Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (qua khảo sát tại chi nhánh thành công)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.91 KB, 140 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của cá nhân.
Những số liệu nêu trong luận văn là trung thực và được sự đồng ý của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công.
Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2011
Tác giả
Lê Thị Ngọc Bích
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Thị Kim Hoa – cô giáo đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy
cô Phòng Quản lý đào tạo & sau đại học; các thầy cô Khoa Kinh tế chính trị;
Ban Giám đốc cùng toàn thể đồng nghiệp Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Thành Công đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để
tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Học viên
Lê Thị Ngọc Bích
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Quan niệm và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng thương mại


1.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
1.1.2. Hoạt động cho vay và vai trò của nó đối với NHTM
1.1.2.1 Hoạt động cho vay: khái niệm, phân loại
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay đối với Ngân hàng thương mại
1.2. NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1 Nội dung cơ chế cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Những văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động cho vay của
NHTM
1.2.1.2 Quy trình cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.2.1.3 Một số quy định về cho vay: tổ chức bộ máy cho vay , điều kiện
cho vay, hình thức cho vay, lãi suất cho vay
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế cho vay
1.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế cho vay của NHTM
1.3. KINH NGHIỆM VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA
MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng thương
mại ở Hàn Quốc
1.3.2. Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế cho vay của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt nam - Chi nhánh Đống Đa
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
nam
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH
THÀNH CÔNG, NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
THÀNH CÔNG, NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT

NAM
2.1.1. Sự hình thành, phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam và Chi nhánh Thành Công
2.1.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Thành Công
2.1.1.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.1.2.Tổng quan tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
qua khảo sát tại Chi nhánh Thành Công
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH
THÀNH CÔNG, NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM
2.2.1. Tình hình thực hiện chính sách, văn bản cho vay
2.2.2. Thực hiện quy trình cho vay
2.2.3. Thực hiện các quy định cho vay: tổ chức bộ máy cho vay, điều kiện
cho vay, hình thức cho vay, lãi suất cho vay tại Chi nhánh Thành
Công
2.2.3.1. Tổ chức bộ máy cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Thành Công
2.2.3.2. Thực hiện quy trình về điều kiện cho vay
2.2.3.3. Thực hiện quy định về hình thức cho vay
2.2.3.4. Thực hiện quy định về lãi suất
2.2.4. Tình hình kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA
KHẢO SÁT TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 100
2.3.1. Thành tựu đạt được 101
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 102
2.3.2.1. Những hạn chế 102
2.3.2.2. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế 105
CHƯƠNG 3 109

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG 109
VIỆT NAM 109
3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân
hàng TMCP ngoại thương Việt Nam 109
3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội 109
3.1.1.2. Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
nam 110
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế cho vay của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam 112
3.1.2.1. Việc hoàn thiện cơ chế cho vay phải đảm bảo phù hợp với chính
sách tiền tệ của quốc gia 112
3.1.2.2. Việc hoàn thiện cơ chế cho vay phải đảm bảo phù hợp với định
hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam
113
3.1.2.3 . Việc hoàn thiện cơ chế cho vay phải đảm bảo nâng cao chất
lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
nam 114
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 115
3.2.1. Hoàn thiện về chính sách, văn bản liên quan đến hoạt động cho vay
115
3.2.2. Hoàn thiện quy trình cho vay 118
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức bảo đảm tiền vay 123
3.2.4. Đa dạng hóa hình thức cho vay 125
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát khoản vay 126
3.2.6. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản trị nội bộ và
chất lượng nguồn nhân lực 128
KIẾN NGHỊ 130
KẾT LUẬN 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
Vietcombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam
Vietcombank Thành công : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt nam – chi nhánh Thành công.
NH : Ngân hàng
NHNT : Ngân hàng Ngoại thương
VNĐ : Việt nam đồng
TMCP : Thương mại cổ phần
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DN : Doanh nghiệp
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TSCĐ : Tài sản cố định
TGĐ : Tổng giám đốc
GĐ : Giám đốc
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CBTD : Cán bộ tín dụng
CBKH : Cán bộ khách hàng
CBQLRRTD : Cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
CBQLN : Cán bộ quản lý nợ
QHKH : Quan hệ khách hàng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, HÌNH
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức thực hiện cho vay Error: Reference source not
found
Sơ đồ 2.2: Quy trình chấm điểm tín dụng DN được mô tả tóm tắt sau đây: Error:

