Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Khủng hoảng nợ công hy lạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.02 KB, 12 trang )

SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I. Cơ sở lý luận 3
1 Khái niệm 3
2 Phân loại 3
3 Tác động của nợ công đến nền kinh tế 3
II.Thực trạng 5
3. Nguyên nhân 7
4. Giải pháp 10
KẾT LUẬN 12
1
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
LỜI MỞ ĐẦU
Bắt đầu ý tưởng được cho là “không tưởng” về một châu Âu thống
nhất, trải qua mấy thế hệ gian khổ nỗ lực, những người dân trên “lục đa già”
cảm thấy hoan hỉ vì những thành tựu đạt được khiến thế giới kính nể trong
việc nhất thể hóa kinh tế và chính tr. Những gì mà châu Âu gặt hái trên con
đường đi tới “Liên bang châu Âu” tới nay được phản ánh rõ nét nhất ở sự ra
đời đồng tiền chung Euro. Nhưng không ai ngờ 50 năm sau khi Tuyên ngôn
Schumann đồng tiền chung của “lục đa già” phải đối mặt với mối đe dọa
nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp.
Sự hiện hữu của bóng ma khủng hoảng nợ đã và đang làm đau đầu các
nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu. Vậy sự nghiêm trọng của “cơn sóng ngầm”
nợ công Hy Lạp đến mức độ nào mà nó được coi là bài kiểm tra lớn nhất về
mức độ tín nhiệm của Eurozone phải đối mặt kể từ khi chính sách sử dụng
một đồng tiền duy nhất được đi vào đời sống từ năm 1999. Để có thể hiểu
được phần nào sự nghiêm trọng cũng như thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
của vấn đề này, tôi xin chọn đề tài “Khủng hoảng nợ công Hy Lạp” để làm đề


tài cho môn Tài chính công.
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
• Chương I. Mở đầu
• Chương II. Nội dung
• Chương III. Kết luận
2
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1 Khái niệm
Nợ công, còn gọi là nợ chính phủ hoặc nợ quốc gia, là tổng giá tr các
khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp tự trung ương đến đa phương đi vay
doanh nghiệp, nhân dân, trong nước hoặc nước ngoài…
Việc đi vat này nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên, nói
cách khách, nợ công là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó
mà nước phải đi vay để bù đắp. Để dễ hình dung quy mô nợ công, người ta
thường tính xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản
phẩm quốc nội (GDP).
2 Phân loại
- Theo tiêu chí nợ trong nước hoặc ngoài nước, theo đó:
+ Nợ trong nước
+ Nợ nước ngoài
- Thời hạn các khoản vay có thể chia thành ba loại:
+ Vay ngắn hạn
+ Vay trung hạn
+ Vay dài hạn
3 Tác động của nợ công đến nền kinh tế
Vay nợ là một cách huy động vốn cho phát triển. Bản chất nợ không
phải là xấu. Nợ đem lại rất nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế của các
nước đi vay. Thực tế, các nước muốn phát triển nhanh đều phải đi vay.

Những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… lại
cũng chính là những con nợ lớn. Nợ công có nhiều tác động tích cực, nhưng
cũng có không ít tác động tiêu cực.
Nhận biết những tác động tích cực và tiêu cực nhằm phát huy mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực là điều hết sức cần thiết trong xây dựng và thực
hiện pháp luật về quản lý nợ công.
3
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
Về bản chất, nợ công chính là các khoản vay để trang trải thâm hụt ngân sách.
Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, nhà nước sẽ phải
thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng, nợ công chỉ là sự lựa chọn
thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay
nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử
dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách
4
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
II.Thực trạng
Cho đến nay, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã kéo dài gần 3
năm, các nỗ lực cứu trợ cũng như các chương trình thắt lưng buộc bụng của
các Chính phủ vẫn không ngừng được đưa ra nhưng tình hình thậm chí ngày
càng xấu đi. Trong cuộc khủng hoảng này, Hy Lạp là cái tên được người ta
nhắc đến nhiều nhất.
Bắt đầu từ cuối năm 2009, niềm tin của các nhà đầu tư vào chính phủ
Hy Lạp bắt đầu b lung lay khi vào tháng 10, chính phủ mới do Thủ tướng
George Papandreou lãnh đạo đưa ra con số ước tính thâm hụt ngân sách mới
cho năm 2009 là 12,7% GDP, gần gấp đôi con số ước tính hiện tại lúc đó là
6,7%. Lập tức công bố này đã khiến cho trái phiếu chính phủ Hy Lạp b ba tổ
chức đnh mức tín dụng lớn của thế giới đánh tụt hạng. Tới cuối tháng 11, thì
những lo ngại về tình trạng vỡ nợ của Dubai World lại dấy lên những quan
ngại về khả năng xảy ra tình trạng vỡ nợ quốc gia hàng loạt của các chính phủ

