Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cơ kinh tế thị trường đã hình thành và tồn tại nhiều kiểu tổ chức kinh
doanh vận tải như: doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải
này có qui mô nhỏ, phát triển chưa bền vững. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho ngành vận tải nội địa của Việt Nam còn mang tính
manh mún, nhỏ lẻ, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Góp phần làm
cho tai nạn giao thông ngày một tăng, việc quản lý của ngành gặp khó khăn.
Đặc điểm địa lý của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống
kênh rạch dày đặc nên vận tải bằng đường thủy, đường bộ là một phù hợp tất
yếu. Mô hình hợp tác xã (HTX) vận tải thủy-bộ nội địa là một trong những
thành phần kinh tế quan trọng, là bộ phận hợp thành của ngành giao thông
vận tải của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay, mô hình này vẫn
đang hoạt động với qui mô nhỏ, thiếu bền vững, chưa khai thác hết lợi thế
các nguồn lực và chưa thực sự hiệu quả, trong khi nhu cầu vận tải của toàn
vùng là khá lớn. Chính vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp, nhằm phát triển mô hình này trong giai đoạn tới.
Phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng
sông Cửu Long cũng phù hợp với chủ trương của Đảng “Về tiếp tục đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”(NQ ĐH XI) và Quyết định
số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 của Thủ Tướng Chính phủ”Phê duyệt
qui hoạch phát triển giao thông vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2020 và định hướng 2030”
1
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển hợp tác xã vận tải
thủy- bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài luận án tiến sĩ
kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị của tôi.
2. Đối tượng nghiên cứu
Ở đồng bằng sông Cửu Long hiện đang tồn tại 178 hợp tác xã vận tải nội địa
(đến quí 1 năm 2013), các hợp tác xã vận tải tổ chức theo hình thức: Hợp tác
xã vận tải đường sông; Hợp tác xã vận tải ô tô; Hợp tác xã vận tải hàng hóa,
hợp tác xã xe tắc xi và hợp tác xã vận tải kết hợp thủy bộ. Các hợp tác xã
hoạt động theo 3 mô hình quản lý: Hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ, hợp tác xã hỗn
hợp và hợp tác xã điều hành sản xuất kinh doanh tập trung.
Trong luận án này, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sự tồn tại, phát
triển và cơ chế tác động đến Hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng
bằng sông Cửu Long, hoạt động theo mô hình quản lý điều hành sản xuất
kinh doanh tập trung. Coi đây là mô hình tổ chức hợp tác xã vận tải nội địa
tiêu biểu hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách tổng thể về hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở
đồng bằng sông Cửu Long (về kinh tế-xã hội). Sự tác động các chính sách
của nhà nước đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mô hình hợp tác xã
này. Từ đó tìm ra những giải pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy mô hình
hợp tác xã này phát triển. Đáp ứng tốt nhu cầu vận tải của vùng, khai thác
tiềm năng của các hộ gia đình và lợi thế của khu vực. Góp phần vào phát
triển kinh tế-xã hội của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
4. Phạm vi nghiên cứu
2
Chỉ nghiên cứu mô hình hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa (không
nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp, công ty vận tải) ở 13 tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, giai đoạn từ 2003 đến 2012, trên góc độ kinh tế chính trị.
Do số liệu thống kê không đầy đủ, nghiên cứu sinh tạm sử dụng số liệu
thống kê số lượng HTX vận tải, khối lượng vận tải của cả vùng. Khối lượng
vận tải của 04 tỉnh (Tiền Giang, Tp. Cần Thơ , Kiên Giang, Cà Mau). Kết
quả sản xuất kinh doanh của 24 HTX vận tải thủy-bộ nội địa ở 04tỉnh (Bến
Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau) và của 05 hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội
địa (HTX Rạch Gầm, HTX vận tải cơ giới thủy bộ thành phố Mỹ Tho, HTX
vận tải thủy bộ Tân Tiến, HTX vận tải thủy bộ Toàn Thắng, HTX vận tải
thủy bộ thành phố Cần Thơ). Để dẫn chứng cho sự cần thiết phải phát triển
HTX vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu1.Tính khách quan về sự phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở nước ta?
Câu 2. Sự cần thiết phải phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa ở
đồng bằng sông Cửu Long. Xu hướng phát triển trong giai đoạn tới như thế
nào?
Câu 3.Những giải pháp để phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa ở
đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới như thế nào?
6. Giả thiết nghiên cứu
Giả thuyết 1. Phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa ở nước ta nói
chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là phù hợp giữa lý luận và
thực tiễn.
3
Giả thuyết 2. Qua thực trạng phát triển của hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội
địa trong thời gian qua, đã tác động rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế - xã
hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, cần phải phát triển mô
hình kinh tế này.
Giả thuyết 3. Cần phải có một số giải pháp, điều kiện cho mô hình hợp
tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển trong
giai đoạn tới.
6. Nhiệm vụ phải giải quyết
-Luận giải và nghiên cứu lý luận về phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ
nội địa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở nước ta và
xu hướng phát triển trong giai đoạn tới.
-Đánh giá thực trạng phát triển của các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa
trong thời gian qua đã tác động đến sự tăng trưởng kinh tế -xã hội của đồng
bằng sông Cửu Long và sự cần phải phát triển mô hình kinh tế này.
-Đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển mô hình hợp tác xã vận tải
thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới.
7. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của phép biện chứng duy vật của chủ nghiã
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt
Nam vào phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi
Việt Nam đã hội nhập quốc tế, cụ thể cho từng phần như sau:
-Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (chương 2)
-Chương 3 dùng phương pháp định tính và phân tích điển hình, so sánh
trên cơ sở số liệu thống kê, để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội của
các hợp tác xã Vận tải thủy- bộ nội địa ở 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
4
(chọn một số hợp tác xã làm đại diện). Giai đoạn từ 2003 đến 2012 trong cơ
cấu phát triển kinh tế toàn vùng.
8. Khung phân tích của luận án
Trên cơ sở lý thuyết nền tảng: Qui luật quan hệ sản xuất luôn thích ứng
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đối với phát triển kinh tế hợp
tác xã và thực tiễn phát triển hợp tác xã tại một số quốc gia trên thế giới. Khi
áp dụng vào phát triển hợp tác xã thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu
Long, cần phải bổ sung những nhân tố tác động khác và đặt trong khung
phân tích:
Trong khung phân tích này, trên góc độ kinh tế chính trị. Nghiên cứu
hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long được đặt
trong mối quan hệ chế độ sở hữu tư liệu sản xuất (vốn, phương tiện) với
trình độ của người lao động, điều kiện tự nhiên của vùng, môi trường chính
sách và phương thức quản lý (mô hình hoạt động). Để đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh của mô hình tổ chức HTX vận tải.
Phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông
Cửu Long, sẽ thu hút được những người kinh doanh vận tải cá thể, tư nhân
vào hợp tác kinh doanh theo qui mô lớn, chuyên nghiệp. Từ đó giải quyết
việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho người nông dân, xóa đói giảm
nghèo phát triển nông thôn mới. Góp phần phân công lại cơ cấu lao động
nông thôn, kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển. Chính vì vậy lấy mô
hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long là trung
tâm nghiên cứu.
Hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long chịu sự
chi phối của trình độ lực lượng lao động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải
thủy- bộ nội địa. Chính sách phát triển các thành phần kinh tế của nhà nước
5
trong nền kinh tế thị trường. Trong đó nhu cầu vận tải (hàng hóa và hành
khách) và nhu cầu hợp tác của người hành nghề kinh doanh vận tải là động
lực phát triển.
Khi xem xét sự cần thiết phải phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội
địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Phải đặt trong tổng thể tác động đến phát
triển kinh tế-xã hội của vùng, với vị trí, vai trò như một thành phần kinh tế.
Khung phân tích của luận án
9. Những đóng góp của luận án
Qua kết quả nghiên cứu về phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở
đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài có thể có được một số đóng góp như sau:
6
Quan hệ sản
xuất
Quan hệ sở hữu
Quan hệ quản lý
Quan hệ phân phối
Môi trường chính sách
Luật Hợp tác
xã 2003
Chính sách hỗ
trợ hợp tác xã
hội
Các chính sách
khác, đào tạo nghề
…
HTX vận tải
thủy-bộ nội địa
ở ĐBSCL
Các tiêu chí phân tích, đánh giá.
Quan hệ sở hữu: Phương tiện, vốn bằng tiền, vốn vay…
Quan hệ quản lý: Kiểu tổ chức quản lý: danh nghĩa…
Quan hệ phân phối: Cơ chế đóng góp doanh thu, chia sẻ lợi nhuận
Trình độ SX của
người lao động
Thứ nhất, bổ sung vào cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, tác dụng của
hợp tác xã vận tải thủy – bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình hợp tác xã vận tải
thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long (về mặt kinh tế-xã hội). Tìm ra
nguyên nhân của vấn đề còn đang cản trở sự phát triển. Coi đây là mô hình
tiêu biểu cần được nhân rộng trong toàn vùng và cả nước.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, của các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông
Cửu Long trong giai đoạn tới.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án làm tài liệu tham khảo khi xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược phát triển giao thông
vận tải của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời có thể cũng dùng
làm tài liệu giảng dạy trong các trường chính trị, khi nói về vai trò của các
thành phần kinh tế.
10. Kết cấu luận án
Luận án dài 138 trang gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị,
bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận án
được kết cấu thành 4 chương
7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về hợp tác xã trên thế giới
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả
Đã có một số tác giả trong nước nghiên cứu về hợp tác xã trên thế giới mà
NCS tiếp cận:
(1)Tiến sĩ Đặng Kim Sơn- viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát
triển nông nghiệp và nông thôn, trong bài: “Kinh nghiệm phát triển hợp tác
xã ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản” [ 80]:Trong bài này tác giả đã có
những thành công là khái quát được toàn cảnh về hợp tác xã ở các nước:
Ở Đài Loan
Nông hội (được hiểu như là các hợp tác xã) được thành lập từ năm
1900, nhưng phải đến giữa thập kỷ 50, vai trò của tổ chức này trong nông
nghiệp mới được phát huy. Hiện có 04 tổ chức của nông dân là: Nông hội,
hợp tác xã cây ăn quả, hội thủy lợi và hội thủy sản, đây là những tổ chức
kinh tế hợp tác do người nông dân thành lập trên cở sở hoàn toàn tự nguyện.
Để làm dịch vụ phi nông nghiệp bao gồm: Cung cấp vật tư, tiêu thụ nông
sản.
