Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tóm tắt luận án kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian việt nam và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.66 KB, 27 trang )

1
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Thị Huế

Phản biện 1: GS. TS. Lê Hồng Lý
Phản biện 2: PGS. TSKH. Bùi Mạnh Nhị
Phản biện 3: PGS. TS. Hà Văn Đức
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học
Viện Khoa học Xã hội, vào lúc…. giờ ngày…. tháng …. năm 2014.


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- Thư viện trường Đại học Văn Hiến Tp. Hồ Chí Minh
2
MỞ ĐẦU
0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam và thế giới, kiểu truyện con vật tinh
ranh là một trong những kiểu truyện quen thuộc và tiêu biểu. Trong kiểu truyện này,
nhân vật chính – một con vật nhỏ bé nhưng tinh ranh thường sử dụng mưu mẹo để đánh
lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác. Đây là kiểu truyện mà tính duy lý chiếm
ưu thế. Kiểu truyện còn hấp dẫn bởi tính nhân văn và ý nghĩa thẩm mỹ. Tuy hướng
nghiên cứu theo kiểu truyện đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay, kiểu truyện này vẫn
chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, chuyên sâu. Do vậy, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới để
có cái nhìn hệ thống về kiểu truyện, qua đó giúp ta có “cái nhìn tham chiếu” đầy đủ,
sáng tỏ về giá trị nội dung và hình thức của kiểu truyện.
0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


0.2.1.Việc tập hợp các truyện kể của kiểu truyện giúp ta thấy được sự phân bố,
sự phổ biến của kiểu truyện trên phạm vi toàn cầu, cũng như thấy được diện mạo, đặc
điểm, đặc trưng của nó bên cạnh những kiểu truyện khác.
0.2.2. Nghiên cứu kết cấu, nhân vật, hệ thống motif,… để làm nổi rõ nét đặc
trưng của kiểu truyện, thấy được những đặc trưng trong truyện dân gian những khu vực,
quốc gia, châu lục khác.
0.2.3. Việc đối chiếu Bảng tra cứu A – T với kiểu truyện vừa khẳng định tính ứng
dụng của Bảng tra cứu, vừa góp phần bổ sung một số type truyện của Việt Nam cũng
như của một số nước mà công trình trên chưa “phủ sóng” đến.
03. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những truyện dân gian thỏa mãn hai tiêu chí:
Nhân vật chính là loài vật và chúng phải có tính cách tinh ranh. Dựa vào 103 tuyển tập
truyện kể, chúng tôi tập hợp được 512 truyện thuộc kiểu truyện.
0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
0.4.1. Phương pháp thống kê - phân loại: Nhờ phương pháp thống kê giúp
thấy được sự phân bố của kiểu truyện và để tiến hành phân loại các truyện kể.
3
0.4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp: để phân tích kết cấu, nhân vật và
một số motif để tìm ra được bản chất và đặc trưng của kiểu truyện.
0.4.3. Phương pháp so sánh – loại hình: giúp chúng tôi thấy được những tương
đồng và dị biệt về nhân vật, kết cấu, motif,… giữa các dân tộc, đất nước, khu vực, châu
lục. Phương pháp này sẽ được vận dụng cách đặc biệt trong chương V – chương so sánh
đối chiếu các type trong Bảng tra cứu A – T với các type trong kiểu truyện.
0.4.4. Phương pháp lịch sử - địa lý: Phương pháp lịch sử - địa lý nhằm mô tả
mô hình kết cấu của type truyện và các motif.
0.4.5. Phương pháp mô hình hóa: Trên cơ sở những phân tích, khảo sát về tên
gọi, các dạng kết cấu, chúng tôi mô hình hóa thành các công thức, sơ đồ.
0.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
0.5.1. Luận án phác họa chân dung kiểu truyện, là tiền đề giúp các nhà khoa học
tìm hiểu, nghiên cứu truyện loài vật nói chung – một tiểu loại vốn ít được quan tâm

nghiên cứu cả ở Việt Nam và thế giới.
0.5.2. Việc so sánh kiểu truyện của các nước, các khu vực, châu lục để phát hiện
giá trị độc đáo riêng biệt cũng như nét chung mang tính toàn cầu của kiểu truyện.
0.5.3. Việc luận án dành Chương 5 để so sánh, đối chiếu với Bảng tra cứu A – T
sẽ cung cấp thêm tư liệu cho các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam đang và sẽ thực hiện
việc xây dựng Bảng chỉ dẫn về hệ thống type và motif truyện dân gian Việt Nam.
0.6. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án gồm 5 chương
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Chương 2: Kết cấu của kiểu truyện con vật tinh ranh.
- Chương 3: Nhân vật của kiểu truyện con vật tinh ranh.
- Chương 4: Một số motif thường gặp của kiểu truyện con vật tinh ranh.
- Chương 5: Kiểu truyện con vật tinh ranh và Bảng tra cứu A – T.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM, BIÊN DỊCH VÀ TÌNH
HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Về tình hình sưu tầm, biên dịch các tập truyện
Về tình hình sưu tầm trong nước: Sau CMT8, hoạt động sưu tầm, biên dịch trở
thành một hoạt động mang tính khoa học. Bên cạnh các công trình sưu tầm truyện cổ
người Việt còn có các tuyển tập truyện cổ của các dân tộc anh em. Một số công trình
xuất hiện khá nhiều truyện kể của kiểu truyện đang khảo sát như: Truyện cổ dân gian
các dân tộc Việt Nam; Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam (2 tập); Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam (5 tập); bộ Tổng tập Văn học dân gian người Việt (19 tập, 20
quyển); và bộ Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (23 tập),
Về công tác biên dịch: Từ những năm 60 của thế kỷ trước, công tác biên dịch
truyện cổ của các nước anh em cũng bắt đầu được chú ý. Liên quan đến đề tài nghiên
cứu, bản dịch sớm nhất là Truyện dân gian Lào (1962), Truyện dân gian Trung Quốc

(1963),… Từ những năm 80 - 90, công việc biên dịch càng được đẩy mạnh. Có thể kể
đến những công trình nổi tiếng như: Truyện cổ Grim, Truyện cổ dân gian Bêlôrútxia,
Truyện dân gian Nga, Truyện kể dân gian châu Phi, và bộ tuyển tập Truyện cổ năm
châu, tuyển tập Kho tàng truyện cổ thế giới cũng như tuyển tập về các nước trong khu
vực Đông Nam Á của Ngô Văn Doanh. Gần đây, một số tác giả biên soạn, tuyển chọn
truyện kể theo theo nhân vật, trong đó chúng tôi quan tâm đến một số tập truyện loài vật.
1.1.2. Về tình hình nghiên cứu
1. Bảng chỉ dẫn về các kiểu truyện [203] chia truyện kể thành 5 cụm lớn trong đó
có cụm Truyện cổ tích động vật; trong phần này hai tác giả lại phân cấp và gọi tên các
type truyện từ 1 – 69 là tiểu nhóm “con vật thông minh” (the clever animal). Trong Mục
lục các motif của văn học dân gian [205], Thompson sắp xếp các motif thành 23
chương, trong đó chương K - Deceptions là tập hợp các motif nói về mánh lừa dối, mưu
mẹo,… Hai công trình này hướng đến mục đích “tra cứu” (index) nên chưa có cái nhìn
toàn diện về kiểu truyện này.
5
2. Bài Phân loại truyện kể về kẻ ranh mãnh ở châu Phi [209] bàn về việc phân
loại; Còn bài viết Mưu mẹo: những nguyên tắc tra cứu [207] lại đưa ra những tiêu chí để
tra cứu các truyện kể về con vật tinh ranh. Hướng tiếp cận này giúp người đọc dễ tra cứu
(index) về hệ thống mưu mẹo trong truyện kể. Khảo sát truyện kể châu Phi, Kốtlia cho
rằng truyện loài vật của châu lục này đã “hoàn toàn phát triển và định hình rõ rệt, với
đặc điểm riêng của mình, với một cụm chủ đề, với các kiểu nhân vật chính” [94, tr. 29].
3. Nôvicôva chú ý đến tính hai mặt của con vật tinh ranh. Trước đó, khi nghiên
cứu về truyện cổ tích loài vật, Propp cho rằng trung tâm của truyện cổ tích loài vật “là
những con vật khôn ngoan” và thường là “kẻ chiến thắng nhờ ưu thế vượt trội đó của
mình” [210, tr. 307].
4. Nói về con can - chi (mang, hươu, hoẵng) trong truyện kể Mã Lai – Inđônêxia,
Đức Ninh cho rằng đó “là con vật nhỏ bé nhưng thông minh, lanh lợi, nhanh nhẹn. Đây
là hình tượng nhân vật đại diện cho trí thông minh của nhân dân” [136, tr. 92].
5. Nguyễn Tấn Đắc phát hiện ra ở kiểu truyện con vật tinh ranh đặc điểm “không
còn có yếu tố thần kỳ nào cả, mà chỉ có trí tuệ. Trí tuệ dân gian đã bịa ra hay nói đúng

