Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

nghiên cứu hiệu quả sử dụng phốt pho của gà thịt (ri x lương phượng) với khẩu phần có tỷ lệ phốt pho ở dạng phytin khác nhau có và không bổ sung men phytase

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 77 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ VƢỢNG




NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHOSPHO CỦA
GÀ THỊT (RI x LƢƠNG PHƢỢNG) VỚI KHẨU PHẦN
CÓ TỶ LỆ PHOSPHO Ở DẠNG PHYTIN KHÁC NHAU
CÓ VÀ KHÔNG BỔ SUNG PHYTASE






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP









Thái Nguyên, 10 - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ VƢỢNG



NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHOSPHO CỦA
GÀ THỊT (RI x LƢƠNG PHƢỢNG) VỚI KHẨU PHẦN
CÓ TỶ LỆ PHOSPHO Ở DẠNG PHYTIN KHÁC NHAU
CÓ VÀ KHÔNG BỔ SUNG PHYTASE

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thanh Vân





Thái Nguyên, 10 - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào. Mọi sự giúp đỡ đều đƣợc cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả


NguyễnThị Vƣợng















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi
xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thanh
Vân, TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ - Giảng viên Khoa Chăn nuôi thú y Trƣờng
Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Các thầy cô đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa
Chăn nuôi thú y cùng tập thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi ngƣời thân trong gia đình và toàn
thể bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi cả về vật chất và
tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận

văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất./.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Tác giả


Nguyễn Thị Vƣợng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANG MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Điểm mới của đề tài 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4.1. Ý nghĩa khoa học 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1.1. Chất khoáng trong thức ăn và nhu cầu chất khoáng của gia cầm 3

1.1.1.1. Chất khoáng 3
1.1.1.2. Vai trò của canxi và photpho trong thức ăn 4
1.1.1.3. Nhu cầu chất khoáng 7
1.1.1.4. Nhu cầu phốt pho của gia cầm 8
1.1.2. Tiêu hoá và hấp thu các chất khoáng 9
1.1.3. Tổng quan về enzyme 11
1.1.3.1. Cấu tạo hoá học của enzyme 11
1.1.3.2. Tính đặc hiệu của enzyme 11
1.1.3.3. Cơ chế hoạt động xúc tác của enzyme 12
1.1.4. Những lợi ích của việc sử dụng enzyme 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

iv
1.1.5. Những hiểu biết về enzyme phytase 16
1.1.5.1. Cơ chế hoạt động 17
1.1.5.2. Thành phần Phytase trong tự nhiên 19
1.1.5.3. Tiềm năng ứng dụng của phytase 21
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 24
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 24
1.2.1.1. Nghiên cứu về sử dụng men tiêu hoá trong chăn nuôi 24
1.2.1.2. Nghiên cứu về gà lai F1 giữa giống Lƣơng Phƣợng và gà Ri 26
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 26
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 28
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.3.1. Nội dung thí nghiệm 28
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu 33
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 36

Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 37
3.1. TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM QUA CÁC TUẦN TUỔI 37
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PHYTASE ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƢỞNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM 38
3.2.1. Ảnh hƣởng của việc bổ sung Phytase đến sinh trƣởng tích luỹ của
gà thí nghiệm 38
3.2.2. Ảnh hƣởng của việc bổ sung Phytase đến sinh trƣởng tuyệt đối của gà
thí nghiệm 39
3.2.3. Ảnh hƣởng của việc bổ sung Phytase đến Sinh trƣởng tƣơng đối của gà
thí nghiệm 42
3.3. ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PHYTASE ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ
DỤNG VÀ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN CỦA GÀ THÍ NGHIỆM 43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

v
3.3.1. Ảnh hƣởng của việc bổ sung Phytase đến hhả năng thu nhận thức ăn
của gà thí nghiệm 43
3.3.2. Ảnh hƣởng của việc bổ sung Phytase đến tiêu tốn thức ăn cho tăng
khối lƣợng (kg) 45
3.3.3. Tiêu tốn protein cho tăng khối lƣợng (g/kg) 47
3.3.4. Ảnh hƣởng của việc bổ sung Phytase đến tiêu tốn năng lƣợng trao đổi
cho tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm 50
3.4. ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PHYTASE ĐẾN CHỈ SỐ SẢN
XUẤT CỦA GÀ THÍ NGHIỆM 50
3.5. ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PHYTASE ĐẾN NĂNG SUẤT THỊT 52
3.6. ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MEN PHYTASE ĐẾN KẾT QUẢ
KHOÁNG HOÁ XƢƠNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM 54
3.7. TỶ LỆ TIÊU HÓA CA, P CỦA GÀ THÍ NGHIỆM 55
3.7.1. Tỷ lệ tiêu hóa phốt pho 55

3.7.2. Tỷ lệ tiêu hóa Canxi của gà thí nghiệm 58
3.8. SƠ BỘ HOẠCH TOÁN KINH TẾ 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
4.1. KẾT LUẬN 61
4. 2. ĐỀ NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 63
II. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI 64


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DCP : Dicaxi phosphate
MCP : Monocanxi phosphate
P : Phospho
Ca : Canxi
TH : Tiêu hóa
ME : Năng lƣợng trao đổi
CP : Protein thô
KPCS : Khẩu phần cơ sở
TA : Thức ăn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
KL : Khối lƣợng
TĂCN : Thức ăn chăn nuôi
R1A : Mái Ri
R1B : Mái Lƣơng Phƣợng
NN & PT : Nông nghiệp và Phát triển

