Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

báo cáo kiến tập sư phạm - địa điểm kiến tập trường chính trị tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.9 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
BÁO CÁO KIẾN TẬP SƯ PHẠM
Địa điểm kiến tập: Trường Chính Trị Tỉnh Bắc Giang
Thời gian kiến tập: Từ 27/12/2010 đến 14/01/2011
Sinh viên thực hiện: TÔ VĂN ĐỨC
Lớp : CNXHKH K28
Bắc Giang, tháng 01 năm 2011

1

MỞ ĐẦU
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với
nhiều tỉnh thành, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía tây
giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương. Tỉnh lỵ:
thành phố Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 51 km.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự
nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của
Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm
28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Uớc điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người,
với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả
nước. Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất
là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm
4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%;
người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%.
Danh nhân:Thánh Hùng Linh Công, Đoàn Xuân Lôi, Trịnh Ngô
Dụng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Đình Tuân, Nguyễn Khắc Nhu, Cô Giang
tức Nguyễn Thị Giang, Cô Bắc tức Nguyễn Thị Bắc, Thân Nhân Trung.
• Du lịch: Chùa Bổ Đà, Làng nghề Thổ Hà, ATK2 - An toàn
khu dự bị của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ, Bảo tàng Hoàng Hoa Thám


và Đồn Phồn Xương ở huyện Yên Thế, Lăng Dinh Hương ở Hiệp Hòa,
Khu di tích Suối Mỡ và Đền Suối Mỡ huyện Lục Nam, Chùa Đức La
huyện Yên Dũng, Cây Dã hương hơn 1.000 tuổi ở xã Tiên Lục, huyện
Lạng Giang, gốc cây Dã hương phải 8 người ôm.
Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về mặt
tổ chức và của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia về mặt chuyên môn.
Để tìm hiểu và nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương, hoạt động,
chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh Bắc Giang; cũng như học hỏi về
phương pháp, kỹ năng và kiến thức chuyên ngành; đồng thời để thuận tiện cho
việc đi lại, nên em chọn địa điểm kiến tập cho mình là trường Chính trị tỉnh Bắc
Giang thuộc tỉnh Bắc Giang – quê hương yêu dấu.
NỘI DUNG
2
I – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC GIANG
Trường Chính trị tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy và UBND
tỉnh.
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước từ cấp cơ sở
xã, phường, thị trấn, trưởng, phó phòng cấp huyện, cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn
các chức danh trên.
Trường có nhiệm vụ thực hiện các Quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia (Học viện báo chí và
Tuyên Truyền), mở các lớp đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị Quản lý
nhà nước theo yêu cầu của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Qua 50 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên, công
nhân viên nhà trường ngày càng trưởng thành về cả số lượng và chất lượng.
Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, sự
giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể tỉnh, sự chỉ đạo về công tác chuyên môn
của các cơ quan trung ương, qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, trường

Chính trị tỉnh Bắc Giang đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để hoàn thành
nhiệm vụ, vươn lên và ngày càng phát triển.
1. Chức năng của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
Theo quyết định 184 của Ban Bí thư trung ương, trường Chính trị tỉnh
Bắc Giang là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh ủy, ủy ban nhân dân, đặt
dưới sự lãnh đạo trực tiếp thường xuyên của Ban thường vụ tỉnh ủy. Về chuyên
môn, trường chịu sự chỉ đạo của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia.
Trường có chức năng đào tạo cán bộ, công chức địa phương về chuyên môn,
nghiệp vụ, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn
3
thể… Chức năng của trường được thay đổi để phù hợp với từng thời kì lịch sử
của đất nước.
Trường có chức năng sau: “Giúp ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức huấn
luyện, bồi dưỡng cho các ủy viên ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các ủy viên
ban đại diện hành chính tiểu khu; huấn luyện cho các cán bộ làm công tác văn
phòng của ủy ban nhân dân xã, thị trấn và cán bộ các tiểu ban chuyên môn của
ban đại diện hành chính tiểu khu; giúp ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
trong việc biên soạn tài liệu, bồi dưỡng báo cáo viên, đồng thời hướng dẫn về
nội dung phương pháp để ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị trấn tự tổ
chức bồi dưỡng cho đại biểu ủy ban nhân dân huyện, xã, thị trấn…”
Chức năng của nhà trường là bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
Đảng ở cơ sở, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật
và nghiệp vụ công tác đoàn thể quần chúng để nâng cao năng lực công tác cho
cán bộ làm công tác Đảng, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ đoàn thể quần
chúng; bồi dưỡng cho giảng viên ở các trung tâm giáo dục lý luận ở các huyện
và thị xã, thành phố trong tỉnh”.
Qua 60 năm xây dựng và phát triển, trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã
vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt chức năng bồi dưỡng cán bộ,
đảng viên của mình.
2. Nhiệm vụ của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang

Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước từ cấp cơ sở
xã, phường, thị trấn, trưởng, phó phòng cấp huyện, cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn
các chức danh trên.
Trường có nhiệm vụ thực hiện các Quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
phối hợp với Học việc Chính trị - Hành chính Quốc gia mở các lớp đào tạo
trình độ cao cấp lý luận chính trị - Quản lý nhà nước theo yêu cầu của Tỉnh ủy
và UBND tỉnh.
4
xác định nhiệm vụ của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang từ đào tạo lý luận
chính trị sơ cấp lên đào tạo lý luận trung cấp. Theo đó, nhà trường có nhiệm vụ
mở các lớp chương trình lý luận chính trị trung cấp về chủ nghĩa Mác – Lênin
cho hai hệ tập trung và hệ tại chức với lưu lượng học viên trung bình từ 600 đến
1000 người.
Đào tạo chương trình trung cấp lý luận và trung cấp quản lý nhà nước,
quản lý các đoàn thể cho đội ngũ cán bộ trên địa bàn tỉnh; Mở các lớp bồi
dưỡng, đào tạo lại, các lớp tập huấn cho cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ
cơ sở trở lên.
Trong những năm gần đây, theo quyết định 184 của Ban bí thư trung
ương, xác định nhiệm vụ của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang bao gồm 8 nhiệm
vụ sau: Đào tạo cán bộ quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cơ
sở, cán bộ dự nguồn, cán bộ công chức cấp cơ sở; Đào tạo lý luận chính trị -
hành chính cho cán bộ lãnh đạo quản lý, cho cán bộ, công chức nhà nước; Bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh
lãnh đạo của các tổ chức Đảng cơ sở; Bồi dưỡng kiến thức cho đại biểu hội
đồng nhân dân cấp xã và huyện; Đào tạo tiền công vụ đối với các công chức dự
bị và bồi dưỡng chuyên viên cho các chức danh tương đương; Bồi dưỡng
nghiệp vụ cho giáo viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; Tổ chức
nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và thực tiễn ở cơ sở; Mở các
lớp bồi dưỡng theo chỉ đạo của tỉnh ủy.
Trong những năm qua, trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực hoàn

