Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn (giải A cấp tỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.81 KB, 38 trang )

Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
Mục lục:
Trang
A- Mở đầu 2
I: Lý do chọn đề tài 2
II:Lịch sử vấn đề 3
III:Mục đích của đề tài 3
IV:Nhiệm vụ nghiên cứu 4
V:Phương pháp nghiên cứu 4
B- Nội dung 5
I.Đánh giá một giờ dạy học Văn có hiệu quả 5
II:Những hạn chế của giờ dạy và học văn hiện nay – Nguyên nhân. 6
III:Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn. 9
IV:Kết quả nghiên cứu ứng dụng của đề tài. 24
V:Triển vọng của đề tài. 24
C. Giáo án thử nghiệm 25
D. Kết luận 35
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
1
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Căn cứ vào yêu cầu phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung
và phân môn Văn nói riêng .
- Cùng với mối quan tâm chung về chất lượng giáo dục, lâu nay dư luận
đang rất quan tâm đến vấn đề dạy văn, học văn trong nhà trường. Ai cũng muốn
giờ dạy văn phải hấp dẫn hơn cuốn hút học sinh và hiệu quả hơn.
- Đổi mới dạy học bằng đáp ứng mục tiêu,yêu cầu của đất nước trong giai
đoạn mới là yêu cầu và cũng là niềm mong mỏi của đội ngũ GV và cán bộ quản
lýgiáo dục.


“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ dộng, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học”.
Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn không nằm ngoài những định
hướng đổi mới nói trên.
- Mục tiêu năm học 2008 – 2009 đã được xác định: giảm căng thẳng, khơi
dậy hứng thú học tập, khả năng hoạt động sáng tạo tích cực của học sinh.
2. Căn cứ vào những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy
và học Văn
Hiện nay, số học sinh thích học môn Văn chưa nhiều. Một số không nhỏ
học sinh không thích học Văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương. Điều
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
2
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
đó thể hiện qua những giờ học ở lớp và qua những bài kiểm tra, bài thi khiến các
thày cô chấm bài phải “cười ra nước mắt”.
- Về phía học sinh, phần lớn các em chưa thực sự hài lòng với cách dạy
Văn của các thày cô. Theo phản ánh của không ít học sinh, các giờ lên lớp của
thày cô giáo Văn không tạo được ấn tượng cho các em.
- Như vậy, cả thày trò đều cảm thấy chưa thực sự thoải mái. Trò mong
muốn có những giờ dạy Văn hấp dẫn hơn ở thày còn thày cũng đòi hỏi trò phải
say mê và có trách nhiệm với môn học này.
Dù hàng năm giáo viên vẫn được tham dự các đợt thực tập Khu, dự giờ
thăm lớp ở trường, dự giờ giáo viên dạy giỏi… nhưng dường như vẫn còn những
điều đáng bàn về phương pháp dạy học văn.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
- Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục Đào tạo có nhiều tài liệu bồi dưỡng

cho giáo viên Ngữ văn theo tinh thần đổi mới.
- Vấn đề “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn” được nhiều nhà giáo,
các nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều bài viết có chất lượng.
Đó là những định hướng phương pháp dạy học cơ bản giúp giáo viên vận
dụng vào quá trình dạy học Ngữ văn Trung học cơ sở.
Người viết trên cơ sở kế thừa phương pháp giáo dục đã được định hướng
kết hợp với việc học hỏi đồng nghiệp, sự trải nghiệm của bản thân muốn qua đề
tài này được cùng các đồng chí và các bạn chia sẻ kinh nghiệm “ Nâng cao hiệu
quả giờ dạy và học Văn” ở trường THCS.
III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1. Rút ra một số nguyên nhân khiến giờ dạy và học Văn hiệu quả chưa cao.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
3
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
2. Đề xuất một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu tình hình dạy và học Văn ở trường THCS (chủ yếu ở lớp 9)
2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ dạy và học Văn chưa cao.
3. Rút ra một số kinh nghiệm dạy và học Văn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu, trao đổi.
- So sánh.
- Phân tích.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
4
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
PHẦN II : NỘI DUNG
I. ĐÁNH GIÁ MỘT GIỜ DẠY VÀ HỌC VĂN CÓ HIỆU QUẢ

1. Giờ Văn đó phải tạo nên tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho cả người
dạy và người học.
Điều đó thể hiện ở nhiều phương diện : giọng nói của thày nhẹ nhàng,
lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải. Học sinh có giây phút được
lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề các em
muốn tự mình khám phá… Các hoạt động của giờ học phải diễn ra thật tự nhiên
không hề gò ép, khiên cưỡng.
2. Học sinh được khơi gợi hứng thú, say mê, có nhu cầu khám phá.
Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “bản chất của việc học văn là khám
phá những bí mật về vẻ đẹp: khám phá những bí mật về con người, khám phá
sự kì lạ của ngôn ngữ… khi đó mỗi giờ học Văn giống như một cuộc thám
hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn vô số bất ngờ thú vị”. Người thày
phải là người hướng các em đi đến những miền đất ấy.
3. Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước những con người, sự
việc , vấn đề… mà tác phẩm đề cập, phản ánh.
Đó là những tình cảm, thái độ: vui – buồn, yêu – ghét, yêu thương – căm
thù, ca ngợi – phê phán… Thương “Cô bé bán diêm” chết vì đói rét giữa đêm
giao thừa, bất bình trước thái độ thờ ơ, ích kỉ của con người trước nỗi đau đồng
loại… Ngưỡng mộ, trân trọng lẽ sống “Lặng lẽ dâng cho đời” của những con
người mới nơi Sa Pa thơ mộng ( Lặng lẽ Sa Pa)… Xúc động bởi dòng cảm xúc
dạt dào của tình bà cháu( Bếp lửa)… Nghĩ suy về những lời cha nói với con
( Nói với con).
Thật đáng tiếc khi học những áng văn “ sống mãi với thời gian” ấy mà
các em thờ ơ không mấy xúc động.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
5
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
4. Học sinh biết soi từ tác phẩm vào cuộc sống bản thân, bạn bè,
những người xung quanh… Học được ở đó bao điều tốt đẹp.

