Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển trường cao đẳng công nghiệp việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 113 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRONG QUẢN LÍ TRƯỜNG HỌC ..................................5
1.1 Những khái niệm cơ bản ..........................................................................5
1.1.1. Quản lý và quản lí giáo dục ...............................................................5
1.1.2. Quản lí trường học và quản lí nhân sự ...............................................11
1.1.3. Phát triển và phát triển đội ngũ giảng viên.........................................14
1.2 Lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trong quản lí trường học ...........15
1.2.1. Vai trị, vị trí và đặc thù lao động của giảng viên cao đẳng kỹ thuật ..15
1.2.2. Chuẩn giảng viên cao đẳng ................................................................20
1.2.3. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên..............................................25
1.2.4. Các quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên trong quản lí ................28
1.3. Nhiệm vụ quản lí trong phát triển đội ngũ giảng viên ..............................30
1.3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ..............................30
1.3.2 Quản lí việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên .........................32
1.3.3. Quản lí đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giảng viên...................32
1.3.4. Quản lí việc thực hiện các chính sách đối với giảng viên...................34
1.4. Kết luận chương I....................................................................................36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐNGV Ở TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC ..........................................................37
2.1 Vài nét về trường CĐCN Việt Đức ..........................................................37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường CĐCN Việt Đức ...............37
2.1.2. Nhiệm vụ của trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức ......................38
2.1.3. Tổ chức bộ máy và quy mô của nhà trường .......................................39
2.2 Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên của trường ................................42
2.2.1. Số lượng và cơ cấu theo ngành nghề đào tạo .....................................42
2.2.2. Cơ cấu GV theo giới tính, độ tuổi và thâm niên cơng tác ...................44
2.2.3. Chất lượng giảng viên .......................................................................45
2.2.4. Quá trình điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giảng viên .................................51
2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ..............52


2.3 Thực trạng quản lí phát triển ĐVGV ........................................................54
2.3.1. Thực trạng kế hoạch phát triển ĐNGV ..............................................54
2.3.2. Thực trạng quản lý việc tuyển chọn, sử dụng ĐNGV ........................55
2.3.3. Thực trạng quản lí đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của ĐNGV ......57
2.3.4. Thực trạng quản lí thực hiện các chính sách đối với giảng viên .........64
2.3.5. Đánh giá chung thực trạng quản lí phát triển ĐNGV ở trường CĐCN
Việt Đức ........................................................................................................66
2.4 Kết luận chương 2 ....................................................................................68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC ………………………………………………70
3.1. Định hướng phát triển ĐNGV của trường đến năm 2015 ........................70
3.1.1. Những nét cơ bản về quy hoạch phát triển trường CĐCN Việt Đức
trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo ...........................................70
3.1.2. Mục tiêu phát triển ĐNGV nhà trường đến năm 2015 .......................72
3.2. Giải pháp phát triển ĐNGV trường CĐCN Việt Đức đến năm 2015 ......75
3.2.1. Hệ thống giải pháp ............................................................................75
3.2.2. Giải pháp 1: Xây dựng và khai thác trung tâm chuyển giao KHCN và
bồi dưỡng ĐNGV ..........................................................................................75
3.2.3. Giải pháp 2: Sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên hiện có ................77
3.2.4. Giải pháp 3:Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng ĐNGV ...79
3.2.5. Giải pháp 4: Đẩy mạnh đào tạo nâng cấp và chuẩn hoá ĐNGV .........89
3.2.6. Giải pháp 5: Tuyển dụng mới đội ngũ giảng viên ..............................91
3.2.7. Giải pháp 6: Xây dựng lại chính sách nội bộ đối với ĐNGV .............95

3.3. Khảo nghiệm các giải pháp qua ý kiến chuyên gia ..................................98
3.4. Kết luận chương 3 ...................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................99
1. Kết luận...................................................................................................99
2.Khuyến nghị ………………………………………………………………101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… 103
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
======= O0O =======

MAI QUANG DƯƠNG

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT - ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
======= O0O =======

MAI QUANG DƯƠNG

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT - ĐỨC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG THÀNH HƯNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
======= O0O =======

MAI QUANG DƯƠNG


XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT - ĐỨC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG THÀNH HƯNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Luận văn được hoàn thành tại :

Người hướng dẫn khoa học :

Người phản biện 1:

Trường Đại học Sư phạm
Đại học Thái Nguyên

PGS.TS. Đặng Thành Hưng

PGS – TS Hà Thế Truyền


Người phản biện 2: PGS – TS Trần Thị Tuyết Oanh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn theo Quyết định
số… ngày.... tháng…năm 2010 họp tại :
Vào hồi 09 giờ 30 phút ngày 24 tháng 10 năm 2010

Có thể tìm hiểu luận văn tại :
-Trung tâm học liệu – Đại học Thái nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BD
CB CNV