thành nhiệm vụ của Đảng giao phó, hàng năm trường nhận được nhiều danh
hiệu thi đua của tỉnh ủy, của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia.
3. Hoạt động chung của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
a. Tổ chức bộ máy của nhà trường
5
Qua năm xây dựng và phát triển, tổ chức bộ máy của nhà trường có nhiều
biến động. Năm 2010, trường có 50 cán bộ, công nhân viên chức, trong đó có
24 nam và 26 nữ.
• Ban giám hiệu của trường gồm 3 đồng chí:
Hiệu trưởng: Nguyễn Minh Chiến
Phó Hiệu trưởng: Đỗ Thị Minh
Phó Hiệu trưởng: Thân Văn Hà
• Cơ cấu chuyên môn của trường bao gồm 4 khoa:
- Khoa Nhà nước – pháp luật;
- Khoa Dân vận;
- Khoa Lý Luận cơ sở
- Khoa Xây dựng Đảng – Lịch sử Đảng
• Về cơ cấu tổ chức gồm 3 phòng:
- Phòng tổ chức - Hành chính
- Phòng Đào tạo
- Phòng Khoa học - Thông Tin - tư liệu
Lực lượng giảng viên của trường có 32 đồng chí, trong đó có 12 giảng
viên chính. Về tổ chức Đảng, trường có 46 đảng viên. Về tổ chức đoàn thể,
trường có công đoàn gồm 51 hội viên, đoàn thanh niên gồm 19 đoàn viên, hội
cựu chiến binh gồm 13 hội viên, hội khuyến học gồm 51 hội viên…
Về cơ sở vật chất, hiện nay trường có 1 giảng đường lớn (200 chỗ) và 6
giảng đường nhỏ (50 – 90 chỗ). Trường đang có những hoạt động xây dựng và
đầu tư thêm về cơ sở vật chất như xây dựng thêm giảng đường, phòng làm việc
cho các phòng ban, trang bị các thiết bị giảng dạy hiện đại…
6

Năm 2010 vừa qua, trường đã đào tạo được 30 lớp với 3000 lượt học
viên. Về nghiên cứu khoa học, trường đã nghiên cứu một đề tài khoa học cấp
tỉnh.
b. Các lớp đào tạo tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
Hiện nay, trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đang đào tạo các lớp sau:
- Các lớp bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị tập trung khóa XI.
- Các lớp bồi dưỡng sơ cấp và trung cấp lý luận cho cán bộ nguồn,
lãnh đạo các ban ngành ở xã, phường, huyện…
- Liên kết với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đào tạo các lớp cử
nhân tại chức và cao cấp lý luận.
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC GIANG
1. Đôi nét về điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Giang
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn
(Hà Nội) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên
của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc
Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn
lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Uớc điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người, với mật
độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước.
Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là
người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%;
người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người
Hoa 1,2%; người Dao 0,5%
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc
với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là
núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu vực phía bắc
7
tỉnh là vùng rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và

cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng Đông Bắc, chụm ở phía Tây Nam (tại
vùng trung tâm tỉnh), là: cánh cung Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn, phần
giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa hai dãy núi này.
Phía Đông và Đông Nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử
nổi tiếng, cao trung bình 300-900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là
1.068 m; phía Tây Bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn lan vào tới huyện Yên
Thế, cao trung bình 300-500 m, chủ yếu là những đồi đất tròn trĩnh và thoải dần
về phía đông nam. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có
khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong
phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài
chim và 18 loài bò sát. Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó
ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy
qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn
từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục,
bên trong.
2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
a. Tình hình xã hội
Về dân cư – lao động, Bắc Giang có 66,1% số người trong độ tuổi lao
động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm gần 80%. với mật độ dân số 407
người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước.
Về dân tộc, Bắc Giang có 7 dân tộc sinh sống ổn định, lâu đời: Kinh, Tày,
Nùng, Dao, Sán Dìu, Hoa. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán khác nhau nhưng
đều sống gắn bó, đoàn kết.
Về tôn giáo, ở Bắc Giang có Công giáo và Phật giáo. Trong đó, việc thờ
tự của Phật giáo còn mang tính tự phát, nhiều chùa do các tín đồi tự quản. Còn
giáo dân chủ yếu là các đồng bào miền xuôi di cư tới. Mặc dù vậy, các tín đồ
vẫn sống hòa hợp, thống nhất trong khối đại đoàn kết dân tộc.
8
• Về văn hóa, Bắc Giang có nền văn hóa nhiều dân tộc. Vì Bắc
Giang nằm của khu vực miền núi phía Bắc, nên Bắc Giang là điểm hội tụ