Reference source not found
BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình hoạt động cho vay tại NHCT Đống Đa Error: Reference
source not found
Bảng 2.1 : Phân loại khách hàng doanh nghiệp và quan điểm đánh giá
Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Bảng điểm đánh giá quy mô doanh nghiệp Error: Reference source
not found
Bảng 2.3 : Xếp loại khách hàng doanh nghiệp năm 2009 - 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Bảng chấm điểm phân loại rủi ro Error: Reference source not found
Biểu 2.4: Lợi nhuận Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Các hình thức cho vay của VCB Thành công từ 2008 - 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 2.6: Cho vay theo hình thức đảm bảo Error: Reference source not found
BIỂU
Biểu 2.1: Số liệu huy động vốn Error: Reference source not found
Biểu 2.2: Số liệu dư nợ tín dụng Error: Reference source not found
Biểu 2.3: Doanh số Thanh toán – Xuất nhập khẩu Error: Reference source
not found
HÌNH
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Quan niệm và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng thương mại

1.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
1.1.2. Hoạt động cho vay và vai trò của nó đối với NHTM
1.1.2.1 Hoạt động cho vay: khái niệm, phân loại
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay đối với Ngân hàng thương mại
1.2. NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1 Nội dung cơ chế cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Những văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động cho vay của
NHTM
1.2.1.2 Quy trình cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.2.1.3 Một số quy định về cho vay: tổ chức bộ máy cho vay , điều kiện
cho vay, hình thức cho vay, lãi suất cho vay
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế cho vay
1.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế cho vay của NHTM
1.3. KINH NGHIỆM VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA
MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng thương
mại ở Hàn Quốc
1.3.2. Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế cho vay của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt nam - Chi nhánh Đống Đa
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
nam
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH
THÀNH CÔNG, NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
THÀNH CÔNG, NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT

NAM
2.1.1. Sự hình thành, phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam và Chi nhánh Thành Công
2.1.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Thành Công
2.1.1.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.1.2.Tổng quan tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
qua khảo sát tại Chi nhánh Thành Công
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH
THÀNH CÔNG, NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM
2.2.1. Tình hình thực hiện chính sách, văn bản cho vay
2.2.2. Thực hiện quy trình cho vay
2.2.3. Thực hiện các quy định cho vay: tổ chức bộ máy cho vay, điều kiện
cho vay, hình thức cho vay, lãi suất cho vay tại Chi nhánh Thành
Công
2.2.3.1. Tổ chức bộ máy cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Thành Công
2.2.3.2. Thực hiện quy trình về điều kiện cho vay
2.2.3.3. Thực hiện quy định về hình thức cho vay
2.2.3.4. Thực hiện quy định về lãi suất
2.2.4. Tình hình kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA
KHẢO SÁT TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 100
2.3.1. Thành tựu đạt được 101
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 102
2.3.2.1. Những hạn chế 102
2.3.2.2. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế 105
CHƯƠNG 3 109

