Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

BẢO HIỂM TIỀN gửi, bảo HIỂM tín DỤNG THƯƠNG mại, THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.15 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC:
NGUYÊN LÝ BẢO HIỂM
ĐỀ TÀI:
BẢO HIỂM TIỀN GỬI, BẢO HIỂM TÍN DỤNG THƯƠNG
MẠI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GIẢNG VIÊN HD : TH.S. LÊ ĐỨC THIỆN
SINH VIÊN TH : NHÓM 07
LỚP : DHTN7TH
THANH HÓA, THÁNG 10 NĂM 2013
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 07
TT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Trịnh Thị Hoài Thương 11016293 Nhóm trưởng
2 Dương Thị Trang 11033083
3 Nguyễn Thị Nga 11021133
4 Nguyễn Thị Luận 11033273
5 Trịnh Thị Hồng Nguyệt 11029693
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



















Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
MỤC LỤC
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bảo hiểm là một loại hình cần thiết cho rất nhiều hoạt động xã hội, nó
ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Ngày nay, cùng với sự phát triển
nhanh chóng của xã hội,cuộc sống của con người ngày càng văn minh hơn.
Những máy móc hiện đại và tối tân dần dần thay thế sức lao động. Con người
hiện đại hôm nay không còn phải lo nhiều đến việc tồn tại mà càng ngày càng
hướng tới đời sống đích thực. Tuy nhiên xã hội hiện đại bao nhiêu thì con
người cũng đang phải đối mặt với những rủi ro không thể lường trước được
những rủi ro đó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống cũng như khả
năng kinh doanh của mỗi cá nhân nói riêng và tập thể nói chung.
Xuất hiện lần đầu tiên ở Anh và vào thế kỷ 18,cho đến nay phạm vi hoạt
động của các công ty bảo hiểm ngày càng nhân rộng ra trên toàn thế giới và

trong mọi lĩnh vực. Bảo hiểm của hôm nay không chỉ đóng vai trò trong việc
hạn chế rủi ro cho người tham gia bảo hiểm mà còn là nơi góp phần giải
quyết hiện tượng thừa và thiếu vốn diễn ra thường xuyên trong nền kinh
tế,đảm bảo cho quá trình tuần hoàn vốn được diễn ra trôi chảy và nhanh
chóng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm rủi ro thương mại, thực trạng và
giải pháp trong những năm gần đây.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi
- Tìm hiểu về bảo hiểm rủi ro thương mại
- Nêu lên thực trạng của bảo hiểm tiền gửi và rủi ro thương mại
- Đề ra các giải pháp tốt hơn trong tương lai.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 5
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin trên giáo trình,
sách báo, tạp chí, internet thông qua các trang web.
- Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng các phương pháp thống kê mô
tả, so sánh số liệu, phương pháp suy luận để phân tích các số liệu đưa ra nhận
xét đánh giá và một số giải pháp tốt hơn trong tương lai.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về bảo hiểm
tiền gửi và rủi ro thương mại
- Phạm vi thời gian: Thời gian trong những năm gần đây
- Nội dung: Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm rủi ro thương mại,
thực trạng và giải pháp trong những năm gần đây.
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 6
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI,
BẢO HIỂM TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI.
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1.1.1. Sự ra đời của BHTG
Vào những năm cuối thế kỷ 20, sự không ổn định của hệ thống ngân hàng
đã nổi lên nhiều vấn đề khó khăn đối với các quốc gia, đặc biệt là ở các quốc
gia đang phát triển và phát triển. Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ
nhiều quốc gia đã thực hiện những biện pháp để đưa hệ thống ngân hàng trở
lại trạng thái hoạt động lành mạnh, phát triển ổn định. Một trong những biện
pháp đó là Luật Bảo hiểm tiền gửi hay còn gọi là Chính sách Bảo hiểm tiền gửi
của Quốc gia.
Ngày 9.11.1999 thủ tướng chính phủ ra quyết định số 218/1999/QĐ-TTG
thành lập BHTG VN.
Ngày 7.7.2000, BHTG VN đã chính thức khai trương hoạt động.
1.1.2. Khái niệm Bảo hiểm tiền gửi
“ Thị trường đối phó với rủi ro bằng cách phân tán rủi ro. Đó là quá trình
mang rủi ro vốn rất lớn đối với một người rồi phân tán nó cho nhiều người
sao cho nó chỉ còn là rủi ro nhỏ đối với số đụng. Hình thức phân tán rủi ro
chính là bảo hiểm” (Fredic S.Mishkin (2001)- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường
tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, tái bản lần thứ 3).
John Black định nghĩa bảo hiểm tiền gửi trong từ điển kinh tế Oxford
phát hành năm 1997, New York như sau: “ Bảo hiểm tiền gửi là dịch vụ bảo
hiểm rủi ro các ngân hàng hoặc các trung gian tài chính bị phá sản cho người
có tiền gửi tại các ngân hàng hoặc trung gian tài chính đú”. Định nghĩa này đã
phản ánh tương đối rõ ràng nội dung của bảo hiểm tiền gửi. Thực tế bảo hiểm
tiền gửi là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của tổ chức huy động tiền gửi đối với
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 7
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
người gửi tiền.

