Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ khu hệ giun đất ở đồng bằng sông cửu long, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.08 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI





NGUYỄN THANH TÙNG



KHU HỆ GIUN ĐẤT
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM

Chuyên ngành: ĐỘNG VẬT HỌC
Mã số: 62.42.01.03





TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC






HÀ NỘI, 2013

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VĂN NHƯỢNG
PGS. TS. TRẦN NHÂN DŨNG



Phản biện 1: GS. TS. Lê Vũ Khôi
Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Văn Thuận
Đại học Sư Phạm Huế
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:
Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi: 8 giờ 30 ngày 12 tháng 09 năm 2013







Có thể tìm đọc tại: - Thư viện quốc gia
- Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thị Nhi, Đỗ Văn Nhượng (2010), “Thành
phần loài và đặc điểm phân bố giun đất ở Vũng Liêm – Vĩnh Long”, Tạp chí

khoa học đại học Sư Phạm Hà Nội, 55(3).
2. Nguyễn Thanh Tùng, Huỳnh Thị Hồng Diệu (2011), “Đa dạng loài và biến
động số lượng cá thể theo mùa của quần xã giun đất ở quận Cái Răng, thành
phố Cần Thơ”, Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên
sinh vật, lần 4, tr. 1017 – 1023.
3. Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thành Dương, Phạm Thanh Toàn (2011), “Dẫn
liệu bước đầu về giun đất ở vùng núi nội địa tỉnh Kiên Giang”, Kỷ yếu hội nghị
khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật, lần 4, tr. 1024 – 1030.
4. Nguyen Thanh Tung (2011), “A New Earthworm of the genus Pheretima
(Oligochaeta: Megascolecidae) from Mekong Delta – Vietnam and
Taxonomical position of Pheretima polychaetifera Thai, 1984”, Journal of
science of HNUE, 56 (7), 152 - 159.
5. Nguyen Thanh Tung (2011), “Descriptions of two New species of
Earthworm of the Genus Pheretima Kinberg, 1867 (Oligochaeta:
Megascolecidae) from Mekong Delta – Vietnam”, Journal of Biology,
Vietnam, 33 (1), pp. 24 – 29.
6. Nguyen Thanh Tung, Tran Nhan Dung, Pham Minh Tu (2012), “Testing on
three determining methods of genetic diversity on earthworm species
belonging to the Pheretima species group in the Mekong delta”, Journal of
Biology, Vietnam, 34 (1), pp. 6- 14.
7. Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thị Kim Phước, Hồ Minh Thuấn (2012), “Đa
dạng loài và đặc điểm phân bố của giun đất ở An Giang”, Tạp chí Đại học
Cần Thơ, 22a: pp. 144- 153.

1

MỞ ĐẦU
1. L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giun đất là tên thường gọi cho một nhóm loài động vật sống chủ yếu trong
đất (terrestrial) và một số ít sống bán thủy sinh (semiaquatic), thuộc lớp Giun ít tơ

(Oligochaeta) và ngành Giun đốt (Annelida) (Edwards & Bohlen, 1996).
Giun đất giữ vai trò quan trọng quyết định tính chất vật l ý, hóa học và sinh
học của đất. Giun đất còn giàu đạm nên thích hợp làm thức ăn cho cá, gia cầm và
gia súc. Trong y học dân gian ở Việt Nam, Myanma, Lào, Trung Quốc, giun đất
cũng được sử dụng để chữa một số bệnh. Chúng còn là sinh vật chỉ thị cho mức độ
thay đổi, nguồn gốc của một vùng đất, tính chất đất cũng như mức độ ô nhiễm của
môi trường đất. Ngoài ra, giun đất là nhóm động vật giữ vị trí quan trọng trong
quá trình tiến hóa của động vật từ nước lên cạn, góp phần hình dung quá trình hình
thành đơn vị bậc loài, dưới loài và sự tiến hóa của các hệ cơ quan ở động vật. Bên
cạnh đó, một vài loài giun đất còn là vật chủ trung gian của một số giun tròn ký
sinh (Thái Trần Bái, 1983, 1989; Edwards, 2004; Georgescu et al., 2011).
Ở Việt Nam, giun đất là một trong những nhóm sinh vật được nghiên cứu từ
khá sớm (Perrier, 1872, 1875). Cho đến nay, đã bước đầu hoàn tất những nghiên cứu
cơ bản về khu hệ giun đất ở miền Bắc và miền Trung. Trong khi đó, khu hệ giun đất
ở Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng còn ít được
quan tâm nghiên cứu (Thái Trần Bái, 2000a). Chính vì những lí do trên, đề tài “Khu
hệ giun đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” được đề xuất và thực hiện.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Thống kê thành phần loài, lập danh lục, phân tích tính chất khu hệ, xây
dựng khóa định loại và xác định mối quan hệ của các loài giun đất ở ĐBSCL.
2. Xác định đặc điểm phân bố định tính và định lượng của giun đất theo các
dạng địa hình, sinh cảnh, mùa và theo độ sâu ở khu vực nghiên cứu.
3. Tìm hiểu về tình hình sử dụng giun đất ở ĐBSCL và đề xuất những định
hướng nghiên cứu, khai thác và sử dụng chúng trong tương lai.
2

3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở phần đất liền của ĐBSCL, không bao
gồm các đảo trên biển. Các số liệu trong luận án được tổng kết trên cơ sở những
dẫn liệu nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2011 và kế thừa các số liệu thu được từ

luận văn thạc sĩ do chính tác giả thực hiện (từ năm 2007 đến năm 2008). Nghiên
cứu này vẫn theo hệ thống của Kinberg (1867) cho giống Pheretima, để chờ một
hệ thống phân loại mới thỏa đáng hơn.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sẽ cung cấp một cách đầy đủ và chính xác danh sách các loài giun
đất, cũng như đặc điểm chẩn loại và phân bố của chúng ở ĐBSCL và công bố một
số loài mới, góp phần hoàn chỉnh động vật chí cho nhóm giun đất ở Việt Nam.
Cung cấp những dữ liệu về tính chất khu hệ và khóa định loại các loài giun đất ở
ĐBSCL, sẽ phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về sau.
Cung cấp những nét khái quát về tình hình sử dụng và một số dẫn liệu ban
đầu cho các nghiên cứu ứng dụng, trên cơ sở đó có những định hướng chính xác
về việc khai thác, sử dụng và nghiên cứu lâu dài giun đất ở ĐBSCL.
Cung cấp dẫn liệu về cấu trúc mô học của nhú đực, tuyến phụ sinh dục và
các dẫn liệu về trình tự DNA Barcode của một số loài giun đất ở khu vực nghiên
cứu, là kênh thông tin hữu ích phục vụ các nghiên cứu xây dựng lại hệ thống phân
loại cho nhóm loài Pheretima trong tương lai.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG GIUN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI
Các nghiên cứu về đa dạng giun đất đã được thực hiện một cách rộng rãi ở
nhiều quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo Blakemore (2002), khu hệ giun
đất ở châu Âu và Bắc Mỹ được nghiên cứu hoàn chỉnh nhất, kế đến là khu hệ giun
đất châu Úc, khu hệ giun đất châu Á cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu, đặc biệt là các khu hệ ở Đông Nam Á nhưng các dẫn liệu giun đất ở châu Phi
còn ít được biết đến.
3