LB : Luria broth
PI : Chỉ số sản xuất
NC & PT : Nghiên cứu và phát triển
EV : Đa enzyme tiêu hóa
EPV : Probiotic + đa enzyme
SSF : Allzyme SSF
NSP : Chất xơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

vii
DANG MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nhu cầu Ca, P đối với gia cầm (tính trong 1 kg thức ăn hỗn hợp) 9
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 29
Bảng 2.2. Các nguyên liệu sử dụng phối trộn thức ăn của gà thí nghiệm 31
Bảng 2.3. Thành phần giá trị dinh dƣỡng cho gà thí nghiệm 32
Bảng 2.4. Lịch sử dụng vác-xin cho gà thí nghiệm 33
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm 37
Bảng 3.2. Sinh trƣởng tích luỹ của gà thí nghiệm 40
Bảng 3.3. Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 41
Bảng 3.4. Sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm 42
Bảng 3.5. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 44
Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm . 46
Bảng 3.7: Tiêu tốn protein cộng dồn/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm . 48
Bảng 3.8: Tiêu tốn năng lƣợng cộng dồn/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm 49
Bảng 3.9: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm 51
Bảng 3.10: Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi 53
Bảng 3.11: Kết quả phân tích hàm lƣợng khoáng tổng số, can xi và phốt pho trong
xƣơng ống chân của gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi 54
Bảng 3.12: Tỷ lệ tiêu hoá phốt pho toàn phần của gà thí nghiệm 56

Bảng 3.13: Tỷ lệ tiêu hoá Canxi toàn phần của gà thí nghiệm 58
Bảng 3.14: Sơ bộ hoạch toán kinh tế 60



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 3.1: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm 51
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tiêu hoá phốt pho toàn phần của gà thí nghiệm 57
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tiêu hoá Canxi toàn phần của gà thí nghiệm 59























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi động vật, protein thức ăn đóng vai trò quyết định cho
sự tăng trƣởng và phát triển của vật nuôi. Hiện nay protein đƣợc sử dụng chủ
yếu là protein có nguồn gốc từ thực vật sẵn có, rẻ tiền nhƣng không làm thay
đổi sức tăng trƣởng của vật nuôi. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại lớn nhất là khả
năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dƣỡng trong thức ăn chứa nhiều
protein thực vật.
Các protein thực vật nhƣ bã dầu nành, bã dầu phộng… có chứa một số
chất kháng dinh dƣỡng ức chế enzyme trypsin… ngăn cản khả năng tiêu hoá của
động vật. Đặc biệt là phốt pho ở dạng phytic acid có nhiều trong thực vật liên kết
chặt chẽ với Zn
2+
tạo phức hợp phytic-Zn gây bệnh lý thiếu kẽm ở vật nuôi.
Ngoài kẽm phytic acid còn liên kết với các ion hoá trị 2 nhƣ Fe
2+
hay liên kết với
các amino acid và các chuỗi cacbon trong cacbohydrates tạo ra một phức hệ
phytate khó tiêu hoá và hấp thu cho động vật.
Để bù đắp sự thiếu hụt phốt pho trong thức ăn do khả năng tiêu hoá
thấp phốt pho trong protein thực vật, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
thƣờng bổ sung 1 – 2% Dicanxi phosphate (DCP) hoặc Monocanxi phosphate

(MCP), kết quả là làm tăng lƣợng phốt pho trong thức ăn lên 2-3 lần, tuy
nhiên các sản phẩm này không sử dụng hết sẽ bài tiết ra 30-50 % phốt pho
trong phân thải gây ô nhiễm môi trƣờng.
Để giảm sự ô nhiễm môi trƣờng và đảm bảo nhu cầu phốt pho của vật
nuôi thì việc gia tăng độ hữu dụng của phốt pho trong thức ăn thông qua sử
dụng các enzyme tiêu hoá là một giải pháp khả thi. Phytase là một men tiêu hoá
giúp giải phóng lƣợng Phốt pho bị giữ trong các phân tử phytate, không những
bổ sung lƣợng phốt pho mà con vật có thể sử dụng, giải phóng các nguyên tố vi
lƣợng tạo phức với acid phytic (Zn
2+
, Fe
2+
) giúp tăng cƣờng các enzym tiêu hoá
đặc biệt là protein và acid amin. Do đó sử dụng men phytase không chỉ giúp
làm giảm giá thành thức ăn, tăng năng suất chăn nuôi, ngoài ra phytase còn có
tác dụng làm giảm mùi hôi, giúp cải thiện môi trƣờng chăn nuôi.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phốt pho của gà thịt (Ri x Lương Phượng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2
với khẩu phần có tỷ lệ phốt pho ở dạng phytin khác nhau có và không bổ
sung men phytase.”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng phốt pho thức ăn của gà thí nghiệm trong
khẩu phần ăn có các mức phytin khác nhau thông qua:
+ Tốc độ sinh trƣởng.
+ Hiệu quả chuyển hoá thức ăn.
+ Tỷ lệ tiêu hoá canxi, phốt pho.

+ Tỷ lệ phốt pho trong xƣơng ống chân.
3. Điểm mới của đề tài
Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể là hƣớng đi mới cho các
nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và ngƣời chăn nuôi khi bổ sung men phytase
cho động vật nói chung và gia cầm nói riêng, nhằm tăng khả năng sử dụng phốt
pho và từ đó giảm lƣợng phốt pho thải tiết trong phân, nâng cao năng suất và
hiệu quả chăn nuôi góp phần bảo vệ môi trƣờng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Có cơ sở khoa học để làm sáng tỏ hiệu quả của phytase tới hiệu quả sử
dụng phốt pho và khả năng sản xuất thịt của gà Ri lai trong khẩu phần có các
mức phytin khác nhau.
Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá đƣợc hiệu quả của phytase đối với từng loại khẩu phần trong
chăn nuôi gà Ri lai nuôi thịt.
Có cơ sở khoa học để khuyến cáo ngƣời chăn nuôi sử dụng phytase
trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, phát
triển nông nghiệp bền vững.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Chất khoáng trong thức ăn và nhu cầu chất khoáng của gia cầm
1.1.1.1. Chất khoáng

