngân hàng
thương mại cổ phần. Năm 2008, thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, NHNNVN chính
thức cấp phép thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài bao gồm: ngân hàng ANZ Việt
Nam, ngân hàng Hong Leong Việt Nam, ngân hàng Stardard Chartered Việt Nam, ngân
hàng HSBC Việt Nam, ngân hàng Shinhan Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian gần đây
chứng kiến việc hợp nhất của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Cuối năm 2011, ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) ra đời từ sự hợp nhất tự nguyện của 3 ngân hàng : Ngân
hàng Đệ Nhất, Việt Nam tín nghĩa và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) làm giảm số lượng
ngân hàng thương mại cổ phần còn 35 ngân hàng. Điều đó cho thấy hệ thống ngân hàng
Việt Nam đang từng bước tiến tới việc cơ cấu lại để có thể đủ sức cạnh tranh trong môi


trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt và bình đẳng hơn.
Trang 1
2
1.2 Tổng quan tình hình tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, thanh khoản và tỷ lệ nợ
xấu
1.2.1 Tín dụng và huy động vốn
Biểu đồ 1: Tình hình tín dụng và huy động vốn giai đoạn 2006-2011
Tăng trưởng tín dụng và huy động giai đoạn 2006-2010 luôn ở mức cao. với đặc trưng
của một nên kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của Việt Nam luôn ở
mức cao trên 20% trong suốt giai đoạn từ năm 2006 đến 2010. So với các nước trong khu
vực thì tăng trưởng tín dụng và huy động của Việt Nam là cao hơn nhiều. đây là nhân tố
đóng góp vào sự phát triển nhanh của nên kinh tế trong giai đoạn này thể hiện ở việc tốc độ
tăng GDP năm 2007 đạt đỉnh 8.5% vào năm 2007. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng
trong giai đoạn này cũng chính là nguyên nhân đãn đến tình trang bong bóng tài sản mà
nhiều nước gặp phải. thể hiện rất rõ là việc sụt giảm rõ rệt trong tốc độ tăng trưởng tín dụng
vào năm 2011 chỉ còn 10.9%. bên cạnh đó, với tốc độ tăng trưởng tín dụng bất ổn của Việt
Nam đã làm gia tăng rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Đây cũng chính là lý do
mà một loạt các tổ chức quốc tế như Fich Rating, S&P và Moody’s đã hạ bậc xếp hạng tín
dụng của Việt Nam.
1.2.2 Thanh khoản:
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, biểu hiện qua
việc thị trường LNH thời gian qua có những biến động lớn. Gần đây, thị trường LNH chứng
kiến sự rối loạn chưa từng có khi niềm tin sụt giảm nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử
hệ thống ngân hàng Việt Nam, vay trên thị trường II phải có thế chấp và điều đáng quan
ngại là tỷ lệ nợ xấu trên thị trường này vẫn tiếp tục tăng nhanh. Hệ quả là hiện tượng chiếm
dụng vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng diễn ra khá phổ biến, kéo theo hiện tượng căng thẳng
thanh khoản (ban đầu chỉ diễn ra ở một số ngân hảng nhỏ nay đã lan ra toàn hệ thống ngân
hàng); đồng thời căng thẳng thanh khoản từ chỗ chỉ diễn ra với kỳ hạn dài nay đã diễn ra
đối với tất cả các kỳ hạn, kể cả kỳ hạn ngắn. Thanh khoản căng thẳng, nợ xấu (cả thị trường
1 và thị trường 2) tăng cao làm lãi suất huy động và cho vay không thể hạ được mặc dù lạm

phát đang có xu hướng giảm khá nhanh.
Trang 2
3
Áp lực thanh khoản cũng có thể được nhìn nhận dựa vào việc chỉ tiêu cho vay/huy động
(LDR) đang có xu hướng tăng cao. Áp lực thanh khoản một mặt đẩy mặt b~ng lãi suất tăng
cao do các NHTM cạnh tranh huy động tiền gửi, mặt khác gây nhiều rủi ro cho hệ thống ngân
hàng khi CSTT được thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Về nguyên nhân, có thể thấy, việc tín
dụng luôn tăng nhanh hơn M2 cũng góp phần làm tăng áp lực lên thanh khoản của hệ thống.
Bảng 2: Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: %
Năm 2008 2009 2010 2011
LDR 0,95 1,01 1,01 1,02
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ quốc gia.
1.2.3 Tỷ lệ nợ xấu
Tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng không tốt của các
NHTM Việt Nam, là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua.
Mặc dù ý thức được điều này, NHNN đã yêu cầu các NHTM hạn chế tăng trưởng tín dụng
quá cao, nhưng trong thực thế tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn luôn ở mức trên 20% trong
10 năm gần đây. Việc cho vay ồ ạt trong những năm trước, cộng thêm với sự việc của
Vinashin gần đây đã để lại nhiều hệ lụy, trong đó có việc gia tăng nợ xấu trong thời gian
qua.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2011
Nhìn vào biểu đồ 2 ta có thể thấy: Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 giảm so với năm 2006
nhưng bước qua năm 2008 với ành hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và bất ổn kinh
tế vĩ mô tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng tăng cao lên tới 3.5%. Năm 2009 kinh tế phục
hồi, nợ xấu đã giảm nhưng lại có xu hướng tăng trong hai năm gần đây và 2011 tỷ lệ này cao
nhất trong giai đoạn này (3.6%).
Có thể thấy, đây là hệ quả của những rủi ro chéo giữa thị trường tiền tệ và các thị
trường chứng khoán và bất động sản:
- Trong một thời gian dài, các CTCK đã tiến hành huy động vốn dưới nhiều hình thức, không

