Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận Nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở Hòa Lạc đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.53 KB, 24 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƢỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG





TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH




ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở HÕA LẠC, PHÖ TÂN ĐẾN NĂM 2015, THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Vân
Lớp: A61 – Năm học: 2012 – 2013, chi II
Giáo viên hướng dẫn: Ths, Nguyễn Thuận Thảo








LongXuyên, tháng
05/2013
MỤC LỤC

















STT
NỘI DUNG
Trang
A
PHẦN MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài
1


Giới hạn đề tài
2

Kết cấu đề tài
2

Phương pháp nghiên cứu
2

B
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
Những lý luận chung về văn hóa cơ sở
3
1.1
Một số khái niệm
3 – 4 - 5
1.2
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
5 -6
1.3
Quan điểm của Đảng ta về văn hóa và XDĐSVH hóa ở cơ sở :

6 – 8
1.4
Chủ trương của nhà nước về XDĐSVH hóa ở cơ sở pháp lý
8 – 9 10
Chương 2

Thực trạng và giải pháp của việc xây dựng đời sống văn hóa xã
Hòa Lạc
11
2.1
Đặc điểm tình hình chung của xã
11
2.2
Thực trạng về xây dựng đời sống văn hóa trong thời gian qua
11 - 17
2.2.1
Việc thực hiện trong thời gian qua
11 - 15
2.2.2
Những vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
15 -17
Chương 3
Mục tiêu và giải pháp xây dựng đời sống văn hóa xã Hòa Lạc từ
nay đến năm 2015
18 – 20
3.1
Mục tiêu từ đây đến 2015
18 - 20
3.2
Giải pháp thực hiện
20
C
Kết luận và kiến nghị
21 - 22
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN













KẾTQUẢ:



Long xuyên, ngày tháng năm 2013

















GIÁO VIÊN CHẤM 1 GIÁO VIÊN CHẤM 2










MỞ DẦU


 Lý do chọn đề tài:
Nền văn hóa việt nam được xem là là tổng thể giá trị vật chất tinh thần, do cộng
đồng các văn tộc việt nam sáng tạo , trong quá trình dựng nước và giữa nước. Nhờ nền
tảng và sức mạnh đó nên cho dù bị đô hộ nhiều năm, nhiều thế kỷ với ách thống thống trị
của chế độ phong kiến phương bắc , thực dân và dế quốc nhưng dân tộc ta vẫn giữa vững
và phát huy được bản sắc riêng của mình, chắng những không bị đồng hóa mà còn quật
cường đứng lên để giành độc lập cho dân tộc.
Trong đời sống xã hội của con người ngoài việc thu về vật chất để thỏa mãn cuộc
sống của mình thì bên cạnh đó nhu cầu để thụ hưởng và sinh hoạt văn hóa để thư giản
trong lúc nhàn rỗi sau những giờ lao động mệt nhọc. Đó là nhu cầu thiết thực trong đời
sống nhân dân hiện nay. Và khi đất nước thực hiện cơ chế đổi mới, chuyển sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , với việc giao lưu hợp tác với các nước trong
khu vực và thế giớ, đã tạo diều kiện cho đất nước phát triển, nhưng cũng có nhiều thách
thức nguy cơ tiềm ẩn trong việc hưởng thụ nghệ thuật văn hóa của nhân dân, cụ thể là

dòng văn hóa lai căng sẽ làm băng hoại các giá trị văn hóa, gia đình truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội, môi trưòng văn hóa bị xuống cấp. Cho nên
việc nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa là vấn đề cấp bách và lâu dài của Đảng và
nhà nước, của mặt trận và cả hệ thống chính trị nhằm định hướng cho nhân dân giữa được
và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc
Về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đã có từ lâu nhưng bên cạnh mặt tích cực
được nhiều, song còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy với hiểu biết và học tập ở trường bản
thân em tâm đắc và chọn đề tài này là nhằm nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp
nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở xã Hòa Lạc hiện nay, góp phần công sức nhỏ bé
của mình để hạn chế những tồn tại trong sinh hoạt, đời sống văn hóa ở địa phương một
cách nhiệt tình . Đồng thời góp phần làm phát triển hoạt động văn hóa , hướng đời sống
nhân dân giữa được bản sắc và phát huy nền văn hóa dân tộc, xóa đối giảm nghèo, giảm
dần tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, ổn định trật tực xã hội , thực hiện tốt chủ trương
đường lối chính sách pháp luật của chính quyền địa phương.
Do khả năng và trình độ hiểu biết về lĩnh vực văn hóa còn hạn chế nên khi viết
bài không tránh khỏi thiếu sót . Rất mong được sự tận tình giúp đỡ của quý thầy cô để có
thêm kiến thức và kinh nghiệm thực hiện chức nâng nhiệm vụ của mình ngày một tốt
hơn. Tiểu luận chỉ đề cập khái quat thực trạng, giải pháp xây dựng đời sống văn hóa ở xã
Hòa Lạc từ năm 2006 đến nay.


















Giới hạn của đề tài : tìm hiểu thực trạng xây dựng đời sống văn hóa của xã từ
năm 2009 – 2013, đề ra mục tiêu giải pháp từ nay đến năm 2015.
Kết cấu : Ngoài mở đầu , kết luận, tiểu luận có 3 chương :
- Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
- Chương 2 : Thực trạng và giải pháp của việc xây dựng đời sống văn hóa của xã .
- Chương 3 :Mục tiêu, giải pháp của việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở
xã Hòa Lạc từ nay đến năm 2015.
 Phƣơng pháp nghiên cứu : Tiểu luận vận dụng phương pháp luận Chủ nghĩa
Mác – LêNin, vận dụng những phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh, tổng hợp,
khảo sát, đồ họa…













B. NỘI DUNG


CHƢƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG
VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ.
1.1 Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm đơn vị cơ sở :
Đơn vị cơ sở là hình thái tổ chức cơ bản của xã hội. Đó là những cộng đồng dân
cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt chất diễn ra trong đời sống hằng ngày. Theo tinh
thần văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức V thì đơn vị cơ sở là: Làng, xã, phường
ấp, nhà máy, công trường, nông trường, đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, cơ
quan trường học, bệnh viện, cửa hàng và cộng đồng xã hội tương đương. Như vậy khái
quát là mỗi cộng đồng dân cư địa bàn sinh hoạt cố định và tổ chức hành chính ổn định
được coi là một đơn vị văn hóa cơ sở,xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng văn
hóa ngay trong đời sống hằng ngày của nhân dân. Bởi vì chính cơ sở là nơi diễn ra mọi
hoạt động kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội là nơi thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, nhà
nước và quyền làm chủ của nhân dân. Đây cũng là nơi để quần chúng nhân dân xây dựng
đời sống văn hóa và hưởng thụ các giái trị văn hóa, sáng tạo ra những văn hóa mới .
1.1.2. Khái niệm về văn hóa :
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của của
nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”.
Con người là sản phẩm của văn hóa đồng thời cũng là chủ thể của văn hóa, chỉ có
con người mới có văn hóa.
Văn hóa là một kiểu ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội,
con người với tự nhiên. Chính con người mới có văn hóa mới nâng cao chất lượng sống
của con người và tự mình bảo vệ quyền lợi của mình.

