Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may xuất khẩu thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 81 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

LỜI CAM KẾT
Em xin cam kết đề tài: “Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình” là kết quả
nghiên cứu và nỗ lực cá nhân của bản thân em.
Các nội dung, kết quả nghiên cứu, phân tích dựa trên tài liệu thực tế thu được từ
quá trình thực tập tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình và kết quả làm việc
của bản thân.
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
MỤC LỤC
KẾT LUẬN 67
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT
CCDC Công cụ dụng cụ
TSCĐ Tài sản cố định
SXKD Sản xuất kinh doanh
NVL Nguyên vật liệu
CPSX Chi phí sản xuất
CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC Chi phí sản xuất chung
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
SPDD Sản phẩm dở dang
KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định
KKTX Kê khai thường xuyên
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Qui trình sản xuất sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NVLTT Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NCTT Error:
Reference source not found
Sơ đồ 3.1: Hạch toán sản phẩm hỏng Error: Reference source not found
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2008 - 2009Error: Reference source
not found
Biểu 1.2: Giao diện của phần mềm Visoft Accounting Error: Reference source not found
Biểu 2.1: Bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm Error: Reference source not
found
Biểu2.2: Mẫu Giấy đề nghị xuất kho 17
Biểu 2.3: Giao diện phiếu xuất kho Error: Reference source not found
Biểu 2.4: Phiếu xuất kho Error: Reference source not found
Biểu 2.5: Bảng kê phiếu xuất NVL Error: Reference source not found
Biểu 2.6: Bảng phân bổ chi phí NVL – CCDC cho toàn DN Error: Reference source not found
Biểu 2.7: Sổ chi tiết TK 621 mã Katrina Error: Reference source not found
Biểu 2.8: Sổ cái TK 621 Error: Reference source not found
Biểu 2.9: Bảng chấm công ở tổ I - PXSX Error: Reference source not found
Biểu 2.10: Bảng thanh toán lương Error: Reference source not found
Biểu 2.11: Bảng tính lương theo đơn giá thỏa thuận Error: Reference source not found

Biểu 2.12 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Error: Reference source not
found
Biểu 2.13: Giao diện Phiếu kế toán Error: Reference source not found
Biểu 2.14: Phiếu chi tiền lương Error: Reference source not found
Biểu 2.15: Sổ chi tiết TK 622 mã Katrina Error: Reference source not found
Biểu 2.16: Sổ cái TK 622 Error: Reference source not found
Biểu 2.17: Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý PX Error: Reference source not found
Biểu 2.18 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Error: Reference source not
found
Biểu 2.19: Giao diện Phiếu kế toán CP Lương NVQL Error: Reference source not found
Biểu 2.20: Bảng kê phiếu xuất NVL Error: Reference source not found
Biểu 2.21: Hóa đơn mua TSCĐ Error: Reference source not found
Biểu 2.22 : Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Error: Reference source not found
Biểu 2.25: Sổ cái TK 627 Error: Reference source not found
Biểu 2.24: Bảng tổng hợp chi phí SXC Error: Reference source not found
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Biểu 2.23: Giao diện phiếu chi kế toán Error: Reference source not found
Biểu 2.26: Bảng phân bổ chi phí SXC Error: Reference source not found
Biểu 2.27: Bảng tính giá thành sản phẩm theo mã hàng Error: Reference source not found
Biểu 2.28: Sổ chi tiết TK 154 mã Katrina Error: Reference source not found
Biểu 2.29: Sổ chi tiết TK 154 mã Nataly Error: Reference source not found
Biểu 2.30: Sổ chi tiết TK 154 mã SL_45 Error: Reference source not found
Biểu 2.31: Sổ cái TK 154 Error: Reference source not found
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế sôi động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,
bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải hòa mình vào dòng chảy
khốc liệt đó. Nền kinh tế càng được quốc tế hóa bao nhiêu thì sự cạnh tranh giữa các
quốc gia, các công ty càng trở nên mạnh mẽ. Nền kinh tế thị trường với những đổi mới