Chức năng của các tổ chức này là giúp nông dân tăng sức mạnh cạnh
tranh trên thị trường thương mại, nông hội có vai trò:
-Là tổ chức của nông dân, nhằm bảo vệ quyền lợi và là đại biểu của
nông dân, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nông dân như: Khuyến nông, tín
dụng, bảo hiểm, thông tin, tiếp thị.
8
-Tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với sản xuất nông
nghiệp như: Tín dụng, bảo hiểm, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm.
-Góp phần giải quyết các vấn đề về lương thực, lao động dư thừa do
đô thị hóa, nạn thất nghiệp ở nông thôn.
-Được Chính phủ ủy thác giải quyết các vấn đề nhằm phục vụ các mục
tiêu của Chính phủ về phát triển nông thôn, tiếp nhận vốn đầu tư và tín dụng
ưu đãi của nhà nước.
- Thực hiện việc chuyển lao động và tiền vốn từ nông thôn ra thành thị
trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hạn chế được bất bình đẳng thu nhập
giữa nông thôn và thành thị.
Ở Hàn Quốc
Hệ thống hợp tác xã ở Hàn Quốc đã hình thành tự phát chủ yếu trong
lĩnh vực nông nghiệp, với nhiệm vụ hỗ trợ dịch vụ cả đầu vào và đầu ra cho
sản phẩm nông nghiệp, bằng các hoạt động sản xuất kinh doanh đa chức
năng, trên nhiều lĩnh vực như: Tiếp thị, chế biến, cung ứng vật tư nông
nghiệp, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm. Các hợp tác xã đã chiếm lĩnh toàn bộ
thị trường nông thôn và đang xen vào kinh tế đô thị, từng bước hội nhập vào
kinh tế thế giới.
Ngày nay hợp tác xã còn tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
như: Kho tàng, vận tải, khuyến nông, nghiên cứu, xuất bản, đào tạo, phục vụ
cho 5 triệu nông dân và cộng đồng nông thôn. Là chỗ dựa tin cậy của nông
dân Hàn Quốc trên con đường phát triển sản xuất và cạnh tranh thắng lợi
trong nền kinh tế toàn cầu.
9
Ở Nhật Bản
Từ năm 1870 đến 1890 đã hình thành các hợp tác xã sản xuất lụa và
chè, với tinh thần chủ đạo là tương trợ lẫn nhau. Các hộ xã viên đóng góp cổ
phần và thông qua Đại hội xã viên bầu ra Ban quản lý hợp tác xã. Do tự
nguyện liên kết hoạt động một cách có tổ chức, các hoạt động kinh tế của xã
viên hợp tác xã quản lý thường xuyên liên tục.
Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản được xây dựng trên tính lợi thế về
kinh tế của qui mô, huy động xã viên giúp đỡ vô điều kiện. Hình thức tổ
chức bao gồm cả thành viên không chính thức là những người sống trong
khu vực có hợp tác xã, nhưng họ không chính thức tham gia hợp tác xã. Hợp
tác xã ở có nhiệm vụ chủ yếu:
Thứ nhất, cung cấp cho nông dân các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất
nông nghiệp như: Phân bón, hóa chất, thức ăn, trang thiết bị phục vụ cho sản
xuất và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc.
Thứ hai, giúp cho người nông dân tiêu thụ được các sản phẩm: Bằng
cách thu gom, bảo quản, dự trữ và bán các sản phẩm nông nghiệp thông qua
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế.
Hợp tác xã hoạt động chủ yếu trong nông nghiệp, phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Đây là hình thức hợp tác trong phân phối, chứ không hợp tác
trong sản xuất.
Hợp tác xã hoạt động đa chức năng trong kinh doanh, không giới hạn
về lĩnh vực hoạt động: Từ marketing, cung ứng vật tư, nhận tiền gửi và cho
vay, bảo hiểm, khuyến nông, hướng dẫn kinh doanh cho nông dân.
Ở Nhật Bản, các hợp tác xã có mặt ở hầu hết các thành phố, làng mạc,
thị trấn trong cả nước.
10
(2) Tác giả Hồng Vân với bài: “Mô hình kinh tế hợp tác xã của một số nước
Châu Á”, đã khái quát về sự phát triển hợp tác xã ở Ấn Độ và Malaixia [92]:
Ở Ấn Độ
Tổ chức hợp tác xã ở Ấn Độ ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọng
trong nền kinh tế của nước này. Hợp tác xã có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt
động trong các lĩnh vực: Tín dụng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng
thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở.
Tổng số vốn hoạt động của các hợp tác xã khoảng 18,33 tỷ USD.
Trong đó: Hoạt động tín dụng nông nghiệp chiếm 43% tổng số tín dụng cả
nước, sản xuất đường cung cấp 62,4% sản lượng đường của cả nước, sản
xuất phân bón chiếm 34% tổng sản lượng phân bón của cả nước.
Liên hiệp hợp tác xã sản xuất sữa Amul ở bang Gujaza, là đơn vị sản
xuất sữa lớn nhất của Ấn Độ, hiện Liên hiệp này có gần 2 triệu cổ phần, mỗi
ngày sản xuất 01 triệu lít sữa, sản lượng sữa do liên hiệp này sản xuất chiếm
42,6% thị phần trong cả nước.
Chính phủ đã thành lập “Công ty Quốc gia phát triển hợp tác xã” để
làm nhiệm vụ thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong nhiều
lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và
các mặt hàng khác, phát triển nông thôn, xúc tiến xuất khẩu và sửa đổi luật
hợp tác xã, thiết lập mạng lưới thông tin giữa xã viên với chính phủ.
