Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.08 KB, 24 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN QUỐC HOÀN
NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG LẬP ĐỊA PHỤC VỤ CHO
SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62620205
HÀ NỘI - 2014
2
Luận án được hoàn thành tại:
Trường Đại học Lâm nghiệp
Hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Vương Văn Quỳnh
2. TS. Đỗ Xuân Lân
Phản biện 1:…………………………………………
Phản biện 3:…………………………………………
Phản biện 3:…………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ: Trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào lúc …
giờ….ngày … tháng ….năm … , tại ……………………………………………………….
Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Lâm
nghiệp
3
MỞ ĐẦU
1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất là nguồn tài nguyên, là tư liệu sản xuất cơ bản và quan trọng nhất của nền sản xuất
nông lâm nghiệp, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển con người. Việc sử
dụng hiệu quả tài nguyên đất được đặt ra như một chiến lược ưu tiên của mọi quốc gia, địa địa
phương. Bình Phước là một tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, theo định hướng
sử dụng đất đến năm 2020 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 173.094 ha. Mặc dù có quỹ đất


lâm nghiệp tương đối lớn, nhưng đến nay việc chọn loại cây trồng và phát triển sản xuất lâm
nghiệp vẫn phần nào mang tính tự phát, chưa căn cứ đầy đủ vào tiềm năng đất đai của và đặc
điểm cây trồng. Nhằm góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất lâm
nghiệp phục vụ cho sự phát của địa phương. Chúng tôi thực hiện Đề tài "Nghiên cứu phân
vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước" với nội dung chính là phân
vùng lập địa theo hệ thống cấp phân vị, theo tiềm năng và theo khả năng thích hợp với lập địa
của một số loại rừng trồng chủ yếu tại tỉnh Bình Phước.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của Đề tài là góp phần quản lý, sử dụng có
hiệu quả tài nguyên đất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước.
* Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của Đề tài, gồm: (1) Xây dựng được hệ thống tiêu
chuẩn phân loại và đánh giá lập địa tỉnh Bình Phước. (2) Đánh giá và phân vùng lập địa phục
vụ cho sản xuất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước. (3) Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng
hiệu quả tài nguyên đất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Phước với đối
tượng nghiên cứu là lập địa và một số mô hình sản xuất lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích mối quan hệ giữa sinh trưởng đường
kính và chiều cao của các mô hình sản xuất lâm nghiệp chủ yếu với các yếu tố lập địa.
4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1 Ý nghĩa khoa học
(1) Đã xây dựng và áp dụng chỉ tiêu sinh trưởng tương đối, cho phép phân tích ảnh
hưởng của LĐ đến sinh trưởng của những lô rừng trồng có tuổi khác nhau, làm căn cứ để đánh
giá lập địa. (2) Đã xây dựng chỉ số đất tổng hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng tổng hợp của
mỗi đơn vị đất đến sinh trưởng của rừng trồng một cách định lượng. (3) Đã áp dụng thành
4
công kỹ thuật GIS trong nghiên cứu phân vùng lập địa thông qua hệ thống lưới cơ sở dữ liệu
(CSDL) dạng raster. Đây là hệ thống lưới ô vuông có cạnh 100 m, tại mỗi ô vuông lưu giữ các
thông tin về lập địa và sinh trưởng của rừng trồng, đây là tiền đề cho phép ứng dụng kỹ thuật
tin học vào đánh giá, phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp. (4) Đã cung cấp bộ

cơ sở dữ liệu phong phú về lập địa, sinh trưởng của rừng trồng ở Bình Phước, đây là tài liệu
tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu khác.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
(1) Đã cung cấp được Bản đồ đất có độ chính xác cao hơn trên cơ sở bổ sung số liệu
điều tra thổ nhưỡng tại 500 phẩu diện đất. (2) Đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn phân
loại, đánh giá lập địa tỉnh Bình Phước, gồm: Tiêu chuẩn phân loại lập địa từ cấp tiểu vùng đến
cấp dạng lập địa. Tiêu chuẩn phân cấp tiềm năng. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ thích hợp của
một số loại rừng trồng chủ yếu với lập địa. (3) Đã xây dựng được các bản đồ: tiểu vùng lập
địa, dạng đất đai, dạng lập địa (DLĐ), phân vùng tiềm năng, phân vùng thích hợp cho 5 loại
rừng trồng chủ yếu. (4) Đã xây dựng được bảng tra cấp thích hợp cho 5 loại rừng trồng chủ
yếu với các DLĐ. (5) Đã xây dựng được phần mềm quản lý lập địa tỉnh Bình Phước.
Chương 1
TỔNG QUAN
Trên cơ sở nghiên cứu 99 tài liệu tham khảo về: lập địa, sinh thái rừng, thổ nhưỡng, lâm
sinh, cây rừng, điều tra quy hoạch rừng, nông kết hợp, điều kiện tự nhiên của địa phương,
thống kê toán học, phân tích không gian (GIS), lập trình ứng dụng và phát triển phần mềm của
các tác giả trong và ngoài nước. Đề tài đã tổng quan được những nội dung chính để phục vụ
cho nghiên cứu phân vùng lập địa. Từ nhũng kết quả tổng quan này, Đề tài đã có những nhận
xét nêu lên một số quan điểm chung về nghiên cứu phân loại lập địa, nêu lên những tồn tại
chính để từ đó xác định những nội dung cần thực hiện tiếp và nêu lên những tính mới của Đề
tài nhung như sau:
1.1 Những nội dung cần thực hiện tiếp
(1) Phân vùng lập địa đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ cấp tiểu vùng đến
cấp dạng lập địa. (2) Xây dựng lưới CSDL lập địa cho tỉnh Bình Phước với độ chi tiết đến
từng ô vuông có cạnh 100 m. Ứng dụng phương pháp luận hệ thống, yếu tố điều khiển trong
nghiên cứu phân vùng LĐ. (3) Xác lập được chỉ số sinh trưởng tương đối loại bỏ ảnh hưởng
của yếu tố tuổi làm thước đo phản ánh mức độ phù hợp của cây trồng với lập địa. Đánh giá,
phân vùng LĐ tỉnh Bình Phước có hệ thống, tương đối toàn diện trên cơ vận dụng ưu điểm của
5
các phương pháp đánh giá đất lâm nghiệp hiện nay. (4) Đánh giá khả năng thích hợp, phần

vùng khả năng thích hợp cho một số loại rừng trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh đến từng điểm
lập địa (1 ha). (5) Ứng dụng công nghệ thông tin để: thiết lập lưới CSDL lập địa; đánh giá,
phân vùng lập địa; phát triển phầm mền ứng dụng quản lý lập địa.
1.2 Tính mới của Luận án
(1) Tạo ra hệ thống lưới CSDL lập địa, mỗi ô lưới đều định lượng được giá trị các yếu
tố lập địa để nghiên cứu lập địa đến từng ô lưới (tương đương 1 ha). (2) Thiết lập được tiêu
chuẩn phân loại lập địa cho: tiểu vùng lập địa, dạng đất đai, dạng lập địa, tiềm năng sản xuất,
khả năng thích hợp cho một số loại rừng trồng để đánh giá, phân vùng lập địa tỉnh Bình Phước
tương đối hệ thống và toàn diện. (3) Thiết lập được chỉ số sinh trưởng tương đối của rừng
trồng, loại bỏ được ảnh hưởng của tuổi, làm tiêu chuẩn đánh mức độ thích hợp của rừng trồng
với lập địa. (4) Ứng dụng phương pháp luận hệ thống điều khiển trong sinh thái học cho
nghiên cứu phân vùng lập địa. (5) Toàn bộ kỷ thuật xử lý dữ liệu để nghiên cứu phân vùng lập
địa đều được thực hiện bằng các chương trình ứng dụng trong MVF 9.0. Phát triển phần mềm
quản lý lập địa tỉnh Bình Phước tương đối toàn diện.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm các yếu tố lập địa tỉnh Bình Phước
- Phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp (LN)
* Phân vùng lập địa (LĐ) theo hệ thống cấp phân vị.
* Phân vùng và đánh giá LĐ theo tiềm năng sản xuất.
* Phân vùng LĐ theo khả năng thích hợp với rừng trồng.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất LN
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp luận
a) Phương pháp luận hệ thống
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện LĐ đến đời sống của thực vật phải phân tích
bằng phương pháp phân tích đa biến, phải xây dựng những chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh tổng
hợp điều kiện LĐ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà một số yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây trồng nhiều hơn yếu tố khác. Những yếu tố quan trọng nổi trội đó chính là

