Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

bản tóm tắt luận án 24 phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.21 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hợp tác xã là kiểu tổ chức kinh tế còn tồn tại ở nhiều nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam, hợp tác xã hoạt động trong nhiều
lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. nó giữ vị trí như một thành phần
kinh tế.
Đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống kênh rạch dày đặc,
vận tải bằng đường thủy, đường bộ là một phù hợp tất yếu. Mô hình
hợp tác xã (HTX) vận tải thủy-bộ nội địa là một trong những thành
phần kinh tế quan trọng. Là bộ phận hợp thành của ngành giao thông
vận tải của vùng này. Tuy nhiên, cho đến nay, các hợp tác xã vẫn
đang hoạt động với qui mô nhỏ, thiếu bền vững, chưa khai thác hết
lợi thế các nguồn lực và chưa thực sự hiệu quả trong khi nhu cầu vận
tải của toàn vùng là khá lớn.
Phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng
bằng sông Cửu Long phù hợp với chủ trương của Đảng”Về tiếp tục
đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”(NQ ĐH
XI), và Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 của Thủ
tướng Chính phủ “Phê duyệt qui hoạch phát triển giao thông vùng
kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định
hướng 2030”.
Chính vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp, nhằm phát triển mô hình này trong giai đoạn tới. Với ý nghĩa
trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa
ở đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài nghiên cứu cho luận án
tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
1
2
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển loại hình hợp tác xã


vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Coi đây là mô
hình tổ chức hợp tác xã vận tải nội địa tiêu biểu cần được nhân rộng.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận án đánh giá một cách tổng thể thực trạng hợp tác xã vận
tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long và sự tác động các
chính sách của Nhà nước. Đề xuất những giải pháp đồng bộ, phù hợp
để thúc đẩy mô hình hợp tác xã này phát triển trong giai đoạn tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu tổng thể mô hình
hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long.
Phạm vi về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng các hợp tác
xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Sự tác động
các chính sách của Nhà nước, giai đoạn từ 2003 đến 2012. Đề xuất
một số quan điểm, giải pháp nhằm phát triển mô hình hợp tác này
đến năm 2020 và định hướng đến 2030.
Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển hợp tác xã vận
tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long đặt trong mối quan
hệ: Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất(vốn, phương tiện), trình độ của
người lao động, môi trường tự nhiên và chính sách của Nhà nước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên góc độ Kinh tế chính trị, kinh nghiệm phát triển hợp tác xã
ở một số nước trên thế giới. Rút ra bài học cho phát triển hợp tác xã
vận tải thuỷ-bộ nội địa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
2
3
Đánh giá thực trạng phát triển của các hợp tác xã vận tải thủy-bộ
nội địa trong thời gian qua. Sự cần thiết phải phát triển mô hình kinh
tế hợp tác này ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản để phát triển hợp tác
xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Tác giả tiến hành thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu
thứ cấp và số liệu sơ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Phương pháp sử lý thông tin
Tiến hành phân loại các số liệu thống kê, các tài liệu theo yêu cầu
của đề tài, xử lý số liệu thống kê để đưa về một chuẩn.
Phương pháp phân tích thông tin
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. NCS dùng phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích điển
hình so sánh. Trên cơ sở số liệu thống kê, đánh giá hiệu quả kinh tế-
xã hội của các hợp tác xã Vận tải thủy- bộ nội địa ở 13 tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long (chọn một số hợp tác xã làm đại diện).
7. Những đóng góp của luận án
Thứ nhất, bổ sung vào cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, tác
dụng của hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Thứ hai, phân tích và làm rõ thực trạng hoạt động của mô hình
hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long, đánh
giá những thành công, tồn tại, tìm ra nguyên nhân của vấn đề còn
3
4
đang cản trở sự phát triển mô hình HTX này. Coi đây là mô hình tiêu
biểu cần được nhân rộng trong toàn vùng.
Thứ ba, đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu,
nhằm phát triển các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng
sông Cửu Long trong giai đoạn tới.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án làm tài liệu tham khảo
khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược phát
triển giao thông vận tải ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời
có thể dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường chính trị khi nói
về vai trò của các thành phần kinh tế.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án được
chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án
Chương 2: Lý luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã vận tải
thủy-bộ nội địa
Chương 3: Thực trạng phát triển của hợp tác xã vận tải thủy-bộ
nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long
Chương 4: Giải pháp chủ yếu để phát triển hợp tác xã vận tải
thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về hợp tác xã trên thế giới
4
5
Đã có một số tác giả trong nước nghiên cứu về hợp tác xã trên thế
giới mà NCS tiếp cận:
(1)Tiến sĩ Đặng Kim Sơn- viện trưởng Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển nông nghiệp và nông thôn (Vụ HTX-BKH&ĐT), bài:
“Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật
Bản”;
(2) Tác giả Hồng Vân với bài: “Mô hình kinh tế hợp tác xã của một
số nước Châu Á”,Tạp chí công nghiệp10/2010;