Người nông dân đã coi hợp tác xã là phương tiện để tiếp nhận tín
dụng, các nhu cầu cần thiết về dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Ở Malaixia
Tổ chức hợp tác xã ở Malaixia, được thành lập từ những năm đầu thế
kỷ XX. Hiện nay, hợp tác xã đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển
11
kinh tế. Malaixia hiện có 4.049 hợp tác xã các loại với 4,33 triệu xã viên hoạt
động ở hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế.
Trong đó, nhiều nhất là trong lĩnh vực tiêu dùng có 2.359 hợp tác xã,
với 2 triệu xã viên, tín dụng và ngân hàng có 442 hợp tác xã, với 1,32 triệu
xã viên, nông nghiệp có 205 hợp tác xã với 1,19 triệu xã viên, xây dựng nhà
ở 103 hợp tác xã với 0,07 triệu xã viên. Khu vực dịch vụ có 362 hợp tác xã,
với 0,14 triệu xã viên và cuối cùng là lĩnh vực công nghiệp có 51 hợp tác xã,
với 0,01 triệu xã viên.
Sự phát triển vững chắc của khu vực kinh tế hợp tác xã, đã góp phần
thúc đẩy nền kinh tế Malaixia có bước phát triển mới ở những năm 80-90
của thế kỷ XX. Chính phủ Malaixia đã thành lập Cục Phát triển hợp tác xã,
với nhiệm vụ chính là: Quản lý và giám sát các hoạt động của hợp tác xã,
giúp đỡ về tài chính và cơ sở hạ tầng, xây dựng kế hoạch phát triển và đào
tạo cán bộ quản lý hợp tác xã.
(3)Trong 02 bài phóng sự: “Châu Âu vẫn còn nhiều hợp tác xã vận tải”, và
“Kinh nghiệm tổ chức hợp tác xã vận tải ở ThaiLan”, tác giả P.A trên báo
Giao thông vận tải, đã cho biết [49]:
Hiện nay, ở Cộng Hòa Liên Bang Đức vẫn còn tồn tại một hệ thống hợp
tác xã phát triển vững mạnh, chủ yếu ở khu vực nông nghiệp nông thôn với
5.324 hợp tác xã. Trong đó: Có 127 hợp tác xã vận tải, các hợp tác xã vận tải
hoạt động ở lĩnh vực vận tải đường sông, đường biển và đường bộ, với sự
tham gia của 30.000 thành viên.
Luật hợp tác xã của Cộng Hòa Liên Bang Đức được ban hành từ năm
1890, theo đó, các hợp tác xã được đối xử hoàn toàn bình đẳng như các
doanh nghiệp. Các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã ở Đức là: Tự nguyện,
công khai, tự giúp đỡ nhau, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm.
12
Các hợp tác xã có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại mà không
nhất thiết phải có đủ tài sản thế chấp. Hoạt động quản trị, điều hành trong các
hợp tác xã rất minh bạch, hiệu quả, hàng năm đều được kiểm toán định kỳ do
Hiệp hội hợp tác xã thực hiện.
Ở ThaiLan, năm 2001 cả nước có 5.611 hợp tác xã, hơn 8 triệu xã
viên. Trong đó: Có 3.370 hợp tác xã nông nghiệp, hơn 4 triệu xã viên, 100
hợp tác xã đất đai, hơn 147 nghìn xã viên, 76 hợp tác xã thủy sản, hơn 13
nghìn xã viên, 1.296 hợp tác xã tín dụng, hơn 2 triệu xã viên và 400 hợp tác
xã dịch vụ với hơn 146 nghìn xã viên, 25 hợp tác xã vận tải tắcxi, nắm 75%
xe tắcxi trong thành phố Bangkot.
Hợp tác xã phát triển mạnh nhất ở ThaiLan là hợp tác xã tín dụng và
hợp tác xã nông nghiệp.
Quyền lợi của xã viên khi tham gia vào hợp tác xã cũng rất rõ ràng. Xã
viên được hưởng các dịch vụ của hợp tác xã, chia thưởng, chia lãi từ cổ
phần, khi ốm đau phải đi bệnh viện hợp tác xã sẽ thanh toán 100% viện phí.
Hợp tác xã còn xây dựng một quĩ hỗ trợ giáo dục, để cấp cho con xã viên
trong độ tuổi đi học, đặc biệt là những xã viên có hoàn cảnh khó khăn.
(4)Tiến sĩ Đào Xuân Cần, chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam
(chủ biên), trong cuốn: “Phong trào hợp tác xã một số nước trên thế giới và
Việt Nam”[56], tác giả đã biên dịch và biên soạn, giới thiệu sơ lược về phong
trào hợp tác xã ở 09 quốc gia trên thế giới (Canada, Đan Mạch, Hàn Quốc,
Mailaixia, Nhật Bản, Thailan, Thụy Điển, Trung Quốc, Singapo) và Việt
Nam.
Trong cuốn sách, tác giả đã giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành
phong trào hợp tác xã của 09 quốc gia trên về: Mô hình tổ chức, qui mô
ngành nghề và lĩnh vực hoạt động. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển
13
kinh tế-xã hội của đất nước. Mô hình, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Liên
minh hợp tác xã Việt Nam.