hơn đã sáng tạo ra tình huống oái ăm, lắt léo, khó gỡ, những “tình huống câu đố”, rồi trí
tuệ dân gian lại tự mình gỡ giải những tình huống đó một cách bất ngờ, dễ dàng, gây
hứng thú đặc biệt cho người nghe” [44, tr. 392].
6. Ở Việt Nam, Chu Xuân Diên – trong Từ điển văn học – bộ cũ đã khái quát về
truyện loài vật là “có sự kết hợp những điều quan sát hiện thực về các con vật với trí
tưởng tượng nhân cách hóa giới tự nhiên” [125, tr. 453]. Năm 1990, giáo trình của Lê
Chí Quế và Hoàng Tiến Tựu đều xem truyện cổ tích loài vật là một tiểu loại. Lê Chí Quế
cho rằng kết cấu của kiểu truyện này là “sự chiến thắng của con vật bé hơn với con vật
lớn hơn không phải bằng sức lực mà bằng trí” [149, tr. 117]. Trong khi đó, Lê Trường
Phát cũng nhận thấy rằng “nhân vật con thỏ nổi tiếng tinh khôn, hiểu biết về nhiều lĩnh
vực trong truyện của các dân tộc thiểu số, nhất là ở các dân tộc miền núi Trường sơn và
các dân tộc Khơ me Nam Bộ, Chăm…” [140, tr. 61]. Năm 2002, Phạm Thu Yến cũng
cho rằng: việc nghiên cứu "đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại này chưa được
đầu tư đúng mức” [200, tr. 84].
7. Trong bài Dẫn luận truyện cổ tích các dân tộc thiểu số Việt Nam – Nguyễn Thị
Yên đã có những nhận định mang tính tổng kết đầu tiên về tiểu loại này trong kho tàng
truyện cổ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nhà nghiên cứu chú ý đến tính đối lập giữa con
vật thông minh và các đối thủ. Còn Nguyễn Thị Huế khi giới thiệu về tiểu loại này đã
cho rằng đây là kiểu truyện “không có nhân vật lý tưởng, không có kết thúc có hậu,
không có công thức và mang tính chất hiện thực” [74, tr. 33].
6
8. Năm 2005, trong công trình Kiểu truyện con thỏ tinh ranh trong truyện cổ Việt
Nam [40], chúng tôi đã phác thảo chân dung về kiểu truyện ở Việt Nam. Thỏ - nhân vật
chính của kiểu truyện, luôn chủ động đánh lừa, chơi khăm các nhân vật to lớn, có sức
mạnh hơn nó. Phần thắng lợi trong những lần “chạm trán” thường thuộc về thỏ.
9. Bên cạnh nội dung chính là các bản kể, một số tập truyện còn có các nhận
định, khái quát rất đáng quý qua các lời giới thiệu. Có thể kể đến lời giới thiệu của
Huỳnh Ngọc Trảng [174], của Y Thi [161], của Võ Quang Nhơn [164],…
10. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng thế
giới đã được chuyển dịch sang tiếng Việt, trong đó, phải kể đến các công trình như Thi

pháp của huyền thoại, Tuyển tập V. Ia. Propp, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,…
Về phía các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, bên cạnh các bộ giáo trình
văn học dân gian, thời gian này cũng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
chuyên luận như: Truyện cổ tích người Việt – đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Truyện kể
dân gian đọc bằng type và motif, Văn học dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và
thể loại,… Gần đây, các nhà nghiên cứu có xu hướng tìm hiểu, nghiên cứu theo hệ đề
tài, kiểu truyện. Một số công trình tiêu biểu như: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ
trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ
tích Việt Nam, Tóm lại, những công trình nghiên cứu đi trước đã giúp chúng tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, cả ở những điều đã được giải quyết và những gì
mà các tác giả chưa đề cập đến, chưa làm thỏa mãn người đọc.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.2.1. Tinh ranh - tên gọi của kiểu truyện/kiểu nhân vật chính
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu folklore đã có nhiều cách định danh khác
nhau về kiểu nhân vật/kiểu truyện con vật tinh ranh. A. Aarne gọi tập hợp các type
truyện này là truyện con vật thông minh (the clever animal) [203]. S. Thompson gọi tập
hợp các motif này là "deception" [205] với ý nghĩa là trò lừa dối, mưu mẹo gian dối,
mánh khóe lừa bịp. Khái niệm này cũng được D. Paulme sử dụng. Kốtlia lại sử dụng
khái niệm “láu cá”. A. Dundes đưa ra hai khái niệm "trompeur" (kẻ lừa đảo) và
"trickster" (kẻ ranh mãnh) để so sánh nhân vật này trong truyện kể châu Phi và châu Mĩ.
C. Braymond gọi đây là kiểu truyện “mưu mẹo” (ruse) [207]. Ở Việt Nam, các nhà
nghiên cứu đã đề xuất các khái niệm khác nhau như: thông minh [149, tr. 117], tinh
khôn, láu lỉnh [47, tr. 10],… Nhìn chung, các khái niệm “thông minh”, "tinh khôn" mang
ý nghĩa đề cao, ngợi khen; các khái niệm “trò lừa dối”, “mưu mẹo gian dối”, “mánh
khóe lừa bịp” hay “láu cá”, “ranh mãnh”, “lừa đảo”, “bịp bợm” lại mang ý nghĩa phê
phán. Do vậy, các khái niệm này chưa làm thỏa mãn những điều mà chúng tôi “ngộ”
7
được về kiểu nhân vật đang khảo sát. Chúng tôi đề xuất sử dụng khái niệm tinh ranh với
nghĩa là “ranh mãnh và khôn ngoan” [157, tr. 789]. Khái niệm này diễn tả tương đối trọn
vẹn tính “hai mặt” của nhân vật chính trong kiểu truyện.

1.2.2. Kết cấu và kết cấu truyện kể dân gian
Kết cấu bao gồm bố cục, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác
phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện; nghệ
thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho tác phẩm trở thành một
chỉnh thể nghệ thuật. Kết cấu truyện kể dân gian thường ở dạng đơn tuyến và có tính
tuyến tính. Cốt truyện của truyện kể dân gian thường thông qua các sự kiện và motif.
Các truyện dân gian có dung lượng ngắn, kết cấu truyện sáng rõ và hoàn chỉnh.
1.2.3. Nhân vật và nhân vật truyện kể dân gian
Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất, là công cụ, phương tiện để tác giả thể hiện tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm. Các nhân vật trong truyện kể đều là nhân vật chức năng.
Nhân vật này có đặc điểm, phẩm chất cố định, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và
hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản
ánh đời sống. Nhân vật truyện kể dân gian tồn tại chủ yếu qua hành động, được nhận
diện qua hành động. Kiểu nhân vật tinh ranh được hình thành trên cơ sở tư duy tiền duy
lý của con người đã phát triển đến một mức độ nhất định.
1.2.4. Motif
Motif là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện. Khái niệm này “chỉ một thành tố nhỏ
của truyện, thường có thể tách rời được, có thể lắp ghép được, ít nhiều khác lạ, bất
thường, đặc biệt, là yếu tố đặc trưng của truyện kể dân gian” [42, tr. 282]. Từ điển thuật
ngữ Văn học định nghĩa motif “chỉ những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn
định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là
trong văn học nghệ thuật dân gian” [58, tr. 136]. Nghiên cứu motif góp phần giúp người
đọc hiểu cốt truyện cũng như giúp làm sáng rõ đặc trưng của kiểu truyện, kiểu nhân vật.
1.2.5. Kiểu truyện
Aarne là người đầu tiên sử dụng khái niệm “type”. Ở Việt Nam, trước đây, một
số nhà nghiên cứu sử dụng các thuật ngữ tương đương như “dạng truyện”, “dạng
thức”, Sau này, các nhà nghiên cứu thống nhất sử dụng thuật ngữ type (típ truyện) –
kiểu truyện khi nói đến nội dung này. Theo Thompson "type là những cốt kể (narratives)
có thể tồn tại độc lập trong kho truyện truyền miệng. Dù đơn giản hay phức tạp, truyện
nào được kể như một cốt kể độc lập đều được xem là một type” [dẫn theo 42, tr.11].