(3) 02 bài phóng sự: “Châu Âu vẫn còn nhiều hợp tác xã vận tải”, và
“Kinh nghiệm tổ chức hợp tác xã vận tải ở ThaiLan”, tác giả P.A báo
Giao thông vận tải online ngày 18/01/2008;
(4)Tiến sĩ Đào Xuân Cần, chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam
(chủ biên), cuốn: “Phong trào hợp tác xã một số nước trên thế giới
và Việt Nam”, Nxb Thông tin và truyền thong, Hà Nội 2012;
1.2 Các công trình nghiên cứu về hợp tác xã ở trong nước
Vấn đề tổ chức hợp tác xã trong ngành Giao thông vận tải đã có một
số tác giải đề cập:
(1)Tiến sỹ Ngô Xuân Sơn có bài: “Nâng cao nhận thức và phát huy
vai trò vận tải thủy đa phương thức”, tạp chí Cánh Buồm số 44, năm
2008;
(2)Ông Trần Đỗ Liêm Chủ nhiệm hợp tác xã vận tải Rạch Gầm, có
bài: “Vận tải thủy ngoài quốc doanh thời đổi mới” tạp chí Cánh
Buồm số 78, năm 2002;
(2).Phóng viên P.A. “Hợp tác xã giao thông vận tải: Cơ hội và thách
thức” trên báo giao thông vận tải online ngày 25/8/2010;
5
6
1.3.Những kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu về phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở
đồng bằng sông Cửu long
1.3.1. Những vấn đề các tác giả đã làm rõ
Những công trình nghiên cứu đều đã góp phần làm rõ được
sự ra đời của hợp tác xã ở các quốc gia và vùng lãnh thổ là: Xuất phát
từ nhu cầu hợp tác của người nông dân và trình độ của người lao
động nông nghiệp. Hợp tác xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong
phát triển kinh tế-xã hội. Chính phủ đã coi tổ chức hợp tác xã là “cầu
nối” giữa chính phủ và nông dân. Thông qua hợp tác xã, các chính
sách của Chính phủ được chuyển tới người nông dân và cũng thông

qua nông dân Chính phủ hiểu được những nguyện vọng, ý kiến của
nông dân. Chính phủ coi phát triển hợp tác xã là một công cụ thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Hợp tác xã tồn tại đã lâu và có tính phổ biến ở nhiều nước,
đáp ứng sự đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước, phù
hợp yêu cầu của Quy luật quan hệ sản xuất luôn thích ứng với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
1.3.2. Vấn đề các tác giả chưa đề cập tới
Tác giả chưa đề cập nhiều đến hợp tác xã vận tải, chỉ có
phóng viên P.A đã đề cập đến hợp tác xã vận tải ở CHLB Đức và
Thailan, nhưng cũng chỉ nêu nên ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực
hoạt động, chưa nói đến phương thức hoạt động, qui mô và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chưa đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh tế -xã hội, và sự
cần thiết phải phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở
đồng bằng sông Cửu Long.
6
7
Chưa có sự so sánh mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội
địa với kiểu tổ chức loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.
1.3.3.Những vấn đề nghiên cứu sinh sẽ tập trung giải quyết trong
luận án
Một là: Luận giải tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát
triển loại hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa trong ngành Giao
thông vận tải nước ta.
Hai là: Thực trạng phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở
đồng bằng sông Cửu Long. So sánh tính ưu việt của mô hình hợp tác
xã vận tải thủy-bộ nội địa với kiểu tổ chức kinh doanh vận tải nội địa
theo loại hình công ty. Coi đây là mô hình tổ chức hợp tác xã vận tải

nội địa tiêu biểu cần được nhân rộng trong giai đoạn tới.
Ba là: Đề xuất những giải pháp để phát triển mô hình hợp tác xã
vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn
tới.
Chương 2
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
VẬN TẢI THỦY- BỘ NỘI ĐỊA
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm hợp tác xã
Theo Liên minh hợp tác xã Quốc tế (ICA): “Hợp tác xã là một
hiệp hội tự chủ do các cá nhân tự nguyện liên kết với nhau nhằm
thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn
hoá thông qua việc hình thành doanh nghiệp do tập thể xã viên đồng
sở hữu và quản lý dân chủ”[102].
7
8
Luật Hợp tác xã 2003 của nước ta: ”Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập
thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã
viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra
theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh của từng xã viên
tham gia hợp tác xã, cũng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt
động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư
cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài
chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác
của hợp tác xã theo quy định của pháp luật” (điều1 Luật HTX 2003).
Luật HTX 2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/ 2013: ” Hợp tác xã
là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít
nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn

nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp
ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
2.1.2. Khái niệm hợp tác xã vận tải
Căn cứ vào Luật Hợp tác xã, kết hợp với đặc thù của ngành vận
tải có thể khái niệm HTX vận tải như sau: Hợp tác xã vận tải là tổ
chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân của những người lao động
hành nghề kinh doanh vận tải, có nhu cầu và lợi ích chung, tự nguyện
góp vốn (bằng phương tiện hoặc tư liệu sản xuất khác) và công sức để
hợp tác sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải và dịch
vụ khác có liên quan đến vận tải, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về vốn
và hoạt động kinh doanh,nhằm hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh
doanh vận tải và dịch vụ vận tải.
8
9
2.1.3. Khái niệm hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa
Hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa: Là tổ chức kinh tế tập thể
có tư cách pháp nhân của những người lao động hành nghề kinh
doanh vận tải thủy, bộ nội địa. Có nhu cầu vì lợi ích chung, tự nguyện
góp vốn(bằng phương tiện hoặc tư liệu sản xuất khác) để hợp tác sản
xuất kinh doanh vận tải kết hợp thủy-bộ và dịch vụ vận tải. Cùng tự
chịu trách nhiệm về vốn và hoạt động kinh doanh, nhằm hỗ trợ lẫn
nhau. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh trong
hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải thủy-bộ nội
địa.
2.1.4. Khái niệm về phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa
Phát triển hợp tác xã vận thủy-bộ nội địa: Là sự gia tăng về số
lượng, chất hợp tác xã bao gồm:Qui mô ngành nghề, vốn, nhân lực,
doanh thu, cơ sở vật chất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2. Sự cần thiết phải phát triển HTX vận tải thủy-bộ nội địa

2.2.1. Tính tất yếu khách quan
2.2.1.1. Xuất phát từ yêu cầu của Qui luật quan hệ sản xuất thích
ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trong một phương thức sản xuất thì sở hữu về tư liệu sản xuất
thuộc về quan hệ sản xuất, sở hữu quyết định mục đích của nền sản
xuất xã hội vì:
Thứ nhất, người nào, tổ chức nào sở hữu tư liệu sản xuất, sẽ
quyết định mục đích sản xuất và cơ chế điều tiết của nền sản xuất. Sở
hữu giữ vai trò chi phối hai mặt còn lại của quan hệ sản xuất. Tức là
quyết định đến phương thức, phương pháp của việc tổ chức và quản
lý sản xuất. Quyết định tính chất và hình thức phân phối sản phẩm.
9
10
Thứ hai, chế độ sở hữu quyết định địa vị khác nhau của con
người, của các giai cấp và các mối quan hệ lẫn nhau của họ trong quá
trình sản xuất. Từ đó nó quyết định các mối quan hệ trong trao đổi và
phân phối. Như vậy, sở hữu vừa là quan hệ kinh tế, vừa là quan hệ
pháp lý.
Trong quá trình sản xuất, nếu tổ chức mô hình quản lý sản xuất
phù hợp với tính chất của sở hữu, nó sẽ làm cho sở hữu phát huy tác
dụng. Đó là khai thác có hiệu quả cao nhất năng lực của tư liệu sản
xuất, làm gia tăng sản phẩm xã hội. Khi cơ chế phân phối sản phẩm
xã hội hợp lý. Sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, có nghĩa là
làm cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục. Cũng chính là tổ
chức quản lý và phân phối đã tác động trở lại sở hữu.
2.2.1.2. Do tính chất sản xuất kinh doanh của ngành vận tải
Xuất phát từ tính chất của sở hữu phương tiện vận tải, trình
độ của những người tham gia kinh doanh vận tải và điều kiện tự
nhiên. Tổ chức mô hình “hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa” là phù
hợp và đáp ứng nguyện vọng của người dân. Tận dụng được thế