1.1.2.Nhận định của nghiên cứu sinh
1.1.2.1. Những vấn đề các tác giả đã làm rõ
Sự ra đời của hợp tác xã ở các quốc gia và vùng lãnh thổ là xuất phát
từ nhu cầu hợp tác của người nông dân một cách tự phát, chưa có sự can
thiệp của nhà nước, khi nền kinh tế của những nước này chưa phát triển.
Chính phủ các nước thừa nhận sự tồn tại của hợp tác xã là khách quan
và đã thành lập tổ chức như: Nông hội (Đài Loan). Liên đoàn hợp tác xã
nông nghiệp Quốc Gia Hàn Quốc (NACF). Liên hiệp các hợp tác xã quốc gia
Nhật Bản (ZEN-NOH). Công ty Quốc gia phát triển hợp tác xã (Ấn Độ). Để
thực hiện các mục tiêu phát triển nông thôn. Với 02 mục tiêu chính: Cung
cấp vốn cho nông dân và giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Giới thiệu tổng quát hệ thống tổ chức, qui mô phát triển, nhiệm vụ của
hợp tác xã từ trung ương đến cơ sở. Làm rõ vai trò của hợp tác xã trong phát
triển kinh tế của các nước. Chính phủ các nước đã coi phát triển hợp tác xã là
một công cụ thực hiện thành công công nghiệp hóa nông thôn.
Thông qua hợp tác xã, Chính phủ các nước đã thực thi những chính
sách hỗ trợ nông dân, hạn chế được bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn
và thành thị.
Hợp tác xã đã tồn tại lâu dài và có tính phổ biến ở nhiều nước, thích
ứng với sự đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước. Xuất phát
từ nhu cầu của người dân, đáp ứng yêu cầu của Quy luật quan hệ sản xuất
luôn thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Hợp tác xã giữ vai trò quan trọng trong phát kinh tế, cho dù là những nước
công nghiệp.
14
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế của những thành viên tham gia trên tinh
thần hoàn toàn tự nguyện. Với phương châm “tương trợ cùng phát triển”,
Chính phủ các nước coi tổ chức hợp tác xã là “cầu nối” giữa chính phủ và
nông dân. Thông qua hợp tác xã, các chính sách của Chính phủ được chuyển
tới người nông dân và cũng thông qua nông dân. Chính phủ hiểu được những
nguyện vọng, ý kiến của nông dân đối với chính sách của Chính phủ.
Chính phủ các nước đã khuyến khích và tạo khung pháp lý cho hợp
tác xã mở rộng qui mô và ngành nghề kinh doanh. Các hợp tác xã được hoạt
động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, nơi mà kinh tế công chưa vươn
tới được hoặc có tham gia. Nhưng kinh tế hợp tác có nhiều lợi thế hơn, hiệu
quả kinh tế - xã hội cao hơn so với kinh tế công.
Thông qua hợp tác xã, Chính phủ các nước đã giải quyết được nạn
nghèo đói ở nông thôn, đi cùng với xây dựng nông thôn văn minh hiện đại,
thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa nông thôn của đất nước.
Các nước đều áp dụng một cách linh hoạt hiệu quả kinh tế tăng qui mô
trong hoạt động của các hợp tác xã. Gắn quyền lợi của xã viên với quyền lợi
của hợp tác xã, đa dạng hóa và mở rộng nhiều chức năng hoạt động. Hợp tác
xã kết hợp giữa nghiên cứu với thực hiện khuyến nông, đào tạo tay nghề cho
xã viên và cán bộ quản lý hợp tác xã, bằng cách mở trường đại học, viện đào
tạo.
1.1.2.2. Vấn đề các tác giả chưa đề cập tới
Mới đề cập đến hợp tác xã nông nghiệp, chưa đề cập nhiều đến hợp
tác xã vận tải. Tuy chỉ có phóng viên P.A đã đề cập đến hợp tác xã vận tải ở
Cộng Hòa Liên Bang Đức và Thailan, nhưng cũng chỉ nêu nên ngành nghề
kinh doanh, lĩnh vực hoạt động. Chưa nói đến phương thức hoạt động, qui
mô và kết quả kinh doanh của hợp tác xã vận tải.
15
Tỷ lệ đóng góp của các hợp tác xã vào tăng trưởng GDP của quốc gia,
sự tác động của hợp tác xã đến các ngành kinh tế khác. Các mô hình tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Phương pháp huy động vốn
để làm tăng qui mô của hợp tác xã ở các nước trên, chưa được các tác giả đề
cập.
Đây chỉ là những bài báo khoa học, của các tác giả trong nước sưu
tầm, tổng hợp biên dịch, biên soạn thành những tài liệu nghiên cứu, tham
khảo. Chưa phải là những công trình nghiên cứu khoa học công phu, dùng để
giảng dạy và nghiên cứu.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1.Một số nội đề tài các tác giả
Vấn đề hợp tác xã trong ngành Giao thông vận tải đã có một số tác giả đề
cập:
(1)Tiến sỹ Ngô Xuân Sơn có bài: “Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò
vận tải thủy đa phương thức” [78], trong bài báo này tác giả lý giải:
Giao thông vận tải thủy ở nước ta đã có từ lâu do điều kiện sông nước
được thiên nhiên ưu đãi. Việt Nam có hệ thống sông, kênh ở hầu hết các địa
phương tạo thành mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận lợi, đặc biệt ở
đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay đội tàu vận tải thủy nội địa chưa phát triển, có rất nhiều tàu
loại nhỏ từ 15 đến 30 tấn, tàu từ 1000 đến 2000 tấn còn ít, chưa có hình thức
vận tải đa phương thức. Theo số liệu thống kê, khối lượng vận tải thủy nội
địa luôn chiếm hơn 30% khối lượng vận tải toàn quốc, chủ yếu là hàng hóa.
