Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và kích thích trứng trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.76 KB, 71 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN TUẤN THỰC



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP SÁT TRÙNG VÀ KÍCH THÍCH TRỨNG
TRONG THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐẾN KẾT QUẢ ẤP NỞ
CỦA TRỨNG GÀ





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP









THÁI NGUYÊN - 2011
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN TUẤN THỰC


NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP SÁT TRÙNG VÀ KÍCH THÍCH TRỨNG
TRONG THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐẾN KẾT QUẢ ẤP NỞ
CỦA TRỨNG GÀ

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. TRẦN THANH VÂN




THÁI NGUYÊN - 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn đều được trích rõ nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Tuấn Thực



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các Thầy cô Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên và một số tập thể, cá nhân khác cùng sự động viên và giúp
đỡ của gia đình bạn bè.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn chân thành

nhất đến PGS.TS. Trần Thanh Vân, đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu nhà
trường; TS. Lê Sỹ Trung - Trưởng Khoa, cùng toàn thể các Thầy cô giáo Khoa Sau
đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y.
Tôi xin gửi lời cảm chân thành đến các thầy giáo, cô giáo và các thành viên
tham gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ về “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
biện pháp sát trùng và kích thích trứng trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở
của trứng gà”.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới một số tập thể, cá nhân, gia đình và bạn
bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng gửi tới tất cả các Thầy cô trong Hội đồng, các
bạn, anh em đồng nghiệp sự biết ơn sâu sắc và lời chức tốt đẹp nhất./.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả



Nguyễn Tuấn Thực






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các chữ viết tắt vi
Phần thứ nhất. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần thứ hai. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Quá trình bảo quản trứng ấp 3
2.1.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của trứng trong thời gian
bảo quản 3
2.1.1.2. Ảnh hưởng của thuốc sát trùng đến chất lượng trứng trong quá trình
bảo quản 4
2.1.1.3. Ảnh hưởng của một số chất kích thích đến chất lượng trứng
trong quá trình bảo quản 6
2.1.2. Vệ sinh sát trùng đối với công tác ấp trứng gia cầm 7
2.1.3. Sự phát triển của phôi thai gà trong thời gian ấp 8
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở 11
2.1.4.1. Ảnh hưởng của chế độ bảo quản trứng đến sự phát triển của phôi thai 11
2.1.4.2. Ảnh hưởng của chế độ ấp tới sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 21
Phần thứ 3. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2. Thời gian nghiên cứu 24
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 24

3.2. Nội dung, phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
3.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 24
3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi 26
3.2.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 26
3.2.3.1. Tỷ lệ trứng có phôi 26
3.2.3.2. Tỷ lệ trứng chết phôi 26
3.2.3.3. Tỷ lệ trứng thối nổ trong quá trình ấp 27
3.2.3.4. Tỷ lệ trứng sát tắc 27
3.2.3.5. Kết quả ấp nở 28
3.2.3.6. Sự sụt giảm khối lượng trứng qua các giai đoạn ấp 28
3.2.3.7. Thời gian ấp và năng lực nở 28
3.2.3.8. Khối lượng gà sau khi nở 28
3.2.3.9. Tỷ lệ gà loại I 29
3.3. Phương pháp xử lý số liệu 29
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Tỷ lệ phôi của trứng thí nghiệm 30
4.2. Ảnh hưởng của việc sát trùng và kích thích đến tỷ lệ chết phôi của trứng
thí nghiệm 31
4.3. Ảnh hưởng của sát trùng và kích thích trứng đến tỷ lệ thối nổ trong quá
trình ấp 34
4.4. Ảnh hưởng của sát trùng và kích thích trứng đến kết quả ấp nở 35
4.5. Ảnh hưởng của việc sát trùng và kích thích trứng đến tỷ lệ trứng sát tắc 36
4.6. Ảnh hưởng của việc sát trùng và kích thích trứng đến tỷ lệ giảm khối
lượng trứng trong thời gian ấp 38
4.7. Ảnh hưởng của việc sát trùng và kích thích trứng đến khối lượng gà con 41
4.8. Ảnh hưởng của việc sát trùng và kích thích trứng đến thời gian ấp nở 43

4.9. Ảnh hưởng của việc sát trùng và kích thích trứng đến tỷ lệ gà loại I 45
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 51


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ có phôi của trứng thí nghiệm (%) 30
Bảng 4.2. Tỷ lệ chết phôi của trứng thí nghiệm (%) 33
Bảng 4.3. Tỷ lệ thối nổ của trứng thí nghiệm (%) 34
Bảng 4.4. Tỷ lệ nở/ phôi của trứng thí nghiệm (%) 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ sát tắc/ phôi của trứng thí nghiệm 37
Bảng 4.6. Tỷ lệ giảm khối lượng của trứng thí nghiệm (%) 39
Bảng 4.7. Tỷ lệ giữa khối lượng gà con nở ra/ khối lượng trứng vào ấp (%) 41
Bảng 4.8. Năng lực nở của trứng thí nghiệm (giờ) 43
Bảng 4.9. Tỷ lệ gà loại I của thí nghiệm (%) 45




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KL: Khối lượng
CS: Cộng sự
KHKT: Khoa học kĩ thuật
g: Gam
>: Lớn hơn
CHLB: Cộng Hòa Liên Bang