Chất khoáng không có vai trò cung cấp năng lƣợng cho cơ thể con vật
nhƣng nó có vai trò rất lớn trong đời sống của động thực vật. Ngƣời ta đã
chứng minh đƣợc vai trò không thể thiếu của hơn 40 nguyên tố khoáng đối
với sự trao đổi chất của gia súc, gia cầm.
Dựa vào hàm lƣợng các nguyên tố khoáng có mặt trong cơ thể vật nuôi
hay khối lƣợng các nguyên tố khoáng mà cơ thể vật nuôi cần cung cấp hàng
ngày ngƣời ta chia ra thành 2 nhóm: Khoáng đa lƣợng và khoáng vi lƣợng.
+ Khoáng đa lƣợng gồm: Ca, P, Mg, K, Na, Cl, S chúng có thể chiếm
từ 0,04 đến 1,5 % khối lƣợng VCK cơ thể.
+ Khoáng vi lƣợng gồm:Fe, Cu, Co, Mn Khoáng vi lƣợng thƣờng nhỏ
hơn 50 mg/kg P.
Trong cơ thể vật nuôi các chất khoáng có những mối quan hệ tƣơng hỗ, đối
kháng nhau và có mối quan hệ với các chất dinh dƣỡng khác trong quá trình tiêu
hoá và hấp thu. Chất khoáng trong cơ thể thƣờng ở dƣới dạng liên kết.
Chất khoáng con vật thu nhận hàng ngày tuỳ thuộc vào lƣợng thức ăn
tinh hay thức ăn xanh do con ngƣời cung cấp, tuy nhiên lƣợng khoáng mà
thức ăn có đƣợc lại phụ thuộc vào lƣợng khoáng trong đất, phụ thuộc vào
mùa vụ và từng loại cây trồng, sự thu nhận của vật nuôi cũng phụ thuộc vào
từng chất khoáng trong khẩu phần.
Tuy chất khoáng chiếm một tỷ lệ rất thấp trong khẩu phần nhƣng nó lại
có vai trò rất quan trọng nhƣ:
+ Đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào
+ Cân bằng điện giải, cân bằng pH máu, duy trì áp suất thẩm thấu, duy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
trì hoạt động của hệ thần kinh và thể dịch.
+ Tham gia vào cấu trúc tế bào nhƣ Fe trong Hb, I, trong hocmon
1.1.1.2. Vai trò của canxi và photpho trong thức ăn

Phân bố: Khoảng 99 % Ca có trong xƣơng và răng. Trong xƣơng Ca và
P có tỷ lệ khá ổn định là 2:1. Ca ở dƣới dạng tinh thể hydroxyapatit:
Ca
2+
10x
(PO
3-
4
)
6
(OH
-
)
2
(H
3
O
+
)
2x
; Trong đó x có thể 0 đến 2. Khi x = 0 thì
hợp chất trên gọi là octacanxiphotphat; khi x = 2 thì gọi là hydroxyapatit.
Ca còn có trong máu (chủ yếu trong huyết tƣơng) với nồng độ 10 mg/dl
và ở 3 dạng: ion tự do (66 %), kết hợp protein (35 %) hoặc tạo phức hợp với
axit hữu cơ nhƣ citrat hay với axit vô cơ nhƣ photphat (5-7 %).
Chức năng: Chức năng chủ yếu nhất của Ca là thành phần cấu trúc của
xƣơng. Bộ xƣơng có cấu trúc rất phức tạp, thành phần vật chất khô của bộ
xƣơng xấp xỉ nhƣ sau: chất khoáng chứa 460 g/kg, 360 g protein/kg và 180 g
mỡ/kg. Tuy nhiên hàm lƣợng này thay đổi tùy theo tuổi và tình trạng dinh
dƣỡng. Ca và P là hai thành phần rất phong phú trong xƣơng ở dƣới dạng

hydroxy apatit 3Ca
3
(PO
4
)
2
.Ca(OH)
2
là những hợp chất rất cứng không tan
trong nƣớc. Bộ xƣơng chứa khoảng 360 g Ca/kg, 170 g P/kg và 10 g Mg/kg.
Thành phần hóa học của xƣơng luôn biến động bởi vì một lƣợng lớn Ca và P
có thể đƣợc giải phóng vì cơ thể huy động, đặc biệt trong giai đoạn cho sữa và
sản xuất trứng mặc dù sự trao đổi Ca và P giữa bộ xƣơng và mô mềm là một
quá trình liên tục. Sự huy động Ca đƣợc điều khiển bởi hoạt động của tuyến
giáp trạng (parathyroit). Trong khẩu phần thiếu Ca, tuyến giáp bị kích thích và
hormon đƣợc sản sinh ra Ca từ xƣơng đƣợc huy động để đáp ứng nhu cầu của
cơ thể. Bởi vì Ca và P kết hợp trong xƣơng nên cả P cũng bị huy động và bài
tiết ra ngoài. Khi tuyến giáp trạng hoạt động quá mạnh, Ca của xƣơng hoạt
động quá mức làm cho xƣơng bị mỏng và tạo nên các lỗ hổng ở mô xƣơng.
Tuyến giáp cũng đóng vai trò điều hòa quan trọng trong sự điều hòa số lƣợng
Ca hấp thu ở ruột non bởi ảnh hƣởng của sự sản xuất 1,25
dihydroxycholecanxiferol, một dẫn xuất của vitamin D có liên quan đến sự
hình thành protein liên kết Ca.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
Ca có tác dụng hoạt hóa nhiều enzym nhƣ lipaza, succinicdehydrogennaza,
adenosintriphosphataza và nhiều enzym proteolytic.
Ca điều hòa tính nhạy cảm (dễ bị kích thích) của thần kinh và cơ. Khi