Mặt khác, vận tải thủy nội địa là một loại hình vận tải có nhiều tính ưu việt
như: Giá cước rẻ, tiêu thụ nhiên liệu ít, chở được hàng có khối lượng lớn,
hàng siêu trường, siêu trọng, an toàn và ít gây ô nhiễm.
16
Công tác xếp dỡ hàng hóa tại các cảng chính trong vùng nội thủy cũng
được Chính phủ đầu tư nâng cấp, tăng cường cả về trình độ cơ giới hóa trong
bốc xếp, rút ngắn thời gian tàu nằm ở bến. Các cảng đã vươn lên thực hiện
dịch vụ giao nhận, gửi hàng và tham gia vào đại lý phân phối.
Cảng đường thủy nội địa đã trở thành đầu mối giao lưu kinh tế-thị
trường vận tải sắt-thủy-bộ. Với tiềm năng phát triển giao thông thủy nội địa.
Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, nếu kết hợp vận tải đa phương
thức thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(2)Ông Trần Đỗ Liêm chủ nhiệm hợp tác xã vận tải Rạch Gầm, có bài: “Vận
tải thủy ngoài quốc doanh thời đổi mới” [70], với một người trực tiếp làm
công việc quản lý hợp tác xã nhiều năm, ông cho rằng:
Trong thời kỳ đổi mới từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị
trường. Nhà nước đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh
trong lĩnh vực vận tải. Làm cho tốc độ phát triển các loại hình kinh doanh
vận tải nhanh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Thực tế trong những năm qua,
đã cho thấy nghề kinh doanh vận tải thủy nội địa ngoài quốc doanh đã chiếm
ưu thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi nó có những ưu thế tập trung ở
mấy điểm sau:
Thứ nhất, theo số liệu thống kê hàng năm thì: Vận tải cá thể, tư nhân,
tập thể đang chiếm ưu thế trong chuyên trở cả hàng hóa và hành khách. Tuy
nhiên, vận tải cá thể, tư nhân đang chiếm áp đảo thị trường vận tải. Đây là
một phương thức kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp.
Chính quyền các địa phương cần phải vận động, thuyết phụ những cá nhân,
hộ gia đình này vào sản xuất kinh doanh tập trung theo mô hình hợp tác xã là
phù hợp.
17
Thứ hai, hợp tác xã thủy-bộ nội địa sẽ huy động được nguồn vốn dự
trữ từ trong dân đưa vào sản xuất kinh doanh. Hình thức góp cổ phần bằng
phương tiện vận tải của từng cá nhân để trở thành cổ đông của hợp tác xã đã
được người dân chấp nhận. Nhờ vậy, vốn của hợp tác xã ngày một tăng.
Thứ ba, hợp tác xã vận tải thủy nội địa, là mô hình tổ chức kinh doanh
vận tải phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ tay nghề, tập quán của con
người vùng đồng bằng song Cửu Long. Đây là tổ chức hợp pháp để thu hút
người kinh doanh vận tải tư nhân hợp tác, hỗ trợ nhau cùng làm giàu. Góp
phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa nông thôn của Nhà nước.
(2)Bài của phóng viên P.A. “Hợp tác xã giao thông vận tải: Cơ hội và thách
thức” [50], tác giả đã chỉ ra cơ hội và thách thức đối với các hợp tác xã giao
thông vận tải hiện nay là:
-Về cơ hội:
Hợp tác xã vận tải hiện đang đảm nhiệm tới 48% khối lượng vận tải
hàng hóa của cả nước, trong đó vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ
chiếm tỷ trọng tuyệt đối tới 70% năng lực vận chuyển toàn ngành. Các hợp
tác xã đã thu hút được trên 10.000 hộ gia đình và trên 70.000 xã viên tham
gia.
Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều có hợp tác xã, nhiều
tỉnh, thành phố có số lượng hợp tác xã vận tải lớn như: Hà Nội 82 HTX, Hải
Phòng 32 HTX, Đà Nẵng 24 HTX, Cần Thơ 33HTX, Nam Định 42 HTX,
Hải Dương 27HTX, Đắk Lắk 36, Gia Lai 32, Bình Dương 31. Thành phố lớn
nhất và hoạt động kinh tế sôi động nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh
có 160 HTX, đảm nhiệm 77% nhu cầu vận tải hành khách và 80% nhu cầu
vận tải hàng hóa đường bộ của thành phố. Các hợp tác xã hoạt động trên các
18
lĩnh vực đường bộ, đường sông và dịch vụ vận tải, là một thành phần kinh tế
quan trọng của nền kinh tế.
-Thách thức với các hợp tác xã vận tải lúc này cũng không nhỏ đó là:
Vốn ít, cơ sở vật chất còn thiếu, công nghệ lạc hậu, mô hình tổ chức
chưa chặt chẽ. Không quản lý được phương tiện, người lái, không hạch toán
được kinh doanh, không có bộ phận lo chung về kỹ thuật an toàn phương
tiện.
Các hợp tác xã chưa có kế hoạch đầu tư chiều sâu, phát triển thị
trường. Bản chất của hợp tác xã chưa được phát huyđầy đủ, qui mô các hợp
tác xã còn nhỏ, thương hiệu của các hợp tác xã chưa có.