loại trừ vay vốn ngân hàng, sau đó cho nhà đầu tư chứng khoán vay lại thông qua các
Trang 3
4
nghiệp vụ như repo, margin… Do thị trường suy giảm nhanh, trong khi các công ty chứng
khoán còn thiếu kinh nghiệm trong quản trị rủi ro nên nhiều khoản vay của các nhà đầu tư
trở thành những khoản nợ không thể chi trả.
- Lĩnh vực bất động sản có một giai đoạn bùng nổ, thu hút một nguồn lực tín dụng, đầu tư rất
lớn; tuy nhiên, do giá cả giảm mạnh, các doanh nghiệp không thể bán hàng để thu hồi vốn
và trả nợ ngân hàng cũng như tiến hành các dự án đầu tư dang dở.
Những bất cập kể trên góp phần không nhỏ vào việc làm tăng nợ đọng, nợ xấu của hệ thống
ngân hàng. Cùng với triển vọng khá ảm đạm của hai thị trường này, dự báo nợ xấu của hệ
thống ngân hàng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
1.3. Tổng hợp hoạt động của các ngân hàng giai đoạn 2006-2011
Trong năm 2006 – 2007 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy
nhiên, trong năm 2008 xảy ra khủng hoảng, lạm phát tăng mạnh, lãi suất tiền gửi và tiền vay
tăng cao, lãi suất cơ bản điều chỉnh nhiều lần, thanh khoản có lúc thiếu hụt, tăng trưởng tín
dụng bị kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cuối năm 2008 là 3.6%,
tăng so với 2% của năm 2007. Nhưng nhờ khả năng thích ứng được với khó khăn, ngành
ngân hàng đã vượt qua trở ngại và tiếp tục hoạt động ổn định.
Năm 2009, với sự can thiệp mạnh tay của Chính phủ tại hầu hết các quốc gia trên thế
giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, nền kinh tế dần hồi phục
sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu. N~m trong xu thế chung đó, kinh tế Việt
Nam cũng đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5.3% cả năm
2009, lạm phát duy trì mức thấp 6.52%. Mặc dù vậy, nhìn toàn cảnh thị trường ngân hàng
năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến lãi biên, lợi nhuận cũng
như tăng trưởng quy mô của các ngân hàng. Trong đó nổi lên là các vấn đề căng thẳng
ngoại tệ; sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm.
Trong năm 2010, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong đó có nhiều sự kiện nổi
bật như: lạm phát tăng mạnh, chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng… Thông tư 13 ban hành
ngày 20/5 về tăng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) từ 8% lên 9% và áp dụng các tỷ lệ mới về tính hệ

số rủi ro đối với khoản vay ngân hàng và bất động sản. NHNN sửa đổi thành Thông tư 19
áp dụng ngày 01/10/2010.
Năm 2011 là một năm có quá nhiều sự kiện quan trọng, có nhiều thay đổi và xáo trộn
trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đây là năm chuyển giao 2 nhiệm kỳ thống
Trang 4
5
đốc ngân hàng. Năm 2011 là năm có tín dụng, cung tiền thấp, xảy ra tình trạng căng thẳng
trần lãi suất và xuất hiện hiện tượng tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng với việc hợp nhất 3
ngân hàng.
2. Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại TPHCM giai đoạn 2006-2011
Để phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Tp Hồ Chí Minh, nhóm đã
chọn ra một số chỉ tiêu để đánh giá: ROA, ROE, NIM, NNIM, tổng thu nhập/ tổng chi phí,
tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, dư nợ/ tổng nguồn vốn, dư nợ/ vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ
lệ nợ xấu. trong bai phân tích, nhóm chon ra 10 ngân hàng để đánh giá hiệu quả hoạt động
bao gồm: BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Vietcombank, Viettinbank, Sacombank,
MBBank, Navibank và SHB
2.1. Phân tích ROA, ROE
Bảng 3: Tổng hợp ROE, ROA hệ thống NHTM tại TP HCM giai đoạn 2006-2011
Bảng tổng hợp 2006 2007 2008 2009 2010 2011
ROE
trung bình ngành 22.05% 17.67% 17.79% 19.12% 19.16% 14.89%
Khối ngân hàng thương
mại nhà nước 21.74% 16.38% 17.15% 20.42% 20.60% 13.12%
Khối ngân hàng thương
mại cổ phần 23.17% 20.80% 19.27% 16.72% 17.10% 16.66%
ROA
Trung bình ngành 1.37% 1.27% 1.26% 1.35% 1.34% 1.16%
Khối ngân hàng thương
mại nhà nước 1.28% 1.03% 1.04% 1.27% 1.40% 0.79%
Khối ngân hàng thương

mại cổ phần 1.66% 1.85% 1.75% 1.49% 1.26% 1.53%
Hình 3: Biểu đồ ROE qua các năm
Hình 4: Biểu đồ ROA qua các năm
Trang 5
6
Chỉ tiêu ROA và ROE dùng để đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của ngân
hàng dựa trên lợi nhuận sau thuế mà ngân hàng đó tạo ra. Nó không đánh giá được một cách
cụ thể nhưng nó là cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong 2 năm
khủng hoảng 2007 và 2008, ROE từ trên 22% giảm xuống còn dưới 18%. Hai năm này thì
khối ngân hàng thương mại nhà nước là giảm mạnh nhất về lời nhuận xuống khoảng 17% .
Trong khi đó khối ngân hàng thương mại cổ phần thì có giảm nhưng không mạnh.
Trong năm 2009 và 2010 thì khối ngân hàng thương mại nhà nước đang trên đà khôi phục
ROE trên 20% và ROA là trên 1,2% thì khối ngân hàng thương mại cổ phần lại có xu hướng
sụt giảm. Một phần vì hệ thống các ngân hàng TMCP với nhiều ngân hàng nhỏ và sức cạnh
tranh trên thị trường là không cao nên lợi nhuận các ngân hàng này nhìn chung là thấp và
ảnh hưởng tới trung bình của nhóm ngân hàng TMCP và cả trung bình ngành còn nhìn
chung với các chỉ tiêu và những cách đánh giá khác thì khối ngân hàng thương mại nhà
nước luôn đảm bảo được mức tăng trưởng điều đặn cùng với sự khôi phục của thị trường.
Tuy nhiên bước sang năm 2011 lại chứng kiến sự sụt giảm về hai chỉ số này đặc biệt là khối
ngân hàng thương mại nhà nước.
2.2. Phân tích tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng x 100%
NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011
BIDV 33.80% 21.97% 28.21% 23.15% 15.64%
EXIMBANK 80.77% 15.07% 80.77% 62.44% 19.76%
ACB 86.96% 9.50% 79.02% 39.83% 17.91%
TECHCOMBANK 135.58% 27.01% 59.81% 27.29% 19.88%
VIETCOMBANK 39.25% 15.67% 25.56% 24.85% 18.44%
VIETINBANK 27.50% 18.16% 35.13% 43.53% 25.29%
SACOMBANK 147.24% -1.07% 70.41% 38.27% -4.89%