1.1.3 Khái niệm về đời sống văn hóa :
Đời sống văn hóa là tổng hợp từ các yếu tố căn bản qua sự tích lũy kinh nghiệm và
kiến thức trong lao động sản xuất, sáng tạo và đấu tranh để phát triển ,tạo nên một sắc
thái riêng. Làm nền tảng và định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, cái đẹp trong mối
quan hệ giữa người với người, giữa người với môi trường xã hội tự nhiên.
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội. Đời sống văn hóa là một
tổng hợp của những hoạt động sống của con người. Nhu cầu vật chất tinh thần được đáp
ứng làm cho con người tồn tại như một hình thể xã hội, tức một nhân cách văn hóa . Tuy
nhiên, khi xã hội phát triển cao đạt tới trình độ khác nhau của nền văn minh, thì sự đáp
ứng nhu cầu cúng đạt tới trình độ phát triển tương ứng .
1.1.4 Khái niệm đời sống văn hóa cơ sở :
Đời sống văn hóa cơ sở là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố
tỉnh tại ( sản phẩm văn hóa vật chất, các thế chế văn hóa ) cũng như các yếu tố văn hóa
hoạt động thái ( con người các hoạt động văn hóa của nó ) xét về mọi phương diện khác,
đời sống văn hóa bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hóa hiện thực và cả hình thức sinh
hoạt văn hóa tâm linh. Bao gồm các tiêu chí sau: sản phẩm văn hóa; các hoạt động văn
hóa; những con người văn hóa .
1.1.5 Mục tiêu và tầm quan trọng của xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở:
a. Mục tiêu :
- Mục đích hàng đầu số một của văn hóa là nhằm xây dựng phát triển con người
một cách toàn diện, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có ý chi vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn
kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội. đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống
lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương,
phép nước, quy ước, của cộng đồng ; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợ
ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập và năng cao hiểu biết
trình độ chuyên môn năng lực thẩm mỹ và thể lực.
- Thực chất xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng con người văn hóa ;

xây dựng gia đình văn hóa ; xây nếp sống văn hóa ; xây dựng thiết chế văn hóa thể thao ;
động viên mọi lao động sáng tạo , hoàn thành tốt trách nhiệm nghĩa vụ công nhân, xây và
bão vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
b. Tầm quan trọng :
- Xây dựng đời sống văn hóa là nghiệp vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống
chính trị, được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong nhiều giai đoạn và sự tập
trung thực hiện ngày càng rõ nét qua các phong rào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở, gắn kết chặt chẽ phong trào với thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới. Từ đó làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thắm sâu vào
toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan
trọng của phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được coi là bước đi ban đầu của sự nghiệp
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,theo định hướng xã hội
chủ nghĩa nhằm để cho dân hưởng thụ, tiếp thu các thành tựu văn hóa, văn minh của của
nhân loại, tiếp thu các công nghệ mới trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
- Xây dựng văn hóa là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội.
- Xây dựng văn hóa là góp phần nâng cao dân trí, nâng cao sự hiểu biết của người
dân. Mục đích là vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Muốn đạt tới những nhận thức
đó phải thông qua con đường văn hóa, trước hết là văn hóa giáo dục.
- Đảng và nhà nước không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất là xóa đói giảm
nghèo mà còn quan tâm đến đời sống tinh thần cho nên xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở là đảm bảo cho nhân dân thỏa mãn cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
1.2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa:
Trước hết theo quan niệm Hồ Chí Minh, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn, loài người sảng tạo ra văn hóa. Mặt khác, trong công cuộc kiến
thức nhà nước, thì văn hóa ngang hàng các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và tác động
tích cực trở laị các lĩnh vực đó. Như vậy cùng với đời sống chất lấy kinh tế làm nền tảng,
thì con người dân cần đời sóng tinh thần, lấy văn hóa làm nền tảng, thông qua các chức

năng của văn hóa như:
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm tươi đẹp. Đó là tư tưởng vì nước quên
mình; vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng; độc lập, tự cường, tự chủ; không có gì quý
hơn độc lập tự do; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tình cảm lớn là yêu nước thương
dân. Những lý tưởng và tình cảm cách mạng khi đã đi sâu vào tâm lý quốc dân sẽ biến
thành một sức mạnh vật chất tạo động lực cho cách mạng.
- Năng cao dân trí. Dân trí là sự hiểu biết của người dân về các mặt chính trị, kinh
tế, văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, thực tiễn… mà muốn đạt được thông qua
văn hóa giáo dục.
- Bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp, lành mạnh để khong ngừng
hoàn thiện bản thân. Văn hóa sẽ góp phần bồi dưỡng phẩm chất đạo đức đẻ sửa đổi tham
nhũng, lười biếng, phù hoa, xã xỉ, chống “ giặc nội xâm”, hướng con người vươn tới chân
– thiện – mỹ.
Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc đẻ thực hiện độc lập, tự cường,
tự chủ. Văn hóa đưa con người từ chỗ tha hóa đến chỗ phát triển tự do, toàn diện.
Văn hóa là chất keo tạo sự liên kết, tăng cường mối tương tác, hiểu biết giữa các
dân tộc, điều tiết các mối quan hệ quốc tế.
Văn hóa là mục tiêu của cách mạng do đó phải giữa gìn cốt cách văn hóa của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phải biết trân trọng giữ gìn, khai thác, phát huy,
phát triển những vốn quý báo của cha ông đồng thời giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn
bè thế giới. Tiếp thu văn hóa nhân loại trên tiêu chí là tiếp thu cái hay, cái tốt, lấy văn hóa
dân tộc làm gốc, tẩy trừ mọi nguy hại, độc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế
quốc. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cũng là một cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc.
1.3 Quan điểm của Đảng ta về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở :
1.3.1. Nghị quyết Trung ƣơng (khóa VIII ) về văn hóa:
a. Phƣơng hƣớng và xây dựng đời sống văn hóa :
Hội nghị lần thứ 5, BCH TW Đảng khóa VIII đã đề ra nghị quyết “ xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết còn khẳn
định văn hóa là rất càn thiết đáp ứng nhu cầu thực hiện công cuộc và phát triển đất nước

phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức độc lập, tự
chủ tự cường xây dựng và bảo vệ tố quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền
văn hóa nhân loại,làm cho văn hóa thắm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội,
vào tưng người, từng gia đình, từng tập và cộng đồng dân cư.Tạo ra trên đất nước ta đời
sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng văn minh; tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
b. Quan điểm của Đảng về văn hóa :
Kết luận TW X, khóa IX tiếp tục đặc lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng đạo
đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong tổ chức
Đảng, nhà nước, các đoàn thể nhân dân và từng cá nhân gia đình, thôn, xóm, đơn vị tổ
chức cơ sở. Cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ
bản lâu dài.
Thứ nhất : Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai : Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Thứ ba : Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam .
Thứ tƣ : Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó do đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Thứ năm : Văn hóa là Mặt trận , xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp lâu
dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và kiên trì thận trọng.
1.3.2. Nghị quyết dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đƣa ra những định
hƣớng về văn hóa :
a. Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, phong phú, đa
dạng:
- Đưa phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu,
thiết thực hiệu quả… Xây dựng và chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam
góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống văn hóa, của con người Việt

Nam, nuôi dưỡng thế hệ trẻ.
- Xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở tất
cả các cấp, đồng hời có kế hoạch cải tạo nâng cấp và xây dựng mới một số công trình văn
hóa, nghệ thuật, giáo dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của
đất nước. Xã hội hóa các hoạt động chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn,
vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa
đô thị và nông thôn.
b.Phát triển sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật; phát huy giá trị các di sản văn hóa
truyền thống cách mạng .
- Tiếp tục phát triển nền văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thực đời sống,
lịch sử dân tộc.
- Hoàn thiện thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sỡ hữu trí tuệ, về
bão tồn, phát huy các giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể dân tộc.
- Xây dựng và thực hiện chính sách bảo tồn, , phát huy giá trị văn hóa, ngôn ngữ,
chữ viết các dân tộc tiểu số.
- Xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học
nghệ thuật, sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cả về tư tưởng và nghệ thuật.
c. Phát triển hệ thống thông tin đại chúng:
- Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo
dục, tổ chức,và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin thông tin đại chúng vì lợi
của nhân dân và đất nước.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí vững vàng về
chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ, năng lực.
- Rà soát, sắp xếp hợp lí mạng lưới báo chí, xuất bản báo chí trong cả nước.
- Phát triển và mở rộng việc thực sử dụng internet, đồng thời có biện có biện pháp
quản lí, hạn chế, tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để
truyền bá tư tưởng phản động lối sống lành mạnh.
d. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa:

- Đổi mới tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học nghẹ thuật, đất
nước con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt
động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, báo chí, xuất bản,
quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
- Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của cả nước, giới thiệu các
tác phảm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam, bồi
dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.
 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng:
Hưởng ứng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã
triển khai chương trình:
05 không đói nghèo, không tội phạm và tệ nạn xã hội; không sinh con thứ 3; không
có bạo lực; không có trẻ suy dinh dưỡng và không có trẻ bỏ học giữa chừng.
03 sạch: sạch nhà gắn với vệ sinh thân thể; sạch bếp gắn với an toàn vệ sinh thực
phẩm; sạch ngõ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Sau khi chương trình này được cấp hội cấp trên triển khai thực hiện thì hội liên hiệp
phụ nữ xã Hòa Lạc cũng đã tổ chức tuyên truyền và vận động cho chị em hội viên đăng
ký tham gia thực hiện tích cực các phong trào nầy.
1.4 Chủ trƣơng của nhà nƣớc về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở pháp lý:
Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
Điều 30 : “ Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam; dân tộc
hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hóa các dân tộc Việt
Nam, tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, tiếp thu văn hóa nhân loại; phát huy
mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân”.
Điều 31: “Nhà nước tạo điều kiện phát triển giáo dục, ý thức công nhân, sống làm
việc theo theo Hiến pháp và pháp lực, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có
văn hóa, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần
quốc tế, chân chính, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc trên thế giới.”
- Thực hiện tinh thần công văn số 6100/VP – CP ngày 13/12/2000 của văn phòng
chính phủ về việc thống nhất tên gọi cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc
sống mới ở khu dân cư” và tên gọi phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa”.
- Căn cứ quyết định số 01/2002/QĐ – BVHTT ngày 02/01/2002 của bộ văn hóa
thông tin và ban hành quy chế công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn
hóa, cơ quan văn hóa
- Mô hình “ 5 không 3 sạch” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động tháng
09/2009.
Thực hiện theo tinh thần thông báo số 02/TB của Ban chỉ đạo cuộc vận động phong
trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh An Giang ngày 24/06/2003 về
tên gọi.
- Căn cứ hướng dẫn số 02/HD – BCĐ ngày 29/07/2002 của Ban chỉ đạo toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, về việc bình xét công nhận cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.
- Chương trình hành động thực hiện phòng trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” giai đoạn 2006 – 2011 của Đảng ủy Xã Hòa Lạc ngày 27/03/2005.
- Kế hoạch số 09/KH – UBND ngày 11/10/2010 của ủy ban nhân dân xã Hòa Lạc
về việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng theo tiêu chí nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 .
- Tiêu chí 2: Giao thông : Cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới đường giao thông
nông thôn đạt quy chuẩn kỹ thuật của bộ giao thông vận tải.
- Tiêu chí 3 : thủy lợi : Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển sản
xuất và phục vụ đời sống nhân dân ; số km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa ;
diện tích sản xuất có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh.
- Tiêu chí 6 : Trường học : Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn
quốc gia là 1 trường ; trường học các cấp có văn phòng trang thiết bị bộ môn thiết yếu.
- Tiêu chí 7 : cơ sở vật chất văn hóa : có trung văn hóa thể thao đạt chuẩn.
- Tiêu chí 9 : Bưu điện : có điểm phục vụ bưu chính viễn thông vào năm 2015, và
có một số ấp có internet và một hộ số hộ dân biết sử dụng tin học và truy cập internet.
- Tiêu chí 12 : Hộ nghèo : giữ vững việc giảm hộ nghèo đạt tiêu chí quy định dưới
5 %.
- Tiêu chí 14 : Hình thức tổ chức sản xuất : Xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh

tế hợp tác, hợp tác xã; trang trại, …. Đạt mục tiêu đề ra.
- Tiêu chí 15 : Giáo dục: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục giữa vững và
nâng chất, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học trung học phổ
thông 100%; đào tạo nguồn lao động đạt 55% .
- Tiêu chí 16 : Y tế: Tăng tỷ lệ người dân tham gia cac hình thức bảo hiểm y tế.
- Tiêu chí 17 :Văn hóa: Nâng chất cho ấp văn hóa trong những năm tiếp theo.
- Tiêu chí 18 : Môi trường : tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn
của bộ Y tế, tăng tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn; hộ dân có chuồng trại
giai súc hợp vệ sinh; trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã có nhà tiêu hợp vệ sinh; cơ
sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; các điểm khu dân cư và các đoạn
sông, kênh, rạch không gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; cơ sở sản xuất kinh doanh
được thu gom và sử lý bằng cách đem đốt ở nơi trống .
- Tiêu chí 19 : Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh: Có đủ các tổ chức
trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
trong sạch vững mạnh; các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến
trở lên; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và thủ tục hành chính theo cơ ché một cửa .
- Tiêu chí 20: An ninh, trật tự xã hội: An ninh, trật tự xã hội trên địa bàn được giữ
vững.
1.4.1 Những tiêu chí về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở:
1.4.1.1. Tiêu chuẩn về văn hóa :
- Tiêu chuẩn 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
nhà nước, “ học tập và làm theo tám gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tích cực tham gia các
phong trào thi đua.
- Tiêu chuẩn 2 : Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi
người trong cộng đồng.
- Tiêu chuẩn 3 : Tổ chức và lao động sản xuất, kinh doanh, công tác học tập đạt
nâng suát, chất lượng và hiệu quả.
1.4.1.2: Tiêu chuẩn ấp văn hóa :
- Tiêu chuẩn 1: Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.

- Tiêu chuẩn 2: Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh
- Tiêu chuẩn 3: Mội trường cảnh quang sạch đẹp.
- Tiêu chuẩn 4: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước.
- Tiêu chuẩn 5: Có tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng.
Tiêu chuẩn 6: Đoàn kết xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.



CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA CỦA XÃ HÕA LẠC 2009 – 2013
2.1.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA XÃ:
Xã Hòa Lạc nằm cặp theo bờ sơng hậu, chiều dài 7.9 km diện tích tự nhiên là
2078 ha, đất sản xuất nơng nghiệp chiếm là 1651ha, dân số có 19737 nhân khẩu với 3138
hộ được bố trí 04 ấp.Về tơn giáo : phật giáo hòa hảo chiếm 90 % , còn lại theo đạo khác
và khơng đạo. Xã có 1 chùa, 1 Đình thần, 1 Miếu, xã có 3 chợ, 1 trường Mẫu giáo, 4
trường tiểu học, 1 THCS, 1 THPT, 1 trạm y tế. Đảng bộ có 251 Đảng viên sinh hoạt tại
19 chi bộ.
Những năm trước đây, cơ sở vật chất cón nghèo nàn, lạc hậu, mặt bằng dân trí
thấp, xã chỉ có 01 trường cấp 1( tiểu học), chưa có trường cấp 2 (THCS), sản xuất bấp
bênh, đời sống vật chất nhân dân rất khó khăn, nhiều tệ nạn xã hội như : trộm cắp, đá gà,
số đề, tỷ lệ hộ nghèo trên 7%.
Từ những đặc điểm trên, Đảng ủy, chính quyền, đồn thể và nhân dân xã Hòa Lạc
quyết tâm tìm ra biện pháp thích hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng và các lĩnh vực tại địa phương. Đặc biệt từ khi thực hiện thơng tư 04 của Ủy ban
trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về phong trào vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”đến nay mang lại những thành tích đáng kể.
Thúc đẩy cơ cấu nơng nghiệp của địa phương phát triển mạnh mẽ theo hướng sản
xuất hàng hóa, làm tiền đề cho sự phát triển đổi mới về hàng hóa, xã hội, an ninh quốc

phòng được giữ vững, bộ mặt của xã hội có nhiều biến đổi đi lên so với những năm trước
đây, từng bước thực hiện tốt cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn xã
nhà ngày một khởi sắc.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA Ở XÃ TRONG
THỜI GIAN QUA:
2.2.1 Việc thực hiện được tronh thời gian qua.
Phát triển kinh tế giảm nghèo – xã hội được cải thiện :
 Năm 2010 tồn xã có 1756 hộ tham gia kinh tế hợp tác chiếm tỉ lệ 70,5%. Đến
năm 2013 có 1901hộ, tỉ lệ70,8% chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng.
 Cơ cấu kinh tế năm 2000 lĩnh vực cơng nghiệp là69% đến năm 2010 cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp là 70%
 Xã có 01 hợp tác xã nơng nghiệp phục vụ tưới tiêu cho140 Ha, 01 trạm bơm
điện do tư nhân đầu tư phục vụ 150ha, 01 tổ hợp tác bơm dầu có 40 cổ phần, bom tưới
cho 24ha, củng cố lại 12 tổ liên kết sản xuất liên canh, bên cạnh có 1050 Ha với 1450 hộ,
01 tổ hợp tác bơm điện kênh 19/5 diện tích 335 ha.
 Về nghề truyền thống: địa phương có nghề mộc truyền thống ( đóng ghe, tủ,
giường, bàn ghế,….) thu hút trên 850 lao động, giải quyết việc làm cho lao động tại chổ
có thu nhập ổn định.
 Các phương tiện vận chuyển mua bán lúa, gạo, dịch vụ mua bán vật tư nông
nghiệp, vật liêu xây dựng và ba nhà máy đã thu hút trên 652 lao động có việc làm ổn
định.
 Từ năm 2009 đến nay đã tương trợ trên 824 lượt hộ vay từ vốn ngân hàng
chính sách xã hội và quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền trên 3 tỉ đồng để làm
cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
 Tổ chức dạy nghề tại chổ gắn với giải quyết việc làm như: may công nghiệp,
chăn nuôi, đan móc, mộc (đóng ghe, tủ, giường… ) 17 lớp với 420 lao động tham dự, đã
giới thiệu trên 500 lao động đi làm việc tại các xí nghiệp trong nước và xuất khẩu lao
động 12 người .
 Về chăn nuôi : năm 2009 có khoảng 45 hầm chăn nuôi nhỏ, sản lượng khoảng

