BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ðÀO DUY TÙNG
NGHIÊN CứU ðặC ðIểM NÔNG SINH HọC VÀ ảNH HƯởNG CủA
PHÂN BÓN ðếN NĂNG SUấT, CHấT LƯợNG QUÝT
TRÀNG ðịNH TạI HUYệN TRÀNG ðịNH, TỉNH LạNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01 10
Người hướng dẫn khoa học: TS. ðOÀN VĂN LƯ
HÀ NỘI, 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
ðào Duy Tùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp
của mình, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình và quý báu của các cơ
quan: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện nghiên cứu Rau hoa quả
Hà Nội, Sở Nông nghiệp & PTNT Lạng Sơn, Phòng Nông nghiệp & PTNT
huyện Tràng ðịnh, UBND xã Kim ðồng và các hộ trồng quýt tại xã Kim
ðồng, huyện Tràng ðịnh, tỉnh Lạng Sơn.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi tới thầy
hướng dẫn TS. ðoàn Văn Lư là người trực tiếp hướng dẫn và giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sau ñại học,
Bộ môn Rau Hoa Quả - khoa Nông học – Trường ðại học nông nghiệp Hà
Nội ñã giúp ñỡ và ñóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
Tác giả
ðào Duy Tùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ðỒ viii
PHẦN 1: MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 1
1.2.1. Mục ñích 1
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Nguồn gốc và phân bố cây có múi 3
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới và ở Việt Nam 7
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới 7
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam 10
2.3 Tình hình nghiên cứu cây có múi trong và ngoài nước liên quan
tới ñề tài 13
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 25
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1. ðối tượng, ñịa ñiểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu 28
3.1.1. ðối tượng, ñịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 28
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 28
3.2. Nội dung nghiên cứu 29
3.2.1. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm của giống quýt tràng ðịnh: 29
3.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất,
chất lượng quýt Tràng ðịnh 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu 29
3.3.1. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh trưởng và sinh lý ra hoa
ñậu quả của quýt Tràng ðịnh: 29
3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất,
chất lượng quýt Tràng ðịnh 31
3.4. Cách tính toán và xử lý số liệu 36
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. ðiều kiện khí hậu, ñất ñai và tình hình phát triển nông nghiệp của
huyện Tràng ðịnh 37
4.2. Kết quả nghiên cứu ñánh giá ñược một số ñặc ñiểm nông sinh
học của quýt Tràng ðịnh ở ñiều kiện sinh thái khí hậu, ñất ñai
huyện Tràng ðịnh, tỉnh Lạng Sơn 43
4.2.1. Sự phát sinh phát triển của các ñợt lộc 43
4.2.2 ðặc ñiểm ra hoa ñậu quả của cây quýt Tràng ðịnh 47
4.2.3. Thời kỳ rụng quả sinh lý và tỷ lệ ñậu quả của quýt
Tràng ðịnh: 47
4.2.4. Kết quả theo dõi thời kỳ chín sinh lý và thu hoạch: 49
4.2.5. Kết quả theo dõi một số ñặc ñiểm quả: 51
4.2.6. Khảo sát tình hình sâu bệnh hại 52
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
4.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng
suất, chất lượng quýt Tràng ðịnh 54
4.3.1. Kết quả xác ñịnh một số công thức bón phân hiệu quả 54
4.3.2. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh một số loại phân bón hiệu quả 60
4.3.3. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh một số loại phân bón lá
hiệu quả 65
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 73
5.1. KẾT LUẬN 73
5.2. ðỀ NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 77
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CAQ: Cây ăn quả
CC: Chiều cao
CT: Công thức
DT: Diện tích
ðC: ðối chứng
ðK: ðường kính
FAO: Food and Agricultural Organization of the United National
IPM: Integrated pest management
KL: Khối lượng
NS: Năng suất
PRA: Participatory Rural Apprasal
TB: Trung bình
TT: Thứ tự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC BẢNG
TT Nội dung Trang
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi năm 2000 – 2009 10
Bảng 2.2. Diện tích các loại cây có múi ở các vùng trồng chủ yếu (ha) 11
Bảng 2.3: Giá trị xuất nhập khẩu quả có múi ở nước ta từ 2007 – 2010 12
Bảng 4.1. Các yếu tố thời tiết khí hậu trung bình từ năm 2008 ñến 2012 39
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp trong năm 2010 - 2011 40
Bảng 4.3: Diện tích cây quýt phân theo huyện/thành phố của Lạng Sơn 42
Bảng 4.4: Thời gian xuất hiện lộc của các ñợt lộc 44
Bảng 4.5: ðộ dài, ñường kính và số lá/lộc của Lộc Xuân 45
Bảng 4.6: Thời kỳ nở hoa của quýt Tràng ðịnh 47
Bảng 4.7: Theo dõi thời kỳ rụng quả sinh lý và tỷ lệ ñậu quả 48
Bảng 4.8: Sự thay ñổi chất khô hòa tan của quýt trước thu hoạch 49
Bảng 4.9: Theo dõi một số ñặc ñiểm quả 51
Bảng 4.10: Thành phần và mức ñộ phổ biến một số sâu bệnh hại quýt 53
Bảng 4.11: Thời gian ra hoa của các công thức bón 54
Bảng 4.12: Thời kỳ rụng quả sinh lý và tỷ lệ ñậu quả của các công thức 55
Bảng 4.13: Năng suất của các công thức 56
Bảng 4.14: Các chỉ tiêu cơ giới quả 58
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của các công thức phân bón ñến chất lượng quả 59
Bảng 4.16. Thời gian ra hoa của các công thức bón 60
Bảng 4.17: Thời kỳ rụng quả sinh lý và tỷ lệ ñậu quả của các công thức 61
Bảng 4.18: Năng suất quả của các công thức 62
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu cơ giới quả 63
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của các công thức phân bón ñến chất lượng quả 64
Bảng 4.21. Thời gian ra hoa của các công thức bón 66
Bảng 4.22: Tỷ lệ ñậu quả của các công thức 67
Bảng 4.23: Năng suất của các công thức 68
Bảng 4.24: Các chỉ tiêu cơ giới quả 70
Bảng 4.25: một số chỉ tiêu sinh hóa quả 71
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
DANH MỤC BIỂU ðỒ
TT Nội dung Trang
Biểu ñồ 4.1: Sự biến ñổi ñộ Brix trong quả 50
Biểu ñồ 4.2: Năng suất quả ở các công thức bón phân khác nhau 57
Biểu ñồ 4.3: Năng suất quả ở các loại phân bón khác nhau 63
Biểu ñồ 4.4: Năng suất quả ở các công thức phun phân bón lá 69
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
PHẦN 1: MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây quýt (thuộc nhóm cây ăn quả có múi) là loại cây ăn quả phổ biến
và quan trọng của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cam quýt là
cây trồng ưa thâm canh hơn các loại cây ăn quả khác, nếu ñược ñầu tư bình
thường hoặc chỉ dựa vào ñộ phì nhiêu của ñất thì hiệu quả kinh tế sẽ thấp và
chu kỳ kinh tế ngắn.
