Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ MAI LY
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI
TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
Th¸i Nguyªn, n¨m 2010
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC S PHM
NGUYN TH MAI LY
VN DNG QUAN IM GIO DC V CH NGHA NHN O
CA A.X.MAKARENKO TRONG CễNG TC GIO DC TI
TRNG GIO DNG S 2 NINH BèNH
Chuyên nghành: Giáo dục học
Mã số: 60 14 01
Luận văn thạc sỹ giáo dục học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nông Khánh Bằng
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT
CNXH
Chủ Nghĩa Xã Hội
GD
Giáo dục
TGD
Trường Giáo Dưỡng
HS
Học sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN: MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu. 2
3.1. Khách thể nghiên cứu 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Cơ sở phƣơng pháp luận 3
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
9. Đóng góp của đề tài 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN
ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA
A.X.MAKARENKO. 5
1.1. Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Tại Liên Xô và các nước ngoài Liên Xô 5
1.1.2. Tại Việt Nam 6
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của A.X.Makarenko 8
1.3 Quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
A.X.Makarenko 12
1.3.1. Cách đánh giá con người 14
1.3.2. Yêu thương con người, tin vào con người, nhìn thấy ưu
điểm ở con người 17
1.3.3. Cách đòi hỏi con người và tôn trọng đối với con người 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.4. Giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp 29
1.4.1. Giáo dục lại 29
1.4.2 Đối tượng giáo dục lại 33
1.4.2.1 Biểu hiện của trẻ hư 33
1.4.2.2 Đặc điểm nhân cách đối tượng giáo dục lại 36
TIỂU KẾT CHƢƠNG MỘT 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI
TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 43
2.1. Sự tiếp cận quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
A.X.Makarenko ở Việt Nam 43
2.2. Tìm hiểu về trƣờng Giáo dƣỡng số 2 44
2.2.1 Hoàn cảnh ra đời trường Giáo dưỡng số 2 44
2.2.2 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của trường Giáo dưỡng
số 2 47
2.2.3. Đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2. 53
2.2.3.1. Nhận thức của học sinh TGD số 2 53
2.2.3.2. Đặc điểm về tình cảm 56
2.2.3.3. Đặc điểm về hành vi 57
2.2.3.4. Hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2 60
2.2.4 Đặc điểm cán bộ giáo viên TGD số 2 63
2.3 Đặc điểm những hoạt động giáo dục trong TGD số 2 66
2.3.1. Hoạt động học tập văn hoá 66
2.3.2. Hoạt động lao động hướng nghiệp 68
2.3.3 Hoạt động bổ trợ giáo dục 70
2.4. Tìm hiểu sự tiếp cận của các cán bộ và giáo và giáo viên TGD
số 2 với quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
A.X.Makarenko 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 79
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO
DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO
TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG 81
3.1 Các biện pháp 81
3.1.1. Biện pháp kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối với
học sinh trong quá trình giáo dục 81
3.1.1.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 81
3.1.1.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp 82
3.1.2 Biện pháp tiến hành giáo dục đồng bộ ( dạy văn hoá, hướng
nghiệp và dạy nghề, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ) 88
3.1.2.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 88
3.1.2.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp 89
3.1.3 Biện pháp giáo dục bằng tình cảm 96
3.1.3.1 Mục đích, ý nghĩa biện pháp 96
3.1.3.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp 97
3.1.4 Biện pháp chuẩn bị cho học sinh hoà nhập xã hội. 100
3.1.4.1 Mục đich, ý nghĩa biện pháp 100
3.1.4.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp 101
3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 106
3.2.1. Mục đích 106
3.2.2. Nội dung 106
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 109
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong tình hình phạm tội hiện nay ở nước ta, vấn đề trẻ vị thành niên vi
phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp cả về số lượng và tính chất
phạm tội. Trẻ vị thành niên phạm tội có mặt hầu hết ở các tệ nạn xã hội, thậm
chí còn có những em phạm những tội rất nguy hiểm đã được quy định trong
bộ luật hình sự của luật pháp Việt Nam. Những vấn đề trên đã đặt ra những
khó khăn và thách thức đối với công tác giáo dục của toàn xã hội, nhất là
công tác giáo dục lại trẻ vị thành niên.
Thực tế vào những năm gần đây số lượng học sinh của các trường giáo
dưỡng – loại trường chuyên quản lý và giáo dục trẻ em vị thành niên có hành
vi phạm pháp luật ở nước ta ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê năm 2004
tại 4 trường giáo dưỡng trong cả nước ta đã lên tới 3.448 em, trong đó có
1.666 em từ nông thôn, 1.782 em từ thành phố, thị trấn, thị xã. Một điểm nổi
bật là, tính chất và quy mô của tội phạm vị thành niên ngày càng nguy hiểm
và đa dạng. Hành vi phạm tội do các em gây ra thuộc các lĩnh vực sau đây:
liên quan đến ma tuý (145 em), trộm cắp (2.112 em), gây rối trật tự công cộng
(765 em), cố ý gây thương tích (124 em), hiếp dâm (69 em), giết người (12
em), cướp giật (54 em), cưỡng đoạt tài sản (79 em), lừa đảo (48 em), các hành
vi khác (40 em). [3. Tr6]
Chính sự gia tăng cả về số lượng và tính chất của những tệ nạn xã hội
cộng với số lượng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ngày càng nhiều đòi hỏi
xã hội cần phải quan tâm nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục lại nhằm
từng bước hạn chế sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, tạo cơ hội cho trẻ em vị
thành niên được có cơ hội làm lại cuộc đời và hòa nhập với xã hội. Hiện nay
công tác giáo dục lại đối với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đang là vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
đề quan tâm của nhiều ban ngành trong xã hội. Đây là một vấn đề phức tạp,
khó giải quyết, đòi hỏi sự tham gia của tất cả xã hội.
Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục lại nói riêng những
phương pháp giáo dục phù hợp là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng
hiệu quả của quá trình giáo dục. Trong kho tàng tri thức giáo dục lại, lý luận
và thực tiễn giáo dục của A.X. Makarenko là một trong những di sản quan
trọng có ảnh hưởng trên phạm vi thế giới. Việc nghiên cứu và vận dụng lý
quan điểm giáo dục lại của A.X.Makarenko sẽ góp phần tăng hiệu quả của
công tác giáo dục lại hiện nay.
Vận dụng lý luận giáo dục của A.X. Makarenko, nhất là những tư
tưởng về phương pháp giáo dục lại trong hoàn cảnh xã hội ta hiện nay là một
việc làm cần thiết để tăng cường tính chất xã hội chủ nghĩa và tính nhân văn
trong giá dục xã hội của nhà nước ta. Đồng thời để chứng minh sức sống của
tư tưởng giáo dục Makarenko cùng với tất cả những cơ sở khoa học của nó.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn vấn đề: “Vận dụng quan điểm
giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko trong công tác giáo dục tại
trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
Makarenko, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
trong trường Giáo dưỡng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tại trường Giáo dưỡng số 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko vào
công tác giáo dục trong trường Giáo dưỡng số 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả giáo dục của trường Giáo dưỡng số 2 sẽ nâng cao nếu:
Quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko được vận
dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường.
Các biện pháp giáo dục: Kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối
với học sinh trong quá trình giáo dục; tiến hành giáo dục đồng bộ; giáo dục
bằng tình cảm; chuẩn bị cho học sinh hoà nhập cộng đồng được thực hiện một
cách đồng bộ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa quan điểm giáo dục của A.X. Makarenko về chủ
nghĩa nhân đạo.
5.2 Tìm hiểu đặc điểm của trường giáo dưỡng và sự tiếp cận quan điểm
giáo dục của Makarenko ở Việt Nam.
5.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
trong trường Giáo dưỡng.
5.4 Tổ chức khảo nghiệm đánh giá tính khả thi của các biện pháp.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân
đạo của A.X.Makarenko tại trường Giáo dưỡng số 2.
7. Cơ sở phƣơng pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên các quan điểm phương pháp luận sau:
- Quan điểm hệ thống – cấu trúc
- Quan điểm lịch sử – lôgic
- Quan điểm thực tiễn
- Phép biện chứng duy vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Hệ thống các phương pháp lý thuyết: gồm các phương pháp phân tích,
tổng hợp, khái quát hoá để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng các biện
pháp vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
A.X.Makarenko vào công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.
- Hệ thống các phương pháp thực tiễn: quan sát, điều tra bằng ankét, phỏng
vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh, xin ý kiến chuyên gia
- Hệ thống các phương pháp xử lý số liệu: gồm các phương pháp
toán học.
9. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ hơn quan điểm giáo dục về chủ nghĩa
nhân đạo của Makarenko trong Giáo dục học hiện đại.
Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong
trường Giáo dưỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA
A.X.MAKARENKO.
1.1. Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko
được rất nhiều nhà khoa học giáo dục học quan tâm tìm hiểu. Ngay ở Liên Xô,
từ khi A.X.Makarenko còn sống, nhà nước Xô Viết đã cho phép các cơ sở giáo
dục của ông đón những đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan học tập.
Tại Việt Nam, việc quảng bá tư tưởng giáo dục của A.X.Makarenko đã được
diễn ra từ những năm 50 của thế kỉ XX. Sau đây là một số nghiên cứu cụ thể.
1.1.1 Tại Liên Xô và các nước ngoài Liên Xô
Ở Liên Xô, hầu hết các tác giả chuyên nghiên cứu về Makarenko đều
đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu hệ thống những quan
điểm giáo dục của ông và việc vận dụng những quan điểm giáo dục ấy vào
thực tiễn xã hội Liên Xô trước đây và hiện nay. Điều đó được thể hiện rõ ràng
trên quê hương Ucraina của Makarenko. Hàng trăm bản thông báo khoa học;
hàng trăm bài báo về việc vận dụng những quan điểm giáo dục của
Makarenko vào việc giáo dục và đào tạo sư phạm. Ví dụ như “Thực thi tư
tưởng của A.X.makarenko trong trường Phổ thông trung học”
(M.S.Sukhovery); “Áp dụng vào thực tiễn di sản giáo dục của
A.X.Makarenko” (A.A.Boiko, A.I.Corlenko)
Tính đến năm 1973 đã có đến 41 luận án tiễn sĩ và phó tiễn sĩ viết về sự
nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko được bảo vệ tại Liên Xô.