Rủi ro trong bảo hiểm tiền gửi là trường hợp các ngân hàng hoặc tổ
chức huy động tiền gửi khác bị phá sản. Thông thường trong các trường hợp
như vậy mức đền bù cho người có tiền gửi tại tổ chức bị phá sản phụ thuộc
vào giá trị tài sản còn lại và người gửi tiền có thể mất trắng số tiền gửi của
mình. Tuy nhiên khi tồn tại cơ chế bảo hiểm tiền gửi thì tổ chức Bảo hiểm tiền
gửi sẽ thực hiện cam kết bảo hiểm đó là thanh toán một phần hoặc toàn bộ số
tiền gốc và lãi của các khoản tiền gửi cho người gửi tiền. Người hưởng lợi từ
dịch vụ bảo hiểm tiền gửi là những người có tiền gửi tại các ngân hàng và tổ
chức huy động tham gia Bảo hiểm tiền gửi.
Theo tài liệu “Xây dựng hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả” của Diễn
đàn ổn định tài chính (Financial Stability Forum) tháng 9 năm 2001, “Bảo
hiểm tiền gửi được hiểu là một sự đảm bảo rằng số dư gốc và lãi cộng dồn
của các tài khoản tiền gửi nhất định sẽ được thanh toán đến một giới hạn
nhất định”. Định nghĩa này của Diễn đàn ổn định tài chính có thể được hiểu
rằng có một giới hạn nhất định trong việc chi trả tiền bồi thường và chỉ
những khoản tiền gửi nhất định mới được bảo hiểm. Điều này cho thấy sự
khác biệt cơ bản giữa bảo hiểm tiền gửi và cơ chế bảo lãnh trọn gói. Trong cơ
chế bảo lãnh trọn gói, khi tổ chức huy động tiền gửi bị phá sản, Chính phủ
đứng ra thanh toán toàn bộ số tiền gửi cho người nhận tiền gửi.
Chúng ta có thể tham khảo quy chế bảo hiểm của Công ty bảo hiểm tiền
gửi Canada, trong đó quy định: “Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ những khoản tiền
gửi quy định tại các tổ chức thành viên của hệ thống bảo hiểm tiền gửi trong
trường hợp tổ chức thành viên bị phá sản. Nếu một tổ chức thành viên bị phá
sản, công ty bảo hiểm tiền gửi sẽ đứng ra bồi thường cho những người gửi
tiền tại tổ chức đó”. Như vậy có thể hiểu rằng: “Bảo hiểm tiền gửi là việc
Nhà nước đưa ra lời đảm bảo tới một giới hạn đối với tiền gửi nhất
định nhằm bảo vệ tiền gửi thông qua các quy định về bảo hiểm tiền gửi
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 8
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
đối với người gửi tiền hay tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại

tổ chức nhận tiền gửi”.
1.1.3. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi
-Thuộc sở hữu của nhà nước, do nhà nước chịu trách nhiệm giám sát,
thanh tra. Sự can thiệp vào loại hình tổ chức này là trực tiếp, mang tích chất
hành chính - kinh tế và thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với những
người gửi tiền nhỏ.
-Có tư cách pháp nhân, sử dụng tài chính để giải quyết tình huống hoàn
toàn do tổ chức bảo hiểm tiền gửi quyết định.
-Quy mô can thiệp có giới hạn, tuỳ thuộc vào thực lực tài chính của bảo
hiểm tiền gửi và chi phí giới hạn theo luật định.
-Việc hỗ trợ, giám sát, sử lý được thực hiện với tư cách của nhà nước.
- Chỉ bảo hiểm các khoản tiền gửi. Nhiều quốc gia loại trừ không bảo
hiểm các khoản tiền đầu tư, tiền gửi liên ngân hàng và các khoản tiền gửi của
ban lãnh đạo, các cổ đông lớn của tổ chức huy động tiền gửi. Lý do loại trừ đó
là các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh ngân hàng là những người nắm vững
quy luật thị trường, do vậy trước khi đầu tư họ đó cân nhắc mức độ rủi ro,
ban lãnh đạo và các cổ đông lớn của các tổ chức huy động tiền gửi là những
người nắm vững và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của tổ chức này,
do vậy họ có thể bảo vệ quyền lợi của mình mà không phải dùa vào bảo hiểm
tiền gửi.
- Người mua bảo hiểm là các ngân hàng, các tổ chức huy động tiền gửi
khác. Người hưởng lợi từ bảo hiểm tiền gửi là những người gửi tiền tại tổ
chức được bảo hiểm Người gửi tiền không phải làm thủ tục đăng kí mua bảo
hiểm tiền gửi. Bằng việc tham gia hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của tổ chức
nhận tiền gửi, tất cả các khoản tiền gửi trong giới hạn và phạm vi bảo hiểm
tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều tự động được bảo hiểm.
- Bảo hiểm tiền gửi là loại dịch vụ (hàng hoá) mang tính xã hội cao, xuất
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 9
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
phát từ một trong các mục đích của hoạt động bảo hiểm tiền gửi là góp phần

đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia, người thụ hưởng dịch
vụ là toàn xã hội. Tính chất công cộng của dịch vụ Bảo hiểm tiền gửi là ở chỗ
Bảo hiểm tiền gửi đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội, tức là nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của
các tổ chức tín dụng và bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động
ngân hàng. Ai cũng có quyền bình đẳng được tiếp cận đến loại hàng hoá dịch
vụ này, và việc người này sử dụng không ảnh hưởng nhiều đến người khác sử
dụng chúng. Dù muốn hay không, ta cũng không thể loại trừ sự thụ hưởng
dịch vụ Bảo hiểm tiền gửi một cách tuyệt đối.
- Ưu điểm
Với hình thái này có thể tránh đựơc tình trạng chỉ các ngân hàng hoạt
động yếu kém tham gia bảo hiểm còn các ngân hàng có uy tín và khả năng tài
chính thì không. Bởi vì việc tham gia là bắt buộc theo luật định nhằm bảo vệ
những người gửi tiền, đặc biệt là những người gửi tiền nhỏ một cách trực
tiếp.Tổ chức bảo hiểm tiền gửi thuộc loại này có quyền hạn như một cơ quan
trực thuộc chính phủ, được ban hành các quy định mang tính pháp lý, vì vậy
hoạt động của nó tuân thủ các quy định của luật định, ít hoặc không tuỳ thuộc
vào người quản lý, mang tính ổn định đối với những người tham gia bảo hiểm
với sự tham gia trực tiếp của nhà nước, bảo hiểm tiền gửi tạo ra một cơ chế
giám sát, đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng, sử lý những khó khăn của
các tổ chức tín dụng, sứ lý những khó khăn của tổ chức, đồng thời có thể nhân
được sự hỗ trợ về tài chính của chính phủ khi cần thiết.
1.1.3.1. Số tiền bảo hiểm
- Số tiền bảo hiểm là số dư tiền gửi có kỳ hạn trong báo cáo số dư tiền
gửi của mỗi quý của quỹ tín dụng.
1.1.3.2. Phí bảo hiểm
- Định nghĩa: Phí bảo hiểm là số tiền quỹ tín dụng phảI trả cho người
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 10
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
bảo hiểm để bảo hiểm số dư tiền gửi có kỳ hạn của quỹ tạI thời điẻm cuối của

mỗi quý.
Công thức: P=m x (R/365) x 90
Trong đó: P: Phí bảo hiểm theo quý
m: Số dư tiền gửi có kỳ hạn
R: Tỉ lệ phí bảo hiểm
90: Số ngày của một quý
- Tổ chức hoạt động BHTG khi áp dụng hình thức góp phí thường xuyên
đối với khách hàng tham gia BHTG cần xác định laọi tiền gửi thuộc đối tượng
bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm ddẻ làm cơ sở để tính phí BHTG hằng năm của
tổ chức tham gia BHTG được xác định theo công thức tổng quát sau:
- Công thức: Pa=r x D
Trong đó:
Pa: Là mức phí BHTG hàng năm một tổ chức tham gia BHTG phảI đóng
r: Là tỉ lệ phí BHTG áp dụng đối với tổ chức tham gia BHTG
D: Là gía trị tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm tại tổ chức tham gia
BHTG(thông thường lấy số bình quân một ngày trong năm).
- Việc xác định loại tiền gửi nào thuộc đối tượng được bảo hiểm và làm
cơ sở để tính phí bảo hiểm tiền gửi định kỳ tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ
của mỗi quốc gia.Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của cá nhân bằng nội tệ là loại
tiền gửi mà đến nay tất cả các hệ thống BHTG trên toàn thế giới đều bảo vẹ
trực tiếp thông qua chi trả bảo hiểm tiền gửi.
1.1.3.3. Đối tượng tham gia bảo hiểm
- Đối tượng tham gia bảo hiểm là các quỹ tín dụng BH chỉ bảo hiểm trách
nhiêm của quỹ đối với các khoản tiền gửi có ky hạn.
1.1.3.4. Các rủi ro được bảo hiểm
- Sự phá sản của quỹ tín dụng
- Sự giải thể bắt buộc của quỹ tín dụng
- Phải chấp hành một mệnh lênh thanh lý vì một lý do khác với việc phá
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 11
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện

sản hay mất khả năng thanh toán của quỹ tín dụng
- Không thể thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì một
mệnh lệnh của toà án đối với quỹ tín dụng.
1.1.3.5. Các rủi ro loại trừ
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tiền tệ tín dụng,thanh toán đã
nêu trong pháp lệnh ngân hàng của quỹ tín dụng.
- Giải thể tự nguyện vì cổ đông thấy mục tiêu thành lập quỹ không đạt
được hoặc muốn thu hồi lại vốn hay có nhu cầu cải tổ lại cơ cấu của quỹ tín
dụng.
- Ngừng hoạt động do chiến tranh,nội chiến…
1.1.4. Mục tiêu Bảo hiểm tiền gửi
Chính sách Bảo hiểm ở mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau: phi lợi
nhuận hay vì lợi nhuận. Nhưng dù là có mục tiêu nào thì cũng hướng tới một
số nội dung cơ bản như sau:
- Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền: thể hiện ở việc hạn chế rủi ro đến mức
thấp nhất và có một cơ chế bồi thường nhanh chóng.
- Bảo vệ các trung gian thanh toán có hoạt động ngân hàng: phũng ngừa
nguy cơ đổ vỡ, hiệu ứng dây chuyền.
- Bảo vệ tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, góp phần làm minh bạch thị trường
tiền tệ, đảm bảo an ninh kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chính sách
Bảo hiểm tiền gửi có vai trò vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách của
Nhà nước, nó biểu hiện không chỉ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ mà cả trong
lĩnh vực đảm bảo an ninh chính trị và xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế. Khi có một ngân hàng bị đổ vỡ sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của
người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Đặc biệt khi có khủng hoảng ngân
hàng, người gửi tiền sẽ đổ xụ cựng lỳc để rút tiền gốc bỏ qua cả lãi. Và có thể
sẽ ảnh hưởng đến chính trị an ninh xã hội.
Ví dụ: Khủng hoảng ngân hàng tại Anbani năm 1987 làm sụp đổ hệ
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 12
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện

thống quỹ tiết kiệm, dẫn đến nội chiến gây sụp đổ chính phủ và hệ thống chính
trị.
1.1.5.Hoạt động của BHTG
1.1.5.1. Tổ chức BHTG
- Tổ chức BHTG là tác nhân đóng góp tàI chính từ tổ chức tham gia BHTG
và có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền bảo hiểm tới người có tiền gửi thuộc
đối tượng được bảo hiểm tai tổ chức tham gia BHTG trong tình trạng tổ chức
đó mất khả năng thanh toán và đóng cử hoạt động.
1.1.5.2. Tổ chức tham gia BHTG
Tổ chức tham gia BHTG là các ngân hàng và các tổ chức tàI chính phi
ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi.Các tổ chức này khi tham gia BHTG
có trách nhiệm đón góp tàI chính cho tổ chức BHTG và được quyền yêu cầu tổ
chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tạI tổ chức đó trong
trường hợp tổ chức này mất khả năng thanh toán và bi cơ quan có thẩm
quyền chấm dứt hoạt động.
1.1.5.3. Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm
- Người gửi tiền thuộc đối tượng được BHTG là khách hàng có tiền gửi
thuộc đối tượng được bảo hiểm tạI tổ chức tham gia BHTG.Những người gửi
tiền này không phảI đóng góp tàI chính cho tổ chức hoạt động BHTG nhưng
có quyền yêu cầu tổ chức BHTG thanh toán tiền gửi kể cả lãI tích luỹ trên tiền
gửi đó của họ trong hạn mức chi phí trả tiền BHTG nếu chi trả tiền BHTG có
xác định hạn mức hoặc thanh toán toàn bộ tiền gửi,nếu chi trả tiền BHTG
không xác định giới hạn.
1.1.5.4. Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi
- Mức chi trả BHTG là khoản tiền mà tổ chức BHTG sẽ thanh toán cho
người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG bị
chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Có
hai hình thức chi trả bảo hiểm được áp dụng ở các hệ thống BHTG trên thế
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 13
Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện

giới:
- Chi trả toàn bộ số tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm.
- Chi trả theo hạn mức chi trả tối đa. Nếu số dư tiền gửi thuộc đối tượng
bảo hiểm thấp hơn hoặc bằng giới hạn tối đa thì người chi trả BHTG thì
người gửi tiền được nhận khoản tiền bảo hiểm từ tổ chức BHTG tối đa bằng
hạn mức chi trả BHTG.
Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm được xác định theo hai phương thức:
 Phương thức xác định theo người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG
 Phương thức xác định theo tài khoản.
Để góp phần giảm và tiến tới kiểm soát được rủi ro đạo đức có thể phát
sinh gắn liền với hoạt động BHTG, hạn mức chi trả BHTG cần được xác định ở
mức đủ thấp để khuyến khích nhiều người gửi tiền có thế áp dụng các ky
cương thị trường đối với tổ chức nhạn tiền gửi.
1.1.5.5. Các hình thức đóng góp tài chính
Đóng góp tài chính của tổ chức tham gia BHTG cho tổ chức BHTG được
tiến thành dưới 3 hình thức:
 Hình thức thứ nhất
Đóng góp một khoản tiền khi được chấp nhận tham gia BHTG.
- Hình thức đóng góp ban đầu khi được chấp nhân tham gia BHTG
thường áp dụng. Nghiên cứu của GARCIA cho biết trong 74 nước có hoạt động
BHTG công khai có hệ thống BHTG ở IRELAND áp dụng hình thức đóng góp
ban đầu ở mức 0,20% tổng tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm. Nghiên
cứu của BECK(2001)cho biết hệ thông bảo hiểm tư nhân của Đức do Hiệp hội
ngân hàng Đức đóng góp ban đầu ở mức 0,09%tổng giá trị tiền gửi thuộc đối
tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG tại thời điểm được chấp
nhận tham gia.
 Hình thức đóng góp thứ hai
Đóng góp phí BHTG thường xuyên theo định kỳ tháng,quý hoặc năm.
Hình thức đóng góp phí BHTG thường xuyên áp dụng phổ biến các hệ
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 14

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
thống BHTG trên thế giới.Theo GARCIA,có 58 hệ thống BHTG trong tổng số 67
hệ thống được nghiên cứu,chiếm 86,56%,áp dụng hình thức đóng góp phí
thường xuyên và tỉ lệ phí đóng góp hàng năm ở các hệ thống này dao động
trong biên độ từ 0,00%->2,00% tổng giá trị các loạI tiền gửi thuộc đối tượng
được bảo hiểm tạI mỗi tổ chức tham gia BHTG.
 Hình thức đóng góp thứ ba
”Đóng góp sau” là hình thức đóng góp sau khi có một hoặc một số tổ chức
tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán,đặt ra yêu cầ chi trả BHTG,tổ
chức BHTG sẽ phân bố khoản chi phí cần chi trả này cho các tổ chức tham gia
BHTG trong toàn hệ thống đang hoạt động và yêu cầu họ phảI đóng ghóp để
chi trả BHTG cho người gửi tiền tạI ngân hàng ngừng hoạt động.
- Hình thức đóng góp sau cũng được một số hệ thống BHTG trên thế
giới quan tâm và áp dụng hình thức này có tác dụng khuyến khích khách hàng
BHTG trong cùng một hệ thống giám sát hoạt động của nhau để thúc đảy
giảm thiểu rủi ro. Điều này xuất phát từ thực tế là ngân hàng hoạt động tốt
không muốn phải đóng góp để chi trả cho ngân hàng hoạt động rủi ro cao,
không hiệu quả.Tuy nhiên, cũng phần nào vì cơ chế “đóng góp sau” có một số
hạn chế nên BHTG áp dụng hình thức này không nhiều,chỉ có 6 hệ thông áp
dụng hình thức này trong tổng số 67 hệ thống được nghiên cứu, chiếm 8,95%.
- Mỗi quốc gia, tuỳ vào cơ cấu tổ chức,khả năng tàI chính và chính sách
BHTG của mỗi hệ thống, áp dụng một, hai hoặc cả ba hình thức đóng góp trên.
Ví dụ Hệ thống BHTG Đức điều hành quyết định áp dụng cả ba hình thức
đóng góp:
Tổ chức tham gia BHTG đóng góp ngay khi được chấp nhận tham gia
một khoản tàI chính tương đương với 0,09% tổng giá trị tiền gửi thuộc đối
tượng được bảo hiêm tạI tổ chức đó tạI thời đIểm được chấp nhận tham
gia;đóng phí thường xuyên hàng năm ở mức tương đương với 0,03% tổng giá
trị tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tạI mỗi ngân hàng;và đóng góp
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 15