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG 109
VIỆT NAM 109
3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân
hàng TMCP ngoại thương Việt Nam 109
3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội 109
3.1.1.2. Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
nam 110
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế cho vay của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam 112
3.1.2.1. Việc hoàn thiện cơ chế cho vay phải đảm bảo phù hợp với chính
sách tiền tệ của quốc gia 112
3.1.2.2. Việc hoàn thiện cơ chế cho vay phải đảm bảo phù hợp với định
hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam
113
3.1.2.3 . Việc hoàn thiện cơ chế cho vay phải đảm bảo nâng cao chất
lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
nam 114
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 115
3.2.1. Hoàn thiện về chính sách, văn bản liên quan đến hoạt động cho vay
115
3.2.2. Hoàn thiện quy trình cho vay 118
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức bảo đảm tiền vay 123
3.2.4. Đa dạng hóa hình thức cho vay 125
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát khoản vay 126
3.2.6. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản trị nội bộ và
chất lượng nguồn nhân lực 128
KIẾN NGHỊ 130
KẾT LUẬN 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay của nền kinh tế thế giới nói
chung cũng như nền kinh tế Việt nam nói riêng đang đặt ra những đòi hỏi và
thách thức mới đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.
Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động cho vay
là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài
sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi
ro lớn cho các NHTM.
Những năm qua, các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt nam nói riêng đã có nhiều biện pháp đổi mới về cơ chế chính
sách cho vay cũng như quy trình quản lý do đó chất lượng hoạt động cho vay
đã được cải thiện. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và
hội nhập với diễn biến của khủng hoảng tài chính toàn cầu, những ảnh hưởng
của nó tới Việt Nam và bản thân các khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt
Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập về cơ chế chính sách cho vay
làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và chất lượng hoạt động cho vay của
các NHTM
Bởi vậy, làm thế nào để hoàn thiện cơ chế cho vay nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động cho vay của các NHTM để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam trên trường quốc tế đang là vấn đề rất được
quan tâm, có ý nghĩa quan trọng và quyết định cho việc đưa hệ thống Ngân
hàng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.
Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu vấn đề “HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (QUA KHẢO
SÁT TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG)” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn và được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
- Về lý luận và nhận thức:
Trong thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu vấn đề về hoạt động
cho vay của các NHTM như: “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự
án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đại dương” – tác giả Trần
Ánh Nguyệt; “ Mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân
Đội” – tác giả Đỗ Thị Kim Oanh; “ Phát triển cho vay khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam” – tác giả Phan Thế Quân; “Nâng
cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công
thương Thanh Xuân “ – tác giả Đỗ Thị Thúy Vân; “Mở rộng cho vay ngắn hạn
tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” – tác giả Chu Văn.
Các đề tài trên chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến
nghiệp vụ cho vay cụ thể. Song cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên
cứu về cơ chế cho vay. Với những diễn biến của nền kinh tế nước ta trong giai
đoạn hiện nay thì việc nghiên cứu và đề ra những giải pháp hoàn thiện cơ chế
cho vay của hệ thống NHTM là một nhu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
3 . Về phân tích và luận giải tình hình thực tế:
Trong những năm gần đây hoạt động cho vay tại các NHTM xuất hiện
một số thách thức như:
- Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của NHNN đã thúc đẩy mạnh mẽ về
việc cạnh tranh lãi suất, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng
của các NHTM nhưng cũng dẫn đến những bất cập trên thị trường vốn .
- Cạnh tranh về cung cấp vốn đầu tư, vốn Nhà nước cấp, vốn ODA, vốn
đầu tư nước ngoài Sự hiện diện của vốn ưu đãi đầu tư quốc tế rõ ràng làm
giảm cơ hội cung cấp tín dụng của các NHTM.
- Tuy nền kinh tế tăng trưởng khá nhưng lại xuất hiện nhiều rủi ro, tính
rủi ro trong hoạt động tín dụng có xu hướng tăng lên.
Từ một số vấn đề trên em đã lựa chọn để nghiên cứu cụ thể, trực tiếp
đến đề tài.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của đề tài

- Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế cho vay của
NHTM.
- Phân tích thực trạng về cơ chế cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương VN. Thông qua những phân tích đó, rút ra được những ưu điểm và
những tồn tại cần giải quyết.
- Đề xuất những biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện cơ chế cho vay
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – Chi nhánh Thành Công, nêu bật
những kiến nghị đối với chính phủ và với Ngân hàng Nhà nước về một số vấn
đề liên quan đến hoạt động cho vay.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Hoàn thiện cơ chế cho vay tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương VN – Chi nhánh Thành Công.
- Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu về cơ chế cho vay tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương VN – Chi nhánh Thành Công
- Thời gian nghiên cứu : các năm từ 2008 đến 2010
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng chủ nghĩa duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin thông qua việc thống kê, tổng hợp,
phân tích và khảo sát thực tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Thành Công.
7. Những kết quả đạt được và đóng góp
Thứ nhất, đánh giá được kết quả và hạn chế trong hoạt động cho vay,
nêu bật được nguyên nhân của kết quả và hạn chế.
Thứ hai, đề xuất các biện pháp để hoàn thiện cơ chế cho vay tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương VN – Chi nhánh Thành Công.
8. Tên và kết cấu đề tài
Tên đề tài : “HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (QUA KHẢO SÁT TẠI
CHI NHÁNH THÀNH CÔNG)”
Ngoài phần mục lục; danh mục tài liệu các bảng. biểu, đồ thị, tài liệu