Một trong những yêu cầu đổi mới của dạy học chính là “ Làm cho việc
học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của cá nhân người
học, tạo điều kiện cho người học có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào
những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn cuộc sống”.
( Đổi mới PPDH môn Ngữ văn THCS – Nguyễn Quang Minh, Nguyễn
Thuý Hồng).
Từ “ Ca Huế trên sông Hương”, học sinh thêm yêu những khúc dân ca
quê mình, trân trọng giữ gìn bản sắc văn hoá có từ bao đời. Từ lời người cha
“Nói với con”, các em tìm thấy ở đó lời nói với chính mình về tình cảm gia đình,
tình yêu quê hương, ý thức gắn bó cội nguồn, ý chí vươn lên trong cuộc sống…
Nhưng môn Văn không phải là những lời giáo huấn khô khan, gượng ép,
hô hào… mà lay động tâm hồn con người rất tự nhiên, rất ám ảnh, rất tinh tế…
và tràn đầy cảm xúc. Tự các em thấy mình phải như thế, nên như thế, ước ao
được như thế… Không cần lúc nào phải nói ra mà tự nhủ trong lòng. Đó là sự
thành công của giờ học Văn.
5. Một điều rất quan trọng đó là từ một giờ Văn cụ thể, học sinh hiểu
thêm cách học Văn để dần dần các em có thể tự đọc – hiểu tác phẩm văn học
một cách khoa học, đúng đắn.
“Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học
nhiều hơn” ( A. Kômenxki)
Tên gọi “Đọc – Hiểu văn bản” đã lưu ý giáo viên về mặt phương pháp,
không chỉ giúp học sinh nắm những kiến thức cụ thể về nội dung cũng như nghệ
thuật của một văn bản nhất định mà còn giúp học sinh nắm được đặc điểm của
kiểu văn bản để từ đó cách đọc – hiểu thích hợp với kiểu văn bản.
II. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA GIỜ DẠY VÀ HỌC VĂN HIỆN NAY –
NGUYÊN NHÂN
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
6
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn

1. Vẫn còn những giờ học nặng nề. Học sinh luôn phải đối mặt với bao
nhiêu câu hỏi liên tiếp. Có những câu hỏi hoặc quá khó hoặc không phù hợp với
trình độ nhân thức của học sinh hoặc câu hỏi không rõ. Có nhiều câu hỏi vụn vặt,
câu hỏi xa rời trọng tâm. Học sinh như bị đưa vào “ma trận”, không hình dung
nổi đâu là trọng tâm bài. Học sinh quay cuồng trong những câu hỏi, thót tim về lo
bị cô gọi trả lời. Và như thế không còn cảm hứng chỉ còn thấy sợ, chán, nặng nề.
Nguyên nhân của căn bệnh “ mưa câu hỏi” này là do giáo viên nhầm tưởng
đặt nhiều câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh.
Một nguyên nhân khiến cho giờ học nặng nề ( nặng về kiến thức), đó là bởi
người dạy muốn đưa nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm, muốn truyền hết
những gì mình biết, mình hiểu cho học trò.
2. Giáo viên chưa có phương án câu hỏi gợi mở để những học sinh trung
bình, yếu được tham gia vào tiết học. Các em gần như bị đứng ngoài cuộc, cả lớp
chỉ vài ba em trả lời. Học sinh im lặng trước câu hỏi hoặc trả lời miễn cưỡng
không hứng thú.
3. Những lời phát biểu, ý kiến học sinh đưa ra chưa được sự động viên
khuyến khích, bị phủ nhận tức thì hoặc lời nhận xét “đúng”, “sai” mà chưa có sự
lí giải thấu đáo có sức thuyết phục. Có khi học sinh đưa ra ý hiểu khá độc đáo,
mới mẻ nhưng lại bị phủ nhận (vì không đúng ý cô).
Hạn chế này là do bản thân người dạy chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa
nắm được đặc điểm của văn bản, đó là sự đa nghĩa. Trước đây mọi người đều cho
rằng văn bản chỉ có một ý nghĩa duy nhất và đều tìm cách tiếp cận cái ý nghĩa
duy nhất ấy. Nhưng không có một tác phẩm xuất sắc nào lại chỉ đóng khung
trong một cách hiểu duy nhất. Có nhiều cách hiểu khác về một văn bản : có ý
nghĩa do tác giả dụng ý biểu đạt trong văn bản, có ý nghĩa do cấu tạo của văn bản
gợi lên, có ý nghĩa do người đọc liên hệ, suy diễn hay áp đặt cho nó.
Trong các ý nghĩa ấy, những ý nghĩa phù hợp với cấu trúc biểu đạt thì bổ
sung cho nhau. Các ý nghĩa không phù hợp với sự biểu đạt thì phải coi là không
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng