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công tác ấp trứng gia cầm nhân tạo để nhân giống, không phải lúc nào
trứng sau khi thu nhặt từ ổ đẻ cũng có thể đưa vào ấp ngay, do số lượng trứng của
một ngày đẻ ít cần phải gom lại đủ số lượng mới tiến hành ấp hoặc do kế hoạch
chăn nuôi và đầu ra của quá trình ấp không hợp lý cần phải lui lại một thời gian.
Trong thời gian đó có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của trứng làm ảnh
hưởng đến kết quả ấp nở và chất lượng đàn con sau khi nở ra như nhiệt độ, độ ẩm,
vi sinh vật…Vì vậy, công việc bảo quản trứng là rất quan trọng. Nếu trứng không
được bảo quản tốt thì sẽ nhanh bị hư hỏng do vỏ trứng ở trạng thái xốp và có nhiều
lỗ khí nên khả năng bốc hơi nước là rất cao, vi sinh vật gây hại dễ dàng xâm nhập
vào trong trứng. Đồng thời sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn đến chất lượng
trứng bị giảm, giảm sự phát triển của phôi, gây chết phôi trong quá trình ấp. Sự bay
hơi nước làm lòng trắng trở nên đặc dần, chỉ số lòng trắng giảm, tỷ lệ lòng đỏ tăng
lên do sự thẩm thấu nước từ lòng trắng sang lòng đỏ, màng lòng đỏ giảm dần tính
đàn hồi, chỉ số lòng đỏ giảm xuống, đơn vị Haugh cũng giảm xuống theo thời
gian bảo quản, ảnh hưởng tới chất lượng trứng và khả năng phát triển của phôi,
ảnh hưởng đến kết quả ấp nở. Còn sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại cùng với
nhiệt độ của môi trường không thích hợp sẽ làm biến đổi các thành phần hóa học
bên trong của trứng gây thối trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng và kết quả
ấp nở. Qua thực tế cho thấy nếu trứng trong quá trình bảo quản được can thiệp
bằng các biện pháp sát trùng và kích thích trứng sẽ giúp giữ được chất lượng
trứng, tạo ra con giống khoẻ mạnh, giúp tăng tỷ lệ ấp nở trong các cơ sở ấp tập
trung và các trang trại chăn nuôi.
Để hạn chế sự tổn thất sau thu hoạch trứng gia cầm nói chung và trứng gà nói
riêng, đồng thời tìm ra các biện pháp sát trùng, kích thích trứng trong thời gian bảo
quản để tăng tỷ lệ ấp nở là vấn đề cần thiết cấp bách đặt ra hiện nay nhằm giúp

người chăn nuôi bảo quản và giữ được chất lượng trứng, tạo ra con giống có chất
lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ vấn đề đó chúng tôi tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và
kích thích trứng trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà”.
Mục đích của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng oxy già (H
2
O
2
); hỗn hợp formol
+ thuốc tím (HCHO + KMnO
4
) để sát trùng trứng trước khi bảo quản trong điều
kiện không có kho lạnh.
- Xác định ảnh hưởng của việc sử dụng hỗn hợp (glucoza + vitamin B12); hỗn
hợp vitamin nhóm B để kích thích trứng trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở.
- Xác định được phương pháp sát trùng tối ưu, thăm dò ảnh hưởng của vitamin và
glucoza dùng kích thích trứng trước khi ấp, nhằm tăng kết quả ấp nở.
- Góp phần hoàn thiện quy trình ấp nở của trứng gà và trứng các loại gia cầm
khác cho các cơ sở ấp trứng tập trung và gia trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Quá trình bảo quản trứng ấp
2.1.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của trứng trong thời gian bảo quản
Trứng gia cầm đẻ ra nếu đưa ngay vào ấp thì rất tốt. Nhưng thông thường,
không thể đủ số lượng để làm ngay như vậy, cho nên trứng phải được bảo quản
(gom lại) vài ba ngày mới cho vào ấp. Để đảm bảo trứng ấp có đủ tiêu chuẩn, trong
thời gian bảo quản có hai yếu tố chính phải ngăn ngừa càng nhiều càng tốt là: Sự phát
triển của phôi và bốc hơi nước từ trứng. Bằng cách như vậy sẽ đảm bảo được chất
lượng bên trong của trứng như đơn vị Haugh (HU), chỉ số lòng đỏ. Chất lượng của
trứng trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào các yếu tố sau:
* Nhiệt độ
Sau khi trứng đẻ ra, nhiệt độ giảm dần từ 41
0
C (t
0
gia cầm mái) tới nhiệt độ
chuồng nuôi, khi nhiệt độ lớn hơn 27
0
C thì phôi vẫn tiếp tục phát triển. Phôi có
khả năng sống cao nhất trong giai đoạn bảo quản, nếu sau 5 - 6 giờ đẻ ra trứng
được hạ nhiệt độ xuống dưới 27
0
C. Khi trứng ấp phải bảo quản vài ngày hoặc thậm
chí 2 - 3 tuần, nó cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Điều quan trọng cần biết là: khi bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp nếu ngay lập tức
ta chuyển trứng từ kho lạnh ra ngoài phòng có nhiệt độ cao hơn sẽ xảy ra hiện tượng
trứng có “mồ hôi”, điều này sẽ bất lợi vì tạo điều kiện ẩm ướt cho vi khuẩn bám vào
bề mặt vỏ trứng xuyên qua lỗ khí đi vào trong. Vì vậy, trước khi chuyển trứng đi
(hay mang đi ấp) nửa ngày, cần tăng nhiệt độ ở kho bảo quản, hoặc tăng dần nhiệt độ
cho trứng bảo quản.

Thời gian bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trứng và kết quả ấp nở,
tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường bảo
quản. Nhiệt độ là yếu tố tác động chính và nó có mối quan hệ với thời gian bảo
quản. Nghiên cứu về vấn đề này, Jack và cs (1974) [7] cho biết trứng bảo quản ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
nhiệt độ 20
o
C hoặc 32
o
C trong vòng 3 ngày cho kết quả ấp nở tốt hơn trứng được
bảo quản ở 15
o
C trong cùng thời gian.
* Ẩm độ
Trong quá trình bảo quản trứng ấp, ngoài chế độ nhiệt thì ẩm độ cũng rất quan
trọng. Vì ẩm độ không khí có ảnh hưởng đến khối lượng trứng: độ ẩm không khí
nơi bảo quản càng cao thì trứng càng mất ít nước, do đó sự hao hụt khối lượng
trứng càng giảm trong thời gian bảo quản.
Trong quá trình bảo quản, ẩm độ tương đối đến 60 % sau 5 ngày bảo quản tỷ
lệ hao hụt khối lượng trứng là 1,27 % và 2,23 % sau 10 ngày bảo quản.
Ở ẩm độ 68 % sau 5 ngày tỷ lệ hao hụt khối lượng trứng là 0,81 % và 1,48 %
sau 10 ngày bảo quản.
Còn ở ẩm độ 86 % sau 5 ngày bảo quản tỷ lệ hao hụt khối lượng trứng là 0,31
% và 0,7 % sau 10 ngày bảo quản.
Như vậy, điều kiện bảo quản trứng không phù hợp khi đưa trứng vào ấp sẽ ảnh
hưởng rõ rệt đến khối lượng trứng. Vì vậy, tốt nhất là bảo quản trứng không quá 5 ngày
ở nhiệt độ bảo quản từ 16 - 20