nền văn hóa của các dân tộc, tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng
và đậm đà bản sắc dân tộc. Bắc Giang có kho tàng văn hóa phi vật thể đặc
sắc, phong phú. Mỗi dân tộc đều có những địa danh gắn với những truyền
thuyết … Những ngày hội truyền thống, thuần phong mỹ tục vẫn được
người dân Bắc Giang bảo tồn và phát huy nhằm xây dựng đời sống tinh
thần lành mạnh. Bắc Giang có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và di tích
lịch sử như Chùa Bổ Đà, Làng nghề Thổ Hà, ATK2 - An toàn khu dự bị
của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ, Bảo tàng Hoàng Hoa Thám và Đồn
Phồn Xương ở huyện Yên Thế, Lăng Dinh Hương ở Hiệp Hòa, Khu di
tích Suối Mỡ và Đền Suối Mỡ huyện Lục Nam, Chùa Đức La huyện Yên
Dũng, Cây Dã hương hơn 1.000 tuổi ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang,
gốc cây Dã hương phải 8 người ôm.
Về giáo dục – đào tạo – khoa học và công nghệ, Bắc Giang là một trung
tâm đào tạo với hệ thống nhiều trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của
cả nước…
Về y tế, Bắc Giang có Hơn 100 cơ sở y tế, trong đó có 9 bệnh viện trực
thuộc tỉnh, bệnh viện đa khoa trung ương Bắc Giang là trung tâm y tế khu vực.
Đội ngũ cán bộ y tế Bắc Giang tận tình, có năng lực và trách nhiệm với công
việc.
b. Tình hình kinh tế.
Sau 20 năm đổi mới, tiềm lực về mọi mặt của tỉnh đã lớn mạnh hơn
nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả. Kết
cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, bao gồm mạng lưới giao thông đô thị và nông
thôn, điện lưới quốc gia, hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc,
trạm phát thanh – truyền hình. Các công trình phúc lợi công cộng đã và đang
phát huy tác dụng, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, đời sống nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày càng được cải thiện
rõ rệt. Bắc Giang lại có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nhiều cơ
sở sản xuất phân đạm lớn, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản…
9

Thêm vào đó, Bắc Giang có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trong độ tuổi
chiếm 65% dân số, trình độ dân trí đang được nâng lên đáng kể. Trong công
cuộc đổi mới, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là những thuận lợi
để Bắc Giang phát triển về kinh tế.
Về khó khăn và hạn chế, thách thức lớn nhất của Bắc Giang là nền kinh tế
còn ở trình độ thấp, chậm phát triển, thu ngân sách chưa đủ chi, kinh tế phát
triển không đều và chưa vững chắc, thiếu vốn đầu tư, công nghệ và thiết bị sản
xuất còn lạc hậu.
Ở Bắc Giang, lực lượng lao động có trình độ cao phân bố không đều,
phần lớn tập trung ở thành phố, thị xã. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân
còn mang nặng nếp nghĩ, cách làm của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và
tập quán lạc hậu, chưa theo kịp những đòi hỏi của thời kỳ đổi mới.
Thêm vào đó, môi trường pháp lý vừa thiếu chặt chẽ, vừa thực hiện chưa
nghiêm minh, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, tạo kẽ hở làm sa sút phẩm chất
một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, những năm qua nền kinh tế Bắc
Giang đã có tốc độ phát triển khá nhanh. đã thoát khỏi tình trạng trì trệ và đã có
bước phát triển khá. Hoạt động thương mại với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế, đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư phát triển. Với trên
40 chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, bình quân mỗi năm Bắc Giang đã huy
động trên 1000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Tỉnh đã chuyển hơn 100 ha đất
nông nghiệp thành đất công nghiệp, xây dựng mới một khu công nghiệp tập
trung và hình thành các cụm công nghiệp nhỏ. Hệ thống giao thông tiếp tục
được đầu tư phát triển ở Bắc Giang. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho thương mại
được củng cố, toàn tỉnh đã xây dựng được 46 chợ và 11 trung tâm cụm xã…
10
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế Bắc Giang vẫn còn