Ngoài Liên Xô, tại các nước xã hội chủ nghĩa cũng như các nước tư
bản chủ nghĩa, sự quan tâm nghiên cứu và vận dụng những quan điểm và thực
tiễn giáo dục của A.X.Makarenko đã diễn ra rất sớm và đa dạng. Ngay từ khi
A.X.Makarenko vẫn còn phụ trách tại trại Gorki và công xã Dzerjnski, nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
đoàn nghiên cứu từ nước ngoài đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm của
ông tại các cơ sở giáo dục này. Sau ngày A.X.Makarenko mất (1/4/1939) việc
nghiên cứu di sản giáo dục của ông được tiếp tục diễn ra nhằm đáp ứng những
yêu cầu cấp thiết của nhân loại.
Các nước như Pháp, Anh, Italia có rất nhiều nhà khoa học giáo dục quan
tâm nghiên cứu về sự nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko nhằm khẳng định
tính đúng đắn của hệ thống những quan điểm và thực tiễn giáo dục của ông.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, việc quảng bá tư tưởng giáo
dục của A.X.Makarenko thường được tiến hành trên cả hai mặt: nghiên cứu lý
thuyết và tổ chức vận dụng trong thực tiễn. Do ý nghĩa cấp thiết của vấn đề
giáo dục lại trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật mà việc nghiên
cứu di sản giáo dục của Makarenko được tiến hành hầu hết trong các nước xã
hội chủ nghĩa trong đó có Trung hoa và Cuba.
Trong lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh của A.X.Makarenko, đông đảo các
nhà nghiên cứu từ nhiều nước đã tham dự một cuộc hội thảo về những vấn đề
phương pháp luận và phương pháp cụ thể của việc nghiên cứu, vận dụng di
sản của A.X.Makarenko tại các nước ngoài Liên Xô.
Như vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học giáo dục học
nghiên cứu về di sản giáo dục của A.X.Makarenko. Cho đến nay việc nghiên
cứu và vận dụng những di sản giáo dục của ông vẫn được nhiều thế hệ các
nhà khoa học giáo dục học trên thế giới quan tâm nghiên cứu và ứng dụng.
1.1.2. Tại Việt Nam
Hệ thống quan điểm giáo dục và thực tiễn giáo dục của
A.X.Makarenko được quảng bá tại Việt Nam từ những thập niên 50 – 80 của
thế kỉ XX. Ban đầu lý luận đó được giảng nhiều trong các trường sư phạm,
sau đó được tuyên truyền rộng rãi ngoài xã hội, nhất là vận dụng nhiều trong
công tác giáo dục trẻ em hư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Tại các cơ sở giáo dục trẻ em hư - các trường Phổ thông Công Nông
nghiệp (PTCNN) trước đây hay trường Giáo dưỡng hiện nay hệ thống quan
điểm giáo dục của ông vẫn được vận dụng phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh đất nước Việt Nam.
Ở Việt Nam có nhiều tác giả và nhà khoa học đã tìm hiểu và nghiên
cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông một cách toàn diện. Như nhóm tác giả
nghiên cứu vừa lý luận vừa thực tiễn gồm: Võ Quang Phúc, Vũ Thanh Hùng,
Võ Thị Bích Hạnh…
Ngoài ra, từng nội dung cụ thể trong hệ thống quan điểm giáo dục của
Makarenko đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
Từ những năm xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa những quan điểm
giáo dục của Makarenko đã được truyền bá rất nhiều ở Việt Nam. Tuy có sự
khác nhau về hoàn cảnh, về đặc điểm trẻ em ở Việt Nam và Liên xô cũ nhưng
những nguyên lý, những quan điểm cơ bản về giáo dục xã hội chủ nghĩa là
không thay đổi. Chúng rất có ý nghĩa cho công tác giáo dục, không chỉ giáo
dục trẻ em hư mà cả những trẻ em bình thường trong mỗi gia đình, mỗi
trường học. Tất cả những phim và sách về quan điểm giáo dục của ông đều
được quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam hết sức hoan nghênh. Đặc
biệt là phim “Bài ca sư phạm” đã gây một xúc động mạnh mẽ trong các tầng
lớp thanh niên nam nữ và khiến các nhà giáo dục cũng như những người làm
cha mẹ phải quan tâm suy nghĩ.
Việc nghiên cứu và vận dụng những quan điểm giáo dục của
A.X.Makarenko vào thực tiễn giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp ở nước ta
đã có nhiều hiệu quả cao, mang lại những thành công tại trường Phổ thông
công nông nghiệp Xuân An. Những cố gắng của thầy và trò trường Xuân An
đã được nhà nước tặng thưởng danh hiệu Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang
Nhân dân và Huân chương chiến công Hạng nhất cho tập thể cán bộ giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
viên, chiến sĩ của trường. Những tư tưởng về chủ nghĩa nhân đạo, giáo dục
tập thể, giáo dục lao động và hướng nghiệp của ông đã được những nhà giáo
dục áp dụng rất hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ em hư tại nhiều trường
Giáo dưỡng hiện nay.
Có thể kể đến một số tác phẩm nghiên cứu về di sản giáo dục của
A.X.Makarenko như: “Từ bài ca sư phạm đến Xuân An” (1987) và “Muốn trẻ
em hư thành công dân tốt” (1991) của tác giả Võ Quang Phúc, tác giả Hà Thế
Ngữ với bài viết “A.X.Makarenko và việc đổi mới tổ chức quá trình sư
phạm”, tác giả Nguyễn Sinh Huy với bài viết “Chủ nghĩa nhân đạo cao cả -
cơ sở của mọi sự sáng tạo” hay trong cuốn “Lịch sử giáo dục thế giới” hai tác
giả Đào Thanh Âm và Hà Nhật Thăng đã dành một chương để giới thiệu về
những cống hiến to lớn của Makarenko đối với nền giáo dục của thế giới.
