Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BÁO CÁO KỸ THUẬT môi TRƯỜNG xử LÝ nước thải dệt nhuộm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.04 KB, 43 trang )

Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
******************
XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2012
1
Nhóm 4
1
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
MUC LỤC
2
Nhóm 4
2
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
I. Mở đầu
I.1 Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường nước nói riêng đang là một
vấn đề toàn cầu. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do các nguồn nước
thải không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường bao gồm từ: các hoạt động sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, vui chơi giải trí Trong đó, nước thải từ các
hoạt động công nghiệp dệt nhuộm có ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường do tính đa
dạng và phức tạp. Đã có nhiều vụ việc các công ty trong lĩnh vực dệt may thải trực tiếp
nước thải sản xuất ra môi trường. Có thể đưa ra đây vụ việc hàng chục cơ sở dệt
nhuộm xả thẳng ra kênh Tham Lương ở quận 12 hay vụ việc dòng kênh Rạch Chiếc bị
nhuộm đỏ bởi một số đơn vị như Công ty TNHH Saitex International Việt Nam (gọi


tắt là Saitex), Công ty CP Dệt Gia dụng Phong Phú (Dệt Phong Phú) và Công ty
TNHH Sản xuất – thương mại Việt Thắng Jean (Việt Thắng Jean) và Công ty dệt may
Phước Long trong năm 2010.
Trong nước thải dệt nhuộm, thành phần khó xử lý nhất là chất hữu cơ khó phân
hủy sinh học. Với bản chất khó phân hủy bởi vi sinh, tồn tại bền vững trong môi
trường, chất hữu cơ khó phân hủy sinh học sẽ là mối nguy hại lâu dài tới sức khỏe con
người và môi trường. Chính vì thế nước thải của quá trình dệt nhuộm cần phải được xử
lí trước khi được thải ra môi trường.
I.2 Mục tiêu
- Giới thiệu về nước thải dệt nhuộm và các đặc điểm cơ bản của nó
- Tìm hiểu những phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
- Đưa ra quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm đơn giản và dễ thực hiện
- Tính toán đơn giản dựa trên số liệu thực tế của cơ sở nhuộm Thành Phát
3
Nhóm 4
3
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
I.3 Phương pháp thực hiện
Trong quá trình tìm hiểu về đề tài này nhóm đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu
khác nhau bao gồm sách, các bài báo và các hình ảnh trên internet, Luận văn tốt
nghiệp của các khóa trước.
II.Tổng quan tài liệu về đối tượng nghiên cứu
II.1 Đối tượng nghiên cứu
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người đã làm thay
đổi tính chất ban đầu của chúng.
Nước thải dệt nhuộm là sự tổng hợp nước thải phát sinh từ tất cả các công đoạn hồ
sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, nhuộm in và hoàn tất trong quá trình dệt nhuộm.
1. Phân loại
Nước thải nhuộm bao gồm các loại chính:

- Nước thải dệt nhuộm hoạt tính:là nước thải chứa thuốc nhuộm hoạt tính.
Thuốc nhuộm hoạt tính: là thuốc nhuộm anion tan, có khả năng phản ứng với xơ sợi
tạo thành liên kết cộng hóa trị với xơ sợi. Trong cấu tạo của thuốc nhuộm hoạt tính
có một hay nhiều nhóm hoạt tính khác nhau, quan trọng nhất là các nhóm:
vinylsunfon, halotriazin và halopirimidin.
Dạng tổng quát của thuốc nhuộm hoạt tính: S – R – T – Y, trong đó:
-S: nhóm cho thuốc nhuộm độ hòa tan cần thiết (-SO
3
Na, -COONa,
-SO
2
CH
3
)
-R: nhóm mang màu của thuốc nhuộm
-Y: nhóm nguyên tử phản ứng, trong điều kiện nhuộm nó tách khỏi phân tử
thuốc nhuộm, tạo khả năng cho thuốc nhuộm phản ứng với xơ (-Cl, -SO
2
,
-SO
3
H, -CH=CH
2
, )
-T: nhóm mang nguyên tử hay nhóm nguyên tử phản ứng, thực hiện liên kết
giữa thuốc nhuộm và xơ.
4
Nhóm 4
4
Kỹ thuật môi trường

Xử lý nước thải dệt nhuộm
Là loại thuốc nhuộm duy nhất có liên kết cộng hóa trị với xơ sợi tạo độ bền
màu giặt và độ bền màu ướt rất cao nên thuốc nhuộm hoạt tính là một trong những
thuốc nhuộm được phát triển mạnh mẽ nhất trong thời gian qua đồng thời là lớp thuốc
nhuộm quan trọng nhất để nhuộm vải sợi bông và thành phần bông trong vải sợi pha.
Tuy nhiên, thuốc nhuộm hoạt tính có nhược điểm là: trong điều kiện nhuộm,
khi tiếp xúc với vật liệu nhuộm (xơ sợi), thuốc nhuộm hoạt tính không chỉ tham gia
vào phản ứng với vật liệu mà còn bị thủy phân.
Ví dụ:
Thuốc nhuộm sunfatoetylsunfon Thuốc nhuộm Vinylsunfon
(dạng hoạt hóa của thuốc nhuộm gốc)
Thuốc nhuộm Vinylsunfon Xơ được nhuộm (X là O-Xenlullo)
Thuốc nhuộm thủy phân (X là OH)
Do tham gia vào phản ứng thủy phân nên phản ứng giữa thuốc nhuộm và xơ sợi
không đạt hiệu suất 100%. Để đạt độ bền màu giặt và độ bền màu tối ưu, hàng nhuộm
được giặt hoàn toàn để loại bỏ phần thuốc nhuộm dư và phần thuốc nhuộm thủy phân.
Vì thế, mức độ tổn thất đối với thuốc nhuộm hoạt tính cỡ 10÷50%, lớn nhất trong các
loại thuốc nhuộm. Hơn nữa, màu thuốc nhuộm thủy phân giống màu thuốc nhuộm gốc
nên nó gây ra vấn đề màu nước thải và ô nhiễm nước thải.
- Nước thải phẩm nhuộm sunfua: loại nước thải chứa phẩm nhuộm sunfu
Phẩm nhuộm sunfua (PNS) là hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất mà phân tử có chứa
các phần dị vòng, vòng thơm và vòng quinoit; các phần này được liên kết với nhau
5
Nhóm 4
5
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
bằng các nhóm đisunfua, sunfoxit hoặc các nhóm cầu nối khác. PNS không tan trong
nước, nhưng nếu khử bằng dung dịch Na
2