những hạn chế sau: Chất lượng tăng trưởng chưa cao, GDP bình quân đầu người
còn thấp; Thu ngân sách trên địa bàn chỉ đảm bảo được 70% nhu cầu chi thường
xuyên; Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng quy mô còn nhỏ, không tập
trung, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu nên năng suất lao động còn thấp,
khả năng cạnh tranh còn hạn chế; Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo
hướng tích cực, nhưng chất lượng chưa cao, nhất là lĩnh vực dịch vụ; Đầu tư
nước ngoài vào tỉnh tăng chậm, quy mô nhỏ…
3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang tới
năm 2011
Bắc Giang xác định mục tiêu tới năm 2011 như sau: Huy động tối đa mọi
nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự phát triển
nhanh và bền vững, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao một bước rõ
rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân để trở thành tỉnh công nghiệp
trước năm 2020.
Tỉnh cũng xác định mục tiêu tổng quát phát triển đến năm 2020: Xây
dựng tỉnh Bắc Giang 6trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công
nghiệp, thương mại, du lịch…), có kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng
bộ, có văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, quốc phòng an ninh vững
mạnh và đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.
III. NỘI DUNG KIẾN TẬP
1. Nhật ký kiến tập sư phạm
(đã có văn bản kèm theo)
2. Dự giờ giảng:
11
• Buổi 1 (Sáng, 29/12/2010): Bộ môn Triết Học.
- Giảng viên: Ngô Đức Chúc
- Tại lớp: Trung cấp lí luận chính trị hành chính khóa 2010 - 2012
- Địa điểm: Huyện Hiệp Hòa
- Đối tượng học viên: Cán bộ, công chức xã, phường, giáo viên…
Phương pháp giảng: truyền thống, kết cấu bài giảng lôgic, có nhiều dẫn chứng

thực tiễn.
- Tên bài giảng: Phép Biện Chứng Duy Vật
- Nội dung bài giảng:
I. Hai nguyên lí của phép biện chứng duy vật
1. Một vài vấn đề chung của phép biện chứng
2. Hai nguyên lí của phép biện chứng
II. Một số cặp phạm trù nhỏ của phép biện chứng duy vật
1. Cái chung và cái riêng
2. Nguyên nhân và kết quả
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
4. Bản chất và hiện tượng
5. Nội dung và hình thức
6. Hiện thực và khả năng
12
Buổi 2 (Chiều tiếp buổi sáng 29/12/2010):
III. Những quy luật của phép biện chứng duy vật
1. Quy luật lượng chất
2. Quy luật mâu thuẫn
3. Quy luật phủ định của phủ định
• Buổi 3 (sáng 30/12/2010): Bộ môn Triết.
- Giảng viên: Nguyễn Thị Dung
- Tại lớp: Trung cấp lí luận chính trị hành chính khóa 2010 - 2012
- Địa điểm: Huyện Hiệp Hòa
- Đối tượng học viên: Cán bộ, công chức xã, phường, giáo viên…
- Phương pháp giảng: khoa học: có sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng
dạy trình chiếu slides, kết hợp hỏi đáp. Nhiều hình ảnh thực tiễn mang lại sự lí
thú cho người học.
- Tên bài giảng: Lý luận nhận thức
- Nội dung bài giảng:
I. Những nguyên lí cơ bản của lí luận nhận thức