MBBANK 99.70% 37.25% 87.97% 64.92% 21.00%
NAVIBANK
1131.73
% 25.46% 81.93% 8.10% 19.95%
SHB 49.46%
105.17
% 90.01% 19.64%
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho ta biết được tốc độ gia tăng dư nợ của các ngân hàng.
Nhìn vào toàn bộ số liệu ta thấy có các ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các năm như là
BIDV, Vietconbank, Vietinbank, còn lại các ngân hàng còn lại có tăng trưởng lên xuống
Trang 6
7
qua các năm với biên độ lớn như Navibank, ACB, Eximbank… Tuy vậy, sự tăng trưởng dư
nợ tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào thị trưởng, đồng thời chính sách của từng ngân hàng
cũng tác động đến tỷ lệ này. Mặc dù vây, việc tăng trưởng phải luôn đi đôi với an toàn, tức
ngân hàng phải tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng của mình để tránh nguy cơ ruit ro
tín dụng luôn đe dọa các ngân hàng.
2.3. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn x 100%
NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011
BIDV 41.51% 27.47% 23.72% 19.34% 14.73% 14.71%
EXIMBANK 1.56% 1.51% 7.90% 2.44% 1.81% 3.00%
ACB 0.57% 0.60% 2.03% 0.99% 0.58% 1.21%
TECHCOMBAN
K 6.63% 7.70% 8.13% 6.61% 10.99% 8.15%
VIETCOMBANK 10.48% 5.34% 7.33% 8.14% 12.02% 16.74%
VIETINBANK 6.46% - 5.10% 1.63% 1.68% 2.80%
SACOMBANK 0.96% 0.38% 0.96% 0.82% 0.58% 0.89%
MBBANK 7.20% 3.78% 8.53% 4.35% 2.54% 5.66%
NAVIBANK 2.17% 1.03% 3.40% 3.70% 4.00% 2.70%

SHB 0.62% 4.54% 3.23% 3.85% 5.98%
Đây là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của các ngân hàng. Nếu
ngân hàng nào có tỷ lệ này quá cao thì đang đối mặt với rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Ở
đây, ta có thể thấy BIDV có tỷ lệ nợ quá hạn rất khủng. Bên cạnh đó cũng có các ngân hàng
có tỷ lệ nợ quá hạn cao như Vietconbank, Techcombank, MB. Theo quy định quốc tế thì tỷ
lệ quá hạn của ngân hàng không được vượt quá 5%. Do đó, các ngân hàng đang có tỷ lệ nợ
quá hạn cao cần có biện pháp thích hợp và kịp thời để khắc phục tình trạng này cũng nhưng
tránh rủi ro tín dụng và rớt điểm xếp hạng ngân hàng.
2.4. Phân tích tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu x 100%
NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011
BIDV 12.19% 4.51% 3.25% 2.91% 2.97% 3.21%
EXIMBANK 0.85% 0.88% 4.71% 1.83% 1.42% 1.61%
ACB 0.16% 0.11% 0.73% 0.50% 0.34% 0.89%
TECHCOMBAN
K 3.89% 4.28% 2.56% 2.52% 2.11% 2.13%
Trang 7
8
VIETCOMBANK 2.66% 3.29% 4.61% 2.47% 2.91% 2.03%
VIETINBANK 1.41% 1.02% 1.81% 0.61% 0.66% 0.75%
SACOMBANK 0.73% 0.23% 0.60% 0.64% 0.54% 0.59%
MBBANK 2.90% 1.03% 1.83% 1.58% 1.26% 1.59%
NAVIBANK 1.04% 0.16% 2.91% 3.00% 2.94% 1.69%
SHB 0.50% 1.89% 2.79% 1.40% 2.23%
Luôn đồng hành với tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ nợ xấu. Đây là chỉ tiêu cụ thể hơn, đánh giá
sát hơn về chất lượng tín dụng của một ngân hàng và theo quy định thì tỷ lệ này đối với
ngân hàng không được vượt quá 3%. Xét trong nhóm khảo sát thì BIDV do có tỷ lệ nợ quá
hạn quá khủng nên không thể tránh khỏi tỷ lệ nợ xấu cao. Chỉ có 2 năm 2009 và 2010 là
đúng quy định nhưng cũng rất sát chuẩn. Còn lại nhìn chung các ngân hàng đều có tỷ lệ nợ
xấu n~m trong tầm kiểm soát được. Đặc biệt ta thấy Sacombank có tỷ lệ nợ xấu rất thấp.

Điều này cho thấy hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Sacombank cũng như chất lượng
của cán bộ tín dụng mà các ngân hàng nên học hỏi thêm.
2.5. Phân tích tỷ lệ thu nhập/ chi phí.
Tỷ lệ thu nhập/ chi phí x 100%
NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011
BIDV
144.03
% 141.11% 124.80% 126.64% 120.11% 122.00%
EXIMBANK
147.64
% 145.64% 136.58% 150.10% 144.66% 130.21%
ACB
129.87
% 147.59% 126.48% 131.32% 123.25% 118.14%
TECHCOMBANK
134.40
% 136.64% 140.71% 180.87% 132.07% 126.40%
VIETCOMBANK
409.06
% 375.55% 344.91% 265.80% 251.88% 260.89%
VIETINBANK
213.13
% 240.38% 175.35% 171.55% 206.52% 246.46%
SACOMBANK
140.68
% 157.86% 129.75% 163.37% 159.95% 157.52%
MBBANK
176.58
% 174.79% 173.86% 201.64% 178.66% 165.73%
NAVIBANK 177.93 125.59% 103.53% 116.42% 116.40% 116.40%

