Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung na -butyrate vào khẩu phần ăn tới trạng thái đường tiêu hoá, tình trạng tiêu chảy và hiệu quả nuôi lợn con giống ngoại sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 116 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ LỆ



Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG NA -BUTYRATE
VÀO KHẨU PHẦN ĂN TỚI TRẠNG THÁI ĐƯỜNG TIÊU HOÁ, TÌNH
TRẠNG TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ NUÔI LỢN CON GIỐNG NGOẠI
SAU CAI SỮA TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI”



Chuyên ngành: Ch¨n nu«i
Mã số: 60 6240




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP












Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Toàn Thắng




Người phản biện 1: TS. TRẦN TRANG NHUNG
TS. NGUYỄN HƯNG QUANG

Người phản biện 2: TS. TRẦN TRANG NHUNG
TS. NGUYỄN HƯNG QUANG







Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại:
trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Ngày 7 tháng 11 năm 2010









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên,
Thư Viện trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con 4
1.1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa dạ dày lợn con 4
1.1.1.2. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa ruột 6
1.1.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn con 8
1.1.1.4. Cấu tạo nhung mao ruột non và điều kiện pH của đường tiêu hóa 11
1.1.2. Sự sinh trưởng của lợn, các nhân tố ảnh hưởng 13
1.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng 13
1.1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lợn 14
1.1.2.3. Sinh trưởng của lợn con cai sữa 23
1.1.3. Một số nét chính về hội chứng tiêu chảy của lợn con 25
1.1.3.1. Hội chứng tiêu chảy và nguyên nhân gây tiêu chảy 25
1.1.3.2. Một số phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh hạn chế tiêu chảy
ở lợn 27
1.1.4. Kháng sinh và hiện tượng kháng kháng sinh 28
1.1.4.1. Vai trò của kháng sinh đối với sinh trưởng của động vật nuôi 28
1.1.4.2. Cơ chế tác động kích thích sinh trưởng của kháng sinh 30
1.1.4.3. Hiện tượng kháng kháng sinh 31
1.1.4.4. Hậu quả của sự kháng kháng sinh ở vi khuẩn 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.1.5. Giải pháp thay thế kháng sinh 36
1.1.5.1. Chế phẩm trợ sinh gồm 2 dạng chính 36
1.1.5.2. Enzym 36

1.1.5.3. Các chế phẩm cung cấp kháng thể 37
1.1.5.4. Kháng sinh thảo dược 37
1.1.5.5. Acid hữu cơ 38
1.1.6. Axit hữu cơ Na - butyrate một giải pháp thay thế kháng sinh 40
1.1.6.1. Công thức hoá học và cơ chế tác động 40
1.1.6.2. Tác dụng của Na - butyrate đối với vật nuôi 40
1.1.6.3. Hiệu quả kinh tế mà sodium- butyate mang lại 41
1.1.6.4. Liều sử dụng 42
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các giải pháp thay thế
kháng sinh 42
1.2.1. Ngoài nước 42
1.2.2. Trong nước 45
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1. Đối tượng nghiên cứu 48
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 48
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 48
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 48
2.3. Nội dung nghiên cứu 48
2.4. Phương pháp nghiên cứu 49
2.4.1. Phương pháp làm tiêu bản lát cắt ngang, nghiên cứu biến đổi tổ chức
học hệ thống nhung mao ruột non 49
2.4.2. Phương pháp thí nghiệm chuồng trại 50
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 52
2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.1.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng 52
2.1.5.2. Các chỉ tiêu về thức ăn 52
2.1.5.3. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy 53
2.1.5.4. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của thí nghiệm 53