Khu hệ giun đất của các nước lân cận Việt Nam cũng được quan tâm nghiên
cứu, nhưng chưa đồng đều giữa các quốc gia (Thái Trần Bái, 2000a). Số loài, nhóm
tác giả nghiên cứu giun đất ở một số nước này được tổng kết ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Số loài, nhóm tác giả nghiên cứu giun đất ở một số nước lân cận Việt Nam

Số lượng
S
TT
Quốc gia
Họ

Giống

Loài

Tác giả nghiên cứu
1. Trung Quốc

8 22 248
Stephenson (1912), Michaelsen (1931), Chen
(1933, 1935, 1938, 1946), Gates (1935a,
1935b), Huang & ctv (2007),…
2. Myanma 10 54 195 Gates (1972), Blakemore (2006),…
3. Thái Lan 5 7 49
Gates (1939, 1972), Skawsang (2003),
Kosavititkul (2005), Chantaravisoot (2007),
Somniyam (2008), Bantaowong & ctv (2011),…

4. Lào 7 8 73
Thái Trần Bái và Samphon (1988, 1989, 1990a,
1990b, 1991a, 1991b), Hong (2008), Inkavilay et
al. (2009) và Chanabun et al. (2011),…
5. Campuchia 5 7 15 Thái Trần Bái và Đỗ Văn Nhượng (1989, 1993)
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIUN ĐẤT Ở VIỆT NAM
Hầu hết các nghiên cứu mở đầu cho khu hệ giun đất Việt Nam được thực

hiện tại các thành phố lớn và các điểm du lịch ở phía Nam nước ta (Perrier, 1872,
1875; Michaelsen, 1934b; Omodeo, 1956; Stephenson, 1931). Trong giai đoạn
này, chỉ có 26 loài giun đất được ghi nhận, thuộc 5 giống, trong đó giống
Pheretima chiếm ưu thế với 23 loài.
Trong khoảng thời gian từ 1965 đến năm 1975, việc nghiên cứu giun đất ở
Việt Nam tạm thời bị gián đoạn bởi chiến tranh. Các nhà nghiên cứu chỉ tập trung
được dẫn liệu về hình thái và sinh thái học của một vài loài giun đất phổ biến để
phục vụ cho công tác biên soạn giáo trình Động vật không xương sống (Thái Trần
Bái, 1983).
4

Cho đến năm 1979, công tác nghiên cứu giun đất ở Việt Nam mới được tiến
hành rộng rãi, nhằm phục vụ cho luận án tiến sĩ khoa học “Giun đất Việt Nam –
Hệ thống học, khu hệ, phân bố và địa lý động vật” của Thái Trần Bái (1983). Kết
quả của nghiên cứu này cho thấy, có 109 loài và phân loài, thuộc 6 họ và 17 giống
cho khu hệ giun đất Việt Nam, trong số đó có 39 loài và phân loài được công bố
mới cho khoa học. Về sau, Thái Trần Bái trực tiếp hướng dẫn nhiều nghiên cứu
sinh và học viên cao học điều tra đa dạng giun đất ở nhiều vùng miền khác nhau ở
nước ta. Bảng 2.2 thể hiện tác giả, địa điểm, kết quả nghiên cứu, năm bảo vệ của 6
luận án phó tiến sĩ về giun đất được thực hiện ở nước ta.
Bảng 2.2: Thời gian, địa điểm và kết quả nghiên cứu của các luận án phó tiến sĩ về
giun đất ở nước ta
Kết quả
Năm

Tác giả Địa điểm
Số loài*

Giống


Họ

Số
loài mới*

1985

Trần Thúy Mùi Đồng bằng sông Hồng 32 12 7 0
1994

Đỗ Văn Nhượng Tây Bắc 95 7 6 15
1994

Nguyễn Văn Thuận Bình Trị Thiên 54 9 6 5
1995

Phạm Thị Hồng Hà Quảng Nam Đà Nẵng 48 8 4 6
1995

Lê Văn Triển Đông Bắc 72 11 5 5
1996

Huỳnh Thị Kim Hối Phía Nam Miền Trung 75 14 6 8
* Loài và phân loài
Theo tổng kết của Thái Trần Bái (2000b) và cập nhật, bổ sung các dẫn liệu
mới, cho đến nay khu hệ giun đất Việt Nam đã phát hiện được 204 loài và phân
loài, thuộc 18 giống, của 7 họ. Trong đó, họ Megascolecidae nhiều nhất với 181
loài và phân loài, kế đến Ocnerodrilidae (7 loài), Octochaetidae (6 loài),
Moniligastridae (5 loài), Lumbricidae (2 loài) và 2 họ còn lại mỗi họ có 1 loài
(Glossoscolecidae, Microchaetidae). Trong đó, có 25 loài giun đất và nhiều taxon

chưa xác định được tên khoa học ở Nam Bộ. Riêng phần đất liền của ĐBSCL mới
chỉ ghi nhận được 14 loài giun đất, thuộc 8 giống, xếp trong 5 họ và một vài taxon
thuộc giống Pheretima và Drawida chưa được định danh đến loài.
5

Hầu hết các điểm thu mẫu giun đất ở Việt Nam được thể hiện ở hình 1.1,
qua đó cho thấy các điểm nghiên cứu chỉ được tập trung ở miền Bắc và miền
Trung, khu hệ giun đất phía Nam ít được nghiên cứu. Ngoài ra, các điểm lấy mẫu
tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ít hơn ở vùng đồi núi và rất ít ở các đảo.




















Hình 1.1: Các điểm thu mẫu giun đất ở Việt Nam

(Vẽ theo các dẫn liệu của Stephenson (1931), Michaelsen (1934b), Omodeo (1956), Thái Trần Bái
(1983), Trần Thúy Mùi (1985), Đỗ Văn Nhượng (1994), Nguyễn Văn Thuận (1994), Lê Văn Triển
(1995), Phạm Thị Hồng Hà (1995), Huỳnh Thị Kim Hối (2005), Nguyễn Thanh Tùng (2008),
Nguyễn Văn Thuận và Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2010), )
6


CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của chế độ thủy văn và tính
chất đất (thành phần cơ giới, độ pH và độ mặn),…các điểm thu mẫu giun đất ở
ĐBSCL được bố trí theo 4 vùng địa hình chính là vùng núi, đồng bằng phù sa ven
sông, bồn trũng xa sông và hỗn hợp ven biển. Trên cơ sở phân chia sinh cảnh của
Thái Trần Bái (1983) khi nghiên cứu khu hệ giun đất ở Việt Nam, có thể chia
ĐBSCL thành 8 loại sinh cảnh chính: rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn xoài ở chân
núi, bãi hoang, mép nước (bờ sông, bờ ao, ), đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây
ngắn ngày và khu chăn nuôi.
Có tất cả 187 điểm thu mẫu được thu ở 13 tỉnh và thành phố thuộc ĐBSCL.
Các điểm thu mẫu tập trung nhiều ở khu vực cao hai bên sông Tiền và sông Hậu,
ít hơn ở các bồn trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và Bán đảo Cà Mau
do phần lớn diện tích khu vực này bị ngập nước quanh năm (hình 2.4).
Các mẫu giun đất được thu định lượng và định tính từ năm 2007 đến 2011.
Mỗi năm thu theo 2 mùa khác nhau: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6, mùa mưa từ
tháng 7 đến tháng 12. Nhưng tập trung nhiều vào tháng 10 và tháng 11 là thời điểm
thu được nhiều loài giun đất đang ở giai đoạn trưởng thành (đặc biệt ở vùng núi).
2.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Vật liệu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên kết quả phân tích của 22.868 cá thể
giun đất, trong đó có 15.447 cá thể thu trong 1.109 hố định lượng. Các mẫu hiện

lưu tại Phòng thí nghiệm Động vật –Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm
nghiên cứu Động vật đất – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Dụng cụ và thiết bị gồm túi vải, len, giấy ghi nhãn, thước đo, máy định vị
GPS (Garmin, Nhật), cân điện tử (độ chính xác 0,01g), kính lúp và bộ đồ mổ,…và
nhiều dụng cụ và thiết bị để ly trích và giải trình tự ADN.
7


Hình 2.4: Các điểm thu mẫu giun đất ở Đồng bằng sông Cửu Long


8

Hóa chất cố định mẫu gồm formol 2%, formol 4%, cồn 96%. Trong thí
nghiệm ly trích và giải trình tự gen có sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau và
đoạn mồi LCO1490, HCO2198, COI-E để khuếch đại trình tự DNA barcode.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Mẫu định lượng được thu theo cách lấy mẫu động vật đất của Ghiliarov
(1976). Thu mẫu định tính tiến hành song song với thu mẫu định lượng trong cùng
một địa điểm hay có thể thu ở một địa điểm bất kỳ với phạm vi rộng hơn.
Mẫu được rửa sạch trong nước, làm cho chúng chết bằng dung dịch formol
2%, xếp vào hộp đựng mẫu ở trạng thái duỗi thẳng và định hình trong 24 giờ với
dung dịch formol 4% mới để phân tích hình thái. Mẫu dùng để ly trích DNA được
định hình bằng dung dịch cồn 96%.
Các mẫu giun đất ở ĐBSCL được định loại dựa trên nhiều tài liệu khác nhau
từ khóa định loại đến các mô tả từng loài của các tác giả như: Thái Trần Bái
(1986), Gates (1972), Blakemore (2002), Sims và Easton (1972), Easton (1979),…
Ngoài ra, một số mẫu còn nghi vấn về vị trí phân loại được GS. TSKH. Thái Trần
Bái giám định lại.
Các nhóm hình thái – sinh thái được phân chia theo tiêu chuẩn của Thái

Trần Bái (1983). Các miền phân bố địa động vật giun đất trên thế giới được xác
định theo Hendrix và cộng tác viên (2008), miền địa động vật Oriental chia thành
hai phân miền và các tỉnh trên cơ sở của Thái Trần Bái (1983). Mức độ gần gũi về
thành phần loài giữa các khu hệ được tính theo công thức của Stugren và
Radulescu (1961). Chỉ số đa dạng được tính theo Shannon và Weiner (1963) và chỉ
số “bình quân” theo Pielou (1966).
Mối quan hệ phân loại học của các loài giun đất ở ĐBSCL được xác định
bằng phương pháp hiện trạng số trên cơ sở hình thái học và phương pháp
Cladistics dựa trên trình tự DNA barcode.



9

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. KHU HỆ GIUN ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1.1. Danh lục các loài giun đất ở ĐBSCL
Bảng 3.1: Danh sách và tần số xuất hiện giun đất ở các địa hình khác nhau của ĐBSCL
Tần số xuất hiện (C)
S
T
T
Taxon
Vùng núi
ĐBPSVS
BTXS
HHVB
Tính chung
GLOSSOSCOLECIDAE (Michaelsen, 1900)


Pontoscolex Schmarda, 1861

1. Pontoscolex corethrurus (Müller, 1856) 0,75 0,66 0,85 0,62 0,69
MEGASCOLECIDAE (part Rosa, 1891)

Lampito Kinberg, 1866

2. Lampito mauritii Kinberg, 1866 0,08 0,04 0,04 0,44 0,14
Perionyx Perrier, 1872

3. Perionyx excavatus Perrier, 1872 0,12 0,07 0,09 0,10
Pheretima Kinberg, 1867

Nhóm có manh tràng (Coecata)

4. Pheretima anomala Michaelsen, 1907 0,63 0,08
5. Pheretima bahli Gates, 1945 0,50 0,13 0,36 0,21
6. Pheretima californica Kinberg, 1867
***
0,13 0,07 0,03
7. Pheretima houlleti (Perrier, 1872) 0,08 0,59 0,25 0,47 0,45
8. Pheretima juliani (Perrier, 1875) 0,10 0,05
9. Pheretima peguana Rosa, 1889 0,38 0,09 0,16 0,13
10. Pheretima polychaetifera Thai, 1984 0,27 0,35 0,07 0,21
11. Pheretima posthuma (Vaillant, 1868) 0,13 0,58 0,19 0,56 0,47
12. Pheretima mangophila Nguyen, 2011
*
0,54 0,04 0,09
13. Pheretima thaii Nguyen, 2011
*

0,02 0,01
14. Pheretima sp. 4 0,17 0,02
15. Pheretima sp. 5 0,07 0,02
16. Pheretima sp. 6 0,02 0,01

10

17. Pheretima sp. 7 0,02 0,01
18. Pheretima sp. 8
(1)
0,54 0,28 0,04 0,18 0,26
19. Pheretima sp. 9 0,13 0,02
20. Pheretima sp. 11 0,63 0,08
21. Pheretima sp. 12 0,25 0,03
22. Pheretima sp. 13 0,13 0,02
23. Pheretima sp. 14 0,04 0,01
24. Pheretima sp. 15 0,13 0,02
Nhóm không có manh tràng (Acoecata)

25. Pheretima elongata (Perrier, 1872) 0,59 0,35 0,38 0,38
26. Pheretima taprobanae Beddard, 1892
***
0,01 0,01
27. Pheretima sp. 16 0,21 0,03
Pontodrilus Perrier, 1874

28. Pontodrilus litoralis (Grube, 1855) 0,02 0,01
ALMIDAE Duboscq, 1902

Glyphidrilus Horst, 1889

(2)