tham khảo; phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn được chia
thành 3 chương:
Chương 1 – Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế cho
vay của NHTM
Chương 2 – Tình hình thực hiện cơ chế cho vay tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam qua khảo sát tại chi nhánh Thành Công.
Chương 3 – Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế cho vay
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CƠ
CHẾ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Quan niệm và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng thương mại.
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có một tổ chức
kinh doanh đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ trong quan hệ
vay mượn – đó là ngân hàng thương mại.
Ở Việt Nam, có một số quan niệm về ngân hàng thương mại, tuy nhiên có
thể khái quát chung như sau:
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách
hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, làm phương
tiện thanh toán và thực hiện các dịch vụ theo ủy thác của khách hàng trên cơ sở
tuân thủ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của
pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu khái quát rằng Ngân hàng thương mại là một tổ chức
tài chính có chức năng làm cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ
nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại
nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi

suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất
đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại đồng thời hoạt động của
ngân hàng thương mại cũng nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi
tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
Tuy nhiên cũng là tổ chức tài chính nhưng các Quỹ đầu tư, Công ty Bảo hiểm,
Công ty Tài chính có những chức năng và đặc điểm khác biệt với NHTM
như : không có chức năng nhận tiền gửi; không có chức năng trung gian
thanh toán. Ví dụ : Quỹ đầu tư hay Công ty Tài chính thực hiện việc Huy
động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu , trái phiếu, tín phiếu; đối với các
công ty Bảo hiểm thì việc huy động vốn được thực hiện thông qua hình thức
Phí bảo hiểm - không được nhận tiền gửi.
Do vậy với vai trò là một tổ chức Tài chính nhưng Ngân hàng thương
mại có những đặc điểm nổi bật như sau :
Một là, Chức năng trung gian tín dụng:
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng,
NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về
vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi
vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh
lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất
cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.
Hai là, Chức năng trung gian thanh toán:
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân,
thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài
khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài
khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo
lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh
toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán,
thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương
thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền

trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần
hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản
thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời
gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc
đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn,
từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Ba là, Chức năng tạo tiền:
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của
NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự
tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang
tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền
kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của
NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng
trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số
tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán
dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn
được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng
tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán,
chi trả của xã hội.
Bốn là, Chịu sự quản lý vĩ mô của Ngân hàng nhà nước.
Năm là, Có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác theo nguyên tắc bình
đẳng, tự nguyện và cùng có lợi.
1.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thực hiện các
hoạt động cơ bản sau đây:
Một là, Hoạt động huy động vốn
Đây là hoạt động đầu tiên và quan trọng của một ngân hàng vì nhờ đó
mà ngân hàng tạo ra nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo điều kiện cho những hoạt

động khác của ngân hàng và theo suốt quá trình tồn tại và phát triển của mỗi
ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động nhận tiền gửi, ngân hàng tập hợp
được một số tiền tạm thời chưa sử dụng của các chủ sở hữu để rồi sử dụng .
Hai là, Hoạt động sử dụng vốn
Đây là hoạt động mà ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để
cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu phục vụ đầu tư sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng cá nhân với những điều kiện nhất định mà hai bên thoả thuận.
Khi đã huy động được nguồn vốn, để có thể tạo ra lợi nhuận ngân hàng
thương mại phải tiến hành “tài trợ” cho nền kinh tế.
Ba là, Cho vay (tín dụng)
Tín dụng ngân hàng là quan hệ giao dịch giữa ngân hàng với các chủ
thể khác trong đó ngân hàng cho chủ thể sử dụng một lượng tiền tệ trong một
khoảng thời gian được xác định trước và đổi lại, ngân hàng sẽ được nhận lại
lượng tiền đó kèm theo một mức lợi tức tương ứng với mức độ sinh lãi mong
đợi và các rủi ro có thể phát sinh.
Bốn là, Đầu tư
Ngân hàng thương mại có thể sử dụng nguồn vốn để đầu tư như đầu
tư vốn trực tiếp vào các doanh nghiệp dưới dạng góp vốn, thành lập các
công ty, hùn vốn dưới hình thức liên doanh liên kết. Theo xu hướng phát
triển chung, khi một đơn vị cá biệt thiếu vốn, ngân hàng thương mại có thể
hùn vốn liên doanh liên kết nhằm hỗ trợ thực hiện sản xuất một loại sản
phẩm, dịch vụ cho xã hội.
Năm là, Cho thuê tài chính
Đây là hoạt động tín dụng trung gian dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho
thuê tài sản giữa bên cho thuê là ngân hàng thương mại với khách hàng thuê.
Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng sẽ mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó
theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho
thuê, các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng.
Sáu là, Hoạt động thanh toán
Các ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán để đáp ứng nhu cầu