CĐCN
CNTT
CNNL
CHLBĐ
CNC
CNKT
CNKTĐT
ĐH
ĐT
ĐNGV
GV
GD

GS
GVDN
GD&ĐT
GTZ
HS
KT
KHKT
KTS
LT
NCKH
PGS
PLC
PT
QLGD
QLNL
QHQT
SV
TH
XHCN
XHH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bồi dưỡng
Cán bộ công nhân viên
Cao đẳng
Cao đẳng công nghiệp
Công nghệ thông tin
Công nghệ nhiệt lạnh
Cộng hồ liên bang Đức

Cơng nghệ CNC
Cơng nhân kỹ thuật
Cơng nghệ kỹ thuật điện tử
Đại học
Đào tạo
Đội ngũ giảng viên
Giáo viên
Giáo dục
Giáo sư
Giảng viên dạy nghề
Giáo dục và đào tạo
Dự án hỗ trợ đào tạo nghề Đức
Học sinh
Kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật
Kỹ thuật số
Lý thuyết
Nghiên cứu khoa học
Phó giáo sư
Cơng nghệ PLC
Phát triển
Quản lý giáo dục
Quản lý nhân lực
Quan hệ quốc tế
Sinh viên
Thực hành
Xã hội chủ nghĩa
Xã hội học





LỜI CẢM ƠN!

Tôi xin chân thành cảm ơn:
Khoa sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đai học Thái nguyên đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Đặng Thành Hưng
đã tận tình , hướng dẫn giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng công nghiệp Việt
Đức, cảm ơn các đơn vị, các đồng nghiệp đã cung cấp tư liệu cho bản luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè, người thân đã chia sẻ cơng việc, giúp đỡ
tác giả hồn thành luận văn!

Thái nguyên , ngày 24 tháng 10 năm 2010
Mai Quang Dương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1


Quy mô SV hệ chính qui của nhà trường

41

Bảng 2.2

Số lượng và cơ cấu giảng viên phân bố theo ngành nghề

42

Bảng 2.3

Cơ cấu GV lý thuyết và thực hành

43

Bảng 2.4

Nhịp độ phát triển ĐNGV từ 2004 đến 2010

43

Bảng 2.5

Cơ cấu giảng viên theo độ tuổi và theo khoa

44

Bảng 2.6


Cơ cấu giảng viên theo giới tính và thâm niên cơng tác

45

Bảng 2.7

Các trình độ đào tạo

45

Bảng 2.8

Chất lượng giảng viên

46

Bảng 2.9

Trình độ được đào tạo của ĐNGV trường CĐCN Việt Đức

46

Bảng 2.10 Đánh giá của cán bộ QL và SV về năng lực chuyên môn của
ĐNGV
Bảng 2.11 Trình độ sư phạm của đội ngũ giảng viên

47

Bảng 2.12 Đánh giá của CBQL và SV về năng lực sư phạm của ĐNGV


48

Bảng 2.13 Trình độ ngoại ngữ của ĐNGV phát triển từ 2002 - 2010

49

Bảng 2.14 Trình độ Tin học của ĐNGV đến năm 2010

50

Bảng 2.15 Kết quả đề tài NCKH các cấp của đội ngũ giảng viên

50

Bảng 2.16 Đánh giá của cán bộ QL và SV về năng lực NCKH của
ĐNGV
Bảng 2.17 Phát triển cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính và thâm niên
cơng tác của ĐNGV phân theo các ngành đào tạo (tính 2008
đến nay
Bảng 2.18 Đánh giá của CBQL và GV về xây dựng kế hoạch phát triển
ĐNGV
Bảng 2.19 Đánh giá của CBQL và GV về kết quả ĐT- BD

51

Bảng 2.20

Đánh giá của CBQL và GV về thực hiện các chính sách


64

Bảng 3.1

Qui mô đào tạo

71

Bảng 3.2

Phát triển ĐNGV giai đoạn 2010-2015

72

Bảng 3.3

Cơ cấu ĐNGV giai đoạn 2010-2015 (theo ngành)

73

48

51

55
57

Bảng 3.4.

Kế hoạch tuyển dụng và điều chuyển GV đến năm 2015


92

Bảng 3.5.

Tỉ lệ % về tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp của
CBQL và GV về thực hiện các chính sách