nồng độ Ca giảm làm giảm tính nhạy cảm của các sợi thần kinh. Khi nồng độ
Ca cao hơn bình thƣờng thì có tác dụng ngƣợc lại và làm cho thần kinh và cơ
nhạy cảm quá mức.
Ngoài ra, Ca còn tham gia quá trình đông máu và làm đông vón cazein
trong sữa. Ca còn tham gia vào việc điều hòa áp suất thẩm thấu và cân bằng
axit-bazơ.
Trao đổi Ca: Ca thức ăn đƣợc hấp thu chủ yếu qua tá tràng và không
tràng bằng cả hai con đƣờng bị động (khuyếch tán) và chủ động (năng lƣợng
làm chất mang). Vitamin D protein cũng là chất mang quan trọng trong hấp
thu Ca chủ động. Khi tăng hàm lƣợng Ca trong khẩu phần làm giảm tỷ lệ hấp
thu Ca. Một vài axit amin (Lysin) kích thích sự hấp thu Ca nhƣng axit phytic
và oxalic thì làm giảm hấp thu Ca do hình thành các phức hợp không tan Ca-
oxalat và Ca-phytat.
Ở gia súc sinh trƣởng Ca tích lũy trong xƣơng và các tổ chức khác
nhiều hơn lƣợng mất qua phân, nƣớc tiểu và mồ hôi. Ở gia súc trƣởng thành
không mang thai, không nuôi con lƣợng Ca ăn vào bằng mất đi nếu nhu cầu
trao đổi đƣợc thỏa mãn.
Triệu chứng thiếu Ca: Thức ăn thiếu Ca ở động vật non: Ca không đủ
để tạo tổ chức xƣơng đƣa đến bệnh còi xƣơng (Rickets - xƣơng cong vẹo,
khớp to, què và cứng).
Thức ăn thiếu Ca ở động vật trƣởng thành: Ca ở xƣơng bị huy động mà
không đƣợc thay thế tạo nên tình trạng gọi là nhão (xốp) xƣơng
(Osteomalacia - xƣơng yếu dễ gãy; ở gà đẻ: mỏ và xƣơng trở nên xốp, chân
cong, vỏ trứng mỏng và đẻ ít). Các triệu chứng còi và xốp xƣơng không chỉ
đặc hiệu do thiếu Ca mà có thể còn do thiếu P hoặc thiếu vitamin D.
Sốt sữa (bại liệt sau đẻ - Parturien Paralysis): thƣờng xảy ra ở bò sữa
sau sinh con (Ca trong máu hạ, bại liệt chân và có khi bất tỉnh). Nguyên nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


6
hạ Ca kết hợp với sốt sữa vẫn còn chƣa rõ, tuy nhiên ngƣời ta cho rằng Ca
trong máu hạ thấp là do tuyến phó giáp trạng không đủ sức tiết hormôn để
thích ứng với lƣợng sữa ban đầu tiết quá nhiều. Ngƣời ta cho rằng nên tránh
cung cấp cho con vật quá liều Ca trong khi mức độ P ở mức duy trì trong giai
đoạn cạn sữa sẽ làm giảm chứng sốt sữa. Cung cấp vitamin D
3
trƣớc khi con
vật đẻ rất có lợi
Nguồn canxi: Sữa, lá cây bộ đậu chứa nhiều Ca, trong khi đó hạt cốc và
cây lấy củ rất nghèo Ca. Trong các sản phẩm động vật: xƣơng, bột cá, thịt,
máu… rất giàu Ca. Nếu sử dụng đá Canxi photphát thì phải loại ngay fluorin,
nếu không có thể bị ngộ độc. Nếu khẩu phần của gia súc dạ dày đơn chứa
nhiều mỡ thì hình thành xà phòng Ca-axit béo làm giảm hấp thu Ca.
Phốt pho (P)
Chức năng: P là một chất khoáng có nhiều chức năng hơn bất kỳ chất
khoáng nào khác. P ngoài nhiệm vụ tạo xƣơng còn có nhiệm vụ quan trọng
khác nhƣ tham gia vào liên kết cao năng của ATP, trong quá trình tổng hợp
phốt pholipit của màng tế bào, của tổ chức thần kinh, trong RNA và DNA và
trong quá trình tổng hợp protein và di truyền do RNA và DNA.
Triệu chứng thiếu P: Trong thức ăn thƣờng thiếu P hơn là Ca. Nguyên
nhân chính là do thiếu P trong đất nên hàm lƣợng P trong cây trồng thấp. Trên
thế giới rất nhiều vùng đất thiếu P, đặc biệt là những nƣớc nhiệt đới và á nhiệt
đới. Thiếu P trong đất đƣợc xem là phổ biến và có ý nghĩa kinh tế quan trọng
đối với gia súc chăn thả.
Thiếu P gây ra những triệu chứng hoặc bệnh tật chủ yếu sau đây:
- Gây bệnh mềm xƣơng và xốp xƣơng nhƣ thiếu Ca.
- "Ăn bậy" (Pica) nhƣ ăn gỗ, giẻ rách, xƣơng và những vật lạ khác. Tuy
nhiên bệnh này không phải là dấu hiệu đặc biệt do thiếu P mà còn có thể gây
ra do những nguyên nhân khác.