7
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
có sức thuyết phục. Vì vậy, việc phủ nhận những ý nghĩa phù hợp với văn bản
do học sinh phát hiện ra sẽ làm mất đi hứng thú sáng tạo, phát hiện của các em.
4. Thảo luận còn mang tính hình thức
+ Một giờ học Văn đưa ra quá nhiều câu hỏi thảo luận. Cảm thụ văn bản
( nhất là văn bản nghệ thuật) thuộc về khả năng của mỗi cá thể học sinh. Do vậy
hoạt động cá nhân tự bộc lộ phải là hình thức dạy học thường xuyên hàng đầu.
+ Câu hỏi thảo luận không có sức thu hút học sinh: quá đơn điệu, quá dễ
hoặc quá khó với khả năng học sinh.
- Ví dụ : Nhận xét về logic diễn biến tâm trạng của người anh?
(Bức tranh của em gái tôi – Ngữ Văn 6)
Câu thơ :
Ánh trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
(Ánh trăng – Ngữ văn 9)
Sử dụng biện pháp tu từ gì ?
+ Cuộc thảo luận tẻ nhạt, chỉ tập trung vào học sinh khá, giỏi, những học
sinh khác vì tự ti không đưa ý kiến gì.
5. Các phương pháp và hình thức dạy học chưa phong phú lôi cuốn. Hoạt
động chủ yếu là hỏi, trả lời, vài lần thảo luận nhóm.
6. Người thày chưa chú ý đến giọng điệu văn chương. Giọng điệu đều đều,
hoặc quá nhỏ hoặc quá to ( nhất là khi học sinh ồn ào) hoặc quá nhanh… Sự
thành công của giờ dạy Văn có phần không nhỏ của giọng điệu người thày.
7. Về phía học sinh :
- Không đọc kĩ trước văn bản. Chuẩn bị bài ở nhà còn mang tính đối phó
( Chép ở sách giải bài tập, “ Để học tốt”), bản thân chưa suy nghĩ trước những
câu hỏi phần “ Đọc – Hiểu văn bản”.
- Thể hiện những kiến thức để đọc – hiểu văn bản còn thiếu hụt ( Tiếng
Việt, Văn học, Lịch sử…)

Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
8
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
- Chưa biết cách đọc – hiểu văn bản theo thể loại. Nhiều khi chỉ nắm được
nội dung, nghệ thuật của 1 văn bản cụ thể.
Như vậy việc khắc sâu cách khám phá tác phẩm theo một thể loại nào đó
còn chưa được giáo viên chú trọng.
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY VÀ HỌC
VĂN
1. Chú ý việc xác định thể loại và cách tiếp cận văn bản
Trước khi tìm hiểu VB, giáo viên cũng cho học sinh xác định thể loại.
Nhưng qua nhiều tiết học được dự, tôi thấy sau khi xác định tác phẩm thuộc thể
thể loại gì, giáo viên chuyển sang phần khác học sinh chưa hiểu xác định thể loại
để làm gì. Và sau khi học xong văn bản, giáo viên vẫn chưa lưu ý cho học sinh
cách khám phá văn bản theo thể loại đó. Như vậy mặc dù được học nhiều bài thơ,
nhiều truyện ngắn, nhiều văn bản nghị luận… học sinh vẫn còn lúng túng khi
phải tự đọc – hiểu một văn bản nào đó.
Một trong những nguyên lí của việc đọc – hiểu văn bản là đọc tác phẩm
theo đặc trưng thể loại. Đọc – hiểu văn bản không chỉ nhằm tiếp nhận giá trị
riêng của 1 văn bản cụ thể. Với vị trí tiêu biểu cho 1 thể loại nào đó, việc tiếp
nhận mỗi văn bản đều bao hàm sự định hướng về cách thức tiếp cận mỗi văn bản
đều bao hàm sự định hướng về cách thức tiếp cận kiến thức của thể loại hoặc kiểu
bài văn.
Như vậy, khi tìm hiểu một văn bản (nhất là sau khi tìm hiểu), giáo viên
cần khắc sâu kiến thức về thể loại đã học, cách tiếp cận, khám phá văn bản để
học sinh có thể vận dụng với 1 văn bản có cùng thể loại.
*Tổ chức cho học sinh khám phá tác phẩm theo một thể loại nào đó là giúp
học sinh trả lời được câu hỏi: cần dựa vào những yếu tố nào để tìm ra nội dung và
ý nghĩa văn bản.

Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
9
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
+ Với kiểu văn bản thơ trữ tình: Yếu tố quan trọng về nội dung là cảm xúc
của nhân vật trữ tình. Yếu tố quan trọng về nghệ thuật là từ ngữ, hình ảnh, nhịp
điệu, vần điệu câu thơ, các biện pháp tu từ.
+ Với kiểu văn bản tự sự : Yếu tố quan trọng là các sự kiện, nhân vật, các
tính cách, là ngôn ngữ tự sự, tình huống, kịch tính…
+ Với kiểu văn bản nghị luận : là trình tự lập luận mối quan hệ giữa các lập
luận.
Ví dụ 1 :
Sau khi học bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, cần khắc sâu cho học sinh chú ý
khai thác cảm xúc của nhân vật trữ tình với các cung bậc cảm xúc. Ban đầu sự
tác động vào xúc cảm nhân vật thường là những gì gần gũi nhất, dễ tác động vào
các giác quan con người. Sau đó cảm xúc được mở rộng mênh mang, bay bổng
và cuối cùng trở về lắng đọng trong tâm tư, nỗi niềm nhân vật trữ tình.
Cụ thể : khổ thơ đầu đi từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên với dòng
sông, bông hoa, tiếng chim hót rồi những khổ tiếp theo mở rộng thành cảm xúc
trước mùa xuân của đất nước. Những khổ cuối trở về với mùa xuân trong tâm
hồn nhà thơ.
Học sinh sẽ không còn bỡ ngỡ khi tìm hiểu những bài thơ tiếp :
- Bài “Viếng lăng Bác”: từ cảm xúc trước hàng tre bên lăng Bác tới mùa
xuân về cuộc đời Bác và tình cảm của nhân dân dành cho Bác rồi khổ cuối lắng
đọng những tình cảm, ước nguyện thiết tha của nhà thơ.
- Bài “Sang thu” : cảm xúc được khơi lên từ hương ổi gần gũi quen thuộc
trong một ngõ nhỏ rồi mở rộng trong không gian bao la (dòng sông, cánh chim,
đám mây…) và khép lại bằng những suy ngẫm của nhân vật trữ tình.
Ví dụ 2 : Đọc văn bản “Làng” – Kim Lân
Sau khi xác định thể loại : Truyện ngắn

Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
10
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
- GV đặt câu hỏi : tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự em cần khai thác
những yếu tố nào?
- Học sinh đưa ý kiến (có thể còn thiếu thì giáo viên bổ sung):
+ Tình huống truyện để nhân vật bộc lộ, để thử thách nhân vật.
+ Nội tâm
+ Ngôn ngữ
+ Hành động
Tiết học sau đó là truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, học
sinh sẽ tự xác định cách tiếp cận văn bản:
+ Tìm hiểu tình huống : cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật phụ với nhân vật
anh thanh niên. Qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật, anh thanh niên hiện
lên như một bức chân dung tuyệt đẹp.
+ Tìm hiểu nhân vật qua : hoàn cảnh sống và làm việc, những suy nghĩ,
việc làm, cách sống, tình cảm và quan hệ với mọi người.
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí trên cơ sở mục tiêu cần đạt
2.1. Xác định mục tiêu cần đạt (Về nội dung và nghệ thuật) từ đó phác
thảo hệ thống các ý
* Ví dụ : Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”

Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
11
- Số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, yếu tố kì ảo.
Nguyên
nhân nỗi

oan
(Thắt nút,
kịch tính)
Tự minh
oan bằng
cái chết
(nút thắt
đỉnh điểm)
Nỗi oan
sáng tỏ
bằng cái
bóng
(mở nút)
Cuộc sống
dưới thuỷ
cung, khát
vọng giải
oan
(Yếu tố kì
ảo)
Oan tình
được giải,
Vũ Nương
vẫn không
trở về
(Tính bi
kịch yếu tố
kì ảo)
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
Dựa trên hệ thống các ý, giáo viên phác thảo hệ thống câu hỏi. Như vậy hệ

thống câu hỏi sẽ luôn hướng về trọng tâm.
2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, hấp dẫn
a. Biểu hiện sự hợp lí, hấp dẫn của hệ thống câu hỏi
+ Tính trọng tâm : các câu hỏi đều phải hướng về trọng tâm, phục vụ cho
mục tiêu cần đạt.
+ Tính liên kết : các câu hỏi phải gắn kết với nhau hợp lí, không lộn xộn.
Trả lời câu hỏi đó có nghĩa là đã hình thành được nội dung chính của bài.
+ Tính chắt lọc : Không ôm đồm, nhiều câu hỏi lan man, nhiều câu hỏi
phát hiện quá, dễ làm mất thời gian, rối bài hoặc làm học sinh mất sự tập trung.
Chắt lọc câu hỏi sẽ tạo nên sự nhẹ nhàng cho giờ học.
+ Tính phân hoá : Phân hoá thành nhiều mức độ giúp cho mọi đối tượng
học sinh đều được tham gia vào bài.
+ Tính hấp dẫn : Đó là những câu hỏi phải đạt được yêu cầu : độc đáo,
mới, lạ, kích thích sự cảm thụ, thu hút sự chú ý, khả năng thích nghĩ, thích nói
của trò. Có thể sử dụng câu hỏi nêu giả định đảo ngược để tạo không khí tranh
luận. Đảo ngược cũng là cách lạ hoá cho cách nhìn, cách nghĩ về đối tượng nhận
thức.
* Ví dụ : Ta thử đặt ra hai cách kết thúc: một kết thúc như truyện (Vũ
Nương không trở về). Một kết thúc : Vũ Nương được về với Trương Sinh và con.
Em nghĩ xem kết thúc nào hay hơn, làm cho ý nghĩa câu chuyện sâu sắc hơn? Vì
sao?
b. Ví dụ hệ thống câu hỏi cho “Chuyện người con gái Nam Xương”
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
12
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
?1. Tình huống nào đã khiến bản tính ghen tuông của Trương Sinh có cơ
hội bùng nổ? Tình huống ấy có vai trò gì trong câu chuyện về cuộc đời Vũ
Nương?
?2. Thái độ của Trương Sinh như thế nào? Vì sao Trương Sinh có thể đối

xử như vậy? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?
?3. Em có suy nghĩ gì về cách tự minh oan của Vũ Nương? (Nó có mang
tính tích cực không? Nàng có cách giải oạn, thanh minh nào khác không?)
?4. Hình tượng cái bóng đem lại giá trị gì cho câu chuyện ?
?5. Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng. Oan tình đã được giải, phải
chăng nỗi đau không còn, nàng sẽ được sống trong bình yên?
?6. Hãy chỉ ra những chi tiết kì ảo của truyện truyền kì trong truyện? Tác
dụng của những chi tiết đó.
?6. Ta thử đặt ra 2 cách kết thúc : một kết thúc như truyện (Vũ Nương
không trở về), một kết thúc là Vũ Nương được về với Trương Sinh và con. Em
nghĩ xem kết thúc nào hay hơn, làm cho ý nghĩa câu chuyện sâu sắc hơn? Vì sao?
?7. Theo em, những nguyên nhân nào gây nên cái chết oan nghiệt cho Vũ
Nương? Đâu là nguyên nhân sâu xa?
Từ việc đọc – tìm hiểu văn bản bằng trả lời các câu hỏi học sinh sẽ giải mã
được ý nghĩa của văn bản. Đó là :
1. Nghệ thuật dựng truyện (Tạo tình huống truyện) hấp dẫn.
2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Trương Sinh xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu.
- Xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông
trong gia đình.
3. Vũ Nương dùng cái chết để tự minh oan, đó là sự đầu hàng số phận,
chưa thực sự đấu tranh để chống lại số phận, giành lại hạnh phúc cho mình.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
13
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
Nhưng nàng không có cách nào khác vì luật lệ xã hội phong kiến, không bênh
vực cho người phụ nữ.
4. Hình tượng cái bóng là tình tiết để dẫn đến truyện (nỗi oan), đẩy truyện
lên tới điểm đỉnh (bị mắng nhiếc, đánh đuổi, dẫn đến cái chết oan nghiệt) và