98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng ta đã khẳng định: “Giáo viên giữ
vị trí quan trọng trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục - đào tạo và đƣợc xã
hội tôn vinh”. Ngày 15 tháng 06 năm 2004 Ban Bí thƣ Trung Ƣơng Đảng đã
có chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Với mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc chuẩn hoá, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số
lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất, lối sống, lƣơng tâm, tay nghề của nhà giáo”.
Ngoài ra các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc (Nghị quyết 4, Nghị
quyết 6 khoá IX, Nghị quyết Đại hội Đảng X; Nghị quyết 40 năm 2000; Đề
án đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020; Đề án “ Xây
dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 20052010; Luật giáo dục 2005...) đều nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đội
ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo và đƣa ra nhiều giải pháp để
phát triển ĐNGV về mọi mặt, đáp ứng sự phát triển của giáo dục Việt Nam
trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 20 tháng 8 năm 2005 Trƣờng cao đẳng công nghiệp Việt Đức
(CĐCNVĐ) đƣợc Bộ Công Nghiệp phê duyệt đề án quy hoạch xây dựng và
phát triển nhà trƣờng đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Trong đó có mục
tiêu: “Xây dựng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) cao đẳng chuẩn về trình độ, đảm
bảo đủ về số lƣợng, có trình độ chun mơn cao, có phẩm chất đạo đức và
lƣơng tâm nghề nghiệp, năng lực sƣ phạm, phong cách giảng dạy tiên tiến –
hiện đại và nâng cao năng lực tự nghiên cứu khoa học ”. Trƣờng có nhiều khó
khăn về ĐNGV, đặc biệt ở hệ cao đẳng, phần lớn GV đang giảng dạy các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

chƣơng trình dạy nghề và trung cấp mới đƣợc đào tạo-bồi dƣỡng để giảng dạy
hệ cao đẳng nên kinh nghiệm còn hạn chế. Phát triển ĐNGV đáp ứng đƣợc
đào tạo cao đẳng trong giai đoạn hiện nay và đáp ứng mục tiêu của Đề án phát
triển nhà trƣờng đang là một nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết.

1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều nghiên cứu chuẩn bị cho Đề án của Chính phủ về nâng cao
chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và luận văn thạc sỹ nghiên cứu về lý luận, thực
tiễn và các giải pháp phát triển ĐN giáo viên, GV ở một số trƣờng đại học và
cao đẳng với điều kiện về hoàn cảnh riêng nhƣ:
- Những nghiên cứu điều tra và xây dựng quan điểm thiết kế cho Đề án
“ Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
giai đoạn 2005 – 2010 “ đƣợc Chính phủ phê duyệt ngày 11/01/2005
- Luận văn “Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy
Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hải Phòng” của Dƣơng Đức Hùng (2002).
- Luận văn “Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GV thanh nhạc
của các Trƣờng CĐ Văn Hố Nghệ Thuật đóng trên địa bàn Hà Nội” của Vũ
Kim Phúc (2003).
- Luận văn “Các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng
Cao đẳng văn hoá nghệ thuật qn đội” của Phạm Đình Hịe (2003).
- Luận văn “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ GV Trƣờng
Cao đẳng sƣ phạm Cần Thơ đến năm 2010” của Nguyễn Ngọc Lợi (2005).
Những nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác đều đề cập đến nhiệm
vụ phát triển ĐNGV hoặc giáo viên trong một thời kì quản lí thuộc giai đoạn
phát triển nhất định của nhà trƣờng. Các loại hình trƣờng khác nhau và các
lĩnh vực đào tạo khác nhau đòi hỏi những giải pháp khác nhau trong quản lí
trƣờng học, trƣớc hết ở cấp trƣờng. Ở các cấp trên trƣờng thì các giải pháp có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

thể có nhiều điểm chung hơn là các giải pháp tại cấp trƣờng. Tuy nhiên, nhiều

câu hỏi cụ thể đối với Trƣờng CĐCNVĐ lại chƣa có giải đáp trong bất kì
nghiên cứu nào. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi đứng trƣớc nhiệm vụ
cấp bách cũng nhƣ lâu dài và mong muốn góp phần trả lời một số câu hỏi sau:
1. ĐNGV có thể giữ vai trị gì trong việc đạt mục tiêu phát triển đến
2015 của Trƣờng CĐCNVĐ?
2. Các giải pháp phát triển ĐNGV của Trƣờng phải bao quát đƣợc
những yếu tố nào trong phát triển?
3. Làm thế nào để thực hiện các giải pháp phát triển ĐNGV một cách
hiệu quả trong q trình quản lí trƣờng học?
Từ sự phân tích bối cảnh và những lí do trên chúng tôi chọn đề tài:
“Xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng mục tiêu của Trƣờng cao đẳng công
nghiệp Việt Đức” để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất những giải pháp phát triển ĐNGV Trƣờng CĐCNVĐ trong quá
trình quản lí nhà trƣờng theo tiếp cận mục tiêu và hƣớng vào chất lƣợng.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động quản lí trƣờng học tại cấp trƣờng ở Trƣờng CĐCNVĐ,
Bộ Công Thƣơng.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các hoạt động và quan hệ quản lí có liên quan đến nhân sự giảng dạy
và chuyên môn - nghiệp vụ trong quá trình phát triển của Trƣờng CĐCNVĐ.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1. Xác định cơ sở lí luận của việc phát triển đội ngũ GV tại cấp
trƣờng trong q trình quản lí trƣờng học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