- Triệu chứng kinh niên nhƣ khớp xƣơng cứng và thịt nhão.
- Giảm sản lƣợng sữa, giảm tỷ lệ thụ thai, sinh trƣởng chậm. Nhiều tài
liệu cho là bổ sung P làm tăng tỉ lệ thụ thai của bò chăn thả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
- Triệu chứng thiếu P thể hiện phổ biến trên cừu nhiều hơn bò vì cừu có
thói quen chọn lựa khi ăn. Cừu thƣờng chọn những phần thực vật non đang
sinh trƣởng - phần chứa hàm lƣợng P thấp hơn.
Nguồn P: Hạt cốc, sữa, bột cá và bột thịt có xƣơng là nguồn cung cấp P
rất tốt, trong khi đó cỏ khô và rơm rạ chứa rất ít P. Cám gạo chứa nhiều P
trong khi đó bột sắn chứa rất ít.
P cũng có vấn đề khá quan trọng về hiệu suất sử dụng. Phần lớn P ở hạt
cốc và nhất là cám ở dạng phytate, là muối của axit phytic (este của hexa P
của inositol). Axit phytic kết hợp với Ca và Mg thành muối không tan.
So với photphat vô cơ nhƣ dicanxi photphat thì mức độ sử dụng phytat
canxi ở gà con là 10 %, gà đẻ 50 %, lợn 30 % và nhai lại gần 90 %. Bò sử
dụng đƣợc nhiều phytat nhờ có phytaza lấy từ thức ăn thực vật.
Vai trò của vitamin D: Ba yếu tố chính liên quan đến trao đổi Ca và P
là lƣợng Ca và P phải đủ, tỉ số Ca/P phải thích hợp và phải đủ vitamin D.
Vitamin D có tác dụng làm tăng hấp thụ Ca và huy động Ca vào máu đƣa đến
các tổ chức trong cơ thể để cung cấp số lƣợng Ca cần thiết.
1.1.1.3. Nhu cầu chất khoáng
Việc xác định nhu cầu chất khoáng trong cơ thể động vật gặp không ít
khó khăn. Mitchell H. H. đã nêu ra 5 biện pháp đo nhu cầu hoặc mức độ cung
cấp chất khoáng cho động vật trong thức ăn duy trì. Đa số thí nghiệm đều xác
nhận rằng các phƣơng pháp vẫn chƣa đủ độ tin cậy.
- Phương pháp dựa trên cơ sở hao hụt nội sinh
- Thí nghiệm cân bằng

- Phân tích cơ thể động vật
- Phương pháp nuôi dưỡng.
- Phương pháp phân tích cơ quan
- Những phương pháp khác: Cùng với việc xác định trực tiếp lƣợng
chất khoáng tích luỹ trong những mô khác nhau, còn có những phƣơng pháp
gián tiếp nghiên cứu việc cung cấp chất khoáng cho cơ thể. Nhƣ việc xác định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
độ cứng của xƣơng, hoạt tính của một số enzyme, kiểm tra trạng thái chức
năng của những cơ quan khác nhau, nghiên cứu về tổ chức học, sản lƣợng
trứng…
Kiểm tra hàm lƣợng chất khoáng trong thức ăn và so sánh với nhu cầu
tiêu chuẩn cho phép đánh giá một cách chính xác mức độ cung cấp thức ăn
cho động vật nông nghiệp. Tuy nhiên cần tính đến tác dụng tƣơng hỗ giữa các
chất khoáng. Cung cấp thừa một loại chất khoáng nào đó sẽ làm tăng nhu cầu
về loại chất khoáng khác. Giữa chất khoáng và các thành phần khác trong
thức ăn cũng tồn tại một tác dụng tƣơng hỗ nhƣ vậy. Vì vậy, cần bổ sung
trong phân tích khẩu phần bằng cách xác định mức đảm bảo chất khoáng cho
cơ thể trong những giai đoạn còn nghi ngờ.
Con đƣờng đó rất quan trọng vì có thể điều chỉnh đƣợc những rối loạn
trao đổi chất, mà sự rối loạn đó cũng thƣờng xẩy ra ngay cả khi cung cấp đủ
chất khoáng cho cơ thể động vật.
1.1.1.4. Nhu cầu phốt pho của gia cầm
Phốt pho cung cấp cho gia cầm ở dạng muối photphat
- Chức năng sinh học: Trong cơ thể gia cầm non (dƣới 8-9 tuần tuổi)
chứa 0,4 - 0,6 % phốt pho, gia cầm trƣởng thành 0,7 – 0,9 %. Trong máu chứa
3 -12 mg %.
- Chức năng quan trọng là kiến tạo bộ xƣơng, cân bằng toan kiềm trong

máu, trong các tổ chức cơ thể, trao đổi chất đƣờng, chất béo và protein, hoạt
động thần kinh. Tham gia cấu tạo AND, ARN của nhân tế bào. Có trong hợp
chất cao phân tử nhƣ ATP…
- Nhu cầu phốt pho của gia cầm: Gà yêu cầu phốt pho hơn so với thuỷ
cầm. Đơn vị tính là % phốt pho hấp thu (hay phốt pho tiêu hoá) chứ không
phải là phốt pho tổng số. Vì phốt pho ở thức ăn hạt chỉ hấp thu đƣợc 30 %,
còn phốt pho có trong thức ăn động vật đƣợc gia cầm hấp thu 100 %, cho nên
phải tính nhu cầu phốt pho hấp thu mới thực chất.
Gà con yêu cầu khoảng 0,4 – 0,5 % phốt pho hấp thu, gà đẻ 0,4 – 0,55
%, Vịt con và vịt thịt 0,35 – 0,40 % phốt pho hấp thu trong khẩu phần thức ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
Bảng 1.1: Nhu cầu Ca, P đối với gia cầm (tính trong 1 kg thức ăn hỗn hợp)
(Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998 [5])
Loại gia cầm
Ca (%)
P(%)
Gà con 0 - 8 tuần
Gà sinh trƣởng
Gà đẻ thƣơng phẩm
Gà đẻ giống
0,9
0,6
3,25
2,75
0,7
0,4
0,5