Tràng ðịnh từ lâu ñã là vùng ñất thích hợp trồng các loại cây ăn quả,
ñặc biệt là cây quýt. Từ lâu ñời ở ñây ñã trồng giống quýt quý có phẩm chất
thơm ngon trở thành giống quýt bản ñịa ñặc trưng cho vùng ñược người tiêu
dùng ưa chuộng và cái tên quýt Tràng ðịnh ñã trở thành tên gọi của giống
quýt này. Hiện nay huyện Tràng ðịnh ñang có kế hoạch mở rộng diện tích
trồng giống quýt này. Tuy nhiên việc mở rộng diễn ra một cách tự phát, việc
chăm sóc, quản lý còn hạn chế nên ảnh hưởng tới năng suất chất lượng. ðây
là vấn ñề lớn ñặt ra cho phòng nông nghiệp của huyện.
ðể tạo ra một vùng quýt chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa thì
việc nghiên cứu ñặc ñiểm nông sinh học và các biện pháp kỹ thuật nâng cao
năng suất, chất lượng quýt Tràng ðịnh là những căn cứ ñể ñịnh hướng phát
triển nghề trồng cây ăn quả của vùng.
ðể nâng cao năng suất, chất lượng quýt Tràng ðịnh góp phần duy trì
lâu dài và phát triển giống quýt Tràng ðịnh trở thành thế mạnh trong việc
phát triển kinh tế của ñịa phương, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu
ñặc ñiểm nông sinh học và ảnh hưởng của phân bón ñến năng suất, chất
lượng của quýt Tràng ðịnh tại huyện Tràng ðịnh, tỉnh Lạng Sơn".
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Nắm ñược ñặc ñiểm phát sinh, phát triển lộc và sự ra hoa, ñậu quả và
bước ñầu xác ñịnh ñược một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu làm tăng tỷ lệ ñậu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
quả cũng như năng suất, chất lượng của quýt Tràng ðịnh làm cơ sở khoa học
cho việc tác ñộng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế, góp phần xây dựng vùng quýt ñặc sản có năng suất cao, chất
lượng tốt, thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập của
người trồng quýt trên ñịa bàn huyện Tràng ðịnh, tỉnh Lạng Sơn.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi ñánh giá ñược một số ñặc ñiểm nông sinh học (các thời kỳ
phát sinh, phát triển các ñợt lộc, thời gian ra hoa, rụng quả sinh lý ) của quýt
Tràng ðịnh.
Xác ñịnh ñược ảnh hưởng của một số công thức bón phân và phân vi
lượng bón qua lá ñến năng suất, chất lượng của quýt Tràng ðịnh.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác ñịnh ñược quy luật sinh trưởng, ra hoa, ñậu quả của quýt Tràng
ðịnh là cơ sở khoa học cho việc tác ñộng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng
suất, chất lượng.
Từ kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bón phân sẽ góp phần xây
dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt Tràng ðịnh ñạt hiệu quả cao,
bền vững tại huyện Tràng ðịnh, tỉnh Lạng Sơn
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của ñề tài sẽ ñóng góp một giải pháp kỹ thuật giúp cho việc
duy trì và phát triển giống quýt bản ñịa, thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu cây
trồng sang cây quýt có giá trị kinh tế cao tại ñịa phương.
Giải quyết ñược kỹ thuật bón phân hợp lý sẽ nâng cao năng suất chất
lượng quýt Tràng ðịnh, từ ñó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập
cho người trồng quýt ở Tràng ðịnh – Lạng Sơn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân bố cây có múi
Trong các loài cây ăn quả, cùng với nho, cây có múi có lịch sử trồng
trọt lâu ñời nhất. Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc cây có múi, nhưng phần
lớn ñều thống nhất rằng nguồn gốc cây có múi (Citrus) ở ðông Nam châu Á,
trải dài từ ðông Ả rập tới Philippine và từ Nam dãy Himalaya tới Indonesia,
Úc. Trong ñó một vùng rộng lớn của ðông Bắc Ấn ðộ và Bắc Miên ðiện
ñược cho là trung tâm phát sinh của các loài cây có múi. Tuy nhiên, những
nghiên cứu hiện nay cho rằng tỉnh Vân Nam thuộc trung tâm phía Nam Trung
Quốc có thể là nơi khởi nguyên quan trọng của các loài cây có múi do sự ña
dạng của các loài ñược phát hiện tại ñây và ñược phát tán xuống phía Nam
theo hệ thống sông suối (Gmitter and Hu, 1990). Sự di chuyển mạnh mẽ của
các dạng cây có múi khác nhau có lẽ xảy ra chủ yếu ở bên trong vùng khởi
nguyên trước khi lịch sử ñược ghi chép. Nhiều dạng cây có múi ñã di chuyển
từ phía tây tới các vùng Ả Rập khác nhau, ví dụ như Ô Man, Ba Tư, I-Ran,
thậm chí tới Palestin trước chúa Giê Su ra ñời (dẫn theo F.S. Davies, LG.