4

4.2. Khảo sát thực trạng ĐNGV và các giải pháp phát triển ĐNGV ở
Trƣờng CĐCNVĐ trong những năm qua.
4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ GV đáp ứng các mục
tiêu phát triển Trƣờng CĐCNVĐ đến 2015 và tổ chức đánh giá kết quả
nghiên cứu bằng phƣơng pháp chuyên gia ở qui mô trƣờng.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1. Giới hạn ĐNGV cao đẳng của trƣờng thuộc các lĩnh vực chuyên
môn, kĩ thuật, không đề cập GV văn hố, ngoại ngữ, chính trị, qn sự…
5.2. Các giải pháp tập trung đáp ứng các mục tiêu phát triển của
Trƣờng CĐCNVĐ theo Qui hoạch phát triển Trƣờng đến 2015 và đƣợc áp
dụng tại cấp quản lí trƣờng, do hiệu trƣởng đứng đầu và điều hành.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Tổng quan tƣ liệu để xác định phƣơng pháp luận nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp các tƣ liệu khoa học để xác định cơ sở lí luận.
- Khái qt hóa lí luận để xác định khung lí thuyết và khái niệm cơ bản
6.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra: để đánh giá thực trạng, bằng các kĩ thuật Bảng
hỏi, phỏng vấn, quan sát.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: phân tích, tổng hợp các hồ sơ
quản lí, dữ liệu thống kê.
6.3. Các phƣơng pháp khác
- Phƣơng pháp chuyên gia: để lấy ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá kết

quả nghiên cứu.
- Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng tính tốn và thống kê mơ tả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN TRONG QUẢN LÍ TRƢỜNG HỌC
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Quản lí và quản lí giáo dục
1.1.1.1. Khái niệm và chức năng quản lí
Khái niệm quản lí đƣợc hiểu theo nhiều cách và dù trải qua nhiều thế hệ
nghiên cứu và phát triển quản lí (F. W Taylor, A.Fayol, A.I. Berg, Paul
Hersey, Kenneth Blanchard, C. Argyris, C. Barnard, R.Likert, A.Marshall,
P.Drucker, A.Church v.v…) nhƣng chƣa cách giải thích nào đƣợc chấp nhận
hoàn toàn. Đa số định nghĩa xuất phát từ quan điểm cục bộ, ví dụ từ quản lí
kinh doanh, quản lí tổ chức v.v… Điều đó là khách quan, vì khơng có khái
niệm nào bao qt hết mọi lĩnh vực quản lí mà đều đúng. Chẳng hạn:
- Quản lí là hoạt động nhằm đảm bảo sự hồn thành công việc thông
qua sự nỗ lực của ngƣời khác.
- Quản lí là q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công
việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn
lực phù hợp để đạt đƣợc các mục đích đã định.
- Quản lí là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm đạt đƣợc mục đích của cả nhóm.
- Quản lí chính là các hoạt động do một hay nhiều ngƣời điều phối

hành động của những ngƣời khác nhằm thu đƣợc kết quả theo mong muốn.
- Quản lý là một nghệ thuật, biết rõ chính xác cái gì cần làm và làm cái
đó nhƣ thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất, rẻ nhất.
- Quản lý là đƣa xí nghiệp tốt lên, cố gắng sử dụng các nguồn lực (nhân
tài, vật lực) của nó. [Nguồn: Wikipedia online].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Một số nhà nghiên cứu trong nƣớc cũng cố gắng tìm cách định nghĩa
khái niệm này từ góc độ hành chính, kinh tế, giáo dục, điều khiển học, và
thậm chí cả chính trị. Ví dụ:
- "Quản lý là q trình lập kế hoạch, tổ chức của chủ thể quản lý đến
tập thể ngƣời lao động nói chung (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những
mục tiêu dự kiến" [9, 18].
- "Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công
việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn
lực để đạt mục đích đã định" [13,22 ].
- “Tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý
(Ngƣời quản lý) tới khách thể quản lý (Ngƣời bị quản lý), trong một tổ chức
về mặt chính trị, văn hố, kinh tế, xã hội v.v... Bằng một hệ thống các luật lệ
chính sách, nguyên tắc, các phƣơng pháp và biện pháp cụ thể... Nhằm làm cho
tổ chức vận hành và đạt mục tiêu của tổ chức...” [19, 31], [22,1], [23, 4].
Nói chung quản lí là một q trình tác động có mục đích hoặc một hoạt
động có tổ chức và có định hƣớng. Đó là ý tƣởng căn bản của những định
nghĩa quản lí phổ biến hiện nay. Tuy nhiên bản thân khái niệm quản lí tự nó
chƣa gắn với cái gì cả, chƣa có đối tƣợng hay chủ thể nào hết, cho nên dùng

những chức năng quản lí, chủ thể, đối tƣợng, q trình, hành động hay cơng
cụ quản lí để định nghĩa khái niệm quản lí thì chƣa thuyết phục. Những thứ đó
có sau khái niệm quản lí và chính chúng chỉ đƣợc hiểu rõ ràng khi đã có khái
niệm quản lí rồi.
Do vậy chúng tơi sử dụng khái niệm quản lí trong luận văn theo nghĩa
một dạng lao động xã hội: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây
ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều
người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và
ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