Xã viên chưa thật sự gắn bó với hợp tác xã, thu nhập của nhân viên
trong hợp tác xã còn thấp. Đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã chưa chuyên
nghiệp, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn còn thấp. Nhiều hợp tác xã
phát triển chưa bền vững, luôn có nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào khi kinh tế-
xã hội có biến động mạnh.
1.2.2. Nhận định của nghiên cứu sinh
1.2.2.1. Những vấn đề đã được đề cập
Các tác giả đều cho rằng việc tồn tại và phát triển mô hình hợp tác xã
vận tải là khách quan, phù hợp với nguyện vọng của những người sản xuất
kinh doanh vận tải. Đồng thời cũng phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ
của lượng lực sản xuất của ngành Giao thông vận tải.
Tổ chức theo mô hình hợp tác xã có đủ điều kiện về mặt pháp lý, huy
động được những người kinh doanh nhỏ vào làm ăn theo qui mô lớn. Vai trò
của hợp tác xã vận tải trong xã hội là rất quan trọng. Bởi thông qua hợp tác
19
xã, góp phần giải quyết được các chính sách như: Xóa đói, giảm nghèo, tạo
việc làm cho người lao động, xây dựng nông thôn mới.
Về kinh tế, mô hình hợp tác xã vận tải, kinh doanh có hiệu quả hơn
các mô hình tổ chức khác (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
doanh nghiệp tư nhân) do khai thác được công suất của phương tiện và người
kinh doanh. Ở đây quyền sở hữu gắn liền với quyền quản lý và sử dụng, nên
họ ý thức được việc bảo quản, khai thác phương tiện một cách hiệu quả nhất.
Về tổ chức, hợp tác xã là kiểu tổ chức phù hợp với nền kinh tế còn
nhiều thành phần, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn vẫn
còn. Với bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí hành chính, phát huy được
tính dân chủ, nêu cao được trách nhiệm của các cá nhân trong tổ chức. Có
điều kiện để phát triển theo qui mô lớn.
Về công tác quản lý ngành, thông qua hợp tác xã, các cơ quan quản lý
chuyên ngành (Cảnh sát giao thông, Quản lý thị trường, Thanh tra giao
thông, Phòng quản lý phương tiện và người lái…) sẽ thuận tiện hơn trong
công tác quản lý và góp phần làm giảm bớt tai nạn giao thông.
Các hợp tác xã vận tải hiện nay còn qui mô nhỏ, nhưng chưa có hợp
tác xã nào bị phá sản do kinh doanh thua lỗ. Các hợp tác xã vận tải hiện nay
đều đang mở rộng ngành nghề kinh doanh, theo hướng đa ngành nghề và
không giới hạn địa giới hành chính.
1.2.2.2. Những vấn đề chưa được đề cập
Mới chỉ khái quát được vị trí, vai trò cơ bản của hợp tác xã vận tải,
chưa có đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh tế -xã hội của các hợp tác xã
vận tải, chưa đề cập đến sự cần thiết phải phát triển mô hình hợp tác xã vận
tải thủy-bộ nội địa.
20
Các bài nghiên cứu này, chỉ dừng ở các bài báo khoa học, bài phóng
sự, chưa phải là những công trình khoa học nghiên cứu một các tổng quát
đầy đủ về hợp tác xã vận tải. Chưa đưa ra những định hướng, quan điểm và
giải pháp để phát triển hợp tác xã vận tải và hợp tác xã vận tải thủy-bộ trong
giai đoạn tới.
Chưa có sự so sánh giữa mô hình tổ chức hợp tác xã vận tải thủy-bộ
nội địa hiện nay, với kiểu tổ chức loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và mô hình hợp tác xã vận tải trước
đây để xác định ưu điểm của kiểu tổ chức hợp tác xã mới.
1.3 .Những vấn đề nghiên cứu sinh sẽ tập trung giải quyết trong luận án
Một là: Luận giải tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển loại
hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa trong ngành Giao thông vận tải nước
ta.
Hai là: Thực trạng phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng
sông Cửu Long. Chứng minh tính ưu việt của mô hình hợp tác xã vận tải
thủy-bộ nội địa này so với kiểu tổ chức kinh doanh vận tải nội địa khác. Coi
đây là mô hình tổ chức hợp tác xã vận tải nội địa tiên tiến cần được nhân
rộng trong giai đoạn tới.
Ba là: Đề xuất những giải pháp để phát triển mô hình hợp tác xã vận tải
thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
21
Chương 2
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN
TẢI THỦY-BỘ NỘI ĐỊA
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm hợp tác xã
Phong trào hợp tác xã (HTX) khởi đầu vào ngày 24 tháng 10 năm 1844
khi 28 thợ dệt ở Rochedale tại Anh Quốc đăng ký mở một cửa tiệm bán
những sản phẩm với giá phải chăng và có phẩm lượng tốt, được xem như là
mô hình hợp tác xã đầu tiên trên thế giới. Họ đặt tên xí nghiệp đó là
Rochedale Society of Equitable Pioneers (tạm dịch: Liên minh Những Người
Tiên phong Công bằng ở Rochedale) và đặt ra những qui định điều hành xí
nghiệp mà sau này gọi là”Những qui tắc Rochedale” (Rochedale Principles).