trong cơ chế quản lý tài chính đã khẳng định vai trò là một nguồn thông tin đáng tin
cậy, giúp Nhà nước điều hành nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các
ngành khu vực. Công cuộc đổi mới của đất nước ta đang diễn ra trong bối cảnh nền
kinh tế thế giới vô cùng biến động, trước thực tế khách quan đó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tự đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực,
phải quan tâm đến các khâu của quá trình sản xuất và tổ chức sản xuất để đảm bảo
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng để nâng cao đời sống
của cán bộ công nhân viên, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất. Muốn tồn tại, phát triển và
đứng vững, các doanh nghiệp phải cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất
lượng cao và giá thành hợp lý. Vì vậy, việc quản lý các loại chi phí sản xuất như: Chi
phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, chi phí quản lý phân
xưởng là những vấn đề cấp thiết được đặt ra cho các doanh nghiệp. Qua đó góp phần
đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của vốn, giúp doanh nghiệp tăng
lợi nhuận một cách đáng kể.
Ngoài ra, thực hiện tốt kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn có ý
nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị, cung cấp thông tin tài chính hữu ích để họ
có thể đưa ra những quyết định tối ưu nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề nên trong
thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình, vận dụng những kiến
thức đã được trang bị trong nhà trường, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ,
cũng như sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán tại công ty, em đã
đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình”.
II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
• Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác tập hợp chi phí và tính giá

thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
• Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty.
• So sánh những kiến thức thu thập được trong suốt quá trình tìm hiểu thực tế với
kiến thức đã được học trong nhà trường để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
2. Phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành tại doanh nghiệp.
• Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình dựa trên cơ sở số liệu tháng 11
năm 2010.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, trong quá trình làm khóa luận
em đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp quan sát, phương pháp
so sánh và đối chiếu làm cơ sở để phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn.
Đặc biệt là thu thập số liệu từ phân xưởng và từ phòng Kế toán để so sánh với lý luận
chung.
IV. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp của em được chia ra làm ba phần:
• Chương I: Đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Công ty may xuất
khẩu Thái Bình.
• Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
• Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này nhằm giúp em so sánh giữa kiến thức lý luận đã học và kiến thức thực tế
về công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại một doanh nghiệp sản xuất.
Mặt khác, em cũng hi vọng với những giải pháp mà em đã nêu lên trong bài
viết sẽ đóng góp được phần nào để làm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
Do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi một vài thiếu sót, em rất mong nhận
được ý kiến phản hồi, đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện
hơn kiến thức của bản thân.
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường Đại Học
Lao Động Xã Hội đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo cùng sự giúp đỡ của
các cô chú cán bộ, nhân viên phòng Kế toán Công ty may xuất khẩu Thái Bình đã giúp
em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH
I. ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ QUẢN LÝ SXKD TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU
THÁI BÌNH.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình nằm trên trục đường 19 của phố
Quang Trung phường Quang Trung thành phố Thái Bình. Công ty có diện tích khoảng
8500m
2
nằm giáp đường quốc lộ với giao thông qua lại đông đúc, đây là điều kiện hết
sức thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.
Tên công ty : Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình
Tên giao dịch : Thai Binh garment export joint stock company
Điện thoại : 0363.838.308
Địa chỉ : Số 128 đường Quang Trung thành phố Thái Bình

Mã số thuế : 1000215399
Website: www.thabiga.com.vn
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình trước đây là một doanh nghiệp nhà
nước được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. Đăng ký kinh
doanh theo Quyết định số 90-QĐUB ngày 25/03/1991 của UBND tỉnh Thái Bình.
• Tiền thân của công ty là trạm vải sợi may mặc thành lập từ tháng 3 năm 1957
với nhiệm vụ chung là cải tạo một số cơ sở dệt trong tỉnh đồng thời gia công dệt vải
khổ vuông và vải màn phục vụ tiêu dùng chủ yếu của người dân.
• Từ năm 1967-1971: UBND tỉnh Thái Bình quyết định thành lập xí nghiệp may
mặc, xí nghiệp hạch toán độc lập do ty thương nghiệp quản lý làm nhiệm vụ sản xuất
và gia công hàng may mặc.
• Tháng 3 năm 1993: Công ty được Bộ Thương Mại cấp giấy phép kinh doanh
xuất khẩu trực tiếp và được phân bổ hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào thị
trường Châu Âu. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho công ty ổn định và phát triển.
• Đầu tháng 7 năm 2005: Theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình công ty
được cổ phần hóa và trở thành Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
Với phương châm uy tín, chất lượng, hiệu quả, công ty đã từng bước mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nhiều nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Mỹ…
Chính vì vậy, công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc
tế.
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Là công ty chuyên sản xuất gia công các sản phẩm may mặc theo qui trình công
nghệ khép kín từ khâu nhập khẩu nguyên liệu đến khâu sản xuất sản phẩm
Sản phẩm của công ty bao gồm:
• Sản phẩm gia công: Quần áo bảo hộ lao động, quần áo đông xuân, áo Jacket…
• Sản phẩm sản xuất toàn bộ: Chăn màn, áo sơ mi…
Hiện nay, sản phẩm của công ty tương đối lớn về số lượng và phong phú về