của tổ chức hoặc lợi ích của cơng việc cùng sự thỏa mãn của những người
tham gia” [13, 23].
Theo cách hiểu này, bản chất của quản lí là gây ảnh hƣởng chứ không
trực tiếp sản xuất hay tạo ra sản phẩm, có mục tiêu và lợi ích là cái chung chứ
khơng nhằm mục tiêu và lợi ích của riêng cá nhân nào, có tính hệ thống chứ
khơng phải q trình hay hành động đơn lẻ. Đó là sự vật có thực thể, cấu trúc
và chức năng phức tạp, năng động, vận hành dựa trên những nguồn lực tinh
thần (lí luận, tƣ tƣởng khoa học-cơng nghệ, chính trị, văn hóa, qui tắc đạo
đức, v.v…) và vật chất rõ ràng (tiền vốn, hạ tầng kĩ thuật và thông tin, sức
ngƣời, công cụ chính sách, bộ máy, cơ chế, thủ tục…).

Chủ thể
quản lý


Khách thể
quản lý
Mục tiêu
quản lý

Nội dung
quản lý

cơng cụ,PP
quản lý

Hình 1.1. Cấu trúc hoạt động quản lí [24,4]
Bản chất của quản lí cịn đƣợc nhìn nhận từ những khía cạnh khác.
Trên phƣơng diện hành chính, quản lí thƣờng gắn với việc ra quyết định. Trên
phƣơng diện điều khiển, quản lí gắn liền với thơng tin và xử lí thơng tin. Trên
phƣơng diện vật chất, quản lí gắn liền với tài chính, đầu tƣ cơng nghệ…Về
mặt q trình thực hiện, quản lí thơng qua những chức năng chung (Hình 1.2).
Lập kế hoạch: Kế hoạch là văn bản, trong đó xác định những mục tiêu
và những quy định, thể thức để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Có thể hiểu
lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

và các điều kiện đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền
tảng của quản lý.
Lập kế hoạch


Tổ chức thực
hiện

Kiểm tra, đánh
giá

Lãnh đạo, chỉ
đạo

Hình 1.2. Các chức năng chung của quản lí [13,8]
Tổ chức: Là sự bố trí sắp xếp và phân bổ cơng việc, và các nguồn lực
cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt đƣợc các mục
tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Đối với những mục tiêu khác nhau đòi
hỏi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nhiệm vụ.
Lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển: Là quá trình tác động của chủ thể quản
lý đến đối tƣợng quản lý làm họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt các
mục tiêu của tổ chức.
Kiểm tra, đánh giá: Là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm
đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết của quá trình vận hành tổ chức.
+ Xây dựng chuẩn thực hiện
+ Đánh giá việc thực hiện trên cơ sở so sánh với chuẩn
+ Nếu có sự chênh lệch thì cần tìm hiểu ngun nhân để điều chỉnh
hoạt động. Trong trƣờng hợp cần thiết thì có thể điều chỉnh mục tiêu.
Các chức năng cơ bản của q trình quản lý có quan hệ mật thiết với
nhau thông qua hệ thống thông tin quản lý từ đó đƣa ra các quyết định sai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





9

lầm, công tác quản lý kém hiệu quả và thất bại. Xem xét trong một phạm vi
rộng và lâu dài của công tác quản lý đối với một đối tƣợng quản lý nhất định,
ngƣời ta thấy rằng các chức năng quản lý trên có thể đƣợc coi nhƣ những giai
đoạn của một quá trình quản lý. Tuy nhiên, quá trình quản lý là một thể thống
nhất trọn vẹn. Sự phân chia thành các giai đoạn chỉ có tính chất tƣơng đối
giúp cho ngƣời lãnh đạo quản lý định hƣớng thao tác trong hoạt động của
mình. Trong thực tế, các giai đoạn diễn ra khơng tách bạch rõ ràng. Thậm chí
có chức năng diễn ra cả ở một số giai đoạn khác nhau trong q trình đó.
1.1.1.2. Quản lí giáo dục
Quản lí đƣợc thực hiện trong và đối với những lĩnh vực kinh tế-xã hội
khác nhau, trong đó có giáo dục. Chúng tơi hiểu rằng quản lí giáo dục là dạng
quản lí dành cho một lĩnh vực xã hội cụ thể là giáo dục. Bản chất của quản lí
giáo dục cũng là quản lí chứ khơng có gì khác. Những cái khác ở đây là mục
tiêu, chủ thể, đối tƣợng, nguồn lực, công cụ và môi trƣờng… và chỉ khác khi
so sánh với quản lí lĩnh vực khác. Vì vậy có thể định nghĩa khái niệm quản lí
giáo dục đơn giản nhƣ sau:
Quản lí giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo
dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của
nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác
giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa
trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục.
Do giáo dục là hiện tƣợng ln có định chế xã hội – chính trị nên cần
phải nhấn mạnh yếu tố thể chế, tức là luật, chính sách, cơ chế, chuẩn và
những qui định hành chính khác đƣợc áp dụng cho giáo dục. Quản lí giáo dục
gắn liền với thể chế cho nên xét tổng thể thì nó ln là quản lí nhà nƣớc, trừ
những yếu tố đơn lẻ và cục bộ tại lớp, tại gia đình, và những gì liên quan đến
học độc lập, học tập phi chính qui và những hiện tƣợng giáo dục tự phát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