dưới sức ép của khủng hoảng tài chính, trong đó Hy Lạp với những khoản nợ
nước ngoài lớn đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Những
nghi ngờ về việc chính phủ Hy Lạp đã làm sai lệch số liệu thống kê và cố tình
che giấu mức độ nợ thật sự nhờ vào các công cụ tài chính phức tạp đã khiến
các nhà đầu tư giảm sút lòng tin nặng nề vào quốc gia này. Trước khủng
hoảng, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hy Lạp cao hơn từ 10 đến 40
điểm cơ sở so với trái phiếu cùng kỳ hạn của Đức thì khi khủng hoảng nợ nổ
ra, khoảng cách này tăng lên tới 400 điểm cơ sở vào tháng 01/2010, mức kỷ
lục bấy giờ.
Bất chấp những lo ngại ngày càng tăng xung quanh nền kinh tế Hy
Lạp, chính phủ nước này vẫn tiếp tục thành công trong việc bán ra 8 tỷ euro
(tương đương 10,6 tỷ đô la Mỹ) trái phiếu vào cuối tháng 01/2010, 5 tỷ euro
(6,7 tỷ đô la Mỹ) vào cuối tháng 3 và 1,56 tỷ euro (2,07 tỷ đô la Mỹ) vào giữa
tháng 4, tất nhiên với mức lãi suất rất cao. Tuy nhiên số tiền này vẫn chưa đủ,
Hy Lạp vẫn cần phải vay mượn thêm khoảng 54 tỷ euro (71,8 tỷ đô la Mỹ) để
5
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
chi trả cho các khoản nợ và lãi phải trả đến hạn của mình và người ta bắt đầu
lo ngại về khả năng của chính phủ trong việc xoay xở với số tiền này.
Sự nghi ngờ của giới đầu tư lên đến đỉnh điểm lần nữa vào tháng
4/2010 khi Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ước
tính về thâm hụt ngân sách của Hy Lạp. Với con số 13,6% GDP, ước tính của
Eurostat cao hơn hẳn so với con số ước tính được chính phủ Hy Lạp đưa ra
trước đó vào tháng 10/2009. Điều này lặp lại một câu hỏi về khả năng trả nợ
của Hy Lạp với 8,5 tỷ euro (11,1 tỷ đô la Mỹ) đến hạn vào giữa tháng 5/2010.
Đến ngày 23/4/2010, chính phủ Hy Lạp đã phải chính thức kêu gọi hỗ
trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia thành viên
Eurozone khác. Sau cuộc họp diễn ra ở Brussels tối 2/5, Bộ trưởng Tài chính
các nước Eurozone đã quyết đnh khởi động cơ chế hỗ trợ tài chính dành cho
Hy Lạp. Theo đó, Hy Lạp sẽ được hỗ trợ 110 tỷ euro trong vòng 3 năm với

mức lãi suất bình quân ưu đãi là 5%, trong đó các nước thuộc Eurozone bỏ ra
80 tỷ euro và 30 tỷ còn lại sẽ do IMF đảm nhận. Đổi lại, Hy Lạp phải cam kết
cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 11% GDP và xuống dưới mức quy
đnh 3% của EU vào năm 2013
Như vậy, Hy Lạp đang cùng lúc đối mặt với những vấn đề nan giải: nợ
công quá cao (147,8%), thâm hụt ngân sách lớn (13,6% GDP năm 2010) và
thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai lớn (trung bình vào khoảng 9% GDP –
so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%). Cả hai mức thâm
hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp đều vượt quá trần quy
đnh cho phép của Liên minh Tiền tệ và Kinh tế châu Âu (EMU), đặc biệt vi
phạm Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU) với quy
đnh trần thâm hụt ngân sách 3% GDP.
Việc ngụy tạo các số liệu kinh tế nhằm che dấu thực trạng đất nước đã
khiến uy tín của Chính phủ Hy Lạp b suy giảm nặng nề. Cả 3 hãng xếp hạng
tín nhiệm lớn nhất thế giới hiện đều đều hạ mức tín nhiệm của Hy Lạp xuống
mức gần thấp nhất trong thang điểm đánh giá tín nhiệm đồng thời cảnh báo
6
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
nguy cơ vỡ nợ của quốc gia này là rất cao. Lợi suất trái phiếu chính phủ Hy
Lạp kỳ hạn 2 năm đã tăng lên trên 60%, trong khi đó kỳ hạn 1 năm đã vượt
110%. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp gặp nhiều khó khăn trong việc
huy động thêm vốn từ th trường vốn quốc tế và chỉ có thể mong đợi các
khoản cứu trợ đặc biệt từ IMF, ECB hay một số quốc gia khác.
3. Nguyên nhân
Từ năm 2001 đến năm 2007, tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca
ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% so với mức trung bình của
khu vực Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên, trong 6 năm này, trong khi chi tiêu
chính phủ tăng 87% thì thu chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách
thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU. Theo nhận đnh của nhiều
nhà quan sát thì bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả ở Hy Lạp

chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc gia này.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vào năm 2004,
chi tiêu cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công ở Hy Lạp đã cao hơn
nhiều so với các nước thành viên OECD khác, mà không có bằng chứng nào
cho thấy chất lượng hay số lượng dch vụ ở nước này cao hơn hẳn. Dân số già
đi - dự đoán tỷ lệ số người trên 64 tuổi sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên 32%
năm 2060 - cũng là một trong những gánh nặng cho chi tiêu công và hệ thống
lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực châu Âu của quốc gia này
(người về hưu được hưởng một khoản tiền tương đương với 70-80% mức
lương của mình chưa kể những lợi ích từ những cơ chế hỗ trợ khác với đủ 35
năm cống hiến so với mức 40 năm ở các quốc gia châu Âu khác). Ước tính
tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5%
GDP vào năm 2005 lên 24% vào năm 2050.
Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy
Lạp có thể tiếp cận với th trường vốn quốc tế bởi việc sử dụng một đồng tiền
được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý
chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), các quốc gia
7
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
thành viên nói chung và Hy Lạp nói riêng nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn
đnh cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư. Dễ dàng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài với mức lãi suất thấp, trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy
Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số tiền này lẽ ra có
thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Nhưng điều này không xảy ra, các đời chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay
(phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch
trả nợ, trong đó có thể kể đến như thế vận hội Olympic 2004 - kỳ thế vận hội
hoành tráng nhất và cũng tốn kém nhất trong lch sử nhưng chính phủ lại
không cho phép sự xuất hiện của bất kỳ một biển hiệu quảng cáo nào trên
đường phố.

Không thể phủ nhận rằng để có vốn tiến hành công nghiệp hoá và hiện
đại hoá, việc vay nợ nước ngoài là cần thiết. Nhiều quốc gia có những bước
phát triển kinh tế đáng nể như Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc đều phải
vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên, chính phủ các quốc gia đó chỉ vay tiền để đầu
tư vào hạ tầng cơ sở thiết yếu nhất để phục vụ phát triển kinh tế và xoá đói
giảm nghèo. Tiền vay được họ quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. Hạ
tầng cơ sở ở những quốc gia này một khi đã được xây dựng thì chất lượng rất
tốt, được quy hoạch với tầm nhìn dài hạn chứ không phải ngay lập tức hay
một thời gian ngắn sau đã phải làm lại, cải tiến hay mở rộng. Họ không vay
tiền nước ngoài để dùng vào những dự án nhỏ lẻ, không thực sự đem lại nhiều
giá tr lợi ích xã hội. Họ cũng không dùng những món nợ phải trả trong tương
lai này để theo đuổi những siêu dự án trong khi hạ tầng kỹ thuật thiết yếu
trong nước còn chưa đầy đủ
Có lẽ cơ hội được tiếp cận dễ dàng nguồn tín dụng rẻ từ khi gia nhập
Eurozone đã khiến cho chính phủ Hy Lạp chi tiêu quá tay mà quên mất
những nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai. Đây là bài học rõ ràng cho những
quốc gia đang phát triển nóng theo đuổi những con số đẹp về chỉ tiêu tăng
trưởng, nếu cứ tiếp tục đi vay và sử dụng tiền vay như Hy Lạp đã làm trong
8
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
thập kỷ vừa qua, chắc chắn di sản có thể để lại cho tương lai sẽ là một món
nợ khổng lồ.
Bên cạnh việc chi tiêu quá mức, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân
tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp, mà theo nhiều nhà kinh
tế, thì việc trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở quốc gia này là nhân tố
chính đứng đằng sau. Theo một số nghiên cứu thì nền kinh tế không chính
thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP của quốc gia này. Về mặt lý thuyết
và cả trên thực tiễn thì, ngoài đặc tính của một nền kinh tế đang phát triển và
mới chuyển đổi, hệ thống luật lệ quá nhiều, quá phức tạp, không rõ ràng,
được lý giải không thống nhất và nhất quán của các cơ quan quản lý được cho