Albrigo) [15]. Các dạng cây có múi chính ăn ñược, bao gồm chanh yên, cam
chua, chanh giấy, chanh núm, cam ngot, bưởi, bưởi chùm, quýt và quất.
Các cây có múi (Citrus) thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae,
nhóm Citreae, nhóm phụ Citrineae, gồm 16 loài:
1. C. medica (chanh yên)
2. C. Limon (Linn) Burm (chanh núm)
3. C. aurantifolia (Christm.) Swingle (chanh giấy),
4. C. aurantium Linn (cam chua )
5. C. sinensis (Linn) Osbeck (cam ngọt)
6. C. reticulata Blanco (quýt)
7. C. grandis (Linn) Osbeck (bưởi),
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
8. C. paradisi Macf (bưởi chùm),
9. C. indica Tanaka (chanh dại Ấn ðộ),
10. C. tachibana (Makino) Tanaka
11. C. ichangensis Swingle
12. C. latipes (Swingle) Tanaka
13. C. micrantha Wester
14. C. celebica Koord
15. C. macroptera Montr
16. C. hystrix DC (Mauritius papeda)
(Nguồn: Tyozaburo Tanaka, Species Problem in Citrus, Japanese
Society for the promotion of Science, Ueno, Tokyo, March, 1954, p 42-43)
Các loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica L.) có nguồn gốc từ Nam
Trung Quốc tới Ấn ðộ. Loài này ñược tìm thấy ở Iran khi Alexander của
Macedonia tới châu Á (khoảng năm 330 trước công nguyên) rồi sau ñó nhập
nội về vùng ðịa Trung Hải. Các loài cây có múi khác cũng ñược nhập nội và
Italia rất sớm từ thời ðế chế La Mã (năm 27 trước công nguyên ñến năm 284
sau công nguyên), nhưng chúng ñã bị hủy diệt vào cuối kỷ nguyên ñó. Sự
tranh luận về sự tồn tại của các loài thanh yên, phật thủ cũng ñược nói ñến
trong sách kinh thánh (Bible), và ñược chứng minh rõ ràng nhất ở lễ giáo của
người Do Thái (Jewish) người ta sử dụng chanh yên phật thủ trong các lễ
tưởng niệm vào những năm 50 – 150 trước công nguyên (dẫn theo F.S.
Davies, LG. Albrigo) [15]
Chanh giấy (Citrus aurantifolia Swingle) có nguồn gốc ở phía ñông
quàn ñảo Ấn ðộ. Chúng ñược mang qua biển Ô Man bởi các thủy thủ Ả Rập
rồi sau ñó chuyển tới Ai Cập và châu Âu.
Chanh núm (Citrus limon Burnmann) không rõ nguồn gốc, có thể là
dạng lai giữa chanh yên và chanh giấy, là một loài trung gian (dẫn theo F.S.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
Davies, LG. Albrigo) [15]. Chanh yên là loài cổ hơn còn chanh giấy và chanh
núm là những loài có quan hệ chặt chẽ với chanh yên (dẫn theo F.S. Davies,
LG. Albrigo) [15]. Chanh núm ñã ñược mang tới Bắc Phi và Tây Ban Nha
vào khoảng năm 1150 sau công nguyên, liên quan ñến việc mở rộng bờ cõi
của Hoàng ðế Ả Rập.
Cam chua (Citrus aurantium [L] Osbeck) có nguồn gốc ở ðông Nam
châu Á, có khả năng ở Ấn ðộ. Cam chua không ngừng ñược ñưa về hướng
tây ở thế kỷ ñầu tiên sau công nguyên, vào khoảng năm 700, liên quan ñến sự
xâm chiếm của người Ả Rập tới Bắc Phi và Tây Ban Nha.
Cam ngọt (Citrus sinensis [L] Osbeck) có nguồn gốc ở Nam Trung
Quốc và có thể cả Nam Indonesia (dẫn theo F.S. Davies, LG. Albrigo) [15].
Con ñường phân bố của cam ngọt tương tự như của chanh yên và ñược nhập
nội vào châu Âu bởi người La Mã. Những cây con còn nhỏ trồng trong các
chậu và ñược bảo vệ trong nhà kính trong suốt mùa ñông lạnh của những gia
ñình người La Mã có thế lực giầu có nên ñược gọi là những vườn cam
(orangeries), ý nói cam là cây trồng ñầu tiên ñược duy trì chăm sóc bởi
người La Mã (dẫn theo F.S. Davies, LG. Albrigo) [15]. Những lần nhập nội
ñầu hinh như bị mất bởi Hoàng ðế La Mã và cam ñược nhập nội lại vào
khoảng năm 1425 qua một cảng thương mại ở Ý (dẫn theo F.S. Davies, LG.
Albrigo) [15]. Nhiều giống lựa chon ñã ñược nhập nội vào châu Âu thông
qua con ñương thương mại ở kỷ nguyên Venezia, giữa thế kỷ 15 và 17.
Người Bồ ðào Nha ñã mang những giống cam ngọt siêu chủng từ Trung
Quốc vào khoảng năm 1500. Rất nhiều gia ñình giàu có có thế lực ở Ý ñã
lưu giữ một tập ñoàn chan, cam vv (thể hiện ở các bức tranh vẽ và mô tả tập
ñoàn giống cây có múi và các cây ăn quả khác của các gia ñình ngưới Ý
giàu có, có thế lực ở thời Phục Hưng -Medici) vẫn ñang ñược trưng bày ở
Viện bảo tàng Florence, Ý)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
Giống cam nổi tiếng thế giới Washington Navel, ở Việt Nam thường
gọi là cam Navel hoặc cam rốn, có nguồn gốc ở Bahia, Braxin, là một biến dị
của giống cam ngọt “Seleta”. Giống này ñược nhập nội vào Úc năm 1824,
Florida 1835, California 1870 từ Washington, DC nơi nó mang tên là
Washington Navel. Washinhton navel và rất nhiều giống biến dị từ giống này
ñược phân bố trên khắp thế giới (Davies, 1986a) [14].