875 tấn, đến năm 2013 có trên 185 hầm chăn nuôi quy mô lớn, sản lượng khoảng 375 tấn.
 Hộ có đời sống kinh tế ổn định năm 2009 là 2900 Tỉ lệ 90.1%, năm 2012 là 96
%
 Hộ gia đình có nhà bán kiên cố năm 2009 là 2654 Tỉ lệ 86 %, năm 2012 là 98
%
 Đã thực hiện đề án xóa nhà tre lá đạt hiệu quả tốt, đến nay không còn nhà tre lá
xiêu vẹo. Năm 2004 đã được Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tặng bằng
ghi công xóa nhà nhà tre tạm bợ cho hộ nghèo.
 Hộ nghèo năm 2009 là 97 hộ, tỉ lệ 3.35 %; năm 2013 có 237 hộ, tỉ lệ 7.48 %.
 Trên toàn xã từ năm 2013 đến nay không còn tựu điểm tệ nạn xã hội.
 Từ 2009 đến 2010 xã được đầu tư tư xây dựng 02 cum tiến dân cư, đang xây
dựng cụm Hòa Lạc – Phú Thành, đã bố trí trên 372 hộ chính sách, hộ nghèo, cận nghèo,
sạt lở vào ở. Đến nay đã vào trên 98%.
Đoàn kết phát huy truyền thống “ uống nƣớc nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa”,
tƣơng thân, tƣơng ái, đẩy mạnh hoạt động nhân đạo từ thiện:
 Khi đời sống vật chất của người dân từng bước được cải thiện và tiến lên khá
giàu thì các phong trào địa phương đề ra điều được người dân hoàn toàn hưởng
ứng.Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và nhân dân xã Hòa
Lạc luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa – xã hội từ thiện. Từ năm 2002 – 2007 đã vận
động nhân dân đống góp quỹ đền ơn đáp nghĩa được 124 triệu đồng, đã sữa chữa cho 62
hộ gia đình chính sách nên đời sống hộ chính sách được ổn định, trong 5 năm hỗ trợ xây
dựng 6 căn nhà tình nghĩa nên các hộ có nơi ổn định, không còn hộ nghèo.
 Từ năm 2007 đến nay vận động quỹ xã hội từ thiện được 1.5 tỷ đồng, đã cất
sữa cho 250 căn nhà tình thương,nhà Đại đoàn kết, duy tu cầu đường, rải đá bụi, trợ giúp
những hộ khó khăn. Ngoài ra, nhân dân tự nâng cấp đường, lót đal, mở nhà thuốc nam,
làm cầu ranh Hòa Lạc – Phú Thành.
 Vận động chính sách hậu phương quân đội trên 421 triệu đồng để hỗ trợ cho
gia đình và thanh thiếu niên tại ngũ.

Phát huy dân chủ, chấp hành kỷ cƣơng luật pháp:

Nhân dân đã chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
nhà nước và những chủ trương của địa phương.
Về các nguồn thu từ năm 2007 đến năm 2012 điều đạt cao:
 Thu lao động công ích : Năm 2001 thu 35.8 triệu đồng đạt 62.67%; Năm 2008
thu 62.06 triệu đồng đạt74,8 %;
 Thu quỹ an ninh quốc phòng : năm 2001 thu 25,7 triệu đồng đạt 83,26%; Năm
2008 thu 41,26 triệu đồng đạt 102.58%; Năm 2010 thu 42,7 triệu đồng đạt 192.39%.
 Đặc biệt trong năm 2008 – 2009 với chủ trương của Đảng và chính quyền địa
phương, nhân dân đã tự nguyện đóng góp xây Miếu Lịnh Ngài với tổng số tiền trên 1 tỷ
đồng đồng, nay đã hòa thành.
 Công tác tuyên truyền hàng năm đều đạt chỉ tiêu trên giao: 6 năm đã có 70/70
thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự đạt 100%, từ năm 2007 đến nay không có thanh
niên đào ngũ.
 Quản lý đối tượng theo nghị định 19/CP ( nay là nghị định 163 ) toàn xã đã
quản lý 14 đối tượng đã cảm quá tốt 14 đối tượng và đã đưa ra khỏi diện 100%.
 Công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng được thực hiện tốt, những có
liên quan đến đống góp của dân điều hợp dân bàn bạc khi thống nhất mới thực hiện và
khi công trình hoàn thành điều công khai dân chủ kịp thời và niêm yết các văn bản cho
nhân dân nắm như: đóng góp, đê bao, kiên cố hóa giao thông nông thôn, tuyển quân, bình
xét hộ dân hàng năm,…
Trong 06 năm xã đã tổ chức lấy ý kiến dân tham gia xây dựng Đảng , chính quyền 91 lần
trên 5000 lược người dự.
Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc:
Trên địa bàn xã có sự sắp xếp, bố trí nhà của của khang trang, cảnh quan sạch
đẹp, nông thôn khởi sắc.
 Năm 2007 có 2056 hộ làm hàng rào trước nhà đạt 70% và treo cờ đúng quy
định.
 Phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao cũng được phát triển, xã đã xây
dựng 01 sân bóng đã lớn, tư nhân xây dựng 05 sân bóng đá mini, xã xây dựng 01 đội

thông tin cổ động có 14 diễn viên, 07 ấp có 07 câu lạc bộ đờn ca tài tử,07 đội bóng
truyền, 07 câu lạc bộ cầu lông, 04 câu lạc bộ đá cầu, 06 đội bóng mini, tổng số 253 thành
viên, thường xuyên sinh hoạt phục vụ nhân dân trong xóm ấp và tham gia hội thi, hội
diễn do huyện tổ chức vào các ngày lễ lớn.
 Các lễ hội, cưới hỏi, tang chế điều tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, chống xa
hoa, lãng phí, đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn luôn đúng quy định.
 Đài truyền thanh xã lồng phủ kín 07 ấp, có trương trình phát cụ thể hàng ngày
từ 2- 3 buổi phục vụ tốt cho 90 % hộ dân được nghe tin tức thời sự địa phương, trong
nước, thế giới.
 Khu trung tâm xã hàng năm đều bố trí cụm pano cổ động các nhiệm vụ chính
trị ở địa phương nhất là phong trào vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” và phổ cập trung học cơ sở.
 Các tuyến đường trong xã hàng năm đều được duy tu nâng cấp để đảm bảo đi
lại, trong 06 năm đã vận nhân dân đống góp trên 2 tỉ đồng để nâng cấp sữa chữa cầu
đường đảm bảo xe hai bánh đi lại quanh năm, xe 04 bánh đi lại trong mùa khô. Đã trải
nhựa bờ bắc kinh Hòa Bình ( từ chợ kinh Hòa Bình đến giáp ranh xã Phú Thành). Khu
trung tâm xã từ năm 2008 đến nay được sắp xếp trật tự ngăn nắp, thông thoáng, khang
trang, trồng cây xanh và xây dựng 10 cầu tiêu công cộng hợp vệ sinh tại xã, khu vực chợ.
 Từ năm 2009 đến 2012 các ấp điều được trên công nhận đạt chuẩn ấp văn hóa,
nhờ chuyển khai tuyên truyền, vận động tốt nên 06 năm qua số lượng đạt chuẩn gia đình
văn hóa ngày càng tăng, năm 2009 có 3585/3812 hộ đạt 94,22 % đến năm 2010 có 3600
hộ đạt 94,7 %, chất lượng năm sau luôn cao hơn năm trước.
 Xã đã 07 năm liền giữa vững danh hiệu xã văn hóa từ năm 2005 – 2011.
 Thực hiện theo Nghị định 13/ CP, Chỉ thi 5 của tỉnh, Chỉ thi 6 của huyện, xã đã
giải tỏa tốt các chướng ngại vật lấn chiếm lộ giới và không cho phơi lúa trên lộ giao
thông nông thôn, xây dựng hệ thống giao thông nội đồng để nông dân thuận lợi trong sản
xuất.
* Nguyên nhân đạt được :
 Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
xã Hòa Lạc đạt được như trên là nhờ có sự chỉ đạo của UBND xã kịp thời quan tâm nhắc