mẫu mã cũng như chủng loại.
2.2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Sơ đồ 1.1: Qui trình sản xuất sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình
Qui trình sản xuất thành phẩm tại công ty được thực hiện theo các bước sau:
Nguyên vật liệu sau khi nhập về và kiểm tra sẽ được chuyển cho phân xưởng
cắt cắt thành các bán thành phẩm.
Bán thành phẩm được kiểm tra chi tiết, đánh số thứ tự và được chuyển cho phân
xưởng may, phế liệu thu hồi sẽ được tận dụng để pha cắt sản phẩm bán trong thị
trường nội địa. Tại phân xưởng may thực hiện lắp ráp các chi tiết sản phẩm, bước cuối
cùng là hoàn thiện sản phẩm.
Sản phẩm may xong được chuyển qua bộ phận là, sau đó được kiểm nghiệm rồi
chuyển qua phân xưởng hoàn thành để đóng gói bao kiện rồi tiến hành nhập kho.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
Bộ máy tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty được xây dựng theo hướng
tập trung và trực tiếp theo mô hình hội đồng quản trị (HĐQT) với sơ đồ như sau:
5
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Gíam đốc
Ban kiểm soát
PGĐ phụ trách
HC
PGĐ phụ trách
kỹ thuật
Phòng Tổ
chức hành
chính
Phòng Kế
hoạch

nghiệp vụ
Phòng Kế
toán
Phòng Kỹ
thuật
Phòng Cơ
điện
Phân xưởng hoàn thành
Phân xưởng mayPhân xưởng cắt
NVL
(vải)
)
Cắt
Thêu
May
ghép
thành
phẩm
Tẩy
Vật
liệu
phụ

Kiểm tra,
đóng gói
Bao bì,
đóng kiện
Nhập
kho
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình thành lập và hoạt động theo điều lệ
công ty và Luật Doanh nghiệp. Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng khá hiệu
quả với chức năng và nhiệm vụ như sau:
 HĐQT: Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý cũng như các phương án
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
 Ban kiểm soát: Kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tính toán
chính xác, hợp lý các số liệu, các vấn đề quản lý và điều hành hoạt động của công ty.
 Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:
• Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo toàn công ty, là người chịu trách nhiệm toàn bộ
hoạt động sản xuất.
• Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật hỗ trợ cho giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật
sản xuất, thiết kế của công ty.
• Phó giám đốc phụ trách hành chính và xây dựng giúp việc cho giám đốc trong
công tác hành chính nhân sự, xây dựng cơ bản.
 Các phòng ban trong công ty:
• Phòng tổ chức hành chính bao gồm các bộ phận:
- Bộ phận tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, các vấn đề chính
sách, chế độ đối với người lao động.
- Bộ phận hành chính: Phụ trách công việc phục vụ đời sống cho cán bộ công
nhân viên trong công ty, giải quyết các thủ tục hành chính, an toàn lao động…
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Bộ phận bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ trật tự, bảo toàn về tài sản của công ty.
• Phòng nghiệp vụ kế hoạch: Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch dài hạn
và ngắn hạn, ký kết các hợp đồng mua bán, thực hiện lưu thông đối ngoại.
• Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tài sản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, phản ánh và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
đồng thời cung cấp thông tin khi cần thiết.
• Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý sản xuất, quản lý quy trình công nghệ,