6
những yếu tố chủ đạo, mà theo phương pháp hệ thống thì gọi là những "Chốt điều khiển" và
những biện pháp kỷ thuật tác động vào chốt điều kiển nhằm phát triển hệ thống theo chiều
hướng mong muốn được gọi là những biện pháp điều khiển hệ thống.
b) Phương pháp luận sinh thái học
Đặc điểm sinh thái của mỗi loài cây là khác nhau. Vì vậy, phải xây dựng những tiêu
chuẩn đánh giá khả năng thích hợp với LĐ riêng cho mỗi loài. Chỉ tiêu sinh trưởng thường sử
dụng nhất trong đánh giá lập địa là chiều cao trung bình hoặc chiều cao cây trội. Với đối tượng
điều tra phần lớn là rừng chưa có sự phân hóa cây trội, nên Đề tài dùng đường kính và chiều
cao trung bình lâm phần làm chỉ tiêu sinh trưởng khi phân tích ảnh hưởng của lập địa đến sinh
trưởng. Một trong những nhiệm vụ của Đề tài là từ yếu tố đường kính và chiều cao lâm phần
xây dựng nên những chỉ số sinh trưởng tương đối loại bỏ được ảnh hưởng của tuổi làm thước
đo đánh giá lập địa.
c) Phương pháp luận kinh tế học
Theo kinh tế học thì việc đánh giá và phân vùng lập địa cho một loài cây trồng chủ yếu
xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng. Mỗi vị trí trên lãnh thổ thích
hợp với những loại rừng trồng khác nhau ở những mức độ khác nhau. Nên, Đề tài đã xây dựng
những bản đồ phân vùng LĐ theo khả năng thích hợp cho mỗi loài rừng trồng, đồng thời thiết
lập bảng tra khả năng thích hợp cho một số loại rừng trồng chính trên mỗi dạng LĐ. Để thuận
tiện cho việc phân tích và sử dụng kết quả nghiên cứu, Đề tài đã xây dựng CSDL và phát triển
phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0 cho tỉnh Bình Phước.
2.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
a) Phương pháp kế thừa tư liệu
Đề tài đã kế thừa những tư liệu: (1) Những lớp bản đồ về điều kiện tự nhiên tỉnh Bình
Phước ở tỷ lệ 1/100.000 về khí hậu, địa hình, đất, địa chất. (2) Số liệu về: khí tượng thủy văn,
phân tích thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên.
b) Khảo sát và điều tra ô tiêu chuẩn điển hình
(1) Khảo sát sơ bộ: Đề tài này đã khảo sát sơ bộ trên 10 tuyến, qua đó đã xác định được
40 tuyến điều tra chi tiết đi qua các dạng lập địa và các MHSDĐ khác nhau. (2) Điều tra chi
tiết: Đề tài đã thiết lập được 500 ÔTC, bố trí từ 10 - 15 ÔTC trên một tuyến điều tra chi tiết đại

diện cho các dạng lập địa. Các ÔTC hình chữ nhật có diện tích 1000 m
2
. Điều tra thổ nhưỡng
và thực vật theo quy trình điều tra điều tra lập địa và điều tra lâm học.
c) Xử lý nội nghiệp
7
* Xác định đặc điểm lập địa: (1) Trong số các yếu tố thổ nhưỡng điều tra tại mỗi ÔTC
thì hàm lượng sét, tỷ lệ kết von và đá lẫn được chỉnh lý, phân tích bổ sung. (2) Phân tích 84
mẫu đất về một số chỉ tiêu thổ nhưỡng, chỉnh lý bản đồ loại đất và kế thừa số liệu để xác định
đặc điểm thổ nhưỡng cho các loại đất. (3) Xác định đặc điểm một số yếu tố thổ nhưỡng trên
phạm vi toàn tỉnh theo các phương trình thực nghiệm và lưới CSDL.
* Đặc điểm sinh trưởng của một số loại rừng trồng chủ yếu: (1) Từ bản đồ HTSDĐ và
kết quả điều tra ở 500 ÔTC phân tích, chọn những mô hình rừng trồng chủ yếu, phân tích đặc
điểm sinh trưởng của rừng trồng theo tuổi. (2) Xây dựng chỉ số sinh trưởng tương đối của
đường kính (Idk) và chỉ số sinh trưởng tương đối của chiều cao (Ihvn) cho từng loài cây trồng
trong từng ÔTC theo công thức (2.1) và (2.2) để loại bỏ ảnh hưởng của tuổi,
Idk=dktt/dktuoi (2.1)
Ihvn=hvntt/hvntuoi (2.2)
Trong đó: (1) dktt và hvntt là đường kính và chiều cao trung bình thực tế đã điều tra
được ÔTC. (2) dktuoi và hvntuoi là đường kính và chiều cao trung bình theo tuổi, được xác
định từ phương trình thực nghiệm giữa đường kính, chiều cao trung bình với tuổi cho mỗi loài
cây ở các ÔTC.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của LĐ đến sinh trưởng rừng trồng: Đề tài đã xác định chỉ số
đất tổng hợp theo công thức (2.3). Phân tích liên hệ giữa sinh trưởng với từng yếu tố LĐ, xây
dựng và lựa chọn những phương trình hồi quy đa biến giữa sinh trưởng mỗi loài rừng trồng với
các yếu tố LĐ trong STA15.
)
1
/()
1

( Idat
11
s
∑∑
==
=
n
i
i
m
j
j
Ihvn
n
Ihvn
m
(2.3)
Trong đó: Idat
s
là chỉ số đất tổng hợp cho loại đất s đối với một loài rừng trồng nào đó,
m là số ÔTC của loài cây trồng đó trên loại đất s, n là tổng số ÔTC của loài cây trồng đó trên
các loại đất, Ihvnj là chỉ số sinh trưởng tương đối chiều cao của loài cây trồng ở ÔTC thứ j,
Ihvn
i
là chỉ số tương đối sinh trưởng chiều cao loài cây trồng ở ÔTC thứ i.
* Nghiên cứu phân vùng LĐ cho phát triển lâm nghiệp: (1) Phân vùng LĐ theo cấp
phân vị và cấp tiềm năng bằng phương pháp phân tích điều kiện lập địa, tính điểm tiềm năng,
phân cấp tiềm năng, đồng thời đối chiếu với tiêu chuẩn phân loại lập địa của Tổng cục Lâm
nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong đó trọng số của các yếu tố LĐ được xác
định theo công thức (2.4), (2.5) và (2.6).


=
=
m
j
j
i
R
m
1
i
1
Rtb
(2.4)
Rtb
max
=max(Rtb
i=(1÷n)
) (2.5)
8
Pri=Rtb
max
/Rtb
i
(2.6)
Trong đó: Rtb
i
là hệ số tương quan riêng phần trung bình của yếu tố lập địa i, R
ij
là hệ

số tương quan riêng phần của yếu tố i ở loại cây j, m là số loại cây, n là số yếu tố lập địa.
Rtb
max
là hệ số tương quan riêng phần trung bình lớn nhất trong các yếu tố lập địa. Pri là
trọng số của yếu tố lập địa i.
(2) Phân vùng LĐ theo khả năng TH với rừng trồng: (1) Chọn phương trình hồi quy
nhiều nhân tố phản ánh tốt nhất mối quan hệ giữa Ihvn, Idk của mỗi loại cây trồng với LĐ. (2)
Xác định giá trị Ihvm, Idk của mỗi loài rừng trồng trên mỗi điểm lập địa. (3) Xây dựng tiêu
chuẩn phân cấp và bản đồ phân vùng thích hợp lập địa cho mỗi loại rừng trồng trong MVF9 và
MAP 10.5.
* Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng LĐ: (1) Dựa vào kết quả phân vùng
lập địa để quy hoạch sử dụng đất cấp vi mỗ và câp vi mô (2) Căn cứ theo bảng tra cấp thích
hợp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp nhất vời điều kiện thực tế. (3) Từ bộ tiêu chuẩn phân loại
lập địa và điều kiện lập địa cụ thể, xác định được những yếu tố lập địa chủ đạo nhưng bị hạn
chế để cải thiện lập địa. (4) Từ hệ thống CSDL lập địa và công cụ phát triển phần mềm MVF9,
phát triển được phần mềm quản lý lập địa tỉnh Bình Phước - Site management 1.0.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU LẬP ĐỊA TỈNH BÌNH PHƯỚC
3.1.1 Đặc điểm khí hậu
(1) Nhiệt độ trung bình năm (Ttb) trên địa bàn tỉnh phân bố không đều mà có xu hướng
giảm dần từ Tây Nam sang Đông Bắc. Ttb tại các điểm trên địa bàn tỉnh biến động từ 22,97 -
28,85
o
C, trung bình chung cho toàn tỉnh là 26,73
o
C. (2) Nhiệt độ trung bình tháng có phạm vi
biến động 3,7
o
C. Từ tháng 2 - 6 là những tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao hơn nhiệt độ