nhở, tạo điều kiện thuận lợi để ban vận động của 07 ấp tiến hành hoạt động rất tốt.
 Để có được kết quả trên là do Đảng bộ xã nhà luôn cố gắn tìm ra những
phương thức đổi mới, ổn định phát triển kinh tế địa phương đặc biệt là trong sản xuất
nông nghiệp từ bơm dầu chuyển sang bơm điện.Từ một xã vùng sâu sản xuất 2 vụ tăng
lên 3 vụ hàng năm.
 Sự nhiệt tình của Mặt trận xã và đoàn thể luôn đi đầu trong chỉ đạo thực hiện
đạt kết quả rất khả quan.
 Sự phấn đấu nổ lực của chi bộ 07 ấp quyết tâm thực hiện cho được Nghị quyết
chi bộ đề ra trong năm.
 Nhưng cốt cán và nguyên nhân quan trọng ở đây là nhân dân, vì nhà nước của
chúng ta la “ nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Do đó, việc phát huy sức mạnh của
nhân dân vẫn là trên hết góp phần thắng lợi thêm cho cuộc vận động. Từ thực tế cuộc
sống, đại bộ phận nhân dân cần mẫn trong lao động, tiết kiệm tiêu dùng, tận dụng thời cơ
để làm tăng thêm thu nhập.
2.2.2 Những vấn đề tồn tại,hạn chế và nguyên nhân:
* Tồn tại, hạn chế:
Cùng với kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện cuộc vận động, chúng ta cần
thấy rõ những yếu kém còn tồn tại hiện nay là:
chưa tích cực tham gia cac phong trào xã hội hóa.
 Chất lượng việc tổ chức chuyển khai chưa đồng đều, còn mang tính hình thức,
kết quả bính xét cuộc vận động gia đình văn hóa, ấp văn hóa chưa phản ánh đầy đủ các
tiêu chí chất lượng cuộc vận động.Bên cạnh đó việc khen thưởng, biểu dương các khu
dân cư,hộ gia đình văn hóa tiên tiến còn hạn chế, chưa kịp thời.
 Nhận thức của một số cán bộ, Đảng viên còn thấp, không chịu phấn đấu học
tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, ảnh hưởng đồng tiền và môi trường xã hội.
Mặt khác, dân trí còn thấp tác động nhiều mặt về lối sống thực dụng.
 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nhìn chung còn thiếu sự quan tâm đầu tư đúng
mức của cấp trên và địa phương để nâng chất lượng phục vụ và phát triển về nhu cầu văn
hóa. Bên cạnh thiếu sự tập trung vận động thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa –
văn nghệ, thể dục thể thao.

 Các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao còn nặng tính tự phát, trong
khi nhu cầu hưởng thụ văn hóa của của nhân dân ngày càng cao, vẫn còn một số bộ phận
của nhân dân
* Nguyên nhân:
 Nguyên nhân khách quan:
 Do mặt bằng dân trí của nhân dân còn thấp, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn
chế. Từ đó ít nhiều ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền . Mặt khác do một số cán bộ
công chức thể hiện trách nhiệm chưa cao, chưa chịu khó lắng nghe để giám sát với dân vì
thế cũng ảnh hưởng đến công tác vận động, tuyên truyền.
 Công tác, tuyên truyền cuộc vận động cũng như công tác củng cố nâng chất
lượng ấp văn hóa, chưa phối hợp kiểm tra thường xuyên. Điều đó hạn chế việc đổi mới
nội dung hoạt động của các ấp văn hóa.
 Các thế lực phản động trong và ngoài nước-nhất là những kẻ mượn đạo tạo
đời- vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình chống phá ta bằng những thủ đoạn
chống đối về chính trị, tư tưởng qua hệ thống báo đài, các văn hóa phẩm độc hại,…
 Nguyên nhân chủ quan :
 Chậm thể chế hóa Nghị quyết của Đảng nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến
chính sách pháp luật, công tác vận động tuyên truyền chưa gắn con người với thực tiễn
cuộc sống đặt ra. Chưa thực sự quán triệt quan điểm đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân
dân, nên có một số phong trào còn hạn chế, ít coi trọng và đi sâu vận động nhân dân.
 Mặt trận các đoàn thể nhân dân tuy cố gắng kiện toàn, củng cố nhưng vẫn còn
yếu kém trong phương thức hoạt động, chưa tập hợp được đông đảo quần chúng tham
gia.Còn nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra hàng ngày nhưng chưa kiên quyết đẩy lùi như:
trộm cắp,số đề,… xảy ra còn nhiều: tập hợp từng nhóm uống rượu càn quấy nhất là khu
dân cư nhiều đối tượng không chịu lao động.
 Công tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể còn nhiều
hạn chế trong việc hướng dẫn nghề nghiệp, kiểm tra sử dụng đồng vốn trong nhân dân
đối với việc xóa đói giảm nghèo, việc sản xuất nên dẫn đến tình trạng không thoát
nghèo.Cán bộ làm công tác vận động, tuyên truyền còn yếu, chế độ phụ cấp còn thấp nên
chưa nhiệt tình.

 Một số bà con lợi dung chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng đòi yêu sách, đòi
dân chủ quá mức, ăn không ngồi rồi, thờ ơ, không chịu lao động chờ cứu đói.