thanh toán của nền kinh tế. Thông qua việc giải quyết các nhu cầu về thanh
toán, chi trả mà các ngân hàng thương mại đã góp phần đáng kể trong việc
thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ
luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí lưu thông, do đó góp phần tăng trưởng kinh
tế. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vai trò của ngân hàng thương mại
càng được nâng cao. Hoạt động thanh toán cũng là tiền đề để hỗ trợ các hoạt
động huy động vốn và sử dụng vốn cùng phát triển.
Bảy là, Các hoạt động khác:
Bên cạnh ba mảng nghiệp vụ truyền thống trên, ngân hàng thương mại
còn thực hiện nhiều hoạt động khác như quản lý ngân quỹ, dịch vụ bảo lãnh,
bảo quản vật có giá, kinh doanh ngoại tệ, vàng, chứng khoán, cung cấp các
dịch vụ uỷ thác và tư vấn, các dịch vụ bảo hiểm, …
1.1.2. Hoạt động cho vay và vai trò của nó đối với NHTM
1.1.2.1 Hoạt động cho vay: khái niệm, phân loại
Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM nói
riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng mang lại nhiều rủi ro nhất.
* Khái niệm : Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức
tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời
hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
* Phân loại hoạt động cho vay
Thứ nhất : Theo mục đích sử dụng vốn vay
- Cho vay kinh doanh, sản xuất: các mặt hàng không bị pháp luật cấm
và trong danh mục cho vay của Ngân hàng chủ quản.
- Cho vay tiêu dùng: mua vật dụng gia đình, phương tiện giao thông,
sửa chữa nhà cửa,…
Thứ hai : Theo thời hạn cho vay
Việc phân loại thời hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng mật thiết đến
tính an toàn và tính sinh lợi của món vay cũng như khả năng hoàn trả của
khách hàng. Mặt khác, thời hạn của khoản vay còn ảnh hưởng tới kế hoạch

vốn của Ngân hàng, qua đó ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch kinh doanh và
khả năng thực hiện các khoản cho vay khác đến khách hàng. Theo thời hạn,
các khoản cho vay được chia làm 3 loại
- Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay trong khoảng thời gian dưới
một năm. Mục đích vay chủ yếu là đầu tư vào tài sản lưu động có vòng quay
trên một vòng trong một năm và các nhu cầu chi tiêu của cá nhân. Cho vay
ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và Ngân hàng có thể áp dụng cho
vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo món hoặc hạn mức, có hoặc không
cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển.
- Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay từ một đến năm năm.
Doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn để mua sắm trang thiết bị,
xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ, để tồn tại và phát triển, nhu cầu
vốn trung và dài hạn ngày càng tăng.
Nhà nước vay vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển vào những lĩnh
vực khả năng tích luỹ của doanh nghiệp chưa cao. Ngân hàng cho vay đối với
người tiêu dùng nhằm thoã mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như
nhà cửa, phương tiện vận chuyển.
- Cho vay dài hạn: là những khoản vay thời hạn cho vay trên năm năm,
loại tín dụng này đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng công trình giao
thông, nhà máy xí nghiệp, công trình xây dựng có quy mô lớn với thời hạn sử
dụng lâu dài.
Thứ ba : Theo đối tượng cho vay
- Cho vay tổ chức kinh tế: Khách hàng vay là những tổ chức kinh tế có
nhu cầu về vốn để tích luỹ tư bản phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất
kinh doanh của mình, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra
thường xuyên liên tục và phát triển.
- Cho vay cá nhân, hộ gia đình: là hình thức vay vốn trong đó cá nhân,
hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn cho mình. Cá nhân có thể vay vốn để
sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mình.
Thứ tư : Theo hình thức cho vay

- Phân loại theo hình thức tài trợ:
Tín dụng Ngân hàng bao gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê.
Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá là việc Ngân hàng ứng
trước một khoản tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu
trừ đi phần thu nhập của Ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến
hạn hoặc đó là một giấy nợ.