0,5
Ngỗng 0 - 8 tuần
Ngỗng ST 8 - 16T
Ngỗng sinh sản
1,2
0,8
2,25
0,8
0,7
0,7
Vịt 0 - 3 tuần
Vịt 4 tuần → giết thịt
Vịt sinh sản
0,7
0,8
2,25
0,4
0,38
0,70
Ngan khởi động
Ngan sinh trƣởng
Ngan sinh sản
0,8 - 0,9
0,7 - 0,8
2,25
0,36 - 0,4
0,34 - 0,38
0,7
1.1.2. Tiêu hoá và hấp thu các chất khoáng
Các chất khoáng đƣợc hấp thu trên toàn bộ chiều dài của ruột non, diều,

dạ dày và ruột già hấp thu không đáng kể.
Muối khoáng đƣợc hấp thu dƣới dạng các ion hoà tan trong nƣớc,
những ion có hoá trị thấp thì hấp thu lớn hơn các ion có hoá trị cao. Thứ tự về
tốc độ hấp thu giữa các muối là Clorua > muối bicacbonat > muối sunphat >
muối photphat.
Tuy nhiên đa số các muối đều đƣợc hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích
cực ngƣợc bậc thang nồng độ của nó có trong máu theo yêu cầu của cơ thể
Thức ăn chứa P sau khi vào hệ tiêu hoá đƣợc hấp thu chủ yếu ở ruột non.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
Nguyên nhân ảnh hƣởng tới sự hấp thu P: Sự hấp thu P không bị ảnh
hƣởng bởi các yếu tố khác mà bị ảnh hƣởng chủ yếu bởi nguồn gốc P, tuổi vật
nuôi, hàm lƣợng P trong thức ăn
Trong đất thƣờng chứa P rất thấp nên làm hàm lƣợng P trong cây cũng
thấp, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. P trong cây thức ăn đã thấp
mà P trong hạt ngũ cốc lại ở dạng Phytate là chủ yếu, đó là muối của axit
phytic, rất khó tiêu, khó hấp thu cho lợn và gia cầm. Trong cám, khô dầu lạc,
đỗ tƣơng, hạt cốc Phytate thƣờng chiếm 50 % lƣợng P.
Đối với gia cầm thì khả năng hấp thu phytate rất thấp, động vật càng
non thì khả năng hấp thu càng kém. Ở lợn và gia cầm cũng có enzym phytaza
của vi sinh vật để phân giải về dạng dễ hấp thu nhƣng không đáng kể
Khả năng tiêu hoá, hấp thu và đồng hoá Protein phụ thuộc rất lớn vào
mức năng lƣợng trong khẩu phần (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 2000 [9])
Khi phân giải thuỷ phân, dƣới tác động của các enzyme, các axit hoặc
bazơ, protein bị phân huỷ thành các axit amin riêng biệt. Trong khoang tuyến
của dạ dày, dƣới ảnh hƣởng của enzyme pepsin, các protein thức ăn đƣợc
phân giải thành các sản phẩm chƣa hoàn toàn gọi là các pepton. Tiếp theo,
dƣới sự trà sát của dạ dày cơ, tác động của enzyme pepsin vẫn tiếp tục, trong

tá tràng, các pepton và các phân tử protein nguyên vẹn nhờ các enzyme
tripsin, chimotripxin và cacboxipolipeptidaza có ở tá tràng, nên chúng bị phân
giải đến polipeptit, peptit và các axit amin. Các axit amin đƣợc thành ruột non
thu hút và thâm nhập vào máu, mạch bạch huyết (lympho), nhờ dòng máu và
bạch huyết chúng đƣợc đƣa đến tất cả các mô trong cơ thể. Nhiều axit amin
đƣợc giữ lại ở gan, ở đây chúng đƣợc tổng hợp thành các protein-albumin và
globulin của máu và có thể cả các protein của cơ, protein của trứng. Trong cơ
thể gia cầm các axit amin đƣợc sử dụng không chỉ để tổng hợp protein, mà
chúng còn trải qua quá trình phức tạp của sự khử amin hoá, sự khử cacboxil
hoá, kết quả của quá trình này là chúng bị chuyển hoá thành các axit amin
thay thế khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
1.1.3. Tổng quan về enzyme
1.1.3.1. Cấu tạo hoá học của enzyme
Enzyme là chất xúc tác sinh học, nhờ có enzyme mà các phản ứng sinh
hóa học xảy ra với một tốc độ rất nhanh, chính xác, nhịp nhàng, hiệu qủa cao
và tiết kiệm năng lƣợng.
Bản chất của enzyme là protein vì cũng đƣợc cấu tạo từ các axit amin. Nó
là thành phần cấu trúc của màng, trong ty lạp thể, trong máu, trong sinh dịch
Trong cuộc sống sinh vật xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một
hiệu suất rất cao, mặc dù ở một điều kiện bình thƣờng về nhiệt độ, áp suất,
pH. Sở dĩ nhƣ vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học đƣợc gọi
chung là enzyme.
Nhƣ vậy, enzyme là các protein xúc tác các phản ứng hóa học. Trong
các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình đƣợc gọi là cơ chất
(substrate), enzyme sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các
quá trình trong tế bào đều cần enzyme. Enzyme có tính chọn lọc rất cao đối