* Bài học kinh nghiệm:
 Các cấp ủy Đảng, mỗi cán bộ đảng viên phải tăng cường học tập, thể hiện một
xã hội học tập, để tiếp thu nền khoa học hiện đại: phải được thắm nhuần chủ nghĩa Mác-
Lenin,tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững bản chất đạo đức cách mạng và những giá trị văn
hóa truyền thống quý báo của dân tộc luôn được bảo vệ và giữ gìn theo đúng tinh thần
Nghị quyết trung ương 5 ( khóa VIII): mỗi cán bộ Đảng viên quan tâm đi đầu nêu gương
là vai trò hạt nhân trong đời sống văn hóa ở các ngành, ấp và khu dân cư sẽ là nhân tố
quan trọng thúc đẩy trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa đổi mới, “ đổi mới
nhưng không đổi màu”, hòa nhập nhưng không hòa tan”.
 Phát huy tính đoàn kết nội bộ với nhân dân, cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp
hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nướcđể nhân dân noi
theo.
 Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “ dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra” từ đó dân tin vào Đảng và chính quyền nên phong trào có liên
quan đến sự đóng góp của nhân dân đều được dân ủng hộ, đồng tình cao.
 Giữ vững nếp sống, tập tục văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã ăn
sâu vào tìềm thức cộng đồng dan tộcđể phát triển thêm nhiều nhân tố mới như: trong sinh
hoạt ở các nhà thờ, chùa mang tính giáo dục tốt đẹp, đóng góp vào xây dựng cho quên
hương đất nước, các hộ gương sáng trong học tập, xây dựng cho quê hương, đất nước
giàu mạnh.
 Đầu tư xây dựng thiết chế nâng lực văn hóa phù hợp với điều kiện, tiềm nâng
nhu cầu hoạt động và giá trị tinh thàn truyền thống của địa phương là: Phát huy hiệu quả
cao nhất trong cộng đồng để phục vụ đáp ứng cho sự phát triển phong trào xây dựng phát
triển văn hóa.
 Phát huy phong trào xây dựng văn hóa phải đi đôi với phát triển kinh tế xã
hội,trên cơ sở dựa vào các điểm chùa, hỗ trợ cùng địa phương tác động lẫn nhau làm cho
dân thấy, dân tin nền văn hóa mới là động lực thúc đẩy văn hóa tiếp tục phát triển bền

vững, lành mạnh nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đi đôi với việc
giáo dục tuyên truyền tư tưởng dạo đức, lối sống, tạo nhận thức sâu sắc và sự ủng hộ
mạnh mẽ hơn trong nhân dân về xây dựng và phát triển nền văn hóa mới.







CHƢƠNG 3:
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ HÕA LẠC ĐẾN NĂM 2015

3.1 MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2015:

Mục tiêu chung:

Trên cơ sở xác định cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” là cuộc vận động lớn, mang tính chất toàn dân , toàn diện, tổ chức thực
hiện lâu dài, vùa tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động gắn với thục
hiện quy chế dân chủ cơ sở cần quan tâm đến nhiệm vụ lớn.

3.1 Mục tiêu cụ thể :
 Giáo dục: Hàng năm huy động học sinh đạt kế hoạch, trẻ em 5 tuổi và 6 tuổi
đến trường đạt 100%. Nâng chất lượng dạy và học, duy trì sĩ số các lớp ở bậc tiểu học
theo chỉ tiêu đề ra. Hàng năm giữ vững công tác phổ cập trung học cơ sở, chống mù chữ
và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, tiến tới phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.

 Tỉ lệ huy động trẻ đến trường : năm 2012 đạt 100%.

 Về phổ cập tiểu học, xóa mù chữ hàng năm điều đạt quốc gia: năm 2012 xã
không còn người mù chữ.
 Y tế : nâng chất lượng khám và điều trị bệnh, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị, cán bộ rèn luyện y đức, phục vụ tận tâm. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia,
xóa sạch cầu tiêu không hợp vệ sinh và vận động nhân dân xây cầu tiêu hợp vệ sinh. Làm
tốt công tác phối hợp y tế với các ban ngành, đoàn thể và ấp.Phấn đấu xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế và dạt giải nhất,nhì huyện.
 Công tác vệ sinh môi trường hàng năm điều được thực hiện tốt, tổ chức vệ sinh
thu gom rác, khai thông cống rãnh, ao, hồ, diệt lăng quăng, phòng ngừa dịch bệnh, thực
hiện tốt các chương trình quốc gia.
 Năm 2012 có 100% hộ xử lí rác đúng quy định.
 Đến năm 2012 toàn xã xóa sach cầu tiêu trên ao cá, sông rạch đã vận động mỗi
hộ sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh.
 Hộ sử dụng nước sạch vào năm 2012 là 100%
 Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được quan tâm. Các chương trình y
tế quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả.
 Điện thắp sáng đã phủ toàn xã. Năm 2012 là 100% hộ có diện thắp sáng.
 Công tác chích ngừa, tiểm chủng mở rộng đạt kết quả cao. Năm 2012 đã thực
hiện 100%.
 Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên
truyền cả nội dung, thời lượng, chất lượng. củng cố xây dựng các thiết chế văn hóa,đáp
ứng hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, phấn đấu đạt 50 % số người luyện
tập thể dục thể thao thường xun vào năm 2015. Giữ vững nâng cao chất lượng gia đình
văn hóa, ấp văn hóa, xã văn hóa, cơ quan văn hóa, thực hiện tốt chỉ thực 27 của Bộ chính
trị.
 Các vấn đề xã hội: Tiếp tục phát huy tồn diện xã hội chăm lo gia đình chính
sách, người nghèo, gắn chương trình phát triển kinh tế với việc làm.Thực hiện tốt cơng
tác xóa đối giảm nghèo và xuất khẩu lao động, xóa nhà tre lá, các hoạt động xã hội từ
thiện, đẩy lùi các tệ nạn xã hội,
 Năm 2015 tồn xã có 1659 hộ tham gia kinh tế hợp tác, chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, vật ni, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng.
 Đến năm 2015 các hộ dân vay từ ngân hàng chính sách xã hội và quỹ quốc gia
giải quyết việc làm thốt nghèo bền vững.
 Tổ chức dạy nghề tại chổ gắn với giải quyết việc làm như: may, chăn ni, đan
móc, mộc, liên kết với các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm để khi hồn thành
khóa học học viên có thể tìm được việc làm, tránh tình trạng lãng phí.
 Về chăn ni: đến năm 2015 có trên 234 hầm chăn ni quy mơ lớn, sản lượng
khoảng 6500 tấn.
 Hộ có đời sống kinh tế ổn định năm 2015 là 99%.
 Hộ gia đình có nhà bán kiên cố: năm hộ không còn nhà tre lá xiêu vẹo.
 Hộ nghèo năm 2015 là 3%
 Trên tồn xã từ năm 2015 khơng còn tụ điểm tệ nạn xã hội.
 Đến năm 2012 hồn thành tuyến dân cư Hồ Lạc – Phú Thành đưa vào sử dụng.
 Xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong đó có Đảng uỷ,
UBND xã lãnh đạo trực tiếp phong trào, vai trò lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết
định cho sự thành cơng của cơng tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hố trong nhân
dân xã nhà. Mặt khác tăng cường các hình thức tun truyền trong nội bộ nhân dân nhằm
qn triệt các u cầu, tiêu chí, tạo thành phong trào tự giác hành động mạnh mẽ. Chú
trọng khâu củng cố, nâng chất lượng các ấp, tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt tổ hàng tháng
với nội dung vừa sinh hoạt chủ trương, chính sách, vừa bàn bạc cùng đạt chuẩn văn hố
cho từng hộ, ngành, ấp, xã. Xây dựng các pano về 06 chuẩn gia đình văn hố, 06 quy ước
xây dựng ấp văn hố ở những nơi cơng cộng, kết hợp với tun truyền chiều rộng lẫn
chiều sâu trên đài truyền thanh của xã.
Ban vận động xã, xây dựng chương trình hành động, giao chỉ tiêu cụ thể cho ban
vận động ấp, thực hiện dựa trên cơ sở các nội dung của cuộc vận động, các tiêu chí xét
cơng nhận gia đình văn hố, các ngành, trường học, trạm xá, bến tàu, xe. . .trong q
trình triển khai, tổ chức chỉ đạo phải đi đơi với kiểm tra, nâng chất lượng từng nội dung
cuộc vận động.

