Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí (pvfc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.3 KB, 117 trang )

Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n

nguyÔn thuú linh
n©ng cao chÊt lîng cho vay trung vµ dµi h¹n t¹i
tæng c«ng ty tµi chÝnh cæ phÇn dÇu khÝ (pvfc)
Chuyªn ngµnh: kinh tÕ tµi chÝnh - ng©n hµng
ngêi híng dÉn khoa häc: ts. trÇn thÞ thanh tó
Hµ Néi - 2011
2
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Ngân
hàng Tài chính, Viện Đào tạo Sau đại học của trường. Tác giả đặc biệt cám ơn TS.
Trần Thị Thanh Tú và Quý Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn, ủng hộ em hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, toàn thể học viên lớp CH18A, đồng nghiệp và
những người thân trong gia đình đã ủng hộ, tạo điều kiện và thường xuyên động
viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA 5
CÔNG TY TÀI CHÍNH 5
1.1. Một số vấn đề cơ bản về Công ty Tài chính 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Công ty Tài chính 5
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Công ty Tài chính 8
1.1.3. Phân loại Công ty Tài chính (các mô hình Công ty Tài chính) 10
1.2. Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Công ty Tài chính 13
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cho vay trung và dài hạn 13


1.2.2. Các hình thức cho vay trung và dài hạn 15
1.2.3. Quy trình cho vay trung và dài hạn tại Công ty Tài chính 16
1.3. Chất lượng cho vay trung và dài hạn của Công ty Tài chính 21
1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay trung và dài hạn của Công ty Tài chính 21
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay trung và dài hạn của Công ty Tài chính 24
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay trung và dài hạn của
Công ty Tài chính 28
1.4.1. Nhân tố chủ quan (các nhân tố về phía Công ty Tài chính) 28
1.4.2. Nhân tố khách quan 34
CHƯƠNG 2 37
CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI TỔNG CÔNG TY
TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ (PVFC) 37
2.1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) 38
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) 38
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) 40
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của PVFC 41
2.1.4. Các hoạt động cơ bản của PVFC 44
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFC giai đoạn 2008-2010 (từ 18/3/2008 đến
2
hết năm 2010 – sau khi cổ phần hóa) 46
2.2. Chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Tổng Công ty Tài chính Cổ
phần Dầu khí (PVFC) 52
2.2.1. Thực trạng cho vay trung và dài hạn của PVFC 52
2.2.2. Đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạn của PVFC 69
CHƯƠNG 3 76
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY 76
TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU
KHÍ (PVFC) 76
3.1. Định hướng phát triển của PVFC 76
3.1.1. Định hướng phát triển chung của PVFC 76