Bưởi (Citrus grandis [L] Osbeck) tên tiếng Anh là pummelo hoặc
Shaddock, có nguồn gốc ở Malaysia và quần ñảo Ấn ðộ và ñược phân bố
rộng rãi ở ñảo Fiji. Các dạng lai của bưởi ñã ñược phát hiện bởi quân thập tự
chinh ở Palestine vảo khoảng năm 900 và ñược phân bố ở châu Âu, sau ñó là
vùng Caribê bởi một thuyển trưởng tàu Tây Ấn tên là Shaddock do vậy có tên
là Shaddock (dẫn theo F.S. Davies, LG. Albrigo) [15].
Bưởi chùm (Citrus paradisi Macf.), tên tiếng Anh là grapefruits, có
nguồn gốc là một biến dị hoặc một dạng lai của bưởi ở vùng Caribê (West
Indies), có thể là ñảo Barbados. Bưởi chùm ñược nhập nội từ Caribê vào
Florida khoảng năm 1809 bởi Don Phillippe bằng hạt thu thập từ Jamaica,
hiện nay trở thành sản phẩm chính trên toàn thế giới.
Quê hương của các loài quýt (Citrus reticulata Blanco) có lẽ ở ðông
Dương và và nam Trung Quốc ñược những thương gia mang tới miền ðông
Ấn ðộ. Vùng sản xuất truyền thống của quýt là ở châu Á. Quýt ñược ñưa ñến
châu Âu muộn hơn nhiều so với các loài cây có múi khác; giống “Willowleaf”
(Citrus deliciosa Tenole) ñã ñược mang từ Trung Quốc tới vùng ðịa Trung
Hải sau năm 1805 và trở thành loài chính của vùng này, loài C.reticulata
thậm chí còn muộn hơn.
Sự di chuyển của cây có múi từ Ấn ðộ ñến châu Phi xảy ra trong
khoảng những năm từ 700 - 1400 và các loài cây có múi khác nhau, ñặc biệt
là chanh giấy và cam ñã ñược nhập nội tới các nước châu Mỹ bởi những
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
người ñịnh cư và các nhà thám hiểm ở vùng ðịa Trung Hải thuộc trung tâm
Hispaniola (gồm Cộng hòa Haiti và Dominica thuộc quần ñảo của West
Indies) và Bahia, Braxin (thuộc Bồ ðào Nha). Cuộc hành trình của cây có múi
tới các vùng châu Mỹ còn do các tín ñồ thiên chúa giáo La mã (Roman
Catholic Church) ñã phát triển nhiều cây ăn quả trong ñó có cây có múi.
Các loại cây có múi quả nhỏ có thể ăn ñược như kumquat (Fortunella
margarita [Lour] Swingle) từ miền Nam Trung Quốc và cam ba lá (Poncirus
trifoliata [L] Raf.) từ trung tâm và phía Bắc Trung Quốc cũng là những loài
rất quan trọng làm gốc ghép chống lạnh.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới
Cam quýt là tên gọi chung của các loại cây ăn quả thuộc họ cam
Rutaseae, họ phụ cam quýt Aurantoideae, chi Citris bao gồm cam, chanh,
quýt, bười, chanh yên, bưởi chùm.
Theo FAOSTAST, sản lượng quả có múi trên thế giới năm 2010
khoảng 95,5 triệu tấn. ðứng ñầu là Braxin: 17,949 triệu tấn, chiếm 21,21%;
thứ hai là Mỹ: 13,97 triệu tấn, chiếm 16,51%; thứ ba là Trung Quốc: 9,566
triệu tấn, chiếm 11,3%; tiếp ñến là Tây Ban Nha: 5,544 triệu tấn, chiếm
6,55%; Mêhicô: 5,182 triệu tấn, chiếm 6,12%; Ấn ðộ 3,743 triệu tấn, chiếm
4,42%; Ý: 2,95 triệu, chiếm 3,49%; I Ran: 2,704 triệu tấn, chiếm 3,2%, Ai
Cập: 2,272 triệu tấn, chiếm 2,69%; Nhật Bản: 1,702 triệu tấn, chiếm 2,01%;
Pakistan: 1,683 triệu tấn, chiếm 1,99%; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,561 triệu tấn, chiếm
1,84%; Nga: 1,387 triệu tấn, chiếm 1,64%; Ma Rốc: 1,312 triệu tấn, chiếm
1,55%; Hy Lạp: 1,218 triệu tấn, chiếm 1,44%; Cu Ba; 774 nghìn tấn; Ixraen:
701 nghìn tấn; các nước còn lại có sản lượng từ 190 – 600 nghìn tấn.
Sản xuất quả có múi trên thế giới chủ yếu tập trung vào 4 chủng loại
chính là: cam, quýt (bao gồm quýt và các dạng lai), bưởi (bao gồm bưởi chùm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
- grapefruit và bưởi thường - pummelo), chanh (bao gồm chanh núm - lemon
và chanh giấy - lime)
ðối với cam: Năm 2010 khoảng 64, 0 triệu tấn, trong ñó 35,7 triệu tấn
cho ăn tươi và 28,3 triệu tấn cho chế biến. Tăng trưởng hàng năm ñối với cam
ở các nước phát triển dự báo khoảng 0,6%, chủ yếu là Mỹ còn các nước ở
châu Âu ít thay ñổi, tăng một chút ít ở Tây Ban Nha nhưng có thể giảm ở Ý
và Hy Lạp, Nhật bản và Ixraen. Ở các nước ñang phát triển dự báo tốc ñộ tăng
trưởng hàng năm khoảng 0,8%, tăng mạnh hơn ở các nước có nền kinh tế mới
nổi như Mêhicô, Braxin, Ấn ðộ, Trung Quốc, còn các nước ở Tây Bán cầu
như Cu Ba, Belize, Achentina, Costa Rica vv có tốc ñộ tăng trưởng chậm
hơn. Phần lớn cam ñược sản xuất phục thị trường quả tươi nội ñịa, ñặc biệt ở
các nước ñang phát triển; phần còn lại phục vụ chế biến xuất khẩu. Khoảng
một thập kỷ trở lại ñây, xu hướng sử dụng các sản phẩm chế biến từ cam như
nước quả ép ngày càng tăng ở các nước phát triển, ñặc biệt ở Mỹ, các nước
Châu Âu và Nhật Bản.