trung bình năm (Ttb). (2) Lượng mưa trung bình năm (R) trên địa bàn tỉnh phân bố không
đều,có xu hướng tăng dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, R tại các điểm trên địa bàn tỉnh biến
động từ 1900 - 2731 mm, R chung cho toàn tỉnh là 2337 mm. Lượng mưa trung bình tháng
phân bố không đều theo cả thời gian và không gian. Mùa mưa ở Bình Phước kéo dài từ tháng 5
- 10 có tổng lượng mưa 1978 mm, chiếm 87,52 % R.
3.1.2 Đặc điểm địa hình
(1) Độ cao (H) biến động từ 10 - 720 m, trung bình là 173,26 m. 84,88 % DTTN có H ≤
300 m, 15,12 % DTTN có H > 300 m. Nhìn chung, độ cao trung bình chung của tỉnh không
9
vượt quá 200 m, nhưng có sự biến động tương đối lớn và tăng dần theo hướng từ Tây Nam
sang Đông Bắc. (2) Độ dốc (S) biến động từ 1 - 65
o
, trung bình là 4,5
o
, tăng dần từ Tây Nam
sang Đông Bắc.
3.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng
(1) Đá mẹ và mẫu chất ở Bình Phước có thể phân thành 5 nhóm: nhóm đá phiến, nhóm
đá granitoid, nhóm đá bazan, nhóm mẫu chất phù sa cổ, các trầm tích hiện đại. (2) Bình Phước
có 11 loại đất thuộc 6 nhóm đất và đất ngập nước, gồm: đất phù sa không được bồi P có
613,90 ha, đất xám trên phù sa cổ X có 84.843,65 ha, đất xám gley Xg có 3.752,95 ha, đất đen
trên đá bọt bazan Ru có 5.363,15 ha, đất nâu đỏ trên đá bazan Fk có 300.724,62 ha, đất nâu
vàng trên đá bazan Fu có 107.193,67 ha, đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp có 74.609,72 ha, đất
đỏ vàng trên đá phiến sét Fs có 71.208,85 ha, đất đỏ vàng trên đá granit Fa có 1.074,00 ha, đất
xói mòn trơ sỏi đá E, có 262 ha, đất dốc tụ D có 19.641,84 ha, đất ngập nước Ho có 14.435,90
ha. (3) 11 loại đất khác nhau có tính chất thổ nhưỡng khác nhau, nhưng tổng quát chung về độ
phì thì có thể đánh giá, sắp xếp chúng thành ba nhóm: Nhóm có độ phì tương đối cao có các
loại đất: Fk, Fp, D, P. Nhóm đất có độ phì từ trung bình có các loại đất: Fu, X, Xg. Nhóm có
độ phì thấp, gồm các loại đất: Fs, Fa, Ru, E.
3.1.4 Lưới CSDL LĐ và phân bố một số yếu tố thổ nhưỡng

(1) Đề tài này đã xây dựng lưới cơ sở dữ liệu lập địa, là hệ thống lưới ô vuông có cạnh
100 m dạng raster, phủ đầy diện tích tỉnh Bình Phước. Mỗi ô vuông là một điểm lập địa, được
gắn giá trị thuộc tính về các yếu tố lập địa và sinh trưởng của rừng trồng gồm: loại đất, độ cao,
độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, độ dày tầng đất, tỷ lệ kết von, hàm lượng sét, chỉ số đất tổng hợp,
điểm tiềm năng các yếu tố, cấp tiềm năng, chỉ số sinh trưởng tương đối của rừng trồng, cấp
thích hợp của rừng trồng với lập địa và những thông tin khác veeg hiện trạng, quy hoạch, quản
lý sử dụng đất…(2) Đặc điểm độ dày tầng đất trên địa bàn tỉnh: Độ dày tầng đất (D), biến động
từ 1 - 206,26 cm, trung bình là 108,55 cm. 94,01 % DTTN có độ dày tầng đất trên 75 cm,
trong đó 74,33 % DTTN có độ dày tầng đất trên 100 cm. (3) Tỷ lệ kết von (F) biến động từ 2 -
70,05 %, trung bình là 20,23 %. 52,47 % DTTN của tỉnh có F ≤ 10 %; 47,53 % diện tích còn
lại của tỉnh có F > 10 %. (4) Tỷ lệ cấp hạt sét (Se) biến động từ 2 - 56,01 %, trung bình là
43,30 % (thịt nặng), cấp thịt nặng chiếm 56,29 % DTTN.
3.1.5 Hiện trạng sử dụng đất
(1) Đất lâm nghiệp có tổng diện tích 174.298,02 ha, trong đó: đất rừng đặc dụng có
30.432,51 ha, đất rừng sản xuất có 101.191,46 ha, Đất rừng phòng hộ có 42.674,05 ha. Đất
10
ngoài lâm nghiệp có tổng diện tích 509.426,23 ha (74,51 % DTTN). (2) Tổng diện tích đất có
rừng là 103.566,15, trong đó: Rừng tự nhiên có 74.708,96 ha, có nhiều trạng thái từ tái sinh
phục hồi, nghèo kiệt bị tác động mạnh đến rừng giàu nguyên sinh. Rừng trồng nguyên liệu gỗ
có 5.982,74 ha, hầu hết là rừng thuần loài phân bố rải rác trên địa bàn các huyện. Rừng đa mục
đích có 22.874,45 ha, hầu hết là rừng thuần loài phân bố trên địa bàn các huyện. (3) Có 52 hiện
trạng rừng và MHSDĐ thuộc 5 nhóm HTSDĐ, trong đó nhóm rừng trồng nguyên liệu gỗ và đa
mục đích có 8 mô hình rừng trồng thuần loài (Keo lai, Dầu rái, Sao đen, Keo lá tràm, Tếch, Xà
cừ, Xoan và Cao su)
3.1.6 Nhận xét chung về lập địa tỉnh Bình Phước
(1) Là tỉnh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao quanh năm, không có mùa đông lạnh, phân bố nhiệt không
đều theo thời gian cũng như không gian. Lượng mưa tương đối lớn, phân bố cũng không đều
theo thời gian cũng như không gian. (2) Bình Phước có dạng địa hình đồng bằng, trung du, đồi
bát úp, núi thấp và cao nguyên thấp. Nhưng phần lớn diện tích tỉnh Bình Phước có địa hình đồi

bắt úp, tương đối thoải, lượng sóng nhẹ. Độ cao và độ dốc có sự biến động lớn, phân bố không
đều. (3) Bình Phước có 11 loại đất thuộc 6 nhóm đất và đất ngập nước, phân bố xem kẽ lẫn
nhau, theo độ phì thì 11 loại đất được phân thành 03 nhóm, gồm: nhóm có độ phì cao, nhóm có
độ phì trung bình, nhóm có độ phì kém. Độ dày tầng đất, tỷ lệ kết von và tỷ lệ cấp hạt sét có
sự biến động lớn, phân bố không đều. (4) Hiện trạng: Với 52 kiểu trạng thái rừng và MHSDĐ
trong đó có 19 mô hình rừng trồng thuần loài, hỗn giao cho thấy Bình Phước sự phong phú về
MHSDĐ. (5) Những đặc điểm của nhiệt độ, lượng mưa, độ cao, độ dốc, loại đất, độ phì của
đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ kết von, tỷ lệ cấp hạt sét đã góp phần tạo nên sự phong phú về lập
địa ở Bình Phước.
3.2 PHÂN VÙNG LẬP ĐỊA PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
3.2.1 Phân vùng lập địa theo hệ thống cấp phân vị
a) Cấp phân vị và tiêu chuẩn phân loại LĐ ở các cấp phân vị
(1) Tiêu chuẩn phân loại tiểu vùng lập địa gồm 2 yếu tố, trong đó: Yếu tố độ cao (H),
được phân thành 2 cấp, gồm: cấp H1 có H ≤ 300 m, cấp H2 có H > 300 m. Yếu tố lượng mưa
trung bình năm (R), được phân thành 3 cấp, gồm: cấp R1 có R ≤ 2000 mm, cấp R2 có 2000 <
R ≤ 3000 mm, cấp R3 có R > 2500 mm. (2) Tiêu chuẩn phân loại dạng đất đai gồm tiêu chuẩn
phân loại tiểu vùng lập địa, bổ sung thêm yếu tố nhóm đất và yếu tố độ dốc, trong đó: Yếu tố
nhóm đất, được phân thành 3 nhóm: Nhóm có độ phì cao (U1), Nhóm có độ phì trung bình
11
(U2), Nhóm có độ phì thấp. Yếu tố độ dốc (S), được phân thành 3 cấp: cấp S1 có S ≤ 8
o
, cấp
S2 có 8
o
< S ≤ 15
o
, cấp S3 có S > 15
o
.
(3) Tiêu chuẩn phân loại dạng lập địa gồm tiêu chuẩn phân loại dạng đất đai, bổ sung