0
C, ẩm độ tương đối là 70 - 80 %.
2.1.1.2. Ảnh hưởng của thuốc sát trùng đến chất lượng trứng trong quá trình bảo quản
Tiêu độc hóa học là phương pháp được dùng phổ biến trong công tác ấp trứng
gia cầm. Các chất hóa học dùng để tiêu độc, sát trùng thường có tác dụng làm tiêu
biến protein hoặc làm kết tủa protein của vi khuẩn hoặc tác dụng kết hợp với các
chất cần thiết đối với đời sống của vi sinh vật tạo thành các sản phẩm độc hại, khi
vi sinh vật ăn phải sẽ có tác dụng tiêu diệt ngay chính bản thân virus, vi khuẩn đó.
Hiệu lực tác dụng của các chất hoá học phụ thuộc vào tác dụng đặc hiệu của
chất đó và sức đề kháng của từng loại mầm bệnh đối với chất đó. Ngoài ra nó còn
phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ của dung dịch đang dùng, cũng như nhiệt độ được
sát trùng, thời gian tác dụng trên đối tượng đó và tính chất vật lý hoá học của đối
tượng tiêu độc. Chẳng hạn cho clo ở dạng khí khi tiếp xúc với vi khuẩn nó sẽ tác
dụng với protein của vi khuẩn và tạo thành protenat, do vậy có tác dụng tiêu diệt vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
khuẩn. Nhưng trong môi trường ẩm ướt khí Cl
2
có tác dụng diệt trùng cao hơn vì
tạo thành axit hypoclorit (HClO) và axit clohidric (HCl), các chất này có tác dụng
ôxy hoá mạnh, phân hủy các chất hữu cơ của vi khuẩn.
* Prophyl (do công ty Merial sản xuất):
Là một loại thuốc sát trùng và khử mùi đa dụng. Thuốc ở dạng lỏng, màu hơi
xanh, mùi hắc nhẹ, dễ chịu. Prophyl là một chất phenol tổng hợp (công thức hoá học 4
- Chloro 3 - methyl phenol 2 - benzy; 4 chlorophenol) có tác dụng: diệt khuẩn; không
bị ảnh hưởng của chất bẩn; phổ hoạt rộng; tiêu huỷ mầm bệnh nhanh và có tác dụng
kéo dài.
* Virkon (do hãng Bayer - CHLB Đức sản xuất):

Là một hoá dược và là một hợp chất bao gồm: Proxygen, Sulfatant, Organic
axit, Irorganicbufen.
Virkon có tác dụng rộng, diệt được hầu hết các loại virus, vi khuẩn và nấm thường
xuyên gây bệnh cho gia súc, gia cầm.
* Formol:
Thuốc có tác dụng hầu hết với các loại vi khuẩn gram (+), gram (-), virus, nấm
(trừ ký sinh trùng). Khi xông khí formol nếu là dạng lỏng phải kết hợp với thuốc tím.
Khử trùng trứng phải được tiến hành trong buồng kín, sạch đảm bảo các
yêu cầu: Buồng xông phải kín và nhẵn bóng, không bị nứt, hở. Trong thời gian
xông khí phải đảm bảo quạt đảo khí hoạt động tốt để cho khí xông tiếp xúc với
toàn bộ bề mặt vỏ trứng.
Khi xông khử trùng trứng bằng thuốc tím và formol ta có thể dùng với liều
lượng sau: 10 g thuốc tím + 20 ml formol/ 1m
3
thể tích buồng xông.
Thời gian xông khí phải kéo dài từ 20 - 25 phút, sau đó mở của buồng xông cho
khí lưu thông, nếu cần có thể dùng amoniac 40 % để trung hoà (40 ml/ m
3
)
* Han Iodine 10 % (do công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet sản xuất):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Thành phần có chứa P.V.P. Iodine và glycerin. Iodine có tác dụng đối
với cả vi khuẩn gram (+), gram (-), nha bào, nấm và phần lớn các virus. Nó có
tác dụng diệt mầm bệnh bằng cách khuyếch tán vào trong tế bào trứng và tác
dụng đều với các phản ứng chuyển hoá và bằng cách đó làm rối loạn tổng hợp
protein và cấu trúc của axit nucleic.
Iodine là loại thuốc dễ sử dụng không gây độc cho người, môi trường và

động vật.
2.1.1.3. Ảnh hưởng của một số chất kích thích đến chất lượng trứng trong quá trình
bảo quản
Vitamin còn được gọi là sinh tố, là những hợp chất hữu cơ có khối lượng
phân tử nhỏ, cấu tạo hóa học rất khác nhau và đều có hoạt tính sinh học nhằm đảm
bảo cho quá trình sinh lý, sinh hoá trong cơ thể được tiến hành bình thường. Do đó,
vitamin ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất. Đây là yếu tố dinh dưỡng
không thể thiếu được của mọi cơ thể sinh vật sống. Gia cầm rất nhạy cảm với sự
thiếu vitamin, trong khẩu phần dù thiếu một lượng nhỏ vitamin cũng làm ảnh
hưởng đến sức sản xuất của chúng, đặc biệt sẽ làm giảm chất lượng sinh học của
trứng và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển phôi trong quá trình ấp nở dẫn đến giảm
tỷ lệ nở, chất lượng gà con kém, (Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994) [5].
Theo Bùi Đức Lũng và cs (2002) [11], khi trong trứng thiếu vitamin B1, gà
con nở ra có hiện tượng viêm đa thần kinh (polineurist). Gà đi không vững, một số
con bị liệt. Vì vậy cần bổ sung vitamin B1 trong thức ăn cho gà sinh sản. Khi thiếu
vitamin B2 làm phôi chậm phát triển, phôi chết nhiều vào nửa cuối thời kỳ ấp, biểu
hiện là chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn. Thiếu vitamin H trong thức ăn gà đẻ
gây chết phôi, biểu hiện bệnh: Phôi biến dạng, đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp
xuống, các xương đùi, bàn chân ngắn lại, gà con ngửa đầu vào lưng và quay tròn,
biểu hiện bệnh thần kinh. Thiếu vitamin B12 thì tỷ lệ chết phôi tăng lên ở giai đoạn
16 - 18 ngày ấp, chân khô, phôi bị xuất huyết toàn thân. Thiếu vitamin A, phôi
ngừng phát triển, tỷ lệ chết phôi tăng, thận sưng to, một số con nở ra mù mắt. Thiếu
vitamin D3, chất lượng trứng giảm, trứng bị dị hình nhiều, vỏ mỏng, khả năng sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
dụng canxi, photpho của phôi kém gây tỷ lệ chết cao trong giai đoạn cuối của thời kỳ
ấp. Thiếu vitamin E, tỷ lệ trứng không phôi cao, phôi phát triển chậm, hệ tuần hoàn
bị phá hủy, phôi chết có vòng màu tập trung nhiều vào ngày ấp 3 và 4.