Như vậy, ngay tại Việt Nam đã có rất nhiều nhà khoa học giáo dục
nghiên cứu về những di sản giáo dục của A.X.Makarenko nhằm vận dụng có
hiệu quả những di sản giáo dục đó vào công tác giáo dục nước ta.
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của A.X.Makarenko
Antôn Xêmiônôvich Makarenko là một nhà lý luận sư phạm tiên phong
xuất sắc đồng thời ông cũng là một nhà hoạt động thực tiễn sư phạm lỗi lạc
của nền giáo dục Xô Viết cũng như của thế giới.
Ông sinh ngày 13/3/1888 trong một gia đình công nhân ở Kharkop
thuộc nước cộng hoà Ucraina. Cha của ông làm đốc công thợ sơn ở công
xưởng sản xuất toa xe lửa cho ngành đường sắt. Tuy ông sống trong một gia
đình nghèo khó nhưng những mối quan hệ đều hoà thuận, kín đáo và đượm
một tình yêu thương lớn đoàn kết mọi thành viên trong gia đình, người nào
người nấy đều có những nhiệm vụ phân định rất rõ rệt. Sự ngay thẳng, ý thức
bổn phận, cảm quan về phẩm cách con người là những đức tính mà ông tiếp
thu được ngay từ hồi thơ ấu trong gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Năm 12 tuổi Makarenko được vào học một trường cao đẳng tiểu học là
một trường mở cho con em bọn quan lại. Khi dẫn A.X.Makarenko đến
trường, người cha dặn rằng: “ Họ xây dựng trường này không phải cho bọn
mình, nhưng mà con, con hãy chứng tỏ cho họ biết! Những điểm 4 thì đừng
mất công đem về nhà làm gì! Phải là những điểm 5, con hiểu không?”
[15.Tr.147]
Năm 1905 sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo sư phạm ngắn hạn dành cho
việc đào tạo giáo viên trường tiểu học, ông bắt đầu dạy học ở trường tiểu học
dành cho con em công nhân đường sắt Kriukovo. Tại trường ông dạy các em
nhỏ tiếng Nga, số học, vẽ kĩ thuật, địa lý. Ông được các em nhỏ rất yêu mến vì
ông kể chuyện hay và biết tổ chức trò chơi, đặc biệt là các trò chơi theo mùa.
Cùng thời gian này phong trào cách mạng Nga phát triển rất mạnh mẽ,
ông đã tiếp xúc với những bài viết và tư tưởng của V.I.Lênin. Ông cũng đã
đọc những tác phẩm của M.Gorki cùng với môi trường công nhân nơi ông
sinh sống đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng quan điểm chính trị
của ông trên con đường theo chủ nghĩa Mác.
Những thành công của ông tại trường tiểu học Kriukovo đã đánh dấu
bước phát triển trong cuộc đời sự nghiệp theo giáo dục của ông. Cuối năm học
1913 – 1914 ông được nhà trường cử đi học tại trường sư phạm Pontava. Ông
tốt nghiệp trường đại học sư phạm Pontava giữa năm 1917 với bản đồ án “Sự
khủng hoảng của giáo dục học” được đánh giá là xuất sắc. Ông được trường sư
phạm Pontava tặng thưởng huy chương vàng cho bản đồ án tốt nghiệp của ông.
Ngày 1/9/1917 ngành giáo dục bổ nhiệm ông làm hiệu trưởng của một
trường Cao đẳng tiểu học.
Sau cách mạng Tháng Mười, nước Nga bị tàn phá nặng nề. Hàng ngàn
trẻ em lang thang trên các đường phố, chúng bám vào các toa tàu, ăn trộm ăn
cắp, phá phách chợ búa, nạn mại dâm nghiêm trọng. Trong nhà tù, rất nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
thanh thiếu niên phạm pháp. Một lực lượng cán bộ ưu tú của Đảng đã được
điều động vào công tác giáo dục lại những trẻ em hư, đưa chúng trở lại cuộc
sống bình thường và trở thành những người công dân tốt đóng góp vào công
cuộc xây dựng xã hội mới.
Năm 1920, ông được lệnh của ti giáo dục Pontava giao cho tổ chức một
cái trại để dạy dỗ những đứa trẻ phạm tội. Từ đó, ông thôi làm hiệu trưởng
trường cao đẳng tiểu học mà nhận nhiệm vụ làm giám đốc trại giáo dục trẻ vị
thành niên phạm pháp – trại sau này được gọi là “Trại lao động Gorki”. Đây
cũng chính là nơi ông bắt đầu sự nghiệp giáo dục lại của mình.
Những ngày đầu ở trại là thời gian căng thẳng và bất lực, cơ sở vật chất
thiếu, nhân lực hầu như không có. Nhưng đó cũng là những ngày mà ông tìm
đọc nhiều sách sư phạm, nghiên cứu tìm tòi những phương pháp, hướng đi
cho riêng mình – xây dựng lý luận từ thực tiễn hoạt động mà ông và các nhà
giáo dục đang tiến hành.