1.2.6. Bảng tra cứu A – T
8
Từ thực tế nghiên cứu, Aarne đã nhận thấy việc tập hợp văn bản truyện kể gặp
nhiều khó khăn. Do vậy, cùng với sự giúp đỡ của một số đồng nghiệp, ông tiến hành sắp
xếp lại các tài liệu này. Ban đầu, Bảng tra cứu A - T có tên là Verzeichnis der
Marchentypen. Nội dung bao gồm các truyện kể của Phần Lan và một phần của các
nước Bắc Âu. Sau đó, Thompson đã sửa chữa và mở rộng, đưa vào nghiên cứu truyện
dân gian các nước Nam châu Âu, Đông Nam châu Âu và Ấn Độ. Chính vì có sự đóng
góp chung như vậy nên người ta đã ghép tên của hai nhà bác học để đặt tên cho công
trình. Từ năm 1961, công trình có tên là The Types of the Folktale (A Classification and
Bibliography) – dịch: Các type truyện dân gian – phân loại và thư mục. Ngày nay, Bảng
tra cứu đã trở một tài liệu có tính công cụ đối với giới nghiên cứu văn hóa dân gian –
cách riêng là giới nghiên cứu văn học dân gian.
1.3. SỰ PHÂN BỐ, PHÂN LOẠI KIỂU TRUYỆN
1.3.1. Sự phân bố
Tuy mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng kiểu truyện này có mặt ở hầu khắp các
châu lục, đất nước, dân tộc, ở nhiều địa phương khác nhau trong cũng như ngoài nước.
Các khu vực xuất hiện nhiều truyện kể của kiểu truyện là Châu Phi, Nga và các nước
Đông Âu, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á. Thống kê truyện kể theo từng châu lục theo tỷ
lệ tăng dần, chúng ta có trình tự sau:
- Châu Úc và châu Đại Dương có 10 truyện kể, chiếm 2%.
- Châu Mỹ có 19 truyện kể, chiếm 4%;
- Châu Phi có 73 truyện kể, chiếm 14%;
- Châu Âu có 77 truyện kể, chiếm 15%;
- Châu Á xuất hiện nhiều truyện kể nhất: 333 truyện kể, chiếm 65%.
Ở Việt Nam, chúng tôi tập hợp được 144 truyện (chiếm 43% của châu Á và 28%
thế giới), tập trung nhiều ở các dân tộc Khơ me, Mạ, Ê Đê, Cơ Ho, Chăm,… Sự phân bố
này chứng tỏ truyện kể về kiểu truyện con vật tinh ranh rất phổ biến. Mỗi truyện của
từng dân tộc, quốc gia đều chứa đựng nội dung phong phú và đều có dáng vẻ riêng, song
chúng cũng có những nét tương đồng trong cách kết cấu, trong sự lặp đi lặp lại hoặc sự

phái sinh của các tình tiết. Do vậy, chúng tôi thực sự có thể tiến hành nghiên cứu những
truyện kể này với tư cách là một tập hợp những cốt truyện của một đề tài độc lập.
1.3.2. Sự phân loại
Vận dụng lý thuyết của trường phái Lịch sử - Địa lý, Aarne đã phân loại truyện
dân gian theo type và motif. Cách phân loại này rất tiện lợi cho việc lập các bảng tra
cứu, là cơ sở để đối chiếu truyện kể các nước với nhau. Propp thì cho rằng truyện cổ tích
về loài vật có hai dạng: “Dạng thứ nhất là những truyện được coi là hoàn chỉnh, đầy đủ
9
các yếu tố như “thắt nút, cao trào, mở nút” và nhóm còn lại là các truyện tồn tại “như
một quy luật, không bao giờ trùng lặp với bất kỳ cốt truyện nào khác, tồn tại như một tác
phẩm riêng biệt, có nghĩa là trở thành một type độc lập trong thể loại truyện cổ tích về
loài vật” [210, tr. 310]. Paulme mã hóa, đặt A là thành công cao trào và D là thất bại -
thoái trào hoàn toàn và dấu cộng (+) là mưu mẹo thành công, dấu trừ (-) là mưu mẹo
thất bại, dấu (0) là không có mưu mẹo rồi phân chia các truyện kể thành sáu loại khả
năng cho sườn chính của một câu chuyện về kẻ bịp bợm:
A+ Mưu mẹo của kẻ bịp thành công; A- Mưu mẹo đối phương thất bại
D+ Mựu mẹo đối phương thành công; D- Mưu mẹo kẻ bịp thất bại
Ao Thành công mà không có mưu mẹo; Do Thất bại mà không có mưu mẹo
Một truyện đơn giản nhất là sự kết hợp của hai tình tiết, hai mã hóa trên. Về lý
thuyết, có 36 khả năng diễn ra nhưng thực tế có nhiều loại không bao giờ xuất hiện như
dạng mã hóa: Do Do hay D- D
Tiếp thu các luận điểm của Nôvicôva, Lê Trường Phát “phân lập nội dung thành
những môtíp, tức thành những chi tiết mang ý nghĩa chủ đề” [140, tr. 64] và “lập sơ đồ
kết cấu cốt truyện bằng cách căn cứ vào những tình tiết hợp thành truyện” [sđd, tr. 65].
Ở kiểu phân loại thứ 2, theo ông có những hình thức kết cấu như: kết cấu đơn tiết, kết
cấu đa tình tiết và hình thức kết cấu xâu chuỗi. Cách phân loại này cũng được Phạm Thu
Yến tiếp thu [200, tr. 87 - 88].
Trước đây, dựa vào đặc trưng của mưu mẹo, chúng tôi cũng đã phân loại kiểu
truyện con vật tinh ranh thành nhóm truyện trợ thủ và nhóm truyện chơi khăm.
Bài viết Mưu mẹo: những nguyên tắc tra cứu [207] của Braymond ít nhiều chịu

ảnh hưởng cách phân loại của Paulme. Braymond phân loại dựa vào mục đích mà cái
bẫy (mưu mẹo) hướng đến, theo đó, mưu mẹo có hai mục tiêu chính: lừa để mà lừa
(hoặc vì một mục tiêu không xác định) và lừa để đạt các mục tiêu như cải thiện số phận
của mình (hay người cùng phe) hoặc để tự bảo vệ mình (hay người cùng phe).
Chúng tôi cho rằng khi phân loại phải bám vào đặc điểm nổi trội của kiểu truyện
là các mưu mẹo. Nhưng mưu kế này được con vật tinh ranh dùng cho nhiều kiểu nhân
vật với nhiều mục đích khác nhau; và ứng với từng mục đích của mưu mẹo thì đặc điểm
nhân vật, các chủ đề, motif cũng có nhiều thay đổi. Xét về một khía cạnh khác, chúng ta
thấy, các mưu mẹo vừa hướng đến chủ thể - con vật tinh ranh, vừa hướng cả về khách
thể - đối thủ và các nhân vật khác. Mưu kế hướng về chủ thể thể hiện trong hành động
tự vệ cũng như trong việc đánh lừa đối thủ để thủ lợi cho bản thân. Mưu kế hướng về
khách thể cũng chia thành hai nhóm: một nhóm đứng ra bảo vệ cho nhân vật nạn nhân
10
(trợ thủ); nhóm còn lại nhằm mục đích chơi khăm đối thủ - các con vật khác. Tựu trung,
mưu mẹo hướng đến bốn mục đích là: tự vệ, thủ lợi, chơi khăm và trợ thủ.
Tự vệ
Chủ thể
Thủ lợi
Mưu kế
Chơi khăm
Khách thể
Trợ thủ
Về số lượng nhân vật, ở nhóm truyện tự vệ, nhóm truyện thủ lợi và nhóm truyện
chơi khăm thường có nhân vật tinh ranh và nhân vật đối thủ tham gia vao diễn tiến
truyện. Trong nhóm truyện trợ thủ, ngoài hai nhân vật trên, có thêm nhân vật nạn nhân.
Trong truyện dân gian châu Phi còn có nhân vật trợ thủ tư tế. Như vậy, kiểu truyện này
gồm có nhân vật tinh ranh, nhân vật đối thủ, nhân vật nạn nhân và nhân vật trợ thủ tư tế.
Chúng tôi xem các đặc điểm trên như là những tiêu chí để phân loại kiểu truyện
con vật tinh ranh thành bốn nhóm chính:
- Nhóm truyện tự vệ: có 168 truyện, chiếm 33%