3.2 GIẢI PHÁP :

Xuất phát từ tình hình thực trạng xây dựng đời sống văn hố ở xã Hồ Lạc, kiến
nghị một số giải pháp sau đây:
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo
toàn diện của Đảng uỷ, quản lý điều hành của chính quyền địa phương, vai trò nồng cốt
của mặt trận và các đoàn thể, nâng trách nhiệm cán bộ Đảng viên và cả hệ thống chính
trị.
 Nắm vững quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà
nước. Cụ thể hoá cho phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương để vận động nhân
dân tham gia tích cực xây dựng khu dân cư tiên tiến, xuất sắc.
 Giáo dục tuyên truyền vận động đến tận dân, đến mọi gia đình về ý nghĩa quan
trọng trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá.
 Cán bộ, Đảng viên gương mẫu vận động gia đình, họ hàng, bà con nơi mình ở
thực hiện tốt phong trào này.
 Các tổ chức đoàn thể xây dựng cơ sở văn hoá văn minh lịch sự trong giao tiếp
cũng như tiếp dân.
 Đấu tranh chống các tệ nạn xã hội phải tích cực và thường xuyên.
 Xử lí nghiêm những văn hoá phẩm độc hại.
 Thường xuyên kiểm tra các cơ sở đặc biệt là những gia đình công nhận là gia
đình văn hoá, vận động, thuyết phục gương mẫu thực hiện và giữ vững danh hiệu gia
đình văn hoá.

















C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Cách mạng là sự nghiệp của tồn dân, gắn bó với nhân dân đã trở thành một
truyền thống tốt đẹp và là nguồn sức mạnh của Đảng ta từ ngày thành lập Đảng đén nay,
Đảng ta đã có nhiều cuộc thành cơng trong cuộc vận động “ Tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở” phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc. Do vây, có thể nói đời
sống văn hóa là góp phần quan trọng vào việc tạo dựng văn minh xã hội, an ninh Quốc
gia và sự tồn vong của nhân loại. Nhưng ngày nay trong bối cảnh mới, cần phát huy
những kinh nghiệm đã có, nghiên cứu tổng kết thực tiễn để làm tốt cơng tác vận động
trong thời kỳ mới.
Xây dựng đời sống văn hố là vấn đề đòi hỏi cấp bách trong đời sống xã hội, đáp
ứng nhu cầu thực tiễn của cuộc sống. Chỉ có đời sống văn hố mới phát huy được nguồn
lực của con người, xây dựng con người Việt Nam đầy đủ trí tuệ, tư tưởng, đạo đức và thể
chất, đáp ứng nhu cầu của đất nước trong tương lai, để thực hiện mục tiêu mà Đảng đã đề
ra: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh”.
Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc là mục tiêu quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghóa ở nước ta hiện
nay.
Là lực lượng nồng cốt để thực hiện nhiệm vụ này, đội ngũ cán bộ làm cơng tác
văn hố phải qn triệt sâu sắc các quan điểm và đường lối của Đảng vận dụng sáng tạo
trong mỗi sinh hoạt cá nhân, tập thể đơn vị, tạo nên khí thế thi đua sơi nổi nhằm thực hiện
và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Để đạt được những thành tựu trên là cả một q trình phấn đấu của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta cùng nhau chăm lo xây dựng, tạo nên một tiền đề vững chắc, vừa

đảm bảo nền kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội ổn định, vừa giữ vững được nền an ninh
quốc phòng từ đó tạo nên cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương ngày càng
vững mạnh.
Chăm lo đời sống văn hố của huyện Phú Tân nói chung và xã Hồ Lạc, Đảng uỷ,
Uỷ ban nhân dân xã, Mặt trận tổ quốc và các Ban ngành đồn thể thành cơng trong nội
dung Nghị quyết TW V, khố VIII của Đảng cộng sản Việt Nam “Xây dựng nền văn hố
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hố dân tộc”.
Tác giả tiểu luận đã tìm hiểu thực hiện xây dựng đời sống văn hố từ năm 2010,
đã đề ra mục tiêu, giải pháp đến năm 2015. Mong đóng góp một phần nhỏ bé của mình
vào sự phát triển của xã nhà. Như đây là ý kiến chủ quan cần được kiểm nghiệm trong
thực tế.
Tóm lại chỉ có xây dựng đời sống văn hố ở cơ sở mới thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
cơng bằng, văn minh” vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.



2. Kiến nghị:
Đối với trung ƣơng:
 Cần quan tâm, xem công tác xây dựng và phát triển văn hoá cơ sở là có phần chiến
lược quốc gia, đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể từ trung ương
đến cơ sở thường xuyên quan tâm chỉ đạo và tổ thực hiện tốt những phong trào và đảm
bảo chất lượng.
 Để thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư” ngoài tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể,. . .
Đối với tỉnh, huyện:
 Sớm xây dựng hoàn thành thiết chế văn hoá của xã để phục vụ nhân dân để nhà
văn hoá thành một tụ điểm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn nghệ – văn hoá của xã.
Đối với xã:
 Đề nghị tổ chức đào tạo tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách xã về chuyên

môn, nghiệp vụ và tăng thêm kinh phí hoạt động.




















TÀI LIỆU THAM KHẢO
***

1. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Phần VI nội dung nói về
văn hóa.
2. Nghị quyết Trung ương V khóa VIII.
3. Hiến phát 1992.
4. Giáo trình trung cấp lí luận chính trị - hành chính về một số nội dung cơ bản trong
quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về kinh tế, văn hóa, đối

ngoại.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa .
6. Giáo trình trung học chính trị - hành chính môn văn hóa xã hội (sách cũ).
7. Tài liệu nghiệp vụ văn hóa thông tin cơ sở.
8. Báo cáo tổng kết năm 2012 của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” x Hịa Lạc.
9. Chương trình hành động thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa của xã Hòa Lạc.










×