Ngày 4/12/1920, sáu trẻ nuôi đầu tiên được đưa đến trại với những
thành tích phạm pháp đáng sợ - ăn cướp có vũ khí. Chúng bước chân vào trại
với thành tích như vậy cho nên chúng rất tự do, coi khinh những người quản
lý, thô lỗ, tục tĩu và lười biếng. Trước tình hình như vậy đặt Makarenko vào
một tình huống rất khó khăn hầu như tuyệt vọng.
Cuối cùng sau bảy năm với cương vị là giám đốc trại ông đã trải qua
biết bao khó khăn, tuy nhiên nhờ có những phương pháp giáo dục đầy sáng
tạo, ông đã thành công một cách vẻ vang và đưa trại trở thành một cơ sở giáo
dục kì diệu.
Năm 1926, ông đưa 120 trẻ ở trại Gorki họp với 280 trẻ em mới ở
Cu-ri-a-giơ, gần Kharkop, thành một trại có 400 trẻ: 300 nam và 100 nữ.
[15.Tr.175].
Năm 1927, ông phải bỏ trại giáo dục ở Cu-ri-a-giơ để đến nhận trách
nhiệm tại một cơ sở giáo dục khác gọi là Công xã F.Dzerjinski. Từ năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
1927 – 1935 Makarenko làm giám đốc Công xã F.Dzerjinski gồm 600 thiếu
nhi và thanh niên vô thừa nhận. Năm 1935 ông phải kiêm phó giám đốc cơ
quan phụ trách các trại lao động thuộc Bộ dân uỷ Nội vụ nước cộng hoà
Ucraina. Sau tám năm công tác tại đây, ông đã biến Công xã thành một cơ
sở giáo dục kiểu mẫu.
Trong thời gian hoạt động giáo dục tại trại Gorki và Công xã
Dzerjinski ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục trẻ em hư phạm
pháp mà Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết giao phó. Sau 16 năm hoạt
động ở trại Gorki và ở Công xã lao động Dzerjinski, Makarenko đã giáo dục
hơn 3000 trẻ em phạm pháp trở thành những công dân Xô Viết tận tuỵ, trung
thành với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; họ là những kĩ sư, bác sĩ, sĩ quan quân
đội, nghệ sĩ Họ công tác thắng lợi trong tất cả các lĩnh vực xây dựng xã hội
chủ nghĩa của đất nước Xô viết.
Ngày 1 tháng 2 năm 1939, chính phủ Liên Xô đã tặng ông huân chương
Cờ đỏ Lao động.
Kết quả hoạt động giáo dục của ông thành công rực rỡ. Vì vậy, ngay từ
khi Makarenko còn sống, Nhà nước Xô Viết đã cho phép đón các đoàn khách
trong và ngoài nước đến tham quan học tập tại các cơ sở giáo dục của ông.
Trong năm đầu, “Công xã Dzerjinski đã đón 127 đoàn đại biểu của 30 nước
trên thé giới, trong đó có 37 đoàn của Đức, 16 đoàn của Pháp, 17 đoàn của
Anh, 12 đoàn của Nam Mỹ, 8 đoàn của Hoa Kỳ, trong đó có đại biểu của các
nước dân tộc thuộc địa của châu Á ” [1. Tr.90]
Trong hoạt động giáo dục, Makarenko không những là một nhà thực
hành lỗi lạc mà còn là một nhà lý luận có những cống hiến lớn lao cho nền
giáo dục Xô Viết những tác phẩm thực sự nổi tiếng. Tác phẩm đầu tiên mô tả
Công xã Dzerjinski có tên là “Hành khúc năm 1930”. Sau đó ông cho ra đời
những tác phẩm sư phạm nổi tiếng như “Bài ca sư phạm”, “Những ngọn cờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
trên đỉnh tháp” và ông có viết một tác phẩm mang tên “Sách dành cho các bậc
cha mẹ” Trong những tác phẩm đó ông đã nêu lên những tư tưởng giáo dục
của mình, mang đậm chủ nghĩa nhân đạo, tình yêu thương con người và tin
tưởng vào sự tiến bộ của con người.
Toàn bộ bộ sự nghiệp thực tiễn và lý luận giáo dục của Makarenko là
một bài ca sư phạm vĩ đại, thấm đượm tình người cộng sản, có tính chiến đấu
cao và mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Ngày 1/4/1939 vì bệnh đau tim, ông đột ngột từ trần trên chuyến tàu đi
từ một nơi an dưỡng của các nhà văn ở gần Mạc tư khoa về thủ đô. Tuy nhiên
những gì ông để lại cho nhân loại là một hệ thống những quan điểm giáo dục
đậm tính nhân văn mà đến ngày nay chúng ta vẫn đang tiếp tục tìm hiểu và
vận dụng nó một cách hiệu quả trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục
lại nói riêng.
Như vậy, cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko là một
chuỗi dài những hoạt động nghiên cứu và thực hành giáo dục có hiệu quả.
Ông đã chứng minh sự đúng đắn trong giáo dục của mình bằng thực tiễn công
tác giáo dục trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật tại trại Gorki và Công xã
Dzerjinski. Điều đó cho thấy những di sản giáo dục của ông có tính khách
quan đúng đắn và khoa học, nó có thể được vận dụng có hiệu quả trong công
tác giáo dục nói chung và giáo dục lại nói riêng trên toàn thế giới.
