Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và bài học rút ra với Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.8 KB, 33 trang )

Đề án/2010
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Mọi sự phát triển bền vững đều phải được đặt trên nền tảng của sự ổn định đây là
nguyên lý cơ bản của mọi hoạt động trong lịch sử loài người và cũng là nguyên lý cơ
bản của mọi sự phát triển nói chung. Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia đặt ra
những quy định và những chính sách để điều tiết nền kinh tế. Mục đích chính của các
chính sách này chính là ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát
triển kinh tế bền vững.
Thời gian qua, thế giới đã phải đương đầu với nhiều biến động lớn trong lịch sử
phát triển kinh tế xã hội. Nhiều cuộc khủng hoảng với quy mô quốc tế liên tục diễn ra
gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế thế giới. Thật vậy, những tác động của cuộc khủng
hoảng tiền tệ còn chưa qua đi thì thế giới lại phải đương đầu với nguy cơ của một
cuộc khủng hoảng mới. Lần này tâm điểm là Châu Âu với khủng hoảng công nợ của
Hy Lạp là quốc gia điển hình đang lâm vào tình thế khó khăn. Châu Âu đã và đang rất
nỗ lực để hỗ trợ nhằm cứu vãn nền kinh tế của châu lục nói riêng và của toàn thế giới
nói chung trước nguy cơ khủng hoảng. Song có vẻ mọi nỗ lực cho đến thời điểm này
đều có vướng mắc và chưa thật sự có giải pháp hữu hiệu nào được tìm ra.
Là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn non trẻ và yếu ớt so với các
cường quốc khác, Việt Nam rất quan tâm đến diễn biến của cuộc khủng hoảng đang
manh nha tại Châu Âu. Vì rằng sau khủng hoảng tài chính 2008, dù nền kinh tế Việt
Nam đã có nhiều khởi sắc song vẫn chưa sẵn sàng để đối phó với một cuộc khủng
hoảng mới. Hơn thế nữa, chúng ta cũng là một nước có tỷ lệ công nợ khá cao, vì thế
rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho chúng ta: Liệu Việt Nam có khả năng lâm vào một
cuộc khủng hoảng công nợ trong tương lai gần hay không? Nguyên nhân nào dẫn tới
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 1
ỏn/2010
khng hong cụng n? Lm th no Vit Nam trỏnh c mt cuc khng hong
n trong tng lai? Vai trũ ca tng thnh phn kinh t trong cụng cuc ny?....õy
cng l nguyờn nhõn em trin khai nghiờn cu ti: Khng hong n ti Hy
Lp v bi hc rỳt ra vi Vit Nam


2.Phm vi, mc ớch v i tng nghiờn cu
Bi vit tp chung i sõu vo din bin ca cuc khng hong n ti Hy Lp,
nguyờn nhõn v tỏc ng ca nú n nn kinh t th gii. Bờn cnh ú, em cng xin
a ra mt s xut,gii phỏp nhm khc phc tỡnh trng n cụng cao ca Vit Nam
hin nay.
Cuc khng hong v n cụng ti Hy Lp ó cú nhng biu hin t lõu song
trong phm vi bi vit, em ch xin cp n nhng nột in hỡnh ca cuc khng
hong ny t nm 2009 tr li õy.
Mc ớch chớnh ca bi vit l nghiờn cu nguyờn nhõn v thc trng ca cuc
khng hong n Hy Lp. T ú ỏnh giỏ v kh nng xy ra mt cuc khng hong
n ti Vit Nam v a ra mt s bin phỏp mang tớnh ngn v di hn
3. Phơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, phơng pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa phơng pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thống kê, so sánh,
phân tích và tổng hợp dự báo, từ đó đa ra những giải pháp tối u đối với tình hình nợ nớc
ngoài của Việt Nam trong thời gian qua.
4.Ni dung ỏn
Ngoi li m u,kt lun v ti liu tham kho, ỏn bao gm 3 phn:
I : Lý thuyt v khng hong ti chớnh
Sinh viờn: Nguyn Trung Dng 2
Đề án/2010
II : Nguyên nhân và diễn biến khủng hoảng nợ Hy Lạp
III : Bài học rút ra cho Việt Nam
Do kinh nghiệm thực tế và lý luận còn hạn hẹp nên bài viết của em không tránh khỏi
những sai sót.Em hy vọng rằng trong tương lai em sẽ có cơ hội tìm hiểu,nghiên cứu
sâu hơn những vấn đề có liên quan đến đề tài nói trên. Trong qua trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài,em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn –
PGS.TS Nguyễn Như Bình – nhờ đó em có thể hoàn thành tốt đề án này.Em xin
chân thành cảm ơn thầy.


I : LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1.Khái niệm
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế
trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Khủng hoảng tài
chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung. Nhu cầu tiền mặt của
người dân hay của nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị
trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp
đổ. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi
kèm với sự khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là :
 Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của
người gửi tiền
 Các khách hàng vay vốn , gồm cả các khách hàng được xếp loại A cũng
không thể hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng
 Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 3
Đề án/2010
Khủng hoảng tài chính được chia thành nhiều dạng song những cuộc khủng
hoảng do các ngân hàng thương mại không hoàn trả được tiền gửi cho người gửi tiền
hoặc các khách hàng vay vốn không thể hoàn trả đầy đủ khoản vay cho ngân hàng
được gọi là khủng hoảng nợ.
→Như vậy ta có thể nói, khủng hoảng nợ là khủng hoảng tài chính phát sinh
khi các chủ thể kinh tế không thể hoàn trả khoản vay của mình cho đối tác trong quan
hệ tài chính.
2.Các hình thức khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính bao gồm: khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng và
khủng hoảng nợ nần.
Khủng hoảng tiền tệ : Theo nghĩa hẹp khủng hoảng tiền tệ gắn liền với chế độ
tỷ giá hối đoái cố định, tức trong hoàn cảnh hết sức bị động như kinh tế đi xuống hoặc
vấp phải làn sóng đầu cơ cực lớn. Một quốc gia đang áp dụng chế độ tỷ giá cố định sẽ

phải tiến hành điều chỉnh chế độ này ở trong nước và phải chuyển sang áp dụng tỷ giá
hối đoái thả nổi và mức độ tỷ giá mà thị trường quyết định thường cao hơn rất nhiều
so với mức độ tỷ giá mà chính phủ cố gắng duy trì. Mức biến đổi của tỷ giá hối đoái
thường rất khó kiểm soát. Hiện tượng này chính là khủng hoảng tiền tệ. Theo nghĩa
rộng, khủng hoảng tiền tệ chỉ sự biến động của tỷ giá hối đoái vượt quá phạm vi mà
một quốc gia có thể gánh chịu.
Khủng hoảng ngân hàng: là hiện tượng ngân hàng can thiệp quá sâu hoặc cho
vay vốn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có độ rủi ro
cao như bất động sản, chứng khoán. Tín dụng được đầu tư quá nhiều cho bất động sản
và lĩnh vực phi sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính kinh tế. Tỷ lệ nợ
xấu quá lớn khiến hoạt động kinh doanh trì trệ dẫn đến nguy cơ phá sản.
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 4
Đề án/2010
Khủng hoảng nợ nần : là cuộc khủng hoảng xảy ra ở các nước đang phát triển
vào thập kỷ 80 thể kỷ XX. Có nhiều khả năng đánh giá khả năng thanh toán nguồn
vay nước ngoài của một quốc gia, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ thanh toán
nợ nước ngoài tức là tỷ lệ giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả
trong một năm trên tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó trong năm đó hoặc
trong năm trước đó. Bình thường chỉ tiêu này nằm dưới 20%, nếu chỉ tiêu này lớn hơn
20% chứng tỏ lượng vốn vay nước ngoài của quốc gia đó quá lớn.
II : NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP
1.Vài nét sơ qua về nền kinh tế Hy Lạp trước khi khủng hoảng
Hy Lạp có nền kinh tế công-nông nghiệp khá phát triển, là sự pha trộn giữa nền
kinh tế tư bản và kinh tế nhà nước. Có nhiều khoáng sản như: Bốc-xít, quặng sắt, ni-
ken.
Thế mạnh kinh tế Hy Lạp là vận tải đường biển và du lịch: có đội thương thuyền
đứng thứ 3 thế giới, kiểm soát 25% kim ngạch vận tải biển thế giới; có hệ thống
đường xá, khách sạn, hải cảng, sân bay hiện đại. Hàng năm Hy Lạp thu hút khoảng 17
triệu lượt khách du lịch, ngành này đóng góp 15% GDP của Hy Lạp. Công nghiệp du
lịch đóng 15% GDP quốc dân. Hy Lạp là nước nhận viện trợ lớn nhất của EU, chiếm

