Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống chè giai đoạn 3-6 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 115 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




CÙ VĂN ĐÔNG





NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ GIAI ĐOẠN 3 – 6 TUỔI






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP












THÁI NGUYÊN – 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





CÙ VĂN ĐÔNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ GIAI ĐOẠN 3 – 6 TUỔI

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ NGỌ







THÁI NGUYÊN - 2011
i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.


Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn




Cù Văn Đông

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn trực tiếp
là: TS. Đinh Thị Ngọ đã hết sức chỉ bảo, hướng dẫn để tác giả có thể hoàn
thành được bản luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Chè,
Đội 3 – Công ty Tư vấn và phát triển chè, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc đã tạo điều kiện và giúp đỡ về địa điểm triển khai
các thí nghiệm cho tác giả.
Công trình được hoàn thành có sự động viên của gia đình, bạn bè động
nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!



Tác giả luận văn



Cù Văn Đông
iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
PHẦN I . TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây chè 3
1.1.1. Nguồn gốc 3
1.1.2. Phân loại 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây chè 4
1.3. Cơ sở khoa học của mật độ trồng 5
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 7
1.4.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về mật độ trồng chè 7
1.4.2. Những nghiên cứu ở trong nước về mật độ trồng chè 9
1.5. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống chè nghiên cứu 13
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 15
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 16
2.3. Nội dung nghiên cứu 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1. Phương pháp bố trí nghiệm 17
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 19
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 22
PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển 23
3.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng thân, cành
chè 23
3.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến diện tích lá chè 29
3.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng búp chè 32
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất chè 38
3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến mật độ búp và trọng
lượng búp 38
3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất búp 43
3.3. Nghiên cứu hưởng của mật độ trồng đến chất lượng búp chè 50
3.3.1. Nghiên cứu hưởng của mật độ trồng đến thành phần cơ giới nguyên liệu
búp 50
3.3.2. Nghiên cứu hưởng của mật độ trồng đến phẩm cấp nguyên liệu búp 51
3.3.3. Nghiên cứu hưởng của mật độ trồng đến một số chất hóa học trong búp chè.
53
3.4. Nghiên cứu hưởng của mật độ đối với sự phát triển cỏ dại 54
3.5. Nghiên cứu hưởng của mật độ đến sâu hại chè 57
3.5.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sâu hại chè Shan Chất Tiền 57
3.5.2. Ảnh hưởng của mật độ đến sâu hại chè Kim Tuyên 59
3.5.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sâu hại chè Phúc Vân Tiên 61
3.5.4. Ảnh hưởng của mật độ đến sâu hại chè Keo Am Tích 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
1. Kết luận 67
2. Đề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

v


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BNN và PTNT: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
CT: Công thức
DT: Diện tích
ĐC: Đối chứng
KHKTNLN: Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
NS: Năng suất
Ô TN: Ô thí nghiệm
TB: Trung bình




vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Ảnh hưởng của các mật độ trồng chè đến năng suất chè tại Liên Xô 9
Bảng 1.2. Khoảng cách, mật độ trồng chè ở một số nước trên thế giới 9
Bảng 2.1. Một số yếu tố thời tiết khí hậu tại Phú Hộ 8 tháng năm 2011 16
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cây chè tuổi 3 24
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cây chè tuổi 6 27
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước lá giống Shan Chất Tiền và

Kim Tuyên tuổi 3 30
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước lá giống Phúc Vân Tiên và
Keo Am Tích tuổi 6 32
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài búp chè Shan Chất Tiền và
Kim Tuyên tuổi 3 33
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái sinh trưởng búp chè tuổi 3 vụ
xuân (cm/5 ngày) 34
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài búp chè Phúc Vân Tiên và
Keo Am Tích tuổi 6 36
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái sinh trưởng búp chè tuổi 6 vụ
xuân (cm/5 ngày) 37
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng búp chè tuổi 3 40
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng búp chè tuổi 6 42
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất chè Shan Chất Tiền và Kim
Tuyên tuổi 3 43
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất chè Phúc Vân Tiên và Keo
Am Tích tuổi 6 47
Bảng 3.13. Thành phần cơ giới búp chè Shan Chất Tiền và Kim Tuyên 50
Bảng 3.14. Thành phần cơ giới búp chè Phúc Vân Tiên và Keo Am Tích 51
vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến phẩm cấp nguyên liệu búp ở các công
thức thí nghiệm vụ xuân 52
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hàm lượng một số chất hóa học trong
búp chè Shan Chất Tiền và Kim Tuyên (Tháng 7/2011) 53
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hàm lượng một số chất hóa học trong
búp chè Phúc Vân Tiên và Keo Am Tích (Tháng 7/2011) 54
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát triển cỏ dại trên giống Shan