ðối với quýt và tangerin: Khoảng 15,4 triệu tấn năm 2010, tốc ñộ tăng
trưởng tính từ năm 1998 chỉ ñạt 0,17% (năm 1998 ñạt 15, 05 triệu tấn) và chủ
yếu ở các nước: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ma Rốc, Braxin và Achentina.
Các nước sản xuất chủ yếu tangerin như Nhật Bản lại có xu hướng chững lại,
còn Mỹ thì giảm nhiều do nhập khẩu tangerin ngày càng tăng từ các nước
khác. Tangerin chủ yếu sử dụng ñể ăn tươi và tiêu thụ ở thị trường nội ñịa của
chính các nước sản xuất. Thị trường tiêu thụ tangerin lớn là Trung Quốc, Nhật
Bản, Pakistan và Ai Cập. Các nước như Algeria, MêhiCô, Ixrael, Úc,
Achentina, Paraguay, Bolovia, Xiry, Jordan, Li Băng, Hàn Quốc và Mỹ cũng
là những nước sản xuất và tiêu thụ tangerin ñáng kể. Sản phẩm chế biến từ
tangerin rất ít mặc dù nước quả tangerin chứa nhiều khoáng chất hơn nước
cam, do hàm lượng nước quả của tangerin thấp hơn cam. Hiện tại chỉ một số
nước như Tây Ban Nha, Nhật Bản và Trung Quốc là có công nghiệp chế biến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
nước quả tangerin. Theo một báo cáo năm 2001 tại Hội nghị China/FAO về
cây có múi thì hàng năm Trung Quốc sản xuất khoảng 250.000 tấn nước
tangerin ñóng hộp. Nước tangerin ñóng hộp của Nhật Bản, Tây Ban Nha ñược
xuất khẩu sang Bắc Mỹ.
ðối với bưởi (bao gồm cả bưởi chùm – Citrus paradisi và bưởi
thường – Citrus grandis): Sản lượng năm 2010 khoảng 5,5 triệu tấn (bưởi
chùm khoảng 4,6 triệu tấn, bưởi thường 900 nghìn tấn), tăng 10% so với năm
1996 – 1998. Sản lượng tăng chủ yếu ở các nước ñang phát triển vùng Châu
Mỹ La tinh, Nam Phi và các nước ở Châu Á. Mỹ là nước có sản lượng bưởi
chùm ñứng ñầu thế giới, khoảng 914,4 nghìn tấn và cũng là nước có khối
lượng xuất khẩu bưởi chùm quả tươi chiếm tới 40% sản lượng xuất khẩu của
thế giới. Nam Phi và Ixraen là những nước có sản lượng và số lượng xuất
khẩu quả tươi ñứng thứ hai, còn các nước khác có sản xuất bưởi chùm chủ
yếu cho tiêu dùng nội ñịa. Trong 4,6 triệu tấn bưởi chùm có khoảng gần 2,0
triệu tấn (chiếm hơn 40%) ñược sử dụng chế biến nước quả. Có những nước
như Cu Ba, sản lượng bưởi chùm dùng cho chế biến chiếm tới 90%, chỉ có
10% dùng cho ăn tươi.
Bưởi thường (Citrus grandis) chủ yếu ñược sản xuất ở các nước Châu
Á như Trung Quốc, ðài Loan, Ấn ðộ, Philippin, Thái Lan và Việt Nam vv
Trung Quốc có sản lượng bưởi ñứng ñầu Châu Á, khoảng 567.000 tấn; tiếp
theo là Ấn ðộ, 187.000 tấn; Thái Lan 22.000 tấn; Việt Nam 23.000 tấn;
Philippin 36.700 tấn; Bangladesh 50.700 tấn và Malaysia 8.700 tấn vv…Sản
xuất bưởi ở các nước Châu Á chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội ñịa. Xuất khẩu
nhiều như Trung Quốc cũng chỉ chiếm 5% sản lượng.