chính nó lại mở nút để giải quyết câu chuyện ( nỗi oan sáng tỏ).
5. Dù câu chuyện có kết thúc phần nào có hậu, Vũ Nương được ở trong
một thế giới khác nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh. Người đã chết không thể sống lại
được hạnh phúc thực sự đâu còn có thể làm lại được. Đó chính là bi kịch cuộc đời
số phận người phụ nữ vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo ấy.
6. Vũ Nương không trở về, Trương Sinh suốt đời sẽ phải sống trong đau
khổ dằn vặt. Người đời phải lấy đó làm bài học cảnh tỉnh: những gì tốt đẹp ta
không nâng niu trân trọng mà phũ phàng làm tan vỡ không bao giờ có thể lấy lại
được.
7. Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương :
Do con dại vô tình, do chiến tranh, do Vũ Nương yếu đuối, Trương Sinh
ghen tuông hồ đồ tàn nhẫn… Nhưng nguyên nhân sâu xa chính là xã hội phong
kiến với chế độ nam quyền. Người đàn ông có quyền hành tuyệt đối với vợ con
trong gia đình. Họ có quyền quyết định cuộc đời người phụ nữ. Bởi vậy tôn ti trật
tự của xã hội phong kiến chính là bức tường xây ngõ cụt cuộc đời người phụ nữ.
8. Những yếu tố kì ảo làm cho truyện li kì hấp dẫn hơn ( đúng với đặc
điểm của truyện truyền kì)
c. Xây dựng một số câu hỏi gợi mở
Không phải mọi câu hỏi mà giáo viên đưa ra học sinh đều trả lời ngay mà
các em còn phải suy nghĩ. Giáo viên phải có cách gợi mở, dẫn dắt suy nghĩ cho
học sinh bằng các câu hỏi gợi mở ( như thêm dữ kiện để học sinh dễ trả lời, thay
đổi trật tự kết cấu câu hỏi)
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
14
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
* Ví dụ :
? Hình ảnh Vũ Nương giữa dòng sông lúc ẩn lúc hiện nói lời vĩnh biệt “
Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” và “bóng nàng loang
loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” để lại cho em cảm nghĩ gì?

Giáo viên gợi :
- Cảm nghĩ gì về số phận “Người con gái Nam Xương”?
- Cái giá phải trả của Trương Sinh?
- Tình cảm tác giả dành cho nhân vật?
3. Vận dụng các phương pháp dạy học hợp lí
Có nhiều phương pháp dạy học văn, trong đề tài này, tôi chỉ xin đề cập đến
một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học văn để học sinh tích cực
hứng thú học tập.
3.1. Phương pháp vấn đáp gợi tìm
Bản chất của phương pháp này là sử dụng một hệ thống câu hỏi để gợi học
sinh tìm tòi suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Giáo viên
không trực tiếp đưa ra kiến thức mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tự
hoàn thành kiến thức.
Các bước tiến hành : Ví dụ khi tìm hiểu khổ cuối bài thơ “Bếp lửa” của
Bằng Việt:
* Bước 1 : Xác định yêu cầu cần đạt sau khi vấn đáp
VD : Tình cảm của cháu dành cho bà, rộng hơn là tình yêu đất nước, tình
cảm cội nguồn.
* Bước 2 : Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với việc tìm hiểu nội dung
đó.
Ví dụ :
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
15
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
?1. Cháu đã đi xa là cháu ở nơi nào? cuộc sống nơi đó có gì khác nơi quê
nhà ? (câu hỏi tái hiện, so sánh)
?2. Câu hỏi ở cuối bài thơ có tác dụng gì ? (câu hỏi phân tích giá trị nghệ
thuật)
- Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa bề mặt câu chữ, thày nên gợi cho học sinh ý

nghĩa sâu xa hơn được tác giả kín đáo gửi gắm.
?3. Đằng sau nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa quê nghèo lam lũ, người đọc còn tìm
thấy ở đây một nỗi niềm, 1 tình cảm sâu xa nào ở người cháu ?
- Đó là tình cảm thuỷ chung, gắn bó với cội nguồn dù quê hương, đất nước
còn nghèo.
GV : Như vậy, từ tình yêu nỗi nhớ bà và một bếp lửa cụ thể, Bằng Việt đã
gợi cho ta tình yêu cội nguồn, tình yêu quê hương, tổ quốc.
Để học sinh tiếp tục rộng mở cánh cửa tâm hồn, có sự đồng điệu với tác
giả, giáo viên có thể thêm câu hỏi giả định:
? 4. Nếu một ngày nào đó, em cũng rời làng quê đến một nơi phồn hoa xa
xôi, thì bài thơ này sẽ có ý nghĩa gì với em ?
Câu hỏi 1 : ưu tiên cho học sinh yếu, trung bình yếu.
Câu hỏi 2 : dành cho học sinh trung bình trả lời.
Câu hỏi 3 : nên gọi học sinh khá giỏi
Câu hỏi 4 : dành cho các đối tượng học sinh.
Nghĩa là, với mỗi mức độ của câu hỏi cần xác định nên gọi đối tượng nào
trả lời để các loại đối tượng đều được tham gia . Các em học yếu, trung bình, khá,
giỏi đều được phát huy vai trò của mình trong việc tham gia xây dựng bài. Tất
nhiên, nêu học sinh yếu, trung bình muốn được trả lời các câu hỏi khó hơn cũng
nên khuyến khích các em . Nên xây dựng những câu hỏi mang tính chất tư duy,
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
16
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
cảm thụ, khái quát, giảm những câu hỏi phát hiện để học sinh được phát triển
năng lực tư duy, cảm thụ.
3.2. Phương pháp dùng lời (Giảng bình)
- Nhiều giáo viên Ngữ văn đã vận dụng đổi mới thái quá biểu hiện ở việc
hầu như chỉ đưa ra các câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận mà quên đi việc
thêm những lời bình giảng đầy chất văn chương vào giờ dạy.