Chất Tiền và Kim Tuyên tuổi 3 55
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát triển cỏ dại trên giống Phúc
Vân Tiên và Keo Am Tích tuổi 6 56
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sâu hại chè Shan Chất Tiền 57
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sâu hại chè Kim Tuyên 60
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sâu hại chè Phúc Vân Tiên 62
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sâu hại chè Keo Am Tích 64

viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều dài búp giống Shan Chất Tiền 35
Hình 3.2. Động thái tăng trưởng chiều dài búp giống Kim Tuyên 35
Hình 3.3. Động thái tăng trưởng chiều dài búp giống Phúc Vân Tiên 37
Hình 3.4. Động thái tăng trưởng chiều dài búp giống Keo Am Tích 38
Hình 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất Chè Shan Chất Tiền 44
Hình 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất chè Kim Tuyên 46
Hình 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất chè Phúc Vân Tiên 48
Hình 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất chè Keo Am Tích 49
Hình 3.9 Diễn biến rầy xanh qua các tháng trên giống Shan Chất Tiền 58
Hình 3.10. Diễn biến nhện đỏ các tháng trên giống Shan Chất Tiền 59
Hình 3.11. Diễn biến bọ cánh tơ qua các tháng trên giống Shan Chất Tiền 59
Hình 3.12. Diễn biến rầy xanh qua các tháng trên giống Kim Tuyên 60
Hình 3.13. Diễn biến nhện đỏ qua các tháng trên giống Kim Tuyên 61
Hình 3.14. Diễn biến bọ cánh tơ qua các tháng trên giống Kim Tuyên 61
Hình 3.15. Diễn biến rầy xanh qua các tháng trên giống Phúc Vân Tiên 62
Hình 3.16. Diễn biến nhện đỏ qua các tháng trên giống Phúc Vân Tiên 63

Hình 3.17. Diễn biến bọ cánh tơ qua các tháng trên giống Phúc Vân Tiên 63
Hình 3.18. Diễn biến rầy xanh qua các tháng trên giống Keo Am Tích 64
Hình 3.19. Diễn biến nhện đỏ qua các tháng trên giống Keo Am Tích 65
Hình 3.20. Diễn biến bọ cánh tơ qua các tháng trên giống Keo Am Tích 65


1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đến năm 2008 tổng diện tích chè cả nước 131.478 ha, năng suất búp trung
bình 7,15 tấn/ha/năm (tăng 12% so năm 2005), sản lượng trên 165 ngàn tấn khô,
xuất khẩu đạt 133,150 triệu USD/ năm (tăng 37,428% so năm 2005). Giải quyết
công việc cho 400.000 hộ sản xuất của 35 tỉnh trong cả nước [11].
Sản xuất chè Việt Nam có nhiều lợi thế như đa dạng phong phú về nguồn
giống, đất đai khí hậu phù hợp. Đến nay, năng suất chè Việt Nam tương đương
năng suất chè thế giới. Tuy vậy sản xuất chè chưa phát huy tiềm năng cây chè Việt
Nam, giá bình quân sản phẩm chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân của
sản phẩm chè thế giới [11]. Để nâng cao giá bán của sản phẩm chè Việt Nam, con
đường nhanh và hiệu quả là phát triển các giống chè mới có năng suất cao, chất
lượng tốt thay thế cho các vườn chè giống cũ kém chất lượng.
Qua 5 năm (2001 – 2005), nhờ công tác chọn tạo giống đã tạo ra các giống
chè mới Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Hùng Đỉnh Bạch, PT95, Bát Tiên, Kim
Tuyên, Thúy Ngọc, Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè. Đó là các giống chè có chất
lượng cao, năng suất búp cao. Đặc biệt, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Keo Am Tích
và Shan Chất Tiền là bốn giống chè đang được ngành chè có chủ trương phát triển
rộng trong những năm tới. Trong đó, nhóm giống chè có nguồn gốc Trung Quốc:
Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Keo Am Tích có chất lượng cao chế biến theo hướng

chế biến chè xanh đặc sản và chè Ôlong có giá trị cao. Giống chè Shan chế biến các
loại chè xanh, vàng, chè Phổ Nhĩ có giá trị độc đáo của các giống cây trồng bản địa
quí [10].
Tuy nhiên, để các giống này phát huy ưu thế, tiềm năng của giống cần phải
nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật trồng trọt. Trong kỹ thuật trồng chè, mật độ là một
trong những yếu tố quyết định nhất đến sản lượng vườn chè. Ở Việt Nam hiện nay
chưa xác định được mật độ trồng thích hợp cho từng giống, mật độ đang giao động
khoảng 1,8 vạn cây/ha [7]. Nếu không xác định được mật độ, khoảng cách trồng
phù hợp sẽ gây lãng phí tiền đầu tư về giống và công lao động.
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Việc tìm ra mật độ trồng thích hợp cho từng giống chè để nâng cao năng
suất, sản lượng chè là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của một số giống chè giai đoạn 3 – 6 tuổi”
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng búp chè trên một số giống chè mới giai đoạn 3 - 6 tuổi, làm cơ sở khoa học
cho việc tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác, nhằm đáp ứng yêu cầu của sản
xuất là năng suất cao và hiệu quả kinh tế.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được mật độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của chè.
- Đánh giá được mật độ ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất chè.
- Đánh giá được mật độ ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu chè búp
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thấy được mối liên hệ giữa mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất cây
chè ở từng độ tuổi.
- Đề tài có ý nghĩa thực tế, nhằm giúp nâng cao năng suất chè, tránh gây lãng