xây dựng định mức tiêu hao vật tư và chế tạo mẫu mã mới để đưa vào sản xuất.
• Phòng cơ điện: Nghiên cứu chế tạo và quản lý máy móc thiết bị, đảm bảo cho
quá trình sản xuất được hoạt động bình thường.
• Xưởng cắt: Có nhiệm vụ cắt thành phẩm cho tổ may.
• Các phân xưởng may: Nhận bán thành phẩm chuyển kho từ phân xưởng cắt, sản
xuất theo dây chuyền để hoàn thành sản phẩm.
• Phân xưởng hoàn thành: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói.
4. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây
Trong những vừa năm qua, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới đã có
nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và kinh doanh
của công ty. Tuy nhiên, công ty cũng đã phấn đấu không ngừng và đạt được những kết
quả đáng khích lệ, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau :
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính : Đồng
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
( Nguồn số liệu từ phòng Kế toán tại công ty)
Biểu 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2008 - 2009
Qua một số chỉ tiêu trên có thể nhận thấy công ty đã đạt được những bước tăng
trưởng khá rõ rệt. Cụ thể như sau :
• Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.288.106.000đ tương ứng với
7,54 %.
• Gía vốn hàng bán năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4,65% tương ứng với tốc
độ tăng doanh thu là 7,54%. Điều này cho thấy rằng qua 2 năm 2008, 2009 công ty đã
thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng
doanh thu.
• Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 59.616.000 đồng tương
ứng với 2,81 %. Đây cũng là một thành công đáng được ghi nhận của công ty.
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm
2008 - 2009, ta có thể thấy công ty đang có những bước phát triển vững chắc, một

trong những thành công lớn của công ty đó là mở rộng được thị trường xuất khẩu, tiết
kiệm được chi phí sản xuất. Đó cũng là những kết quả đáng khích lệ mà công ty cần
chú trọng và phát huy hơn nữa.
8
Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2009
(1) (2) (3) (4)
1. Doanh thu BH,DV 01 17.084.346.000 18.372.362.000
2. Doanh thu thuần về BH,DV 10 17.084.346.000 18.372.362.000
3. Giá vốn hàng bán 11 12.465.851.000 13.035.470.000
4. Lợi nhuận gộp về BH, DV
(20 = 10 -11)
20 4.618.945.000 5.336.892.000
5. Doanh thu HĐTC 21 354.531.000 107.647.000
6. Chi phí tài chính 22 1.117.764.000 1.556.256.000
7. Chi phí bán hàng 24 405.626.000 385.000.000
8. Chi phí QLDN 25 390.716.000 403.988.000
9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
(30 = 20 + (21-22) – (24+ 25))
30 3.059.370.000 3.099.295.000
10. Thu nhập khác 31 786.900.000 878.690.000
11. Chi phí khác. 32 676.985.000 457.678.000
12. Lợi nhuận khác 40 109.915.000 421.012.000
13. Tổng lợi nhuận trước thuế
(50 = 30 + 40)
50 3.169.285.000 3.520.307.000
14. Chi phí thuế TN hiện hành 51 1.050.604.000 1.342.010.000
15. Chi phí thuế TN hoãn lại 52
16. LN sau thuế TNDN
(60 = 50 – 51 -52)
60 2.118.681.000 2.178.297.000

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY MAY XUẤT
KHẨU THÁI BÌNH.
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Hiện
nay đội ngũ kế toán làm việc ở phòng Kế toán của công ty gồm có 5 người, dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
Bộ máy kế toán được đặt dưới sự giám sát, quản lý của giám đốc công ty, có
nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, cung cấp thông tin
kịp thời cho nhà quản lý doanh nghiệp. Kế toán phải thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép
ban đầu, chế độ hạch toán, quản lý tài chính, đảm bảo sự quản lý hiệu quả trong công
tác kế toán của công ty.
Tại phòng Kế toán sau khi tiếp nhận các chứng từ gốc theo nhiệm vụ được phân
công từng kế toán viên sẽ tiến hành công việc kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ phục
vụ cho việc ghi vào các sổ kế toán liên quan.
Để đảm bảo sự vận hành thông suốt của các phần hành kế toán, phát huy được
vai trò của cán bộ kế toán đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, năng lực
quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:

9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình
: Quan hệ quản lý
: Quan hệ công việc
 Kế toán trưởng: Trực tiếp tổng hợp các số liệu để lập BCTC. Là người giúp
giám đốc DN tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài
chính ở công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan cấp trên.
 Kế toán theo dõi TSCĐ, tiền mặt, tiền gửi, lương và BHXH: Theo dõi biến
động của TSCĐ, trích lập khấu hao, theo dõi sửa chữa lớn TSCĐ, XDCB. Đồng thời
theo dõi lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong công ty,

thanh toán BHXH với cơ quan bảo hiểm cấp trên. Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt,
tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
 Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho từng loại nguyên
vật liệu, quyết toán nguyên vật liệu. Theo dõi công nợ với các khách hàng và thanh
toán công nợ.
 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thành phẩm tiêu
thụ: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành thành
phẩm. Đồng thời theo dõi việc nhập xuất tồn kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản
phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
 Thủ quĩ: Phụ trách nghiệp vụ thu chi các khoản tiền được duyệt theo quyết
định của giám đốc, kế toán trưởng.
2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
10
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền,
TSCĐ,
lương và
BHXH
Kế toán
chi phí và
tính giá
thành
Kế toán
nguyên vật
liệu, công
nợ, thanh
toán
Thủ quỹ
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

• Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15
ra ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
• Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch.
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ
• Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Giá vốn hàng xuất kho xác định theo phương pháp bình quân gia quyền
• Phương pháp kế toán tài sản cố định
- Xác định nguyên giá tài sản cố định theo giá trị thực tế
- Đánh giá tài sản theo nguyên giá và giá trị còn lại
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao đường thẳng
• Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ .
3. Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại công ty
 Hình thức kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như trình độ của
đội ngũ cán bộ trong phòng kế toán tương đối đồng đều nên hiện nay công ty áp dụng
hình thức Kế toán trên máy vi tính. Công ty sử dụng phần mềm kế toán Visoft
Accouting làm giảm nhẹ công việc của kế toán viên, giúp cho nhà quản trị doanh
nghiệp nắm được thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Giao diện của phần mềm Visoft Accounting như sau:
Biểu 1.2: Giao diện của phần mềm Visoft Accounting
 Hình thức in sổ:
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Công ty thực hiện việc in sổ theo hình thức Nhật ký – Chứng từ, các mẫu sổ
không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán đã được thống nhất chung mà được thiết kế
linh hoạt hơn, thuận tiện hơn cho phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.
 Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản

ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Theo qui trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp (Sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính
xác, trung thực các thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm
tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và BCTC sau khi đã in ra giấy.
- Thực hiện các thao tác để in BCTC theo qui định.
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đòng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định về sổ kế toán ghi
bằng tay.

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
12
MÁY VI TÍNH
BCTC
Báo cáo KTQT
PHẦN MỀM KẾ
TOÁN VISOFT
ACCOUNTING
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN
SÔ KẾ TOÁN:

Tổng hợp
Chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH
I.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT (CPSX)
1. Phân loại CPSX
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung, tính chất
kinh tế cũng như mục đích công dụng đối với quá trình sản xuất khác nhau. Tùy theo
mục đích quản lý và xem xét chi phí dưới từng góc độ mà có cách phân loại chi phí
cho phù hợp.
Chi phí sản xuất tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình được phân loại như sau:
• Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm các giá trị về NVL chính, NVL phụ được sử
dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm, được hạch toán rõ ràng đã sử dụng để sản xuất
cho loại sản phẩm nào.
• Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản chi phí công ty phải trả cho
người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn
giữa ca, các khoản trích theo lương
• Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí như chi phí nhân viên phân
xưởng, chi phí vật liệu phụ - công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở phân xưởng,
chi phí KH TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
- Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu - công cụ dụng cụ, chi phí khấu
hao TSCĐ được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất trên cơ sở Bảng phân bổ
nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng
phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền được tập hợp cho toàn công
ty trên cơ sở chứng từ hợp lệ.
2. Đối tượng tập hợp CPSX