là nguyên nhân trước hết của tình trạng ngầm phổ biến và qui mô lớn trong
hoạt động kinh tế. Hy Lạp cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhiều chuyên
gia kinh tế cho rằng, hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức
tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy
Lạp. Để tăng nguồn thu và cải thiện tình trạng ngân sách, quốc gia này phải
tích cực giải quyết những trở ngại trên.
Chi tiêu chính phủ cao, trốn thuế và tham nhũng được xem là những
nguyên nhân chính dẫn đến sự tích lũy nợ của Hy Lạp trong suốt thập kỷ qua.
Tuy nhiên, nhìn vào con số nợ công của Hy Lạp và các quốc gia khác, câu hỏi
được nhiều người đặt ra là tại sao Hy Lạp, mức nợ với con số còn thấp hơn
các quốc gia như Mỹ, Singapore hay Nhật Bản lại gặp khủng hoảng nợ công.
9
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
4. Giải pháp
Tháng 5/2010, các nhà lãnh đạo Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) công bố gói cứu trợ kỳ hạn 3 năm tr giá 110 tỷ EUR dành cho Hy Lạp.
Sau đó, vào tháng 10/2010 IMF cho Hy Lạp vay thêm 2,5 tỷ EUR (3,3 tỷ
USD), nâng tổng giá tr các khoản vay khẩn cấp mà IMF dành để ngăn chặn
khả năng vỡ nợ của nước này lên 10,58 tỷ EUR (tương đương 13,98 tỷ USD).
Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2010 và 6/2011, Ngân hàng Trung
ương Châu Âu đã mua khoảng 45 tỷ EUR trái phiếu chính phủ Hy Lạp.
Ngoài ra, các khoản hỗ trợ thanh khoản mà ECB dành cho các ngân hàng Hy
Lạp đã tăng từ mức 47 tỷ EUR vào tháng 1/2010 lên mức 98 tỷ EUR vào
tháng 5/2011.
Để có được những khoản hỗ trợ này, chính phủ Hy Lạp đã phải cam
kết thực hiện lộ trình cắt giảm thâm hụt ngân sách được các nhà tài trợ đưa ra.
Hiện tại Hy Lạp đang đợi chờ gói các gói cứu trợ mới nhưng đi kèm với nó là
Chính phủ phải đưa ra nhiều chính sách cắt giảm chi tiêu hơn nữa. Tuy nhiên,
các chính sách này sẽ khó có thể thực hiện được trong thời gian tới khi hàng

loạt các cuộc biểu tình của người dân Hy lạp vẫn liên tục nổ ra. Ngoài ra, nếu
Hy Lạp tiếp tục cắt giảm chi tiêu thì nền kinh tế nước này sẽ giảm tốc mạnh
hơn nữa. Theo Bộ trưởng tài chính Hy Lạp, GDP có khả năng tăng trưởng
-5% trong năm 2011, giảm mạnh hơn mức -3,5% được dự báo trước đó. Như
vậy, Hy Lạp đang phải đối mặt với một vòng luẩn quẩn: càng thắt chặt ngân
sách, kinh tế sẽ càng xấu đi. Nếu kinh tế xấu đi, doanh thu từ thuế sẽ giảm sút
trầm trọng. Khi doanh thu từ thuế giảm mạnh, Hy Lạp lại càng phải đi vay
nợ… Và cứ thế, bong bóng nợ công sẽ ngày càng phình to cho đến khi nó nổ.
Vấn đề chỉ là thời gian.
Theo tính toán của Morgan Stanley, chi phí lãi trung bình cho các
khoản nợ của Hy Lạp vào khoảng 6%GDP tương đương khoảng 10 tỷ EUR
(2010). Giới phân tích cho biết, kinh tế Hy Lạp sẽ tăng trưởng âm trong năm
10
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
2011, theo đó, chi phí lãi trên GDP sẽ tăng lên mức lên mức 6,5% trong năm
2011.
Tóm lại, Nợ công Hy Lạp giống như con bệnh đã hết thuốc chữa. Việc
vay thêm nợ mới hay đợi những khoản cứu trợ mới cũng chỉ đủ trả những
khoản lãi vay cho nên việc Hy Lạp vỡ nợ chỉ là vấn đề sớm hay muộn.
11
SV: Lê Th Vân MSSV: 10006953
KẾT LUẬN
Sự sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian của Hy Lạp - quốc gia được coi
hình mẫu tăng trưởng của châu Âu là những bài học nhãn tiền đối với tất cả
các nước, bất kể giàu hay nghèo. Mối đe dọa về khủng hoảng nợ công vẫn
đang tiếp diễn và có nguy cơ lan rộng ra các quốc gia khác ở châu Âu (Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia…) cũng như ảnh hưởng đến các quốc gia khác
trên thế giới. Nghiên cứu về “Khủng hoảng nợ công Hy Lạp”, những nguyên
nhân, tác động và ảnh hưởng cũng như giải pháp của nó để từ đó có được
những giải pháp phù hợp trong việc quản lý nợ công và ngăn ngừa khủng

hoảng nợ công là vấn đề cấp bách và cần được thực hiện ngay.
12

×