thêm yếu tố loại đất và yếu tố độ dày tầng đất, trong đó: Yếu tố loại đất, có 11 loại đất, gồm:
Fk, Fu, Fs, Fp, Fa, Ru, X, Xg, D, P, E. Yếu tố độ dày tầng đất (D), có 3 cấp, gồm: cấp D1 có D
≤ 50 cm, cấp D2 có 50 < D ≤ 100 cm, cấp D3 có D > 100 cm.
b) Phân vùng lập địa cho các cấp phân vị
Từ kết quả xây dựng các bộ tiêu chuẩn và phân loại lập đia nêu trên có thấy: (1) Trong
tổng thể 669.288,35 ha DTTN của tỉnh (không tính 14.435,90 ha đất ngập nước) có 132 dạng
lập địa được phân lập từ 36 dạng đất đai thuộc 4 tiểu vùng lập địa. (2) Diện tích trung bình của
dạng lập địa 5.070,37 ha, dạng đất đai 18.591,34, tiểu vùng lập địa 167.322,09 ha.
3.2.2 Phân vùng và đánh giá lập địa theo tiềm năng sản xuất
(1) Tiêu chuẩn phân loại (cấp) tiềm năng lập địa lâm nghiệp gồm tiêu chí điểm tổng hợp
tiềm năng và các cấp tiềm năng của nó. (2) Tiềm năng lập địa có 4 cấp, gồm: cấp 1 có điểm
tiềm năng tổng hợp từ 1,08 - 1,52, cấp 2 có điểm tiềm năng tổng hợp từ 1,52 - 1,95, cấp 3 có
điểm tiềm năng tổng hợp từ 1,95 - 2,39, cấp 4 có có điểm tiềm năng tổng hợp từ 2,39 - 2,82.
(3) Từ kết quả phân cấp tiềm năng lập địa đến từng điểm lập địa trên lưới cơ sở dữ liệu đã xây
dựng lớp bản đồ phân vùng tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp trong MAP10.5. (4) Phân
tích lớp bản đồ phân vùng tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp trong MAP10.5, MVF9 cho thấy
tổng diện tích đất lâm nghiệp tỉnh (không tính 1.367,47 ha mặt nước) là 172.930,55 ha phân
bố trên 101 dạng lập địa, được phân thành 4 cấp tiềm năng theo mức độ giảm dần sự thuận lợi
và tăng dần sự hạn chế, trong đó: cấp 1 có 89.520,27 ha, cấp 2 có 69.811,53 ha, cấp 3 có
10.723,84 ha, cấp 4 có 2.874,91 ha. Như vậy 92,14 % DTLN có tiềm năng sản xuất cấp 1 và
cấp 2, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp. Tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp phân bố
không đều trên địa bàn tỉnh.
3.2.3 Phân vùng LĐ theo khả năng thích hợp với rừng trồng
a) Đặc điểm sinh trưởng của một số rừng trồng chủ yếu
Những loại rừng trồng được chọn cho nghiên cứu này, gồm: Dầu rái, Sao đen, Keo lai,
Cao su và Điều.
(1) Rừng Dầu rái
- Đặc điểm sinh trưởng về chiều cao (Hvn): Kết quả điều tra 42 lô rừng Dầu rái trên 42
dạng lập địa khác nhau được tổng hợp và minh họa quan hệ giữa tuổi với chiều cao (Hvn) ở
12

Hình 3.1, Hình 3.2 cho thấy Hvn tăng lên rõ rệt theo tuổi, khi tuổi rừng Dầu rái tăng từ 5 - 30
tuổi thì Hvn tăng dần từ 5,7 - 27,7 m.
Hình 3.1: Quan hệ Hvn với tuổi rừng Dầu rái
Hình 3.2: Hvn của 42 lô rừng Dầu rái
Mối quan hệ giữa chiều cao (Hvn) với tuổi (Tuoi) của rừng Dầu rái được mô tả bởi
phương trình (3.1) và Hình 3.3.
Hvn = -10.0976 + 9.63701*ln(Tuoi) (3.1)
Phương trình (3.1) có hệ số tương quan R = 0,8525 cho thấy Hvn có quan hệ chặt với
tuổi nên đây cũng là một trở ngại lớn khi nghiên cứu
ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng.
Vì chất lượng của lập địa có thể kém nhưng đã trồng
được nhiều năm thì rừng vẫn cao và ngược lại. Khi xét
trong một cấp tuổi đối với một loại rừng trồng nào đó
thì ĐKLĐ càng thuận lợi, cây sinh trưởng càng tốt và
ngược lại. Nhưng, trong thực tế sẽ rất khó khăn khi tìm
đủ dung lượng mẫu trong một cấp tuổi cho một loại
cây, đại diện cho các DLĐ. Để thỏa mãn được yêu cầu
của nghiên cứu, đồng thời khắc phục được những khó khăn đó, Đề tài đã xác lập chỉ số sinh
trưởng tương đối của Hvn và D
1,3m
theo công thức (2.1), công thức (2.2) cho mỗi loại rừng,
nhằm loại bỏ được ảnh hưởng của yếu tố tuổi đồng thời phản ánh chặt chẽ mối quan hệ giữa
sinh trưởng với lập địa.
Hình 3.3: Đường cong sinh trưởng
Hvn với tuổi rừng Dầu rái
Plot of Fitted Model
Hvn = -10.0976 + 9.63701*ln(Tuoi)
0 5 10 15 20 25 30
Tuoi
0

5
10
15
20
25
30
Hvn
13
Từ phương trình (3.1) và công thức (2.2) đã xác lập được chỉ số sinh trưởng tương đối
chiều cao (Ihvn) của rừng Dầu rái trên 42 dạng lập địa khác nhau. Mối quan hệ giữa Ihvn với
tuổi được minh họa ở Hình 3.4, cho thấy Ihvn không còn quan hệ với tuổi nữa, khi tuổi tăng từ
5 -30 thì chỉ số Ihvn biến động từ 0,6 - 1,3, tạo thành đám song song với trục hoành và đường
trung tâm của đám mây điểm có giá trị xấp xỉ với 1,0000.
Hình 3.4: Quan hệ giữa Ihvn với tuổi rừng Dầu rái
- Đặc điểm sinh trưởng về đường kính (D
1,3m
): Mối quan hệ giữa đường kính D
1,3m

tuổi rừng Dầu rái trên 42 điều kiện lập địa được được mô tả bởi phương trình hồi quy (3.2).
D
1,3m
= -17.0018 + 12.5471*sqrt(Tuoi) (3.2)
Từ công thức (2.1) và phương trình (3.2) đã xác lập được chỉ số sinh trưởng tương đối
đường kính (Idk) của 42 lô rừng Dầu rái, khi tuổi tăng từ 5 - 30 thì Idk chỉ biến động từ 0,456 -
1,471, tạo thành đám mây điểm song song với trục hoành và đường trung tâm của đám mây
điểm có giá trị xấp xỉ với 1,0000.
(2) Rừng Sao đen
- Đặc điểm sinh trưởng Hvn: Quan hệ giữa tuổi với Hvn của 47 lô rừng Sao đen được
mô tả bởi phương trình (3.3).