1.3 Quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì chủ nghĩa nhân đạo
được hiểu như sau: “Chủ nghĩa nhân đạo là hệ thống quan điểm coi trọng
nhân phẩm, yêu thương con người, coi trọng quyền của con người được phát
triển tự do, coi lợi ích của con người là tiêu chuẩn đánh giá quan hệ xã hội” [
16. Tr.278 ]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là tư tưởng văn hóa của nhân loại,
nó đối lập với sự tha hóa con người của chủ nghĩa tư bản xây dựng. Chủ
nghĩa nhân đạo chủ trương xây dựng cuộc sống nhân văn cho con người. Đây
cũng là tư tưởng đấu tranh của những nhà cộng sản nhằm đòi lại quyền lợi
cho con người. Nó hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, không chiến tranh
không thù hận, một cuộc sống văn minh.
Chủ nghĩa nhân đạo Makarenko là thuật ngữ mà nhân dân Liên Xô và
nhiều nước khác dùng để chỉ kết quả của sự vận dụng thành công chủ nghĩa
nhân đạo xã hội chủ nghĩa vào sự nghiệp giáo dục lại trẻ vị thành niên phạm
pháp tại Liên Xô do chính Makarenko chủ trì thực hiện. Đây là kết quả của sự
kế thừa những truyền thống quý báu của gia đình, của môi trường công nhân
nơi ông sinh sống và lớn lên cùng với những tư tưởng về chủ nghĩa nhân đạo
của chủ nghĩa Mac-Lênin, những tư tưởng của Gorki mà ông đã tiếp nhận.
Đồng thời chủ nghĩa nhân đạo cũng được ông vận dụng trong mọi hoạt động
giáo dục của mình.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp giáo dục của Makarenko là
lòng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa. Điều đó cũng đã phản ánh đầy đủ trong hệ
thống lý luận cũng như thực tiễn hoạt động giáo dục của ông. Trong sự
nghiệp giáo dục của ông, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa không tồn
tại như một khẩu hiệu chung chung, mà đã trở thành những nội dung giáo
dục, những biện pháp giáo dục cụ thể.
Quan điểm giáo dục của A.X.Makarenko phản ánh một cách rõ rệt
những đặc điểm của nền giáo dục Xô viết, tức là chủ nghĩa nhân đạo xã hội
chủ nghĩa và chủ nghĩa lạc quan cách mạng.
Nội dung chủ yếu của quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo trong giáo dục
bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
1.3.1. Cách đánh giá con người
Cách đánh giá con người là một luận điểm quan trọng trong toàn bộ
quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko. Trước hết đó là cái nhìn,
cách đánh giá đúng đắn đối với con người, nhất là con người trong trường hợp
phạm tội bất hạnh. Makarenko cho rằng “không có thái độ đúng đắn, khoa
học đối với con người thì cũng có nghĩa là không có được điều kiện chủ quan
cơ bản để thành công trong công tác giáo dục” [22. Tr.13]. Theo ông, mọi tội
lỗi ở con người đều không phải là hiện tượng bẩm sinh. Tội lỗi ở con người
phản ánh tội lỗi của xã hội. Tội lỗi ở người lớn đã như vậy, tội lỗi ở trẻ em lại
càng như vậy. Chính vì thế Makarenko đã nhiều lần nói rằng, ông không đồng
ý dùng từ “Trẻ hư” với nghĩa bản chất của nó như thế, mới sinh ra nó đã như
thế. Ông cho rằng trong trường hợp ấy, “trẻ hư” là tên gọi vô nghĩa. [11. Tr.5]
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác về quy luật hình thành và
phát triển nhân cách, về sự làm lại, rèn lại nhân cách trong quá trình con
người tham gia tích cực vào hoạt động cải tạo xã hội. Makarenko đã đấu tranh
không khoan nhượng với các quan niệm và học thuyết phản khoa học trong
giáo dục, điển hình là phái nhi đồng học. Họ đề cao ảnh hưởng của di truyền
và môi trường một cách giáo điều, máy móc, hạ thấp giá trị của giáo dục, làm
cho các nhà giáo dục không tin vào trẻ em. Makarenko đã chứng minh bằng
những thành công xuất sắc trong hoạt động giáo dục thực tiễn một mệnh đề
quan trọng: Trẻ hư, khi có quá trình phấn đấu tốt có thể trở thành người bình
thường (với nghĩa là được đánh giá trung bình về mặt tư tưởng, chính trị đạo
đức) và người tốt được.
Makarenko đã chứng minh bằng cả thực tiễn lẫn lý luận rằng, trong
thực tế, không hề có một ranh giới tuyệt đối giữa những người được gọi là
bình thường với những người hư. Ranh giới ấy là tương đối. Một người tốt
hôm nay, ngày mai có thể là một người xấu thực sự, nếu quá trình phấn đấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
rèn luyện ở anh ta không còn nữa. Ngược lại, một người hôm nay bị xếp vào
hạng xấu, kém, nếu biết và có quyết tâm phấn đấu làm lại cuộc đời, ngày mai
có thể trở thành người tốt. Tiêu chuẩn đánh giá con người về mặt nhân cách là
những phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức của xã hội. Những chuẩn phẩm
chất này thay đổi, phát triển theo sự phát triển của các chế độ xã hội.
Chính từ đấy mà Makarenko đã rút ra một kết luận hết sức bổ ích và lý
thú về giáo dục: “Không thể đánh giá con người một lần cho cả cuộc đời.”