2.1.5.5. Các chỉ tiêu chất chứa trong ruột non 54
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu 54
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
3.1. Kết quả nghiên cứu sự biến đổi trạng thái đường tiêu hóa của lợn con
thí nghiệm được bổ sung Na- butyrate 56
3.1.1. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Sodium- butyrate đến
sự phát triển độ cao của nhung mao ruột non 56
3.1.2. Ảnh hưởng của Na- buyrate tới giá trị pH chất chứa đường tiêu hóa
của lợn con thí nghiệm 63
3.1.3. Sự ảnh hưởng của Na buyrate đến hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của
lợn con TN 64
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu
phần tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trong
chăn nuôi lợn con sau cai sữa 66
3.2.1. Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của Na- butyrate đến sinh trưởng
của lợn 66
3.2.1.1. Sinh trưởng tích lũy 66
3.2.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Thái Nguyên 72
3.2.1.3. Sinh trưởng tương đối 73
3.2.1.4. Lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con thí nghiệm 75
3.2.1.5. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng lợn TN 76
3.2.1.6. Tiêu tốn protein/ kg tăng khối lượng lợn TN 77
3.2.1.7. Tiêu tốn năng lượng trao đổi/ kg tăng khối lượng lợn TN77 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na - butyrate tới tỷ lệ
mắc bệnh tiêu chảy 79
3.2.3. Hiệu quả của việc bổ sung Na- butyrate trong chăn nuôi lợn con
cai sữa 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

1. Kết luận 84
3. Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
I. Tài liệu tiếng Việt 87
II. Tài liệu tiếng nước ngoài 91


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 50
Bảng 3.1: Kết quả xác định độ cao của nhung mao ruột non 57
Bảng 3.2: Giá trị pH chất chứa của đường tiêu hoá lợn con thí nghiệm 63
Bảng 3.3: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu VSV đường tiêu hoá 65
Bảng 3.4a: Khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm (kg/con) 67
Bảng 3.4b: Thí nghiệm lần 2 67
Bảng 3.4c: Thí nghiệm lần 3 68
Bảng 3.4: Khối lượng cơ thể lợn thí nghiệm tính chung cho 3 lần nhắc lại 68
Bảng 3.5: Tăng khối lượng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)
tính chung cho 3 lần nhắc lại 72
Bảng 3.6. Tăng khối lượng tương đối của lợn thí nghiệm (%) tính chung cho
3 lần nhắc lại 74
Bảng 3.7: Mức thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) tính chung
cho 3 lần nhắc lại 75
Bảng 3.8: TTTA/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (kg) tính chung cho
3 lần thí nghiệm 76
Bảng 3.9: Tiêu tốn protein cho kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (g/kg) 78
Bảng 3.10: Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho kg tăng khối lượng lợn

thí nghiệm (Kcal ME/kg) 79
Bảng 3.11: Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn thí nghiệm (%) 80
Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu về hiệu quả hồi phục của bệnh tiêu chảy 81
Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi của lợn thí nghiệm 82


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Biểu đồ độ cao của nhung mao ruột non 57
Hình 3.2: Cấu trúc hiển vi một lát cắt ngang ruột non lợn thí nghiệm 58
Hình 3.3: Ảnh lông nhung và mật độ lông nhung ruột non lợn thí nghiệm lô
đối chứng (bổ sung kháng sinh colistin 0,1%) 59
Hình 3.4: Ảnh lông nhung và mật độ lông nhung ruột non lợn thí nghiệm lô
TN1 (bổ sung Na – Butyrate 1%) 60
Hình 3.5: Ảnh lông nhung và mật độ lông nhung ruột non lợn thí nghiệm lô
TN2 (bổ sung Na – Butyrate 1,5%) 61
Hình 3.6a: Biểu đồ khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm lần 1 70
Hình 3.6b: Biểu đồ khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm lần 2 70
Hình 3.6c: Biểu đồ khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm lần 3 71
Hình 3.6: Biểu đồ khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm tính chung
cho 3 lần nhắc lại 71
Hình 3.7: Biểu đồ tăng khối lượng tuyệt đối của lợn thí nghiệm
(g/con/ngày) 73
Hình 3.8. Đồ thị tăng khối lượng tương đối của lợn thí nghiệm (%) tính
chung cho 3 lần nhắc lại 74



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn và
các thông tin trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thị Lệ











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn, trong suốt quá trình thực hiện tôi luôn được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và những ý kiến đóng góp quý

báu của thầy cô, bạn bè, gia đình để xây dựng và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa sau đại
học, Khoa chăn nuôi thú y, các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi thú y cũng như
các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người
đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận ăn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS.
Hoàng Toàn Thắng đã không quản thời gian tận tình giúp đỡ về phương
hướng và phương pháp nghiên cứu cũng như hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú,
anh chị cán bộ trong Trung tâm thực hành thực nghiệm, Khoa Sau đại học,
Viện Khoa học sự sống đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ và tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn những giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2010
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Lệ