Hvn = -5.9701 + 7.3051*ln(Tuoi) (3.3)
Kết quả xác lập Ihvn cho rừng Sao đen dựa theo phương trình (3.3) và công thức (2.2)
cho thấy Ihvn của rừng Sao đen không còn quan hệ với yếu tố tuổi nữa. Khi tuổi tăng từ 3 - 30
thì Ihvn chỉ biến động từ 0,818 - 1,203, tạo thành đám mây điểm song song với trục hoành và
đường trung tâm của đám mây điểm có giá trị xấp xỉ 1,000.
- Đặc điểm sinh trưởng D
1,3m
: Mối quan hệ giữa D
1,3m
với tuổi của rừng Sao đen được
mô tả bởi phương trình (3.4).
D
1,3m
= -5.94756 + 7.37896*sqrt(Tuoi) (3.4)
Từ công thức (2.1) và phương trình (3.4) đã xác lập được chỉ số sinh trưởng đường kính
(Idk) của rừng Sao đen trên 47 lô rừng cho thấy chỉ số Idk của rừng Sao đen không còn quan
hệ với yếu tố tuổi nữa. Khi tuổi tăng từ 3 - 30 thì Idk biến động từ 0,512 - 1,453, tạo thành đám
14
mây điểm song song với trục hoành và đường trung tâm của đám mây điểm có giá trị xấp xỉ
1,000.
(3) Rừng Keo lai
- Đặc điểm sinh trưởng chiều cao: Quan hệ Hvn với tuổi rừng Keo lai được mô tả bởi
phương trình hồi quy (3.5).
Hvn = 3.80803 + 4.73617*ln(Tuoi) (3.5)
Từ công thức (2.2) và phương trình (3.5) đã xác lập được Ihvn của rừng Keo lai trên 42
dạng lập địa, cho thấy Ihvn của rừng Keo lai không còn phụ thuộc vào yếu tố tuổi nữa. Khi
tuổi tăng từ 1 - 9 thì Ihvn chỉ biến động từ 0,615 - 1,214, tạo thành đám mây điểm song song
với trục hoành và đường trung tâm của đám mây điểm có giá trị xấp xỉ 1,000.
- Đặc điểm sinh trưởng D
1,3m

: Quan hệ giữa D
1,3m
với tuổi rừng Keo lai được mô tả bởi
phương trình hồi quy (3.6).
D
1,3m
= 3.98091 + 1.61165*Tuoi (3.6)
Kết quả xác định Idk của rừng Keo lai cho thấy chỉ số Idk tạo thành đám mây điểm
song song với trục hoành và đường trung tâm có giá trị xấp xỉ 1,000.
(4) Rừng Cao su
- Đặc điểm sinh trưởng Hvn: Mối quan hệ giữa Hvn với tuổi trên 63 lô rừng được mô tả
bởi phương trình hồi quy (3.7).
Hvn = -3.53053 + 6.89752*ln(Tuoi) (3.7)
Từ công thức (2.2) và phương trình (3.7) đã xác lập được Ihvn cho 63 lô rừng, cho thấy
Ihvn không còn quan hệ với tuổi nữa, biến động từ 0,7132 - 1,3873, tạo thành đám mây điểm
song song với trục hoành, đường trung tâm có giá trị xấp xỉ 1,000.
- Đặc điểm sinh trưởng D
1,3m
: Quan hệ giữa D
1,3m
với tuổi được mô tả bởi phương trình
hồi quy (3.8).
D
1,3m
= -5.16856 + 9.29987*ln(Tuoi) (3.8)
Kết quả xác định được Idk rừng Cao su trên các dạng lập địa theo phương trình (2.1) và
phương trình (3.8), cho thấy Idk không còn quan hệ với yếu tố tuổi nữa, biến động từ 0,6649 -
1,3748 và tạo thành đám mây điểm song song với trục hoành và đường trung tâm của đám mây
điểm có giá trị xấp xỉ với 1,000.
(5) Rừng Điều

- Đặc điểm sinh trưởng Hvn: Quan hệ Hvn với tuổi trên 66 lô rừng Điều được mô tả
bởi phương trình hồi quy (3.9).
15
Hvn = 1.41799 + 2.21683*ln(Tuoi) (3.9)
Kết quả xác định Ihvn của 66 lô rừng Điều theo công thức (2.2) và phương trình (3.9)
cho thấy Ihvn biến động từ 0,6981 - 1,2101, tạo thành đám mây điểm song song với trục hoành
và đường trung tâm của đám mây điểm có giá trị xấp xỉ với 1,000.
- Đặc điểm sinh trưởng D
1,3m
: Mối quan hệ giữa D
1,3m
với tuổi rừng Điều được mô tả
bởi phương trình hồi quy (3.10).
D
1,3m
= 2.39191 + 5.40054*sqrt(Tuoi) (3.10)
Kết quả xác định Idk theo công thức (2.1) và phương trình (3.10), cho thấy Idk không
còn quan hệ với yếu tố tuổi nữa, biến động từ 0,6994 - 1,2228, tạo thành đám mây điểm song
song với trục hoành, đường trung tâm có giá trị xấp xỉ 1,000.
b) Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng rừng trồng
* Xác định chỉ số đất tổng hợp: Việc mã hóa được tổng hợp các yếu tố này theo từng
đơn vị đất cho mỗi loại rừng trồng được gọi là việc xác định chỉ số đất tổng hợp theo công
thức (2.3), cho thấy chỉ số đất tổng hợp giao động từ 0,722 -1,130. Nhìn chung đất Fk, Fp và D
có giá trị idat gần bằng nhau và lớn hơn những loại đất còn lại; đất Fs có giá trị idat nhỏ nhất;
đất X, Fu cũng có giá trị idat gần bằng nhau. Như vậy, qua giá trị idat đã phần nào phản ánh
được chất lượng thổ nhưỡng theo loại đất.
* Phân tích tương quan một nhân tố: Từ kết quả phân tích hồi quy một nhân tố giữa các
yếu tố lập địa với sinh trưởng của rừng Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su, Điều cho thấy:
(1) Các yếu tố lập địa H, S, R, Ttb, D, F, S và idat đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng
của rừng Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su và Điều từ mức yếu đến mức tương đối chặt, trong

đó: 40,0 % tổng số mối quan hệ có mức tương quan yếu; 47,5 % tổng số mối quan hệ có mức
tương quan vừa và 12,5 % tổng số mối quan hệ có mức tương quan tương đối chặt.
(2) Các yếu tố lập địa khác nhau không những có ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi loại
rừng trồng mà trong mỗi loại rừng trồng thì các yếu tố lập địa cũng có mức ảnh hưởng khác
nhau đối với những chỉ tiêu sinh trưởng khác nhau. Mỗi loài rừng trồng có một vài yếu tố ảnh
hưởng lớn hơn những yếu tố còn lại.
(3) Phân tích tương quan một nhân tố chưa phản ảnh đủ mối quan hệ giữa lập địa đến
sinh trưởng của rừng trồng.
* Phân tích tương quan nhiều nhân tố: Kết quả phân tích tương quan nhiều nhân tố giữa
chỉ số sinh trưởng tương đối chiều cao Ihvn, chỉ số sinh trưởng tương đối đường kính Idk của
mỗi loại rừng trồng chủ yếu với các yếu tố lập địa như sau.
16
- Rừng Dầu rái: Đã thiết lập 4 phương trình, gồm:
(1) Ihvn = 1,1691 - 0,05658logH + 0,19707logD - 0,00160S
2
-
0,00448F - 0,185567logSe (3.11).
(phương trình có: R
2
= 65,6566 %, P = 0,0000)
(2) Ihvn = 0,43549 - 0,03531logH + 0,27330logD - 0,00186S
2

+ 0,32877idat + 0,65886*(1/F
1.25
) - 0,23694logSe (3.12)
(phương trình có: R
2
= 70,0408 %, P = 0,0000). Sau khi xét thêm mối quan hệ với idat
thì phương trình hồi quy giữa Ihvn với các yếu tố lập địa có R