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn của PVFC 77
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của PVFC 78
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 78
3.2.2. Hoàn thiện và ứng dụng Mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng 79
3.2.3. Tăng cường, nâng cao chất lượng thẩm định trước cho vay và kiểm soát sau khi
cấp tín dụng 81
3.2.4. Tăng cường công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn 81
3.2.5. Tiếp tục cơ cấu, thanh toán tài sản rủi ro và kém hiệu quả 83
3.2.6. Hoàn thiện, chuẩn hóa quy chế, quy trình cho vay trung và dài hạn 83
3.2.7. Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn đảm bảo đầu vào ổn định cho hoạt
động cho vay trung và dài hạn 84
3.2.8. Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng 84
3.2.9. Đẩy mạnh công tác marketing 85
3.2.10. Thực hiện tốt công tác đào tạo, tiếp tục hoàn thiện chính sách nhân sự 85
3.2.11. Tiếp tục cải tiến hệ thống máy móc, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay trung
và dài hạn theo hướng hiện đại hóa và cập nhật không ngừng 86
3.3. Kiến nghị 87
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 87
3.3.2. Kiến nghị với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) 88
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CDM : Clean Development Mechanism (Cơ chế phát triển sạch)
2. CVTD : Chuyên viên tín dụng
3. NHNN : Ngân hàng Nhà nước
4. PVN : Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
5. PVFC : Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí
6. TW : Trung ương
5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA 5
CÔNG TY TÀI CHÍNH 5
1.1. Một số vấn đề cơ bản về Công ty Tài chính 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Công ty Tài chính 5
1.1.1.1. Khái niệm Công ty Tài chính 5
1.1.1.2. Đặc điểm của Công ty Tài chính 6
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Công ty Tài chính 8
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 8
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng 9
1.1.2.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính khác 9
1.1.3. Phân loại Công ty Tài chính (các mô hình Công ty Tài chính) 10
1.1.3.1. Căn cứ theo hình thức thành lập 10
1.1.3.2. Căn cứ theo tính chất hoạt động 10
1.1.3.3. Căn cứ theo tính chất độc lập hay phụ thuộc 11
1.2. Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Công ty Tài chính 13
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cho vay trung và dài hạn 13
1.2.1.1. Khái niệm cho vay trung và dài hạn 13
1.2.1.2. Đặc điểm của cho vay trung và dài hạn 13
1.2.2. Các hình thức cho vay trung và dài hạn 15
1.2.2.1. Theo mục đích sử dụng vốn: 15
1.2.2.2. Theo hình thức tài trợ: 15
1.2.2.3. Theo cách thức hoàn trả: 15
1.2.2.4. Theo ngành nghề kinh doanh: 16
1.2.2.5. Theo đối tượng cho vay: 16

1.2.3. Quy trình cho vay trung và dài hạn tại Công ty Tài chính 16
1.2.3.1. Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng và tìm hiểu nhu cầu tín dụng
của khách hàng 17
1.2.3.2. Bước 2: Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ xin cấp tín dụng
18
1.2.3.3. Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng, kiếm tra
tính đúng và đủ của hồ sơ, đặc biệt là về tính pháp lý 18
1.2.3.4. Bước 4: Thẩm định hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng 18
1.2.3.5. Bước 5: Người có thẩm quyền kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ xin cấp tín
dụng: 20
1.2.3.6. Bước 6: Phê duyệt 20
1.2.3.7. Bước 7: Hoàn thiện các thủ tục về đảm bảo tín dụng (đối với các
khoản vay có tài sản đảm bảo) 20
1.2.3.8. Bước 8: Ký kết hợp đồng cấp tín dụng 21
1.2.3.9. Bước 9: Cấp tín dụng và giám sát việc sử dụng vốn vay 21
1.2.3.10. Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng 21
1.3. Chất lượng cho vay trung và dài hạn của Công ty Tài chính 21
1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay trung và dài hạn của Công ty Tài chính
21
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay trung và dài hạn của Công ty
Tài chính 24
1.3.2.1. Dư nợ cho vay trung và dài hạn và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
trung và dài hạn 24
1.3.2.2. Dư nợ cho vay trung, dài hạn trên tổng vốn huy động trung, dài hạn
25
1.3.2.3. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn trên tổng dư nợ 25
1.3.2.4. Dư nợ quá hạn của cho vay trung và dài hạn trên tổng dư nợ cho vay
trung và dài hạn 26
1.3.2.5. Lợi nhuận cho vay trung và dài hạn 27
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay trung và dài hạn của Công