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KPCS: khẩu phần cơ sở
NLTĐ: năng lượng trao đổi

TTTA: tiêu tốn thức ăn
ĐC: đối chứng
TN1:thí nghiệm 1
TN2: thí nghiệm 2
Bq: bình quân
Đ: đồng
ĐVT: đơn vị tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA





Thức ăn thí nghiệm

Lợn bắt đầu thí nghiệm



Lợn kết thúc thí nghiệm

Điều trị lợn con tiêu chảy



Chăm sóc lợn thí nghiệm


Lợn kết thúc thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi kháng sinh được phát hiện bởi Flemming năm 1928, nó đã
góp phần to lớn kiểm soát các bệnh vi khuẩn. Bên cạnh đó người ta cũng phát
hiện khi dùng kháng sinh với liều nhỏ lại có tác dụng kích thích sinh trưởng,
làm tăng khối lượng cơ thể/ngày từ 4-15%, làm tăng lượng thu nhận thức ăn
và hệ số chuyển hoá thức ăn 2-6% (Morz, 2003) [57]. Khoảng 50 năm trở lại
đây, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng như chất kích thích sinh trưởng
phổ biến trong chăn nuôi khắp thế giới.
Tuy nhiên khi phát hiện ra sự xuất hiện của nhiều chủng vi khuẩn
kháng kháng sinh gây nguy cơ mất an toàn tới sức khoẻ con người thì đã có
nhiều thông tin đề cập tới vấn đề này. Trước tác động xấu của kháng sinh, thế
giới đang tìm cách hạn chế tiến tới bãi bỏ việc dùng kháng sinh trong chăn
nuôi nói chung và lợn nói riêng. Ở Việt Nam, việc hạn chế và cấm sử dụng
kháng sinh trong chăn nuôi đang được các cơ quan quản lý quan tâm. Hàng
năm cục Thú y đều ban hành danh mục kháng sinh hạn chế và cấm sử dụng
trong chăn nuôi. Tuy nhiên để xoá bỏ việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi
đòi hỏi phải có giải pháp thay thế để bảo vệ sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm.
Các giải pháp được thế giới quan tâm nhiều ngay từ những năm 90 của thế kỷ
trước là các sản phẩm thay thế kháng sinh: probiotic, prebiotic, enzyme, axit
hữu cơ… Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì ở Việt Nam việc xoá
bỏ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng sẽ là xu thế tất yếu.

Việc tìm các sản phẩm thay thế kháng sinh đang là việc làm cấp bách,
các nhà khoa học trong nước cũng đang tích cực tiếp cận xu thế này và bước
đầu có được kết quả khích lệ (Trần Quốc Việt và cộng sự, 2006) [44]. Bên
cạnh đó, tiếp thu và thử nghiệm các sản phẩm thay thế kháng sinh từ nước
ngoài cũng là một xu hướng cần tiến hành để rút ngắn khoảng cách trong thực
tiễn chăn nuôi nước ta với thế giới. Trong các loại sản phẩm thay thế kháng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
sinh, axit hữu cơ là loại sản phẩm được quan tâm nghiên cứu vì những đặc
tính ưu việt: An toàn cho vật nuôi và con người, cải thiện chức năng tiêu hoá,
ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột, không tồn dư và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nắm bắt xu hướng ấy, vừa qua trong hội chợ triển lãm công nghệ chăn
nuôi năm 2008 đã có công ty liên doanh giới thiệu sản phẩm Na- Butyrate do
Công ty Singao (Trung Quốc) sản xuất và khuyến cáo sử dụng. Việc đưa
nhanh các sản phẩm công nghệ cao vào sản xuất chăn nuôi ở nước ta nói
chung và miền núi nói riêng nơi mà trình độ chăn nuôi còn có nhiều hạn chế,
vệ sinh thú y trong chăn nuôi còn thấp sẽ góp phần tích cực làm tăng hiệu quả
kinh tế.
Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, chúng tôi cho rằng việc triển khai đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na -Butyrate vào khẩu phần
ăn tới trạng thái đường tiêu hoá, tình trạng tiêu chảy và hiệu quả nuôi lợn
con giống ngoại sau cai sữa từ 21 đến 60 ngày tuổi” là cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định khả năng thay thế kháng sinh của chế phẩm Na-Butyrate
trong việc kích thích sinh trưởng làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn con giai
đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi.
- Xác định được vai trò của Na-butyrate trong việc hạn chế bệnh tiêu