1. nhận thức là gì
2. Nhận thức của con người
3. Nhận thức là một quá trình biện chứng
II. Các hình thái của tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị
thặng dư
1. Ý nghĩa
2. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
3. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
4. Tư bản nông nghiệp và vai trò của tư bản nông nghiệp
• Buổi 4 (Chiều, 07/01/2011): Bộ môn kinh tế chính trị.
13
- Giảng viên: Hồ Bích Ngọc
- Tại lớp: k24 tập trung
- Địa điểm: Hội trường H6
- Đối tượng học viên: Cán bộ, công chức xã, phường…
- Phương pháp giảng: Diễn giảng, hỏi đáp…
- Tên bài giảng:
Chuyên đề 4: Chủ nghĩa tư bản hiện đại
- Nội dung bài giảng:
I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
1. Nguồn gốc, bản chất, hình thức của chủ nghĩa tư bản độc quyền
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản
II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
2. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
3. Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
III. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền hiện đại
1. Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền hiện nay
2. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
IV. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

1. Những ưu thế trong phát triển lực lượng sản xuất do bùng nổ cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ
2. Sự thích ứng của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trước sự bùng
nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ
3. Những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện nay
14
• Buổi 5 (Chiều,10/01/2011): bộ môn kinh tế chính trị
- Giảng viên: Nguyễn Thị Huệ
- Tại lớp: k24 tập trung
- Địa điểm: Hội trường H6
- Đối tượng học viên: Cán bộ, công chức xã, phường…
- Phương pháp giảng: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận…
- Tên bài giảng:
Chuyên đề 5: Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH
I. Quan điểm của Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ
quá độ lên CNXH
1. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
2. Dự báo về khả năng quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN
3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH
ở Việt Nam
II. Tính tất yếu khách quan và thực chất của quá độ lên CNXH, bỏ qua
chế độ TBCN ở Việt Nam
1. Tính tất yếu khách quan và những điều kiện trong nước và quốc tế
để quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam
2. Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN
III. Ý nghĩa của thời kỳ quá độ lên CNXH
• Buổi 6 (Sáng, 11/01/2011): Bộ môn kinh tế chính trị
- Giảng viên : Lê Chí Trung
- Tại lớp: k24 tập trung
15

- Địa điểm: Hội trường H6
- Đối tượng học viên: Cán bộ, công chức xã, phường…
- Phương pháp giảng: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận…
- Tên bài giảng:
Chuyên đề 6: Đặc điểm kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Nội dung bài giảng:
I. Quan điểm của C.Mác – V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
II. Tính tất yếu khách quan và thực chất của quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.
III. Ý nghĩa và hướng vận dụng.
3. Nhận xét về học viên và phương pháp giảng dạy
Về học viên, chủ yếu học viên là cán bộ, công chức, lãnh đạo các ban,
ngành của xã, phường, thị trấn, huyện… trong địa bàn tỉnh như phó, trưởng
công an xã, phường; chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường; giám đốc,phó giám
đốc… ở độ tuổi tập trung từ 25 – 45. Hầu hết các học viên đều có phẩm chất
đạo đức, phẩm chất chính trị, có ý thức tốt trong việc học tập và rèn luyện tại
trường. Tuy nhiên, các học viên đều có độ tuổi cao nên trình độ nhận thức và
tiếp thu bài giảng còn chậm, số lượng học viên ở nội trú còn hạn chế…
Về phương pháp giảng dạy, các thầy cô có kiến thức chuyên môn chắc,
thường sử dụng phương pháp diễn giảng, thuyết trình, thảo luận, hỏi đáp… đã
có sử dụng công nghệ vào việc giảng dạy như máy chiếu… Bên cạnh việc giảng
dạy chính, thầy cô cũng tạo điều kiện cho học viên có thể thực hiện những
chương trình ngoại khóa, văn nghệ ngoài giờ làm cho không khí lớp học sôi nổi
hơn… Mặc dù vậy, do cơ sở vật chất của trường còn hạn chế nên việc sử dụng
giáo án điện tử vẫn chưa được phổ biến, kết quả giảng dạy chưa đạt hiệu quả
cao.
16
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
1. Đối với trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.