ty Tài chính 28
1.4.1. Nhân tố chủ quan (các nhân tố về phía Công ty Tài chính) 28
1.4.1.1. Chính sách tín dụng của Công ty Tài chính 28
1.4.1.2. Quy trình cho vay của Công ty Tài chính 29
7
1.4.1.3. Nguồn vốn của Công ty Tài chính 30
1.4.1.4. Chất lượng nhân sự của Công ty Tài chính 31
Chất lượng nhân sự nói chung và chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng
của Công ty Tài chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
cho vay của Công ty. Chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng được đánh giá
trên các mặt như: khả năng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm, đạo
đức tín dụng… có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả tín dụng. 31
Với tư cách là người thực hiện chính sách tín dụng của Công ty và tham gia
vào hầu hết các khâu của quy trình tín dụng, một cán bộ tín dụng có khả năng,
giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp có thể chọn lựa được
những khách hàng tốt, những dự án tốt để quyết định cho vay, mang đến nhiều
lợi ích cho Công ty. Cũng chính họ là người có khả năng phát hiện ra những
sai phạm hay hành vi cố tình lừa đảo của người đi vay trong quá trình thẩm
định trước khi quyết định cấp tín dụng hay trong quá trình giám sát việc sử
dụng vốn vay. Trên cơ sở kết quả thẩm định và giám sát của cán bộ tín dụng,
Công ty Tài chính có thể quyết định phê duyệt khoản vay, hoặc từ chối cấp tín
dụng; trong trường hợp phát hiện sai phạm, Công ty Tài chính có thể đưa ra
phương án xử lý kịp thời 31
Nghiệp vụ cho vay càng phát triển và mở rộng đòi hỏi chất lượng của đội ngũ
nhân viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng phải ngày càng cao để có thể đáp
ứng nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của khách hàng và giúp Công ty nâng
cao năng lực cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng cho vay trung và
dài hạn 31
1.4.1.5. Mô hình hoạt động của Công ty Tài chính và công tác tổ chức, quản
lý của Công ty Tài chính 31

Mô hình hoạt động của Công ty Tài chính có ảnh hưởng đến chính sách cho
vay của Công ty. Chẳng hạn, với một Công ty Tài chính hoạt động dưới mô
hình là công ty con của một tập đoàn, chính sách cho vay của Công ty sẽ được
xây dựng theo hướng ưu tiên các doanh nghiệp trong nội bộ tập đoàn và các dự
án phát triển ngành. 31
Theo đó, chính sách tín dụng của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực ưu tiên
việc thu xếp vốn và quản lý vốn cho các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam và tài trợ cho các dự án có liên quan đến ngành điện (cấp
tín dụng cho Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia trị giá 375 tỷ đồng nhằm
8
phát triển các dự án lưới điện quốc gia; đầu tư 500 triệu USD xây nhà máy
phong điện tại Ninh Thuận…); chính sách tín dụng của Tổng Công ty Tài
chính Cổ phần Dầu khí ưu tiên cho vay đối với các đơn vị thành viên của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam và các dự án trong lĩnh vực dầu khí (Tàu chở dầu
PVTrans 150 triệu USD, kho nổi chứa dầu thô FPSO Chim Sáo 252 triệu USD,
đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn 500 triệu USD…) 32
Việc tổ chức Công ty Tài chính dưới mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều
ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi một số nhược điểm ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng cho vay trung và dài hạn. Ưu điểm ở chỗ: do được tổ chức
dưới dạng công ty con thuộc một tập đoàn, hoạt động cho vay chủ yếu để đáp
ứng nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển cho các thành viên
trong nội bộ tập đoàn, hoặc nội bộ ngành, vì vậy, đầu ra của hoạt động cho vay
tương đối ổn định. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một số khó khăn, ảnh
hưởng đến tính an toàn của hoạt động cho vay trung và dài hạn. Việc chỉ cho
vay hoặc chủ yếu cho vay trong nội bộ một ngành mà bỏ qua đa dạng hóa
ngành nghề, lĩnh vực cho vay làm tăng rủi ro và giảm tính an toàn của hoạt
động tín dụng. Chẳng hạn, khi môi trường kinh tế trong nước và thế giới có
biến động, gây khó khăn cho ngành, lĩnh vực mà Công ty Tài chính ưu tiên cho
vay, sẽ tác động tiêu cực đến toàn ngành và đe dọa khả năng thu hồi vốn của
Công ty Tài chính. Trong khi đó, nếu vốn vay được đa dạng cho nhiều ngành