Quản lí giáo dục thƣờng đƣợc thực hiện ở 3 cấp: cấp trung ƣơng, cấp
địa phƣơng và cấp cơ sở. Cấp trung ƣơng và cấp chính quyền địa phƣơng
tỉnh, thành phố đƣợc gọi chung là cấp cao. Cấp ngành ở tỉnh, thành phố và
cấp chính quyền quận. huyện gọi là cấp trung, và cấp trƣờng là cấp cơ sở.
Những cấp quản lí này có lẽ khơng đồng nhất với ý tƣởng quản lí vĩ mơ và
quản lí vi mơ. Ở cấp quản lí nào cũng có cả quản lí vĩ mơ lẫn quản lí vi mơ.
Đối tƣợng của quản lí giáo dục vĩ mô là những yếu tố ảnh hƣởng đến toàn
cục, đến toàn bộ hệ thống giáo dục. Đối tƣợng của quản lí giáo dục vi mơ là
những yếu tố chỉ ảnh hƣởng cục bộ, đơn lẻ.
Quản lý giáo dục cũng có những chức năng cơ bản của quản lý nói
chung, theo sự thống nhất của đa số những tác giả, đó là 4 chức năng cơ bản
có liên quan mật thiết với nhau bao gồm: lập kế hoạch; tổ chức; lãnh đạo, chỉ
đạo, điều khiển; kiểm tra, đánh giá. Những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý giáo
dục hiện nay tập trung vào đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục. Hệ thống GD
là một hệ thống mở, luôn luôn vận động và phát triển theo quy luật chung của
sự phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của kinh tế- xã hội. Do đó
quản lý giáo dục cũng ln ln phải đổi mới, đảm bảo tính năng động, khả
năng tự điều chỉnh và thích ứng của giáo dục đối với sự vận động và phát
triển chung. Ngày nay, công tác giáo dục cũng đã đƣợc định hƣớng rõ ràng,
có nhiều chủ trƣơng chính sách và biện pháp lớn, giúp công tác quản lý có
nhiều thuận lợi trong đó tập trung vào nhiệm vụ sau đây:
- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân theo
hƣớng dân chủ hoá, đa dạng hoá. Xã hội hoá giáo dục với các trọng tâm trọng

điểm và có bƣớc phát triển thích hợp.
- Đổi mới công tác giáo dục, tăng cƣờng quyền hạn trách nhiệm cơ
quan quản lý giáo dục các cấp, tạo cho giáo dục vừa tiếp cận với xu thế đổi
mới chung, vừa phát triển lành mạnh, có kỷ cƣơng, nhằm đạt tới mục tiêu đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

định, xứng đáng là một trong những động lực phát triển của kinh tế - xã hội
trong giai đoạn mới.
1.1.2. Quản lí trƣờng học và quản lí nhân sự
1.1.2.1. Quản lí trƣờng học
Trƣờng học là đơn vị cơ sở của tổ chức và hệ thống giáo dục, đồng thời
là một dạng của tổ chức trong xã hội. Vì vậy có thể hiểu quản lí trƣờng học
theo hai nghĩa cơ bản sau:
1. Đó là quản lí giáo dục tại cơ sở.
2. Đó là quản lí một tổ chức trong xã hội, và cụ thể là tổ chức giáo dục.
Theo nghĩa đầu, quản lí trƣờng học lại có hai khía cạnh khác nhau
nhƣng thống nhất với nhau mật thiết đến mức đôi khi khó phân biệt. Khía
cạnh thứ nhất liên quan đến các cấp quản lí chính quyền và chun mơn thuộc
các cấp trên của trƣờng. Mỗi trƣờng học thực chất vẫn do các cấp nhà nƣớc từ
địa phƣơng đến trung ƣơng quản lí. Thủ tƣớng, bộ trƣởng, chủ tịch tỉnh, thành
phố, chủ tịch huyện, quận, xã, phƣờng đều là những chủ thể quản lí trƣờng
học. Khi đó quản lí trƣờng học do các cấp trên trƣờng thực hiện. Và đó là lí
do ra đời mơ hình quản lí dựa vào trƣờng học (School-based management).
Khi nói quản lí dựa vào trƣờng học chính là bàn đến quản lí của các cấp trên
trƣờng, chứ khơng phải bàn về chuyện quản lí nội bộ hay tự quản ở trƣờng.