- Nhóm truyện thủ lợi: có149 truyện, chiếm 29 %
- Nhóm truyện chơi khăm: có 77 truyện, chiếm 15 %
- Nhóm truyện trợ thủ: có 118 truyện, chiếm 23%.
Tiểu kết
Kiểu truyện con vật tinh ranh là kiểu truyện mà tính duy lý chiếm ưu thế, nó chi
phối quá trình hình thành cốt truyện, xây dựng nhân vật. Nhân vật chính thường sử dụng
các mưu kế để đánh lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác. Tuy được biết đến
khá sớm (1865), tình hình sưu tầm, biên dịch cũng nhiều, nhưng đến nay kiểu truyện này
vẫn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Từ 103 tập truyện, tuyển tập truyện,
chúng tôi tập hợp được 512 truyện kể. Kiểu truyện này xuất hiện ở hầu khắp các châu
lục, dân tộc, đất nước,… trong đó xuất hiện nhiều nhất là các khu vực như châu Phi, Nga
và các nước Đông Âu, khu vực Đông Nam Á,… Căn cứ vào các mưu mẹo, mục đích
mưu mẹo, số nhân vật tham gia vào diễn tiến truyện, các motif, chủ đề,… các truyện kể
được chia thành bốn nhóm: nhóm tự vệ, nhóm thủ lợi, nhóm chơi khăm và nhóm trợ thủ.
11
Liên quan và để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi lần lượt giới thiệu một số
khái niệm như tinh ranh, kết cấu, nhân vật, motif, kiểu truyện, Bảng tra cứu A - T…
12
CHƯƠNG 2
KẾT CẤU CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH
2.1. VỀ TÊN GỌI CỦA TRUYỆN
Tên gọi của truyện tuân thủ hai yêu cầu tối thiểu của việc đặt tên là ít trùng lặp
(để phân biệt truyện này với truyện khác và để khỏi lẫn lộn) và phải có quan hệ với chủ
đề của kiểu truyện ở một phạm vi, mức độ nhất định.
2.1.1. Cách gọi tên theo mối quan hệ của các nhân vật: Tên truyện là tên gọi
mối quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác trong truyện. Công thức của cách
gọi tên này như sau:
2.1.2. Cách gọi tên theo công việc mà nhân vật tinh ranh thực hiện: Tên
truyện là tên sự việc chủ yếu mà con vật tinh ranh thực hiện. Công thức khái quát của
cách gọi tên này là:

2.1.3. Cách gọi tên theo tính cách của nhân vật: Tên truyện là tên nhân vật
chính cộng với tính từ chỉ tính cách, phẩm chất của nhân vật. Công thức của dạng gọi
tên này là:
2.1.4. Cách gọi tên theo kiểu giải thích nguyên nhân: Tên truyện là những câu
hỏi về một đặc điểm nào đó của con vật tinh ranh hoặc các con vật khác.
2.1.5. Cách gọi tên theo tên nhân vật tinh ranh: Tên truyện gồm một cấu tố
cấu thành, đó là tên của con vật tinh ranh hoặc tên loài của con vật tinh ranh.
2.2. CÁCH MỞ ĐẦU TRUYỆN
Phổ biến nhất là mở đầu bằng cụm từ ngày xửa ngày xưa. Cách mở đầu này mở
ra “trường cổ tích”, mời gọi người nghe nhập cuộc để cùng tưởng tượng, sáng tạo.
Truyện của châu Mỹ, CU&CĐD thời gian nghệ thuật còn được đẩy lùi đến cái “thuở
ban đầu” hay “khi tạo lập ra trái đất”. Cách mở đầu này mang âm hưởng thần thoại, là
dấu vết cho thấy sự giao thoa thể loại. Truyện dân gian châu Phi có cách mở đầu bằng
thông báo về nạn đói. Không gian truyện là khu rừng, cánh đồng. Liền sau phần trên,
dân gian trực tiếp dẫn vào truyện, giới thiệu trực tiếp tính hình, đặc điểm của nhân vật.
Tên nhân vật chính + Tên công việc (+ Tên nhân vật bị chơi khăm/được giúp đỡ)
Tên nhân vật chính + “và” + Tên các nhân vật khác
Tên nhân vật chính + Tính từ chỉ tính cách của nhân vật
13
2.3. KẾT CẤU CỦA CÁC NHÓM TRUYỆN
2.3.1. Kết cấu nhóm truyện tự vệ
Nhân vật tinh ranh phải đối mặt với những thử thách, do vậy nó dùng mưu trí để
tự vệ. Sơ đồ nhóm truyện tự vệ như sau: Bị đe dọa bởi nhân vật đối thủ/gặp tai họa 
Nhân vật tinh ranh dùng mưu kế để tự vệ.
2.3.2. Kết cấu của nhóm truyện thủ lợi
2.3.2.1. Dạng xác định chủ sở hữu. Có miếng mồi/quyền lợi nhưng chưa xác
định, chưa có chủ nhân. Nhân vật tinh ranh dùng mưu mẹo để giành quyền sở hữu. Sơ
đồ kết cấu như sau: Miếng mồi/quyền lợi chưa xác định chủ sở hữu  Nhân vật tinh
ranh và nhân vật đối thủ cạnh tranh miếng mồi/quyền lợi  Nhân vật tinh ranh
giành được bằng mưu mẹo.

2.3.2.2. Dạng giành giật quyền sở hữu. Miếng ăn/quyền lợi thuộc sở hữu của
đối thủ hoặc sở hữu chung. Nhân vật tinh ranh dùng mưu kế để giành miếng ăn/quyền
lợi. Sơ đồ kết cấu như sau: Miếng mồi/quyền lợi thuộc sở hữu chung/sở hữu của đối
thủ  Nhân vật tinh ranh dùng mưu mẹo và cướp được miếng mồi/giành được
quyền lợi.
2.3.2.3. Dạng hợp tác… bất công. Nhân vật tinh ranh và đối thủ hợp tác sản
xuất. Nhân vật tinh ranh khéo léo gợi ý cho đối thủ chọn phần không ăn được. Nó giành
được phần có lợi. Kết cấu như sau: Nhân vật tinh ranh và đối thủ thỏa thuận hợp tác
sản xuất  Cùng nhau canh tác  Phân chia hoa lợi: Nhân vật tinh ranh hưởng
lợi; Nhân vật đối thủ thất bại.
2.3.2.4. Dạng tái lập quyền sở hữu. Nhân vật tinh ranh đang sở hữu miếng
ăn/quyền lợi nhưng bị nhân vật đối thủ cướp mất  Nhân vật tinh ranh dùng mưu
kế để giành lại quyền sở hữu.
2.3.3. Kết cấu của nhóm truyện chơi khăm
2.3.3.1. Dạng chơi khăm đơn giản là: Nhân vật tinh ranh xuất hiện và dùng
mưu kế để chơi khăm đối thủ.
2.3.3.2. Dạng chơi khăm bằng sự lôi cuốn. Nhân vật tinh ranh đưa “miếng mồi”
làm cho nhân vật đối thủ thèm muốn được sở hữu. Khi nhân vật đối thủ sử dụng thì cũng
đồng nghĩa với việc nó bị chơi khăm. Sơ đồ kết cấu như sau: Nhân vật tinh ranh đưa
miếng mồi  Nhân vật đối thủ ước ao được sở hữu/sử dụng  Nhân vật đối thủ bị
chơi khăm.
2.3.3.3. Dạng “kẻ thứ ba bị lừa” có hai nhân vật đối thủ cùng tham gia vào diễn
tiến truyện. Để chơi khăm đối thủ, nhân vật tinh ranh phải lừa thêm “kẻ thứ ba”; và vô
tình “kẻ thứ ba” giúp nhân vật tinh ranh đạt được mục đích. Kết cấu như sau: Nhân vật
14
tinh ranh lừa “kẻ thứ ba”  “Kẻ thứ ba” (vô tình) giúp nhân vật tinh ranh chơi
khăm đối thủ. Dạng này còn có trường hợp đặc biệt, đó là trong cùng một thời điểm,
cùng một mưu kế, nhân vật tinh ranh đã chơi khăm hai đối thủ (xuất hiện khá nhiều
trong trò chơi kéo co - type 291).
2.3.3.4. Dạng đôi co, trả đũa có hai nhân vật tinh ranh tham gia vào diễn tiến