nghề khác nhau, hoặc là hạn mức tín dụng cho từng ngành nghề được đặt ra rõ
ràng thì rủi ro này sẽ được chia sẻ. Các Công ty Tài chính hoạt động dưới mô
hình công ty mẹ - công ty con cũng thường xảy ra tình trạng vì quan hệ thân
quen, quan hệ trong ngành mà chấp thuận cho vay, điều này trong nhiều
trường hợp đã tạo ra rủi ro đối với khả năng thu hồi vốn, làm giảm chất lượng
của hoạt động cho vay trung và dài hạn 32
Bên cạnh việc mô hình tổ chức hoạt động của Công ty Tài chính chi phối hoạt
động cho vay và chất lượng món vay, công tác tổ chức quản lý cũng có ảnh
hưởng đến chính sách tín dụng và chất lượng tín dụng của Công ty. Công tác
tổ chức quản lý của Công ty Tài chính thể hiện ở việc quản lý và phối hợp hoạt
động giữa các phòng ban, giữa các bộ phận trong Công ty; cụ thể hóa và sắp
xếp, xây dựng chính sách tín dụng, các nguyên tắc tín dụng một cách khoa học,
hợp pháp, làm cơ sở để hoạt động cho vay của Công ty Tài chính được tiến
hành lành mạnh, an toàn. 33
9
1.4.1.6. Khả năng cập nhật thông tin tín dụng của Công ty Tài chính 33
Thông tin tín dụng bao gồm các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các thông
tin pháp lý, mạng lưới chi nhánh, Ban lãnh đạo, tình hình vay trả nợ trong 3
năm liên tiếp, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, khả năng thanh
toán lãi vay, sự xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp và đưa ra
chỉ số xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp… 33
Các thông tin về phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có vai trò rất quan
trọng đối với Công ty Tài chính, đó là cơ sở để lựa chọn và phân loại khách
hàng. Nhờ đó, Công ty Tài chính có thể xây dựng chính sách cho vay hợp lý,
hạn chế tỷ lệ nợ xấu, giảm rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức mình.
Trong tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, các thông tin tín dụng thay
đổi không ngừng, đòi hỏi Công ty Tài chính phải tăng cường tìm hiểu và nắm
bắt để luôn luôn cập nhật được những thông tin mới nhất, chính xác nhất. Việc
nắm bắt và theo kịp sự biến đổi của các thông tin về tín dụng giúp Công ty Tài

chính có được cơ sở vững chắc để đánh giá vị thế, năng lực thực sự của khách
hàng và tăng khả năng phòng chống rủi ro tín dụng 33
1.4.2. Nhân tố khách quan 34
1.4.2.1. Các nhân tố về phía khách hàng 34
1.4.2.2. Các nhân tố khác 35
CHƯƠNG 2 37
CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI TỔNG CÔNG TY
TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ (PVFC) 37
2.1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) 38
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu
khí (PVFC) 38
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí
(PVFC) 40
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của PVFC 41
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVFC 43
2.1.4. Các hoạt động cơ bản của PVFC 44
2.1.4.1. Huy động vốn 44
2.1.4.2. Sử dụng vốn 45
10
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFC giai đoạn 2008-2010 (từ
18/3/2008 đến hết năm 2010 – sau khi cổ phần hóa) 46
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2008 47
(từ 18/3/2008 đến 31/12/2008) – 2010 của PVFC 47
2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn 48
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn huy động của PVFC năm 2008 - 2010 48
2.1.5.2. Hoạt động tín dụng 49
Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng của PVFC giai đoạn 2008 - 2010 49
2.1.5.3. Hoạt động kinh doanh vốn với các tổ chức tín dụng (hoạt động liên
ngân hàng) 50
2.1.5.4. Hoạt động đầu tư 50