29. Glyphidrilus papillatus (Rosa, 1890) 0,08 0,01 0,04 0,03
MONILIGASTRIDAE Claus, 1880

Drawida Michaelsen, 1900

30. Drawida barwelli (Beddard, 1886)
**
0,25 0,19 0,12 0,14
31. Drawida sp. 1 0,13 0,22 0,12 0,14
32. Drawida sp. 2 0,17 0,02
OCNERODRILIDAE Beddard, 1891

Gordiodrilus Beddard, 1892

33. Gordiodrilus elegans Beddard, 1892 0,20 0,05
OCTOCHAETIDAE Gates, 1959

Dichogaster Beddard, 1888

34. Dichogaster bolaui (Michaelsen, 1891) 0,08 0,25 0,04 0,18 0,18
Tổng cộng số loài 23 19 11 17 34
*: loài mới cho khoa học; **: loài mới gặp ở Việt Nam; ***: loài mới gặp ở khu vực nghiên cứu; Tần
số xuất hiện được tính theo bảng I 2 – phụ lục I; (1): Trước đây, loài này được ghi nhận ở Đông
Dương với tên Ph. campanulata (Rosa, 1890); (2): theo Omodeo (2000) giống Glyphidrilus thuộc
họ Glyphidrilidae nhưng hiện nay nhiều tác giả vẫn xếp chúng vào họ Almidae.
11

3.1.3. Tính chất khu hệ giun đất ở ĐBSCL

3.1.3.1. Cấu trúc thành phần loài
Cho đến nay, đã ghi nhận được 34 loài giun đất, thuộc 9 giống, xếp trong 6
họ ở ĐBSCL. Trong đó, có 2 loài mới được công bố cho khoa học (Ph. thaii và
Ph. mangophila), 1 loài mới được ghi nhận ở Việt Nam (Drawida barwelli), 3 loài
mới gặp ở khu vực nghiên cứu (Ph. anomala, Ph. californica và Ph. taprobanae)
và 14 taxon là loài mới đang chờ công bố.
Giống Pheretima có 24 loài (70,58%) chiếm ưu thế tuyệt đối, điều này phù
hợp với tính chất khu hệ giun đất Đông Dương, là vùng phân bố gốc của giống
Pheretima. Kế đến, giống Drawida có 3 loài (chiếm 8,82%), phần lớn các loài
trong giống này gặp ở Ấn Độ - Mã Lai nhưng vùng phân bố của chúng bao gồm
cả Việt Nam. Các giống còn lại (Pontoscolex, Lampito, Perionyx, Pontodrilus,
Glyphidrilus, Gordiodrilus và Dichogaster) mỗi giống có 1 loài, chiếm 2,94%.
Trong giống Pheretima, có 3 loài thuộc nhóm không có manh tràng
(Acoecata), chiếm 8,82% số loài đã gặp ở ĐBSCL, tỉ lệ này thấp hơn so với khu
hệ Quảng Nam Đà Nẵng và phía Nam miền Trung nhưng cao hơn hẳn các khu hệ
khác đã được nghiên cứu ở nước ta. Với 21 loài thuộc nhóm Pheretima có manh
tràng, có 3 nhóm loài có nguồn gốc liên quan đến lưu vực sông Mêkông: nhóm
posthuma (gồm 2 loài: Ph. posthuma, Ph. juliani), nhóm houlleti (gồm 4 loài: Ph.
houlleti, Ph. sp.8, Ph. thaii, Ph. mangophila), đáng chú ý là nhóm peguana với 2
loài đã biết Ph. bahli và Ph. peguana đã phát hiện thêm 5 loài mới là Ph. sp. 4,
Ph. sp. 9, Ph. sp. 11, Ph. sp. 14, Ph. sp.15, Chính vì thế, có thể dự đoán ĐBSCL là
nơi phát sinh cho nhóm loài này. Từ các dẫn liệu về hình thái, cấu trúc mô học và
sinh học phân tử cho thấy Ph. pacseana không thuộc nhóm loài peguana như các
công bố trước đây.
Dựa vào tần số xuất hiện, các loài giun đất ở ĐBSCL được chia thành 3
nhóm khác nhau: nhóm thường gặp có 1 loài chiếm 2,94% (Pontoscolex
corethrurus), nhóm ít gặp có 4 loài chiếm 11,76% (gồm Ph. houlleti, Ph.
posthuma, Ph. sp. 8, Ph. elongata), 29 loài còn lại (chiếm 85,94%) được xếp vào
12


nhóm ngẫu nhiên. Theo Thái Trần Bái (1987), Ph. bahli là loài nền ở ĐBSCL
nhưng tần số xuất hiện của loài này (C = 21%) thấp hơn so với một số loài khác
trong khu vực nghiên cứu.
Theo tiêu chuẩn phân chia các nhóm hình thái – sinh thái của Thái Trần Bái
(1983), giun đất ở ĐBSCL có đầy đủ ba nhóm. Nhóm thảm mục ít nhất, có 3 loài
chiếm 8,82% (Perionyx excavatus, Ph. thaii và Ph. mangophila). Kế đến, nhóm ở
đất chính thức có 15 loài chiếm 44,12% (Ph. elongata, Ph. taprobanea, Ph.
posthuma, Ph. sp. 5, Ph. sp. 7, Ph. sp. 13, Ph. sp. 15, Ph. sp. 16, Pontoscolex
corethrurus, Pontodrilus litoralis, Dichogaster bolaui, Gordiodrilus elegans,
Drawida barwelli, Drawida sp. 1 và Drawida sp. 2). Nhóm đất – thảm mục nhiều
nhất, với 16 loài chiếm 47,06 % (tất cả các loài còn lại). Điều này phù hợp với
đặc điểm tự nhiên ở ĐBSCL, phần lớn diện tích đồng bằng là các sinh cảnh nhân
tác và các sinh cảnh rừng chỉ tập trung ở vùng núi có độ dốc cao, thường xuyên bị
xói mòn, nên tầng thảm mục tương đối ít và mỏng. Chính vì thế, nhóm thảm mục
chiếm tỉ lệ rất thấp so với các khu hệ khác.
3.1.3.2. Mối quan hệ của khu hệ giun đất ĐBSCL với các khu hệ lân cận
Xét về phạm vi phân bố của các loài giun đất ở ĐBSCL, có 12 loài phân bố
rộng nhiều nơi trên thế giới (Pontoscolex corethrurus, Perionyx excavatus,
Drawida barwelli, Ph. californica, Ph. houlleti, Ph. posthuma, Ph. elongata, Ph.
taprobanae, Pontodrilus litoralis, Gordiodrilus elegans, Dichogaster bolaui,
Lampito mauritii), 3 loài chỉ gặp ở khu vực Nam Á hoặc chỉ Đông Nam Á
(Glyphidrilus papillatus, Ph. bahli và Ph. peguana), 2 loài chỉ gặp ở Đông Dương
(Ph. juliani và Ph. sp. 8), 17 loài còn lại chỉ gặp ở Việt Nam hoặc chỉ gặp ở khu vực
nghiên cứu.
Khu hệ giun đất ĐBSCL có mối quan hệ từ khác nhau đến rất khác với các
khu hệ lân cận (R từ 0,41 đến 0,89). Tuy nhiên, các giá trị trên chỉ mang tính chất
tương đối do phạm vi lãnh thổ và mức độ nghiên cứu rất khác nhau ở từng khu hệ.
Khu hệ giun đất ở ĐBSCL có 15 loài (chiếm 41,12%) chung với khu hệ Myanma
13