Giảng giải để làm rõ hoặc mở rộng kiến thức khó trong văn bản.
Bình khi cần thể hiện sự cảm thụ sâu sắc, tinh tế của người đọc có kinh
nghiệm về tác phẩm.
- Nếu bình, giảng được phát huy đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác dụng hỗ trợ,
gây lòng tin và hứng thú thẩm mĩ cho người học. Thậm chí lời bình hay còn góp
phần rèn kĩ năng cảm thụ văn chương, kĩ năng biết nghe những lời hay ý đẹp, từ
đó làm nảy sinh nhu cầu viết hay của người học trong những bài tự luận văn học.
- Nhưng lời bình giảng ấy không mang tính áp đặt mà chỉ với tư cách làm
một người bạn cùng tham gia đọc - hiểu, tranh luận với học sinh, qua đó giúp các
em lĩnh hội được giá trị đa chiều của tác phẩm ( hướng dẫn chứ không làm thay,
cảm thụ thay).
- Ở đây, tôi muốn nói đến việc khuyến khích học sinh có những lời bình
(bộc lộ sự rung động,say mê, sự cảm kích, cảm phục của mình trước các bình
diện nào đó của áng văn, bài thơ, trước tâm hồn và tài hoa của tác giả ). Trong
các giờ văn, lời bình hầu như chỉ xuất hiện ở phía giáo viên (thày nói cái hay mà
trò cảm nhận được cho học sinh nghe). Học sinh chưa được chú ý, phát huy khả
năng này.
Để học sinh được phát huy năng lực cảm thụ cùng hứng thú với tác phẩm,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự biết bình các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật có
giá trị. Điều này rất cần thiết giúp cho học sinh viết văn tốt hơn.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
17
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
* Ví dụ : Hướng dẫn học sinh bình về lẽ sống “lặng lẽ dâng cho đời” trong
bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Gợi :
- Nhà thơ Thanh Hải sắp từ giã cõi đời nhưng vẫn không ngừng khát khao
cống hiến cho cuộc đời. Em có cảm nghĩ gì về lẽ sống ấy, hãy nói cho các bạn
cùng nghe?

- Em có thể dùng câu bộc lộ cảm xúc đánh giá về lẽ sống ấy? Hoặc đưa ra
một hình ảnh so sánh để làm đẹp hơn lẽ sống ấy?
Học sinh đưa ra lời bình:
- HS 1: Lẽ sống ấy thật tuyệt đẹp biết bao!
- HS 2: Ông như một con tằm trước khi chết vẫn cố gắng nhả những sợi tơ
đẹp cho đời và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ông để lại trước khi về nơi cát bụi là
sợi tơ tuyệt đẹp ấy.
Những lời bình của thày trò sẽ làm giờ học đậm đà chất văn chương hơn.
3.3. Thảo luận nhóm
- Hình thức hoạt động nhóm chỉ nên xuất hiện khi:
+ Có những phạm vi kiến thức mang tính khái quát.
+ Có những tình huống có vấn đề trong bài vượt quá khả năng cá thể và
phải cần đến tư duy tập thể.
- Tránh tình trạng trong nhóm chỉ có học sinh khá giỏi làm việc rất tích cực
còn hầu như học sinh trung bình, yếu tự ti không làm gì, nên thảo luận theo các
bước:
+ Bước 1: Mỗi học sinh trong nhóm đều đưa ra ý kiến trên phiếu học tập
của mình. (để mọi đối tượng học sinh đều được tham gia )
+ Bước 2: Nhóm trưởng tập trung các phiếu và điều hành nhóm.
+ Bước 3: Các nhóm đi đến thống nhất, cử đại diện trình bày.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
18
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
Các nhóm tranh luận cuối cùng đi đến thống nhất.
Giáo viên là người chốt lại bằng đáp án chuẩn.
+ Bước 4: Sau khi có đáp án các nhóm cần chấm chéo.(để tạo sự hào hứng
cho học sinh )
4. Đa dạng các hình thức dạy học
4.1 . Vẽ tranh và tự thuyết minh tranh

Sau khi tự đọc, tự tìm hiểu văn bản ở nhà, học sinh vẽ theo ý tưởng của
mình, minh hoạ một hình ảnh nào đó mình tâm đắc (nên cho một tổ vẽ một
tranh). Học sinh tự cử một bạn viết lời thuyết minh cho tranh vẽ của tổ. Qua thực
tế vận dụng, học sinh rất thích hình thức hoạt động này.
* Ví dụ :
+ Tổ 1 : Vẽ cảnh Trịnh Hâm du Vân Tiên xuống vời.
+ Tổ 2 : Vẽ cảnh ông Ngư cõng Vân Tiên.
+ Tổ 3 và tổ 4 : Vẽ hình ảnh ông Ngư trong cuộc sống:
“ Rày roi mai vịnh vui vầy
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng”
(Các tranh vẽ minh hoạ cho tiết học “Lục Vân Tiên gặp nạn”)
4.2. Kể một câu chuyện nhỏ về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm,
đọc đoạn thơ, đoạn văn mình thích nhất.(giáo viên và học sinh cùng tham gia)
Đây là những hình thức hoạt động khiến học sinh hào hứng và nhiệt tình
tham gia. Giáo viên có thể cho điểm để khuyến khích các em.
Để có những câu chuyện hay về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm,
giáo viên cần tích cực sưu tầm.
Ví dụ : Câu chuyện về tác giả Thanh Hải – người sáng tác “ Mùa xuân nho
nhỏ”
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
19
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
Được tập kết ra Bắc năm 1959 (tuổi 20) nhưng Thanh Hải vẫn xin ở lại
miền Nam chiến đấu. Ông sống cùng đồng bào Tà ôi, Vân Kiều ăn củ nâu, củ
chuối thay cơm. Cuộc đời bao gian khổ nhưng ông vẫn kiên cường. Khi vào tuổi
50 ( tóc bạc), ông lâm bệnh nặng, phải chống chọi với nỗi đau đớn của căn bệnh
ung thư gan hiểm nghèo, sự sống chỉ tính bằng giờ, bằng phút. Nhạc sĩ Trần
Hoàn, người bạn thân thiết của ông khuyên ông hãy nghỉ ngơi, đừng viết nữa
nhưng ông vẫn viết, viết hối hả vì sợ mình không còn viết được nữa, chỉ một