Hình 2.2: Cơ cấu đầu tư của PVFC giai đoạn 2008 - 2010 51
2.1.5.5. Hoạt động dịch vụ 51
2.2. Chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần
Dầu khí (PVFC) 52
2.2.1. Thực trạng cho vay trung và dài hạn của PVFC 52
2.2.1.1. Quy trình cho vay trung và dài hạn tại PVFC 52
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay trung và dài hạn tại PVFC 53
a. Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp
tín dụng 53
b. Bước 2: Thẩm định tín dụng và lập Tờ trình cấp tín dụng 54
c. Bước 3: Thẩm định độc lập 56
d. Bước 4: Phê duyệt 56
d. Bước 5: Thực hiện các thủ tục về bảo đảm tài sản 56
e. Bước 6: Ký kết hợp đồng tín dụng 57
f. Bước 7: Giải ngân 57
g. Bước 8: Quản lý sau cho vay 57
h. Bước 9: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ 58
2.2.1.2. Thực trạng cho vay trung và dài hạn của PVFC 59
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của PVFC giai đoạn 2008 – 2010 60
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay trung và dài hạn phân theo trong và ngoài 61
11
ngành Dầu khí 61
Hình 2.3: Dư nợ cho vay trung và dài hạn so với tổng dư nợ cho vay của PVFC giai đoạn
2008-2010 62
2.2.1.3. Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn của PVFC 63
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạn của PVFC giai
đoạn 2008 – 2010 63
Bảng 2.6: Số liệu phân loại nợ của PVFC theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN 66
Hình 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn của PVFC qua các năm 2008, 2009, 2010 67
2.2.2. Đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạn của PVFC 69

2.2.2.1. Kết quả đạt được 69
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 71
CHƯƠNG 3 76
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY 76
TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU
KHÍ (PVFC) 76
3.1. Định hướng phát triển của PVFC 76
3.1.1. Định hướng phát triển chung của PVFC 76
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn của PVFC
77
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của PVFC 78
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .78
3.2.2. Hoàn thiện và ứng dụng Mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động tín
dụng 79
3.2.3. Tăng cường, nâng cao chất lượng thẩm định trước cho vay và kiểm
soát sau khi cấp tín dụng 81
3.2.4. Tăng cường công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn 81
3.2.5. Tiếp tục cơ cấu, thanh toán tài sản rủi ro và kém hiệu quả 83
3.2.6. Hoàn thiện, chuẩn hóa quy chế, quy trình cho vay trung và dài hạn 83
3.2.7. Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn đảm bảo đầu vào ổn định
cho hoạt động cho vay trung và dài hạn 84
3.2.8. Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng 84
3.2.9. Đẩy mạnh công tác marketing 85
12
3.2.10. Thực hiện tốt công tác đào tạo, tiếp tục hoàn thiện chính sách nhân sự
85
3.2.11. Tiếp tục cải tiến hệ thống máy móc, công nghệ phục vụ hoạt động cho
vay trung và dài hạn theo hướng hiện đại hóa và cập nhật không ngừng 86
3.3. Kiến nghị 87
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 87

3.3.2. Kiến nghị với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) 88
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu quan trọng về hạn mức tín dụng được quyết định bởi vốn tự
có theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
13
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n

nguyÔn thuú linh
n©ng cao chÊt lîng cho vay trung vµ dµi h¹n t¹i
tæng c«ng ty tµi chÝnh cæ phÇn dÇu khÝ (pvfc)
Chuyªn ngµnh: kinh tÕ tµi chÝnh - ng©n hµng
Hµ Néi - 2011
15
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong các nền kinh tế, hoạt động cho vay trung và dài hạn là một trong những
hoạt động có vai trò quan trọng, giúp điều hòa và đáp ứng nhu cầu về vốn nhằm nâng
cao cơ sở vật chất, cải thiện công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần làm
tăng năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị. Chính vì vậy, việc nâng
cao chất lượng cho vay trung và dài hạn ở các tổ chức tín dụng nhằm phục vụ ngày một
tốt hơn nhu cầu về vốn của khách hàng đã trở thành mục tiêu cấp thiết.
Nền kinh tế càng phát triển, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tín dụng,
tài chính, ngân hàng cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn, các sản phẩm, dịch vụ tín
dụng cũng được đa dạng hóa và hoàn thiện hơn. Hiện nay, bên cạnh tổ chức tín
dụng là các ngân hàng thương mại, xuất hiện nhiều công ty tài chính, tuy lĩnh vực
hoạt động bị hạn chế so với các ngân hàng thương mại nhưng đã giúp đáp ứng tốt
hơn nhu cầu về tài chính, tín dụng của khách hàng. Trong số các công ty tài chính,
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí nổi bật lên như là một định chế tài chính
mạnh, hoạt động dưới một Tập đoàn lớn – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
(PVN) với chức năng chính là quản trị nguồn vốn, điều hòa, đáp ứng nhu cầu về