Như vậy, ảnh hưởng của dinh dưỡng vitamin đối với gà sinh sản là rất lớn,
nếu thiếu chúng thì sự phát triển phôi kém, tỷ lệ phôi chết cao, tỷ lệ nở thấp, chất
lượng gà con nở ra yếu. Vì vậy, cần bổ sung đủ vitamin vào thức ăn cho gà sinh sản.
Ngoài ra trong quá trình bảo quản trứng ấp, quá trình trao đổi chất của
trứng vẫn tiếp tục xảy ra. Vì vậy, có thể bổ sung các vitamin trong quá trình
bảo quản trứng ấp.
2.1.2. Vệ sinh sát trùng đối với công tác ấp trứng gia cầm
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta là điều kiện thuận lợi cho các loại
virus, vi khuẩn, nấm phát triển. Hơn thế nữa hầu hết các trại ấp trứng gia cầm ở
nước ta vẫn chưa được xây dựng với quy mô và tiêu chuẩn khép kín như: Chưa có
hệ thống hút ẩm, tạo áp lực âm cho phòng máy nở cho nên sự tác động của môi
trường sinh thái bên ngoài còn nhiều bất lợi về mặt dịch tễ.
Trong thực tế, trứng ngay từ sau khi đẻ ra khỏi cơ thể mẹ đã phải tiếp xúc với
các loại bụi bẩn, phân, không khí có mang các loại vi sinh vật gây bệnh. Vỏ cứng của
quả trứng là nơi đầu tiên trực tiếp bị ảnh hưởng của nhân tố trên. Bình thường trứng
có khả năng chống lại các vi sinh vật gây bệnh rất tốt. Các lớp màng ngăn cản vi sinh
vật là: Màng vỏ trứng, vỏ trứng, màng lòng trắng và cuối cùng là lòng trắng. Trong
lòng trắng chứa nhiều men lirozim. Khi trứng bị ẩm ướt, đệm lót bẩn, trứng đẻ ra
trên nền chuồng, trứng dính phân lên bề mặt Điều này có nguy cơ nhiễm bệnh rất
cao, hơn nữa ở bên trong thì có thành phần của các tế bào trứng có dinh dưỡng rất
cao là một môi trường tốt cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây hại cho phôi.
Vì vậy, để góp phần nào đó vào việc tạo ra những con giống khoẻ mạnh,
sạch bệnh thì tốt nhất là sau khi thu nhặt trứng xong chúng ta tiến hành vệ sinh
và sát trùng càng nhanh càng tốt. Để tiêu diệt ngay những mầm bệnh có bên
ngoài vỏ trứng, không cho chúng xâm nhập vào bên trong vỏ trứng. Ta nên sát
trùng trứng theo các giai đoạn sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

- Với trứng gà, sát trùng 4 lần: Trước khi trứng đưa vào kho bảo quản; Trước
khi ấp; 11 ngày ấp; 18 ngày ấp (trước khi trứng chuyển nở).
- Với trứng vịt, sát trùng 4 lần: Trước khi trứng đưa vào kho bảo quản;
Trước khi ấp; 15 ngày ấp; 25 ngày ấp (trước khi trứng chuyển nở).
2.1.3. Sự phát triển của phôi thai gà trong thời gian ấp
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [5] cho thấy nước có vai trò quan
trọng trong quá trình trao đổi chất của phôi. Trứng không hấp phụ hơi nước từ
môi trường bên ngoài vào mà chỉ bốc hơi từ trong ra. Trong trứng nước tự do
chiếm khoảng 74 %, phần lớn được hình thành do quá trình ôxy hoá các chất
hữu cơ. Nước tham gia vào các thành phần tổ chức của phôi, là dung môi hoà
tan các chất dinh dưỡng và là môi trường để xảy ra các phản ứng hoá học.
Nguồn nước tự do trong trứng chủ yếu là ở lòng trắng. Nước của trứng ở tuần
đầu giảm rõ rệt, một phần chuyển vào lòng đỏ, một phần thoát ra ngoài. Ở 6
ngày ấp đầu, trứng có quá trình bay hơi nước vật lý, do vậy nước mất đi ở
giai đoạn này không có lợi, vì nó làm giảm khả năng dịch chuyển của các chất
dinh dưỡng hoà tan từ lòng trắng vào lòng đỏ. Từ ngày ấp thứ 7 đến ngày ấp
thứ 17 xảy ra quá trình bay hơi nước vật lý.
Sau khi trứng được đẻ ra, nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 27
0
C thì sự phát
triển của phôi ngừng lại, nhưng khi nhiệt độ này tăng lên trên 27
0
C thì phôi tiếp
tục phát triển. Sự hình thành thêm 4 màng phôi để cung cấp ôxy, chất dinh dưỡng,
nước và bảo vệ chống sự mất nước, chống sóc được tạo ra ngay trong quá trình ấp.
+ Màng ối chứa mất nước và chống sóc.
+ Màng đệm có chức năng hô hấp và hấp thụ canxi.
+ Túi lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng và định vị phôi.
+ Màng niệu là túi chứa chất thải (axit uric).
Thời gian ấp trứng gà là từ khi đưa trứng vào đến khi nở ra gà con là 21 ngày