Hình 1.1: Quy trình chiết khấu thương phiếu
(3): Trong thợi hạn còn hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mang
thương phiếu đến Ngân hàng để xin chiết khấu.
(4): Sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, Ngân hàng có thể phát tiền
cho người bán và nắm giữ thương phiếu.
(5): Đến hạn, Ngân hàng chuyển thương phiếu đến người mua đòi tiền.
(5)
(3)
(4)
(2) Thương phiếu
(1) Hàng hoá, dịch vụ
Người bán Người mua
Ngân hàng
Cho vay là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay với cam kết
khách hàng sẽ trả cả gốc và lãi đúng hạn như cam kết trong hợp đồng. Cho
vay có thể được chia làm nhiều hình thức: Cho vay thấu chi; Cho vay trực tiếp
từng lần; Cho vay theo hạn mức; Cho vay luân chuyển; Cho vay trả góp; Cho
vay gián tiếp.
Bảo lãnh của Ngân hàng là cam kết của Ngân hàng dưới hình thức thư
bảo lãnh về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của Ngân hàng
khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Phân loại theo
mục tiêu, có các loại bảo lãnh: Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu; Bảo lãnh
thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước; Bảo lãnh đảm

bảo hoàn trả vốn vay.
Hình 1.2: Quy trình bảo lãnh
(a): Khách hàng ký các hợp đồng với bên thứ ba vể thanh toán, vể xây
dựng… Bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh của Ngân hàng
(1): Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi Ngân hàng. Ngân hàng
phân tích khách hàng. Nếu động ý, Ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng bảo lãnh
và phát hành thư bảo lãnh
(2): Ngân hàng (hoặc khách hàng) thông báo thư bảo lãnh cho bên thứ ba
(3): Theo như thõa thuận với khách hàng và bên thứ ba, Ngân hàng thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra
(3)
(2)(4)
(a)
Ngân hàng (Bên bảo lãnh)
Khách hàng của Ngân hàng
(bên được bảo lãnh)
Người thứ ba (Bên hưởng
bảo lãnh)
(1)
(3)(2)(1)
(4)
(a)
Ngân hàng (Bên bảo lãnh)
Khách hàng của Ngân hàng
(bên được bảo lãnh)
Người thứ ba (Bên hưởng
bảo lãnh)
(4): Theo như hợp đồng bảo lãnh đã ký với khách hàng, Ngân hàng yêu cầu
khách hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng.
Cho thuê là hình thức Ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với

thời hạn sao cho Ngân hàng phải thu hồi gần đủ hoặc đủ giá trị của tài sản cho
thuê cộng lãi.
Hình 1.3: Quy trình Thuê - Mua
(1): Khách hàng làm đơn gửi Ngân hàng yêu cầu về tài sản cần thuê. Sau khi
phân thích dự án và tình hình tài chính của khách hàng, Ngân hàng ký hợp động
thuê - Mua với khách hàng.
(2): Ngân hàng tìm kiếm nhà cung cấp để ký hợp đồng mua (Huặc người
thuê chỉ định nhà cung cấp)
(3): Khách hàng có thể gặp nhà cung cấp để nêu yêu cầu về quy cách, chất
lượng tài sản thuê, nhận tài sản thuê, nhầ cung cấp có thể phải cam kết bảo hành
cho người thuê
(4): Ngân hàng kiểm soát tình hình sử dụng tài sản thuê, thu tiền thuê huặc
thu hồi tài sản nếu thấy người thuê vi phạm.
- Phân loại theo phương thức cấp tín dụng
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó
ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh
toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian xác
định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
(3)
(2) (1) (4)
Ngân hàng (Người cho thuê)
Nhà cung cấp trang thiết bị Khách hàng (Người thuê)
Y

×