mạnh của hệ thống đường thủy và đường bộ. Nâng cao hiệu suất sử
dụng phương tiện vận tải. Mở rộng được qui mô và thuận lợi cho
quản lý của nhà nước.
Phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa, thỏa
mãn yêu cầu của Qui luật quan hệ sản xuất luôn thích ứng với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Phù hợp với đặc điểm của
ngành vận tải thủy, bộ nội địa và chính sách phát triển các thành phần
kinh tế của nhà nước ta.
2.2.2. Vị trí, vai trò của hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa
10
11
2.2.2.1. Vai trò kinh tế
Thứ nhất, thu hút được những cá nhân khác nhau có nguyện
vọng và nhu cầu kinh doanh vận tải thủy-bộ nội địa. Cùng tự nguyện
góp vốn liên kết với nhau trên tinh thần tương trợ, tự chủ, tự quản,
bình đẳng, công khai giữa các thành viên. Nhằm mang lại lợi ích tốt
nhất cho các thành viên tham gia. Khai thác được các nguồn lực trong
dân vào phát triển kinh tế, phát huy lợi thế vùng.
Thứ hai, thông qua hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho xã viên một cách tốt nhất. Góp
phần thúc đẩy kinh tế-xã hội trong khu vực phát triển. Thúc đẩy
phong trào hợp tác xã phát triển và tiến tới liên kết các hợp tác xã với
nhau sẽ tạo nên năng lực cạnh tranh lớn.
2.2.2.2. Vai trò xã hội
Trước hết, xã viên của hợp tác xã sẽ tiết kiệm nguyên vật
liệu, giảm chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận cho chính mình. Nhưng
cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm để mình tiêu thụ, qua đó
cộng đồng xã hội cũng được hưởng sản phẩm tốt do hợp tác xã cung
ứng.
Thứ hai, hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa có nhiều xã viên

thì hợp tác xã càng có nhiều thị phần. Lượng khách hàng càng lớn (do
năng lực vận chuyển tăng, đảm nhận được nhiều hợp đồng vận
chuyển có khối lượng lớn), kinh doanh càng có hiệu quả. Thu hút
được nhiều lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn. Góp phần xóa
đói giảm nghèo, phân công lại lao động xã hội và phát triển nông
thôn.
Thứ ba, trong hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa quyền biểu
quyết của thành viên là bình đẳng theo “nguyên tắc mỗi xã viên một
11
12
phiếu bầu”. Không phụ thuộc vào số vốn góp nhiều hay ít, thời gian
tham gia hợp tác xã lâu hay mới, sử dụng dịch vụ của hợp tác xã
nhiều hay ít. Thông qua Đại hội xã viên phát huy quyền làm chủ của
mình.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hợp tác xã vận
tải thủy-bộ nội địa
2.3.1. Nhân tố khách quan
Dân cư, lao động (số lượng, chất lượng và phân bố dân cư)
và điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội và
tác động trực tiếp tới phát triển hợp tác xã vận tải.
2.3.2. Nhân tố chủ quan
Chính sách phát triển kinh tế của Đảng, pháp luật của Nhà
nước là khung pháp lý tác động không nhỏ vào sự phát triển hợp tác
xã vận tải thủy-bộ nội địa.
2.4. Nội dung phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá
-Kết quả sản xuất kinh doanh.
-Qui mô sản xuất kinh doanh
-Cơ sở vật chất (vốn, tài sản, nhà xưởng…)
-Tổng số lao động: Bao gồm số lượng và chất lượng lao động

- Hiệu quả sử dụng vốn
-Lợi nhuận sau thuế
- Nộp ngân sách
-Thu nhập bình quân cho một xã viên
Căn cứ vào chuyên ngành đào tạo ”Kinh tế chính trị”.Trong luận án
NCS chọn một số tiêu chí để đánh giá phát triển hợp tác xã vận tải
12
13
thủy-bộ nội địa gồm: Số lượng HTX, kết quả sản xuất kinh doanh
(Doanh thu và khối lượng vận tải) xét trên tốc độ tăng trưởng.
2.4.2. Mô hình phát triển
Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn. Lấy mô hình hợp tác xã
vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động theo
phương thức “ điều hành sản xuất kinh doanh tập trung” làm mô hình
tiêu biểu. Với mô hình này, sẽ giúp các hợp tác xã vận tải thủy-bộ
ngày càng lớn mạnh, tiến tới hình thành Liên Hiệp hợp tác xã vận tải
thủy-bộ nội địa theo hướng công nghiệp hóa.
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ
nội địa và bài học cho Việt Nam
2.5.1. Những kinh nghiệm phát triển hợp tác xã trên thế
giới
Việc tồn tại hợp tác xã ở các nước (Nhật Bản, Ấn Độ, CHLB
Đức, Đài Loan, Malaixa, Hàn quốc, Thailan) có vai trò rất lớn trong
phát triển kinh tế-xã hội. Không thể phủ nhận thành phần kinh tế này.
Hợp tác xã ở các quốc gia này hoạt động nhờ lợi thế tăng qui
mô. Huy động được nhiều xã viên tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của chính hợp tác xã.
Chính phủ các nước đã coi hợp tác xã là “cầu nối” giữa
chính phủ với nông dân. Thông qua các chính sách hỗ trợ về vay vốn,
đào tạo cán bộ hợp tác xã. Cùng với hệ thống pháp luật kinh tế hoàn