2
tăng thêm 4,11842 %.
(3) Idk = 2,51827 - 0,03689logH - 0,00540S
1.5
- 4,115511*(1/logD) -
0.05356F
0.5
- 0,00046Se
1.5
(3.13)
(phương trình có: R
2
= 59,525 %, P = 0,0000)
(4).Idk = 2,19849 + 1,00237*(1/logH) - 0,00534S
1.5
-
+ 0,00062*(1/log(idat)) - 0,11262logF - 0,00065Se
1.5
(3.14)
(phương trình có: R
2
= 62,3599 %, P = 0,0000 ). Sau khi xét thêm mối quan hệ với idat
thì phương trình quan hệ giữa Idk với các yếu tố lập địa có R
2
tăng thêm 2,8349 %.
4 phương trình hồi quy nhiều nhân tố (3.11), (3.12), (3.13) và (3.14), chọn phương trình
(3.12) để nghiên cứu phân vùng LĐ.
- Rừng Sao đen: Đã thiết lập 4 phương trình, gồm:
(1) Ihvn = 0,72777 - 0,04086logH + 0,20825logD - 0,00284S - 0,000040F
2

- 0,12094logSe (3.15)
(phương trình có: R
2
= 67,0773 %, P = 0,0000)
(2) Ihvn = 0,29959 - 0,02632logH + 0,21820logD - 0,01349logS
+ 0,23367log(idat) - 0,03621logF - 0,00005Se
2
(3.16)
(phương trình có: R
2
= 70,5498 %, P = 0,0000). Sau khi xét thêm mối quan hệ với idat
thì phương trình hồi quy giữa Ihvn với các yếu tố lập địa có R
2
tăng thêm 3,4725 %.
(3) Idk = 1,75489 - 0,06710logH + 0,000006D
2
- 0,00002S
3
-
0,00230F - 0,11372logSe (3.17)
(phương trình có: R
2
= 30,0377 %, P = 0,0174)
(4) Idk = 1,15304 - 0,00034H - 0.00002S
3
+ 0,000004D
2
+
0,00215logF - 0,03549logSe + 0,676424log(idat) (3.18)
(phương trình có: R

2
= 31,3104 %, P = 0,0271)
Sau khi xét thêm mối quan hệ với idat thì phương trình hồi quy
17
giữa Idk với các yếu tố lập địa có R
2
tăng thêm 1,2727 %.
4 phương trình trình hồi quy (3.15), (3.16), (3.17), (3.18), chọn phương trình (3.16) để
nghiên cứu phân vùng lập địa.
- Rừng Keo lai: Đã thiết lập 4 phương trình, gồm:
(1) Ihvn = 0,93451 + 0,11998logH - 0,00728S + 0,00298D -
0,00089F - 0,21313logSe (3.19)
(phương trình có: R
2
= 65,1902 %, giá trị P = 0,0000)
(2) Ihvn = 1,94436 + 0,11380logH - 0,00789S + 0,00417D -
0,00237F - 0,94246idat -0,24941logSe (3.20)
(phương trình có: R
2
= 72,9327 %, P = 0,0000) Sau khi xét thêm mối quan hệ với idat
thì phương trình hồi quy giữa Ihvn với các yếu tố lập địa có R
2
tăng thêm 7,7425 %.
(3) Idk = 1,00242 - 1,17734E-9H
3
- 0,01546*(1/S) + 0,07707logD -
0,08157logF - 0,02399logSe (3.21)
(phương trình có: R
2
= 30,4409 %, P = 0,0185)

(4) Idk = 1,22475 - 1,13714E-9H
3
- 0,01493*(1/S) + 0,06226logD -
0,09172logF - 0,05633logSe - 0,00068*(1/log(idat)) (3.22)
(phương trình có: R
2
= 30,9321 %, P = 0,0337)
4 phương trình hồi quy (3.19), (3.20), (3.21), (3.22), chọn phương trình (3.20) để
nghiên cứu phân vùng lập địa.
- Rừng Cao su: Đã thiết lập 4 phương trình, gồm:
(1) Ihvn = - 0,66052 - 0,10813logH - 0,00010S
2
+ 0,35822logD
- 0,05338logF + 0,27211Se
0.25
(3.23)
(phương trình có: R
2
= 69,656 %, P = 0,0000)
(2) Ihvn = - 0,00390 - 0,08766logH - 0,00015S
2
+ 0,37966logD
- 0,06451logF - 0,21610idat
4
+ 0,00004Se
2
(3.24)
(phương trình có: R
2
= 71,751 %, P = 0,0000). Sau khi xét thêm idat thì phương trình

hồi quy giữa Ihvn với các yếu tố lập địa có R
2
tăng thêm 2,095 %.
(3) Idk = 0,14364 - 0,04065logH - 0,01018S
0.5
+ 0,22338logD
- 0,03257logF + 0,00317Se (3.25)
(phương trình có: R
2
= 38,1657 %, P = 0,0000)
(4) Idk = 0,27645 - 0,04324logH - 0,00971S
0.5
+ 0,21330logD - 0,03103logF
+ 0,00337Se - 0,08664*(1/idat) (3.26)
18
(phương trình có: R
2
= 38,2077 %, P tại = 0,0001)
4 phương trình hồi quy (3.23), (3.24), (3.25) và (3.26), chọn phương trình (3.24) để
nghiên cứu phân vùng lập địa.
- Rừng Điều
(1) Ihvn = 0,874167 - 0,00037H - 0,00017S
2
+ 0,00173D - 0,03162logF
+ 0,02382logSe (3.27)
(phương trình có: R
2
= 61,574 %, P = 0,0000)
(2) Ihvn = - 0,02887 - 0,00046H - 0,00013S
2

+ 0,00156D - 0,02060logF
+ 0,60061idat + 0,10677logSe (3.28)
(phương trình có: R
2
= 66,5579 %, P = 0,0000). Sau khi xét thêm idat thì phương trình
hồi quy giữa Ihvn với các yếu tố lập địa có R
2
tăng thêm 4,9839 %.
(3) Idk = 0,83091 - 2,07865E-7H
2
- 0,00640logS - 0,04037logF +
1,12122E-7Se
3
+ 0,00219D (3.29)
(phương trình có: R
2
= 40,7013 %, P = 0,0000)
(4) Idk = 0,86959 - 4,117297E-7H
2
- 0,00643logS - 0,03360logF - 3,10697E-7Se
3
+ 0,00178D + 0,00023*(1/log(idat)) (3.30)
4 phương trình hồi quy (3.27), (3.28), (3.29), (3.30), chọn phương trình (3.108) để
nghiên cứu phân vùng lập địa.
Với kết quả phân tích hồi quy nhiều nhân tố đối với sinh
trưởng của rừng Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su, Điều có thể rút ra những đặc điểm: (1) Chỉ
số Ihvn có quan hệ chặt với các yếu tố lập địa, chỉ số Idk có quan hệ tương đối chặt với các
yếu tố lập địa. (2) Chỉ số (idat) làm tăng hệ số R
2
cho mối quan hệ giữa chỉ số Ihvn của một số

loại rừng trồng với các yếu tố lập địa từ 2,095 - 7,7425 %.
c) Tiêu chuẩn đánh giá khả năng thích hợp với lập địa
- Rừng Dầu rái: Đã xác định được các cấp thích hợp của rừng Dầu rái, gồm: cấp 1 là
cấp rất thích hợp có Ihvn > 1,25, cấp 2 là cấp khá thích hợp có 1,15 < Ihvn ≤ 1,25, cấp 3 là cấp
thích hợp vừa có 0,90 < Ihvn ≤ 1,15, cấp 4 là cấp ít thích hợp có 0,70 < Ihvn ≤ 0,90, cấp 5 là
cấp không thích hợp có Ihvn ≤ 0,70.
- Rừng Sao đen: Đã xác định các cấp thích hợp của rừng Sao đen, gồm: cấp 1 là cấp rất
thích hợp có Ihvn >1,11, cấp 2 là cấp khá thích họp có 1,07 < Ihvn ≤ 1,11, cấp 3 là cấp thích
hợp vừa có 0,99 < Ihvn ≤ 1,07, cấp 4 là cấp ít thích hợp có 0,96 < Ihvn ≤ 0,99, cấp 5 là cấp
không thích hợp có Ihvn ≤ 0,95.
19
- Rừng Keo lai: Đã xác định các cấp thích hợp của rừng Keo lai, gồm: cấp 1 là cấp rất
thích hợp có Ihvn > 1,10, cấp 2 là cấp khá thích họp có 1,04 < Ihvn ≤ 1,10, cấp 3 là cấp thích
hợp vừa có 0,92 < Ihvn ≤ 1,04, cấp 4 là cấp ít thích hợp có 0,85 < Ihvn ≤ 0,92, cấp 5 là cấp
không thích hợp có Ihvn ≤ 0,85.
- Rừng Cao su: Đã xác định được các cấp thích hợp của rừng Cao su, gồm: cấp 1 là cấp
rất thích hợp có Ihvn > 1,18, cấp 2 là cấp khá thích họp có 1,06 < Ihvn ≤ 1,18, cấp 3 là cấp
thích hợp vừa có 0,98 < Ihvn ≤ 1,06, cấp 4 là cấp ít thích hợp có 0,88 < Ihvn ≤ 0,98, cấp 5 là
cấp không thích hợp có Ihvn ≤ 0,88.
- Rừng Điều: Đã xác định được các cấp thích hợp của rừng Điều, gồm: cấp 1 là cấp rất
thích hợp có Ihvn > 1,14, cấp 2 là cấp khá thích họp có 1,07 < Ihvn ≤1,14, cấp 3 là cấp thích
hợp vừa có 0,94 < Ihvn ≤ 1,07, cấp 4 là cấp ít thích hợp có 0,84 < Ihvn ≤ 0,94, cấp 5 là cấp
không thích hợp có Ihvn ≤ 0,84.
Đặc điểm sinh trưởng của rừng Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su, Điều khác nhau; giá
trị chỉ số Ihvn cho mỗi loài rừng trên lưới lập địa cũng khác nhau. Nên ngưỡng phân cấp chỉ số
Ihvn (cấp thích hợp) cho mỗi loài rừng cũng khác nhau.
d) Bản đồ phân vùng LĐ theo khả năng thích hợp
Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng khả năng thích hợp lập địa cho mỗi loài rừng trồng
cho thấy: (1) Vùng không thích hợp của 5 loài rừng có những phần diện tích giống nhau, vì ở
những vùng có nhiều yếu tố lập địa hạn chế thì khả năng sinh trường của những loại rừng