Trang 8
9
%
SHB 51.50% 120.67% 190.78% 121.24% 143.23%
Tỷ lệ này cho ta biết để có được thu nhập như vây thì ngân hàng phải bỏ ra tương ứng
bao nhiêu chi phí. Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Nhìn tổng thể thì các ngân hàng trong nhóm
đều có tỷ lệ thu nhập trên chi phí cao hơn 1. Điều này cho thấy hiệu quả trong hoạt động của
ngân hàng.
2.6. NIM
NIM x 100%
NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011
BIDV 2.18% 2.49% 2.65% 2.47% 2.63% 3.25%
EXIMBANK 2.38% 2.23% 3.13% 3.50% 2.46% 3.16%
ACB 0.20% 1.72% 3.14% 2.09% 2.37% 3.01%
TECHCOMBAN
K 2.78% 2.44% 3.08% 2.83% 2.39% 3.33%
VIETCOMBANK 2.58% 2.26% 3.26% 2.81% 2.83% 3.41%
VIETINBANK 2.73% 2.92% 3.87% 1.92% 3.44% 4.57%
SACOMBANK 3.23% 1.97% 2.06% 2.59% 2.97% 4.53%
MBBANK 3.00% 2.22% 3.40% 2.79% 3.47% 4.09%
NAVIBANK 2.81% 0.85% 2.05% 1.59% 2.65% 3.52%
SHB 0.87% 1.30% 2.66% 2.71% 3.01%
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cho ta biết được suất sinh lời từ tài sản có sinh lời của
ngân hàng. Do đó, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Các ngân hàng trong nhóm đều có tỷ lệ trong
mức vừa phải cho thấy tài sản chưa được tận dụng triệt để, nên cần có biện pháp để nâng
cao suất sinh lời từ tài sản có sinh lời của ngân hàng.
2.7. NNIM
NNIM x 100%
NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011
BIDV 1.48% 1.44% 0.87% 0.92% 0.63% 0.68%

EXIMBANK 1.30% 0.98% 1.19% 0.92% 0.60% 0.51%
ACB 2.03% -0.17% -0.19% 0.03% -0.60% -1.09%
TECHCOMBAN
K -1.22% -1.09% -1.01% -0.96% -0.83% -1.35%
VIETCOMBANK 0.99% 1.19% 1.14% 1.21% 1.15% 0.67%
VIETINBANK 0.79% 1.22% 0.81% 0.42% 0.79% 0.53%
SACOMBANK -0.34% 0.30% 0.99% 0.93% 0.84% 0.97%
Trang 9
10
MBBANK 0.24% 0.57% 0.69% 0.78% 0.67% 0.58%
NAVIBANK 2.03% 0.34% 0.67% 0.43% 0.23% 2.79%
SHB 0.77% 1.38% 2.47% 0.11% 2.79%
NNIM là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên. Nó cho ta biết suất sinh lời của tổng tài
sản không tính đến thu nhập lãi. Thông thường NNIM < NIM bởi vì hoạt động mang lại lợi
nhuận chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Do đó, thu nhập từ lãi sẽ lớn hơn thu
nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, để nâng cao lợi nhuận ngân hàng thì ban lãnh đạo ngân hàng cần
có chính sách thích hợp để đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng mình theo nhiều hướng vì
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại TPHCM hiện nay
3.1. Nhân tố khách quan
3.1.1. Nội lực của các NHTM
Ngành ngân hàng của Việt Nam phát triển khá muộn so với các nước trên thế giới và
khu vực, đến đầu những năm 1990 thì hoạt động của ngành ngân hàng mới thật sự nở rộ,
thời gian này nhiều ngân hàng được thành lập. Do đó ngân hàng Việt Nam có xuất phát
điểm thấp, tiềm lực vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng còn lạc hậu, trình độ quản lý
còn yếu kém hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới.
3.1.2. Nguyên nhân từ môi trường kinh tế không ổn định
Giai đoạn 2006-2011 là giai đoạn nền kinh tế có những biến động khó lường. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân
7,38%/năm giai đoạn 2000-2005 và có xu hướng giảm dần: từ mức bình quân 8,34%/năm giai

đoạn 2006-2007 xuống mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89% năm 2011.
Vấn đề nóng trong giai đoạn 2006 đến nay là tình hình lạm phát, lạm phát của VN
nhìn chung đều ở mức 2 con số (ngoại trừ năm 2009) với mức tăng trung bình là
11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001-2005. Trong suốt
thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất tới kinh tế Việt
Nam khi thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Trong những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá
mạnh. Cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức
Trang 10
11
lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm. Giai đoạn tiếp theo, do chịu ảnh hưởng từ khủng
hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường đi
xuống mạnh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Những dấu hiệu phục hồi được xác lập
vào nửa cuối của năm 2009 với mức tăng khá cả về chỉ số cũng như khối lượng giao dịch,
nhưng sau đó thị trường trở lại với sự gi~ng co với xu thế giảm trong suốt năm 2010 và
giảm mạnh trong 2011.
3.1.3. Nguyên nhân từ môi trường pháp lý chưa thuận lợi
Các NHTM gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành khi đối diện với hệ
thống pháp lý của Việt Nam:
Nhiêu khê trong áp dụng thi hành luật pháp: Luật và các văn bản có liên quan của
VN không đồng bộ, và còn nhiêu khê, cụ thể là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB
nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên để thực hiện được điều này thì rất khó
và tốn nhiều thời gian.
Vẫn chưa có hiệu quả trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN: Mô hình tổ
chức của thanh tra NH còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, hoạt động thanh tra giám sát
thường chỉ tại chỗ là chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý những việc đã phát sinh, ít có
khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
3.2.1. Tổ chức bộ máy NHTM TPHCM còn nhiều bất cập