Đối tượng kế toán CPSX ở công ty được xác định dựa trên cơ sở, đặc điểm cơ
cấu tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ của công ty, trình độ yêu cầu của công ty
quản lý.
Quá trình sản xuất được tổ chức ở các phân xưởng: Phân xưởng cắt, phân
xưởng may, phân xưởng hoàn thành. Công tác sản xuất được tiến hành theo kế hoạch
sản xuất của phòng Kế hoạch. Qui trình sản xuất là qui trình phức tạp, diễn ra một
cách liên tục, sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau, sản
phẩm của giai đoạn này là sản phẩm dở dang của giai đoạn kế tiếp. Loại hình sản
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
phẩm của công ty vô cùng đa dạng được chia làm nhiều mã hàng khác nhau như: Mã
Katrina, mã Nataly, mã SL_45 Trước đặc điểm trên, công ty xác định đối tượng hạch
toán chi phí sản xuất là từng mã hàng cụ thể, kế toán căn cứ vào số liệu ghi trên chứng
từ để tập hợp trực tiếp vào mã sản phẩm theo tiêu thức thích hợp.
Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất như vậy là phù hợp với điều
kiện thực tế của công ty.
3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT)
3.1. Nội dung chi phí NVL trực tiếp
Hiện nay công ty có 2 hình thức sản xuất chủ yếu là hình thức sản xuất theo hợp
đồng may gia công và hình thức sản xuất theo hợp đồng may FOB. Ở mỗi hình thức
sản xuất thì chi phí NVL trực tiếp là không giống nhau.
 Hình thức sản xuất theo hợp đồng may gia công: NVL do đối tác ký hợp
đồng may gia công cung cấp. Công ty chỉ tiến hành quản lý về mặt số lượng đồng thời
phản ánh vào chi phí NVL trực tiếp phần chi phí vận chuyển NVL. Số lượng NVL
chuyển cho công ty trên cơ sở số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao từng
loại NVL. Định mức này được công ty và khách hàng cùng xây dựng. Ngoài ra, khách
hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty số NVL để bù đắp vào sự hao hụt trong
quá trình sản xuất. Vì vậy, chi phí NVL trực tiếp chỉ phát sinh trong trường hợp NVL
khách hàng giao cho công ty sản xuất nhưng không đầy đủ, khách hàng nhờ công ty
mua hộ NVL và sau này sẽ thanh toán khoản chi phí thêm cùng với đơn giá gia tăng.

 Hình thức sản xuất theo hợp đồng may FOB: Chi phí NVL trực tiếp gồm chi
phí về NVL chính và NVL phụ. Các khoản chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng
mã hàng cụ thể.
Tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình, chi phí NVL trực tiếp bao gồm:
• Chi phí NVL chính:
- Các loại vải: Vải lót, vải phối giả da,
- Bông 100g/m
2
, bạt mộc
- Các loại sợi: Sợi ACC 32, sợi trục hồ
Và các loại nguyên liệu khác có tác dụng tạo nên thực thể sản phẩm. Các loại
NVL chính có thể do khách hàng đem đến hoặc do công ty tự mua.
• Chi phí NVL phụ gồm nhiều loại khác nhau như
- Chỉ, khóa nhựa, móc, chun
- Các loại nhãn: Nhãn công ty, nhãn cỡ
- Nhiên liệu: Dầu Diezen, dầu máy
3.2. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng
Công ty sử dụng các loại chứng từ và sổ sách sau:
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Phiếu yêu cầu NVL
- Giấy đề nghị xuất kho NVL
- Phiếu xuất kho NVL
- Bảng kê phiếu xuất NVL, CCDC
- Bảng phân bổ CP NVL, CCDC
- Sổ chi tiết TK 621
- Sổ cái TK 621
- Bảng kê số 4
- Nhật ký – Chứng từ số 7
3.3. Tài khoản hạch toán