chảy ở lợn con sau cai sữa thông qua tác động làm thay đổi theo hướng tích
cực trạng thái đường tiêu hóa lợn con.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa khoa học:
Đề tài xác định được ảnh hưởng tốt của chế phẩm Na-butyrate đến
trạng thái chức năng của đường tiêu hoá, đến sinh trưởng của đàn lợn con
sau cai sữa từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Kết quả nghiên cứu cho phép sử dụng Na-butyrate là một sản phẩm
thay thế kháng sinh, nó có khả năng cải thiện trạng thái chức năng đường tiêu
hóa, nâng cao sức sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi lợn con sau cai sữa, từ
21 đến 63 ngày tuổi, do đó làm nền tảng tốt cho giai đoạn nuôi thịt tiếp theo.
Ngoài ra, đây còn là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu khác nhằm nâng
cao khả năng ứng dụng các chế phẩm trong chăn nuôi lợn.
*Ý nghĩa thực tiễn
Góp thêm những kết quả từ thực tiễn nghiên cứu sử dụng các chế phẩm
thay thế kháng sinh, góp phần phát triển chăn nuôi lợn nói chung, lợn thịt
hướng nạc nói riêng, góp phần nâng cao năng suất chất lượng thịt theo hướng
tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con
Mục đích của việc chăn nuôi lợn con giai đoạn theo mẹ là làm thế nào
để lợn con đạt khối lượng cai sữa cao, khi nuôi thịt lợn sinh trưởng phát triển
nhanh, đồng thời là cơ sở để tạo giống tốt và giúp chúng ta nâng cao được sức
sống của đàn con. Để đạt được mục đích trên, bên cạnh việc tạo cho lợn con
điều kiện chăm sóc tốt, chúng ta cần hiểu rõ các đặc điểm của lợn con theo
mẹ, đặc biệt là đặc điểm sinh lý tiêu hoá lợn con, để từ đó có biện pháp nuôi
dưỡng và tác động dinh dưỡng phù hợp.
1.1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa dạ dày lợn con
Đặc điểm cơ quan tiêu hoá lợn của con giai đoạn theo mẹ phát triển
nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá: Dung tích dạ dày
lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi
tăng gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng
0,03 lít ).
Đối với lợn con, sự tiết dịch có những đặc điểm khác biệt với lợn lớn.
Theo Trương Lăng (2004) [16] lợn con 20 ngày tuổi có phản xạ tiết dịch còn
chưa rõ, ban đêm lợn mẹ tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị ở lợn con. Khi
cai sữa lượng dịch vị tiết ra ngày và đêm gần bằng nhau, độ axit của dịch vị lợn
con thấp nên hoạt hoá pepsin kém, khả năng diệt khuẩn kém. Hàm lượng axit
biến đổi theo lứa tuổi lợn con, axit HCL tự do xuất hiện ở 25-30 ngày tuổi và
diệt khuẩn rõ nhất ở 40-50 ngày tuổi. Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cộng
sự (2006) [33] cho biết chức năng tiêu hoá của lợn con sơ sinh chưa hoàn thiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Trong giai đoạn theo mẹ, chức năng của bộ máy tiêu hoá lợn con được hoàn
thiện dần thể hiện ở sự thay đổi hoạt tính các enzym trong dịch vị.
- Men pepsin: lợn con dưới một tháng tuổi, men pepsin trong dạ dày lợn

con chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày lợn
con không có HCL tự do, lượng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với dịch
nhầy, gây ra hiện tượng thiếu axit hay còn gọi là “Hypoclohydric”. Sau 3 tuần
tuổi, lượng HCL tự do trong dịch vị mới tăng dần. Đây là một đặc điểm quan
trọng trong tiêu hoá dạ dày ở lợn con. Khi có HCL tự do sẽ kích hoạt để men
pepsinogen chuyển thành dạng pepsin hoạt động và men này mới có khả năng
tiêu hoá protein trong thức ăn. Sau 1 tháng tuổi, men pepsin mới có khả năng
tiêu hóa đầy đủ. Vì thiếu HCl tự do nên dịch vị không có tính sát trùng, vi
sinh vật xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát triển gây ra bệnh về
đường tiêu hoá ở lợn con đặc biệt là bệnh lợn con phân trắng.
Có thể kích thích để tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCL tự do sớm
hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm
vào lúc 5-7 ngày tuổi thì HCL tự do co thể được tiết ra từ ngày tuổi thứ 14.
Trong dạ dày lợn là loài ăn tạp, pepsin chỉ hoạt động tốt trong môi
trường pH = 2,5 - 3 với nồng độ HCL tự do từ 0,1- 0,5%.
- Men catepsin: Là men tiêu hoá protein trong sữa có tác dụng giống
men pepsin, thủy phân protein và các mạch peptit thành amino acid, hoạt
động thích hợp ở kkoảng pH = 4 - 5. Vì thích hợp với pH cao nên catepsin
hoạt động mạnh ở động vật non bú sữa khi mà HCL tự do hình thành chưa
nhiều. Ở động vật trưởng thành catepsin hầu như không hoạt động, khi vật
nuôi chết catepsin hoạt động phân giải protein dạ dày.
- Men chymosin (hay rennin) có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu và sau
đó giảm dần. Men này có tác dụng làm ngưng đặc sữa, hoạt động tốt ở
pH = 4 - 5. Dưới tác dụng của chymosin và Ca
++
, protein trong sữa là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

caseinogen ở dạng hoà tan chuyển thành caseinatcalci (dạng đông vón), có thể
lưu lâu trong dạ dày tạo điều kiện cho pepsin hoạt động, phần nhũ thanh (dịch
trong còn lại) của sữa được chuyển xuống ruột non để tiêu hóa.
1.1.1.2. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa ruột
Theo Từ Quang Hiển (2003) [10] Dung tích ruột non của lợn con lúc
10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi
gấp 50 lần. Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ
sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần.
Thức ăn từ dạ dày khi xuống ruột non chịu tác động phối hợp của các
enzym trong dịch tụy, dịch ruột và các chất xúc tác tiêu hóa trong dịch mật để
biến đổi về thành phần hóa học.
* Nhóm enzym phân giải protein
- Men trypsin: Là enzym chính của dịch tụy, được tiết ra dưới dạng
tripsinogen không hoạt động rồi được enterokinase của tá tràng hoạt hóa trở
thành dạng tripsin hoạt động sau đó là quá trình hoạt hóa tripsinogen.
Là men tiêu hoá protein của thức ăn, ở thai lợn lúc 2 tháng tuổi, trong
chất tiết đã có men trypsin, thai càng lớn hoạt tính của men này càng cao. Khi
lợn con mới đẻ ra, men trypsin của dịch tụy là rất cao để bù đắp lại khả năng
tiêu hoá kém của men pepsin dạ dày.
Tripsin có hoạt lực cao nhất ở pH = 8, tác dụng tương tự như pepsin
nhưng hoạt lực mạnh và triệt để hơn.
Tripsin phân giải protein tạo thanh polipeptid và amino acid.
- Chimotripsin cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là
chimotripsinogen sau khi được tripsin hoạt hóa sẽ chuyển thành chimotripsin
hoạt động, pH tối ưu = 8, tác dụng tương tự tripsin.
- Alastase phân giải alastin (gân, bạc nhạc) thành peptit và amino acids.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