và phía Nam miền Trung, 11 loài (chiếm 32,35%) chung với khu hệ Bình Trị
Thiên và Tây Bắc, 10 loài (chiếm 29,41%) chung với khu hệ Thái Lan và Quảng
Nam Đà Nẵng, 8 loài (chiếm 23,53%) chung với khu hệ Lào, Đông Bắc, và khu hệ
Phnômpênh. Tuy cùng có địa hình là vùng đồng bằng nhưng khu hệ giun đất
ĐBSCL chỉ có 7 loài (chiếm 20,59%) chung với khu hệ ĐBSH. Thành phần loài
giun đất giữa hai khu hệ này khác nhau rất xa, nếu như ĐBSCL đặc trưng cho các
loài có nguồn gốc liên quan đến lưu vực sông Mêkông (nhóm loài posthuma,
houlleti và peguana) thì khu hệ đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đặc trưng với các
loài Ph. aspergillum, Ph. robusta, Ph. triastriata, Ph. morrisi (Thái Trần Bái &
Trần Thúy Mùi (1982).
Mức độ chung nhau về thành phần loài giữa các khu hệ được xét có thể phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng quan trọng hơn là nhân tố phát tán và khả
năng thích nghi ở mỗi loài. Các loài như Pontoscolex corethrurus, Ph. elongata,
Ph. bahli, Ph. posthuma, có khả năng thích nghi cao với các điều kiện ngoại
cảnh nên phân bố rộng ở hầu hết các khu hệ. Trong các nhân tố phát tán có thể lưu
ý đến nhân tố dòng chảy của các con sông, điều này thể hiện khá rõ khi khảo sát
riêng các loài có nguồn gốc từ lưu vực sông Mêkông, có từ 4 đến 6 loài trong
nhóm này chung nhau giữa các khu hệ nằm trong hay có một phần thuộc lưu vực
sông Mêkông đi qua nhưng chỉ có từ 1 đến 4 loài trong nhóm này chung với các
khu hệ không có lưu vực sông Mêkông đi qua, đặc biệt là khu hệ đồng bằng sông
Hồng và Đông Bắc chỉ chung nhau 1 loài (Ph. posthuma).
3.1.3.3. Tính chất địa động vật của khu hệ giun đất ĐBSCL
Trong số 34 loài giun đất được tìm thấy ở ĐBSCL có khoảng 11 loài có nguồn
gốc từ nhiều nơi trên thế giới: 3 loài có nguồn gốc từ Ấn Độ (Lampito mauritii,
Perionyx excavatus, Drawida barwelli) (Blakemore, 2002), 2 loài có nguồn gốc từ
vùng nhiệt đới Châu Phi (Gordiodrilus elegans và Dichogaster bolaui) (Hendrix &
Bohlen, 2002) 1 loài có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ (Pontoscolex
corethrurus), 1 loài có vùng phân bố gốc ở phía Nam Trung Quốc (Ph. californica)
(Blakemore, 2002). Blakemore (2007) đã khẳng định vùng phân bố gốc của
14


Pontodrilus litoralis ở Địa Trung Hải. Ở nhóm Pheretima không có manh tràng,
vùng phân bố gốc của Ph. elongata được khẳng định ở quần đảo Sumawa, Lombok,
Bali, phía Đông Java (Easton, 1976) và vùng phân bố gốc của Ph. taprobanae được
Gates (1972) dự đoán ở vùng nhiệt đới Papua Guinea.
Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào xác định vùng phân bố gốc của
Glyphidrilus papilatus, loài được tìm thấy khá phổ biến ở Việt Nam (Thái Trần
Bái, 2000b), Ấn Độ, Myanma (Gates, 1972), đảo Hải Nam Trung Quốc (Chen,
1938) và không gặp ở Châu Phi. Từ các dẫn liệu trên có thể dự đoán được vùng
phân bố gốc của Glyphidrilus papilatus có thể ở một nơi nào ở tỉnh Đông Dương
– Trung Hoa hoặc ở phân miền địa động vật Ấn Độ – Myanma.
Khu hệ giun đất ở ĐBSCL có yếu tố địa động vật Phương Đông chiếm ưu
thế với 88,23%. Tỉ lệ này thấp hơn so với khu hệ Tây Bắc (chiếm 93,6%) và
Quảng Nam – Đà Nẵng (chiếm 89,6%) nhưng cao hơn các khu hệ khác đã nghiên
cứu ở nước ta như: Bình Trị Thiên (chiếm 86,9%), Đông Bắc (79,18%), phía Nam
miền Trung (chiếm 82,7%) và ĐBSH (chiếm 76%). Nhìn chung, yếu tố địa động
vật của giun đất ở ĐBSCL tuân theo quy luật chung cho các khu hệ giun đất ở
Việt Nam, yếu tố Phương Đông giữ vai trò chủ đạo (Thái Trần Bái, 1983). Trong
yếu tố địa động vật này thì yếu tố Đông Dương – Trung Hoa cao nhất (24 loài,
chiếm 70,29%), kế đến là yếu tố Ấn Độ – Myanma (4 loài, chiếm 11,76%), thấp
nhất là yếu tố Mã Lai (2 loài, chiếm 5,88%). Ngoài ra, khu hệ giun đất ở ĐBSCL
còn có thêm yếu tố Êtiôpi có 2 loài (chiếm 5,88%) và Tân nhiệt đới và Cổ Bắc mỗi
miền có 1 loài (chiếm 2,94%). Tuy hai yếu tố này chiếm tỉ lệ thấp nhưng các loài
thuộc chúng có khả năng phát tán và phân bố rất rộng trong khu vực nghiên cứu.
Theo Easton (1979), giới hạn vùng phân bố gốc của nhóm loài không có
manh tràng của nước ta chỉ ở miền Trung nhưng ngoài 2 loài có nguồn gốc từ tỉnh
Mã Lai (Ph. elongata và Ph. taprobanea) ở ĐBSCL còn gặp thêm Pheretima sp.
16, có nhiều đặc điểm khác biệt so với những loài cùng nhóm đã gặp, phân bố phổ
biến ở một số núi của Kiên Giang và núi Tô – An Giang, có thể đây là loài đặc
hữu cho ĐBSCL. Từ đó cho thấy, vùng phân bố gốc của nhóm không có manh