ấp. Sự phát triển của phôi như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
- Ở ngày ấp thứ nhất: Ba lá phôi được hình thành. Đầu tiên là lá phôi trong và
lá phôi ngoài, giữa lá phôi trong và lá phôi ngoài tạo thành lá phôi giữa, 3 lá phôi
sau này hình thành nên các cơ quan cơ bản của gia cầm như:
+ Lá phôi ngoài hình thành nên da, lông vũ, não, mỏ, mô thần kinh.
+ Lá phôi trong hình thành nên ruột, các tuyến tiêu hoá, các cơ quan hô hấp và
các tuyến nội tiết.
+ Lá phôi giữa hình thành nên cơ quan sinh sản và các cơ quan còn lại.
- Ở ngày ấp thứ 2: Phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch máu bên
ngoài bào thai. Bắt đầu xuất hiện màng tim bao quanh lòng đỏ (noãn hoàn) lúc này
chất dinh dưỡng của lòng đỏ cung cấp cho phôi.
- Ngày ấp thứ 3: Bắt đầu hình thành đầu, cổ, ngực của phôi, nếp đuôi và nếp
cánh lớn lên hợp với thân sau của phôi, hết ngày thứ 3 gan và phổi được hình thành.
- Ngày ấp thứ 4: Phôi có dạng như bào thai của động vật bậc cao, độ dài
của phôi 8 mm. Qua đèn soi ta có thể nhìn thấy hệ thống mao quản, có thể
đánh giá sự phát triển của phôi qua kích thước và số lượng mạch máu. Màng
ối có chứa một ít nước và bao phủ lấy phôi, lúc này lòng đỏ đã có sự hoà tan
không còn nguyên dạng hình tròn nữa.
- Ngày ấp thứ 5: Phần não bộ phát triển mạnh, từ mấu não hình thành nên
5 bộ phận của não, diều và cơ quan sinh dục được hình thành, trong gan đã có
quá trình tạo máu, màng ối chứa nhiều nước ối đồng thời bao bọc kín lấy phôi,
thành màng ối co bóp nhịp nhàng.
- Ngày ấp thứ 6: Kích thước của phôi đạt 16 mm. Mạch máu bao phủ
quanh phôi trông như mạng nhện.
- Ngày ấp thứ 7: Cơ đã có khả năng co bóp, bào thai đã có sự chuyển động,
màng niệu phát triển, trên màng niệu hình thành hệ thống mạch máu làm chức năng

hô hấp. Trong thời gian này phôi đã hình thành lông vũ, mỏ và phần đầu cứng của
mỏ. Bụng phình to ra vì các cơ quan phát triển, cánh phát triển, thân của phôi cong.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
- Ngày ấp thứ 8 - 9: Phôi có tuyến sinh dục phát triển, các chi được hoàn
thiện, mỏ đã hoá sừng. Túi lòng đỏ phủ kín màng ối và phôi, màng niệu bao
lấy túi lòng đỏ, phôi trở nên nặng và chìm xuống dưới. Phôi đã bắt đầu nhìn
thấy giống hình con gà con.
- Ngày ấp thứ 10: Phôi trao đổi chất mạnh mẽ, sinh nhiệt, lông vũ có thể
nhìn thấy bằng mắt thường. Từ ngày ấp thứ 10 phôi đã thay đổi căn bản về hô
hấp và dinh dưỡng. Mỏ há ra để cho chất dinh dưỡng từ màng ối đi vào ống tiêu
hoá, cuối ngày thứ 10 hệ thống màng niệu bao bọc hết đầu nhọn của quả trứng.
- Ngày ấp thứ 11 - 14: Kích thước của màng ối tăng lên do quá trình chuyển
dịch của lòng trắng, lòng trắng được hoà tan vào trong dịch ối của bao thai, bào thai
sử dụng nguồn dinh dưỡng này thông qua hệ thống tiêu hoá. Do các tuyến tiêu hoá
bắt đầu hoạt động mạnh phôi chiếm hầu hết xoang trứng. Phôi đã cử động, đầu phôi
quay về phía đầu to của trứng, ở giai đoạn này lông tơ đã phủ kín toàn thân, ngón
chân và mỏ đã được hình thành rõ.
- Ngày ấp thứ 15, 16: Kích thước của màng niệu tăng lên tương ứng với
kích thước phôi.
Phôi sử dụng mạnh dịch, nước ối. Hô hấp của phôi được thực hiện nhờ hệ
thống mạch máu của màng đệm. Ở hệ thống tiêu hoá thì phần cuối ruột non được
hình thành, lòng trắng hầu như đã tiêu biến hết, lòng đỏ là nguồn cung cấp chất
dinh dưỡng chính, móng và mỏ đã cứng.
- Ngày ấp thứ 17 - 19: Lúc này lòng đỏ đã dần dần lộn vào trong xoang bụng
của bào thai, bào thai đã chiếm gần hết trứng, phôi nằm dọc theo quả trứng, đầu
hướng về phía buồng trứng. Đầu của bào thai dấu dưới cánh phải, chân ép vào bụng,
màng ối ép sát vào phôi do đã hết dịch màng ối. Chất lỏng của màng niệu cũng giảm