Mô hình tổ chức hiện nay của hầu hết các NHTM TPHCM được tổ chức theo kiểu
truyền thống đó là căn cứ vào loại hình nghiệp vụ để phân định chức năng các phòng ban.
Trong khi các ngân hàng tiên tiến, các hoạt động hướng tới khách hàng của họ được phân
theo tiêu thức đối tượng khách hàng – sản phẩm nh~m đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của
khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Trong điều kiện các NHTM hoạt
động với quy mô nhỏ, tính chất đơn giản như hiện nay thì mô hình trên vẫn tỏ ra phù hợp
với mức độ tập trung quyền lực cao. Song khi ngân hàng phát triển với quy mô ngày càng
Trang 11
12
lớn, khối lượng và tính chất công việc ngày càng nhiều và phức tạp thì mô hình trên sẽ bộc
lộ những điểm bất hợp lý.
3.2.2. Năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế
Các công cụ và cách thức quản lý điều hành còn chưa theo kịp yêu cầu của NHTM
hiện đại. Chiến lược kinh doanh chủ yếu theo chiều rộng chứ không phải theo tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế. Hệ thống thông tin theo dõi nợ, quản lý rủi ro không kịp thời chính xác
dẫn đến sự thiếu minh bạch. Trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa đáp ứng được yêu
cầu quốc tế, chưa được đào tạo một cách bài bản chuyên nghiệp nên tầm nhìn còn hạn chế,
các chính sách đưa ra chưa ứng biến được với sự thay đổi bất ngờ của nền kinh tế.
3.2.3. Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được yêu
Hiện nay chất lượng và trình độ của cán bộ các ngân hàng được đặc biệt quan tâm và
coi đó là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong thời gian qua
do các ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động quá nhanh do vậy có nhu cầu tuyển dụng
thêm cán bộ tăng mạnh tuy nhiên việc tuyển dụng cán bộ nhân viên vẫn theo truyền thống
kiểu cũ, trình độ còn hạn chế. Như nhiều cán bộ ngân hàng không có trình độ ngoại ngữ hay
khả năng sử dụng công nghệ thông tin. Số người hiểu biết tường tận luật quốc tế, các quy
định chung của tổ chức thế giới không nhiều. Vậy nên việc tiềm ẩn nhiều rủi ro hoạt động
do cán bộ gây ra là rất cao.
3.2.4. Năng lực cạnh tranh của các NHTM TPHCM vẫn còn yếu
Vì Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO nên các ngân hàng nước ngoài sẽ được tạo
nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào lĩnh vực ngân hàng của nước ta. Điều này tạo ra

sức ép cạnh tranh rất lớn, các ngân hàng nước ngoài có rất nhiều điểm mạnh về trình độ
lãnh đạo, cơ sở hạ tầng, vốn và phương thức quản trị so với Việt Nam. Rõ ràng các ngân
hàng nội của chúng ta sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu
chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, kiểm
toán nội bộ… Các lĩnh vực mà ngân hàng trong nước vẫn chưa cạnh tranh được với các
ngân hàng nước ngoài đó là: thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự án….
Trang 12
13
4. Những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động NHTM ở TPHCM
Với mục tiêu đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của mỗi NHTM nói riêng
và toàn bộ hệ thống nói chung, cần chú ý đến các giải pháp sau:
Một là, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự tăng trưởng của hoạt động NH,
đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật phù hợp với các cam kết khi hội
nhập. Nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn Luật ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ
chức tín dụng, tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và chuẩn xác thông tin về hoạt động NH.
Hai là, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và năng lực giám sát ngân hàng. Việc ngân
hàng có một cơ cấu quản trị doanh nghiệp vững mạnh là rất quan trọng, vì ngân hàng có vai
trò cốt yếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, ngân hàng được coi là ngành chịu sự quản
lý, giám sát chặt chẽ và có thể sử dụng mạng lưới an toàn của Chính phủ. Vì vậy, quản trị
hoạt động của ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro nói riêng, cần dựa trên một số nguyên
tắc của kinh tế thị trường, nhưng khi vận hành phải theo thực tế của nền kinh tế VN.
Ba là, các NHTM cần phải nâng cao năng lực tài chính của bản thân. Cơ cấu lại vốn
điều lệ, vốn tự có phù hợp với chuẩn mực quốc tế và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nh~m lành
mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh nh~m cung cấp một dịch vụ
đệm để bủ đắp rủi ro, thua lỗ.
Bốn là, xây dựng chiến lược khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên thị
trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới.
Các đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác
biệt để thu hút là hết sức quan trọng.
Năm là, xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo các thông tin cung cấp là tin

cậy. Trong hoạt động ngân hàng, không phải mọi thông tin đều có thể công khai công bố,
nhưng càng minh bạch thông tin, đảm bảo tính cập nhật, độ chuẩn xác, sẽ càng củng cố
Trang 13
14
được niềm tin của đông đảo dân chúng. Chỉ khi có được hệ thống thông tin tốt, minh bạch,
niềm tin sẽ tăng lên.
Sàu là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với công nghệ hợp lý. Đây là yếu tố then
chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành ngân hàng. Do đó đi đôi với đầu tư công
nghệ phải b~ng mọi biện pháp (tạo môi trường cho nguời lao động tự học tập, tổ chức đào
tạo chuyên sâu và nâng cao, có cơ chế thưởng, phạt thỏa đáng trong công việc… ) để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Đây là việc làm cấp thiết,
nếu NH muốn hướng đến việc phát triển ổn định và bền vững.
Trang 14
15
Phụ lục
Phụ lục 1: số liệu tổng hợp BIDV giai đoạn 2006-2011
Phụ lục 2: số liệu tổng hợp Eximbank giai đoạn 2006-2011
Phụ lục 3: số liệu tổng hợp ACB giai đoạn 2006-2011
Phụ lục 4: số liệu tổng hợp Techcombank giai đoạn 2006-2011
Phụ lục 5: số liệu tổng hợp Sacombank giai đoạn 2006-2011
Phụ lục 6: số liệu tổng hợp MBBank giai đoạn 2006-2011
Phụ lục 7: số liệu tổng hợp Navibank giai đoạn 2006-2011
Phụ lục 8: số liệu tổng hợp SHB giai đoạn 2006-2011
16
Phụ lục 1: số liệu tổng hợp BIDV giai đoạn 2006-2011
Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản
161,223,08