- Carboxipolipeptidase tác dụng phân giải peptit ở đầu có nhóm COO
-

tự do và tách amino acid ra khỏi phân tử peptit.
- Dipeptidase phân giải dipeptit thành 2 amino acid.
- Protaminase phân giải protamin thành peptit và amino acid.
- Nuclease phân giải acid nucleic thành mono nucleotid.
* Nhóm men thủy phân glucid
- Men amylase và maltase:
Hai men này có trong nước bọt và trong dịch tụy lợn từ lúc còn mới đẻ,
nhưng dưới 3 tuần tuổi hoạt tính còn thấp, do đó khả năng tiêu hoá tinh bột
của lợn còn kém, chỉ tiêu hoá được 50% lượng tinh bột ăn vào. Đối với tinh
bột sống, lợn con tiêu hoá càng kém. Sau 3 tuần tuổi, men amylase và maltase
mới có hoạt tính mạnh, vì vậy khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.
Amylase hoạt động tối ưu trong pH = 7,1. Nó cắt liên kết 1-4œ-glucozit
của cả tinh bột sống và chín cho ra maltose.
Maltase phân giải đường maltose thành glucose.
- Men saccarase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi men saccarase hoạt
tính còn thấp, nếu cho lợn con ăn đường sucarose thì rất dễ bị ỉa chảy.
- Men lipase hoạt động tối ưu ở pH = 6,8. Lipase cắt các liên kết este
giữa glycerol và acid béo, do đó phân giải tri glycerid đã được nhũ hóa bằng
dịch ruột để tạo ra mono glycerid, acid béo và glycerol.
- Men lactase: Có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa. Men này
có hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con sinh ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ
2, sau đó hoạt tính của men này giảm dần.
Qua nghiên cứu về quá trình phân tiết của men amylase, maltase và
protease, chúng ta thấy sự phân tiết và hoạt động của các men này tăng dần
theo sự tăng lên của ngày tuổi, men lipase tăng dần đến khi cai sữa sau đó
giảm dần. Riêng men lactase tăng cao nhất ở giai đoạn 2 tuần tuổi sau đó


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi. Đây chính là điểm cần lưu ý khi bổ
sung thức ăn cho lợn con.
Sau một tháng tuổi, quá trình tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng tiến
hành chủ yếu ở dạ dày và ruột non. Trong một ngày đêm phân giải 45%
gluxit, 50% protit. Ruột già chủ yếu tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật ở
manh tràng phân giải (Từ Quang Hiển, 2003) [10].
Như vậy, để tăng tỷ lệ tiêu hoá và giảm tiêu chảy ở lợn con cũng như
để phù hợp với khả năng tiêu hoá của lợn thì trong sản xuất thức ăn cho lợn
con giai đoạn tập ăn và sau cai sữa chúng ta nên sử dụng các loại thức ăn dễ
tiêu hoá như: Bột sữa, đường lactose,… thức ăn cần được rang chín và nghiền
nhỏ đồng thời bổ sung thêm một số axit vô cơ như: axit lactic,…
1.1.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn con
Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn con có vai trò nâng cao sức
sử dụng thức ăn đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể lợn. Sự phát triển
mạnh của vi khuẩn sinh axit và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh
học, đồng thời ức chế vi khuẩn gây thối là một quá trình có lợi cho cơ thể
(Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1995) [7].
Ở dạ dày và ruột của động vật mới sinh ra chưa có vi khuẩn, sau vài giờ
thấy một vài loại vi khuẩn và từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hàng ngày,
một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy nở ở đó,
chúng có thể bị biến đổi ít nhiều nhưng căn bản vẫn sống cho đến khi con vật
chết. Thành phần và số lượng của hệ vi sinh vật thay đổi tùy theo loại thức ăn,
nếu thức ăn nhiều gluxit thì vi khuẩn tạo axit trong ruột rất phát triển.
Có thể chia vi sinh vật thành 2 loại “ vi sinh vật tùy tiện” thay đổi tùy
theo loại thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc” là loại vi sinh vật thích nghi
ngay được với môi trường đường ruột và dạ dày trở thành loại định cư vĩnh
viễn. Hệ vi sinh vật bắt buộc gồm: streptococcus, lactic, lactobacterium, acid