S trong nước thì phẩm nhuộm chuyển thành
dạng lơco tan được (chủ yếu là do khử các nhóm cầu nối SS thành nhóm SNa) và bám
chắc vào vải bông. Sau khi bị oxi hoá bởi không khí trên thớ sợi, phẩm nhuộm lại
chuyển thành dạng không tan. Màu PNS không tươi nhưng bền với ánh sáng (trừ màu
vàng, màu da cam) và độ ẩm, không bền với vò xát và tác dụng của clo. PNS không
bền khi bảo quản, phương pháp nhuộm phức tạp; thang màu thiếu màu đỏ. Điều chế
bằng cách cho hợp chất hữu cơ (vd. aminophenol, nitrophenol, các amin và điamin
thơm, các inđophenol, các azin, các dẫn xuất của điphenylamin) tác dụng với lưu
huỳnh (S) hoặc dung dịch nước Na
2
Sx (x ≥ 2).
- Nước thải tẩy rửa: là nước thải ra từ các quá trình hồ sợi, giũ hồ, nấu tẩy,tẩy trắng, làm
bong, nhuộm, in, hoàn thiện.
2. Thành phần của nước thải dệt nhuộm
Nước thải từ các xí nghiệp dệt nhuộm rất phức tạp, nó bao gồm cả các chất hữu cơ, các
chất màu và các chất độc hại cho môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường chính
có trong nước thải của xí nghiệp dệt, nhuộm bao gồm:
- Tạp chất tách ra từ xơ sợi, như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, các
chất bẩn dính vào sợi (trung bình là 6% khới lượng xơ sợi).
- Các hóa chất dùng trong quá trình công nghệ: hồ tinh bột, tinh bột biến
tính, dextrin, aginat, các loại axit, xút, NaOCl, H
2
O
2
, soda, sunfit… Các loại
thuốc nhuộm các chấtphụ trợ, chất màu, chất cầm màu, h óa chất tẩy
giặt.Lượng hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại mầu là rất khác nhau
và phần dư thừa đi vào nước thải tương ứng.
- Đối với mặt hàng len từ lông cừu, nguyên liệu là len thô mang rất nhiều
tạp chất (250-600 kg/tấn) được chia thành:

+ 25-30% mỡ (axít béo và sản phẩm cất mỡ, lông cừu)
+ 10-15% đất và cát
+ 40-60% mưối hữu cơ và các sản phẩm cất mỡ, lông cừu.
6
Nhóm 4
6
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
3. Đặc tính và ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm
Các đặc tính của nước thải và những chất gây ô nhiễm khác trong nước thải công
nghiệp dệt nhuộm đánh giá theo tiêu chuẩn môi trường như sau:
+ Lượng ôxi sinh học (BOD5): sự cấu thành nước thải hữu cơ trong ngành công
nghiệp dệt nhuộm rất cao, bao gồm cùng một lúc các chất hòa tan sinh học dễ dàng (ví
dụ bột hồ vải) và sinh vật học với độ phân giải cao (thuốc nhuộm, PVA, các tạp chất từ
sợi tự nhiên và chất tẩy trắng quang học).
+ Nhu cầu ôxi hóa học (COD): trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm có nhiều
chất hữu cơ bền sinh học. Mức ô nhiễm hữu cơ trong trường hợp này được tính thông
qua các chỉ số COD. Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng sợi tổng hợp (ví
dụ vải nhân tạo) trong ngành công nghiệp dệt nhuộm tăng nên khối lượng các chất
nhuộm và các chất sinh học khó hoặc không thể phân giải dùng để nhuộm và in cũng
tăng lên. Do vậy nước thải công nghiệp dệt nhuộm COD thường cao.
Lượng BOD,COD cao trong nước gây tác hại đối với đời sống thủy sinh do làm
giảm lượng oxi hòa tan trong nước.
+ Giá trị nồng độ pH: sự sử dụng hoá chất công nghiệp NaOH trong các quy trình như
đun sôi, tẩy trắng và nhuộm màu. Nước thải có tính kiềm cao, do đó, nồng độ pH trong
7
Nhóm 4
7
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm

nước thải của các công ty dệt nhuộm dao động từ 8.5 tới 12. Nồng độ pH như vậy
không được phép thải trực tiếp vào môi trường ( theo TCVN mức độ B). pH > 9 sẽ
gây độc hại đối với thủy tinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử
lý nước thải.
+ Màu sắc: Nước thải của các công ty dệt nhuộm có màu khá đen. Lý do bởi thuốc
nhuộm không sử dụng đủ và không thêm màu để chiết sợi cũng như những tạp chất
khác từ sợi tự nhiên. Thậm chí nồng độ thuốc nhuộm thấp (khoảng 0.5 mg/1) cũng có
thể được nhìn thấy bằng mắt thường. nước thải có màu đen gây ra những tác động tiêu
cực tới hệ thống sinh học và những nguồn tiếp nhận. Nó gây cản trở việc hấp thụ, phân
giải ôxi trong nước.
+ Trị số kim loại: một lượng nhỏ các kim loại nặng như đồng, crom, kền, coban, kẽm,
chì, thủy ngân được bổ sung vào sự nhuộm hoạt tính, nhuộm trực tiếp và một vài hỗ
trợ chất hóa học. thậm chí, chỉ với một lượng nhỏ các kim loại trong nước thải, nhưng
nếu không được xử lý sẽ gây ra những nguy hại tới sinh vật và nhân loại.
+ Chất độc: Nước thải bao gồm các chất hoạt tính bề mặt, các hợp chất amin, các chất
cơ bản của các hợp chất ankylphenol etoxylat, và gasoline được sử dụng trong thuốc
nhuộm.
+ Các hợp chất hữu cơ halogen độc hại: sinh ra từ các thuốc nhuộm hoạt tính, một vài
thuốc nhuộm phân tán và chất màu.
+ Muối trung tính (Na
2
SO
4
hoặc NaCl): thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải với
nồng độ cao từ 0.9 tới 2.8g, gây độc hại cho cá.
+ Nước thải công nghiệp dệt nhuộm có thể chứa xyanua (CN), đây là chất độc hại nhất
với nước nếu không được xử lý.
Tóm lại, nước thải của các công ty dệt nhuộm thường có mức độ ô nhiễm vượt
quá giới hạn chất thải cho tiêu chuẩn môi trường B (QCVN 13:2008). Cộng đồng
không chấp nhận nước thải với độ độc hại và ô nhiễm cao.

4. Tiêu chuẩn đầu ra của nước thải dệt nhuộm
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may ( QCVN 13 :
2008/BTNMT):
8
Nhóm 4
8
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
II.2 Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn TS,
chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương pháp xử lý thích hợp
phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải,tiêu
chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Về nguyên lý xử lý, nước thải dệt
nhuộm có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp cơ học.
- Phương pháp hóa học.
- Phương pháp hóa – lý.
- Phương pháp sinh học.
Xử lý nước thải dệt nhuộm cần thiết giải quyết các vấn đề như: độ màu khó xử lý, tỷ lệ
COD/BOD cao, nhiệt độ cao, tính chất nước thải thay đổi liên tục theo giờ, lưu lượng
9
Nhóm 4
9
Kỹ thuật mơi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
nước thải ln đột biến. Hệ thống xử lý nước thải thông thường được chia
thành 3 công đoạn: xử lý bậc một, bậc hai và bậc ba
II.2.1 Xử lý bậc 1
Xử lý bậc 1 nhằm tách các chất rắn lơ lững, chất rắn dễ lắng ra khỏi nước thải.
Rác cặn có kích thước lớn được loại bỏ bằng song chắn rác. Cặn vơ cơ (cát, sạn,

mảnh kim loại ) được tách ra khi qua bể lắng cát. Xử lý bậc 1 là xử lý ban đầu
cho xử lý sinh học. Trong giai đoạn này thường có các cơng trình đơn vị như
sau:
 Song chắn rác: gồm các thanh kim loại tiết diện chữ nhật hình tròn, hình
chữ nhật hoặc hình bầu dục. Song chắn rác gồm hai loại: di động và cố
định. Nó được đặt nghiêng một góc 60 - 90º theo hướng dòng chảy.
 Lưới chắn rác: khử các chất lơ lững có kích thước nhỏ hoặc các sản
phẩm có giá trị, thường sử dụng lưới lọc có kích thước lỗ từ 0.5 - 1mm.
 Bể lắng cát: loại bỏ cặn thơ, nặng như cát, sỏi, mảnh thủy tinh, mảnh kim
loại, nhăf bảo vệ các thiết bị cơ khí và tiện cho q trình xử lý về sau.
Bể lắng cát gồm những loại sau:
− Bể lắng cát ngang: Có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều
dài của bể. Bể có thiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu
bể.
− Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên trên theo thân bể.
Nước được dẫn theo ống tiếp tuyến với phần dưới hình trụ vào bể. Chế
độ dòng chảy khá phức tạp, nước vừa chuyển động vòng, vừa xoắn theo
trục, vừa tịnh tiến đi lên, trong khi đó các hạt cát dồn về trung tâm và
rơi xuống đáy.
− Bể lắng cát tiếp tuyến: là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải
được dẫn vào bể cheo chiều từ tâm ra thành bể và được thu vào máng tập
trung rồi dẫn ra ngồi.
10
Nhóm 4
10
Kỹ thuật mơi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
− Bể lắng cát làm thống: Để tránh lượng chất hữu cơ lẫn trong cát và
tăng hiệu quả xử lý, người ta lắp vào bể lắng cát thơng thường một dàn
thiết bị phun khí. Dàn này được đặt sát thành bên trong bể tạo thành một