3 204,511,148 246,494,323 296,432,087 366,267,769 405,755,454
TSCĐ 1,556,201 1,753,224 2,008,805 2,304,264 3,496,768 3,640,938
Tiền mặt 1,383,221 1,975,966 2,303,873 2,875,773 3,253,384 3,628,604
TS khác 4,753,535 6,134,349 6,894,058 8,721,413 9,833,781 9,158,749
Tổng tài sản sinh lời
153,530,12
6 194,647,609 235,287,587 282,530,637 349,683,836 389,327,163
VCSH 7,551,358 11,634,793 13,466,100 17,639,330 24,219,730 24,390,455
Lãi ròng 1,001,713 1,531,416 1,979,392 2,817,501 3,760,715 3,199,608
Doanh thu 13,412,849 18,568,202 24,713,488 24,487,435 33,126,144 48,581,692
Dư nợ 98,638,838 131,983,554 160,982,520 206,401,908 254,191,575 293,937,120
Tổng nguồn vốn
161,223,08
3 204,511,148 246,494,323 296,432,087 366,267,769 405,755,454
Vốn huy động
149,240,69
0 186,062,005 221,927,433 269,125,951 333,320,868 371,660,799
Thu nhập lãi 10,921,070 15,436,384 22,139,155 21,209,756 29,781,863 44,557,111
Chi phí lãi (7,570,229)
(10,579,935
)
(15,895,605
)
(14,235,364
)
(20,590,477
)
(31,918,155
)
Thu nhập từ dịch vụ 476,171 791,396 1,260,454 1,968,238 2,411,228 2,813,420

Chi phí dịch vụ (83,177) (167,206) (257,566) (564,112) (634,700) (656,215)
Thu nhập khác 2,015,608 2,340,422 1,313,879 1,309,441 933,053 1,211,161
Chi phí khác (25,318) (26,786) (175,231) (413,168) (592,844)
Chi phí khác(có cp
hoạt động) (1,659,406) (2,411,607) (3,648,609) (4,536,214) (6,355,352) (7,245,323)
Thu nhập ngoài lãi 2,491,779 3,131,818 2,574,333 3,277,679 3,344,281 4,024,581
Chi phí ngoài lãi (108,495) (193,992) (432,797) (564,112) (1,047,868) (1,249,059)
Số lượng cp đang
lưu hành 408 770 876 1,050 1,460 1,295
Nợ đủ tiêu chuẩn 57,690,962 95,723,481 122,796,225 166,485,714 216,754,148 250,699,547
Nợ cần chú ý 28,925,738 30,304,894 32,952,426 33,908,407 29,883,007 33,814,884
Nợ dưới tiêu chuẩn 7,952,527 4,026,703 3,332,544 4,031,482 4,097,664 5,944,120
Nợ nghi ngờ 367,733 412,096 713,369 965,494 1,319,244 820,305
Nợ có khả năng mất
vốn 3,701,878 1,516,380 1,187,956 1,010,811 2,137,512 2,658,264
Nợ quá hạn 40,947,876 36,260,073 38,186,295 39,916,194 37,437,427 43,237,573
Nợ xấu 12,022,138 5,955,179 5,233,869 6,007,787 7,554,420 9,422,689
17
Phụ lục 2: số liệu tổng hợp Eximbank giai đoạn 2006-2011
Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản
18,327,47
9 33,710,424 48,247,821 65,448,356 131,110,882 183,567,032
TSCĐ 224,994 530,138 716,157 937,558 1,067,579 1,912,605
Tiền mặt 2,898,007 1,850,102 4,455,588 6,838,617 6,429,465 7,295,195
TS khác 435,777 604,443 953,364 1,306,916 6,237,839 6,314,677
Tổng tài sản sinh lời
14,768,70

1 30,725,741 42,122,712 56,365,265 117,375,999 168,044,555
VCSH 1,946,667 6,294,943 12,844,077 13,353,319 13,510,740 16,302,520
Lãi ròng 258,469 463,417 711,014 1,132,463 1,814,639 3,038,864
Doanh thu 1,256,118 2,115,500 4,813,835 5,002,520 8,560,623 18,649,948
Dư nợ
10,207,39
2 18,452,151 21,232,198 38,381,855 62,345,714 74,663,330
Tổng nguồn vốn
18,327,47
9 33,710,424 48,247,821 65,448,356 131,110,882 183,567,032
Vốn huy động
16,069,78
3 24,185,299 33,936,162 51,134,598 114,482,307 146,192,564
Thu nhập lãi 983,397 1,753,670 4,196,594 4,344,177 7,544,746 17,549,942
Chi phí lãi (631,847) (1,069,041) (2,876,882) (2,368,869) (4,661,811) (12,246,316)
Thu từ dịch vụ 75,780 101,932 154,175 267,762 560,005 692,970
Chi phí dịch vụ (31,680) (29,763) (44,688) (56,581) (85,758) (127,227)
Thu nhập khác 196,941 259,898 463,066 390,581 455,872 407,036
Chi phí khác (2,591) (94) (218) (335) (143,434) (39,298)
Chi phí khác (có cp
hđộng) (187,268) (353,723) (602,889) (907,431) (1,170,264) (1,949,233)
Thu nhập ngoài lãi 272,721 361,830 617,241 658,343 1,015,877 1,100,006
Chi phí ngoài lãi (34,271) (29,857) (44,906) (56,916) (229,192) (166,525)
Số lượng cp đang lưu
hành 169 579 722 880 1,056 1,236
Nợ đủ tiêu chuẩn
10,047,74
5 18,173,103 19,554,894 37,446,776 61,219,368 72,422,241
Nợ cần chú ý 73,365 117,587 676,782 231,083 240,812 1,038,112
Nợ dưới tiêu chuẩn 10,661 47,930 405,871 54,808 295,304 414,128

Nợ nghi ngờ 37,171 67,700 372,759 174,463 162,805 353,327
Nợ có khả năng mất
vốn 38,450 45,831 221,892 474,725 427,425 435,522
Nợ quá hạn 159,647 279,048 1,677,304 935,079 1,126,346 2,241,089
Nợ xấu 86,282 161,461 1,000,522 703,996 885,534 1,202,977
18
Phụ lục 3: số liệu tổng hợp ACB giai đoạn 2006-2011
Số liệu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lãi ròng 505,576 1,760,008 2,210,682 2,201,204 2,334,794 3,207,841
Doanh thu 2,490,616 4,538,134 10,497,846 9,613,889 14,960,336 25,460,938
Tổng tài sản
44,650,19
4
85,391,68
1
105,306,13
0
167,881,04
7
205,102,95
0
281,019,31
9
Vốn CSH 1,696,515 6,257,849 7,766,468 10,106,287 11,376,757 11,959,092
Thu nhập lãi thuần 80,572 1,311,106 2,728,257 2,800,528 4,163,770 6,607,558
Tài sản sinh lời
40,236,29
8
76,392,58
9 86,781,169