[11. Tr.18]. Ông đưa ra luận điểm đậm chất nhân văn trong việc đánh giá con
người, nhìn nhận con người phải trong tính biện chứng và sự phát triển của
con người ấy. Giáo dục phải tạo điều kiện cho những người có lỗi lầm như
các em được sửa chữa, nhìn nhận và đánh giá con người phải ở quá trình phát
triển trong quá trình giáo dục.
Trên cơ sở quan điểm đánh giá đúng đắn về học sinh ông cũng đưa ra
một yêu cầu với bản thân nhà giáo dục cần phải đánh giá đúng đắn những cố
gắng của các em, dù là nhỏ nhất.
Makarenko thể hiện quan điểm trên của mình bằng những biện pháp
giáo dục cụ thể: Ông đấu tranh chống lại lối tác động giáo dục trên nền tảng
những định kiến với các em học sinh, nhất là đối với quá khứ bất hạnh của
các em, đồng thời ông cũng xác định đúng đắn đối với việc làm lại nhân cách
của các em đó.
Những ngày đầu ở trại Gorki, việc tiếp nhận những trẻ em hư vào trại
và vào các đội thường kèm theo việc tiếp nhận những hồ sơ phạm pháp của
các em ấy. Ông nhận thấy rằng, nhiều nhà giáo dục của trại đã giở những tập
hồ sơ đó ra đọc một cách tò mò và say sưa. Sau đó, các nhà giáo dục đó cảm
thấy ngại gần gũi với các em, thậm chí sợ các em nữa. Công tác giáo dục của
họ trở thành những hoạt động đối phó, có tính chất hình thức, nghèo nàn và
rất ít hiệu quả. Ông đã đặt vấn đề với những nhà giáo dục đó như sau: “Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
đồng chí ạ, chúng ta không nên và cũng không cần làm như thế nữa. Tôi đề
nghị từ nay các đồng chí cần nhận học sinh mà thôi. Hồ sơ của các em thì tôi
sẽ cất ngay vào tủ. Các đồng chí đến thẳng với các em, gần gũi giúp đỡ các
em học tập, lao động, sống tập thể. Khi nào các đồng chí đã trở thành người
gần gũi với các em rồi, các đồng chí hãy đọc thêm hồ sơ của các em. Lúc ấy
các đồng chí thấy việc đọc hồ sơ sẽ làm cho các đồng chí yêu mến các em
hơn.” [11. Tr.18-19].
Những kinh nghiệm và những biện pháp giáo dục của Makarenko đã
được những nhà giáo dục trong trại Gorki áp dụng một cách rộng rãi, công tác
giáo dục tại trại Gorki từ đó đã trở nên sâu sắc hơn. Điều đó trở thành một
trong hàng loạt những biện pháp giáo dục có tác dụng khơi dậy những yếu tố
tích cực trong nhân cách của học sinh, phát huy được tính năng động chủ
quan của các em trong quá trình học tập, lao động và xây dựng tập thể, đồng
thời những biện pháp giáo dục đó có tác dụng chống lại lối giáo dục cửa
quyền, xúc phạm nhân cách của các em.
Theo dòng tư tưởng giáo dục như vậy, Makarenko và tập thể các nhà
giáo dục của trại đã phấn đấu đề cuối cùng chấm dứt hiện tượng nhắc lại quá
khứ bất hạnh của trẻ trước mặt các em. Ông và các nhà giáo dục coi đó như là
một sai lầm trong việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng nhân cách của các em.
Cách đánh giá về con người của ông còn được duy trì trong suốt quá
trình giáo dục trẻ em. Trong công tác giáo dục của mình, Makarenko thường
xuyên làm công việc đánh giá học sinh, nhất là sau những đợt thử thách,
những đợt thi đua. Như vậy đánh giá học sinh không chỉ để khẳng định học
sinh đã đạt những gì mà còn có tác dụng giúp học sinh tự nhận thức về bản
thân mình một cách chính xác hơn, tự đánh giá mình đúng đắn hơn và có kế
hoạch hành động sát hợp hơn.
Như vậy, trong quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko thì
việc đánh giá con người trở thành một vấn đề quan trọng. Nhìn nhận con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
người một cách khách quan và khoa học, không được phép duy trì những định
kiến cố hữu với những lỗi lầm của các em. Trên cơ sở đó, ông đề ra những
biện pháp giáo dục cụ thể để chống lại những lối giáo dục cửa quyền, xúc
phạm và không đánh giá đúng về học sinh của trại. Chúng ta có thể thấy
rằng, việc đánh giá ở đây có hai mặt của nó. Một mặt nó giúp nhà giáo dục
hiểu học sinh của mình hơn, không còn những định kiến và yêu mến học sinh
nhiều hơn; mặt khác nó giúp cho trẻ em tự nhận thức bản thân mình, tự đánh
giá mình một cách chính xác. Từ đó, nhà giáo dục cũng như học sinh sẽ đề ra
kế hoạch hành động sát hợp nhằm đạt được kết quả giáo dục cao nhất.
1.3.2. Yêu thương con người, tin vào con người, nhìn thấy ưu điểm ở
con người
Yêu thương con người, tin vào con người, nhìn thấy ưu điểm ở con
người được Makarenko thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt động giáo dục của mình.
Chúng không tồn tại như là một lý thuyết mà còn tồn tại ngay trong bản thân con
người Makarenko, xuất phát ngay từ trong trái tim, ý thức của ông đã có.