trồng khác nhau trên đó đều kém. (2) Năm loài cây khác khau thì có sự phân bố các cấp thích
hợp cũng khác nhau trên ĐKLĐ tỉnh Bình Phước. (4) Rừng Cao su và rừng Điều phân bố diện
tích các cấp thích hợp tương đối giống nhau ở một số tiểu vùng. Keo lai có diện tích không
thích hợp là ít nhất trong 5 loài rừng. Về cơ bản thì mỗi dạng lập địa thích hợp với một loài
rừng ở một cấp thích hợp. Nhưng cũng có những dạng lập địa có cùng cấp thích hợp với một
vài loài rừng nào đó.
e) Đánh giá khả năng thích hợp của rừng trồng với lập địa
- Rừng Dầu rái: (1) Lập địa trên địa bàn tỉnh được phân
thành 5 cấp thích hợp với rừng Dầu rái từ cấp 1 đến cấp 5, trong đó: cấp 1 chiếm 17,12 %
DTTN, cấp 2 chiếm 32,41 % DTTN, cấp 3 chiếm 37,16 % DTTN, cấp 4 chiếm 5,77 % DTTN
và cấp 5 chiếm 7,53 % DTTN. (2) Trên 172.930,55 ha đất lâm nghiệp phân bố trên 101 dạng
lập địa thì: cấp 1 có 18.762,19 ha, cấp 2 có 34.765,44 ha, cấp 3 có 71.694,80 ha, cấp 4 có
20
17.304,80 ha, cấp 5 có 30.403,32 ha. (3) Diện tích đất ở các cấp thích hợp với rừng Dầu rái
trong mỗi huyện và giữa các huyện có nhiều biến động
- Rừng Sao đen: (1) Các dạng lập địa trên địa bàn tỉnh được phân thành 5 cấp thích hợp
với rừng Sao đen, trong đó: cấp 1 có chiếm 15,74 % DTTN, cấp 2 chiếm 28,79 % DTTN, cấp
3 chiếm 28,85 % DTTN, cấp 4 chiếm 8,34 % DTTN và cấp 5 chiếm 18,28 % DTTN. (2) Trên
172.930,55 ha đất lâm nghiệp phân bố trên 101 dạng lập địa thì: cấp 1 có 8.179,13 ha, cấp 2
có 32.653,20 ha, cấp 3 có 80.188,95 ha, cấp 4 có 19.125,99 ha, cấp 5 có 32.783,28 ha.
- Rừng Keo lai: (1) Các dạng lập địa trên địa bàn tỉnh được phân thành 5 cấp thích hợp
với rừng Keo lai, trong đó: cấp 1 chiếm 23,82 % DTTN, cấp 2 chiếm 20,68 % DTTN, cấp 3
chiếm 42,14 % DTTN, cấp 4 chiếm 9,00 % DTTN và cấp 5 chiếm 4,35 % DTTN. (2) Trên
172.930,55 ha đất lâm nghiệp thì: cấp 1 có 50.820,05 ha, cấp 2 có 36.719,47 ha, cấp 3 có
63.471,19 ha, cấp 4 có 16.187,83 ha, cấp 5 có 5.732,01 ha
- Rừng Cao su: (1) Trên 669.288,35 ha DTTN của tỉnh được phân thành 5 cấp thích
hợp với rừng Cao su, trong đó: cấp 1 chiếm 12,43 % DTTN, cấp 2 chiếm 32,08 % DTTN, cấp
3 chiếm 34,82 % DTTN, cấp 4 chiếm 15,21 % DTTN và cấp 5 chiếm 5,46 % DTTN. (2) Trên
172.930,55 ha đất lâm nghiệp cũng có 5 cấp thích hợp với rừng Cao su trong đó: cấp 1 và cấp
2 chỉ chiếm 20,29 % DTLN, cấp 3 chiếm 48,03 % DTLN, cấp 4 chiếm 23,88 % DTLN, cấp 5

chiếm 7,80 % DTLN.
- Rừng Điều: (1) Trên 669.288,35 ha DTTN của tỉnh được phân thành 5 cấp thích hợp
với sinh trưởng của rừng Điều, trong đó: cấp 1 chiếm 13,97 % DTTN, cấp 2 chiếm 34,48 %
DTTN, cấp 3 chiếm 37,85 % DTTN, cấp 4 chiếm 10,2 % DTTN và cấp 5 chiếm 2,97 %
DTTN. (2) Trên 172.930,55 ha đất lâm nghiệp thì: cấp 1 chiếm 2,45 % DTLN, cấp 2 chiếm
23,76 % DTLN, cấp 3 chiếm 48,64 % DTLN và cấp 4 chiếm 18,34 % DTLN, cấp 5 chiếm
6,81 % DTLN.
f) Bảng tra cấp thích hợp của rừng trồng với lập địa
Đề tài đã xây dựng Bảng tra cấp thích hợp cho rừng Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su
và Điều trên 132 dạng lập địa. Từ Bảng tra này người sử dụng đất dễ dàng đối chiếu với
ĐKLĐ để biết được dạng lập địa mình đang sử dụng và nó phù hợp với mỗi loại rừng trồng
chủ yếu ở mức nào.
3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
3.3.1 Bố trí một số loại rừng trồng chủ yếu
21
Kết quả phân tích bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp cho thấy trên 172.930,55 ha
đất lâm nghiệp, có 77.840,57 ha đất lâm nghiệp phân bố trên 99 dạng lập địa cần xem xét để
bố trí lại rừng trồng. Những dạng lập địa này đã xác định được khả năng phù hợp với mỗi loại
rừng trồng chủ yếu. Căn cứ vào bảng tra này, mục tiêu và điều kiện sản xuất kinh doanh trong
thực tế, người ta có thể lựa chọn được loại rừng trồng phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
3.3.2 Một số biện pháp cải tạo lập địa
Cải tạo lập địa trong sản xuất lâm nghiệp là việc làm rất khó, thường chỉ được triển khai
trong những quy mô nhỏ và cũng chỉ có thể cải tạo được một số yếu tố nhất định. Vì vậy, trên
phạm vi toàn tỉnh Đề tài đề chọn những yếu tố để tác động bằng các giải pháp kỹ thuật là độ
dốc, tỷ lệ kết von và độ dày tầng đất. Các giải pháp kỹ thuật khi tác động vào yếu tố này gồm:
(1) Làm tăng độ dày tầng đất bằng cách áp dụng phương thức khoan hố, cày ngầm ở độ sâu
trên 50 cm. (2) Làm giảm độ dốc bằng cách tạo ra những bậc thang theo đường đồng mức kết
hợp với khoan hố sâu để trồng cây. (3) Tăng hàm lượng chất hữu cơ bằng cách bón phân xanh,
chôn lấp lượng vật rụng do chính thực vật tạo ra.
3.3.3 Quản lý lập địa bằng phần mềm chuyên dùng