dòng xoắn ốc qt đáy bể v ới một vận tốc đủ để tránh hiện tượng lắng
các chất hữu cơ, chỉ có cát và các phân tử nặng có thể lắng.
 Lắng: là q trình tách khỏi nước cặn lơ lử ng hoặc bơng cặn hình thành trong
giai đoạn keo tụ tạo bơng ho ặc các cặn bùn sau q trình xử lý sinh học
Trong cơng nghệ xử lý nước thải q trình lắng được ứng dụng :
• Lắng cát, sạn, mảnh kim loạ i, thuỷ tinh, xương, hạt sét,… ở bể lắng
cát.
• Loại bỏ chấ t lơ lửng khơng hòa tan ở bể lắng đợt 1. Bể lắng đợt 1 được
đặt trước cơng trình xử lý sinh học
• Lắng bùn hoạt tính hoặ c màng vi sinh vật ở bể l ắng đợt 2. Nó được đặt
sau cơng trình xử lý sinh học
 Tháp giải nhiệt:. Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ
của dòng nước bằng cách trích nhiệ t từ nước và thải ra khí quyển. Tháp giải
nhiệt tận dụng sự bay hơ i nhờ đó nước được bay hơi vào khơng khí và thải ra
khí quyển. Kết quả là, phần nước còn lại được làm mát đáng kể. Tháp giải nhiệt
có thể làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn so với các thiết bị chỉ sử dụng
khơng khí để loại bỏ nhiệt, và do đó sử dụng tháp giải nhiệt mang lại hiệu
quả cao hơn về mặt năng lượng và chi phí.
 Bể điều hòa: với nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước
thải. Khi lưu lượng và hàm lượng chất bẩn thay đổi nhiều theo giờ,
bể này cần thiết phải xây dựng để điều hòa lưu lượng và chất
lượng nước thải. Sự dao động về lưu lượng và nồng độ sẽ ảnh
hưởng lớn đến chế độ làm việc của các công trình xử lý, gây
khó khăn trong việc vận hành. Đồng thời nếu không có bể điều
hòa thì thể tích công trình phải lớn do việc tính toán công trình phải
11
Nhóm 4
11
Kỹ thuật mơi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm

dựa vào tải lượng lớn nhất. Lúc này chi phí đầu tư cho công trình
sẽ rất tốn kém. Nếu nồng độ chất bẩn chảy vào công trình xử lý
sinh học đột ngột tăng lên, nhất là các chất độc hại đối với vi sinh
vật thì có thể làm cho công trình hoàn toàn mất tác dụng. Ngoài ra,
công trình xử lý hóa học cũng sẽ kém hiệu quả khi nồng độ và
lưu lượng thay đổi liên tục. Điều này đặc biệt khó khăn khi muốn
tự động hóa các quá trình xử lý.
Ngoài ra, do các quá trình tẩy, nhuộm, giặt thường được thực hiện
trong các hồ chứa và hoạt đông theo mẻ nên nước thải được thải ra
từng mẻ (xả gián đoạn). Và tùy từng công đoạn mà thành phần
các loại nước thải có nồng độ và tính chất tương đối khác nhau.
Chính những nguyên nhân này cho thấy việc điều hòa nồng độ
nước thải là vô cùng cần thiết và đôi khi đóng vai trò quyết đònh
trong quá trình xử lý nước thải
 Bể trung hòa: có tác dụng trung hòa nước thải tẩy nhuộm có độ
kiềm hoặc acid cao nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho vi sinh
vật (pH=6,5-8,5). Quá trình trung hòa có thể diễn ra liên tục hoặc
gián đoạn theo mẻ.
Cơ sơ của phương pháp:
H
+
+OH
-
→H
2
O
Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
• Trộn lẫn nước thải acid với nước thải kiềm
• Bổ sung tác nhân hóa học
• Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa

• Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước acid
Việc lựa chọn phương pháp trung hòa là tùy thuộc vào thể tích và nồng độ nước
thải, khả năng sẳn có và giá thành của các tác nhân hóa học. Trong q trình
trung hòa, một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ thuộc vào
12
Nhóm 4
12
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân sử
dụng cho quá trình.
Ví dụ: sử dụng khói lò để trung hòa nước thải:
CO
2
+H
2
O+2NaOH→Na
2
CO
3
+2H
2
O (pH~11)
Na
2
CO
3
+CO
2
+H

2
O→2NaHCO
3
(pH~8)
 Tuyển nổi,vớt dầu mỡ:
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chấ t (ở dạ ng hạt
rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏ ng. Trong một số
trường hợp quá trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất
hoạt động bề mặt.
Trong xử lý nước thải về nguyên tắc tuyển nổi thường được sử dụng để khử
các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (th ường là
không khí) vào trong pha lỏ ng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lự c nổi
tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo các hạ t cùng nổi lên bể mặt,
sau đó chúng tậ p hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt
cao hơn trong chất lỏng ban đầu.
 Lọc: Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ
(d>10
-4
mm) khỏi nước thải, mà các bể lắng không thể loại được chúng. Người
ta tiến hành quá trình lọc nhờ các vật liệu lọc, vách ngăn xốp, cho phép chấ t
lỏng đi qua và giữ các tạp chất lạ i. Vật liệu lọc được sử dụng thường là cát
thạch anh, than cốc, hoặc sỏi, thậm chí cả than nâu, than bùn hoặc than gỗ. Việc
lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương.
Có nhiều dạng lọc: lọc chân không, lọc áp lự c, lọc chậ m, lọc nhanh, lọc chảy
ngược, lọc chảy xuôi…
13
Nhóm 4
13
Kỹ thuật môi trường

Xử lý nước thải dệt nhuộm
II.2.1 Xử lý bậc 2
Là quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải cũng như các chất vô
cơ như H
2
S, NH
4
+
, dựa trên hoạt động của các vi sinh vật, nói cách khác là quá
trình xử lý sinh học, bao gồm:
 Phương pháp sinh học hiếu khí
Nguyên tắc của phương pháp là sử dụng vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất
hữu cơ có trong nước thải có đầy đủ oxi hòa tan ở nhiệt độ, pH …thích hợp.
quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí có thể mô tả bằng sơ đồ:
Hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí bao gồm các quá trình dinh dưỡng: vi sinh
vật sử dụng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng kim
loại để xây dựng tế bào mới tăng sinh khối và sinh sản. Quá trình phân hủy: vi sinh
vật oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan hoặc ở dạng các hạt keo phân tán nhỏ thành
H
2
O và CO
2
hoặc các chất khí khác
Cơ chế của quá trình:
Thực chất của quá trình phân hủy chất bẩn hữu cơ bằng phương pháp hiếu khí là
quá trình lên men bằng vi sinh vật để cho sản phẩm là CO
2
, H
2
O,NO