phí về đầu tư về giống và công lao động.
- Báo cáo kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho cán
bộ kỹ thuật, giáo viên, sinh viên, học viên trong các trường về nông nghiệp.
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây chè
1.1.1. Nguồn gốc
Nguyên sản của cây chè là ở Châu Á, nhưng vùng xuất xứ của cây chè ở
Châu Á vẫn không nhất quán giữa các nhà khoa học trong một thời gian dài. Năm
1753 khi xuất bản cuốn sách về các loại cây và lập ra danh mục tất cả các loài thực
vật đã biết, Linne cho rằng có hai giống Thea và Camellia gồm những cây dùng pha
chè và theo ông giống Thea chỉ có một loài Thea sinensis. Năm 1762 ông lại cho
rằng có hai loài, một để chế biến chè xanh và một để chế biến chè đen (Thea viridis
và Thea bohea). Tới lúc này, người ta vẫn chỉ hiểu rằng quê hương của cây chè là ở
Trung Quốc. Nó là một loại cây nhỏ, lá nhỏ như những cây bụi.
Năm 1823, một học giả người Anh tên là Bruce đã phát hiện ra những cây
chè dại cao 17 – 20m ở vùng Sadiya thuộc bang Assam - Ấn Độ. Từ đó có ý kiến
cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ. Tiếp sau đó lần lượt các rừng chè dại
được tìm thấy ở Miến Điện, Việt Nam, Lào, thượng nguồn sông Mê Kông và Vân
Nam – Trung Quốc. Do đó có ý kiến cho rằng những rừng chè mới tìm thấy chỉ là
do con người trồng và bỏ hoang, nhưng quan niệm này vẫn không được mọi người
chấp nhận [3].
Với công trình nghiên cứu của Djemukhatze (1961 - 1977) [4] về sự tiến hóa
hóa sinh của cây chè từ các vùng khác nhau và giữa chè trồng với chè hoang dại.
Ông đã đi đến kết luận rằng nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam.
Thực tế hiện nay, phần đông các nhà khoa học cho rằng nguyên sản của cây

chè là cả một vùng từ Assam Ấn Độ sang Miến Điện, Vân Nam – Trung Quốc, Việt
Nam, Thái Lan. Từ đó chia làm hai nhánh, một đi xuống phía Nam, và một đi lên
phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam – Trung Quốc. Điều kiện khí hậu ở đây rất lý
tưởng cho cây chè sinh trưởng quanh năm [3].
1.1.2. Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây chè được xếp như sau:
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Ngành:
Hạt kín
(Angiospermae)
Lớp:
Hai lá mầm
(Dicotyledonae)
Bộ:
Chè
(Theales)
Họ:
Chè
(Theaceae)
Chi:
Chè
(Camellia) (Thea)
Loài:
Camellia (Thea) sinensis
Cây chè được chia làm nhiều thứ (varieties), hiện nay cách phân loại của
Cohen Stuart (1916) đang được nhiều người công nhận. Ông chia cây chè làm 4
thứ:

- Chè Trung Quốc lá nhỏ: Camellia sinensis var. Bohea.
- Chè Trung Quốc lá to: Camellia sinensis var. Macrophylla.
- Chè Shan: Camellia sinensis var. Shan
- Chè Ấn Độ: Camellia sinensis var. Assamica
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của cây chè
* Ánh sáng:
Cây chè vốn có nguồn gốc là một cây rừng mọc trong những điều kiện ẩm
ướt, râm mát của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Đông Nam á. Về nhu cầu ánh
sáng, cây chè là một cây trung tính, trong giai đoạn cây con, cây chè ưa bóng râm,
lớn lên là cây ưa ánh sáng.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí thuận lợi nhất cho sinh trưởng của cây chè là 22-28
0
C,
búp chè sẽ sinh trưởng chậm ở 15-18
0
C, nếu nhiệt độ dưới 10
0
C mầm mọc rất chậm.
Nhiệt độ trên 30
0
C chè mọc chậm và nếu trên 40
0
C chè sẽ bị khô và xém lá non.
Nghiên cứu về vấn đề này Carr – Squir [17] chỉ ra rằng: ở một số vùng chè trên
thế giới, nhiệt độ không khí tối thiểu cho chè là 13-14
0
C, nhiệt độ tối thích là 18-
25
0

C, nhiệt độ tối cao là 30
0
C, nhiệt độ bề mặt lá chè tối thiểu là 21
0
C, nếu trên
30
0
C thì quang hợp và sinh trưởng của cây chè sẽ giảm nhanh. Số giờ chiếu sáng
càng dài càng có lợi cho sinh trưởng của cây chè, cây chè sẽ ngừng sinh trưởng khi
độ dài ngày dưới 11 giờ 15 phút/ ngày.
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

* Nƣớc:
Nhu cầu nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn vườn ươm và
giai đoạn chè kiến thiết cơ bản nhất là đối với những nơi trồng chè bằng cành giâm.
Trong giai đoạn chè sản xuất kinh doanh, nước đặc biệt quan trọng nhất là vào
những thời kỳ khô hạn. Nước quyết định năng suất và chất lượng của cây chè.
Theo nghiên cứu của Carr- Stephen [18] thì hầu hết các vùng chè có lượng
mưa 150mm/tháng cây chè sinh trưởng tốt và sẽ cho sản lượng liên tục. Tổng lượng
mưa cả năm là 1.800 mm, nếu lượng mưa dưới 1.150mm, không tưới nước, cây chè
sẽ phát triển kém.
* Dinh dƣỡng:
Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Đỗ Thị Ngọc Oanh [13] trong búp chè non có 4,5%N,
1,5% P
2
O
5
và 1,2%-1,5% K