truyện. Nhân vật tinh ranh chơi khăm đối thủ và bị đối thủ trả đũa. Kết cấu như sau:
Nhân vật tinh ranh chơi khăm đối thủ  Nhân vật đối thủ “trả đũa”.
2.3.4. Kết cấu của nhóm truyện trợ thủ
2.3.4.1. Dạng kết cấu có một nhân vật trợ thủ: Nhân vật đối thủ gây nên những
thử thách cho nhân vật nạn nhân. Sự xuất hiện của bộ đôi nhân vật này tạo tính huống
truyện cho nhân vật tinh ranh - kẻ trợ thủ xuất hiện. Kết cấu như sau: Nhân vật đối thủ
và nhân vật nạn nhân xuất hiện tạo tình huống truyện  Nhân vật tinh ranh xuất
hiện và giúp nhân vật nạn nhân vượt qua tai họa; nhân vật đối thủ thất bại.
2.3.4.2. Dạng kết cấu có hai nhân vật trợ thủ. Dạng này có sự hoán đổi giữa nhân
vật nạn nhân và nhân vật trợ thủ: Nhân vật nạn nhân của tình huống truyện này sẽ là
nhân vật trợ thủ của tình huống truyện kế tiếp. Sơ đồ kết cấu như sau: Nhân vật tinh
ranh giúp nhân vật nạn nhân vượt qua tai họa và (do vậy) bị gặp nạn  Nhân vật
nạn nhân giúp nhân vật tinh ranh vượt qua tai nạn.
Như vậy, kiểu truyện này có 11 sơ đồ kết cấu. Không có truyện kể của dân tộc,
quốc gia, châu lục nào có đầy đủ các dạng kết cấu trên. Riêng truyện kể của Việt Nam
xuất hiện 9/11 dạng kết cấu (thiếu dạng kết cấu hợp tác xã… bất công và kết cấu đôi co
trả đũa). Xét trong từng dạng kết cấu, chúng ta thấy rằng các kết cấu khá “đơn giản”
[74, tr.33; 186, tr.52], “không phức tạp, ít biến cố” [138, tr.281]. Diễn tiến truyện diễn ra
nhanh chóng và được dẫn dắt bởi các mưu kế của nhân vật chính. Đặt trong mối tương
quan với nhân vật chính, cũng như trong tương quan với kiểu truyện, kết cấu trên góp
phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện. Bởi
một mặt nó phản ánh đúng tính cách ranh mãnh, giỏi ứng biến của nhân vật tinh ranh,
mặt khác cũng góp phần thể hiện nghệ thuật kể chuyện của dân gian. Ngoài ra, cũng cần
phải nói thêm rằng các sơ đồ kết cấu trong kiểu truyện luôn có sự vận động, giao thoa.
Các sự kiện trong truyện nối tiếp nhau một cách liên tục, nhanh chóng. Các tình huống
truyện trong kiểu truyện rất đa dạng, phong phú. Phần lớn tình huống truyện là do nhân
vật đối thủ tạo nên; Và nhân vật tinh ranh là kẻ gỡ giải. Nhưng cũng có trường hợp nhân
vật tinh ranh là kẻ đưa ra tình huống truyện (thắt nút) và cũng chính nó là kẻ mở nút.
15
2.4. VỀ KẾT THÚC TRUYỆN

Mỗi đơn vị truyện là một mẩu kể ngắn nhưng nhiều lúc một truyện là tập hợp xâu
chuỗi của nhiều mẩu truyện. Kết thúc của truyện này là mở đầu của truyện khác. Kết
thúc của kiểu truyện là kết thúc mở. Xét trong từng mẩu truyện lại thấy nhiều kết thúc
khác nhau như kết thúc kiểu “hậu tạ” (nhân vật nạn nhân “hậu tạ” nhân vật tinh ranh vì
đã được cứu), kết thúc mang tính giáo huấn (nhân vật tinh ranh gây hại cho các con
vật khác nên nếm mùi thất bại, thể hiện triết lý quả báo của dân gian), kết thúc mang
tính giải thích nguyên nhân (nêu ra một đặc điểm sinh học nào đó của con vật tinh
ranh cũng như của các con vật khác để chứng minh truyện kể là có thật, có cơ sở).
Tiểu kết
Kiểu truyện nhân vật tinh ranh có năm cách gọi tên khác nhau. Các cách gọi tên
này tuân thủ quy luật của phương pháp sáng tác dân gian, đó là ít trùng lặp và tên truyện
phải có quan hệ với chủ đề của kiểu truyện ở một mức độ nhất định.
Kiểu truyện này có các cách mở đầu như ngày xửa ngày xưa; thuở ban đầu (chủ
yếu xuất hiện trong truyện kể châu Mỹ, CU&CĐD); hay mở đầu bằng việc thông báo về
nạn đói (châu Phi). Sau câu mở đầu là phần giới thiệu nhân vật. Các hành động của nhân
vật thường diễn ra tại không gian của rừng núi, đồng cỏ. Kiểu truyện này có kết thúc mở,
không có kết thúc có hậu một cách rõ nét. Trong từng mẩu chuyện có nhiều cách kết
thúc khác nhau như: kết thúc kiểu hậu tạ, kết thúc mang tính giáo huấn, kết thúc mang
tính giải thích nguyên nhân.
Kết cấu của kiểu truyện con vật tinh ranh khá đơn giản, thường chỉ gồm vài ba
tình tiết nhưng trong từng nhóm truyện lại có những sơ đồ kết cấu khác nhau. Chúng tôi
đã lập ra 11 sơ đồ kết cấu của kiểu truyện (1 kết cấu của nhóm truyện tự vệ, 4 kết cấu
của nhóm truyện thủ lợi, 4 kết cấu của nhóm truyện chơi khăm và 2 kết cấu của nhóm
truyện trợ thủ). Không có truyện kể của dân tộc, quốc gia, châu lục nào có đầy đủ các
dạng kết cấu trên. Riêng truyện kể của Việt Nam xuất hiện 9/11 dạng kết cấu. Diễn tiến
truyện diễn ra liên tục, nhanh chóng. Kết cấu trên góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng
tác phẩm. Một mặt nó phản ánh tính ranh mãnh, ứng biến của nhân vật tinh ranh, mặt
khác góp phần thể hiện nghệ thuật kể chuyện của dân gian.Các sơ đồ kết cấu cũng chỉ
mang tính tương đối, ranh giới giữa các nhóm truyện không thực sự rạch ròi. Nhiều khi
kết cấu các nhóm truyện có sự vận động, giao thoa với nhau. Các sự kiện trong truyện

nối tiếp nhau một cách liên tục, nhanh chóng. Các tình huống truyện trong kiểu truyện
rất đa dạng, phong phú. Phần lớn tình huống truyện là do nhân vật đối thủ tạo nên; Và
nhân vật tinh ranh là kẻ gỡ giải. Nhưng cũng có trường hợp nhân vật tinh ranh là kẻ đưa
ra tình huống truyện (thắt nút) và cũng chính nó là kẻ mở nút.
16
CHƯƠNG 3
NHÂN VẬT CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH
3.1. NHÂN VẬT TINH RANH
Nhân vật tinh ranh có nguồn gốc từ nhân vật văn hóa – nhân vật trung tâm của
thần thoại mang tính nguyên hợp nguyên thủy. Đây là những con vật mà trong quan
niệm dân gian được xem là thông minh. Nó dùng mưu mẹo để đánh lừa, chơi khăm hoặc
giúp đỡ các nhân vật khác. Nhân vật này mang tính hai mặt (lưỡng tính): Nó tích cực khi
dùng mưu kế chống lại kẻ bề trên, giúp đỡ các con vật khác; nhưng nó không đáng yêu
khi lạm dụng mưu mẹo để chơi khăm “bạn bè”, thậm chí là người thân. Những hạn chế
này không phải là “tiêu biểu đối với folklore” nhưng mặt khác, nó càng làm cho nhân
vật tinh ranh “có tính thực tế hơn”; và do vậy tạo nên sự hấp dẫn hơn cho kiểu truyện. Ở
từng khu vực, châu lục khác nhau sẽ có những con vật tinh ranh điển hình. Chẳng hạn
như con thỏ xuất hiện nhiều trong truyện kể của Việt Nam, Lào và Campuchia; con cáo
xuất hiện nhiều trong truyện kể của Nga và các nước Đông Âu; Con nhện xuất hiện
nhiều trong truyện dân gian châu Phi; Con hươu/hoẵng xuất hiện nhiều trong truyện dân
gian Mã Lai – Inđônêxia,… Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các truyện kể của châu
Phi, châu Mỹ, châu Úc và châu Đại Dương còn chịu ảnh hưởng thi pháp huyền thoại
khá đậm nét.
3.2. NHÂN VẬT ĐỐI THỦ
Nhân vật đối thủ là chủ nợ, là địch thủ, là nạn nhân hay là kẻ gây nên những thử
thách cho nhân vật tinh ranh. Hay nói cách khác, đây là đối tượng, là những con vật mà
các mưu kế hướng đến. Nhân vật này xuất hiện trong thế đối kháng với nhân vật tinh
ranh. Ở từng khu vực, châu lục khác nhau sẽ có những con vật đối thủ điển hình. Chẳng
hạn như con hổ xuất hiện nhiều trong truyện kể khu vực Đông Nam Á, con sói, con gấu,
con sư tử xuất hiện nhiều trong truyện kể của Nga và các nước Đông Âu, con báo xuất