với cơ chất của nó.
1.1.3.2. Tính đặc hiệu của enzyme
Đa số các enzyme có tính chọn lọc đối tƣợng tác động một cách rõ rệt,
mỗi loại enzyme chỉ tác động lên một cơ chất, một kiểu phản ứng hoặc một
loại phản ứng tức là enzyme có tính đặc hiệu và có 4 kiểu đặc hiệu của
enzyme là:
Đặc hiệu tuyệt đối: Mỗi enzyme chỉ xúc tác phản ứng cho một loại cơ
chất mà thôi.
Đặc hiệu tƣơng đối: enzyme loại này xúc tác phân hóa một kiểu mạch
nối, không chịu ảnh hƣởng của chất tạo ra mạch nối đó.
Đặc hiệu theo kiểu phản ứng: enzyme loại này chỉ tác động lên một
kiểu phản ứng nhất định.
Đặc hiệu theo kiểu hình học không gian: enzyme loại này chỉ tác
động chọn lọc lên một kiểu của cơ chất, nếu cơ chất này có nhiều đồng
phân không gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
1.1.3.3. Cơ chế hoạt động xúc tác của enzyme
Trong cơ thể sinh vật ngƣời ta thấy các phản ứng hóa học xảy ra với tốc
độ rất nhanh ở điều kiện đặc biệt về nhiệt hóa học. Nhiệt độ bình thƣờng, môi
trƣờng nƣớc không phát nhiệt mạnh, hiệu quả phân giải và tổng hợp cao so
với trình độ xúc tác kỹ thuật.
Tính xúc tác sinh học của enzyme thể hiện chính ở chỗ enzyme với
nồng độ (số lƣợng) rất nhỏ cũng có khả năng tăng tốc độ phản ứng sinh hóa
học lên hàng ngàn, hàng vạn lần so với điều kiện bình thƣờng. Nhƣng cũng
nhƣ các chất xúc tác khác, bản thân enzyme không tham gia vào sản phẩm
cuối cùng của phản ứng.
1.1.4. Những lợi ích của việc sử dụng enzyme

Enzyme có những đặc tính ƣu việt hơn các chất xúc tác khác nhƣ:
+ Hiệu quả xúc tác cao, có thể làm tăng tốc độ phản ứng lên 105 - 1012
lần so với khi không có chất xúc tác.
+ Có tính đặc hiệu cao, có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ và áp suất
bình thƣờng.
+ Nhiều enzyme không bị mất hoạt tính trong dung môi hữu cơ.
Việc sử dụng enzyme trong chăn nuôi để tăng hiệu suất sử dụng thức
ăn, sản xuất thức ăn dễ tiêu hóa cho động vật. Có hai cách sử dụng enzyme là
trộn enzyme vào thức ăn trƣớc khi dùng hoặc sử lý thức ăn với enzyme để
chuyển thành dạng dễ tiêu hóa rồi mới cho động vật ăn.
Thành phần thức ăn của nhiều động vật chủ yếu là ngũ cốc, có bổ sung
các nguyên liệu giàu protein nhƣ đậu tƣơng hoặc nguyên liệu giàu lipit. Nhiều
thức ăn thực vật chứa khoảng 30 % là cellulose, hemi cellulose, pectin là
những chất mà nhiều động vật không hấp thu đƣợc. Mặc dù trong hệ tiêu hóa
của động vật cũng có các enzyme phân giải các chất dinh dƣỡng trong thức ăn
(tinh bột, protein, lipit) nhƣng không đủ để tiêu hóa toàn bộ thức ăn. Hơn nữa
trong một số nguyên liệu còn có các chất kháng dinh dƣỡng. Sử dụng enzyme
trong chăn nuôi đem lại những lợi ích nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
- Phân giải các chất kháng dinh dƣỡng có trong nguyên liệu, làm cho
việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Phân giải các thành phần cấu trúc của ngũ cốc, do đó các chất dinh
dƣỡng dễ tách ra hơn, làm tăng hệ số sử dụng thức ăn.
- Phân giải các chất dinh dƣỡng ở dạng polymer phân tử lớn thành các
sản phẩm phân tử thấp dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, tăng hiệu qủa hấp thụ thức ăn.
- Giảm ô nhiễm môi trƣờng.
* Vai trò của enzyme trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi hàng hoá, nhà sản xuất khai thác tối đa khả năng sinh
lợi, mang lại hiệu quả kinh tế của vật nuôi. Để giúp vật nuôi tiêu hóa tốt thức
ăn, tăng khối lƣợng nhanh, hạn chế các tác động bất lợi có trong nguyên liệu
thức ăn thì xu hƣớng chung hiện nay ngƣời ta bổ sung thêm vào thức ăn các
enzyme công nghiệp. Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vai trò tích
cực của enzyme trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là đối với chất xơ, phytate có
trong cám gạo và ảnh hƣởng tích cực đối với môi trƣờng.
* Đối với chất xơ
Việc sử dụng các enzyme có tác dụng trên chất xơ (NSP), giúp vật nuôi
tiêu hóa tốt hơn thức ăn; vừa hạn chế các tác hại của bản thân những NSP gây
ra, vừa giải phóng đƣợc một phần năng lƣợng, protein và các axít amin thặng
dƣ. Enzyme tạo điều kiện phóng thích các axít amin, cải thiện khả năng tiêu
hóa từng loại axít amin từ 1,7 - 7,9 % (mức cải thiện cao nhất của methionine
là 7,9 %), giúp tiết kiệm đƣợc các axít amin khi bổ sung vào khẩu phần ăn của
gia súc, giảm giá thành sản xuất. Sử dụng enzyme giúp cải thiện thành tích
của vật nuôi. Các cải thiện này có đƣợc là do sự phối hợp của nhiều yếu tố
khác nhau:
- Sự cải thiện môi trƣờng ruột.
- Sự cải thiện khả năng tiêu hoá và đặc tính chất độn chuồng.
- Sử dụng các thực liệu kinh tế hơn.
Các yếu tố khác nhau này là do các biểu hiện khác nhau về hoạt động căn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
bản của enzyme trong thức ăn. Các hoạt động bao gồm sự giảm độ nhờn trong
dƣỡng chất ở ruột, giải phóng năng lƣợng thặng dƣ từ các thành phần thức ăn khó
tiêu hóa nhƣ các NSP, giải phóng các dƣỡng chất kết dính bên trong vách tế bào
làm tăng giá trị hữu dụng của dƣỡng chất. Các yếu tố kháng dinh dƣỡng cũng có
thể đƣợc phân giải. Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy enzyme có thể đƣợc xem