đến mức tối đa do sự bốc hơi nước và một phần truyền vào mạch máu.
- Ngày ấp thứ 20: Trứng được chuyển sang máy nở, phôi đã thay đổi hô hấp,
từ hô hấp qua hệ thống mạch máu, màng niệu chuyển sang hô hấp bằng phổi. Đầu
ngày thứ 20 túi lòng đỏ lộn vào trong xoang bụng hoàn toàn, thận bắt đầu hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Phôi thai đã mổ vỏ trong (chọc thủng lớp màng ngăn với buồng khí), máu được phôi
thai hấp thụ lại, gà con mổ vỏ trứng (mổ vỏ ngoài).
- Ngày ấp thứ 21: Gà con bắt đầu chui ra khỏi vỏ trứng, gà nở rộ, ngày đầu lỗ
rốn bắt đầu thu hẹp lại, tạo sẹo và kết thúc quá trình ấp.
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở
2.1.4.1. Ảnh hưởng của chế độ bảo quản trứng đến sự phát triển của phôi thai
Sau khi trứng được đẻ ra, do nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể gia
cầm mẹ. Nhiệt độ của trứng sẽ giảm xuống tới nhiệt độ của chuồng nuôi. Nếu nhiệt
độ môi trường thấp hơn 27
0
C thì phôi tạm ngừng phát triển, khi nhiệt độ cao hơn
27
0
C thì phôi lại tiếp tục phát triển. Quá trình phát triển của phôi ở giai đoạn này
diễn ra không bình thường, không theo quy luật, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát
triển của phôi trong thời gian ấp. Vì vậy, trứng được đưa vào ấp càng sớm càng tốt.
Nhưng trong thực tế, thường phải bảo quản trứng một thời gian mới cho vào ấp vì phải
gom cho đủ số lượng. Để đảm bảo trứng ấp có đủ tiêu chuẩn, trong thời gian bảo quản
chúng ta phải ngăn chặn tối đa sự phát triển của phôi và sự bốc hơi nước từ trứng bằng
cách điều khiển nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
Để tạo cho phôi ở trạng thái cân bằng thì nên bảo quản trứng ở nhiệt độ 16 - 20
0

C, ẩm độ tương đối từ 75 - 85 %. Nếu bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến phôi. Khi nhiệt độ dưới 0
0
C trứng sẽ bị đóng băng. Khi nhiệt độ lớn
hơn 27
0
C phôi sẽ phát triển ngay trong thời gian bảo quản, do vậy khi đưa trứng vào
ấp có thể gây chết phôi. Nếu thời gian bảo quản kéo dài thì sự phát triển của phôi sẽ bị
rối loạn, thời gian nở kéo dài, nở rải rác, tỷ lệ nở kém.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [6], thời gian bảo quản trứng kéo dài sẽ
có thời gian ấp nở dài. Quá hai ngày, trung bình thời gian ấp nở kéo dài 1 giờ/ ngày
bảo quản. Thời gian bảo quản dài sẽ làm giảm tỷ lệ ấp nở. Quá 7 ngày bảo quản, tỷ
lệ ấp nở sẽ giảm 0,5 - 1 %.
Theo Võ Bá Thọ (1990) [18], cho thấy trứng gà công nghiệp bảo quản 7 ngày
là phù hợp, sau 7 - 10 ngày tỷ lệ nở sẽ giảm 1 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Abdou và cs (1990) [21] đã chỉ rõ: Sau thời gian bảo quản 5 - 6 ngày, thì cứ
thêm 1 ngày bảo quản tỷ lệ nở sẽ giảm từ 1 - 3 %.
Thời gian và nhiệt độ cao thì thời gian bảo quản ngắn và ngược lại. Trong
điều kiện mùa đông thì thời gian bảo quản trứng được dài hơn so với mùa hè.
Theo Lê Xuân Đồng và cs (1981) [4] cho biết: Thời gian bảo quản trứng từ 1 - 3
ngày ở nhiệt độ 20
0
C thì tỷ lệ ấp nở không có sự sai khác, nhưng bảo quản trứng ở nhiệt
độ 15
0
C thì tỷ lệ ấp nở thấp hơn ở nhiệt độ 20

0
C là 2,9 %.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển của phôi, nhiều tác
giả trong nước đã xác nhận rằng sự phát triển của phôi chịu ảnh hưởng của khối
lượng và hình dạng trứng. Điều này ngoài yếu tố di truyền còn chịu chi phối bởi
chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà bố mẹ và yếu tố mùa vụ trong năm.
Nguyễn Duy Nhị và cs (1982) [14], nghiên cứu xác định khối lượng trứng thích hợp
để có tỷ lệ ấp nở cao đã kết luận trứng gà Plymouth Rock có khối lượng trung bình ở độ
tuổi 26 - 33 tuần là 50 - 54g cho tỷ lệ nở cao nhất (72,6 %). Bùi Đức Lũng và cs (1993)
[10], nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng trứng gà giống Hybro đến kết quả ấp nở và sức
sống của gà con cho biết tỷ lệ gà loại 1 đạt cao nhất ở lô trứng có khối lượng trung bình 52 -
64 g (80 - 85 %), thấp nhất ở lô trứng có khối lượng nhỏ 45 - 49 g (60,9 %).
2.1.4.2. Ảnh hưởng của chế độ ấp tới sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở
Chế độ ấp là tập hợp một loạt các yếu tố mà máy ấp tạo ra tương tự như môi
trường của gia cầm mái khi ấp trứng và được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển
của phôi trong từng giai đoạn ấp, bao gồm các yếu tố như:
- Nhiệt độ.
- Ẩm độ tương đối.
- Độ thông thoáng.
- Đảo trứng.
- Chế độ làm mát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
* Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phát triển của phôi
Nhiệt độ môi trường có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của phôi, vì sự
phát triển của phôi gia cầm diễn ra ngoài cơ thể mẹ. Các nhà nghiên cứu cho rằng
nhiệt độ là yếu tố quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của quá trình ấp. Bởi vì
nó ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phôi. Nhiệt độ tốt nhất là giới hạn nhiệt