Nhƣng trƣờng học còn đƣợc quản lí bởi bộ máy bên trong trƣờng do
hiệu trƣởng đứng đầu. Đó là quản lí trƣờng học tại cấp trƣờng, hay quản lí
bên trong trƣờng. Thơng thƣờng quản lí trƣờng học chỉ đƣợc hiểu theo nghĩa
này, mà khía cạnh thứ nhất hay bị lãng quên. Trên thực tế, quản lí trƣờng học
tại cấp trƣờng vừa có tính chủ động, độc lập tƣơng đối tùy theo cơ chế phân
cấp cụ thể, song chính nó vẫn chịu sự chi phối và tác động quản lí của các cấp
trên trƣờng. Cả bộ máy quản lí cấp trƣờng hồn tồn do các cấp trên trƣờng
bổ nhiệm hoặc bãi miễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Quản lí giáo dục và quản lí trƣờng học về bản chất là một. Quản lí giáo
dục thực chất chỉ có giá trị khi đến đƣợc trƣờng học, cho dù nói về cấp quản lí
nào. Q trình giáo dục chỉ diễn ra ở trƣờng, các hoạt động giáo dục theo
chƣơng trình giáo dục chỉ diễn ra ở trƣờng, chứ khơng phải ở bộ, tỉnh,
huyện… Quản lí giáo dục là quản lí hệ thống các trƣờng học nằm trong phạm
vi quyền hạn của cấp quản lí nhất định. Đồng thời quản lí trƣờng học chính là
quản lí giáo dục diễn ra tại cấp cơ sở. Cho nên nội dung quản lí giáo dục nói
chung và nội dung quản lí trƣờng học đều nhƣ nhau, chỉ khác nhau về qui mô
mà thôi, bao gồm:
1. Quản lí tài chính giáo dục.
2. Quản lí cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật (tài sản vật chất).
3. Quản lí nhân sự hay nhân lực (cán bộ, công chức, nhân viên, giáo
viên, học sinh - tài ngun con ngƣời).
4. Quản lí chun mơn (chƣơng trình, hoạt động giảng dạy, hoạt động
học tập, phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và quản lí, các hoạt động nghiên

cứu và phát triển khác).
5. Quản lí mơi trƣờng (tự nhiên và văn hóa).
6. Quản lí các quan hệ giáo dục của ngành giáo dục với các thiết chế xã
hội khác (Đồn, Đội, Cơng đồn, các hội nghề nghiệp, các hội chính trị-xã
hội, gia đình học sinh, cộng đồng dân cƣ)
Trong mỗi nội dung quản lí này đều ln có 2 mặt gắn liền với nhau là
quản lí hành chính sự vụ (Administration) và quản lí chất lƣợng (Quality
Management).
Theo nghĩa một tổ chức, trƣờng học đƣợc quản lí giống nhƣ mọi tổ
chức khác, nhƣng có đặc điểm chun mơn của mình là giáo dục. Bản chất
của quản lí trƣờng học lúc này là gây ảnh hƣởng, định hƣớng và phát triển tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

chức trƣờng theo mục tiêu và giá trị đã định, dựa trên việc xác định tầm nhìn,
sứ mạng, nhiệm vụ chiến lƣợc, huy động và sử dụng các nguồn lực, tạo dựng
tên tuổi (thƣơng hiệu) và quản lí văn hóa nhà trƣờng.
Vì vậy có thể định nghĩa khái niệm quản lí trƣờng học nhƣ sau: quản lí
trƣờng học là quản lí giáo dục tại cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lí là các
cấp chinh quyền và chun mơn trên trường, các nhà quản lí trong trường do
hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lí chính là nhà trường như một tổ chức
chun mơn-nghiệp vụ, nguồn lực quản lí là con người, cơ sở vật chất-kĩ
thuật, tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và thông tin bên trong trường và
được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn
hiện có.
1.1.2.2. Quản lý nhân sự (nhân lực)

Khái niệm quản lý nhân lực (QLNL) xuất hiện vào những năm 80 của
thế kỷ XX. QLNL đuợc coi là "Tất cả các quyết định quản lý có tác động đến
mối quan hệ giữa tổ chức và các cá nhân thành viên - Nguồn nhân lực của tổ
chức đó" [21, 2]. QLNL là một khái niệm dựa trên cơ sở coi con ngƣời là một
nguồn lực, một nguồn vốn (Human Capital) cần đƣợc đầu tƣ, hỗ trợ phát
triển. Đây là một nguồn lực đặc biệt có thể sinh lợi lớn và cũng có thể gây hại
tuỳ thuộc vào việc đầu tƣ phát triển quản lý [21,2]. Ở Việt Nam gần đây có
nhiều quan niệm về QLNL đó là:
- QLNL là q trình hồn thành cơng việc thơng qua con ngƣời và làm
việc với con ngƣời [21,2]
- QLNL là việc tổ chức khai thác nguồn nhân lực con ngƣời để đạt mục
tiêu của tổ chức cao nhất và giảm bất mãn của con ngƣời xuống thấp nhất
[21,2].
- QLNL là quá trình tổ chức, tác động đến các cá nhân và nhóm nhằm
hồn thành mục tiêu đã định [21,2].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