khoảng 3,3% tổng GDP. Bên cạnh đó, các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài
chính, viễn thông, sản xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy
Lạp. Nước này cũng có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một
ngành công nghiệp đóng tàu hùng mạnh. Các ngành công nghiệp quan trọng khác ở
Hy Lạp là dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm. Nông nghiệp tuy
chiếm tỉ trọng nhỏ song vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các loại
cây trồng chủ yếu ở Hy Lạp là lúa mì, lúa mạch, ôliu, hoa hướng dương, cà chua,
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 5
Đề án/2010
cam, chanh... Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp như sau: dịch vụ chiếm 74,4%, công nghiệp
20,6% và nông nghiệp 5,1%
Từ 19/6/2000, nhờ áp dụng các biện pháp kinh tế tài chính có hiệu quả, Hy Lạp
đã đạt các tiêu chí và được gia nhập khu vực đồng euro. Trong giai đoạn 2001 - 2007
Hy Lạp là một trong những nước có tốc độ phát triển cao nhất ở EU với mức tăng
trưởng trung bình 4%/năm. Năm 2008 tăng trưởng của Hy Lạp chỉ đạt 2,8%, đây là
con số thấp hơn các năm trước nhưng vẫn cao hơn tăng trưởng trung bình của các
nước thuộc khối EU. Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn gặp nhiều thách thức như: việc giảm nợ
nhà nước, lạm phát, thất nghiệp, cơ cấu lại nền kinh tế bao gồm cả việc tư nhân hóa
một số công ty nhà nước, tăng lương và giảm thiểu tính quan liêu.
Năm 2009, Hy Lạp lún sâu vào khủng hoảng với thâm hụt ngân sách trầm trọng
(127% GDP, nợ công lên đến 113% GDP) và tỷ lệ thất nghiệp vào loại cao nhất EU
(15%, 20% dân số sống dưới ngưỡng nghèo khổ). Dự kiến năm 2010, các tỷ lệ này sẽ
còn cao hơn. Trước tình hình trên, Quốc hội đã thông qua dự luật tài chính với mục
tiêu giảm thâm hụt ngân sách nhà nước xuống còn 9,4% GDP.
2.Nguyên nhân khủng hoảng nợ Hy Lạp
2.1.Ngyên nhân chủ quan
 Hy Lạp đã không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liên minh tiền tệ
Theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung, các quốc
gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định mức bội chi của
ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét trường hợp mức thâm hụt

đang trong xu hướng được cải thiện hoặc mức thâm hụt lớn hơn 3% nhưng mang tính
tạm thời, không đáng kể, không là mức bội chi cơ cấu; nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc
bằng 60% GDP, có xem xét các trường hợp đang điều chỉnh.Theo quy định này, Hy
Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu vào tháng 5-1998.
Nhưng hai năm sau, ngày 1-1-2001, mặc dù vẫn chưa đủ chuẩn, Hy Lạp cũng được
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 6
Đề án/2010
chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện
mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn
chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không những không
được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng.
Nguồn: The CIA Wrold Factbook
Bảng 1: Số liệu về thực trạng nợ và thâm hụt ngân sách năm 2009 của EU. Đơn vị
tính: tỷ lệ % GDP
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 7
STT Quốc gia Nợ nước
ngoài
Nợ công Thâm hụt
ngân
sách
GDP/người
dân(USD)
1 Áo 233,7 66,5 4,3 26.730
2 Bỉ 348,7 99 5,9 25.520
3 Bồ Đào Nha 188,6 75,2 8 18.150
4 Đức 185,2 77,2 3,4 25.350
5 Hà Lan 62,3 62,2 4,7 27.190
6 Hy Lạp 153 108,
1
12,