hiện chủ yếu trong truyện dân gian châu Phi,… Bên cạnh những nhân vật là con vật,
kiểu nhân vật này còn có sự xuất hiện của con người, đó là những chủ buôn, chủ làng,
lão nhà giàu hay ông cậu. Nhìn chung, nhân vật đối thủ là những kẻ hống hách, độc ác,
tham lam nhưng vô ơn, nóng nảy, khờ dại, ngu ngốc. Trong tương quan với nhân vật
tinh ranh, nhân vật đối thủ là kẻ có ngoại hình to lớn, có sức mạnh vượt trội nhưng lại
ngu dốt. Hay nói theo cách nói của dân gian Việt, đây là con vật hữu dũng vô mưu.
Trong những lần đối đầu với nhân vật tinh ranh, nhân vật đối thủ thường là kẻ bại trận.
17
3.3. NHÂN VẬT NẠN NHÂN
Nhân vật nạn nhân là những con người, con vật phải hứng chịu những thử thách,
tai họa mà nhân vật đối thủ gây ra. Đây là những kẻ hiền lành, chăm chỉ, không có địa
vị, có hoàn cảnh đáng thương. Nhân vật nạn nhân thường xuất hiện trong những truyện
có ba nhân vật tham gia vào diễn tiến truyện: Nhân vật đối thủ và nhân vật nạn nhân
xuất hiện tạo tình huống truyện để nhân vật trợ thủ xuất hiện. Con người với nhiều thành
phần, độ tuổi khác nhau xuất hiện nhiều trong kiểu nhân vật này. Đó là những con người
hiền lành, tốt bụng, thật thà – thậm chí là nhẹ dạ như cậu học trò, ông sãi, đạo sĩ, ông thợ
săn, ông tiều phu,… Xuất hiện nhiều nhất là các trẻ mồ côi và người nông dân. Sự xuất
hiện khá nhiều của con người trong kiểu nhân vật này là điều đặc biệt và ấn tượng. Điều
này một lần nữa nói lên rằng kiểu truyện là một cách thể hiện sự đồng cảm với những kẻ
thấp cổ bé miệng nhất trong xã hội, “là một hình thức thể hiện sự khôn ngoan vượt trội
của kẻ yếu so với kẻ mạnh”. Nhân vật nạn nhân hay gặp nhất trong truyện dân gian châu
Phi là cô vợ nhện. Việc nhân vật tinh ranh dùng mưu mẹo lừa chính người thân (vợ con)
là một điểm khá đặc biệt trong truyện dân gian châu Phi.
3.4. NHÂN VẬT TRỢ THỦ TƯ TẾ
Thông thường, nhân vật trợ thủ trong truyện kể các nước, các khu vực là con vật
– con vật tinh ranh. Trong truyện dân gian châu Phi còn xuất hiện một nhân vật trợ thủ
khác, đó là nhân vật trợ thủ tư tế. Đây là các nhân vật thuộc chức sắc “tư tế” như phù
thủy, thầy lang, thầy bói,… là những con người “làm công việc chữa bệnh và những việc
bói toán, tiên tri khác”. Nhân vật này biết sử dụng phép thần thông, ma thuật để giúp đỡ
nhân vật nạn nhân. Có khi, nhân vật trợ thủ tư tế có những “chất bột đen” thần kỳ để

giúp nhân vật nạn nhân trừng trị đối thủ. Có khi, nhân vật nạn nhân tìm đến nhân vật trợ
thủ tư tế để xin những lời khuyên, nhằm tìm một lối thoát, một giải pháp cho bế tắc đang
gặp phải. Có khi nhân vật tìm đến nhân vật trợ thủ tư tế để xem vận mạng của mình.
Cũng có khi nhân vật trợ thủ tư tế tìm đến để giúp đỡ nhân vật nạn nhân. Nhờ sự giúp đỡ
của nhân vật trợ thủ tư tế mà nhân vật nạn nhân vượt qua khó khăn, thử thách. Nhân vật
trợ thủ tư tế còn chịu ảnh hưởng của thi pháp huyền thoại. Chính những điều này đã góp
phần làm nên nét đặc sắc của hệ thống nhân vật của kiểu truyện trong truyện dân gian
châu Phi cũng như kiểu truyện này.
***
Tuy được dụng công trong việc mô tả ngoại hình, tập tính loài vật nhưng khi
sáng tạo những truyện kể này, dân gian không dừng lại ở những truyện loài vật mà nội
18
dung chính hướng đến là những vấn đề của con người. Ban đầu, ý nghĩa tư tưởng, giá trị
nhân văn của kiểu truyện hướng đến mục đích mưu sinh – mong cho người đi săn được
“thành công”; khi xã hội thị tộc tan rã, kiểu truyện là nơi dân gian – nhất là người nông
dân và những kẻ thấp cổ bé miệng gởi gắm mơ ước về một xã hội bình đẳng, dân chủ.
TIỂU KẾT
Kiểu truyện này có 2 nhân vật chính tham gia vào diễn tiến truyện, đó là nhân vật
tinh ranh và nhân vật đối thủ. Nhân vật tinh ranh có nguồn gốc từ nhân vật văn hóa –
nhân vật trung tâm của thần thoại mang tính nguyên hợp nguyên thủy. Nhân vật này
dùng mưu mẹo để đánh lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác. Nhân vật này
mang tính hai mặt. Nhân vật đối thủ là những kẻ gây nên những thử thách cho nhân vật
tinh ranh. Đây là những kẻ hữu dũng vô mưu. Bên cạnh những nhân vật là con vật, kiểu
nhân vật này còn có sự xuất hiện của con người, đó là những chủ buôn, chủ làng, lão nhà
giàu hay ông cậu.
Trong nhóm truyện trợ thủ còn xuất hiện nhân vật nạn nhân – những kẻ nhỏ bé,
hiền lành nhưng phải chịu những thử thách do đối thủ tạo nên; Truyện dân gian châu Phi
còn có sự xuất hiện của nhân vật trợ thủ tư tế (phù thủy, thầy bói,… ), là nhân vật sử
dụng ma thuật để giúp đỡ nhân vật nạn nhân.
Các nhân vật trong kiểu truyện con vật tinh ranh xoay quanh tuyến nhân vật ngu

dốt, to lớn, hung dữ và thông minh, nhỏ bé, hiền lành. Phần thắng trong mối quan hệ này
thường nghiêng về nhân vật tinh ranh – con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn. Kết thúc này
khẳng định chiến thắng của lý trí. Qua việc xây dựng tuyến nhân vật này, dân gian cũng
nói lên sự đồng cảm của dân gian với những con người nhỏ bé, có hoàn cảnh đáng
thương, qua đó thể hiện ước mơ về một xã hội bình đẳng, dân chủ. Như vậy, hệ thống
nhân vật trong kiểu truyện con vật tinh ranh khá phong phú, đa dạng. Nó vừa mang đặc
điểm chung của kiểu truyện, lại vừa có những đặc điểm riêng của từng dân tộc, từng
quốc gia, khu vực, châu lục.
19
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG KIỂU TRUYỆN
CON VẬT TINH RANH
4.1. MOTIF SUY NGUYÊN
Motif suy nguyên là lý giải của dân gian để "tìm cho đến nguyên nhân” về một
tập tính hay một đặc điểm nào đó của các con vật. Trong kiểu truyện này, suy nguyên là
những biến đổi, biến hóa liên quan đến mưu mẹo chứ không có những hóa thân, ít yếu
tố thần kỳ. Các dạng biến hóa hay xuất hiện là: Biến hóa do cam kết của cuộc thi tài,
biến hóa do kết quả của mưu mẹo, biến hóa do hậu quả của mưu kế, biến hóa do dấu vết
của thử thách mà con vật tinh ranh đã vượt qua. Các biến hóa này nhằm giải thích một
đặc điểm ngoại hình hay một tập tính nào đó của con vật. Các truyện có motif này
thường có cách gọi tên là một câu hỏi (cách gọi tên thứ tư – 2.1.4); Và ứng với nó thì kết
thúc truyện hướng đến việc giải thích nguyên nhân – cách kết thúc thứ tư (mục 2.4.4).
4.2. MOTIF THI TÀI
Thi tài là một “sân chơi”để nhân vật tinh ranh thể hiện sự thông minh. Xuất
hiện nhiều là các cuộc thi liên quan đến sức mạnh thể chất (thi xô cây đổ, thì thi dẫm lún
đất, thi nhấc chân voi, thi nhảy, thi bay cao, thi đánh nhau, ), cuộc thi về ăn uống, thi
về sự khéo léo (bắn cung, thi tạo ra lửa ). Hình thức thi tài được nhắc đến nhiều nhất là
cuộc thi chạy nhanh giữa thỏ, cáo, hoẵng với ốc/sên hoặc rùa. Phần lớn các môn thi
không phải là sở trường của nhân vật tinh ranh nhưng nhờ mưu trí, kết quả chung cuộc
lại thuộc về con vật này.