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
theo phân bổ sau khi có một hoặc một số ngân hàng tham gia BHTG(BECK
2001).
1.1.5.6. Phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm tín dụng
Hầu hết các đơn Bảo hiểm tín dụng thường được thiết kế phù hợp với
yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp và có xét đến lĩnh vực kinh doanh của
khách hàng của người được bảo hiểm, mức tín dụng được phép, quốc gia mà
đơn bảo hiểm có hiệu lực và một loạt các yếu tố khác đảm bảo phạm vi bảo
hiểm đáp ứng đúng nhu cầu của bạn.
Về cơ bản, đơn Bảo hiểm tín dụng bảo hiểm cho những rủi ro về tài
chính gây ra bởi một số yếu tố sau:
•Khách hàng mất khả năng thanh toán
•Phá sản
•Tạm ngừng thanh toán
•Chậm thanh toán
•Khi người mua là chính quyền không thực hiện hợp đồng
•Lệnh hoãn thanh toán của chính quyền
•Thiếu ngoại hối
•Sự kiện chính trị / kinh tế ngăn trở việc thanh toán
•Rủi ro chính trị, chiến tranh và bạo động dân sự
•Chính phủ không cho phép thực hiện hợp đồng
•Hủy bỏ giấy phép kinh doanh
1.1.6. Vai trò của tiền gửi trong NHTM và lợi ích của bảo hiểm tín dụng
1.1.6.1. Vai trò của tiền gửi trong NHTM
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là sự đảm bảo bằng vật chất đối với các
khoản tiền gửi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (TCTD) trong
trường hợp tổ chức tín dụng gặp rủi ro không thanh toán được tiền cho
người gửi. Hoạt động BHTG dựa trên cơ sở xác lập và sử dụng quỹ bảo hiểm
của các tổ chức BHTG mà các TCTD tham gia.
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 16

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
Vai trò của bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
Thứ nhất: BHTG bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Điều đó được thực hiện
trực tiếp thông qua việc sử dụng quỹ bảo hiểm để bồi thường cho người gửi
tiền khi TCTD tham gia bảo hiểm bị vỡ nợ. Thông thường, các tổ chức BHTG
chỉ bồi thường số tiền trong một giới hạn nhất định. Đối với người gửi tiền
vượt quá mức giới hạn nào đó (như ở Mỹ là 100. 000 USD) cũng được bồi
thường một phần. Hoạt động của BHTG cũng mang tính trợ giúp hạn chế,
ngăn ngừa rủi ro xảy ra đối với các TCTD chính là bảo vệ quyền lợi của người
gửi tiền.
Thứ hai: BHTG bảo vệ các TCTD tham gia bảo hiểm. Thể hiện trực tiếp
thông qua hoạt động ngăn ngừa, trợ giúp các TCTD tham gia bảo hiểm khi
gặp khó khăn. Sự trợ giúp có thể dưới hình thức cho vay, khuyến khích các
TCTD khác cho vay, yêu cầu thay đổi về quản lý, mua nợ các TCTD khó khăn.
Mặt khác, sự bảo vệ đó còn thể hiện gián tiếp thông qua việc tổ chức
BHTG bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Khi người gửi tiền không được bảo
hiểm, nếu một TCTD bị phá sản thì gửi tiền sẽ không đòi lại được đầy đủ giá
trị tiền gửi, thậm trí có khả năng bị mất trắng. Nếu vì một lý do nào đó, những
người gửi tiền nghi ngờ về sự vỡ nợ của TCTD họ sẽ rút tiền ngay lập tức.
Điều này dễ dẫn đến một phản ứng dây chuyền mọi người đổ xô đến rút tiền
làm cho TCTD đó bị phá sản. Chính sự cam kết bồi thường của các tổ chức
BHTG khi TCTD tham gia làm yên lòng người gửi tiền, hạn chế và chấm dứt
cảnh lan truyền dòng người đi rút tiền, từ đó hạn chế sự vỡ nợ của các TCTD.
Thứ ba:BHTG bảo vệ hệ thông các TCTD. Sự đổ vỡ của một tổ chức tín
dụng có thể lan truyền sang các TCTD khác do người gửi tiền ở các TCTD
khác nghi ngờ rằng TCTD của họ không có khả năng trả lại tiền họ đã gửi
được. Việc một tổ chức tín dụng bị phá sản có thể châm ngòi cho các TCTD
khác bị phá sản theo. Điều này có thể nhân rộng tới khi có một vụ hoảng loạn
ngân hàng dẫn tới cả hệ thông bị phá sản. Khi có một TCTD tham gia BHTG,
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 17