2
O. Hàng năm cây chè có thể cho thu hái 5-20 tấn búp
tươi/ha và đốn một lượng cành thân lá lớn.
Với chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (chè mới trồng) yêu cầu về dinh
dưỡng ít hơn chè giai đoạn kinh doanh, vì lúc này cây chè mới trồng chưa cần nhiều
chất dinh dưỡng nuôi cây.
1.3. Cơ sở khoa học của mật độ trồng
Mật độ trồng chè có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và hiệu quả
kinh doanh vườn chè. Mật độ trồng chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Giống: đối với giống tán nhỏ trồng dày, tán lớn trồng thưa.
- Đất: độ dốc lớn trồng với mật độ dày, độ dốc nhỏ trồng vừa phải.
- Canh tác: canh tác thủ công có thể trồng dày, dùng cơ giới hóa cần chọn
mật độ phù hợp với tính năng kỹ thuật của máy.
- Đầu tư: đầu tư phân bón cao, có tưới nước thì trồng mật độ vừa phải.
- Chu kỳ kinh doanh: nếu chu kỳ kinh doanh theo hướng nhanh thu hồi vốn
thì có thể trồng với mật độ dày [2].
Trong các yếu tố trên thì yếu tố giống yêu cầu mật độ thích hợp là quan trọng
nhất. Mỗi giống chè có đặc điểm hình thái, sinh trưởng khác nhau; đặc biệt là sinh
trưởng thân cành và rễ chè.
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

*Thân cây chè:
Sinh trưởng theo thế đơn trục, có một thân chính, trên đó phân ra các cấp
cành. Do đặc điểm sinh trưởng và do hình dạng phân cành khác nhau, người ta chia
thân chè thành ba loại:
- Thân gỗ: là loại hình cây cao, to, có thân chính rõ rệt, vị trí phân cành cao.
- Thân bụi: là loại hình không có thân chính rõ rệt, tán cây rộng thấp, vị trí
phân cành sát mặt đất, phân cành nhiều.

- Thân gỗ nhỡ: là dạng trung gian giữa thân bụi và thân gỗ. Cây có thân
chính tương đối rõ, vị trí phân cành thường cao 20 – 30 cm ở phía trên cổ rễ.
Sự phát triển thân, cành hợp lý sẽ cho năng suất búp chè cao, nếu mật độ
cành quá dày hoặc quá thưa sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất.
*Rễ chè: bộ rễ chè bao gồm các loại rễ sau:
- Rễ trụ: là rễ chính phát triển từ phôi, ăn sâu trong đất trung bình 1,5 – 2m,
hoặc sâu hơn.
- Rễ bên: phân nhánh từ rễ trụ. Kích thước của rễ bên lớn nhỏ khác nhau
được phân bố trong các tầng đất.
- Rễ hấp thu: mọc từ các rễ bên, rất nhỏ để hút nước và dinh dưỡng.
Sự phân bố của rễ chè trong đất phụ thuộc vào giống, tuổi cây, đất đai và đặc
biệt là chế độ canh tác.
Theo tài liệu đã được công bố của tác giả Nguyễn Đình Vinh (2002) [16],
mật độ trồng chè có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của các cơ quan trên
mặt đất và bộ rễ cây chè khác nhau phụ tuổi vào tuổi cây. Khi cây chè còn non, mật
độ trồng chè tăng sẽ làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất
và bộ rễ cây chè; kết quả cây chè cho năng suất búp cao ở các mật độ trồng chè cao.
Ngược lại cây chè trưởng thành, khi mật độ trồng chè cao sẽ làm giảm các chỉ tiêu
sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất và bộ rễ cây chè, đặc biệt làm giảm khối
lượng thân lá khô của cây, dẫn tới giảm sức sống của cây và giảm năng suất búp chè.
Chính vì vậy, lựa chọn mật độ trồng hợp lý cho từng giống chè là vô cùng
quan trọng. Nếu mật độ trồng quá thưa sẽ gây lãng phí đất, cây chè lâu khép tán,
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

không sử dụng hết công suất ánh nắng mặt trời, không chống được xói mòn, tăng
chi phí quản lý cỏ. Nếu trồng với mật độ quá dày sẽ gây sức ép sinh trưởng. Các cây
chè có cành nhỏ hơn, ít cành hơn, càng già đi cây chè càng cạnh tranh lẫn nhau về
dinh dưỡng và ánh sáng làm giảm năng suất; có bộ rễ nông hơn, nhỏ hơn làm cây dễ

bị mất nước hơn. Cây chè dễ bị lão hóa sớm, cần phải trồng lại sớm hơn [6].
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
1.4.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về mật độ trồng chè
Ở Trung Quốc, qua các thí nghiệm người ta cho biết khi trồng với mật độ 0,4
– 1,2 vạn cây/ mẫu Trung Quốc, sản lượng chè tăng theo mật độ, từ 1,2 – 1,6 vạn
cây/ mẫu Trung Quốc sản lượng chè không biến đổi khi tăng mật độ, khi tăng > 1,6
vạn cây sản lượng bắt đầu giảm khi chè ở tuổi 7 – 8. Khi trồng quá dày sau 7 – 8
năm xuất hiện cây chè tự chết do không đủ ánh sáng, dinh dưỡng,…
Lay cock (1961) đã chứng minh trong kỹ thuật trồng chè không tồn tại vấn
đề mật độ “thích hợp nhất”, nhưng có một giới hạn trên, khi mật độ đạt tới một giới
hạn trên đó thì sản lượng sẽ không tăng cao hơn nữa [19].
Năm 1969 viện nghiên cứu Chè Đông Phi đã đưa ra nhận định: khoảng cách
giữa cây chè càng nhỏ thì cây càng nhanh chóng khép tán. Trước khi cây chè giao
tán với nhau thì năng suất tỷ lệ thuận với số cây chè trồng trên một đơn vị diện tích.
Nhưng đến khi cây chè giao tán thì năng suất chè bằng nhau khi trồng ở các mật độ
khác nhau. Vì hiệu quả của năng suất chè đối với diện tích dinh dưỡng mà cây chè
chiếm trong không gian là lớn nhất trước khi cây chè giao tán, dần dần diện tích
dinh dưỡng sẽ bị triệt tiêu sau khi giao tán.
Năm 1976 sau 10 năm làm thí nghiệm đối với cây chè loại thân bụi trong
điều kiện có thâm canh cao đã đưa ra kết luận: hiệu quả của tăng sản lượng của các
mật độ trồng chỉ khác nhau khoảng thời gian của 7 – 8 năm, sau đó các mật độ trồng
khác nhau là như nhau về sản lượng [7].
Tại Ấn Độ, thử nghiệm được tiến hành riêng biệt trong 10 năm và 12 năm tại
vùng trồng chè thuộc Nilgiri – Wynad và Anamalais, phía nam Ấn Độ với ba mật
độ trồng khác nhau 17.500, 25.000 và 35.000 cây/ha. Kết quả cho thấy: tại vùng
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Nilgiri – Wynad, cây chè trồng ở mật độ cao và trung bình được ghi nhận là có năng