4.3. MOTIF PHÂN XỬ
Motif này gồm phần “kiện” là sự mâu thuẫn, là tình huống truyện có sự tham gia
của nhân vật đối thủ và nhân vật nạn nhân; Phần “xử” được thể hiện bởi các mưu mẹo
của nhân tinh ranh. Ứng với từng mâu thuẫn khác nhau thì sẽ có những cách phân xử
khác nhau. Chẳng hạn, với dạng phân xử tranh chấp quyền sở hữu tài sản thì quan tòa
lấy việc vô lý tương tự để bác bỏ điều vô lý được chấp nhận. Phần lớn, các dạng xử kiện
xuất hiện khi mà xã hội đã có sự phân hóa giai cấp. Qua motif này, chúng ta thấy được
trí tuệ cũng như sự nuối tiếc của dân gian về một xã hội bình đẳng, công bằng.
4.4. MOTIF HOÃN BINH
Hoãn binh là kế làm “chậm lại khoan đánh”. Nó được xem như là một giải pháp
tự vệ, là khâu trung gian của các kế tiếp theo. Có khi hoãn binh là cách cầu viện, là cách
phát tín hiệu tìm kẻ trợ thủ. Đôi khi, nhân vật tinh ranh hoãn binh bằng cách yêu cầu đối
thủ thực hiện trước một nhiệm vụ khác hoặc có khi hoãn binh như là một cách giả vờ thể
20
hiện sự cộng tác, giúp đỡ đối thủ thực hiện ý đồ. Motif hoãn binh còn có dạng khá đặc
biệt là giả chết/giả bị thương để đánh lạc hướng giúp đồng minh trốn thoát.
4.5. MOTIF GIẢ MẠO
Giả mạo là đóng vai nhân vật khác để tự vệ hoặc để giúp đỡ các con vật khác
thoát khỏi tai nạn. Motif giả mạo gồm dạng: Giả mạo thành vật lạ (xuất hiện nhiều trong
truyện kể châu Phi), sự giả giọng, mạo xưng là kẻ có uy quyền,… Các cuộc giả mạo đều
do con vật tinh ranh “sắm vai”, “đạo diễn”, nó tạo nên sự khiếp sợ. Vấn đề này có nguồn
gốc từ dân tộc học: Đối với người nguyên thủy, người bộ lạc khác được coi là “kẻ lạ”,
bọn ăn thịt người, thù địch với bộ lạc. Việc giả mạo thành vật lạ, giả mạo là kẻ có uy
quyền đã đánh vào tâm lý hiếu chiến nhưng nhát gan của nhân vật đối thủ. Bên cạnh đó,
cũng có việc giả mạo tạo nên sự thích thú, cuốn hút.
4.6. MOTIF XUI BẨY
Xui bẩy là hành vi xui khiến kẻ khác làm bậy, làm hại đối thủ. Một số dạng xui
bẩy như: Xui nguyên giục bị. Nhân vật tinh ranh phao tin khiến các đối thủ nghi ngờ lẫn
nhau để chúng triệt tiêu lẫn nhau. Xuýt chó vô bụi. Đang gặp nạn, nhân vật tinh ranh dụ
đối thủ vào một mưu mẹo khác. Kiểu xui bẩy này thường có một nhân vật tham gia vào

diễn tiến truyện. Ngoài ra, motif này còn có dạng xui bẩy bằng cách làm quân sư, xúi
người làm hỏng dụng cụ, đồ vật hay có khi, nó chỉ đường cho cho các con vật vào bẫy.
4.7. MOTIF SỰ BẮT CHƯỚC
Motif sự bắt chước xuất hiện trong dạng: Gợi ý cho đối thủ bắt chước. Gây họa
nên bị trả thù, nhân vật tinh ranh lôi kéo đối thủ sở hữu, sự dụng nhạc cụ và tiếp tục gặp
nạn. Trong truyện dân gian châu Phi, CU&CĐD còn có dạng: nhân vật tinh ranh gợi ý
để đối thủ bắt chước không thành công nên giết nhầm đồng loại hay tự làm hại. Dạng cố
tình bắt chước chỉ xuất hiện trong truyện kể Việt Nam. Hình thức bắt chước này đặc biệt
ở điểm: Kẻ bắt chước là một nhân vật thông minh. Nó cố tình bắt chước không thành
công để chơi khăm đối thủ. Như vậy, bắt chước là một mưu mẹo. Sự bắt chước, sự “lặp
lại” là thủ pháp nghệ thuật nhằm làm tăng tính hấp dẫn, ly kỳ của diễn tiến truyện.
4.8. MOTIF VI PHẠM ĐIỀU NGĂN CẤM
Motif vi phạm điều ngăn cấm là một motif cặp đôi, có sự ngăn cấm và sự vi
phạm. Trong dạng có cả sự ngăn cấm và sự vi phạm, việc vị phạm sự ngăn cấm tạo tình
huống truyện để nhân vật tinh ranh xuất hiện và giúp đỡ. Ở Việt Nam, bên cạnh sự ngăn
cấm được biểu hiện dưới hình thức: Dặn dò, thỉnh cầu hay lời khuyên và ra lệnh hay đề
nghị còn xuất hiện thêm trường hợp sự cấm đoán biểu hiện dưới dạng lời giao ước [113,
tr. 81]. Các truyện kể thuộc dạng chỉ có sự vi phạm nhiều gấp đôi dạng trên, vì sự ngăn
21
cấm đã là điều hiển nhiên hoặc giả theo quy luật vận động trong sáng tác dân gian, nên
đã cắt bỏ dần một số yếu tố không cần thiết.
4.9. MOTIF ĂN VỤNG
Motif ăn vụng là những mưu kế mà nhân vật tinh ranh sử dụng để tìm kiếm
miếng ăn. Sau hành động ăn vụng, có khi cả hai con vật phải trải qua phép thử để tái
khẳng định rằng việc làm phi pháp của nó là… hợp pháp nhưng cũng có khi nhờ phép
thử mà chân tướng của kẻ ăn vụng bị vạch mặt. Có khi, nhân vật tinh ranh đánh lạc
hướng đối thủ để ăn vụng, có khi giả vờ giúp đỡ đối thủ hay bịa lý do (đi đỡ đẻ, đỡ đầu)
để ăn vụng. Motif ăn vụng xuất hiện rất nhiều trong truyện kể châu Phi.
4.10. MOTIF TRAO ĐỔI
Motif trao đổi là những mánh khóe của nhân vật tinh ranh để chơi khăm các con

vật khác. Hình thức trao đổi xuất hiện nhiều nhất là trao đổi hàng hóa, vật dụng. Khi
thương lượng, nhân vật tinh ranh biết đánh vào tâm lý – thị hiếu và nhu cầu của đối thủ.
Các vật dụng của nhân vật tinh ranh không phải là hàng thật, không có giá trị sử dụng.
Những đồ vật của đối thủ là hàng thật, có giá trị sử dụng. Ngoài ra còn có dạng trao đổi
sức lao động. Nhìn chung, các hình thức trao đổi này chưa có sự xuất hiện của đồng
tiền. Các vật trao đổi đóng vai trò như một loại tiền tệ, một vật ngang giá. Giá trị của vật
trao đổi phụ thuộc vào mức độ hữu dụng của nó trong công việc, trong cuộc sống hằng
ngày.
TIỂU KẾT
Chúng tôi gọi 10 motif khảo sát là các motif thường gặp trong kiểu truyện. Trong
kiểu truyện con vật tinh ranh một truyện thường gồm nhiều mẩu, mỗi mẩu có thể kể độc
lập như một truyện. Do đó, có nhiều mẩu tương đương với một motif. Các motif này tồn
tại độc lập với nhau. Trong đó, motif ăn vụng chỉ xuất hiện trong nhóm truyện thủ lợi;
motif vi phạm điều ngăn cấm và motif hoãn binh xuất hiện nhiều trong nhóm truyện tự
vệ; motif phân xử chỉ xuất hiện trong nhóm truyện trợ thủ; motif xui bẩy, motif trao đổi
xuất hiện nhiều trong nhóm truyện chơi khăm. Bên cạnh đó, cũng có nhiều motif xuất
hiện ở cả hai, ba nhóm truyện. Mười motif này có mặt trong nhiều kiểu truyện khác nhau
nhưng khi các motif này được sử dụng trong kiểu truyện con vật tinh ranh đã có nhiều
biến đổi để phù hợp với kiểu truyện. Có nhiều motif xuất hiện phổ biến trên toàn thế giới
như motif thi tài, motif hoãn binh, motif suy nguyên, motif xui bẩy,… nhưng cũng có
motif xuất hiện ở khu vực này mà không thấy xuất hiện ở khu vực khác. Các motif phân
xử, motif trao đổi, motif giả mạo, motif ăn vụng là những motif đặc hữu của kiểu truyện.
Sự phân bố này giúp chúng ta thấy được những đặc điểm chung của kiểu truyện, mặt
22
khác cũng giúp người đọc thấy được những nét đặc sắc của kiểu truyện ở những khu
vực, vùng miền khác nhau.
23
CHƯƠNG 5
KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH VÀ BẢNG TRA CỨU
A - T