15

tràng (Polypheretima) ở nước ta có thể mở rộng thêm về phía Nam so với vùng
phân bố trên.
3.1.4. Mối quan hệ phân loại học giữa các loài giun đất ở ĐBSCL
3.1.4.1. Mối quan hệ phân loại học trên cơ sở hình thái
Biểu đồ hiện trạng của các loài giun đất ở ĐBSCL được xây dựng theo
phương pháp UPGMA với phần mềm NTSYS – PC 2.1 (hình 3.37). Kết quả cho
thấy, các loài giun đất ở khu vực này được chia thành 2 nhóm lớn: Nhóm I gồm có
5 loài thuộc các họ Glossoscolecidae, Almidae, Moniligastridae. Với 3 loài giun
đất thuộc giống Drawida tạo thành một nhóm riêng với hệ số tương đồng khoảng
85%. Trong đó, Drawida sp. 1 gần với Drawida sp. 2 (93,33%) hơn là Drawida
barwelli (83,33%). Nhóm II gồm 29 loài còn lại thuộc 3 họ Ocnerodrilidae,
Octochaetidae, Megascolecidae. Trong đó, 2 loài thuộc họ Ocnerodrilidae và
Octochaetidae và 3 loài thuộc giống Lampito, Perionyx, Pontodrilus của họ
Megascolecidae tạo thành một nhóm riêng (nhóm II.1) phân biệt với nhóm còn lại
gồm các loài thuộc giống Pheretima (nhóm II.2) với hệ số tương đồng trung bình
giữa chúng khoảng 53%.
Trên biểu đồ hiện trạng của các loài giun đất ở ĐBSCL, thể hiện khá rõ mối
quan hệ của các nhóm loài gần gũi. Các loài trong nhóm peguana tạo thành một
nhóm riêng (trừ Ph. sp. 14), trong đó Ph. bahli gần với Ph. sp. 4 và Ph. sp. 11 gần
với Ph. peguana (với hệ số tương đồng là 96,77%) hơn với 2 loài Ph. sp. 9 và Ph.
sp. 15. Ph. posthuma và Ph. juliani thuộc nhóm loài posthuma tạo thành một nhóm
riêng với hệ số tương đồng lên đến 93,55%, nhóm này gần với Ph. sp. 12 hơn các
loài Pheretima khác ở ĐBSCL. Ph. thaii và Ph. mangophila được dự đoán thuộc
nhóm loài houlleti nhưng chúng lại tách biệt với 2 loài đã biết trong nhóm này là
Ph. houlleti và Ph. sp. 8, đặc biệt là Ph. houlleti và Ph. sp. 8 gần với Ph.
californica hơn 2 loài đã được dự đoán trong cùng nhóm loài này, cũng cần xem
xét lại vị trí phân loại học của các loài trong nhóm này. Tuy nhiên, trên biểu đồ
hiện trạng này các loài thuộc nhóm Pheretima không có manh tràng chưa tạo thành

nhóm hoàn chỉnh tách biệt với các loài thuộc nhóm có manh tràng. Ph. elongata
16

và Ph. sp. 16 tạo thành một nhóm riêng với hệ số tương đồng là 83%, còn Ph.
taprobanae tách biệt khá sớm và gần với Ph. sp. 13 hơn là với 2 loài (Ph. elongata
và Ph. sp. 16) cùng nhóm.













Hình 3.37: Biểu đồ hiện trạng (phenogram) của các loài giun đất ở ĐBSCL được xây
dựng bằng phương pháp hiện trạng số trên cơ sở hình thái học
3.1.4.2. Mối quan hệ phân loại học trên cơ sở sinh học phân tử
Thí nghiệm phân tích trình tự DNA barcode đã thành công trên 19 loài giun
đất ở ĐBSCL và 1 loài thu ở Lào (Ph. pacseana), chỉ có loài Ph. taprobanae đã
được giải trình tự trong các nghiên cứu trước đây (có trong cơ sở dữ liệu của ngân
hàng gen) (Minamiya et al., 2009). Sau khi phân tích các trình tự, giản đồ phả hệ
được vẽ như ở hình 3.39 với chỉ số CI (Consistency Index) = 0,3363, RI
(Retention Index) = 0,3215, chỉ số này cho biết kết quả giải trình tương đối và có
thể chấp nhận được. Kết quả cho thấy các loài giun đất ở ĐBSCL có thể được chia
làm 3 nhóm lớn với các chỉ số bootstrap khác biệt.

Nhóm I: gồm 2 loài Pontocolex corethrurus và Pontodrilus litoralis với chỉ
số bootstrap 74%. Trong đó, Pontocolex corethrurus thuộc họ Glossoscolecidae
phân biệt với các họ khác ở hai nhóm còn lại nhưng Pontodrilus litoralis có vị trí
Nhóm
houlleti
Nhóm
peguana
Nhóm
posthuma
Nhóm không
có manh
tràng

Họ OCNERODRILIDAE
Họ OCTOCHAETIDAE

Họ MEGASCOLECIDAE



Họ GLOSSOSCOLECIDAE
Họ ALMIDAE
Họ MONILIGASTRIDAE
I
II.1
II
Nhóm
houlleti
II.2
Pheretima polychaetifera

17

III
74
23
25
37
27
38
28
5
18
61
64
30
24
32
8
100
4
II
Nhóm
loài
peguana
Nhóm loài
houlleti
Nhóm
không có
manh tràng
Pheretima

polychaetifera
I
*
*
*

phân loại chưa ổn định, trước đây được xếp vào họ Acanthodrilidae về sau xếp vào
họ Megascolecidae (Blakemore, 2007). Nhóm II: gồm 2 loài Glyphidrilus
papillatus thuộc họ Almidae và Drawida sp.1 thuộc họ Moniligastridae phân biệt
với các loài thuộc họ Megascolecidae ở nhóm III với chỉ số bootstrap tương đối
thấp 23%. Tuy nhiên, trong nhóm này không bao gồm Drawida sp. 2, loài này
được xếp cùng nhóm với các loài thuộc giống Pheretima, có thể là do sai số trong
quá trình giải trình tự. Nhóm III: gồm tất cả các loài thuộc giống Pheretima và một
trình tự không hợp lý của Drawida sp. 2. Trong nhóm này, 4 loài trong nhóm
peguana (Ph. sp. 4, Ph. bahli, Ph. peguana và Ph. sp. 15) tạo thành một nhóm
riêng gần Ph. sp. 10, với chỉ số bootstrap 28%. Tuy nhiên, Ph. sp. 14 cũng thuộc
nhóm loài peguana nhưng không được xếp cùng nhóm trên mà cùng với Ph. sp.
13, chỉ số bootstrap lên đến 100%. Ngoài ra, 2 loài Ph. houlleti và Ph. sp. 8 thuộc
nhóm loài houlleti cũng được xếp cùng nhóm gần gũi với chỉ số bootstrap 61%.
Trong số 3 loài thuộc nhóm Pheretima không có manh tràng (acoecata), chỉ có Ph.
elongata và Ph. taprobanae được xếp cùng nhóm (64%) gần với Ph. posthuma hơn
là với Ph. sp. 16.