134,299,19
1
175,616,81
7
219,682,53
5
Thu nhập ngoài lãi 815,709 -133,353 -167,677 37,676 -1,061,522 -2,404,865
Thu nhập lãi 2,490,616 4,538,134 10,497,846 9,613,889 14,960,336 25,460,938
Chi phí lãi 1,670,044 3,227,028 7,769,589 6,813,361 10,796,566 18,853,380
Thu nhập từ phí
và dịch vụ 172,980 342,592 680,301 987,982 967,147 1,138,535
Chi trả phí và dịch
vụ 24,645 71,377 73,793 118,346 140,707 313,003
Thu nhập khác 118,964 90,817 38,486 187,587 176,794 203,147
Chi phí khác 103,367 85,891 1,130 32,398 126,824 204,328
Tổng thu nhập 2,988,296 6,314,301 12,045,502 11,899,044 16,553,775 26,953,346
Tổng chi phí 2,301,077 4,278,303 9,523,408 9,061,011 13,430,537 22,814,553
Dư nợ
17,014,41
9
31,810,85
7 34,832,700 62,357,978 87,195,105
102,809,15
6
Tổng vốn huy
động
29,394,70
3
55,283,10
4 64,216,949 86,919,196

106,936,61
1
142,218,09
1
Dư nợ quá hạn 97,524 189,331 707,616 618,564 501,873 1,244,725
Dư nợ xấu 26,565 33,532 254,680 308,714 292,806 917,967
Số cổ phần thường 111 217 620 724 816 978
19
Phụ lục 4: số liệu tổng hợp Techcombank giai đoạn 2006-2011
Số liệu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011
Lãi ròng 256,906 510,384 1,173,229 1,618,780 2,072,755 3,153,766
Doanh thu 1,207,503 2,326,002 6,213,718 6,842,348 10,934,383 19,948,573
Tổng tài sản
17,326,35
3
39,542,49
6
59,390,39
2
92,534,43
0
150,291,21

5
180,531,16
3
Vốn CSH 1,761,687 3,573,416 5,615,554 7,232,583 9,389,161 12,515,802
Thu nhập lãi thuần 457,447 925,274 1,744,302 2,451,119 3,184,349 5,298,375
Tài sản sinh lời
16,471,27
7
37,966,60
0
56,687,11
6
86,751,85
7
133,503,60
4
158,996,74
1
Thu nhập ngoài lãi -200,541 -414,890 -571,073 -832,339 -1,111,594 -2,144,609
Thu nhập lãi 1,207,503 2,326,002 6,213,718 6,842,348 10,934,383 19,948,573
Chi phí lãi 750,056 1,400,728 4,469,416 4,391,229 7,750,034 14,650,198
Thu nhập từ các
khoản phí và dịch vụ 132,987 206,958 543,270 740,427 1,186,620 1,520,157
Chi trả phí và dịch
vụ 31,511 30,022 60,393 128,217 256,820 369,803
Thu nhập khác 39,156 4,462 163,270 11,190 696,116 707,115
Chi phí khác 140,741 286,662 7,067 5,740 169,525 163,741
Tổng thu nhập 1,392,926 2,646,758 7,654,260
10,349,86
8 12,895,400 21,845,917

Tổng chi phí 1,036,404 1,937,018 5,439,564 5,722,186 9,764,128 17,282,940
Dư nợ 8,696,101
20,486,13
1
26,018,98
5
41,580,37
0 52,927,857 63,451,465
Tổng vốn huy động 9,566,043
24,476,57
6
39,930,67
8
62,468,93
0 80,550,753 88,647,779
Dư nợ quá hạn 576,712 1,576,745 2,116,598 2,748,011 5,817,078 5,173,442
Dư nợ xấu 338,215 876,769 665,109 1,048,004 1,117,963 1,354,553
20
Số cổ phần thường 208 89 516 540 873 1087
Phụ lục 5: số liệu tổng hợp Sacombank giai đoạn 2006-2011
Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản
24,776,18
3 64,572,875 68,438,569 104,019,144 152,386,936 140,136,974
TSCĐ 958,805 1,019,813 1,696,288 2,480,890 3,135,519 3,439,254
Tiền mặt 2,827,452 3,335,063 8,458,614 8,701,909 12,677,849 7,295,195
TS khác 435,777 1,665,795 2,653,558 3,885,759 5,617,510 7,954,514
Tổng tài sản sinh lời

20,554,14
9 58,552,204 55,630,109 88,950,586 130,956,058 121,448,011
VCSH 2,870,346 7,349,659 7,758,624 10,546,760 14,018,317 14,224,099
Lãi ròng 470,128 1,397,897 954,753 1,670,559 1,910,340 2,033,185
Doanh thu 2,004,490 3,680,135 7,959,809 8,419,776 13,790,098 18,754,126
Dư nợ
14,312,89
5 35,387,147 35,008,871 59,657,004 82,484,803 78,448,928
Tổng nguồn vốn
24,776,18
3 64,572,875 68,438,569 104,019,144 152,386,936 140,136,974
Vốn huy động
21,338,02
0 55,691,771 59,342,860 91,222,483 129,244,856 111,513,453
Thu nhập lãi 1,647,753 3,383,002 7,161,082 7,137,799 11,801,566 17,105,151
Chi phí lãi (983,994) (2,231,130) (6,014,414) (4,834,864) (7,911,015) (11,609,503)
Thu từ dịch vụ 143,162 291,083 672,016 1,246,301 1,436,117 1,387,936
Chi phí dịch vụ (31,692) (97,685) (109,667) (210,109) (293,359) (452,496)
21
Thu nhập khác 213,575 6,050 126,711 35,676 552,415 261,039
Chi phí khác (409,129) (2,514) (10,502) (108,687) (416,984) 156,065
Thu nhập ngoài lãi 356,737 297,133 798,727 1,281,977 1,988,532 1,648,975
Chi phí ngoài lãi (440,821) (100,199) (120,169) (318,796) (710,343) (296,431)
Số lượng cp đang lưu
hành 225 566 598 808 1,093 1,096
Nợ đủ tiêu chuẩn
14,256,73
5 35,244,771 34,671,264 59,168,761 82,010,384 79,840,443
Nợ cần chú ý 33,474 51,968 129,200 104,235 29,899 235,868
Nợ dưới tiêu chuẩn 44,746 5,930 81,798 35,487 31,454 101,981