3
-
,SO
4
2-
.
Trong quá trình này các chất bẩn phức tạp như protein, tinh bột, chất béo… sẽ bị
phân hủy bởi các men ngoại bào cho ra các chất đơn giản như các acid amin, các
acid béo, các acid hữu cơ, đường đơn… Các chất đơn gian này sẽ thấm qua màng
tế bào và bị phân hủy tiếp tục hoặc chuyển hóa thành các vật liệu xây dựng tế bào
mới bởi quá trình hô hấp nội bào cho sản phẩm cuối cùng là CO
2
và H
2
O.
14
Nhóm 4
14
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
 Bể bùn hoạt tính: chất hữu cơ được oxi hóa bởi các vi sinh vật trong bể
aerotank. Bùn trong bể là hệ vi sinh vật phức tạp bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn,
vi nấm, động vật nguyên sinh, vi tảo, cứ 1g bùn có chứa từ 10
8
- 10
14
tế bào vi
sinh. Một số vi sinh vật có trong bùn như: Alaligenes. Achromobacter,
Pseulomonas, Corynebacterium.
 Bể lọc sinh học: giá thể có thể là đá sỏi hoặc chất dẻo, hiệu suất của quá trình

xử lý khoảng 50 - 65%.
 Phương pháp kị khí: sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí để phân hủy các
chất cho ra các sản phẩm chủ yếu là CO
2
và CH
4
Quá trình phân hủy có thể được mô tả bằng sơ đồ tổng quát
 Bể kị khí kiểu đệm bùn dòng chảy ngược – bể UASB
15
Nhóm 4
15
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
Bể được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông cốt thép,có nắp kín bằng nhựa,kim
loại, gỗ hoặc bê tông.
Bể có cấu
tạo 2 ngăn:
ngăn lắng và
ngăn lên men.
Trong bể diễn
ra hai quá
trình: lọc trong
nước thải qua
tầng cặn lơ
lửng và lên men lượng cặn giữ lại. nhờ có vi sinh vật có trong bùn hoạt tính mà
các chất bẩn đi từ dưới lên xuyên qua lớp bùn bị phân hủy. trong bể các vi sinh
vật liên kết nhau lại và tạo thành hạt bùn lớn đủ nặng để không bị rửa trôi ra
khỏi thiết bị. bùn được xả ra khỏi bể UASB từ
3-5 năm/lần nếu nước thải đưa vào đã qua bể lắng 1, hoặc 3-6 tháng/lần nếu
nước thải đưa vào xử lý trực tiếp. bể được sử dụng để xử lý nước thải có hàm

lượng chất hữu cơ cao
 Lọc kị khí bám dính cố định – AFR
Hệ thống lọc kị khí bám dính cố định sử dụng các vi sinh vật bám dính trên vật
liệu lọc đặt trong bể có dòng nước thải chảy từ dưới lên hoặc từ trên xuống và
màng vi sinh vật này không bị rửa trôi trong quá trình xử lý.
Dòng nước thải vào và dòng tuần hoàn ra được phân bố từ bên này sang bên kia
của bể phản ứng sinh học,cắt ngang và tạo ra dòng chảy ngược đi qua màng
sinh học. quá trình xử lý xảy ra là kết quả của sự lơ lửng và hòa trộn sinh khối
bởi màng lọc. Dòng chảy ra ở phần trên của màng, là tập hợp của các tác nhân
bị đào thải. khí nằm ở phía dưới bể phản ứng được thu lại và được chuyển đi
nơi khác để sử dụng sau. Dòng chảy ra được tuần hoàn lại để duy trì điều kiện
16
Nhóm 4
16
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
nạp nước được đồng nhất trong bể phản ứng, bấc chấp dòng chảy vào thay đổi,
vì vậy có thể duy trì điều kiện thủy động lực học đồng nhất trong bể phản ứng.
việc thiết kế bể phản ứng sinh hóa dựa vào thời gian lưu nước và thể tích chất
hữu cơ đầu ra. Thời gian lưu nước trung bình khoảng 0.5-4 ngày tương ứng với
thể tích chất hữu cơ đầu ra từ 5 – 15 kg COD/m
3
.ngày. sinh khối phải thường
xuyên được kiểm tra, và nếu có sự dư thừa sinh khối thì chúng sẽ được làm
sạch khỏi hệ thống và thải ra ngoài trong dòng chảy ra.
III.2.3 Xử lý bậc 3
Xử lý nước thải trong công nghiệp tẩy nhuộm thường ứng dụng bậc cao để khử mầu,
độ đục, một số độc tố kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Trong
công đoạn này thường ứng dụng các quy trình hóa lý như keo tụ, tạo bông, lắng; lọc
hấp thụ than hoạt tính, oxy hóa, phương pháp màng lọc.