7
17.440
7 Ireland 960,9 63,7 12,
5
32.410
8 Lucxembourg 4.973,
7
14,5 2,2 53.780
9 Pháp 227,4 79,7 8,3 23.990
10 Phần Lan 144 46,6 2,8 24.430
11 Tây Ban Nha 150,7 50 11,
2
20.150
12 Ý 58,2 115,
2
5,3 24.670
13 Solevia 71,9 31,4 6,3 -
14 Malta 2 - 4,5 -
15 Cyprus 126 52,4 3,5 -
16 Slovakia 33,2 34,6 6,3 11.960
Đề án/2010
 Tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công.
Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng mạnh, bình quân ở mức 4.2%/năm trong giai đoạn
2002-2007. Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu
(EU), tạo điều kiện cho chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công.
Thêm vào đó, tiết kiệm nội địa của nước này cũng sụt giảm nhanh chóng. Những năm
cuối của của thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân chỉ ở mức 11%, thấp
hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha. Do
vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài.
 Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn

đề.
Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến các ngành
công nghiệp chủ chốt của nước này. Ngành du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt
giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn,
nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại
phải tăng cường chi tiêu công để kích thích kinh tế. Tính đến tháng 01/2010, nợ công
của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế được dự báo có thể vượt
mức 120% GDP.Bên cạnh đó, trong suốt thời gian dài Chính phủ Hy Lạp đã phải
ngụy tạo các báo cáo về tình hình kinh tế trong nước, sắp xếp lại các giao dịch nhằm
che dấu mức vay thực tế, nhằm phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của EU
và có thể chi tiêu cao hơn.
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 8
Đề án/2010
Nguồn: Wrold Bank
Bảng 2 : Số liệu về thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài của các nước dự kiến năm
2010
 Rủi ro lớn nhất của Hy Lạp là nợ vay nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn, có thể lên đến
80%.
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 9
Quốc gia Thâm hụt
ngân sách
2010
(%GDP)
Nợ/GDP
2010
Nợ nước
ngoài (%
tổng nợ)
Nợ ngắn
hạn

(% GDP)
Tài khoản
vãng lai
2010 (%
GDP)
Hy Lạp -12,2 124,9 77,5 20,8 -10,0
Bồ Đào
Nha
-8,0 84,6 73,8 22,6 -9,9
Ireland -14,7 82,6 57,2 47,3 -1,7
Italy -5,3 116,7 49,0 5,7 -2,5
Tây Ban
Nha
-10,1 66,3 37,0 5,8 -6,0
Anh -12,9 80,3 22,1 3,3 -2,0
Mỹ -12,5 93,6 26,4 8,3 -2,6
Đề án/2010
Bảng 3: Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp theo kỳ hạn
Ước tính tỷ lệ trái phiếu do nước ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lượng trái phiếu
chính phủ phát hành. Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu. Các nước Ý, Ireland
cũng trong tình cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công cao, nhưng không bị đánh giá
nghiêm trọng bằng Hy Lạp. Sở dĩ như vậy vì các nước này có nền kinh tế tương đối
lớn, ngân sách lớn và khả năng kiểm soát nợ trong nước cao hơn.
Vào tháng 04/2010, các tổ chức định mức tín nhiệm như S&P, Moody’s và Fitch
Rating đã hạ bậc trái phiếu chính phủ Hy Lạp xuống mức rủi ro cao, trước nguy cơ
mất khả năng thanh khoản. S&P ước tính trong trường hợp Hy Lạp mất khả năng
thanh toán, nhà đầu tư có thể mất 30-50% giá trị khoản đầu tư. Ngay lập tức sau đó
lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp đã tăng mạnh. Điều này đã khiến cho chính phủ
Hy Lạp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn trên thị trường tài chính
quốc tế để tái cấu trúc các khoản vay.

Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 10
Đề án/2010
2.2 Nguyên nhân khách quan
 Thứ nhất , đó là bệnh thành tích của khối thị trường chung Châu Âu
Tham vọng tạo ra một khối kinh tế chung có sức ảnh hưởng đã khiến cho các
thành viên sáng lập lúc bấy giờ muốn có càng nhiều thành viên càng tốt. Điều đó
khiến các tham vọng chính trị va vấp với những thực trạng về nền kinh tế các quốc
gia.Bất chấp tất cả, các quốc gia châu Âu “làm đẹp” sổ sách bằng mọi giá để kịp tiến
độ gia nhập. Lúc đó, con số “sạch đẹp” thâm hụt 4% của Hy Lạp khiến một số người
nghi ngờ.Thần kỳ hơn khi Hy Lạp giảm được mức thâm hụt xuống còn 2,5% vào năm
1998 và dự báo lúc bấy giờ nói thâm hụt chỉ còn 1,9% vào năm 1999. Cả châu Âu đã
hoan hô thành tích này, tung hô Hy Lạp như một câu chuyện thần kỳ khiến một số
nước phải ngưỡng mộ. Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha cũng cố gắng “đạt thành
tích” thâm hụt chỉ 3%.Nhưng đúng như người ta nghi ngờ. Tháng 3.2000, dưới một
tiêu chuẩn kế toán mới, cho thấy thâm hụt thực sự của Hy Lạp vào năm 1998 là 3,2%.
Đến năm 2004 một báo cáo khác lại chỉ ra con số thâm hụt của Hy Lạp vào năm 1998
là 4,3%, bởi Hy Lạp đã nhập nhằng tiền chi tiêu mua sắm công với viện trợ chính phủ
đến 2 tỉ euro.Không chỉ thế, Hy Lạp còn cố ý không tính đến một số chi tiêu quân sự
cũng như y tế trong tổng chi chính phủ. Ngược lại, quốc gia này còn xem một số viện
trợ từ châu Âu là khoản thu vào của chính phủ.Với cách này, Hy Lạp đã “bùa” thâm
hụt ngân sách năm 2003 một cách khó tin. Vào tháng 3/2004, Hy Lạp công bố thâm
hụt ngân sách 2,6 tỉ euro tương đương 1,7%, tức thấp hơn nhiều so với mức trung
bình của EU là 2,7%. Điều đó khiến nhiều người nghi ngờ và EU gây áp lực khiến Hy
Lạp công bố lại.
Dưới áp lực từ châu Âu, Hy Lạp công bố là 3,2% bởi trước đó đã tính các trợ
cấp thuế ước tính của châu Âu vào nguồn thu chính phủ. Bốn tháng sau đó, Hy Lạp
thừa nhận đã bỏ qua một số khoản chi tiêu quân sự, tính cao lên giá trị thặng dư an
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 11
Đề án/2010
sinh xã hội cùng lãi suất thấp đi, nên con số thực phải là 4,6%. Đến tháng 3.2005, Hy

Lạp “thành thật” thông báo thâm hụt của năm 2003 là 5,2%. Và trong lần “thành thật”
cuối cùng vào cuối năm đó, con số tăng lên mức 5,7%. Sau 18 tháng, số liệu thâm hụt
năm 2003 đã tăng từ 2,6 tỉ lên 8,8 tỉ euro. Nhưng trước những bất ổn của Hy Lạp, liên
minh châu Âu đã nhiều lần làm ngơ.
 Thứ hai, tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực
Quá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn nhằm giúp
các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng - hàng
hóa, vốn và sức lao động được tự do hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, hội nhập cũng có mặt
trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách
thức.Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp, năng
lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong
nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân
sách giảm, chi an sinh xã hội cao. Ngoài ra, theo quy định của EU, các quốc gia được
phép giữ lại 25% thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 12
Đề án/2010
động và 75% còn lại được chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa,
các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽ nhận
được một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị
trí bất lợi hơn như Hy Lạp không nhận được; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên
hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình. Nguồn thu ngân sách của họ bị suy
giảm. Ngoài ra, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn sóng di dân
khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc
lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm
hụt ngân sách.
 Thứ ba, mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính
Đồng tiền chung hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu bao gồm Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB) và 16 ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên.
ECB điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Quy định này tạo nền tảng
cho việc hình thành và ổn định đồng euro. Nhưng nó cũng mang lại nhiều thách thức

cho các chính phủ do họ không thể sử dụng chính sách tiền tệ làm công cụ hữu hiệu
để hỗ trợ kinh tế phát triển. Các quốc gia thành viên khu vực đồng euro chấp thuận
một ngân hàng trung ương chung, một chính sách tiền tệ chung nhưng không chấp
thuận một chính sách thuế chung.
Nguyên nhân sâu xa là mỗi quốc gia có một nhà nước riêng và nhà nước riêng
thì cần có ngân sách riêng với hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính kèm. Điều này hợp
lý nhưng lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung bởi vì chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau. Cụ thể, lãi suất trên thị
trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt. Lãi suất trái phiếu
chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định. Quyết định của bộ tài
Sinh viên: Nguyễn Trung Dũng 13

×