nhƣ là một chất bổ sung, là một nguồn năng lƣợng.
Đối với hệ vi sinh vật đƣờng ruột, enzyme tiêu hóa có tác dụng làm gia
tăng khả năng tiêu hóa thức ăn ở ruột non, do vậy làm giảm quá trình lên
enzyme vi sinh ở ruột già, duy trì quá trình thẩm thấu khi lợn con tiêu chảy.
Ngoài ra enzyme tiêu hóa bổ sung còn cho thấy có tác dụng làm giảm độ
chênh lệch khối lƣợng giữa các vật nuôi trong đàn. Enzyme tiêu hóa cho
phép thay thế ngũ cốc chín bằng ngũ cốc sống mà không làm ảnh hƣởng đến
năng suất vật nuôi. Ảnh hƣởng của enzyme đã làm tăng khả năng tiêu hóa và
hấp thụ các chất dinh dƣỡng ở bề mặt ruột nhờ vào sự giảm chất nhầy và khả
năng giữ nƣớc trong đƣờng tiêu hóa. Điều này có ảnh hƣởng tích cực đến
lƣợng ăn vào cũng nhƣ sự tăng nhanh lƣợng vi khuẩn đƣờng ruột.
* Đối với chất Phytate
Ngày nay, enzyme đƣợc sử dụng nhƣ là chất chuẩn trong thức ăn gia
súc. Các enzyme phân hủy NSP (nhƣ endo-xylanase và  glucanase-
glucanase) và phân hủy phytate (nhƣ phytase) chứa nhiều trong cám gạo, lúa
mì, lúa mạch đƣợc ứng dụng rộng rãi trong những khẩu phần ăn không chỉ
do vấn đề môi trƣờng, mà vì nó còn có ý nghĩa về mặt kinh tế. Trong tự
nhiên, khoảng 60 - 75 % phốt pho có trong hạt ngũ cốc đƣợc liên kết hữu cơ
dƣới dạng phytate, đây là dạng rất khó hấp thu đối với lợn, gia cầm. Giá trị
sinh học của phốt pho ở hạt ngũ cốc rất biến động từ dƣới 15 % ở bắp cho tới
khoảng 50 % ở lúa mì. Trong khẩu phần bắp - khô dầu đậu nành có hai phần
ba lƣợng phốt pho bị liên kết dƣới dạng axít phytic. Lợn, gia cầm không thể
tiêu hóa lƣợng phốt pho này. Lƣợng phốt pho bị thải này sẽ giảm đáng kể nếu
bổ sung phytase vi sinh vào khẩu phần, enzyme này sẽ giải phóng một số
mạch liên kết phốt pho làm cho lợn, gia cầm tiêu hóa dễ dàng. Do đó lƣợng
phốt pho vô cơ phải bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu sẽ giảm, lƣợng phốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15

pho thải ra có thể giảm 30 - 50 %.
Hiệu quả của việc bổ sung phytase thay đổi theo từng loại lợn, gia cầm,
khối lƣợng, khẩu phần, mức ăn, tần suất cho ăn, nguồn phytase, lƣợng
phytase bổ sung và tình trạng sinh lý của vật nuôi. Không có mức chuẩn cho
việc bổ sung phytase cho tất cả các loại khẩu phần bởi vì mức phốt pho tổng
số và phốt pho phytate của các loại khẩu phần thay đổi. Enzyme phytase
không chỉ làm gia tăng khả năng tiêu hóa phốt pho mà còn làm tăng khả năng
tiêu hóa những chất khoáng và các axít amin khác. Cũng theo nhóm tác giả
trên, công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc có thể tiết kiệm trên 8 EUR/tấn
thức ăn cho gà thịt và 2 EUR/tấn thức ăn cho lợn khi mức phốt pho trong
khẩu phần đƣợc giới hạn.
* Đối với môi trường
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực tìm cách
làm giảm ô nhiễm từ các chất thải ra trong chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu,
các nhà khoa học đã xác định đƣợc rằng cần cải thiện khả năng sử dụng các
dƣỡng chất trong khẩu phần của vật nuôi để hạn chế tối đa lƣợng thải ra qua phân
thải. Trƣớc đây, do ít quan tâm đến lƣợng chất dinh dƣỡng bị thải ra ngoài nên hậu
quả của việc cho ăn quá nhiều chất dinh dƣỡng nhằm tối đa hóa năng suất đã dẫn
đến hậu quả là lƣợng chất dinh dƣỡng thải ra quá nhiều qua phân và nƣớc tiểu
(chủ yếu là hàm lƣợng protein, phốt pho và canxi).
Ở các khẩu phần có bổ sung enzyme tiêu hóa thì lƣợng nitơ thải ra
giảm một cách đáng kể và lƣợng nitơ tích lũy tăng 5 - 15 %. Khi bổ sung
enzyme tiêu hóa phù hợp vào thức ăn có thể giảm lƣợng nitơ thải ra trên một
con lợn từ 10 - 15 %, tƣơng đƣơng với 200g. Nhƣ vậy, một con lợn nuôi từ
lúc sinh ra đến lúc giết thịt 100kg thì lƣợng vật chất khô thải ra trong phân sẽ
ít hơn 5 kg hoặc lƣợng phân ít hơn 15 – 20 kg/heo. Enzyme đã có vai trò
trong việc cải thiện khả năng sử dụng thức ăn nên giảm đƣợc lƣợng chất thải.
Khi tăng khả năng tiêu hóa từ 85 % lên 90 % thì lƣợng vật chất khô trong
phân giảm 33 %. Tƣơng tự nhƣ vậy, ta có thể ƣớc lƣợng khả năng ô nhiễm
môi trƣờng tiềm tàng của các thành phần khác trong khẩu phần nhƣ nitơ và

phốt pho. Một trong những lợi ích mà enzyme mang lại là hàm lƣợng dinh

×