Chanh núm và chanh giấy: Sản lượng khoảng 10,6 triệu tấn, tăng 15%
so với giai ñoạn 1996 – 1998. Nhìn chung chanh núm ñược sản xuất ở những
vùng có khí hậu lạnh hơn như Tây nước Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Achentina
và những vùng khí hậu khô như Ai Cập, Iran, Ấn ðộ, còn chanh giấy lại chủ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
yếu ñược trồng ở những vùng khí hậu nhiệt ñới như Mehicô, Braxin. ðối với
chanh là một loại quả ñược sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới và
thường là kết hợp với các thực phẩm khác, kể cả sử dụng tươi cũng như chế
biến các loại ñồ uống hoặc sử dụng lấy hương vị pha chế ñồ uống.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi năm 2000 – 2009
Chỉ tiêu 2000 2005 2007 2008 2009
DT cả nước (ha) 68.614
87.200
140.900
144.600
142.461
- Miền Bắc 28.129
29.800
47.600
38.200
49.546
- Miền Nam 40.485
57.300
93.300
87.300
92.915
DT cho SP (ha) 46.194
60.100
102.100
108.500
110.900
- Miền Bắc 18.113
19.900
34.400
35.900
47.900
- Miền Nam 28.081
40.200
67.700
72.600
73.000
NSTB cả nước (tạ/ha) 91,1
100,9
101,1
113,8
115,2
- Miền Bắc 80,9
74,0
85,3
74,3
77,2
- Miền Nam 98,0
114,2
118,9
136,3
138,0
SL cả nước (tấn) 426.744
606.400
1059.300
1.121.600
1.221.800
- Miền Bắc 147.279
147.300
287.100
285.500
325.500
- Miền Nam 279.465
459.200
772.200
836.100
894.200
(Tổng cục thống kê, 2009)
Ở Việt Nam: Cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là những loại cây ăn
quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, ñược xác ñịnh là một trong những cây
ăn quả chủ lực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu
dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn, nên diện tích cây có múi ở
nước ta trong một số năm trở lại ñây tăng chậm. Năm 2007 diện tích cây có
múi ở nước ta khoảng 140,9 nghìn hecta với sản lượng 1.059,3 nghìn tấn,
trong ñó cam và quýt có diện tích 86,2 nghìn hecta, sản lượng 654,7 nghìn
tấn ; bưởi 41,4 nghìn hecta, sản lượng 310,6 nghìn tấn và chanh 13,3 nghìn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
hecta, sản lượng 94,0 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2007) . ðến năm 2009
diện tích diện tích cây có múi ở nước ta tăng nhưng cũng chỉ ñạt 142,46 nghìn
hecta, trong ñó diện tích cho sản phẩm khoảng 110,9 nghìn hecta và sản
lượng khoảng 1.221,8 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2009).
Diện tích 4 chủng loại chính: cam, chanh, quýt, bưởi phân theo vùng
trồng
Bảng 2.2. Diện tích các loại cây có múi ở các vùng trồng chủ yếu (ha)
Chủng
loại
TD,
MN
phía
Bắc
Vùng
ðBSH
Bắc
Trung
bộ
Nam
Trung
bộ
Tây
nguyên
ðông
Nam
bộ
Vùng
ðBSCL
Tổng số
Cam 12.230
5.557
7.701
822
805
7.151
39.128
73.394
Tỷ lệ 60,7
42,8
46,8
45,7
79,8
61,0
49,9
51,5
Chanh 1.200
2.120
3.844
477
17
991
7.549
16.198
Tỷ lệ 6,3
16,4
23,4
26,5
1,7
8,5
9,7
11,4
Quýt 2.492
288
561
42
9
291
3.966
7.649
Tỷ lệ 12,3
2,2
3,4
2,4
0,9
2,5
5,0
5,4
Bưởi 4.206
5005
4.342
457
178
3.289
27.743
45.220
Tỷ lệ 20,7
38,6
26,4
25,4
17,6
28,0
35,4
31,7
Tổng số 20.128
12.970
16.448
1.798
1.009
11.722
78.386
142.461
(Tổng cục thống kê, 2009)
Hiện tại, sản lượng quả có múi ở nước ta vẫn không ñủ cho tiêu dùng
nội ñịa và hàng năm vẫn phải nhập một lượng lớn quả có múi từ nước ngoài
(chủ yếu là từ Trung Quốc, Thái Lan) với giá trị nhập khẩu mỗi năm một
tăng. Năm 2008 là 72,4 triệu USD hơn 2 lần so với năm 2007 và hơn 3 lần so
với năm 2005; trong ñó 2 loại quả cam và quýt có ưu thế trồng ở phía Bắc lại
là 2 loại quả phải nhập nhiều nhất. (năm 2008: cam 16,37 triệu USD, quýt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
56,0 triệu USD). Xuất khẩu quả có múi ở nước ta chủ yếu là bưởi và chanh.
Tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu quả có múi ở nước ta mới chỉ bằng 1/35 nhập
khẩu (số liệu bảng)
Bảng 2.3: Giá trị xuất nhập khẩu quả có múi ở nước ta từ 2007 – 2010.
Giá trị xuất khẩu
(1.000 USD)
Giá trị nhập khẩu
(1.000 USD) Loại quả
2007
2008
2009
2010
2007 2008 2009 2010
Bưởi 26
195
699
1.291
3
8
3
10
Chanh 52
92
326
1.111
1
7
6
14
Quýt 21
44
25
98
18135
19.164
21481
56.001
Cam 12
22
74
15
5266
5.486
6799
16.377
Quả có múi khác
20
59
32
187
3
1
48
24
Tổng 131
412
1156
2.702
23,408
24.666
28.337
72.426
(Nguồn: Trung tâm thương mại quốc gia, 2010)
* Tràng ðịnh là một huyện miền núi với những ñặc trưng khí hậu rất phù
hợp ñể phát triển sản xuất cây ăn quả, ñặc biệt là cây cam quýt như: quýt vỏ
vàng, cam sành và một số giống cam quýt khác của ñịa phương. Cây quýt vỏ
vàng Tràng ðịnh ñược trồng từ nhiều năm trước tại các xã Kim ðồng, Tân Tiến,
ñược người tiêu dùng rất ưa chuộng và ñem lại giá trị kinh tế cao. Trong những
năm gần ñây Tràng ðịnh ñã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nhằm
khuyến khích các hộ nông dân tập trung mở rộng diện tích trồng cam quýt. Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tràng ðịnh giai ñoạn 2010 – 2015
và ñịnh hướng ñến 2020 nêu rõ phấn ñấu mở rộng và phát triển diện tích cây ăn
quả năm 2005 ñạt 3000 ha, ñến năm 2010 ñạt 4.500ha, và tiếp tục tăng cả về
chất lượng và diện tích trồng cho tới năm 2020. Nhằm tạo ra vùng nguyên liệu
chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, xác ñịnh giống cây ăn quả phù hợp
với ñiều kiện sinh thái của Tràng ðịnh là cây quýt, cây lê và cây hồng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
Kim ðồng là một xã vùng cao của huyện Tràng ðịnh có nền kinh tế ñi
lên từ sản xuất nông nghiệp. Hàng năm nghề trồng cây ăn quả, ñặc biệt là cây
quýt ñã góp phần ñáng kể vào việc tăng thu nhập cho người nghèo, xây dựng
các mô hình làm giàu từ cây ăn quả nói chung và cây quýt nói riêng. Theo
ñiều tra sơ bộ của phòng Nông nghiệp & PTNT Tràng ðịnh trong mấy năm
trở lại ñây: các nhà vườn trồng quýt vàng tại xã Kim ðồng bán trung bình
15.000 ñ/kg quả ngay tại vườn, cao ñiểm vào những ngày giáp tết âm lịch giá
bán lên tới 28.000 ñ – 30.000 ñ/kg trong khi ñó dạng quýt giống khác chỉ bán
với giá 15.000 ñ/kg tại cùng thời ñiểm. Năng suất trung bình cây quýt 10 tuổi
ñạt 40 kg, giá trị ñạt 600.000 ñồng. Cá biệt có cây ñạt năng suất 80kg/cây ,
giá trị ñạt khoảng 1.200.000 ñ/ cây tương ñương với 400 kg thóc. Như vậy
nếu trung bình mỗi hộ gia ñình có 100 cây quýt, trồng với mật ñộ 4m x 4m,
diện tích sử dụng 1600 m2, ñầu tư theo ñúng quy trình kỹ thuật thâm canh,
năng suất trung bình mỗi cây 40 – 50 kg quả ( ñộ tuổi 8 – 10 năm) giá bán
trung bình 15.000 ñ/kg mỗi năm thu hoạch 4 -5 tấn quả, giá trị ñạt khoảng 60
-70 triệu ñồng, hiệu quả kinh tế cao gấp 14 -15 lần so với lúa, ngô.