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
không những sẽ có tác dụng ngăn chặn sự vỡ nợ của một TCTD mà còn có tác
dụng ngăn chặn cả những vụ hoảng loạn ngân hàng, góp phần bảo vệ cho cả
hệ thống TCTD.
Thứ tư: BHTG góp phần ổn định kinh tế - xã hội. Với vai trò chuyển vốn
từ người có vốn đến người cần vốn, các TCTD đảm bảo cho nền kinh tế phát
triển nhịp nhàng, hiệu quả. Khi hệ thống các tổ chức tín dụng mất ổn định,
hoảng loạn thì tác hại của nó với nền kinh tế cũng rất nghiêm trọng, có thể
làm ngưng trệ, gián đoạn sản xuất gây mất trật tự an toàn xã hội. Thông qua
vai trò bảo vệ an toàn các TCTD cũng như cả hệ thống TCTD, BHTG đã góp
phần quan trọng vào ổn định của nền kinh tế - xã hội, vai trò của BHTG rất
quan trọng, nó không chỉ duy trì sự an toàn cho các TCTD, bảo vệ người gửi
tiền mà còn là động lực tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, ổn định.
1.1.6.2. Lợi ích của bảo hiểm tín dụng
• Đến 90% giá trị hợp đồng được bảo hiểm và thanh toán như khoản bồi
thường khi phát sinh khiếu nại
• Doanh nghiệp của bạn được bảo vệ trước những rủi ro do khách hàng
không trả nợ
• Giảm rủi ro các khoản nợ xấu
• Cải thiện dòng tiền
• Giúp hoạt động kinh doanh đảm bảo và an toàn hơn
• Cải thiện hiệu quả quản lý tín dụng trong nội bộ doanh nghiệp
• Đơn bảo hiểm tín dụng thường bao gồm cả dịch vụ thu nợ chuyên
nghiệp
• Phạm vi bảo hiểm linh hoạt phù hợp với yêu cầu kinh doanh và rủi ro
ngành nghề
• Tăng khả năng tiếp cận tài chính bởi các ngân hàng đánh giá bảo hiểm
tín dụng là một chỉ tiêu tốt
• Nâng cao tính ổn định và tự do thương mại khi các rủi ro đã được bảo
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 18

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
hiểm
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
1.2.1.Khái niệm
Bảo hiểm tín dụng là một cách thức đơn giản bảo vệ hoạt động kinh
doanh của bạn trước những rủi ro của việc không thanh toán khi giao dịch
với điều khoản trả sau. Một khi hàng hóa được gửi đi và khách hàng của bạn
chấp nhận điều kiện giao hàng, khi đó họ có nghĩa vụ phải thanh toán đúng
hạn. Tuy nhiên, nếu bạn không nhận được khoản thanh toán thì đơn bảo hiểm
tín dụng sẽ bảo hiểm cho bạn những rủi ro về tài chính tiềm tang này.
1.2.2.Đặc điểm
1.2.2.1. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục tín dụng của các
NHTM. Cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu: Doanh số cho vay
trong kỳ và dư nợ cuối kỳ.
Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống đem lại lợi nhuận lớn cho
các ngân hàng, nguồn thu này phụ thuộc vào quy mô của khoản vay, thời hạn
và lãi suất của khoản vay và cả ba yếu tố này có mối liên hệ khăng khít với
nhau. Tiền cho vay là một món nợ với cá nhân hoặc công ty nhận món vay đó,
nhưng lại là tài sản có đối với một ngân hàng vì nó mang lại thu nhập cho
ngân hàng này. Nói chung tiền cho vay là kém lỏng so với các tài sản Có khác
bởi vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó
mãn hạn.
Hoạt động cho vay, đi liền với lợi nhuận thu được là những rủi ro tiềm ẩn
và tổn thất nếu xảy ra là rất lớn.Các khoản tiền vay có xác suất vỡ nợ cao hơn
các tài sản có khác. Do thiếu tính lỏng và có rủi ro vỡ nợ cao nên ngân hàng
thu được lợi tức cao nhất từ hoạt động cho vay.
Do đó, việc quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng yêu cầu sự thận
trọng và cẩn thận kể từ khi ra quyết định cho vay cho đến khi thu hồi được
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 19

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
vốn.
1.2.2.2.Các loại hình cho vay
Hoạt động cho vay có thể chia thành nhiều loại hình khác nhau và mối
loại hình có quy trình nghiệp vụ và khung lãi suất riêng. Có nhiều tiêu thức để
phân loại cho vay, như sau:
- Thứ nhất, nếu phân loai theo thời hạn cho vay, chúng ta có thể phân
loại thành: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.
+ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn nhỏ hơn 12 tháng, mục
đích là tài trợ cho tài sản lưu động, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà
nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất hoặc các nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng của cá
nhân, hộ gia đình. Với hình thức cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo
món hoặc theo hạn mức…
Do thời hạn cho vay ngắn nên rủi ro với các khoản cho vay này là thấp
hơn so với cho vay trung và dài hạn, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cũng cao hơn
cho vay trung và dài hạn. Cho vay trong thời gian ngắn nên ngân hàng có thể
dự đoán được phần nào các biến động có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
của khách hàng.Từ đó mà ngân hàng có được bịên pháp để hạn chế các rủi ro
và các ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của ngân hàng.
+ Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60
tháng. Cho vay trung hạn tài trợ cho các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu
hồi vốn nhanh như: Đầu tư mua sắm tài sản cố đinh, cải tiên hoặc đổi mới
công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng…
+ Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên, chủ
yếu đáp ứng các nhu cầu xây dựng nhà ở, mua sắm các thiết bị phương tiện
vận tải có tải trọng lớn, và các công trình xay dựng quy mô lớn. Thời hạn cho
vay là yếu tố quan trọng để ngân hàng xác định lãi suất cho vay sao cho phù
hợp với mức độ rủi ro của khoản vay. Các khoản cho vay ngắn hạn rủi ro thấp
nên thường được áp dụng mức lãi suất thấp, còn cho vay trung và dài hạn
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 20