Kế toán ở công ty sử dụng TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” để hạch toán chi
phí nguyên vật liệu.
Tài khoản này được chi tiết thành ba tài khoản cấp hai là:
+ TK 621A - Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Katrina
+ TK 621B - Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Nataly
+ TK 621C - Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã SL_45
Nội dung phản ánh trên TK 621 như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá NVL trực tiếp (Bông, vải, sợi, chỉ khâu, chỉ thêu, ) sử dụng trực tiếp
cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Bên Có:
- Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho
- Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
- Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt lên mức bình thường vào TK 632
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra còn một số tài khoản có liên quan như:
- TK 152 “Nguyên vật liệu” .
Tài khoản này được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai là:
+ TK 1521 “NVL chính trực tiếp”
+ TK 1522 “NVL phụ trực tiếp”
- TK 153 “Công cụ, dụng cụ”
3.4. Trình tự hạch toán
15
Kết hoạch
sản xuất
Giám
đốc ký
duyệt
Kế toán: Nhập
dữ liệu vào máy

tính
Phòng Kế
hoạch viết
Lệnh sản xuất
Bộ phận sản xuất lập
Giấy đề nghị xuất
kho vật liệu
Bảng kê
Nhật ký - Chứng từ
Sổ chi tiết TK 621, 152
Bảng cân đối SPS
Bảng cân đối kế toán
Phần mềm kế toán xử
lý theo chương trình
đã cài dặt
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 2.1: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NVLTT
3.4.1. Hạch toán chi tiết
 Hàng tháng, dựa trên kế hoạch sản xuất phòng Kỹ thuật sẽ xây dựng các định
mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng mã hàng.
Biểu 2.1: Bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm
Định mức tiêu hao NVL được xác định như sau:
Định mức NVL tiêu hao 1 sp = Lượng NVL sử dụng SX 1sp + Lượng hao hụt sử
dụng NVL SX cho phép + Lượng NVL tiêu hao cho SP hỏng theo định mức cho phép
Mức hao hụt và tiêu hao được tính 1% - 2% định mức NVL sử dụng.
Ngoài định mức là vải thì các vật liệu phụ như: Chỉ, cúc, khóa…cũng được tính
theo định mức thông thường như 1 áo sơ mi ngắn tay có 6 cúc (+1 cúc dự trữ).
 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất bộ phận sản xuất thấy có nhu cầu sử dụng vật
liệu sẽ lập Giấy đề nghị xuất kho, lượng vật tư xuất kho đề nghị dựa trên cơ sở Bảng
định mức vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm rồi gửi lên phòng Kế hoạch, sau khi xem

xét cụ thể, phòng Kế hoạch dựa vào đó để viết Lệnh sản xuất. Sau đó, Lệnh sản xuất
này sẽ được gửi lên cho Giám đốc ký duyệt rồi chuyển xuống cho phòng Kế toán cùng
với Giấy đề nghị xuất kho.
Ví dụ: Thực hiện hợp đồng may FOB đã ký ngày 25/10/2010 giữa Công ty may
xuất khẩu Thái Bình và Công ty GMR (Singapore), ta có trình tự luân chuyển chứng từ
như sau:
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Biểu 2.2: Mẫu Giấy đề nghị xuất kho
 Khi nhận được Giấy đề nghị xuất kho vật tư và Lệnh sản xuất đã được giám đốc
ký duyệt, kế toán lập Phiếu xuất kho trên phần mềm kế toán theo đường dẫn sau:
Kế toán tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu xuất kho, sau đó tiến hành cập nhật số
liệu cần thiết. Ghi Nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” (Chi tiết cho từng mã hàng),
ghi Có TK 1521 “ NVL chính”.
Giao diện của Phiếu xuất kho:
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Biểu 2.3: Giao diện phiếu xuất kho
Nhấn vào mục “In ctừ” in ra được Phiếu xuất kho theo mẫu sau:
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Biểu 2.4: Phiếu xuất kho
Mỗi phiếu xuất kho được lập thành ba liên:
- Liên 1: Lưu ở phòng Kế hoạch
- Liên 2: Giao cho bộ phận lĩnh vật tư
- Liên 3: Giao cho thủ kho.
 Tại kho khi nhận được Phiếu xuất kho đã được phê duyệt, thủ kho tiến hành
xuất vật tư. Sau đó ghi số lượng vào cột thực xuất và cùng người nhận vật tư ký tên
vào Phiếu xuất kho.
 Cuối tháng, kế toán tính đơn giá NVL xuất kho theo đường dẫn sau:

Tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá trung bình, đơn giá của NVL sẽ xuất hiện
19

×