2.3 Tình hình nghiên cứu cây có múi trong và ngoài nước liên quan tới
ñề tài
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.3.1.1. Nghiên cứu tác ñộng của ñiều kiện ngoại cảnh ñến sinh trưởng, phát
triển ra hoa ñậu quả, năng suất, chất lượng quả
Tác ñộng của ñiều kiện ngoại cảnh, ñặc biệt là nhiệt ñộ là rất lớn ñối
với sinh trưởng, phát triển ra hoa ñậu quả của cây có múi. Tốc ñộ sinh trưởng
của cây từ khi ñưa từ vườn ươm ra trồng tới ñạt ñộ lớn ra quả rất khác nhau ở
những ñiều kiện nhiệt ñộ khác nhau: ví dụ ở Riverside, California mất khoảng
30 tháng trong ñiều kiện chỉ có khoảng 1700 ñơn vị nhiệt (hu), nhưng chỉ mất
15 tháng ở Manar, Sri – Lanka khi nhiệt ñộ tích lũy tới 5700 hu. Tương tự,
cam “washington” 3 năm tuổi ñạt ñộ cao 4m trong ñiều kiện khí hậu nhiệt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
ñới với 5700 hu, còn cây 4 năm tuổi chỉ ñạt chiều cao 3m ở ñiều kiện cao
nguyên khi chỉ có 2000 hu. Trong ñiều kiện á nhiệt ñới ẩm và á nhiệt ñới khô
hạn tốc ñộ sinh trưởng của cây cũng khác nhau. Ví dụ, ở Valencia, Tây Ban
Nha (á nhiệt ñới bán khô hạn), tốc ñộ sinh trưởng của cây chậm hơn so với
Orlando, Florida (á nhiệt ñới ẩm). Sự khác biệt này xảy ra không chỉ do sự
khác nhau về sự tích luỹ ñơn vị nhiệt (1600 và 3700 hu) mà còn là lượng mưa
và ñộ ẩm tương ñối ở Orlando lớn hơn [15].
Cường ñộ và chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng ñến sinh trưởng và
phát triển của cây có múi ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng do ảnh hưởng trực
tiếp lên sự ñồng hoá CO
2
và ảnh hưởng gián tiếp lên nhiệt ñộ lá. Sự ñồng hoá
CO
2
thực tăng khi PPF (photosynthetic photon flux) tăng từ 0 ñến khoảng
700µmol m
-2
s
-1
. Trên thực tế sự ñồng hoá CO
2
thực tối ña cho hầu hết các
loài cây có múi chỉ ñạt ở mức 30-35% ánh sáng ñủ. (ánh sáng ñủ PPF từ
2000-2200µmol m
-2
s
-1
). Trong ñiều kiện bão hóa ánh sáng càng lâu thì về
tiềm năng sự ñồng hoá CO
2
thực càng lớn, với ñiều kiện là nhiệt ñộ, nước,
dinh dưỡng và các yếu tố khác không hạn chế sự quang hợp. Vì thế cho nên
sinh trưởng sinh dưỡng của cây có múi thường lớn nhất khi ñộ dài ngày từ
trung bình ñến dài (>12h), ñơn vị nhiệt cực ñại và nước không hạn chế như ở
vùng nhiệt ñới thấp có lượng mưa cao. Ở trong tán lá cây trưởng thành PPF ở
mức 100µmol m
-2
s
-1
, do vậy ở vùng khô hạn của Nam Phi mức ñộ ñồng hoá
CO
2
thực thường ít hơn 2µmol m
-2
s
-1
ñã làm giảm số lượng hoa và năng suất
thấp [15].
Người ta ñã thấy ở nhiều vùng khô hạn như Israel hoặc Indio,
California, cường ñộ ánh sáng cực cao có thể làm giảm sự ñồng hoá CO
2
thực
do sự bức xạ tăng trên lá. Dước các ñiều kiện cực trị, nhiệt ñộ lá có thể là lớn
hơn nhiệt ñộ không khí 7-10
0
C và có thể lên ñến 55
0
C. Nhiệt ñộ tối thích cho
ñồng hoá CO
2
thực ở cây có múi tuỳ thuộc vào loài và dao ñộng từ 28-30
0
C.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15
Ở vùng không khí ẩm, khi nhiệt ñộ lớn hơn 35
0
C hạn chế nghiêm trọng ñến
hoạt tính của ribulose 1,5 -bisphosphate carboxylase/oxygenase (RuBisco), và
có thể gây ra ñóng khí khổng vào giữa ban ngày. Ở vùng ñộ ẩm thấp, nhiệt ñộ
tối thích dao ñộng từ 15-22
0
C [15].