vốn trong nội bộ Tập đoàn. Mặc dù hoạt động cho vay trung và dài hạn tại PVFC đã
có bước phát triển nhất định, đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn
tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến chất hoạt động tín dụng nói chung và chất
lượng cho vay trung và dài hạn nói riêng tại tổ chức này. Do đó, đề tài của luận văn
là “Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần
Dầu khí (PVFC)”. Theo đó, luận văn sẽ tập trung làm rõ thực trạng chất lượng cho vay
trung và dài hạn tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC); qua đó, sẽ đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại PVFC.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm hệ thống hóa một số vấn đề lý
thuyết liên quan đến công ty tài chính và hoạt động cho vay trung và dài hạn tại các
công ty tài chính; thống nhất về quan điểm “chất lượng” trong hoạt động cho vay
trung và dài hạn; đề ra các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí ảnh hưởng đến hoạt
i
động cho vay trung và dài hạn; tổng hợp các số liệu về hoạt động cho vay trung và
dài hạn của PVFC… từ đó tính toán theo các chỉ tiêu để thấy được thực trạng chất
lượng của hoạt động cho vay trung và dài hạn tại công ty tài chính này. Trên cơ sở
kết quả tính toán, luận văn đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong
hoạt động cho vay trung và dài hạn tại PVFC, tìm ra nguyên nhân của hạn chế; qua
đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy những thành tựu đồng thời hạn chế,
xử lý các tồn tại, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động cho vay trung và dài
hạn tại tổ chức này.
Cơ sở lý luận của luận văn là một số lý thuyết cơ bản về công ty tài chính
như khái niệm, vai trò, các hoạt động cơ bản, các mô hình công ty tài chính; về hoạt
động cho vay trung và dài hạn như: quy trình cho vay, các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng cho vay và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay trung và dài hạn…
Dựa trên những lý thuyết cơ sở này, luận văn đi vào thực tế từng vấn đề của Tổng
Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC), như là: các hoạt động cơ bản của
PVFC, quy trình cho vay trung và dài hạn của PVFC, thực trạng hoạt động cho vay
trung và dài hạn tại PVFC…
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp thống kê, suy

luận logic, so sánh và những phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích
báo cáo tài chính, bao gồm: phương pháp phân tích xu thế, phương pháp phân tích
tỷ trọng, phương pháp phân tích tỷ số. Số liệu được sử dụng cho tính toán các chỉ
tiêu được chiết xuất từ các báo cáo tài chính của PVFC (bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính)
chủ yếu trong ba năm gần đây 2008, 2009 và 2010, sau khi PVFC đã chuyển đổi mô
hình sang Tổng Công ty Cổ phần.
Dựa trên cơ sở lý luận là những lý thuyết về công ty tài chính và hoạt động
cho vay trung và dài hạn của công ty tài chính, đồng thời sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể, luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định.
Thứ nhất, luận văn đã cập nhật được những số liệu mới nhất về tình hình
hoạt động, kinh doanh nói chung và về hoạt động cho vay trung và dài hạn nói riêng
ii
của PVFC trong ba năm gần đây 2008-2010. Điều này cho thấy bức tranh toàn cảnh
về tình hình hoạt động của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí, từ đó, có thể
thấy được tiềm lực tài chính, vị thế, uy tín, triển vọng phát triển của Công ty.
Thứ hai, tổng hợp và tính toán được một số chỉ tiêu về cho vay trung và dài
hạn của PVFC từ số liệu trên báo cáo tài chính, đặc biệt là trong giai đoạn ba năm
gần đây nhất, sau khi PVFC cổ phần hóa. Đây là bước nền tảng để thực hiện cho
việc đánh giá chất lượng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại PVFC.
Thứ ba, đánh giá được những mặt tốt (kết quả, thành tựu: dư nợ tín dụng
trung và dài hạn không ngừng tăng qua các năm, lợi nhuận từ hoạt động cho vay
trung và dài hạn cũng gia tăng; hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mô hình quản trị
rủi ro và CoreBanking được triển khai, áp dụng giúp công tác tiếp xúc khách hàng,
thẩm định, kiểm tra được cải thiện, tăng tính an toàn của hoạt động cho vay trung và
dài hạn…) và những mặt yếu kém trong hoạt động cho vay của PVFC (tồn tại, hạn
chế: tập trung ở khâu kiểm soát, đánh giá rủi ro: chất lượng báo cáo kiểm tra, kiểm
soát chưa cao, các phát hiện chủ yếu tập trung vào tính không tuân thủ quy chế, quy
trình; chưa đánh giá tốt hiệu quả của khoản vay, khoản đầu tư…).
Thứ tư, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay

trung và dài hạn của Tổng Công ty Tài chính Dầu khí chủ yếu là do: tuy các mô
hình quản trị rủi ro và hệ thống xếp hạng tín dụng tuy đã được áp dụng nhưng vẫn
trong giai đoạn ban đầu, còn nhiều vấn đề cần sửa đổi, hoàn thiện, vì vậy vẫn gây
một số khó khăn cho cán bộ tín dụng trong thực thi, phối hợp giữa các bộ phận, ít
nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động cho vay trung và dài hạn.
Thứ năm, trên cơ sở đánh giá thành quả, hạn chế và nguyên nhân của hoạt
động cho vay trung và dài hạn tại PVFC, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của tổ chức này. Những giải pháp
không chỉ nhằm giải quyết, hạn chế những tồn tại trong hoạt động cho vay mà còn
nhằm phát huy những kết quả khả quan mà PVFC đã đạt được trong thời gian qua.
Những giải pháp đó bao gồm:
Tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
iii
Hoàn thiện và ứng dụng Mô hình Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng;
Tăng cường, nâng cao công tác thẩm định trước cho vay và công tác kiểm
soát sau khi cấp tín dụng;
Tăng cường công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn;
Tiếp tục cơ cấu, thanh toán tài sản rủi ro và kém hiệu quả;
Hoàn thiện, chuẩn hóa quy chế, quy trình cho vay trung và dài hạn;
Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn đảm bảo đầu vào ổn định cho
hoạt động cho vay trung và dài hạn;
Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng;
Đẩy mạnh công tác marketing, công tác đào tạo, tiếp tục hoàn thiện chính
sách nhân viên – nhân sự;
Tiếp tục cải tiến hệ thống máy móc, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay
trung và dài hạn theo hướng hiện đại hóa và cập nhật không ngừng.
Thứ sáu, bên cạnh đề xuất những giải pháp nhằm phát huy thành tựu và hạn
chế tồn tại trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của PVFC, từ đó, nâng cao
chất lượng cho vay trung và dài hạn, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đối với
cơ quan Nhà nước và với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – “công ty mẹ” của

Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí PVFC.
Cụ thể là, Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi hơn nữa
cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng nói chung (trong
đó có công ty tài chính) bằng việc hoàn thiện, chuẩn hóa các chính sách về kinh tế
tài chính, tiền tệ theo hướng thống nhất, đồng bộ, thông thoáng và lành mạnh. Điều
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và kích thích nhu cầu sản xuất, đầu tư phát triển của
các doanh nghiệp; từ đó làm tăng nhu cầu vay vốn, kết quả là tác động tích cực đến
hoạt động cho vay trung và dài hạn của các công ty tài chính nói chung và PVFC
nói riêng. Việc điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách kinh tế, tài chính theo
hướng kể trên còn giúp tạo ra môi trường an toàn, lành mạnh hơn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp; đảm bảo các hoạt động kinh tế, đầu tư diễn
iv
ra an toàn, hiệu quả hơn; góp phần làm giảm nguy cơ nợ xấu, nợ quá hạn trong lĩnh
vực tín dụng, nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn cần tiếp
tục tạo điều kiện cho PVFC tăng vốn điều lệ nhằm tăng khả năng cho vay của
Tổng Công ty, đồng thời hỗ trợ PVFC trong công tác tìm kiếm, đào tạo, tuyển
dụng nhân tài, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng. Thông qua việc nâng cao chất
lượng nhân lực, chất lượng của hoạt động cho vay trung và dài hạn của PVFC
cũng sẽ được cải thiện.
Bên cạnh một số kết quả đã đạt được, luận văn vẫn còn mặt hạn chế do chưa
giải quyết được một vấn đề đang vướng mắc, làm ảnh hưởng đến chất lượng cho
vay trung và dài hạn của PVFC, đó là vụ việc nợ quá hạn của Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Đối với khoản nợ quá hạn của Vinashin,
trong năm 2010, theo Chỉ thị của Chính phủ, PVFC đã tiến hành khoanh nợ, cơ cấu
lại khoản nợ và chưa đưa vào nợ xấu, tiếp tục cho Vinashin vay để hoàn thiện các
dự án còn dang dở. Tuy nhiên, đến cuối năm 2010, PVFC vẫn chưa thu hồi đủ các
khoản nợ từ phía Vinashin. Việc này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
tín dụng của PVFC. Vì vậy, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu nâng cao, luận văn
sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn tại PVFC, trong đó sẽ đề

xuất giải pháp cho vụ việc Vinashin, nhằm cải thiện chất lượng của hoạt động cho
vay trung và dài hạn tại đơn vị này.
v
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n

nguyÔn thuú linh
n©ng cao chÊt lîng cho vay trung vµ dµi h¹n
t¹i tæng c«ng ty tµi chÝnh cæ phÇn dÇu khÝ (pvfc)
Chuyªn ngµnh: kinh tÕ tµi chÝnh - ng©n hµng
ngêi híng dÉn khoa häc: ts. trÇn thÞ thanh tó
Hµ Néi - 2011
7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế luôn đạt tỷ lệ cao. Trong hai năm 2008, 2009,
trong khi các nền kinh tế trên thế giới rơi vào khủng hoảng sâu sắc, kinh tế Việt
Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá, lần lượt là 6,3 % vào năm 2008 và 5,3%
năm 2009; tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2000 - 2009 đạt khoảng
7,26%/năm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn phục vụ cho đầu
tư phát triển, cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng lên qua
các năm. Do nền kinh tế Việt Nam đi lên từ một xuất phát điểm thấp, các trang thiết
bị, công nghệ, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp vẫn trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Điều này khiến cho các doanh
nghiệp trong nước không đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. Muốn cải thiện được tình
trạng này, các doanh nghiệp phải sử dụng đến một khối lượng vốn khá lớn và trong
khoảng thời gian tương đối dài.
Chính vì lí do trên, nhu cầu đối với các khoản vay trung và dài hạn nhằm cải
thiện, nâng cao cơ sở vật chất, công nghệ góp phần tăng năng lực cạnh tranh, mở
rộng, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết. Để đáp ứng nhu

cầu này, nhiều tổ chức tín dụng đã được thành lập. Tuy nhiên, một số vấn đề còn
tồn tại trên thực tế khiến cho chất lượng tín dụng trung và dài hạn ở Việt Nam vẫn
còn ở mức thấp đó là:
Thứ nhất, tình hình huy động vốn trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng
còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn do chênh lệch về kỳ hạn giữa
nguồn vốn và sử dụng vốn. Khả năng thanh khoản, tính an toàn không đảm bảo do
vốn ngắn hạn huy động được sử dụng cho vay trung và dài hạn còn nhiều.
Thứ hai, quy trình cho vay trung và dài hạn còn nhiều phức tạp, rườm rà, gây
mất thời gian và công sức cho cả Công ty Tài chính và doanh nghiệp đi vay.
1

×