 Phương pháp keo tụ - tạo bông:
Phương pháp keo tụ để xử lý chất màu dệt nhuộm là phương pháp tách loại chất
màu gây ô nhiễm ra khỏi nước dựa trên hiện tượng keo tụ.
Về nguyên tắc, keo tụ là hiện tượng các hạt keo cùng loại có thể hút nhau tạo
thành những tập hợp hạt có kích thước và khối lượng đủ lớn để có thể lắng xuống do
trọng lực trong độ phân tán lớn, diện tích bề mặt riêng lớn nên các hạt keo có xu
hướng hút nhau nhờ các lực bề mặt. Song, do các hạt keo cùng loại tích điện cùng dấu
đặc trưng bằng thế zeta (ξ) nên các hạt keo luôn đẩy nhau bởi lực đẩy tĩnh điện, ngăn
chúng hút nhau tạo hạt lớn hơn và lắng xuống. Như vậy thế ξ càng lớn hệ keo càng
bền (khó kết tủa), thế ξ càng nhỏ hạt keo càng dễ bị keo tụ, trong trường hợp lý tưởng
khi ξ bằng 0 thì hạt không tích điện và dễ dàng hút nhau bởi lực bề mặt tạo hạt lớn hơn
có thể lắng được. Đó là cơ sở của phương pháp keo tụ.
17
Nhóm 4
17
HẠT KEO
lớp hấp thụ
lớp điện ch trái dấu
lớp khuếch tán
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
Hình 1.1: Cấu tạo hạt keo
Để thực hiện keo tụ hệ keo, có thể sử dụng các cách:
- Phá tính bền của hệ keo do lực đẩy tĩnh điện bằng cách thu hẹp lớp điện kép tới thế ξ=
0, điều này được thực hiện khi cho hạt keo hấp phụ đủ điện tích trái dấu để trung hòa
điện tích hạt keo. Điện tích trái dấu này thường là các ion kim loại đa hóa trị trong các
muối vô cơ (chất keo tụ).
- Tạo điều kiện để cho hạt keo va chạm với các bông kết tủa của chính chất keo tụ nhờ
hiện tượng hấp phụ- bám dính (hiệu ứng quét)
- Dùng những chất cao phân tử - chất trợ keo tụ - để “khâu” (hấp phụ) các hạt keo nhỏ

lại với nhau tạo hạt có kích thước lớn (bông cặn) dễ lắng
 Các chất keo tụ thường dùng:
- Phèn nhôm Al
2
(SO
4
)
3
.nH
2
O (n=14÷18), muối sắt Fe
2
(SO
4
)
3
.nH
2
O hoặc FeCl
3
.nH
2
O
(n=1÷6) được coi là những chất keo tụ cổ điển, trong đó phèn nhôm là chất keo tụ phổ
biến nhất tại Việt Nam, trong khi đó muối sắt lại là chất keo tụ phổ biến ở các nước
công nghiệp phát triển do khoảng pH keo tụ tối ưu rộng hơn (5 ÷ 9), bông cặn nặng,
bền hơn và dư lượng sắt trong nước thấp hơn so với dùng phèn nhôm (pH keo tụ 5,5 ÷
7). Dùng phèn nhôm hoặc muối sắt làm chất keo tụ sẽ xảy ra phản ứng thủy phân tạo
bông cặn hydroxit tham gia hiệu ứng quét và phá tính bền hệ keo:
Al

2
(SO
4
)
3
+ 6H
2
O → 2Al(OH)
3
↓ + 6H
+
+ 3SO
4
2-
Fe
2
(SO
4
)
3
+ 6H
2
O → 2Fe(OH)
3
↓ + 6H
+
+ 3SO
4
2-
18

Nhóm 4
18
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
Tuy nhiên do thời gian tạo hydroxit kim loại rất ngắn (cỡ micro giây) nên các
ion kim loại Al
3+
và Fe
3+
chưa kịp thực hiện chức năng chính là trung hòa điện tích hạt
keo.
- Polime nhôm (PAC): khi hòa tan PAC tạo các hạt polime Al
13
(thực chất là
Al
13
O
4
(OH)
24
7+
) có điện tích vượt trội (7
+
) và kích thước lớn gây keo tụ mạnh, bông
cặn lớn và thủy phân chậm nên tăng tác dụng của chúng lên các hạt keo cần xử lý.
 Các chất trợ keo tụ (hay chất tạo bông) gồm: chất hiệu chỉnh pH, dung dịch
axit silixic hoạt tính, bột đất sét và polime (PAA- polyacrylamit). Các chất hiệu chỉnh
pH có tác dụng ổn định pH tăng hiệu quả keo tụ. Axit silixic hoạt tính, bột đất sét và
polime có chung đặc điểm là mang điện tích và hút các hạt keo nhỏ mang điện tích trái
dấu với nó để tạo bông cặn lớn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ gồm có: pH, các yếu tố hữu cơ (tạo
phức, hấp phụ) làm bền hạt keo, khuấy trộn …
Phương pháp keo tụ được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải dệt nhuộm có
các thuốc nhuộm phân tán và không tan. Đây là phương pháp khả thi về mặt kinh thế
tuy nhiên nó không xử lý được tất cả các loại thuốc nhuộm: thuốc nhuộm axit, thuốc
nhuộm trực tiếp; thuốc nhuộm hoàn nguyên keo tụ tốt nhưng không kết lắng dễ dàng,
bông cặn chất lượng thấp; thuốc nhuộm hoạt tính rất khó xử lý bằng các tác nhân keo
tụ thông thường và còn ít được nghiên cứu. Bên cạnh đó phương pháp keo tụ cũng tạo
ra một lượng bùn thải lớn và không làm giảm tổng chất rắn hòa tan nên gây khó khăn
cho tuần hoàn nước
cơ chế quá trình keo tụ tạo bông⃰
- Phản ứng 1: phân tử polymer kết dính với hạt keo
(tích điện trái dấu)
19
Nhóm 4
19
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
-Phản ứng 2: phần còn lại của polymer ở trên liênkết với những vị trí hoạt tính trên bề
mặt các hạt keo khác
-Phản ứng 3: hiện tượng tái bền hạt keo
-Phản ứng 4: nếu quá thừa polymer
-Phản ứng 5: nếu khuấy trộn quá mạnh hoặc quá lâu, lk giữa hạt keo và polymer
sẽ bị phá vỡ
20
Nhóm 4
20
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
-Phản ứng 6: tái bền hạt keo

 Xử lý hóa học:
Các quá trình oxi hóa dựa trên sự tạo thành các gốc tự do hoạt động như OH