Chúng tôi sử dụng khái niệm QLNL nhƣ sau: QLNL là một trong
những mảng hoạt động hay nội dung quản lý giáo dục với đối tƣợng quản lí
cụ thể là đội ngũ lao động và tiến trình phát triển của đội ngũ này, bao gồm
tuyển chọn, sử dụng, động viên và tạo những điều kiện thuận lợi cho các cá
nhân và nhóm hoạt động có hiệu quả nhằm đạt đƣợc những mục tiêu của tổ
chức cao nhất và sự bất mãn ít nhất ở khách thể quản lý.
1.1.3. Phát triển và phát triển đội ngũ giảng viên
1.1.3.1. Khái niệm chung về phát triển

Theo Từ điển tiếng - Việt, " Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biển đổi
từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp" [25,797].
Theo quan điểm triết học: Phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự vật hiện
tƣợng tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng [24,18]. Theo
Đa Vid CKovten - Nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Mỹ trong tác phẩm "Bƣớc vào thế kỷ XXI hành động tự nguyện và chƣơng trình nghị sự tồn cầu",
"Phát triển là một tiến trình qua đó các thành viên của xã hội đƣợc tăng những
khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn
lực nhằm tạo ra những thành quả bền vững, nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc
sống, phù hợp với nguyện vọng của họ" [10, 27]. Từ đó cho thấy:
+ Phát triển là sự vận động biến đổi theo hƣớng đi lên của mọi sự vật
hiện tƣợng trong tự nhiên xã hội và tƣ duy.
+ Phát triển tuân theo quy luật vận động nội tại, khách quan.
+ Phát triển là sự tăng tiến, tăng trƣởng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
+ Trong xã hội phát triển bao giờ cũng nhằm mục đích cụ thể.
1.1.3.2. Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên
ĐNGV bao giờ cũng là nguồn nhân lực cơ bản, chủ yếu quyết định chất
lƣợng, hiệu quả đào tạo, quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà trƣờng. Việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

chăm lo phát triển ĐNGV đã và đang là sự quan tâm của toàn xã hội, là nhiệm
vụ cơ bản trọng tâm phải đƣợc ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng.
Xã hội luôn vận động biến đổi không ngừng, nguồn nhân lực đƣợc đào
tạo bồi dƣỡng chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu trong sự vận động biến đổi ấy khi nó
khơng trở thành lạc hậu so với u cầu của xã hội, điều ấy chỉ ra rằng trong
nhà trƣờng phát triển ĐNGV phải có tính đón đầu, có kế hoạch, có chiến lƣợc

phát triển chứ khơng phải phản ứng có tính chất tình thế, nhất thời nhằm mục
đích phát triển toàn diện ngƣời giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp của họ"
Những thiếu sót trong khâu đào tạo nghiệp vụ, các nhu cầu cập nhật, các kỹ
năng cần thiết, không phải nguyên do căn bản đến phát triển ĐNGV cũng nhƣ
việc bồi dƣỡng mang tính chữa cháy, lại càng khơng thể đóng vị trí chủ chốt
trong cơng tác phát triển ĐNGV".
Theo Nguyễn Quang Truyền trong "Quản lý nhân sự và việc xây dựng
ĐNGV trong các nhà trƣờng", phát triển ĐNGV là "xây dựng một ĐNGV đủ
về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, đồn kết nhất trí trên cơ sở đƣờng
lối giáo dục của Đảng và ngày càng vững mạnh về chính trị, chun mơn,
nghiệp vụ đủ sức thực hiện có chất lƣợng mục tiêu và kế hoạch đào tạo [12,9].
Từ những quan niệm ta thấy phát triển ĐNGV là đảm bảo đủ vế số
lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và khơng ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, đồng
thời làm cho GV có thái độ nghề nghiệp tốt, phấn khởi, hài lịng, nhiệt tình
trách nhiệm, đồn kết, gắn bó với nhà trƣờng, hoạt động sáng tạo. Phát triển
ĐNGV phải gắn công tác đào tạo với bồi dƣỡng, sử dụng. Nhƣ vậy, phát triển
ĐNGV bao gồm cả tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng,nghề nghiệp, cả
về tăng tiến số lƣợng, chất lƣợng và sử dụng có hiệu quả ĐNGV.
1.2. LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG QUẢN LÍ
TRƢỜNG HỌC

1.2.1. Vai trị, vị trí và đặc thù lao động của giảng viên cao đẳng kĩ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×