Chúng tôi sử dụng hệ thống các type truyện loài vật trong Bảng tra cứu A – T (từ
type 1 – type 299) như là cái khung dựng sẵn, cố định rồi đem các truyện kể của kiểu
truyện này đối chiếu. Sau khi đối chứng, những type truyện nào tương thích sẽ được xếp
vào nhóm “Các type truyện tương thích”; các type truyện không tương thích được xếp
vào nhóm “các type truyện không tương thích”. Những type gần gũi nhau về mặt nội
dung, chủ đề sẽ được gom thành từng nhóm và đối chiếu; Các type lẻ - độc lập tương
thích sẽ được đối chiếu theo trình tự các type trong Bảng tra cứu A – T. Các type lẻ - độc
lập không tương thích sẽ được liệt kê theo nhóm tổng hợp của từng châu lục.
5.1. CÁC TYPE TRUYỆN TƯƠNG THÍCH
Trong các type tương thích có 14 type liên quan đến hành động giả chết; 09
type liên quan đến việc dụ mở miệng ra, nhắm mắt lại; 05 type liên quan đến nội tạng;
04 type liên quan đến việc giải thoát khỏi vực/hố; 03 type liên quan đến chuyện chiếc
bóng; 05 type liên quan đến việc qua sông vượt biển; 09 type liên quan đến việc hoãn
binh; Và có 06 type liên quan đến sự thất bại của con vật tinh ranh trước các đối thủ nhỏ
bé, kém tài. Tổng cổng có 08 nhóm tương thích với 47 type trong Bảng tra cứu A – T.
Ngoài ra, còn có 69 type lẻ độc lập tương thích với các type trong Bảng tra cứu A - T.
Tổng cộng có 112 type trong Bảng tra cứu A – T tương thích với các truyện của
kiểu truyện này. Đó là các type số 1, 1A, 2, 2A, 2D, 3, 4, 6, 6*, 9, 9B, 10**, 20C, 21,
21*, 23, 30, 31, 31*, 33, 33*, 33**, 33A, 34, 34A, 35B*, 38, 40, 49A*, 41, 43, 47A,
47C, 49, 49A, 50, 50A, 51***, 56, 56A, 56A*, 56C, 56D, 57, 57*, 58, 59*, 60, 61, 61A,
61B, 62, 64*, 66**, 66A, 66B, 67**, 67A*, 68, 72, 76, 80A*, 91, 92, 93, 101, 103A,
105B*, 110, 111A, 113B, 113*, 122, 122A, 122F, 122G, 122H, 122J, 122B*, 122N*,
123, 123A, 126, 126C*, 136A*, 150, 154, 155, 157, 157D*, 158, 160***, 165B*,
166B3*, 170, 175, 181, 212, 221A, 223, 227, 227*, 231, 233A, 239, 240A*, 243, 250,
275, 275A, 275A*, 275B*, 283A* và type 291.
5.2. CÁC TYPE TRUYỆN KHÔNG TƯƠNG THÍCH
Cũng áp dụng cách đối chiếu trên, chúng tôi thấy có 105 type không tương thích
với Bảng tra cứu A – T. Trong đó có 05 nhóm type với tổng công 35 type và 71 type lẻ -
độc lập.
24

Tóm lại, kiểu truyện con vật tinh ranh có tổng cộng 217 type truyện, trong đó có
112 type tương thích, 105 type không tương thích. Căn cứ vào số liệu các type tương
thích và không tương thích ở các châu lục, chúng tôi lập bảng sau:
Kết quả khảo sát trên cũng phản ánh thực tế về sự bao quát tư liệu của Aarne và
Thompson: chủ yếu khảo sát truyện kể của châu Âu, sau đó bổ sung thêm tư liệu của
các nước châu Mĩ và châu Á. Chính vì thực tế trên mà chúng ta thấy tỷ lệ các type tương
thích của 3 châu lục này cao hơn hai châu lục còn lại.
TIỂU KẾT
Việc đối chiếu giữa Bảng tra cứu A – T và kiểu truyện vẫn có những “khập
khiễng”. Nội hàm của phần I - Truyện loài vật rất rộng, trong lúc nội hàm đề tài của
chúng tôi chỉ giới hạn trong một phần nhỏ - nhóm truyện con vật thông minh. Rồi nữa,
thoạt nhìn phạm vi bao quát của đề tài chúng tôi tưởng như rộng hơn Bảng tra cứu A – T
vì nó chưa bao quát đến kho tư liệu của truyện kể châu Phi, CU&CĐD cũng như nhiều
nước châu Á khác – Đặc biệt là truyện kể Việt Nam. Kết quả đối chứng một mặt là cơ sở
để khẳng định tính ứng dụng của Bảng tra cứu A - T, mặt khác góp phần nhỏ giúp cho
các khu vực, các nước đang ở "vùng trũng" trên bản đồ folklore thế giới có sự định vị.
Việc chia nhóm, chia cấp độ của Bảng tra cứu A - T không thực sự hợp lý. Có
một số type mẹo lừa cùng nội dung, cùng cơ chế lại thấy xuất hiện ở hai, ba tiểu nhóm
khác nhau. Nếu căn cứ vào hằng số là chức năng của hành động thì chúng ta sẽ tinh giản
được số type khá nhiều. Do cách làm này mà nhiều khi chúng ta thấy rằng trình tự sắp
xếp giữa các type chưa có sự liên kết với nhau, khó“đọc”, khó lĩnh hội. Chính vì lý do
này mà chúng tôi đã gom các type liên quan thành các nhóm trên.
Kết quả đối chứng cho thấy rằng: phần đa các type tương thích thuộc tiểu nhóm
thú hoang với thú nhà và nhóm loài thú hoang (84 type, chiếm 72%). Kết quả đối chứng
S
tt
Stt
Châu lục
Số type tương thích
(tỷ lệ)

Số type không tương
thích (tỷ lệ)
1 Châu Á 63/114 (55%) 51/106 (45%)
2 Châu Âu 49/67 (73%) 18/67 (27%)
3 Châu Mỹ 7/11 (64%) 4/11 (36%)
4 CU&CĐD 4/12 (33%) 8/12 (67%)
5 Châu Phi 22/63 (35%) 41/63 (65%)
25
cũng tương thích với Bảng tra cứu A - T, khi tỷ lệ các type thuộc nhóm này cũng chiếm
hơn 1/3 các type thuộc nhóm Truyện động vật.
Thông thường mỗi truyện tương thích với một type trong Bảng tra cứu A - T.
Nhưng cũng có khi, một truyện tương thích với 2, 3, 4 type. Ngoại lệ, cũng có trường
hợp một truyện tương thích với 5, 6, 7, 8,… type trong Bảng tra cứu A - T.
Do khả năng bao quát tư liệu cũng có thể do khác biệt về địa bàn phân bố, đặc
trưng văn hóa hay do đặc thù của type mà có thể có một số type chỉ có ở châu lục này
nhưng không có ở châu lục khác. Điều này cũng không khó để giải thích vì “những type
– truyện thường giới hạn trong một vùng địa lý hẹp”.
Kết quả đối chứng cho thấy rằng có 112 type (chiếm 51%) có thể đánh số theo
Bảng tra cứu A - T. Điều này một lần nữa khẳng định tính ứng dụng của của Bảng tra
cứu trong việc sắp xếp truyện kể dân gian các nước, các vùng khác nhau mà nó chưa
"phủ sóng" hết được. 105 type, chiếm 49% số type truyện con vật thông minh không có
sự tương thích với Bảng tra cứu A - T. Tỷ lệ này cho thấy độ chênh lệch khá lớn của
thực tế nguồn tư liệu truyện kể dân gian của châu Phi, CU&CĐD.

×