tháng sau (12/ 1980), ông đã qua đời. Sau khi ông mất, vợ ông dọn giường bệnh
và tìm thấy dưới tấm nệm bài thơ này…
Từ câu chuyện, học sinh hiểu và đồng cảm với nhà thơ hơn, trân trọng bài
thơ, xúc động trước những tình cảm chân thành, cao đẹp mà tác giả gửi gắm
trong đó.
4.3. Đóng vai nhân vật, diễn xuất một đoạn trong truyện là hoạt động
khiến học sinh ghi nhớ, in sâu ấn tượng và cảm xúc về nhân vật.
* Ví dụ : 2 em học sinh đóng vai ông Hai và bà chủ nhà (Làng – Kim Lân)
diễn xuất đoạn kết truyện.
+ Tự nhập thân quan toà xét xử trong phiên toà “Nỗi oan của Vũ Nương”.
Học sinh tự phán xử theo ý của mình. Nếu không được các bạn (người dự) đồng
tình thì “luật sư” sẽ lên tiếng.
* Ví dụ : Học sinh đã phán xử : Trương Sinh, ta không cho người chết mà
sẽ bắt người phải sống trong dằn vặt. Đêm nào cái bóng của Vũ Nương cũng về
ám ảnh ngươi. Nhân đây ta cũng nói cho tất cả mọi người dự phiên toà tỉnh ngộ:
tư tưởng nam quyền gia trưởng, thói hồ đồ tàn nhẫn, coi thường phụ nữ vẫn ẩn
náu trong các người phải xoá bỏ ngay. Nếu kẻ nào vi phạm gây nên tội ác ta sẽ
không dung tha.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
20
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
4.4. Nói lời sẻ chia với tác giả, với nhân vật (hoạt động vào cuối giờ học)
hoặc về nhà viết.
Đây là hình thức để học sinh được nói lên cảm nghĩ của mình về tác giả, về
nhân vật trong tác phẩm, làm các em được mở rộng tâm hồn mình với con người
và cuộc sống, biết yêu thương con người, biết trân trọng cuộc sống…
* Ví dụ : Sẻ chia với “ Em bé bán diêm” ( Truyện Cô bé bán diêm- An
đéc xen).
Sẻ chia với Thanh Hải về ước nguyện “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ

dâng cho đời” …
Lời sẻ chia với nhân vật Vũ Nương (Trích trong bài làm của em Nguyễn
Thị Thuý – lớp 9A1)
“ Có thể nói với em và nhiều độc giả khác thì chị là một cô gái rất hoàn
hảo, rất xứng đáng để được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng xót xa thay lại
không phải như vậy. Tại sao lại thế chị ơi? Chỉ vì một “cái bóng”, một cái bóng
nhỏ bé của người mẹ hiền mượn để an ủi vỗ về con nhỏ đã làm cho gia đình hạnh
phúc mà chị gìn giữ vun đắp bao lâu phải tan vỡ. Bị chồng đánh đập, mắng
nhiếc, đuổi ra khỏi nhà vô lí, biết mình bị oan mà không được thanh minh, em
biết chị tủi nhục và uất ức lắm! …Chị không quay về! Em hiểu bởi sẽ chẳng còn
hạnh phúc nào cho chị trong cái xã hội bất công đó cả. Cuộc sống dưới thủy cung
tuy chỉ là ảo ảnh nhưng cũng phần nào làm nguôi ngoai sự đau đớn, tiếc thương
cho độc giả như em… Em cầu chúc cho chị sống nơi ấy có một cuộc sống bình
yên, mong chị quên đi những nỗi đau khi xưa để tâm hồn được thanh thản. Nếu
có kiếp sau, em mong chị được sống ở một xã hội công bằng và lấy được người
chồng xứng đáng…”
5. Nghệ thuật sư phạm khi người thày đóng vai trò hướng dẫn học
sinh
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
21
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
Người dạy văn không chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn là nghệ sĩ
trên bục giảng.
5.1. Khi đặt câu hỏi
Giáo viên phải thể hiện được sự băn khoăn thực sự trước một vấn đề đặt ra
từ tác phẩm. Thể hiện được sự băn khoăn thực sự trước một vấn đề đặt ra từ tác
phẩm và khao khát nhận được câu trả lời từ các em. Từ giọng hỏi, cử chỉ, điệu
bộ, ánh mắt… đều phải thể hiện được điều đó.
5.2. Khi nghe học sinh trả lời

- Không nên nghĩ rằng thày ở tầm cao, luôn thâu tóm được tất cả mà phải
“ luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.
- Luôn có sự trân trọng, biết ơn, đồng cảm chân thành trước những câu trả
lời, những ý hiểu độc đáo sáng tạo của các em. (Tránh nồng nhiệt thái quá như
kịch).
* Ví dụ :
+ Ý của em thật sáng tạo, cảm ơn em!
+ Em có một cách hiểu thật mới mẻ, thày sẽ bổ sung vào giáo án của mình.