suất cao đáng kể so với cây trồng ở mật độ thấp kể từ khi thí nghiệm đến năm thứ 6.
Tại vùng Anamalais, năng suất cây chè ở mật cao và trung bình cũng cao vượt bậc
so với mật độ trồng thấp. Căn cứ vào năng suất và phân tích tài chính, mật độ trồng
chè khoảng 17.500 – 25.000 cây/ ha sẽ thu được kết quả cao và ổn định [20].
Tại trạm nghiên cứu chè NgWazi ở quận Mufindi, miền Nam Tanzania, các
tác giả Julius và Mike [19]

đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng chè và hạn
hán tới năng suất dòng chè vô tính. Kết quả nghiên cứu với sáu mật độ trồng chè từ
mật độ thấp 8.300 cây/ha với khoảng cách 1,20 x 1,0 m, tới trồng với mật độ cao
83.333 cây/ ha với khoảng cách 0,60 x 0,20 m. Từ tháng 9/1993 tới tháng 5/1994,
sản lượng trung bình của chè khô tăng tuyến tính với mật độ trồng từ 8 kg/ha ở mật
độ thấp nhất đến 150 kg/ ha ở mật độ cao nhất. Sau trồng 5 năm từ năm thứ 6 đến
năm thứ 9, các mối quan hệ giữa sản lượng và mật độ trồng đã có xu hướng ổn định.
Đến năm thứ 10 biểu hiện ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất không đáng kể.
Tại Wollongbar, New South Wales, các tác giả Trochoulias và Dettmann đã
nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sản lượng chè. So sánh sản lượng
giữa lô trồng hàng đơn với mật độ 8000 cây/ha (hàng – hàng 2m, cây – cây 0,63m)
và lô hàng kép (hàng – hàng 2m, khoảng cách hàng sông 0,9m, cây – cây 0,83m
hoặc 0,56m ) với mật độ 12000 và 18000 cây/ha; trong 6 năm, tổng sản lượng khô ở
hàng trồng kép (10,70 tấn/ha) cao hơn đáng kể so với sản lượng khô thu được ở
hàng trồng đơn (8,21 tấn/ha), nhưng không có sự khác biệt đáng kể về sản lượng khi
thay đổi khoảng cách cây trong hàng ở lô hàng kép [21].
Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng chè từ 32.000 cây/ha đến 60.000 cây/ha
ở Liên Xô cũ cho thấy xu hướng trồng dày đã cho năng suất chè cao nhất [12].
9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Bảng 1.1. Ảnh hưởng của các mật độ trồng chè đến năng suất chè tại Liên Xô

Số hàng chè
Khoảng cách
hàng – hàng (m)
Số cây/ha
Năng suất so với
đối chứng (%)
1 hàng
1,25 x 0,25
32.000
120,80
1 hàng
1,50 – 0,25
26.660
113,10
1 hàng
1,75 x 0,25
22.837
100,00
2 hàng kép
1,75 x 0,25 x 0,25
45.714
171,80
2 hàng kép
1,20 x 0,25 x 0,25
40.000
157,80
3 hàng kép
1,75 x 0,25 x 0,25 x 0,25
60.000
199,30


Liên Xô cũ, ở vườn chè đất bằng và sườn đất dốc thoải khoảng cách trồng
1,5m x 0,35m. Các vườn chè sườn đồi tương đối dốc trồng với khoảng cách 1,25 m
x 0,35m.
Theo Trình Khởi Khôn (1999), mật độ trồng chè trên thế giới tuy diễn biến
khác nhau trong 100 năm qua, nhưng hiện nay đều thiết kế gieo trồng hàng đơn là
chính. Căn cứ vào độ dốc vườn chè lớn hay nhỏ, hàng rộng là 1,25 – 1,80 m,
khoảng cách cây là 30 – 75 cm; cũng có một số ít vườn chè vùng núi trồng hàng kép
để bảo vệ đất, chống xói mòn [13].
Bảng 1.2. Khoảng cách, mật độ trồng chè ở một số nước trên thế giới
Nƣớc
Khoảng cách (cm)
Số khóm/ ha
Loại hình khí hậu
Liên Xô cũ
125 -150 x 35
19.050 - 22.875
Nam ôn đới – Bắc Á nhiệt đới
Nhật Bản
150 - 180 x 30 - 45
12.345 - 22.335
Á nhiệt đới
Trung Quốc
150 x 30 - 45
14.070 - 21.420
Gió mùa Á nhiệt đới
Ấn Độ
120 - 150 x 60
11.115 - 13.890
Rừng rậm á nhiệt đới