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
mức độ rủi ro cao hơn nên ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cao hơn.
Dựa vào đặc điểm thời gian của khoản cho vay ngân hàng còn có thể giám sát
các khoản vay đó được kỹ càng và chính xác hơn.
- Thứ hai, nếu phân loại theo hình thức hoàn trả, chúng ta có thể chia
thành: Vay trả một lần và vay trả nhiều lần ( vay trả góp).
+ Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổư chức tín dụng
thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng.
+ Cho vay nhiều lần ( vay trả góp): Khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách
hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được
chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Thứ ba, nếu phân loại theo tài sản đảm bảo, chúng ta có thể phân
thành loại cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.
+Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên các đảm bảo như:
thế chấp, cầm cố những tài sản hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Cho
vay có đảm bảo thường áp dụng đối vời khách hàng mới, mứcđộ tin tưởng
chưa cao, hoặc là các món vay có giá trị lớn, nhờ đó đảm bảo an toàn cho
ngân hàng. Khi đến hạn thanh toán mà ngân hàng không thu được nợ hoặc
chỉ thu được một phần thì ngân hàng có thể xử lý bằng cách bán tài sản đảm
bảo hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng. Như
vậy tài sản đảm bảo giúp ngân hàng hạn chế tổn thất khi có rủi ro cho vay xảy
ra. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng luôn cố gắng tỷ trọng cho vay có tài
sản đảm bảo cao.
+Cho vay không có tài sản đảm bảo: hình thức cho vay này được thực
hiện dựa trên cơ sở uy tín, chỉ áp dụng với những khách hàng tốt, trung thực
trong kinh doanh, khả năng tài chính mạnh, ngân hàng có thể cho vay dựa
vào uy tín của khách hàng mà không cần một tài sản đảm bảo nào. Nhưng khi
xảy ra rủi ro khách hàng không trả được nợ hoặc cố tình không trả nợ thì tổn
thất xảy ra là rất lớn, ngân hàng sẽ mất hoàn toàn vốn và lãi của khoản cho
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 21

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
vay đó
- Thứ tư, nếu phân loại theo hình thức tín dụng:
+Cho vay mua tài sản cố định
+Cho vay đầu tư tài sản lưu động
+Cho vay phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thứ năm, nếu phân loại theo mục đích vay, chúng ta có thể phân loại
cho vay phục vụ sản xuất và cho vay tiêu dùng. Mỗi loại hình cho vay chứa
đựng những rủi ro nhất định.
1.2.3. Phân loại
1.2.3.1. Phân loại theo phương thức quản lý
- Bảo hiểm tự nguyện : Việc tham gia Bảo hiểm hay không phụ thuộc vào
nhận thức và nhu cầu của người tham gia Bảo hiểm. Các doanh nghiệp
Bảohiểm có đáp ứng được hay không cũng tùy thuộc vào khả năng tài
chính,trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của công ty đó.
- Bảo hiểm bắt buộc: bao gồm các sản phẩm Bảo hiểm mà luật pháp có
những quy định về điều kiện Bảo hiểm, mức phí Bảo hiểm, số tiền tối thiểu mà
tổ chức, cá nhân tham gia Bảo hiểm và các doanh nghiệp Bảo hiểm có nghĩa
vụ phải thực hiện.
Ví dụ: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS) chủ xe cơ giới,BHTNDS
của chủ lao động đối với người lao động.
1.2.3.2. Phân loại theo kỹ thuật Bảo hiểm
- Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia là Bảo hiểm có thời hạn ngắn
(thường là một năm) bảo đảm cho các rủi ro có tính chất tương đối ổn định
và độc lập với tuổi thọ của con người. Vì thế còn được gọi là Bảo hiểm phi
nhân thọ.
- Bảo hiểm theo kỹ thuật tổn tích : có đặc trưng là thời gian dài, quỹ
được tích tụ nhiều năm mới được sử dụng để chi trả, thường đảm bảo cho các
rủi ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời gian và đối tượng, và thường gắn
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 22