độ phôi có thể chịu đựng được để sinh trưởng phát triển bình thường.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [6] cho biết: Bình thường nhiệt độ máy
ấp giao động trong khoảng 37
0
C - 38
0
C. Khi nhiệt độ tăng cao (trong mức giới
hạn) thì sức lớn của phôi cũng tăng, phôi phát triển mạnh. Ngược lại trong thời gian
này nhiệt độ thấp hơn mức quy định sẽ làm cho phôi phát triển chậm lại. ở nửa sau
của quá trình ấp (sau khi màng niệu khép kín ở phía trong của đầu nhọn). Sự phát
triển của phôi phụ thuộc vào sự phát triển của phôi trong thời gian đầu. Tức là nó
phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, nếu nửa đầu của quá trình ấp phôi thai phát triển
châm do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp thì nửa sau của quá trình ấp ta tăng nhiệt độ
(nhiệt độ tăng theo mức cho phép) sẽ có lợi cho sự phát triển của phôi thai.
- Nếu nhiệt độ cao trong giai đoạn ấp sẽ làm cho gia cầm nở non ra quá sớm,
gia cầm nhỏ, rốn có cục, mắt nhắm chân cong, đặc biệt gây chết phôi cao khi nhiệt
độ quá giới hạn ( >38
0
C).
- Nếu nhiệt độ quá thấp trong giai đoạn ấp sẽ dẫn tới gia cầm nở muộn và kéo
dài, gia cầm nở ra yếu, hở rốn.
* Ảnh hưởng của yếu tố ẩm độ đến sự phát triển của phôi
Ẩm độ cũng là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình ấp và phát triển
của phôi. Độ ẩm không khí có ý nghĩa cơ bản về nhiều mặt cho sự phát triển của phôi,
ảnh hưởng đến sự bay hơi nước từ trong trứng, cung cấp và trao đổi nhiệt.
Trong máy ấp thì ẩm độ điều hoà sự bay hơi nước và độ toả nhiệt của trứng.
Phần lớn trong quá trình ấp, độ bay hơi nước của trứng phụ thuộc trực tiếp vào độ
ẩm tương đối trong máy ấp. Nếu độ ẩm trong máy ấp cao thì sự bay hơi nước của
trứng sẽ giảm, độ ẩm trong máy ấp thấp thì sự bay hơi nước của trứng sẽ cao. Khi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
màng niệu khép kín phía trong quả trứng, thì sự bốc hơi nước của trứng giảm dần
và phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất của phôi, phôi càng hấp phụ được nhiều
chất dinh dưỡng thì sự bốc hơi nước của trứng càng nhiều.
Sự bay hơi nước từ trứng còn làm mất nhiệt. Trong những ngày đầu quá
trình ấp lượng nhiệt mất đi trong quá trình bay hơi nước lớn hơn nhiệt lượng
cung cấp cho trứng. Vì vậy phải tăng độ ẩm không khí để giảm sự bốc hơi nước
cũng chính là để cung cấp nhiệt cho trứng. Nửa sau của quá trình ấp chỉ có một
phần nhỏ nhiệt tạo nên trong trứng bị mất đi trong lúc bay hơi nước. Nhiệt độ
của trứng lúc này cao hơn so với môi trường trong máy ấp và trứng truyền nhiệt
ra ngoài làm nóng không khí. Nhưng không khí thì ít có khả năng sinh nhiệt
ngược lại với hơi nước, do đó môi trường trong máy ấp càng chứa nhiều nước
thì càng tăng khả năng sinh nhiệt của không khí và sự mất nhiệt của trứng. Như
vậy, ẩm độ còn có tác dụng điều hoà sự toả nhiệt của trứng.
Ở cuối thời kỳ ấp, sự bay hơi nước từ trứng còn phụ thuộc vào cường độ trao
đổi chất của phôi, do sự trao đổi chất của phôi ở cuối thời kỳ ấp tăng cao nên phôi
thải nhiệt mạnh. Do đó ẩm độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thải nhiệt của trứng ở
thời kỳ cuối của quá trình ấp. Ẩm độ cao (trong mức giới hạn) sẽ có lợi cho quá trình
thải nhiệt của trứng và sẽ tốt cho sự phát triển của phôi.
Các yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng của máy ấp và sự phát triển
của phôi đều có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của trứng.
Nếu ẩm độ ở mỗi thời kỳ ấp đều cao hoặc thấp hơn mức quy định đều làm
giảm tỷ lệ nở và đều làm tăng tỷ lệ trứng sát tắc.
Theo Nguyễn Văn Trọng (1998) [19] cho biết: Nếu ẩm độ ở mỗi thời kỳ ấp
đều cao hoặc thấp hơn mức quy định sau (1 - 24 ngày ấp yêu cầu đạt 54 - 58 %, ở
ngày ấp thứ 25 yêu cầu đạt 52 %, từ ngày ấp 26 - 28 yêu cầu đạt 68 - 72 %) đều
làm giảm tỷ lệ ấp nở và ảnh hưởng đến chất lượng vịt con 1 ngày tuổi. Ẩm độ quá
cao hoặc quá thấp sẽ làm tăng tỷ lệ trứng sát tắc 4 - 8 %, tỷ lệ chết phôi kỳ I và kỳ

II tăng 2 - 5 % . Tỷ lệ nở giảm 1 - 2 %, tỷ lệ vịt loại 1 giảm 2 - 7 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Tóm lại, ẩm độ máy ấp cao kéo dài sẽ làm cho sự phát triển của phôi
chậm lại, sự trao đổi chất của phôi kém, làm cho gia cầm nở chậm và nở rải
rác không đồng loạt. Ẩm độ cao còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và
nấm mốc ở vỏ trứng phát triển gây hại cho trứng. Trong 5 - 6 ngày đầu ẩm độ
cao không gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi, nhưng sau 6 ngày sẽ
hạn chế sự phát triển của túi niệu nang và khép chậm ở phía đầu nhọn. Trong
nửa sau của quá trình ấp, ẩm độ quá thừa làm chậm sự sinh trưởng và phát
triển của phôi, phôi sẽ hấp phụ lòng trắng không hết làm tồn đọng lại ở phía
đầu nhỏ. Ẩm độ cao trong suốt quá trình ấp sẽ kéo dài thời gian nở, gà không
nở hàng loạt, gây chết phôi.
Ngược lại, trong trường hợp ẩm độ quá thấp, ngay những ngày đầu ấp gây mất
nước, thể tích buồng khí tăng nhanh, màng niệu khép kín sớm, phôi phát triển
nhanh, gà khó nở hoặc nở sớm, gia cầm khô lông trước khi ra khỏi vỏ trứng, khối
lượng thấp, tỷ lệ nở kém.
* Ảnh hưởng của thông thoáng đến sự phát triển của phôi
Phôi gia cầm cũng như phôi các động vật khác, cần có ôxy để duy trì sự
sống. Độ thông thoáng của máy ấp sẽ đảm bảo bất kỳ vùng nào trong máy ấp
cũng có nhiệt độ, độ ẩm như nhau và nó còn đảm bảo độ trong sạch của
không khí trong máy ấp.
Theo Bùi Đức Lũng và cs (2002) [11]: Độ thông thoáng là tốc độ không khí
sạch ở ngoài vào máy ấp và tốc độ thải không khí bẩn ở trong máy ấp ra ngoài máy
ấp (chứa CO
2
, H
2