Burundi
120 - 140 x 70 - 80
8.940 - 11.910
Thảo nguyên nhiệt đới
Srilanka
100 - 125 x 35 - 50
9.345 - 20.010
Rừng mưa nhiệt đới
Bangladesh
122 x 61 - 71
10.785 - 21.495
Rừng mưa nhiệt đới

1.4.2. Những nghiên cứu ở trong nước về mật độ trồng chè
* Những nghiên cứu về mật độ:
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Kết quả thí nghiệm về mật độ trồng chè ở Phú Hộ [12] cho thấy:
Khoảng cách (m)
1,20 x 0,40
1,20 x 0,60
1,20 x 0,80
1,20 x 1,20
Năng suất (kg/ha)
5541
5413
5403
5170

Tỷ lệ (%)
107
104
104
100

Theo tác giả Đỗ Ngọc Quỹ - Đỗ Thị Ngọc Oanh, mật độ khoảng cách gieo
trồng tùy thuộc vào độ dốc, tính chất đất, giống chè và phương thức canh tác (thủ
công, cơ giới). Đất dốc, xấu, trình độ canh tác thấp thì gieo dày. Đất bằng, đất tốt và
trình độ canh tác cao thì gieo thưa [13]:
1,75 x 0,4 – 0,5 m
đối với đất bằng và trình độ canh tác cao
1,50 x 0,4 – 0,5 m
đối với đất có độ dốc = 20
0

1,25 x 0,4 – 0,5 m
đối với đất có độ dốc > 20
0


Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến năng
suất giống chè mới TRI.777, của tác giả Đỗ Thị Trâm và Đỗ Văn Ngọc (Viện
nghiên cứu chè) [15] cho thấy: trong giai đoạn kiến thiết cơ bản mật độ khác nhau
chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây chè con. Sau khi đốn, năng
suất búp phụ thuộc vào mật độ trồng: mật độ tăng cho năng suất cao. Mật độ khác
nhau chưa ảnh hưởng đến chất nguyên liệu và một số chỉ tiêu phân tích thành phần
sinh hóa cơ bản (tanin và chất hòa tan).
Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng chè TRI.777 có ảnh hưởng đến
sản lượng, năng suất cây chè đầu thời kỳ kinh doanh. Nó có ý nghĩa trong việc khai

thác tiềm năng năng suất giống chè ngay từ đầu .
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Vinh (2002), khi mật độ
trồng chè tăng lên từ 1 cây/bụi đến 4 cây/bụi, có ảnh hưởng đến tổng khối lượng rễ,
khối lượng rễ hút và tỷ lệ rễ phân bố giữa tầng và lát đất. Bộ rễ của cây chè trồng
theo mật độ 1 cây/bụi có bộ rễ phân bố sâu hơn, tỷ lệ rễ phân bố ở các tầng đất sâu
cao hơn so với cây chè trồng ở mật độ 2 – 4 cây/bụi. Khi mật độ trồng tăng làm cho
tổng khối lượng rễ cây chè và đặc biệt là khối lượng rễ hút tập trung nhiều hơn ở
các tầng đất mặt [16].
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Tác giả Đỗ Văn Ngọc (2006) [8] nghiên cứu tại lâm trường Nậm Búng (Văn
Chấn -Yên Bái) chè Shan được trồng tập trung, với địa hình tương đối bằng phẳng,
độ dốc trung bình từ 10 - 15
0
, với 2 mô hình xây dựng ở các mức mật độ khác nhau:
8.000 cây/ha và 10.000 cây/ha. Sau 2 năm nương chè sinh trưởng phát triển tốt tỷ lệ
sống đạt trên 95% và chiều cao cây trung bình đạt trên 90 cm, các cây đều đã đủ tiêu
chuẩn đốn tạo hình và đã cho thu hoạch sản lượng 2 tấn búp tươi/năm. Khi chè 3 - 4
tuổi đạt năng suất 4 - 6 tấn/ha. Trong đó ở mật độ 10.000 cây/ha sớm cho năng suất
cao hơn so với ở mật độ 8.000 cây/ha. Với mật độ trồng thưa hơn 2.500 cây/ha
những năm đầu chưa cho thu hoạch và năng suất chè ở tuổi 3 - 4 đạt khoảng 1,5
tấn/ha/năm.
Cũng theo tác giả với vùng chè trồng phân tán ở những nơi có độ dốc trên 20
0

trồng với hai mật độ 2.500 cây và 3.000 cây/ha. Sau 2 năm cây chè sinh trưởng khá
tốt, tỷ lệ sống đạt trên 85% và chiều cao cây đạt từ 130 cm – 150 cm. Đường kính
gốc đạt trên 1,5 cm, cây phân cành nhiều. Khi theo dõi năng suất ở những năm đầu

cho thấy giữa 2 mật độ chênh lệch nhau không nhiều, nhưng so với cách trồng
truyền thống của người dân địa phương (trồng bằng hạt với mật độ tương tự) thì mô
hình này cây chè sinh trưởng đồng đều hơn, năng suất ban đầu cao hơn.
Theo quy trình 10TCN 446 – 2001 trồng, chăm sóc và thu hoạch chè của Bộ
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thì khoảng cách trồng chè ở Việt Nam như
sau:
- Nơi đất dốc dưới 15
0
: khoảng cách là 1,4 – 1,5m x 0,4 – 0,5m.
- Nơi đất dốc trên 15
0
: khoảng cách là 1,2 – 1,3 m x 0,3 – 0,4m.
Tuy có các công trình nghiên cứu về mật độ trồng nhưng chưa có nhiều công
trình nghiên cứu mật độ trồng cho từng giống khác nhau, hầu hết là áp dụng chung
cho các giống. Khoảng cách trồng áp dụng chung cho tất cả các giống là chưa phù
hợp. Chính vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật cho từng giống, đặc biệt là đối
với các giống chè Trung Quốc nhập nội để có hiệu quả kinh tế là rất quan trọng.
* Kết quả nghiên cứu về mật độ đối với 4 giống chè thí nghiệm ở tuổi 1 và
tuổi 2 (số liệu kế thừa) [7]:
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