Phong trào này được lan rộng sang các nước khác ở Châu Âu như: Đức,
Pháp, Nga…Đến đầu thế kỷ thứ XX, phong trào hợp tác xã đã lan rộng và
phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng nên đã xuất hiện các nhu cầu
về hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia. Xuất phát từ tình hình
thực tế đó, năm 1889, ông VansitartWil-Tổng thư ký Liên hiệp hợp tác xã
Anh đã đứng ra thành lập Ủy ban trù bị thành lập Liên minh hợp tác xã quốc
tế. Ngày 19 tháng 8 năm 1895, 207 đại biểu từ nhiều nước đã họp tại Luân
Đôn(Anh) và nhất trí thành lập Liên minh hợp tác xã Quốc tế, tên tiếng Anh
International Cooperative Alliance, viết tắt (ICA).
Đến năm 1995, ICA đưa ra Bản tuyên bố về các đặc trưng của hợp tác
xã (statement of co-operativeidentity). Bản tuyên bố này được hình thành từ
ba yếu tố: Định nghĩa, giá trị và nguyên tắc của hợp tác xã, như ba trụ cột
chính để làm sáng tỏ mô hình hợp tác xã. Đây cũng là lần đầu tiên, khái niệm
về hợp tác xã được chính thức công bố coi như là tiêu chuẩn để phân biệt
22
hợp tác xã với các loại hình tổ chức khác đã được công bố và chấp thuận
rộng rãi. Theo đó, hợp tác xã được định nghĩa như sau: “Hợp tác xã là một
hiệp hội tự chủ do các cá nhân tự nguyện liên kết với nhau nhằm thoả mãn
nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua việc
hình thành doanh nghiệp do tập thể xã viên đồng sở hữu và quản lý dân
chủ”[102].
Đồng thời Liên minh Hợp tác xã Quốc tế năm 1996 Tuyên bố về Đặc
tính Hợp tác xã (Statement on the Co operative Identity) và đã được coi là
Bộ nguyên tắc hợp tác xã như sau:
Hình 2.1. Bộ nguyên tắc HTX của ICA [102]
Luật Hợp tác xã 2003 của nước ta định nghĩa”Hợp tác xã là tổ chức
kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là
xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo
quy định của Luật này để phát huy sức mạnh của từng xã viên tham gia hợp
23
Bộ Nguyên tắc của hợp tác xã do Liên minh Hợp tác
xã Quốc tế ban hành năm 1995
1. Gia nhập tự nguyện và mở
2. Quản lý dân chủ bởi xã viên
3. Sự tham gia kinh tế của xã viên
4. Tự chủ và độc lập
5. Giáo dục, đào tạo , thông tin
6. Hợp tác giữa các hợp tác xã bạn
7. Quan tâm đến cộng đồng
tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh
doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi
vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định
của pháp luật (điều1 Luật HTX 2003) [33].
Theo định nghĩa này hợp tác xã được hiểu là:
-Tổ chức kinh tế tập thể do xã viên lập ra theo qui định của pháp luật,
trên tinh thần tự nguyện của xã viên.
-Hoạt động như một loại hình doanh nghiệp
-Có tư cách pháp nhân
-Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
-Nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của xã viên, góp phần phát
triển kinh tế-xã hội đất nước.
Năm 2012, Luật Hợp tác xã 2003 được sửa đổi thành Luật HTX 2013,
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, định nghĩa hợp tác xã như sau: ”
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu
chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và
dân chủ trong quản lý hợp tác xã”(điều 3 Luật HTX 2013) [34]
Với Luật HTX mới, định nghĩa hợp tác xã có khác nội dung so với Luật
Hợp tác xã cũ ở mấy điểm sau:
24
-Do ích nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập
- Không hoạt động như một doanh nghiệp
Như vậy, theo Luật này, thì hợp tác xã có thể được thành lập và hoạt động
trong rất nhiều lĩnh vực, nhiều ngành của nền kinh tế, nhưng không được coi
như một loại hình doanh nghiệp.
2.1.2. Khái niệm hợp tác xã vận tải
Căn cứ vào Luật Hợp tác xã 2013, kết hợp với đặc thù của ngành vận
tải, có thể khái niệm HTX vận tải như sau” Hợp tác xã vận tải là tổ chức
kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân của những người lao động hành nghề
kinh doanh vận tải, có nhu cầu và lợi ích chung, tự nguyện góp vốn (bằng
phương tiện hoặc tư liệu sản xuất khác) và công sức để hợp tác sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải và dịch vụ khác có liên quan
đến vận tải, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về vốn và hoạt động kinh
doanh,nhằm hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh vận tải và dịch vụ
vận tải.
Với khái niệm này, hợp tác xã vận tải được hiểu là loại hình tổ chức
kinh tế tập thể, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vận tải và
những dịch vụ khác có liên quan đến vận tải hàng hóa, hành khách. Có tên
gọi là hợp tác xã vận tải đường thủy, hợp tác xã vận tải đường bộ, hợp tác xã
vận tải xe tắc xi, hợp tác xã vận tải hành khách liên tỉnh, hợp tác xã pha sông
biển, hợp tác xã xếp dỡ, hợp tác xã xe buýt, hợp tác xã giao thông vận tải…
Các hợp tác xã này chỉ hoạt động riêng rẽ trong một lĩnh vực nhất định
của ngành Giao thông vận tải như: Vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành
khách, xây dựng công trình giao thông, cung cấp các dịch vụ vận tải (như
dịch vụ xếp dỡ, sửa chữa, bảo trì phương tiện…). Đáp ứng nhu cầu của
người dân và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội.
25