thiện, tạo điều kiện cho hợp tác xã thu hút được xã viên tham gia.
2.5.2. Bài học cho Việt Nam
Thứ nhất, hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa tồn tại là khách
quan, phù hợp với chế độ sở hữu và trình độ của lực lượng sản xuất
13
14
hiện nay. Đặc biệt là điều kiện tự nhiên, lao động ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Đáp ứng nhu cầu vận tải cho phát triển kinh tế.
Thứ hai, để hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa phát triển
được. Chính phủ chỉ đóng vai trò hỗ trợ về mặt chính sách. Coi phát
triển hợp tác xã như là một thành phần kinh tế.
Thứ ba, phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa là đáp
ứng nhu cầu của người kinh doanh vận tải. Khai thác được các nguồn
lực trong dân. Tận dụng được lợi thế địa lý của từng vùng, giải quyết
việc làm, phân công lại lao động trong nông nghiệp. Góp phần thực
hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa nông
thôn.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI
THỦY-BỘ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Quá trình hình thành hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở
đồng bằng Sông Cửu Long
3.1.1.Vài nét về tình hình hợp tác xã ở nước ta
Xuất phát từ nhu cầu về “hợp tác” và tổ chức hợp tác xã kiểu mới
trong nền kinh tế thị trường, đã đặt ra yêu cầu tạo mô trường pháp
luật, thể chế mang tính ổn định, lâu dài cho việc thành lập và hoạt
động hợp tác xã. Luật Hợp tác xã đầu tiên ở nước ta ra đời năm 1996,
sau đó sửa đổi vào năm 2003 và bây giờ là Luật Hợp tác xã 2013.Với
mục đích là giải phóng các nguồn lực ở nông thôn, huy động vốn
trong nông dân đưa vào sản xuất, góp phần giải quyết việc làm và

phát triển kinh tế.
3.1.2. Sự hình thành hợp tác xã vận tải thủy-bộ ở đồng bằng
sông Cửu Long
14
15
Khi sản xuất phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều, các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu lương thực, thực phẩm, hàng thủy hải
sản, hàng nông sản ra đời. Xuất hiện nhu cầu vận chuyển ngày một
lớn, các hộ gia đình đã mua sắm 1 hoặc 2 phương tiện để kinh doanh
vận tải theo kiểu nhỏ lẻ. Góp phần tạo nên thị trường cung -cầu dịch
vụ vận tải phát triển một cách tự phát.
Mỗi hộ gia đình đều có thể làm được công việc khai thác
nguồn hàng, vận chuyển, nhưng từng gia đình thì rất khó làm được tất
cả các việc liên quan đến hợp đồng vận chuyển, nhất là đối với những
lô hàng có khối lượng lớn. Do vậy, những hộ kinh doanh vận tải cá
thể này đã tìm đến nhau, hợp tác tổ chức kinh doanh theo hình thức
hợp tác xã một cách tự nguyện và cũng đáp ứng như cầu của khách
hàng.
3.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển hợp tác xã vận tải
thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long
3.2.1.Điều kiện tự nhiên
Với hệ thống sông kênh chằng chịt, chế độ thủy văn đặc biệt,
cùng hệ thống đường bộ song hành và các khu dân cư sống dọc theo
hai bên kênh, ven đường giao thông, kết hợp với bản sắc văn hoá
sông nước lâu đời của người dân nơi đây.
3.2.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
Vùng có tiềm năng thế mạnh về sản xuất lương thực, nông
sản, thủy sản lớn nhất nước, hàng năm xuất khẩu hơn 3 triệu tấn
lương thực. Ngoài ra, các ngành thủy sản, du lịch, dịch vụ sông nước
cũng phát triển. Nguồn hàng hóa, hành khách vận chuyển dồi rào,