(thế oxi hóa 2.8V-là tác nhân oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các tác nhân oxi hóa được
biết từ trước đến nay) gốc tự do này đóng vai trò một tác nhân oxi hóa không chọn
lọc. Trong các quá trình này, sự khoáng hóa hoàn toàn thu được ở điều kiện nhiệt độ
áp suất bình thường.
• Ozon hóa
Ozon hóa được xem là một trong những quá trình oxi hóa tiên tiến ở pH kiềm
do các chất hữu cơ bị oxi hóa bởi gốc tự do hoạt động được tạo ra trong quá trình phân
hủy ozon. Thực ra trong mỗi quá trình ozon hóa, chất hữu cơ bị oxi hóa một phần do
phản ứng của các gốc tự do, một phần là sự ozon hóa trực tiếp chất hữu cơ. Bởi lẽ,
ozon là chất oxi hóa mạnh hơn oxy, và về mặt lý thuyết , không có hợp chất hữu cơ
nào không bị oxi hóa bởi ozon. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là khó
khăn trong việc thu được ozon và sự nhạy cảm pH của quá trình [Ullmann, 1995].
Hiện nay, ozon hóa được sử dụng ở công đoạn làm trắng trong sản xuất giấy.
Các quá trình ozon hóa gồm có:
- Quá trình UV/O
3
: quá trình ozon hóa được hỗ trợ bằng việc chiếu ánh sáng tử ngoại để
tăng hiệu quả tạo OH

hay tạo 2OH

với nồng độ cao hơn.
H
2
O+O
3
2OH


+ O
2
- Quá trình H
2
O
2
/O
3
: phản ứng giữa O
3
và H
2
O
2
tăng sự tạo thành gốc OH

. Trong
trường hợp này, ngoài gốc OH

còn có gốc HO
2

(tạo ra tử H
2
O
2
). Vì vậy phản ứng oxi
hóa chất hữu cơ đạt hiệu quả cao hơn.
H

2
O
2
+ 2O
3
2OH

+ 3O
2
21
Nhóm 4
21
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
- Quá trình H
2
O
2
/UV/O
3
: là sự kết hợp của các quá trình UV/O
3
, H
2
O
2
/O
3
, UV/H
2

O
2
để
thu được hệ bậc 3. Đây là quá trình hiệu quả nhất trong xử lý nước thải ô nhiễm nặng
và cho phép giảm TOC, khoáng hóa hoàn toàn chất ô nhiễm. Cơ chế tạo gốc tự do
được chỉ ra trong phản ứng:
H
2
O
2
+ 2O
3
2OH

+ 3O
2
• Các hệ Fenton (H
2
O
2
/Fe
2+
) và hệ kiểu Fenton (H
2
O
2
/Fe
3+
):
Là các hệ phản ứng trong đó gốc tự do OH


được tạo ra do sự phân ly của H
2
O
2
xúc tác bởi Fe
2+
, Fe
3+
:
Fe
2+
+ H
2
O
2
→ Fe
3+
+ OH
-
+ OH

H
2
O
2
+ OH

→ HO
2


+ H
2
O
Fe
3+
+ HO
2

+ H
2
O → Fe
2+
+ O
2
+ H
3
O
+
Gốc OH

sinh ra tấn công các hợp chất hữu cơ:
OH

+ RH → R

+ H
2
O


R

+ Fe
3+
→ R
+
+ Fe
2+

Ở pH thấp sẽ diễn ra phản ứng tái tạo Fe
2+
, khi đó Fe
2+
đóng vai trò xúc tác thật
sự cho phản ứng phân hủy H
2
O
2
:

Fe
3+
+ H
2
O
2
→ H
+
+ FeOOH
2+


FeOOH
2+
→ HO
2

+ Fe
2+
Ngoài ra còn có các hệ trên cơ sở hệ Fenton có sử dụng thêm UV hoặc oxalat
để tăng cường phản ứng oxi hóa các hợp chất hữu cơ, hệ quang Fenton tái tạo xúc tác
nhờ bức xạ tử ngoại: Fe(OH)
2+
→ Fe
2+
+ OH

.
Phản ứng Fenton được phát hiện từ 1894 nhưng cho đến gần đây mới được
quan tâm như một phương pháp khá hiệu quả để xử lý ô nhiễm chất hữu cơ. Hệ Fenton
có khả năng xử lý thuốc nhuộm tan (hoạt tính, axit, trực tiếp), thuốc nhuộm không tan
(hoàn nguyên, phân tán) ngay cả khi nước thải có nồng độ màu cao. Sự oxi hóa cũng
làm giảm COD của nước thải đồng thời tăng khả năng phân hủy sinh học của các sản
22
Nhóm 4
22
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
phẩm sau phản ứng. So sánh với các quá trình oxi hóa - khử xử lý thuốc nhuộm như
điện hóa, ozon, hypclorit thì Fenton đạt được hiệu quả xử lý tốt nhất. Nhược điểm của
phương pháp này là sản sinh lượng bùn thải lớn từ quá trình keo tụ của chất phản ứng

với thuốc nhuộm. Hơn nữa, do hệ Fenton thực hiện ở pH axit cỡ 2,5÷4 nên sau phản
ứng tốn hóa chất để trung hòa lại nước thải đã xử lý.
• Oxy hóa bằng Clo
Clo và các chất có chứa clo hoạt tính là chất oxy hóa thông dụng nhất. Người ta sử
dụng chúng để tách H
2
S, hydrosunfit, các hợp chất chứa metylsunfit, phenol, xyanua
ra khỏi nước thải.
Khi clo tác dụng với nước thải xảy ra phản ứng
Cl
2
+ H
2
O = HOCl + HCl
HOCl ↔ H+ + OCl
-
Tổng clo, HOCl và OCl
-
được gọi là clo tự do hay clo hoạt tính.
Các nguồn cung cấp clo hoạt tính còn có clorat canxi (CaOCl
2
), hypoclorit, clorat,
dioxyt clo, clorat canxi được nhận theo phản ứng
Ca(OH)
2
+ Cl
2
= CaOCl
2
+ H