Trong thời gian kiến tập tại trường chính trị tỉnh Thái Nguyên, tìm hiểu
về tình hình thực tế của trường và địa phương, em xin có một số ý kiến sau:
- Trường cần tăng cường đội ngũ giảng viên, củng cố kiến thức
chuyên môn, tiếp cận, làm quen với các phương pháp giảng dạy mới cho đội
ngũ cán bộ, giảng viên để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ đào tạo, trang bị lý
luận chính trị cho cán bộ, đảng viên của địa phương.
- Trường cần có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết
bị cho việc dạy và học, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên và học viên được
tiếp cận với khoa học – công nghệ, giúp cho chất lượng học viên được đào tạo
tốt hơn.
- Trường cần mở rộng hơn nữa trung tâm thông tin – thư viện để đáp
ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của học viên, giảng viên.
2. Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sau thời gian kiến tập, em thấy rằng bản thân còn thiếu về kỹ năng giảng
dạy, do đó em xin đề xuất đối với Học viện cần trang bị cho sinh viên kiến thức
về lý luận dạy học để sinh viên có thể thực hiện hiệu quả hơn việc kiến tập của
mình.
Thêm vào đó, Học viện cần tổ chức cho sinh viên những buổi đi thực tế
về các tỉnh, địa phương để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên bằng sự va
chạm thực tế.
17
KẾT LUẬN
Sau ba tuần kiến tập tại trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, với sự cố
gắng của bản thân và đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo,
bản thân em được trang bị thêm những kiến thức bổ ích làm cơ sở cho việc
thực tập cuối khóa cũng như công việc sau khi tốt nghiệp ra trường.
18
Em đã nhận thức được rằng: Đối với một giảng viên, ngoài việc nắm bắt
nội dung kiến thức cần truyền thụ thì phải không ngừng trau dồi những phương
pháp giảng dạy, bố cục trình bày, tác phong, thậm chí cả hình thức của một

người giảng viên; bên cạnh đó, hoạt động quản lý lớp cũng hết sức quan trọng
bởi nó góp phần không nhỏ vào chất lượng của bài going, chính là ý thức của
học viên, mà điều này phải bắt đầu ngay từ khâu quản lý lớp. Nó đòi hỏi người
giảng viên phải có kỹ năng sư phạm, nắm bắt được tâm lý cũng như có khả
năng quản lý và điều hành lớp.
Nét đặc thù của công tác giảng dạy chính trị là ở chỗ: Ngoài kiến thức
chuyên môn cần phải có sự nắm bắt thực tiễn. Vì vậy để có thể hoàn thành tốt
công việc sau này, bản thân mỗi sinh viên chúng em phải không ngừng trau dồi
kiến thức lí luận và thực tiễn ngay từ bây giờ.
Không chỉ thu nhận được kiến thức, điều quan trọng là sau đợt kiến tập
vừa qua chúng em được bồi dưỡng vể tinh thần say mê nghề nghiệp. Để làm tốt
bất cứ công việc gì thì trước hết phải có niềm yêu thích, say mê. Em ý thức
được rằng, bản thân phải không ngừng nỗ lực, cố gắng tiếp thu tri thức và tìm
hiểu đời sống thực tiễn.
Những kết quả nêu trên của đợt kiến tập đối với bản thân em cũng như
các bạn sinh viên cho thấy kế hoạch của Học viện tổ chức cho sinh viên đi kiến
tập tại các trường chính trị tỉnh, thành phố là hết sức cần thiết và mang lại ý
nghĩa thiết thực.
Hy vọng rằng, nhà trường sẽ quan tâm hơn nữa công tác kiến tập, thực
tập cũng như các hoạt động thực tế của sinh viên, vì đây thực sự là các hoạt
động bổ ích, cần thiết cho sinh viên.
Trên đây là toàn bộ báo cáo kiến tập của em trong thời gian kiến tập tại
trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên. Vì là lần đầu tiên tham gia kiến tập nên
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót. Em kính mong quý thầy cô đánh
giá, nhận xét để giúp em có thể rút kinh nghiệm cho đợt thực tập tiếp theo. Em
xin chân thành cảm ơn!
19
20

×