Những nghiên cứu ở Israel còn cho thấy chất lượng ánh sáng cũng ảnh
hưởng ñến sinh trưởng sinh dưỡng của cây có múi, ví dụ ánh sáng ñỏ làm
tăng ñộ dài của chồi, sánh sáng tia cực tím cao ức chế lên sinh trưởng chồi
của một số loài có múi.
Ở vùng á nhiệt ñới cây có múi thường có 2-5 ñợt sinh trưởng, còn ở
vùng nhiệt ñới thấp và ở một số vùng Á nhiệt ñới duyên hải có thể có nhiều
ñợt sinh trưởng. Nhiệt ñộ ñể bắt ñầu phát sinh một ñợt lộc là >12.5
0
C và thời
gian phát sinh lộc cũng khác nhau ở mỗi vùng, phụ thuộc vào nhiệt ñộ. Ở
những vùng á nhiệt ñới, lộc xuân xuất hiện vào tháng 3- tháng 4 ở bắc bán
cầu và tháng 9 - tháng 10 ở nam bán cầu, nhiệt ñộ trung bình nói chung dao
ñộng từ 12-20
0
C. Lộc hè xuất hiện vào tháng 6 - tháng 7 ở bắc bán cầu và
tháng 1 ñến tháng 2 ở nam bán cầu, nhiệt ñộ trung bình dao ñộng từ 25-30
0
C.
Lộc hè muộn hoặc lộc thu có xu hướng mọc ở ñiểm sinh trưởng nhiều hơn ở
các ñốt [15].
Tốc ñộ phát triển của tán khác nhau tuỳ thuộc vào khí hậu. Ví dụ, số lá
và diện tích bề mặt lá của cây có múi trồng ở California tăng từ 16,000 và
34m
2
ở cây tuổi thứ 3 lên 37,000 và 59m
2
ở tuổi thứ 6, 93.000 và 146m
2
ở
tuổi thứ 9 và 173.000 và 203m
2
ở tuổi thứ 29. Nhiều cây trưởng thành tạo ra
khoảng 350m
2
diện tích bề mặt lá với chỉ số diện tích lá (LAI - Leaf Area
Index) là 12.
Ở những cây lớn, chỉ số diện tích lá cao, quả ra hầu hết ở những vùng
ngoài tán vì năng lượng bức xạ bị giảm gần ñến zero sâu trong tán và PPF nhỏ
hơn 100 µmol m
-2
s
-1
. LAI là một ñường cong hoặc ñường logarit liên quan
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
16
PPF trong tán, do vậy LAI cao, sẽ hạn chế nghiêm trọng ñến tạo chồi và hoa
(PPF <50µmol m
-2
s
-1
), nên việc tỉa ngọn hoặc cắt tỉa cành là cần thiết ñể duy
trì sự hấp thu ánh sáng và kích thích tạo quả ở cây trưởng thành. [15]
Những nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng: các yếu tố môi
trường, ñặc biệt là nước và nhiệt ñộ ñóng vai trò ñiều tiết thời gian và thúc
ñẩy sự ra hoa ở cây có múi, do vậy số lượng và thời gian phát sinh hoa cũng
khác nhau tuỳ thuộc vào vùng khí hậu. Hơn nữa, các yếu tố môi trường còn
ñiều chỉnh kiểu/dạng hoa ñược tạo ra, sự phân bố của chúng trên cây, tỷ lệ
ñậu quả và cuối cùng là năng suất. Quá trình ra hoa của cây có múi bao gồm
thời kỳ cảm ứng và phân hoá hoa xảy ra trước thời kỳ ra hoa. [15, 18]
Cảm ứng ra hoa bắt ñầu với sự ngừng sinh trưởng sinh dưỡng trong
mùa ñông. Trong thời kỳ này các lộc sinh dưỡng phát triển khả năng ra hoa.
Vì thế, sự cảm ứng liên quan ñến việc ñịnh hướng chuyển từ sinh trưởng sinh
dưỡng sang tạo các chùm hoa. Davenport (1990) và Garcia-Luis et al. (1992)
ñã cho rằng sự bắt ñầu ra hoa có thể trước khi cảm ứng hoa, nhưng các stress
do lạnh và nước là những nhân tố cảm ứng chính, với ñộ lạnh là yếu tố chính
ở vùng khí hậu Á nhiệt ñới và nước ở vùng có khí hậu nhiệt ñới. ðể có sự
cảm ứng ra hoa, nhiệt ñộ phải dưới 25
0
C trong nhiều tuần ở vùng Á nhiệt ñới
và phải có thời kỳ khô hạn kéo dài hơn 30 ngày ở vùng nhiệt ñới. Thiếu nước
ñã ñược sử dụng như là một phương tiện thực tiễn ñể cảm ứng ra hoa ở cây có
múi trong nhiều năm trở lại ñây. Phương pháp gây hạn cũng ñã ñược sử dụng
ñể cho cây ra hoa trái vụ ở Israel và Tây Ban Nha và chanh “Tahiti” ở Florida.
Phun gibberellic acid trong thời kỳ cảm ứng hoa sẽ ngăn ngừa sự cảm ứng
hoa và ức chế sự ra hoa tiếp theo [15,18].
Sự ra hoa xảy ra sau khi cảm ứng và phân hoá hoa khi có nhiệt ñộ và ñộ
ẩm ñất thích hợp. Nhiệt ñộ ngưỡng tối thiểu cho ra hoa là 9,4
0
C hoặc thấp hơn
ñáng kể nhiệt ñộ tối thiểu cho sinh trưởng sinh dưỡng. Trên cây có múi