Hình 3.39: Giản đồ phả hệ của một số loài giun đất ở ĐBSCL
dựa trên trình tự DNA barcode
18

Từ hình 3.39 cho thấy, các loài trong nhóm Coecata (có manh tràng) với lỗ
đực đổ trực tiếp trên bề mặt thành cơ thể có xu hướng gần nhau nhưng chưa tạo
thành một nhóm riêng, tuy mối quan hệ của các loài trong nhóm loài gần gũi và giữa
nhóm loài Pheretima có manh tràng với không có manh tràng cũng phân biệt được
nhưng chưa thật sự rõ, điều này cũng được gặp ở một vài nghiên cứu khác trên đối
tượng giun đất (Huang et al., 2007b). Điểm quan trọng nhất là từ kết quả giải trình
tự gen có thể khẳng định các taxon chưa xác định tên là loài mới (không phải là
biến dị của các loài đã gặp ở ĐBSCL).
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở ĐBSCL
Khu hệ giun đất ĐBSCL có mật độ trung bình là 48 con/m
2
và sinh khối là
35,69 g/m
2
. Tuy là loài ngoại lai nhưng Pontoscolex corethrurus chiếm ưu thế ở
khu hệ này với n% = 0,30 và p% = 0,15, kế đến là Ph. posthuma, Lampito
mauritii, tiếp theo là Ph. elongata, Ph. houlleti, Ph. bahli và Ph. sp. 11 ( n% =
0,04 – 0,08), các loài còn lại chiếm tỉ lệ thấp đến rất thấp ( n% ≤ 0,02).
3.2.1. Đặc điểm phân bố theo các dạng địa hình








Hình 3.40: Mật độ, sinh khối và số lượng loài giun đất trong dạng địa hình ở ĐBSCL
Chỉ số đa dạng và chỉ số “bình quân” của giun đất ở vùng núi cao hơn các
vùng đồng bằng nhưng mật độ và sinh khối thì ngược lại (hình 3.40). Điều này
phù hợp với các nhận định trước đây về phân bố của giun đất ở Việt Nam (Thái
Trần Bái, 2000b). Khi so sánh giữa 3 dạng địa hình ở đồng bằng thì số loài, chỉ số
đa dạng, mật độ và sinh khối giảm dần từ ĐBPSVS, đến HHVB và thấp nhất ở
Mật độ (con/m
2
), sinh khối (g/m
2
)
Chỉ số đa dạng
35.6
53.9
33.8
31.58
38.63
33.83
66.5
38.59
1.79
3.03
3.49
2.54
0
10
20
30
40

50
60
70
VN ĐBPSVS HHVB BTXS
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
Mật độ
Sinh khối
Hệ số đa dạng
19

BTXS. Do phần lớn diện tích ở BTXS và HHVB là đất phèn, phèn mặn và phù sa
nhiễm mặn (Võ Quang Minh và ctv., 2003) nên chỉ có các loài giun đất rộng muối
và rộng pH tồn tại và phát triển được ở các dạng địa hình này. Ngoài ra, phần lớn
diện tích của BTXS bị ngập nước quanh năm cũng là một yếu tố làm giới hạn về
độ đa dạng của giun đất ở vùng này.
Trong tổng số các loài giun đất đã gặp ở ĐBSCL, có 6 loài gặp trong tất cả
các dạng địa hình (Pontoscolex corethrurus, Ph. houlleti, Ph. posthuma, Ph. sp. 8,
Dichogaster bolaui, Lampito mauritii), có 10 loài chỉ gặp ở VN (Drawida sp. 2,
Ph. sp. 4, từ Ph. sp. 9 → sp. 16), có 2 loài chỉ gặp ở ĐBPSVS (Ph. sp. 7, Ph.
juliani) và 1 loài chỉ gặp ở HHVB (Ph. sp. 6 ). Trong số các loài còn lại đáng chú ý
đến một số loài xuất hiện gián đoạn ở 1 dạng địa hình nào đó như: Ph. bahli và Ph.
peguana không có ở BTXS, có thể 2 loài này không chịu được pH thấp (đất phèn);

Drawida barwelli và Drawida sp. 1 không xuất hiện ở vùng HHVB, có thể 2 loài
này có giới hạn hẹp về nhân tố độ mặn. Ph. elongata và Perionyx excavatus và Ph.
polychaetifera không xuất hiện ở VN. Hiện tượng trao đổi về thành phần loài giun
đất giữa các dạng địa hình cũng được thấy rõ trong một vài trường hợp ở ĐBSCL
như: Ph. posthuma, Ph. mangophila và Lampito mauritii.
3.2.2. Đặc điểm phân bố theo mùa
Ở ĐBSCL, với đặc trưng mùa mưa và mùa khô, với biên độ nhiệt trung bình
khá thấp, chỉ khoảng 3 – 3,5
0
C (Nguyễn Việt Thịnh và ctv, 2007). Do đó, độ ẩm là
nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm phân bố theo mùa của giun đất ở khu
vực này. Mật độ và sinh khối của giun đất ở mùa khô (n = 38,1 con/m
2
; p = 16,22
g/m
2
) thấp hơn mùa mưa (n = 61,2 con/m
2
; p = 43,35 g/m
2
), kể cả tính chung hay tính
riêng cho từng dạng địa hình.
Khảo sát riêng về sự biến động theo mùa của giun đất ở một số núi thuộc
tỉnh An Giang cho thấy, số lượng loài, mật độ và sinh khối của giun đất tăng dần
từ mùa khô đến đầu mùa mưa và cuối mùa mưa (hình 3.42 A). Thêm vào đó, tỉ lệ
cá thể trưởng thành trong quần thể cũng tăng dần từ mùa khô đến cuối mùa mưa.
20

Đặc biệt, cuối mùa mưa hầu hết các cá thể trong quần thể đều ở trạng thái trưởng
thành (hình 3.42 B). Qua đó, có thể hình dung mối tương quan giữa vòng đời và

độ ẩm của một số loài giun đất ở ĐBSCL. Cuối mùa mưa các cá thể thành thục
sinh dục bắt đầu sinh sản, sau đó chúng sẽ chết khi độ ẩm trong đất giảm dần. Kén
sẽ tồn tại trong suốt mùa khô năm sau (khoảng thời gian có độ ẩm thấp nhất trong
năm). Đến đầu mùa mưa, độ ẩm trong đất tăng dần, kén bắt đầu nở và phát triển trong
suốt mùa mưa. Sự biến động trên cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ mùa năm như trên.