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
liềnvới tuổi thọ con người.
1.2.3.3. Phân loại theo đối tượng được Bảo hiểm
- Bảo hiểm tài sản : Đây là loại Bảo hiểm mà đối tượng là tài sản ( cố
định hay lưu động của người được Bảo hiểm.
Ví dụ : Bảo hiểm cho thiệt hại vật chất xe cơ giới, Bảo hiểm hàng hóa của
các chủ hàng trong Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, Bảo hiểm tài sản của
ông chủ nhà trong Bảo hiểm trộm cắp.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: có đối tượng Bảo hiểm là trách nhiệm
dânsự của người được Bảo hiểm đối với người thứ ba theo luật định.
Ví dụ: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ lao động.
- Bảo hiểm con người : có đối tượng được Bảo hiểm là tuổi thọ, tính
mạng, tình trạng sức khỏe của con người hoặc các sự kiện liên quan tới cuộc
sống và có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.
1.2.4. Các nguyên tắc hoạt động trong Bảo hiểm Thương mại
1.2.4.1. Nguyên tắc 1: Số đông bù số ít
Hoạt động BHTM chính là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích
sinh lợi, trong đó doanh nghiệp Bảo hiểm nhận các khoản tiền gọi là phí Bảo
hiểm từ người tham gia Bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả khoản tiền
cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được Bảo hiểm. Xét trên
khía cạnh với một người tham gia Bảo hiểm, khoản tiền chi trả hoặc bồi
thường này lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí đóng Bảo hiểm. Chính vì
vậy nguyên tắc quan trọng nhất đó là hoạt động BHTM phải dựa trên nguyên
tắc: “Số đông bù số ít” - tức là rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ
được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng
gặp rủi ro như vậy.
1.2.4.2. Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được Bảo hiểm
Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên nguyên tắc bù đắp thiệt
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 23

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
hại tài chính cho người tham gia Bảo hiểm và luôn theo đuổi mục tiêu lợi
nhuận, chính vì vậy không phải với bất kì loại rủi ro nào, doanh nghiệp Bảo
hiểm cũng chấp nhận các yêu cầu bảo đảm. Người ta phân chia ra làm 2 loại
rủi ro dựa trên tính chất, nguyên nhân gây ra rủi ro và tính chất đồng nhất
của rủi ro.
- Rủi ro có thể được Bảo hiểm: là những rủi ro bất ngờ, không lường
trước được. Nguyên nhân gây ra rủi ro có thể được Bảo hiểm là nguyên nhân
khách quan và không cố ý.
- Rủi ro không được Bảo hiểm: là những rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc
gần như chắc chắn xảy ra như hao mòn vật chất tự nhiên, hao hụt thương
mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, cố ý tự tử. Nguyên
nhân gây ra những rủi ro không được Bảo hiểm là nguyên nhân chủ quan và
do sự cố ý của người được Bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chấp nhận bồi thường các rủi ro có thể
Bảo hiểm và từ chối Bảo hiểm trong các trường hợp rủi ro không được Bảo
hiểm. Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn Bảo hiểm luôn có các rủi ro loại
trừ tùy thuộc vào từng nghiệp vụ Bảo hiểm khác nhau.
Đối với các rủi ro được Bảo hiểm lại được sắp xếp, phân loại và áp dụng
các mức phí thích hợp. Thông thường đối với các rủi ro có mức xác suất lớn
hơn, mức phí đóng sẽ là lớn hơn.
- Nguyên tắc rủi ro có thể Bảo hiểm:
+ Tránh cho doanh nghiệp Bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất
thấy trước mà nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến phá sản.
+ Giúp các doanh nghiệp tính được các mức phí chính xác, trên cơ sở đó
giúp cho hoạt động bảo hiểm diễn ra dễ dàng hơn, đem lại nguồn lợi lớn cho
xã hội trên cơ sở chia sẻ rủi ro cho cả cộng đồng.
+ Đảm bảo công bằng giữa những người tham gia Bảo hiểm.
1.2.4.3. Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 24

Tiểu luận Nguyên lý bảo hiểm GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
Điểu quan trọng nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp Bảo hiểm
đó là khả năng chi trả bảo hiểm trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Trên thực
tế việc thu phí Bảo hiểm trên nguyên tắc số đông bù số ít và chỉ áp dụng đối
với các loại rủi ro được Bảo hiểm đôi khi vẫn không đảm bảo được khả năng
này của doanh nghiệp Bảo hiểm trong các trường hợp sau:
- Giá trị Bảo hiểm là rất lớn trong khi quy mô doanh nghiệp Bảo hiểm
nhỏ hoặc mới thành lập nên quỹ Bảo hiểm chưa huy động được nhiều.
- Các rủi ro liên tiếp, đồng loạt cùng xảy ra khiến cho doanh nghiệp Bảo
hiểm phải chi trả nhiều cho người tham gia bảo hiểm.
Một điều thận trọng trong hoạt động của DNBH đó là không nhận
những rủi ro quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty. Tuy nhiên
tránh tình trạng từ chối các hợp đồng Bảo hiểm này, các DNBH sẽ sử dụng
nguyên tắc phân tán rủi ro theo 2 cách .
+ Đồng Bảo hiểm: nhiều doanh nghiệp Bảo hiểm tham gia Bảo hiểmcho
cùng một hợp đồng Bảo hiểm.
+ Tái Bảo hiểm: Một doanh nghiệp Bảo hiểm nhận bảo đảm cho một rủi
ro lớn, sau đó nhượng lại 1 phần rủi ro cho một hoặc nhiều doanh nghiệp Bảo
hiểm khác
1.2.4.4. Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối
Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm và người được Bảo hiểm phải
tuyệtđối thành thật với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau.
Hợp đồng Bảo hiểm sẽ không còn hiệu lực nếu chỉ cần một trong hai bên vi
phạm. Hai bên trong hợp đồng Bảo hiểm có bổn phận khai báo đầy đủ và
chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay
không được yêu cầu khai báo. Yếu tố quan trọng là bất kỳ yếu tố nào có ảnh
hưởng đến việc chấp nhận Bảo hiểm và giải quyết quyền lợi Bảo hiểm.
1.2.4.5. Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể được Bảo hiểm
Nguyên tắc này đưa ra yêu cầu đối với người tham gia Bảo hiểm. Đó
Nhóm thực hiện: Nhóm 07 - Lớp: DHTN7TH Trang 25

×