- Shan Chất Tiền:
+ Cây chè tuổi 1: Trồng với mật độ 1,7 vạn cây/ha, cây chè có biểu hiện sinh
trưởng tốt. Chiều cao cây đạt 57 cm, đường kính gốc 0,67 cm, rộng tán đạt 36,70
cm, số cành cấp 1 đạt cao nhất 5,70 cành, chiều dài cành cũng đạt cao nhất 36,60
cm.
+ Cây chè tuổi 2: Khi cây chè ở tuổi 2, ở mật độ trồng 1,7 vạn cây/ha cây chè
vẫn có biểu hiện sinh trưởng tốt hơn. Chiều cao cây đạt 73,90 cm, cao hơn đối

chứng 6,20 cm; đường kính gốc cũng cao hơn đối chứng 0,13 cm (đạt 1,33 cm);
chiều rộng tán đạt cao nhất 67,5 cm; số cành cấp 1 đạt 13,20 cành, cao hơn mật độ
đối chứng (1,8 vạn cây/ha) là 2 cành.
- Kim Tuyên:
+ Cây chè tuổi 1: Trồng ở mật 2,2 vạn cây/ha các chỉ tiêu sinh trưởng đều đạt
cao nhất. Chiều cao cây ở mật độ này 52 cm; đường kính gốc 0,54 cm, độ rộng tán
36,8 cm, số cành cấp 1 cũng đạt cao nhất 6,8 cành, chiều dài cành 33,6 cm.
+ Cây chè tuổi 2: Sinh trưởng chưa sai khác. Công thức trồng 2,2 và 2,5 vạn
cây/ha, cây chè sinh trưởng khá, chiều cao tương ứng ở hai mật độ này là 60,7 cm
và 63,2 cm; đường kính gốc 0,67 cm và 0,75 cm; chiều rộng tán 52,8 cm và 54,2 cm.
Số cành cấp 1 ở 2 mật độ này cao hơn đạt 7,5 và 8,0 cành.
- Phúc Vân Tiên:
+ Cây chè tuổi 1: Chiều cao cây dao động từ 64,6 – 69,5 cm, đường kính gốc
dao động từ 0,70 – 0,72 cm, chiều rộng tán đạt từ 34,2 – 36,9 cm, số cành cấp 1 đạt
từ 7,7 – 8,0 cành. Ở mật độ 1,8 vạn cây/ha cây chè có sinh trưởng khá hơn.
+ Cây chè tuổi 2: Ở loại hình tuổi 2, mật độ trồng từ 1,8 - 2,4 vạn cây/ha
cây chè có sinh trưởng khá hơn về chiều cao cây (80,0 – 81,2 cm), độ rộng tán (75,0
– 76,6 cm), đường kính thân (1,42 – 1,49 cm), số cành cấp 1 (9,0 – 9,8 cành), số
cành cấp 2 (26,8 – 28,6 cành) và độ dài cành cấp 1 (66,0 – 66,5 cm).
- Keo Am Tích:
+ Tuổi 1: Khi trồng ở mật độ 2,9 vạn cây/ha cây chè sinh trưởng khá hơn các
công thức mật độ khác. Chiều cao cây đạt 48,3 cm, đường kính gốc 0,71 cm, chiều
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

rộng tán 33,8 cm, số cành cấp 1 đạt 8,5 cành. Chiều dài cành 21,2 cm; cao hơn các
công thức khác.
+ Tuổi 2: Khi cây chè tuổi 2 vẫn chưa có sự cạnh tranh dinh dưỡng nên mật
độ chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng cây. Kết quả theo dõi cây chè tuổi 2 cho

thấy: Mật độ trồng 2,9 vạn cây/ha sinh trưởng đạt khá hơn. Chiều cao cây đạt 56,2
cm, đường kính gốc 1,4 cm, chiều rộng tán 63,3 cm, số cành cấp 1 đạt cao nhất 6,9
cành, chiều dài cành cấp 1 cũng đạt cao nhất 41,7 cm.
1.5. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của các giống chè nghiên cứu
* Chè Shan Chất Tiền
- Nguồn gốc: Ở thôn Chất Tiền, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang,
nơi có độ cao so mặt biển dưới 1000 m. Năm 1918 người Pháp điều tra thu thập tập
đoàn đưa về Phú Hộ. Qua thời gian dài thuần hoá tại vùng thấp Phú Hộ đã được
chọn lọc, đã trồng ở các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Hà Giang, Yên Bái. Được công
nhận giống sản xuất thử năm 2005.
- Đặc điểm: Thân gỗ lớn, vị trí phân cành cao và mật độ cành dày, thế lá
ngang, hình dạng thuôn dài, dài lá 12,9 cm, rộng 4,4 cm với bề mặt lá ghồ ghề lượn
sóng. Màu sắc lá xanh vàng đặc trưng, thịt lá mềm, có 9,8 đôi gân lá. Mép lá có răng
cưa sâu và to, chót lá nhọn. Bật mầm sớm vào đầu tháng 2, đủ tiêu chuẩn hái vào cuối
tháng 3 đầu tháng 4. Mật độ búp dày, màu búp xanh vàng, có nhiều lông tuyết.
- Trọng lượng 100 búp 1 tôm 3 lá là 163 gam. Bắt đầu ra hoa vào cuối tháng
10, hoa rộ vào tháng 11, tỷ lệ đậu quả cao, nhiều hoa quả. Chống hạn và chống rét
tốt. Giâm cành ra rễ tốt với tỷ lệ sống sau trồng rất cao.
- Chống chịu sâu bệnh rất tốt. Năng suất cao, ở tuổi 4 – 6 đã đạt 10 tấn búp tươi/ha.
- Thích hợp chế biến chè đen truyền thống, ngoại hình xoăn chặt, màu nước
đỏ nhuận có viền vàng, hiện lên lông tơ, hương thơm mát, vị đậm dịu, bã sáng.
- Thích ứng các vùng chè các tỉnh vùng Trung du, vùng đất giữa [8][9][10].
* Chè Kim Tuyên:
Nguồn gốc: Giống vô tính của Đài Loan, được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu
tính giữa mẹ là giống Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam từ 1994. Trồng ở các tỉnh Lâm Đồng, Yên

Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn.
Đặc điểm hình thái: Dạng thân bụi, thế cây hơi đứng. Thế lá ngang, kích
thước lá nhỏ (dài lá 6,8cm, rộng lá 3,43cm) răng cưa mờ, có 8 đôi gân lá. Búp non
có tuyết, trọng lượng búp 1 tôm 3 lá: 0,52g. Bật mầm sớm, sức sinh trưởng mạnh,
mật độ búp trung bình. Năng suất trung bình 6 – 8 tấn/ha (Phú Thọ, Lạng Sơn).
Năng suất thâm canh đạt 10 – 12 tấn/ha (Lâm Đồng)
* Phúc Vân Tiên:
Nguồn gốc: Là giống lai giữa giống Hùng Đỉnh Bạch với giống Vân Nam lá
to (1957- 1971) do Viện Nghiên cứu chè Phúc Kiến Trung Quốc lai tạo. Được Bộ
nông nghiệp công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2008.
Đặc điểm hình thái: Tán cây trung bình, phân cành cao, mật độ cành dày, lá
mọc ngang hoặc hơi rủ, lá dài 11,9- 13,2 cm; rộng 4,3- 4,9 cm, lá hình bầu dục dài,
chóp lá nhọn, lá dày, mặt lá hơi gồ ghề, màu lá xanh nhạt, răng cưa nông. Búp lá
màu xanh, nhiều tuyết, khối lượng búp (1 tôm + 2 lá) 0,53g. Năng suất khá, thích
hợp chế biến chế biến chè xanh chất lượng cao.
* Keo Am Tích:
Nguồn gốc: giống nhập nội từ Trung Quốc năm 2000
Đặc điểm hình thái: thân bụi, cây và tán to vừa, cành nhiều, dài lá 7,8 – 8,2
cm, rộng 3,0 – 3,5 cm, lá hình bầu dục, lá dày, răng cưa sâu và rõ, mặt lá phẳng, lá
màu xanh nhạt.
Thời kỳ sinh trưởng: Thời gian bật búp vào mùa Xuân thông thường vào 10
ngày cuối tháng 3. Thời kỳ cao điểm xuất hiện 1 tôm 3 lá (tổng tích ôn hữu hiệu
110,4
o
C) vào giữa tháng 4. Khả năng bật búp mạnh, mật độ búp vừa phải. Búp màu
xanh sáng, búp mập mạp và có nhiều tuyết và dài. Trọng lượng 1 tôm 3 lá trung
bình nặng 0,69g. Thời kỳ ra hoa rộ xuất hiện vào 10 ngày đầu tháng 10. Hoa nở
nhiều nhưng có tỷ lệ đậu quả thấp.
Khả năng chịu lạnh khá. Có khả năng ra rễ và tỷ lệ sống cao trong quá trình
nhân giống vô tính.

15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 4 giống chè:
- Shan Chất Tiền (chè tuổi 3)
- Kim Tuyên (chè tuổi 3)
- Phúc Vân Tiên (chè tuổi 6)
- Keo Am Tích (chè tuổi 6)
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành tại Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc.
* Đặc điểm tự nhiên của Phú Hộ
- Đất đai: Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Vị trí địa lý: Nằm ở vị trí 105
0
15' kinh độ đông, 22
0
27' vĩ độ bắc.
Viện có tổng diện tích đất tự nhiên là 229,6 ha. Theo tài liệu điều tra của Vụ
quản lý ruộng đất và tài liệu điều tra bổ sung của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp cho biết: Loại đất chủ yếu của Viện là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá
gneiss (196,55 ha). Loại đất này có thành phần cơ giới: từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Độ
dày tầng đất từ 70 cm đến trên 100 cm. Đất chua (pHkcl 4,0 - 4,5). Đất rất nghèo
lân tổng số (0,04 - 0,05%), hàm lượng cation trao đổi thấp. Phân bố trên địa hình
đồi dốc 10 - 15

0
.
Loại đất thứ hai là đất đỏ vàng phát triển trên phiến thạch mica (có 11,0 ha).
Đất có độ dày tầng đất trên 100 cm. Hàm lượng mùn tổng số ở tầng đất mặt từ 1,58
- 1,82%. Địa hình thuộc loại đồi có độ dốc thấp. Thành phần cơ giới thịt nặng đến
sét.
Đất thuộc diện nghèo lân tổng số (0,06 - 0,08%). Loại đất này thuộc diện tích
đất tốt của Viện nói riêng cũng như của vùng trung du nói chung.
- Khí hậu và thời tiết

×