trình độ văn hóa người lao động tuy còn thấp nhưng tay nghề của họ
15
16
lại giỏi theo dạng “cha truyền con nối”. Phương tiện vận tải chủ yếu
là do tư nhân sở hữu.
3.2.3.Cơ chế, các chính sách của Nhà nước
Sau khi có Luật Hợp tác xã, Chính phủ, bộ Giao thông vận tải
và các Bộ chuyên ngành khác, chính quyền địa phương đã ban hành
hàng loạt văn bản hướng dẫn, tạo thành khung chính sách tác động
trực tiếp đến hoạt động của các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở
vùng này.
3.3. Thực trạng phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội ở
đồng bằng sông Cửu Long
3.3.1. Mô hình tổ chức
3.3.1.1.Đặc điểm mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa
hiện nay
Mô hình tổ chức vận tải thủy-bộ, là sự kết hợp vận tải bằng
phương tiện thủy (tàu, thuyền) với phương tiện bộ (ô tô) trong kinh
doanh vận tải hàng hóa và hành khách.
3.3.1.2. Sự cần thiết phải phát triển mô hình hợp tác xã vận
tải thủy-bộ nội địa
Hiện nay vận tải hành khách và hàng hóa ở đồng bằng sông
Cửu Long đang do tư nhân, cá thể và hợp tác xã đảm nhận, tạo nên
thị trường vận tải phức tạp, manh mún, nhỏ lẻ, cạnh tranh không lành
mạnh. Góp phần làm cho tai nạn giao thông tăng, cơ quan Nhà nước
khó quản lý.
Việc qui tụ những người kinh doanh vận tải cá thể hợp tác lại
với nhau trong một tập thể, sẽ tạo nên một đơn vị kinh doanh vận tải
có qui mô lớn, làm cho thị trường vận tải phát triển có trật tự.
16

17
Kết hợp vận tải thủy-bộ rất có lợi, sẽ tiết kiệm chi phí, giảm
giá thành, tăng năng lực vận tải. khai thác có hiệu quả công suất của
phương tiện, do tận dụng được hệ thống đường bộ và đường thủy.
3.3.1.3. Sự khác nhau giữa hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa tổ chức
theo kiểu mới với hợp tác xã theo kiểu cũ và loại hình công ty
Khác nhau giữa HTX theo kiểu mới với HTX theo kiểu cũ
Hiện nay tham gia vào HTX hoàn toàn tự nguyện, chủ thể tham
gia là cá thể, hộ gia đình, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị- xã hội,
cán bộ công chức và không ràng buộc địa giới hành chính.
Khi tham gia vào hợp tác xã, xã viên đóng góp vốn phần nào
thì tính phần đó, phân phối theo hiệu quả tham kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã vận tải thủy-bộ
nội địa hiện nay, không bị giới hạn bởi qui mô, lĩnh vực và địa bàn.
Khác nhau giữa HTX với mô hình công ty
Thứ nhất, vốn do xã viên góp bằng phương tiện vận tải dưới
danh nghĩa cổ phần, tất cả xã viên đều được bình đẳng như nhau, mỗi
phương tiện vận tải lại là “một doanh nghiệp nhỏ”. Họ vừa là người
sở hữu và cũng là người quản lý, khai thác phương tiện đó.
Thứ hai, trong hợp tác xã có hai loại vốn đó là: Vốn do xã
viên góp và vốn của hợp tác xã do quá trình kinh doanh tạo ra.
Thứ ba, mục tiêu của hợp tác xã là cải thiện, nâng cao đời
sống của các thành viên tham gia, từ đó hỗ trợ cho xã viên cùng làm
giàu một cách hợp pháp.
Thứ tư, trong hợp tác xã, nguyên tắc tự nguyện được coi
trọng, mọi quyết định phải là của xã viên, cổ phần đồng nghĩa với cổ
đông. Mỗi xã viên là một lá phiếu, có quyền như nhau, cùng chịu
trách nhiệm; Ban quản trị chỉ là người đại diện.
17
18

3.3.2. Qui mô phát triển
3.3.2.1. Về số lượng HTX
Theo số liệu thống kê (năm 2007) hợp tác xã vận tải luôn chiếm
từ 10 - 11% trong tổng số hợp tác xã của toàn vùng. Trong đó 04 tỉnh
(Bến Tre, Tiền Giang, Tp.Cần Thơ và Cà Mau) tổng số 33 HTX vận
tải, có 24 HTX vận tải thủy-bộ kết hợp, chiếm 70,5%.
3.3.3. Phương thức quản lý (mô hình hoạt động)
Hoạt động theo mô hình điều hành sản xuất kinh doanh tập trung
3.3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh
3.3.4.1. Về kinh tế
Các HTX vận tải nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long đã đảm
nhận chủ yếu vận tải hàng hóa bằng đường thủy và 5-7% vận tải
hàng hóa bằng đường bộ, giải quyết việc làm cho hơn 85 ngàn lao
động, nộp ngân sách hơn 13 tỷ đồng/năm.
3.3.4.2. Về xã hội
Đã thu hút được người dân bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh,
đáp ứng các nhu cầu về phát triển kinh tế, giải quyết cho hàng triệu
người lao động có việc làm. Nâng cao đời sống của xã viên, góp phần
xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng, phân công lao động
trong nông nghiệp ở địa phương,
3.3.4.3. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã vận tải thủy- bộ
nội địa của một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long (Tiền
Giang, Tp. Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau)
3.4.Đánh giá và Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát
triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu
Long
3.4.1. Kết quả đạt được và những nguyên nhân thành công
18
19
3.4.1.1.Kết quả đạt được