Cách đánh giá con người, yêu thương, tin tưởng, nhìn thấy những ưu
điểm ở con người, tôn trọng và yêu cầu cao đối với con người là những luận
điểm quan trọng trong quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko,
chúng không loại trừ nhau mà luôn bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau, lồng ghép vào
nhau. Chính vì vậy trong công tác giáo dục của ông, ta không thể nhận ra
những dấu hiệu đơn thuần của một luận điểm cụ thể nào.
Trước hết, nhìn nhận tình yêu thương đối với con người của ông ngay
trong việc ông dám đảm nhận nhiệm vụ giáo dục trẻ em hư theo đề nghị của ti
giáo dục. Ông yêu cầu bắt buộc những trẻ em phải học. Ông khẳng định với
những học sinh của mình rằng: “Ai không muốn học, kẻ đó là một công dân
Xô - Viết loại tồi, không đi cùng đường với chúng ta” [18.Tr.45]. Theo ông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
thương yêu, quý mến con người, hi vọng và tin tưởng vào con người phải là
việc tạo điều kiện cho con người được hoạt động và phát triển.
Thực chất việc giáo dục của ông là ông đã tổ chức các hoạt động cho
học sinh của mình một cách phù hợp, giúp các em được học tập, lao động và
tham gia những hoạt động của tập thể từ đó giúp các em phát huy hết
những năng lực của mình, cùng nhau học tập và rèn luyện thành những người
công dân có ích cho xã hội. Vấn đề này được thể hiện trong những tác phẩm
nổi tiếng của ông như “Bài ca sư phạm” và “Những ngọn cờ trên tháp”. Ở
trong các tác phẩm đó, chúng ta thấy tồn tại một tập thể chính thức, họ hoạt
động trong nhiều lĩnh vực như học tập, lao động sản xuất, rồi những cuộc hội
họp của tập thể Họ sống một cách thoải mái và hăng say trong mọi công
việc. Đó chính là thể hiện quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko,
nó xuất phát từ tình yêu thương con người của ông. Chính tình yêu thương
con người là động lực giúp ông hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục mà nhà
nước Xô viêt giao phó, trong suốt mười sáu năm hoạt động giáo dục ông
không có thời gian lo cho bản thân, không nghỉ phép mà ông dành hoàn toàn
những thời gian đó cho các em, mong muỗn uốn nắn các em thành những
công dân có ích.
Trong cách đánh giá con người ông cũng đã thể hiện tình yêu thương
của mình với các em. Ông cảm thông với các em, với những lỗi lầm của các
em. Theo ông, không có kẻ phạm pháp nào hết, chỉ có những người rơi vào
hoàn cảnh khó khăn. “Tôi hiểu rất rõ rằng nếu thời thơ ấu, tôi cũng rơi vào
một hoàn cảnh như vậy thì tôi cũng trở thành một người như các em. Và bất
kì một đứa trẻ nào bị ném ra đường phố, không có người giúp đỡ, không có
xã hội, không có tập thể, không có bạn bè, không có kinh nghiệm, không có
tương lai, thần kinh lại bị kiệt sức và mệt mỏi Mọi đứa trẻ bình thường
cũng sẽ xử sự như các em đó” [22.Tr.15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Chính tình yêu thương con người đã giúp ông kiên trì và sáng tạo trong
cuộc suốt quá trình hoạt động cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và cải tạo trẻ
em hư của mình. Ông có cái nhìn biện chứng về con người, có thiện chí, lạc
quan tin tưởng vào con người. Đó cũng chính là kết quả của tình yêu thương
vô hạn mà ông dành cho các em. Từ đó ông có những biện pháp nâng đỡ,
khuyến khích các em trong mọi hoạt động.
Để xây dựng được cơ sở giáo dục của mình ông và các nhà giáo dục đã
phải trải qua biết bao khó khăn, nhiều lúc như bất lực. Nhưng, những điều đó
không làm cho ông nản chí, ông vẫn kiên trì tìm hiểu để có biện pháp giáo
dục tốt hơn. Trên cơ sở yêu thương con người mà ông hiểu những học sinh
của mình, ông giao những công việc phù hợp với khả năng và năng lực của
các em. Đó là một trong những biện pháp được ông sử dụng rộng rãi.
Chúng ta còn nhắc đến biện pháp “Những cú bùng nổ” – như là một
đặc điểm cơ bản của nhà giáo dục Makarenko. Một trong đó có thể kể về một
trường hợ cụ thể sau: cách tiếp nhận các em mới vào trại.
“Trước kia, thông thường, mỗi khi gửi trẻ hư vào trại, người ta cử
các đồng chí công an vai mang súng, tay ôm cặp hồ sơ, áp giải các em vào
tận văn phòng của trại và làm thủ tục bàn giao ngay trước sự chứng kiến
của chính các em. Bằng cách ấy, trại đã tiếp nhận các em theo phương
thức của một trại giam, chứ không phải là một cơ sở giáo dục. Makarenko
và các đồng nghiệp của ông cảm thấy sâu sắc điều đó, khi theo dõi các ảnh
hưởng xấu do cách tiếp nhận ấy mang lại trong quá trình phấn đấu làm lại
nhân cách của các em. Cái cảm giác bị đưa vào trại giam để chịu những
hình phạt.”
Makarenko đã tổ chức lại quá trình tiếp nhận theo một kiểu khác, theo
phương pháp “bùng nổ”