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
ophilum, trực khuẩn lactic, E.coli (trực khuẩn ruột già), trực khuẩn đường
ruột. Trong đường ruột và dạ dày là một môi trường có độ ẩm, dinh dưỡng
thuận tiện cho vi sinh vật phát triển, tuy nhiên sự phát triển của chúng có giới
hạn vì trong đường ruột và trong dạ dày có những chất kìm hãm sự phát triển
của vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn gây thối như mật, dịch vị và tác động đối
kháng của các vi khuẩn khác nhau.
* Hệ vi sinh vật ở khoang miệng
Ở khoang miệng có sự cảm nhiễm vi sinh vật từ các nguồn trên. Trong
nước bọt và dịch bài tiết của niêm mạc có men kháng khuẩn lisozyme có tác
dụng tiêu diệt một số vi sinh vật.
* Hệ vi sinh vật ở dạ dày
Trong dạ dày có một lượng axit HCL rất lớn (0,2%). Axit trong dịch vị
dạ dày có tác dụng ức chế với nhiều loại vi sinh vật, do vậy phần lớn vi sinh
vật từ thức ăn, nước uống đưa vào đều bị tiêu diệt. Số lượng vi khuẩn ở dạ
dày rất ít do tác dụng diệt khuẩn của axit dạ dày gồm các vi khuẩn lên men
(Saccharomyces minor, vidiumlactic) trực khuẩn lactic (Lactobacillus
beljerincke…). Ngoài ra còn có trực khuẩn phó thương hàn đi qua dạ dày
xuống ruột.
* Hệ vi sinh vật của ruột non
Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài ruột nhưng lượng vi khuẩn lại rất
ít. Khi dịch vị dạ dày vào ruột non vẫn còn tác dụng sát khuẩn, ngoài ra dịch
do niêm mạc bài tiết ra cũng có tác dụng sát khuẩn…, ở ruột non chứa một số
ít vi khuẩn có trong dạ dày xuống. Trong ruột non chủ yếu là E.coli, cầu
khuẩn, trực khuẩn hiếu khí, yếm khí có nha bào, Aerobacter aerogenes. Ở gia
súc non có thêm Streptococcus lactic, trực khuẩn lactic Lactobacterium
bulgaricum, từ hồi tràng số lượng vi khuẩn bắt đầu tăng lên.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
* Hệ vi sinh vật của ruột già
Số lượng vi sinh vật ở ruột già tăng hơn nhiều so với ruột non do tác
dụng khử trùng của ruột đã không còn, mà các điều kiện về dinh dưỡng, độ
ẩm, nhiệt độ lại thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.
Hệ vi sinh vật chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào
entrococcus. Gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở lên. Trong ruột già
của động vật ngoài hệ vi sinh vật hoại sinh còn có hệ vi sinh vật gây bệnh
nhưng chưa thể hiện bằng triệu chứng lâm sàng: Vi khuẩn phó thương hàn, vi
khuẩn brucella, uốn ván (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980) [25].
Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (1995) [7] trong hệ tiêu hóa của động
vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hóa, khi đó
phần lớn các vi khuẩn có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% và hoạt
động hữu ích cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn
có hại cạnh tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là
lợn con theo mẹ), loại vi khuẩn thường gặp là E.coli và salmonella…
Nhiều thực nghiệm còn xác nhận rằng: nhiều loại vi khuẩn đường ruột
đã sinh ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra bệnh
như: Vi khuẩn phó thương hàn, vi khuẩn thối rữa. Ở lợn con mới sinh, hệ vi
sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đầy đủ số lượng vi khuẩn có lợi, cho
nên chưa tạo được sự cân bằng về hệ vi sinh vật đường tiêu hoá lợn con, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh như E.coli phát triển mạnh nên lợn con
bị rối loạn tiêu hoá.
Theo YuYu (2005) [47], ở lợn con bú sữa, nhóm vi khuẩn
Lactobacillus spp, trong dạ dày và đường tiêu hoá phát triển mạnh. Vi khuẩn
này sử dụng một số đường lactose của sữa để sản sinh ra axit lactic làm giảm

độ pH trong dạ dày, sự tăng lượng axit này sẽ làm cho quá trình tiêu hoá tốt
hơn và ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn khác, một vài loại vi khuẩn
trong số đó bất lợi cho tiêu hoá của lợn con.

×