- Học sinh nói chưa đúng, giáo viên nên nhẹ nhàng tỏ ý tiếc và nhờ những
bạn khác giúp đỡ bạn chứ không nên phủ nhận bằng các từ “sai rồi!”, “Em
chậm hiểu quá !”…
- Khuyến khích những cách hiểu, cách cảm mới mẻ sáng tạo về nhân vật,
về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm…
Như chúng ta đã biết, đọc một tác phẩm mỗi người đều có thể đưa ra một
cách giải mã cho riêng mình. Nhưng muốn hiểu theo nghĩa nào thì đều phải xuất
phát từ văn bản, phải căn cứ vào hình tượng, câu chữ cụ thể của bài thơ, áng văn.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
22
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
Nếu như ý hiểu của học sinh phù hợp và thể hiện sự sáng tạo mới mẻ thì
giáo viên cần đón nhận, khuyến khích, tạo hứng thú cho các em, khơi gợi nhu cầu
thích khám phá, được khám phá.
Với 3 câu thơ :
“ Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
(Nói với con – Y Phương)
Học sinh có nhiều ý hiểu khác nhau:

- Người đồng mình sống mạnh mẽ như sông như suối vượt qua mọi ghềnh
thác.
- Người đồng mình sống như sông như suối chảy về biển, chỉ biết cho,
không biết nhận.
- Người đồng mình tâm hồn trong trẻo, vô tư hồn nhiên như sông như suối,
không ngại gì gian khó.
Giáo viên nhận xét : những cách hiểu của các em đều đúng vì các em đã
cảm nhận được qua hình ảnh so sánh đó một tâm hồn, cách sống của người miền
Núi thật đẹp, phong phú, khoáng đạt, tràn đầy niềm tin…
5.3. Giải quyết những tình huống
Ví dụ : Khi học sinh đưa ra những câu hỏi bất ngờ:
* Có học sinh trách Vũ Nương : tại sao Vũ Nương không bỏ đi đến một
nơi nào đó tự kiếm sống nuôi thân, chả lẽ cứ phải rời nhà của Trương Sinh nàng
không sống được hay sao ?
- Giáo viên có thể hỏi lại học sinh :
? Điều gì khiến Vũ Nương đau khổ đến mức phải tự vẫn ?
HS : Danh dự bị bôi nhọ.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
23
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
GV: Như các em đã biết, Vũ Nương hết lời phân trần, hàng xóm thanh
minh cho nàng đều không được, không thể minh oan được trong một xã hội phụ
nữ bị coi thường, nàng có thể bỏ đi một nơi nào đó kiếm sống nhưng nàng không
muốn sống khi bị nhục nhã như vậy. Nghĩa là nàng chết không phải vì không có
cách nào kiếm sống mà chết vì không thể minh oan. Chính cái chết của nàng là
sự tố cáo xã hội ham quyền đầy bất công.
* Sau khi học xong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Truyện Kiều –
Nguyễn Du; Ngữ văn 9 – Tập I ), học sinh có liên hệ đến Tác phẩm “Tắt đèn”
( Ngô Tất Tố; Ngữ văn 8 – Tập I) :

- Thuý Kiều là một người con gái dám hi sinh thân mình để cứu cha và em.
Tại sao chị Dậu lại không dám bán mình cho tên quan phụ mẫu để cứu gia đình
để đứa con không lâm vào tình cảnh khổ sở. Theo em, chị Dậu là một người phụ
nữ ích kỉ.
Với những câu hỏi như thế và còn rất nhiều những câu hỏi khác, yêu cầu
người giáo viên giải đáp thoả đáng, giúp cho học sinh có cái nhìn đúng đắn.
Tóm lại, người giáo viên cần biết tạo tâm thế cho giờ học văn qua : nghệ
thuật ứng xử các tình huống sư phạm, biết cách hỏi, cách nghe, cách đáp, nghệ
thuật biết giao hoà xoá đi khoảng cách thày – trò, hai đối tượng cùng khám phá
văn bản.
6. Chất văn trong dạy và học văn
Một điều dễ nhận thấy, trong một số tiết dạy và học văn là người thày
nhiều khi biến thành một nhà đạo đức vụng về, một tác phẩm văn học bị biến
thành một bài học lịch sử
- Ví dụ : dạy văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên chủ yếu phân
tích những phẩm chất của Bác qua trang phục, ăn uống, nơi ở và cuối cùng kết
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
24
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
luận cần học tập theo tấm gương của Bác. Như vậy, chất văn của văn bản chưa
được khai thác.
Để giờ dạy học mang chất văn, giáo viên cần cho học sinh liên tưởng đến
một số câu thơ ngợi ca vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác, tìm hiểu nghệ
thuật kể kết hợp với bình luận, những hình ảnh so sánh mang tính chất khẳng
định, giọng văn chuyển mạch nhẹ nhàng, lắng sâu đầy xúc cảm.
Để giờ học văn không trở thành nhàm chán, khô khan. Theo tôi người dạy
văn cần nâng cao tinh thần nhân bản của bộ môn văn “trả lại bản chất nghệ thuật
kì diệu cho bộ môn văn trong nhà trường”.
Chất văn có thể tạo nên từ :

- Phần giới thiệu bài, giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
- Từ lời dẫn dắt chuyển ý (chiếc cầu nối uyển chuyển giữa các phần của
bài).
- Từ việc khai thác tìm hiểu văn bản, cách hỏi học sinh.
- Giọng điệu của người thày.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài trên đã được chúng tôi nghiên cứu và vận dụng trong các giờ dạy và
học Văn. Các em học sinh hứng thú hơn với giờ học, yêu thích những tác phẩm
văn học hơn. Bản thân người dạy thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tổ chức lớp học
đọc – hiểu văn bản.
V. TRIỂN VỌNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này sẽ tiếp tục được nghiên cứu với hướng cụ thể hơn :
- Dạy tác phẩm tự sự hiện đại.
- Dạy tác phẩm thơ trữ tình.
Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương
Gián – Yên Dũng
25

×