Nợ nghi ngờ 27,381 13,268 57,481 167,615 60,776 193,285
Nợ có khả năng mất
vốn 31,977 62,210 69,128 180,906 352,290 167,910
Nợ quá hạn 137,578 133,376 337,607 488,243 474,419 699,044
Nợ xấu 104,104 81,408 208,407 384,008 444,520 463,176
Phụ lục 6: số liệu tổng hợp MBBank giai đoạn 2006-2011
Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản
13,529,35
6
29,623,58
2 44,346,106 69,008,288 109,623,198 138,831,492
TSCĐ 163,697 234,445 1,145,300 978,179 1,354,291 1,698,544
Tiền mặt 156,984 352,321 411,633 541,132 868,771 917,417
TS khác 188,044 470,466 961,732 1,673,431 6,113,404 8,546,980
Tổng tài sản sinh lời
13,020,63
1
28,566,35
0 41,827,441 65,815,546 101,286,732 127,668,551
VCSH 1,365,654 3,479,521 4,676,653 7,495,508 9,741,113 10,297,800
Lãi ròng 211,421 492,608 696,205 1,173,727 1,745,170 1,915,335
Doanh thu 976,036 1,876,869 4,067,996 4,718,658 9,667,016 15,190,142
Dư nợ 5,742,942
11,468,74
2 15,740,426 29,587,941 48,796,587 59,044,836
Tổng nguồn vốn
13,529,35

6
29,623,58
2 44,346,106 69,008,288 109,623,198 138,831,492
Vốn huy động 11,959,32 25,210,00 38,666,434 59,279,267 96,953,943 120,976,930
22
1 9
Thu nhập lãi 885,682 1,581,122 3,679,299 4,050,421 8,765,606 13,820,889
Chi phí lãi (495,275) (947,805)
(2,258,587
)
(2,212,353
) (5,246,502) (8,598,491)
Thu từ dịch vụ 46,543 202,329 261,986 524,981 735,531 1,190,897
Chi phí dịch vụ (7,498) (13,190) (70,778) (114,287) (146,693) (548,245)
Thu nhập khác 43,811 93,418 126,711 143,256 165,879 178,356
Chi phí khác (49,969) (112,763) (10,502) (13,457) (17,654) (18,908)
Thu nhập ngoài lãi 90,354 295,747 388,697 668,237 901,410 1,369,253
Chi phí ngoài lãi (57,467) (125,953) (81,280) (127,744) (164,347) (567,153)
Số lượng cp đang
lưu hành 105 200 340 530 730 730
Nợ đủ tiêu chuẩn 5,585,486
11,179,50
1 13,651,589 25,778,282 44,043,228 54,766,210
Nợ cần chú ý 246,861 315,476 1,055,266 818,438 625,506 2,404,479
Nợ dưới tiêu chuẩn 50,413 42,783 199,341 213,354 124,717 305,546
Nợ nghi ngờ 48,861 16,430 44,899 77,025 71,005 111,310
Nợ có khả năng mất
vốn 67,444 58,385 43,818 177,363 417,449 520,526
Nợ quá hạn 413,579 433,074 1,343,324 1,286,180 1,238,677 3,341,861
Nợ xấu 166,718 117,598 288,058 467,742 613,171 937,382

Phụ lục 7: số liệu tổng hợp Navibank giai đoạn 2006-2011
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Lãi ròng 20,826 74,733 57,145 142,416 156,914 166,201
Doanh thu 65,415 514,724 1,036,950 1,370,899 1,758,244 2,749,135
Tổng tài sản
1,126,54
5
9,903,07
4
10,905,27
9
18,689,95
3
20,016,38
6
22,496,04
7
Vốn CSH 521,135 579,028 1,076,158 1,166,039 2,022,338 3,261,001
23
Thu nhập lãi
thuần 30,182 75,772 212,379 286,954 490,264 740,112
Tài sản sinh
lời
1,072,92
7
8,953,32
4
10,364,68
4

18,009,04
1
18,533,69
0
21,031,16
4
Thu nhập
ngoài lãi 22,847 33,692 73,035 81,279 45,642 24,268
Tổng chi phí 36,764 409,841 1,001,574 1,177,515 1,510,488 2,361,774
Dư nợ 354,255
4,363,44
6 5,474,559 9,959,607
10,766,55
5
12,914,68
2
Tổng vốn huy
động 590,019
6,428,69
2 9,424,072
14,955,62
0
16,029,92
8
18,298,11
1
Dư nợ quá
hạn 7,687 44,943 186,135 368,505 430,662 348,696
Dư nợ xấu 3,684 6,982 159,310 298,788 316,537 218,258
Phụ lục 8: số liệu tổng hợp SHB giai đoạn 2006-2011

Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
Lãi ròng 126,889 194,770 318,405 494,329 753,029
24
Doanh thu 554,412 1,607,787 2,631,327 3,922,612 10,342,779
Tổng tài sản
12,367,44
0
14,381,31
0 27,469,197 51,032,861 70,989,542
Vốn CSH 2,178,409 2,266,655 2,417,045 4,183,214 5,830,868
Thu nhập lãi
thuần 89,462 160,800 643,441 1,216,165 1,897,534
Tài sản sinh lời
10,333,07
7
12,357,69
3 24,213,873 44,939,933 63,104,606
Thu nhập ngoài
lãi 95,303 198,083 678,397 1,255,443 1,979,632
Tổng chi phí 1,076,561 1,332,392 1,379,263 3,235,393 7,221,050
Dư nợ 4,183,502 6,252,699 12,828,748 24,375,588 29,161,851
Tổng vốn huy
động 9,896,653
11,743,22
6 24,615,551 38,905,183 50,694,697
Dư nợ quá hạn 26,100 283,778 414,641 937,486 1,745,051
Dư nợ xấu 21,047 117,954 358,196 340,931 651,413

×