- Cấu trúc của phần mềm: Phần mềm Site management 1.0
là một hệ thống của 68 menu, gồm các thanh menu (BAR) và các menu thả, được xếp thành 7
menu chính (BAR), gồm: Introduce, Update, Lookup, Statictics, Classify, Program, Help.
- Cơ cở dữ liệu và chức năng của phần mềm: Cơ sở dữ liệu cơ bản là một lớp lưới ô
vuông liền kề nhau có cạnh 100 m dạng raster, gồm 683466 ô, mỗi ô được gắn 71 giá trị thuộc
tính về lập địa và những thông tin quản lý khác. Cơ sở dữ liệu từ kết quả điều tra các ô tiêu
chuẩn. Phần mềm Site management 1.0 được thiết kế để phục vụ cho nghiên cứu và quản lý
lập địa tại tỉnh Bình Phước, nên có các chức năng cơ bản: cập nhật và chuẩn hóa dữ liệu về
ĐKLĐ, thiết lập một số mô hình hôi quy, tra cứu lập địa, thống kê lập địa, phân loại lập địa,
đánh giá lập địa, tư vấn sử dụng đất, là phần mềm môi trường.
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
1. Bình Phước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có: Nền
nhiệt cao quanh năm, lượng mưa bình quân năm lớn phân bố không đều. Địa hình tương đối
bằng phẳng nhưng độ cao và độ dốc biến động lớn, phân bố không đều, phong phú về địa mạo.
22
Thổ nhưỡng phong phú về đơn vị đất; độ dày tầng đất, tỷ lệ kết và hàm lượng sét có phân bố
không đều; chất lượng thổ nhưỡng tương đối tốt.
2. Rừng Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su và Điều là những loại rừng trồng chủ yếu trên
đất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước. Sinh trưởng Hvn và D
1,3m
của những loại rừng này có quan hệ
chặt chẽ với tuổi. Chỉ số sinh trưởng tương đối chiều cao Ihvn và chỉ số sinh trưởng tương đối
đường kính Idk của chúng độc lập tuyến tính với tuổi, chỉ phụ thuộc vào ĐKLĐ.
3. Chỉ số Ihvn và Idk của những loại rừng trồng chủ yếu có: (1) Quan hệ một nhân tố
với các yếu tố lập địa từ mức yếu đến tương đối chặt, trong đó 40 % mối quan hệ có mức quan
hệ yếu và 47,5 % mối quan hệ có mức quan hệ vừa. (2) Chỉ số idat làm tăng hệ số R
2
của các

phương trình hồi quy giữa chỉ số Ihvn với các yếu tố lập địa lên từ 2,095 - 7,743 %.
4. Tiêu chuẩn phân loại tiểu vùng lập địa, gồm: H được phân thành 2 cấp, R được phân
thành 3 cấp. Tiêu chuẩn phân loại dạng đất đai, gồm tiêu chuẩn phân loại tiểu vùng lập địa và
bổ sung thêm: nhóm đất được phân 3 nhóm, S được phân thành 3 cấp. Tiêu chuẩn phân loại
dạng lập địa, gồm bộ tiêu chuẩn phân loại dạng đất đai và bổ sung thêm: loại đất gồm 11 loại
đất, D được phân thành 3 cấp.
5. Trên 669.288,35 ha DTTN của tỉnh phân lập được được
132 dạng lập địa thuộc 36 dạng đất đai trong 4 tiểu vùng lập địa.
6. Tiềm năng lập địa được phân thành 4 cấp (vùng), trong đó: (1) Trên phạm vi toàn
tỉnh, có: 408.174,43 ha cấp 1; 233.711,89 ha cấp 2; 21.205,50 ha cấp 3; 6.196,53 ha cấp 4. (2)
Trên 172.930,55 ha đất lâm nghiệp, có: 89.520,27 ha cấp 1; 69.811,53 ha cấp 2; 10.723,84 ha
cấp 3; 2.874,91 ha cấp 4. 92,14 % diện tích đất lâm nghiệp có tiềm năng lập địa ở cấp 1 và cấp
2.
7. Tiêu chuẩn phân loại khả năng thích hợp của rừng trồng với lập địa theo chỉ số Ihvn
được phân thành 5 cấp, gồm: rất thích hợp (cấp 1), khá thích hợp (cấp 2), thích hợp vừa (cấp
3), ít thích hợp (cấp 4), không thích hợp (cấp 5).
8. Đã phân vùng lập địa lâm nghiệp tỉnh Bình Phước theo khả thích hợp của 5 loại rừng
trồng chủ yếu, gồm: Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su và Điều. Đã xây dựng được Bảng tra
cấp thích hợp của rừng Dầu rái, Sao đen, Keo lai, Cao su và Điều với 132 DLĐ tỉnh Bình
Phước.
9. Giải pháp quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp: Bố trí lại cây trồng cho 77.840,57 ha đất
lâm nghiệp theo kết quả đánh giá khả năng thích hợp với 5 loại rừng trồng chủ yếu. Áp dụng
biện pháp cơ giới, tăng cường hàm lượng hữu cơ để cải thiện một số hạn chế về độ dày tầng
23
đất, độ dốc, tỷ lệ kết von và thành phần cơ giới trong từng điều kiện cụ thể. (3) Phần mềm Site
management 1.0 đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong nghiên cứu và quản lý
lập địa để phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước.
4.2 KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục điều tra, khảo sát, nghiên cứu kỹ hơn những loại đất có quy mô nhỏ, phân
tán mà Đề tài này chưa thực hiện được như đất phù sa không được bồi, đất dốc tụ, đất xám

gley, đất vàng đỏ trên đá granít, đất xói mòn trơ sỏi đá.
2. Tiếp tục nghiên cứu thêm khả năng thích hợp với lập địa cho một số loại rừng trồng
khác khác như Tếch, Xà cư, Muồng đen, Tre lấy măng. Đồng thời kiểm tra ở thực địa.
3. Tiếp tục phát triển, nâng cấp phiên bản phần mềm này bằng những công cụ lập trình
khác theo xu thế phát triển công nghệ thông tin.
24
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Trần Quốc Hoàn (2007), Ứng dụng GIS đánh giá xói mòn đất tại tỉnh Bình Phước, Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Bình Phước, 106 trang.
2. Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Thãi, Phạm Quang Khánh và Nguyễn Xuân Nhiệm (2010),
"Đặc điểm tài nguyên đất huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước", Khoa học đất, (33), tr.
18 - 23.
3. Trần Quốc Hoàn và Phùng Văn Khoa (2010), "Thực trạng xói mòn và định hướng các biện
pháp chống xói mòn đất ở tỉnh Bình Phước", Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 155
(14), tr. 86-90.
4. Trần Quốc Hoàn và Phùng Văn Khoa (2012), "Ứng dụng phương pháp đánh giá đất của
FAO cho việc đề xuất sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước",
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 189 (6), tr. 90-94.
5. Trần Quốc Hoàn (2013), "Phát triển phần mềm quản lý lập địa tỉnh Bình Phước Site
management 1.0", Rừng và Môi trường, (57), tr 45-50.
6. Trần Quốc Hoàn và Phùng Văn Khoa (2013), "Xây dựng lưới cơ sở dữ liệu lập địa tỉnh Bình
Phước", Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 212 (5), tr 94-99.
7. Trần Quốc Hoàn, Phùng Văn Khoa và Vương Văn Quỳnh (2013), "Nghiên cứu phân chia
lập địa tỉnh Bình Phước", Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 217 (10), tr 87-93.
8. Trần Quốc Hoàn, Phùng Văn Khoa và Vương Văn Quỳnh (2013), "Nghiên cứu xác định chỉ
số sinh trưởng của cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus) trên một số dạng lập địa ở tỉnh
Bình Phước", Khoa học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, (2), tr
2739-2752.
9. Trần Quốc Hoàn, Phùng Văn Khoa và Vương Văn Quỳnh (2013), "Lập bản đồ phân vùng
điều kiện lập địa thích hợp của cây Dầu rái tại tỉnh Bình Phước", Khoa học và Công

nghệ Lâm nghiệp- Trường Đại học Lâm nghiệp, (2), tr 31-35.
10. Trần Quốc Hoàn, Phùng Văn Khoa và Vương Văn Quỳnh (2013), "Đánh giá tiềm năng lập
địa tỉnh Bình Phước", Khoa học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
(3), tr 2888 - 2893.

×