Số lượng hợp tác xã đã tăng lên(từ 168 HTX năm 2007 lên
178 HTX năm 2013), hoạt động của các hợp tác xã được đổi mới,
thiết thực gắn với lợi ích của xã viên, quy mô các hợp tác xã có xu
hướng tăng. Một số hợp tác xã đã mở rộng ngành nghề kinh doanh
như: Xưởng sửa chữa, nạo vét luồng tuyến, san lấp mặt bằng các
công trình xây dựng, bán vật liệu xây dựng, kinh doanh xăng dầu, du
lịch sông nước…
3.4.1.2. Những nguyên nhân thành công
Mô hình tổ chức hoạt động đã đáp ứng đòi hỏi khách quan
của những người làm nghề kinh doanh vận tải. Khai thác được lợi thế
của khu vực về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và chính sách của
Nhà nước.
3.4.2. Hạn chế và những nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế trong quá trình phát triển
Nhiều hợp tác xã còn ở quy mô nhỏ, số lượng thành viên
chưa lớn, vốn, cơ sở vật chất, kĩ thuật, nguồn nhân lực còn yếu, chưa
đáp ứng được nhu cầu vận tải, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa
cao.
3.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
Nhận thức của người dân còn hạn chế chưa thấy được ý nghĩa
lâu dài khi tham gia vào hợp tác xã, là con đường để cùng nhau thoát
khỏi khó khăn, nghèo đói, vươn lên khá giả và giàu có hơn.
Các cơ quan Nhà nước chưa thấy được vai trò của HTX vận
tải trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Nguyên nhân chủ quan
19
20
Chưa tổng kết nhân rộng mô hình HTX xã điển hình tiên tiến.
Các HTX chưa phát huy được hết lợi thế của mô hình tổ chức nhằm

hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của xã viên hợp tác xã.
Quản lý HTX còn lỏng lẻo, xã viên chỉ là người góp phương
tiện lấy danh nghĩa hợp tác xã rồi tự mình kinh doanh. Xã viên chưa
có ý thức gắn bó lâu dài với hợp tác xã, nhiều hợp tác xã còn ở qui
mô nhỏ, ít vốn, cơ sở vật chất- kỹ thuật yếu kém.
Các cán bộ quản lý hợp tác xã hiện nay chủ yếu trưởng thành
từ chủ phương tiện, chưa được đào tạo về quản lý hợp tác xã.
3.4.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển hợp tác
xã vận tải thuỷ-bộ nội địa ở đồng bằng Sông Cửu Long trong giai
đoạn tới
3.4.3.1. Đảm bảo cho hợp tác xã phát triển bền vững, qui mô
ngày càng lớn, đa dạng các ngành nghề kinh doanh, xã viên gắn bó
với hợp tác xã
3.4.3.2. Thực hiện mục tiêu: Góp phần xây dựng xã hội hợp
tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân
chủ
3.4.3.3. Phải đảm bảo cho các hợp tác xã, được bình đẳng
với các loại hình kinh tế khác
3.4.3.4. Phát triển hợp tác xã vận tải theo hướng công nghiệp
hoá hiện đại hoá, góp phần vào việc giải quyết an toàn giao thông.
3.4.4. Những bài học cho sự phát triển hợp tác xã vận tải
thuỷ-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới
Bài học thứ nhất: Coi phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-
bộ nội địa như một thành phần kinh tế ở địa phương.
20
21
Bài học thứ hai: Phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ sẽ tác động
trực tiếp đến sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp và các ngành
kinh tế khác.
Bài học thứ ba:Mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa phù

hợp với điều kiện địa lý cũng như trình độ của lực lượng sản xuất ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bài học thứ tư: Phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa là
góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn.
Chương 4
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN
TẢI THUỶ-BỘ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế trong thời gian tới
4.1.1. Bối cảnh trong nước
4.1.2. Bối cảnh quốc tế
4.2. Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển
4.2.1. Định hướng, quan điểm phát triển
4.2.1.1. Định hướng phát triển
Phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa theo hướng đa
ngành nghề kinh doanh. Thu hút người dân trong vùng có kinh doanh
vận tải thuỷ-bộ nội địa đều tham gia hợp tác xã và theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.2.1.2. Quan điểm phát triển
Đáp ứng yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất thích ứng với
tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Góp phần ngày
càng lớn vào việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng
cao thu nhập cho người lao động.
4.2.2. Mục tiêu phát triển
21
22
Thu hút những người kinh doanh vận tải nhỏ, trình độ năng lực
thấp liên kết lại với nhau để kinh doanh theo qui mô lớn. Nâng cao
năng lực, chất lượng vận tải, góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và nông dân.
4.2.3. Dự báo xu hướng phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ

nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030
4.2.3.1. Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách
4.2.3.2. Xu hướng phát triển của các hợp tác xã vận tải thủy-
bộ nội địa
4.3. Các giải pháp phát triển
4.3.1. Những giải pháp mang tính lâu dài
4.3.1.1 Nhóm giải pháp về vĩ mô
4.3.2.2. Nhóm giải pháp về vi mô
4.3.2. Các giải pháp có thể triển khai ngay
Thứ nhất, tất cả các hợp tác xã vận tải phải có lộ trình chuyển
đổi sang mô hình tổ chức hợp tác xã vận tải thủy-bộ, hoạt động theo
phương thức điều hành sản xuất kinh doanh tập trung. Đảm bảo
những hợp tác xã nào đủ điều kiện đều được chuyển đổi. Ngoại trừ
những hợp tác xã vận tải mang tính đặc thù như: Hợp tác xã xe tắc xi,
hợp tác xã xe lôi, hợp tác xã xây dựng công trình giao thông, hợp tác
xã bốc xếp. Làm được việc này sẽ hạn chế được tư nhân núp bóng
hợp tác xã để trốn thuế. Tiến chấm dứt tình trạng kinh doanh man
mún, nhỏ lẻ như hiện nay.
22
23
Thứ hai, các sở Giao thông vận tải rà soát lại tất các các hợp tác
xã, của địa phương, điều chỉnh lại tên gọi, chức năng cho đúng với
thực tế ngành nghề mà hợp tác xã đăng ký kinh doanh, yêu cầu các
hợp tác xã xây phương án sản xuất kinh doanh hàng năm. Thống nhất
biểu mẫu thống kê trong toàn ngành. Định kỳ thời gian báo cáo thống
kê về bộ phận theo dõi của sở. Cử cán bộ chuyên trách có trình độ
chuyên môn, để hỗ trợ hợp tác xã trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Thứ ba, đẩy mạnh liên kết giữa các hợp tác xã với nhau cả về

mặt kinh tế, xã hội và tổ chức. Từng bước hình thành các hợp tác xã
vận tải thủy-bộ nội địa vững mạnh và phát triển với quy mô khác
nhau. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự phát triển lớn
mạnh hơn và vững chắc hơn của hợp tác xã vận tải thủy-bộ trong giai
đoạn tới.
Thứ tư, các hợp tác xã cần cử cán bộ quản lý, nhân viên đi học
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về quản lý hợp tác xã vận
tải, bố trí kinh phí cho những nhân viên đi học. Có như vậy mới đảm
bảo năng lực điều hành quản lý khi hợp tác xã phát triển nên qui mô
lớn.
4.4. Kiến nghị và kết luận
4.4.1.Kiến nghị
23
24
Sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác
xã 2013 và qui định về các loại thuế kinh doanh vận tải cho phù hợp
với thực tiễn.
Tổ chức tổng kết, nhân điển hình tiên tiến những HTX tiêu
biểu, vận động các hợp tác xã chuyển đổi sang mô hình mới.
Rà soát lại tên gọi các HTX cho thống nhất, đúng với chức
năng ngành nghề kinh doanh. Cử cán bộ theo dõi, hỗ trợ các hợp tác
xã về nghiệp vụ thống kê, báo cáo thường kỳ, tổ chức các đào tạo cán
bộ HTX.
4.4.2.Kết luận
Luận án đã phân tích tính tất yếu khách quan của việc tồn tại
và phát triển HTX vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu
Long, đáp ứng yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phù hợp với
điều kiện tự nhiên, lực lượng sản xuất của vùng này, hoàn toàn phù
hợp cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Luận án đã làm rõ sự cần thiết phải phát triển mô hình này,
coi đây như một mô hình tổ chức kinh tế tập thể tiêu biểu trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Và những vấn đề đặt
ra cần giải quyết để phát triển mô hình này trong giai đoạn tới.
Luận án cũng nêu lên định hướng, quan điểm, mục tiêu và
những giải pháp cơ bản nhằm phát triển mô hình hợp tác xã vận tải
thủy-bộ nội địa trong thời gian tới.
Nhận định về giới hạn của luận án
-Các số liệu thống kê chưa đầy đủ về các hợp tác xã vận tải
thủy-bộ ở 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long. Còn mang tính chủ
quan của cá nhân tác giả.
24

×