Hình 3.42: Sự biến động về số lượng loài, mật độ (con/m
2
), sinh khối (g/m
2
) (A),
cá thể trưởng thành và cá thể non (B) giữa các mùa khác nhau ở vùng núi An Giang
Từ quy luật và kết quả phân tích biến động số lượng cá thể theo mùa của 7
loài giun đất ở Quận Cái Răng – Thành phố Cần Thơ (Nguyễn Thanh Tùng và
Huỳnh Thị Hồng Diệu, 2011). Cho thấy các loài giun đất ở ĐBSCL được chia thành
2 nhóm: nhóm có vòng đời kéo dài theo chu kỳ năm và nhóm có vòng đời ngắn.
3.2.3. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh
Nếu theo hệ thống phân chia của Thái Trần Bái (1983), ĐBSCL được chia
thành 7 sinh cảnh: rừng tự nhiên, rừng trồng, bãi hoang, mép nước (bờ sông, bờ
ruộng, bờ ao), đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày, khu chăn nuôi.
Ngoài ra, với những đặc trưng rất riêng nên sinh cảnh vườn xoài chân núi được
tách khỏi đất trồng cây lâu năm. Khi xét về mối quan hệ giữa chỉ số đa dạng, mật
độ và sinh khối giữa 8 sinh cảnh trên, kết quả cho thấy các giá trị này biến thiên
một cách ngẫu nhiên không theo quy luật như các nghiên cứu trước đây (hình 3.44
A). Điều này là phù hợp do phần lớn các sinh cảnh ở ĐBSCL là sự chia nhỏ của

13
48
59
1.75
64.83
20.3
20
6
8
0
10
20
30
40
50
60
70
Mùa khô Đầu mùa mưa Cuối mùa mưa
0
5
10
15
20
25
Mật độ
Sinh khối
Số loài
0%
20%
40%

60%
80%
100%
Mùa khô Đầu mùa mưa Cuối mùa mưa
Cá thể trưởng thành
Cá thể non
A

B

21

sinh cảnh nhân tác, rất khó để xác định mức độ nhân tác nhiều hay ít ở từng sinh
cảnh và giữa các sinh cảnh với nhau. Từ thực tế trên có thể tập hợp các sinh cảnh
ở ĐBSCL thành những nhóm lớn hơn theo mức độ nhân tác như sau: nhóm rất ít
tác động (gồm sinh cảnh rừng tự nhiên và rừng trồng), nhóm ít tác động (gồm sinh
cảnh bãi hoang và sinh cảnh mép nước), nhóm tác động trung bình (vườn xoài
chân núi), nhóm tác động nhiều (gồm sinh cảnh đất trồng cây lâu năm và đất trồng
cây ngắn ngày), nhóm tác động rất nhiều (khu chăn nuôi). Theo sự phân chia trên
thì chỉ số đa dạng giảm dần theo mức độ tác động, trong khi đó mật độ và sinh khối
thì ngược lại (hình 3.44 B), tượng tự như các nghiên cứu trước đây. Chỉ có một
trường hợp ngoại lệ, nhóm tác động trung bình có mật độ (n = 50,3 con/m
2
) thấp
hơn nhóm tác động ít (n = 53,9 con/m
2
) nhưng sự chênh lệch này không đáng kể.












Hình 3.44: Mối quan hệ giữa chỉ số đa dạng, mật độ và sinh khối giữa các sinh cảnh
(A) và giữa các nhóm sinh cảnh theo mức độ nhân tác (B)
3.2.4. Đặc điểm phân bố theo độ sâu
Ở ĐBSCL, giun đất có thể sống được từ tầng A1 đến A6 (từ 0 đến 60 cm)
nhưng tập trung chủ yếu ở tầng A1 (n = 80,53% – 88,32%; p = 80,06% – 90,37%).
32.2
30.7
36.2
71.1
50.3
66.2
50.6
104.9
21.23
32.72
26.96
48.58
34
36.1
30.78
79.07
3.18

3.43
2.86
2.93
2.63
2.95
2.74
3.07
0
20
40
60
80
100
120
RTN RT BH MN VXCN ĐTCLN ĐTCNN KCN
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
Mật độ
Sinh khối
Hệ số đa dạng
A
32
53.9

50.3
58.7
29.9
34.95
104.9
34
33.48
79.07
2.63
3.44
2.97
3.07
3.14
0
20
40
60
80
100
120
Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4

Mật độ
Sinh khối
Hệ số đa dạng
B
M
ật độ (con/m
2
) và sinh kh
ối
2
M
ật độ (con/m
2
) và sinh kh
ối
2
Ch
ỉ số đa dạng

Ch
ỉ số đa dạng

22

Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cho thấy giun đất có khả năng sống sâu nhất
đến tầng A5 (từ 50 cm trở lên) nhưng ở ĐBSCL chúng có thể phân bố sâu đến
tầng A6 với tỉ lệ rất thấp (n = 0,03%; p = 0,21%). Mùa mưa giun đất sống từ tầng
A1 – A4 và có xu hướng di chuyển xuống sâu hơn vào mùa khô (đến tầng A6) do
độ ẩm trong tầng đất mặt bị giảm. Đặc điểm phân bố theo độ sâu của giun đất ở
ĐBSCL phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: theo mùa, tập tính của từng

loài, độ sâu của tầng đất mặt hay giai đoạn phát triển cá thể ở Ph. juliani.
Tầng đất mặt ảnh hưởng đến khả năng phân bố theo độ sâu của giun đất ở
ĐBSCL thể hiện rất rõ khi so sánh giữa các dạng địa hình khác nhau. ĐBPSVS
giun đất có thể sống sâu nhất từ 10 cm đến 60 cm, đây cũng là vùng có tầng đất
mặt dày và các yếu tố môi trường thuận lợi (hầu hết các vườn cây ăn quả ở
ĐBSCL tập trung ở vùng này). Kế đến, VN và HHVB giun đất sống được ở tầng
10 cm đến 20 cm. Ở VN, lớp đá dưới lớp đất mặt đã giới hạn không cho giun đất
xuống sâu hơn. Ở vùng HHVB, độ mặn có thể là nhân tố chính giới hạn phân bố
theo độ sâu của giun đất và hàm lượng sắt trong đất cũng là một nhân tố đáng chú ý.
3.3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG GIUN ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.3.1. Tình hình sử dụng giun đất ở ĐBSCL
Từ lâu, người dân miền sông nước ĐBSCL đã biết sử dụng giun đất để phục
vụ cho đời sống hàng ngày như dùng làm mồi câu, thức ăn cho gia cầm, trị bệnh,
Hiện nay, công ty dược Domesco - Đồng Tháp đã nhập địa long từ Trung Quốc để
sản xuất thuốc Doragon. Ngoài ra, những năm gần đây ĐBSCL còn phát triển
thêm mô hình nuôi giun quế ở nhiều địa phương để làm thức ăn cho tôm sú, tôm
càng xanh, ba ba, cá bống tượng, cá chạch lấu,… phân giun đế được sử dụng để
bón cho các vườn cây ăn trái hay tạo màu cho nước ở các ao nuôi thủy sản.
3.3.2. Một số định hướng nghiên cứu và sử dụng giun đất ở ĐBSCL
Trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu trước đây và các dẫn liệu thu được từ
quá trình nghiên cứu, có thể đề xuất 4 hướng ứng dụng cho giun đất ở ĐBSCL
như: lấy đạm làm nguồn thức ăn cho thủy sản và chăn nuôi (Perionyx excavatus,

×