2
O
Lượng clo hoạt tính cần thiết cho một đơn vị thể tích nước thải là: 10 g/m
3
đối
với nước thải sau xử lý cơ học, 5 g/m
3
sau xử lý sinh học hoàn toàn
 Phương pháp lọc:
Lọc là quá trình tách các chất rắn lơ lững ra khỏi nước khi hỗn hợp nước và chất rắn lơ
lửng đi qua lớp vật liệu lỗ (màng lọc),chất rắn lơ lửng sẽ được giữ lại và nước tiếp tục
chảy qua.
Phương pháp này dùng trong xử lý nước thải dệt nhuộm với mục đích thu hồi hóa chất
đẻ tái sử dụng lại như thu hồi tinh bột PVA, thuốc nhuộm indigo bằng siêu lọc hoặc
đồng thời thu hồi muối và thuốc nhuộm bằng kết hợp giữa thẩm thấu ngược và màng
bán thấm.
23
Nhóm 4
23
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
Đây là giai đoạn cuối cùng để làm trong nước. Động lực của quá trình lọc màng là sự
chênh lệch áp suất giữa hai phía của màng.
III. Các nghiên cứu và ứng dụng
III.1. Các nghiên cứu.
III.1.1. Luận án của tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng – viện môi trường và tài nguyên.
Đại học quốc gia tp.HCM về nghiên cứu xử lý phần thuốc nhuộm azo trong môi
trường nước bằng quá trình quang xúc tác TiO
2
hoạt hóa.

Kết quả đạt được :
-TiO
2
(titan dioxit)với kích thước tinh thể anataza khoảng 20nm cho hoạt tính
cao nhất trong phản ứng quang phân hủy thuốc nhuộm Organe G.
- Tốc độ của quá trình quang phân hủy của các azo phù hợp với tốc độ khoáng
hóa và cùng giảm dần theo thứ tự sau: Y2G> OG> CR~ RBD>AB10B.
-Với thời gian quang hóa khoảng 71% COD và 21% TOC; củng với việc giảm
độc tính và phát triển khả năng phân hủy sinh học của mẫu nước thải tổng hợp
chưấ azo đến mức thích hợp để có thể xử lý tiếp tục bằng các phương pháp sinh
học.
III.1.2. Luận án của tiến sĩ kỹ thuật Tôn Thất Lãng – Viện môi trường và tài
nguyên . Đại học quốc gia tp.HCM về Nghiên cứu mô hình thực nghiệm xử lý kị
khí tốc độ cao để xử lý nước thải phát sinh từ công nghiệp dệt nhuộm .
Kết quả đạt được:
- Hiệu suất xử lý của hệ thống EGSB đối với nước thải chứa hồ tinh bột vượt
qua 90% với tải trong hữu cơ ( Organic loading rate – OLR )là 2.3g COD/L.ngày và
vượt qua 80% với OLDR là 3.9g COD/ngày.
- Hệ thống EGSB có thể xử lý thuốc nhuộm với tải trọng 0.68 – 0.90g thuốc
nhuộm /L.ngày , với hiệu xuất xử lý đạt 88 – 90%.
24
Nhóm 4
24
Kỹ thuật môi trường
Xử lý nước thải dệt nhuộm
- Với thời gian lưu nước (Hidraulic retention time – HRT) là 1.6 giờ và giá trị
nồng độ thuốc nhuộm 60mg/L, hiệu suất khử thuốc nhuộm của hệ thống EGSB có thể
đạt đến 90% và hiếu suất khử COD có thể đạt trên 95% .
- Tải trọng hữu cơ tối đa của mô hình EGSB khi xử lý nước thải dệt nhuộm
thực tế đạt được 25g COD /L.ngày vơi hiệu suất xử lý COD và hiệu xuất xủ lý màu đạt

90% và 60-65%.
- Trong các chất xúc tiến phản ứng khử thuốc nhuộm, sunfate có ảnh hưởng tích
cục đến khả năng phân hủy thuốc nhuộm. Nếu sunfate được bổ sung vào dòng nước
thải đi vào hệ thống với nồng độ 10mg/L, làm tăng khả năng khử màu của hệ thống lên
đến 95%.
- Dây chuyền công nghệ mới được đề xuất là EGSB – bùn hoạt tính hiếu khí –
hấp phụ bằng than hoạt tính là dây chuyền công nghệ có tính kinh tế (giá thành xử lý
khoảng 4.646 đồng /m
3
) , tốc độ xử lý cao (HRT = 1.2-1.6 giờ), hiệu suất xử lý ổn định
(92-98% đối với COD , 90-93% đối với độ màu )đáp ứng được yêu cầu chất lượng
nước thải sau khi sử lý đạt tiêu chuẩn nhu cầu Việt Nam.
III.1.3. Luận án tiến sĩ kỉ thuật của NCS Lê Tượng Mãn – Viện môi trường và tài
nguyên – Đại học quốc gia tp.HCM về đề tài xử lý nước thải dệt nhuộm bằng azo
với quá trình lọc dị thể .
Những nội dung chính của luận án :
Việc lựa chọn xúc tác Fe
2
(SO
4
)
3
và Fe
2
O
3
/SiO
2
cho phản ứng oxi hóa
anthraquinon và nước thải ngành nhuộm bằng azo thay cho việc sử dụng các chất xúc

tác kim loại nặng là các chất độc hại đối với môi trường là hợp lý không gây ô nhiễm
thứ cấp tới môi trường . Các loại xúc tác có giá rẻ phổ biến .
- Xác định các điều kiện tối ưu của quá trình ozôn hóa nước thải nhuộm có
COD < 2.000mg/l.
- Xác định cơ chế ozôn hóa anthraquinon thành các hợp chất có cấu tạo đơn
giản để có thể tiếp tục xử lý triệt để bằng phương pháp khác .
25
Nhóm 4
25

×