S và khí nóng). Thông khí là đảm bảo cung cấp lượng ôxy cần
thiết cho phôi phát triển, đồng thời loại bỏ các khí có tác động xấu đến sự phát triển
của phôi ra ngoài như: CO
2
và H
2
S Khi lượng ôxy trong máy ấp dưới 15 % sẽ
gây chết phôi hàng loạt. Khi lượng CO
2
trong không khí khoảng 1 % sẽ làm đình
chệ sự phát triển của phôi và sẽ làm tăng cao tỷ lệ chết phôi. Lượng CO
2
có thể có
trong máy ấp không lớn hơn 0,2 % sẽ đảm bảo cho phôi phát triển tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Như vậy, hệ thống tạo khí trong máy ấp cũng như hệ thống tự báo nhiệt độ, độ
ẩm cần phải hoạt động tốt là yêu cầu hết sức nghiêm ngặt, chỉ sơ xuất nhỏ cũng làm
tăng nhiệt độ, độ ẩm hay ngừng lưu thông không khí sẽ làm chết phôi hàng loạt.
* Ảnh hưởng của đảo trứng, làm mát trứng tới sự phát triển của phôi
Trong quá trình ấp, phôi thay đổi vị trí theo một trình tự nhất định. Nếu trình
tự này bị đảo lộn và trong một thời gian nào đó phôi nằm sai vị trí, thì lúc nở vị trí
của phôi cũng vẫn bình thường.
Khi ấp trứng nhân tạo, trứng phải được đảo thường xuyên (ít nhất 2 lần/ ngày)
từ khi bắt đầu ấp đến ngày thứ 18. Vì trong những ngày ấp đầu tiên, nếu không đảo
trứng phôi sẽ bị ép vào vỏ, sự phát triển của phôi sẽ bị dừng lại và phôi sẽ chết. Để
tránh cho phôi không bị dính vào một bên vỏ trứng đồng thời làm cho nhiệt tiếp
xúc đều tới tất cả các phần của quả trứng, đồng đều giữa các khay trong máy ấp ta

phải đảo trứng và làm mát trứng.
Nếu không đảo trứng giữa quá trình ấp màng niệu sẽ bị dính vào túi lòng đỏ.
Do vậy phôi không thu được túi lòng đỏ vào trong xoang bụng hoặc làm rách túi
lòng đỏ ở cuối giai đoạn ấp.
Đối với trứng vịt, trứng ngan theo tác giả Nguyễn Đức Lưu và cs (2001) [13]
thì: Ngoài việc đảo trứng trong máy ấp 1 lần/ giờ thì ta còn phải tiến hành chuyển
trứng ra ngoài máy ấp để đảo bằng tay từng quả một. Khi đưa trứng vào ấp, trứng
được xếp nghiêng, khi đảo bằng tay thì ta lật ngược lại từng quả, đồng thời kết hợp
phun nước làm mát (phun dưới dạng sương mù) làm mát trong khoảng 5 - 15 phút
(tăng theo thời gian ấp).
Thực hiện việc đảo trứng và làm mát trứng ngoài máy ấp như sau:
- Từ ngày ấp thứ 11 - 15 đảo trứng bằng tay 1 lần/ ngày.
- Từ ngày ấp thứ 16 - 25 đảo trứng bằng tay 2 lần/ ngày.
Sau khi đảo trứng xong dùng nước ấm 38
0
C phun dưới dạng sương mù.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Như vậy, yếu tố đảo trứng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình ấp
trứng. Nó không chỉ đơn thuần giúp cho quả trứng tiếp xúc đều với với nhiệt độ mà
còn nâng cao tỷ lệ ấp nở, giảm tỷ lệ trứng sát tắc và nâng cao chất lượng con giống.
* Ảnh hưởng của vệ sinh sát trùng đến tỷ lệ ấp nở
Trong quá trình ấp trứng nhân tạo thì nhiệt độ và yếu tố ẩm độ là những yếu tố
cần thiết cho sự phát triển của phôi thai. Nhưng một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới tỷ lệ ấp nở, chất lượng con giống, đó là sự nhiễm virus, vi khuẩn,
nấm vào trứng dẫn đến tỷ lệ ấp nở thấp.
Sau khi gia cầm mái đẻ trứng, trứng tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn từ phân,
đệm lót vì vậy mà bề mặt của trứng rất nhiều vi khuẩn.

Do vậy trứng không được sát trùng thì những mầm virus, vi khuẩn, nấm
đó sẽ có cơ hội xâm nhập vào trứng, khi đem trứng vào ấp các điều kiện trong
máy ấp như: Nhiệt độ, độ ẩm, nước, dinh dưỡng rất thuận lợi cho vi khuẩn
phát triển, các vi khuẩn trên bề mặt trứng sẽ phát triển rất nhanh xâm nhập vào
bên trong trứng làm tăng tỷ lệ chết phôi. Một số chủng vi khuẩn sẽ làm thối nổ
trứng và làm lây nhiễm mầm bệnh sang những quả trứng khác trong máy ấp.
Điều này không chỉ làm giảm tỷ lệ ấp vì tỷ lệ chết phôi cao mà còn ảnh hưởng
tới chất lượng gia cầm nở ra. Những con giống này dễ chết do nhiễm bệnh vào
ngày tuổi đầu tiên. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm bùng nổ
dịch bệnh ở những cơ sở chăn nuôi.
Theo Nguyễn Quý Khiêm (2002) [8], nghiên cứu về việc khử trùng trứng
trước khi ấp nở trứng gà Tam Hoàng cho thấy: Tỷ lệ trứng chết phôi và chết tắc
thấp hơn hẳn so với trứng không được khử trùng.
Thí nghiệm được bố trí 2 lô:
- Lô 1 được khử trùng hai lần sau khi nhặt và trước khi ấp bằng formol và
thuốc tím. Kết quả cho thấy:
+ Tỷ lệ chết phôi là 3,10 %.
+ Tỷ lệ chết tắc là 5,74 %.

×