Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

nghiên cứu công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sơn lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.05 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Sau những năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
(2000-2013), nền kinh tế của nước ta đang dần đi vào thế ổn định mặc dù còn nhiều
khó khăn về nguồn lực. Trong bối cảnh đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ điều
kiện để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Công ty Cổ phần Xây
dựng và Thương mại (CTCPXD&TM) Sơn Lâm cũng không phải là ngoại lệ, Công
ty đang dần khắc phục những khó khăn chung mà nền kinh tế mang lại. Trong đó
vấn đề quản lý và sử dụng con người là một trong những yếu tố quyết định đến sự
tồn tại của Công ty.
Cũng như các doanh nghiệp khác, CTCPXD&TM Sơn Lâm hết sức chú
trọng đến việc tạo động lực cho người lao động. Sau thời gian thực tập tại
CTCPXD&TM Sơn Lâm tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác tạo động lực
cho người lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sơn Lâm” để
làm đề tài tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về CTCPXD&TM Sơn Lâm
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng của công tác tạo động lực lao động tại
CTCPXD&TM Sơn Lâm.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho
người lao động tại CTCPXD&TM Sơn Lâm.
Do còn nhiều hạn chế, bài viết chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Vì vậy,
tôi rất mong sự góp ý của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049


1
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI SƠN LÂM
1.1. Khái quát chung về Công ty
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sơn Lâm.
Trụ sở chính: Phố Mỹ Lộ, Thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Tel: 0303.866.287
Fax: 0303866287
Số đăng ký kinh doanh: 2700510384
Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình.
Cấp ngày: 29/05/2008.
Tài khoản số: 483-10 000120096.
Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình.
Mã số thuế: 2700510384.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm:
• Xây dựng các công trình dân dụng
• Xây dựng các công trình công cộng
• Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng
• Kinh doanh bất động sản
• Xây dựng các công trình công nghiệp
• Xây dựng thủy lợi
• Xây dựng giao thông
• Tư vấn đấu thầu, chọn thầu các hợp đồng xây lắp và mua sắm thiết bị.
• Xây dựng các công trình cấp thoát nước
• Đầu tư, xây dựng hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp
• Xây dựng công trình viễn thông, xử lý môi trường nước
• Cho thuê máy móc thiết bị phục vụ xây dựng và thi công công trình.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai

MSV: 13120049
2
Chuyên đề thực tập
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của CTCPXD&TM Sơn Lâm.
Tiền thân trước đây là Công ty Xây dựng Thành Công, được thành lập vào
năm 1993 đến năm 2006 được đổi tên là Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Thành
Công. Qua quá trình hình thành và phát triển đã được sự quan tâm của các cấp
nghành cùng sự quan tâm của các tỉnh bạn, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Thành
Công đã được giao và nhận thầu một số công trình xây dựng giao thông, thủy lợi.
Đây là những dự án có vai trò làm nền móng cho sự phát triển sau này của Công ty
trong tương lai. Cụ thể:
• Nhà làm việc 3 tầng sở tài chính tỉnh Ninh Bình
• Trung tâm y tế phường ninh phúc thành phố Ninh Bình
• Trụ sở bảo hiểm y tế Cẩm Thủy-Thanh Hóa
• Đường quốc lộ 10 Ninh Bình-Hải Phòng đoạn km 130-14 Cao Bồ đi Cát Đằng
• Xây dựng khu chăm sóc sức khỏe và tắm khoáng Cúc Phương
• Xây dựng trung tâm thương mại của công ty đầu tư và thương mại Phong
Vân tại khu công nghiệp Gián Khẩu Ninh Bình
• Xây dựng kênh N4 thuộc khu công nghiệp Gián Khẩu…
Năm 2012, doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang các
tỉnh bạn, nổi bật là những dự án thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đơn vị đã
nhận thầu được một số công trình:
• Trụ sở ủy ban nhân dân xã Xì Lở Lầu
• Trường tiểu học Xì Lở Lầu
• Cầu bản xã Căng Kí, Căng Hạ
• Trường dân tộc nội trú huyện Phong Thổ
• Trung tâm giáo dục huyện Phong Thổ
• Kè song xã Khổng Lào
• Trường tiểu học xã Tông Qua Lìn
• Trường mầm non xã Tông Qua Lìn

SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
3
Chuyên đề thực tập
• Đường liên xã Là Vàng – Má Nghé
• Trường mầm non xã Hồi Bảo
Cùng với xu hướng chung của thị trường và để phù hợp với tính chất của
công việc doanh nghiệp đã chuyển đổi sang hình thức Công ty Cổ phần. Mang tên
là Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sơn Lâm.
Hiện nay, Công ty đã hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng, không
ngừng nâng cao thiết bị, công nghệ và con người. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình,
có trình độ cao, bộ máy tổ chức năng động và chuyên nghiệp, nguồn tài chính lành
mạnh Công ty luôn được khách hàng, đối tác tin tưởng và đánh giá cao.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của CTCPXD&TM Sơn Lâm.
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
4
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KẾ
HOẠCH THI
CÔNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH

TRUNG TÂM TƯ
VẤN ĐẦU TƯ
VÀTHIẾT KẾ
XÂY DỰNG
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
THI CÔNG
Chuyên đề thực tập
Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, quản lý và điều hành mọi công việc
cũng như chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của Công ty về kinh doanh, kỹ
thuật, tài chính, điều hành công tác đối nội, đối ngoại của Công ty. Có nhiệm vụ
hoạch định chiến lược của Công ty và có quyền tổ chức bộ máy Công ty.
Giám đốc có các quyền của và nhiệm vụ sau đây:
• Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
• Tổ chức thực hiện các quyết định của ban Giám đốc.
• Kiến nghị các phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế nội bộ của Công ty.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty.
• Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của
Công ty.
Phó giám đốc: là những người giúp giám đốc điều hành Công ty theo sự
phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và nhiệm
vụ được giao.
Các phòng ban:
Phòng kế toán tài chính: Thực hiện ghi chép, xử lý các chứng từ, ghi sổ kế
toán, tập hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp
thời các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình kinh tế tài
chính của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế của
công ty. Đồng thời phòng tài vụ có chức năng phân phối, giám sát các nguồn vốn,
đảm bảo và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn chung nhiệm vụ của phòng kế
toán- tài chính có 3 nội dung chính:
• Kế toán thống kê: ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đến quá

trình sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị.
• Hạch toán chi phí sản xuất, chi phí tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp… cho
người lao động.
• Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạt động
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
5
Chuyên đề thực tập
sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi, tổ chức quản lý nhân lực
và cán bộ quản lý trong công ty. Đồng thời có trách nhiệm đào tạo và phát triển tay
nghề cho công nhân, thực hiện việc ký kết các hợp đồng lao động của công ty,
quyết định khen thưởng, kỷ luật, chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính, cung
cấp, tiếp nhận và lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ, công văn. Tham mưu cho giám đốc về
xây dựng và tổ chức các quy chế, điều lệ và các hành vi ứng xử trong Công ty.
Phòng kinh tế kế hoạch – thi công: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản
xuất. Lập các hồ sơ dự thầu, tính toán xây dựng các công trình, tham gia dự thầu,
lập hạn mức và tổ chức thu mua vật liệu đáp ứng nhu cầu cho các đội khi được cấp
trên giao phó, theo dõi giám sát tình hình thi công các công trình trúng thầu. Đồng
thời có chức năng giúp đỡ Giám đốc trong quản lý và điều hành sản xuất kinh
doanh.
Trung tâm tư vấn đầu tư thiết kế và xây dựng : thực hiện chức năng tư vấn về
đầu tư xây dựng cho các khách hàng ngoài công ty có nhu cầu và cũng giúp đỡ
công ty có phương án đầu tư xây dựng.
1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của CTCPXD&TM Sơn Lâm.
1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty.
Hiện nay Công ty có 3 loại sản phẩm chính là bê tông thương phẩm, kết cấu
bê tông đúc sẵn và các công trình xây dựng.
Bê tông thương phẩm là sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu

của Công ty. Bê tông thương phẩm là một hỗn hợp gồm cát, đá, xi măng, nước và
phụ gia, được ứng dụng cho các công trình công nghiệp, cao tầng và các công trình
nhà dân dụng với ưu điểm vượt trội so với việc trộn thủ công thông thường. Sản
phẩm này có giới hạn về mặt kỹ thuật là phải đổ khuôn trong vòng 45 phút (nếu
không có phụ gia) hoặc không quá 2 giờ (nếu có phụ gia). Do đó các công trình ở
xa không được đảm bảo về mặt chất lượng. Chính những mặt giới hạn về mặt kỹ
thuật nên Công ty chỉ cung cấp sản phẩm ở trong khu vực chính là Ninh Bình và
một số tỉnh lân cận.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
6
Chuyên đề thực tập
Kết cấu bê tông đúc sẵn là một loại vật liệu xây dựng hỗn hợp, dưới dạng
liên kết hợp lý của bê tông và cốt thép. Đây là một trong những sản phẩm truyền
thống của Công ty. Bao gồm: cột điện, cột móng, ống nước ly tâm, gạch nhẹ, bê
tông nhẹ Đây là những sản phẩm rất cồng kềnh khó vận chuyển, chi phí vận
chuyển cao nhưng lại có rất nhiều ưu điểm như: đẩy nhanh tốc độ thi công, đảm
bảo chất lượng, hiện đại hóa công trình xây dựng.
Công trình xây dựng: Đây là sản phẩm chính mà Công ty hướng tới. Công ty
tham gia mạnh vào lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, các
công trình giao thông, thủy lợi. Phần lớn các công trình có quy mô vừa và nhỏ. Chủ
đầu tư là các đơn vị nhà nước, đơn vị tư nhân. Giá trị của các công trình khác nhau,
mỗi một công trình có một kiểu thiết kế riêng tùy vào mong muốn của chủ công
trình. Yêu cầu chất lượng công trình luôn được đảm bảo bởi một đội giám sát công
trình. Để đảm bảo tính trung thực, đội giám sát là những người do chủ đầu tư quyết
định. Chất lượng công trình tuân theo quy định chung của bộ xây dựng. Mỗi khi đổ
móng hoặc đổ trần, công việc đòi hỏi chất lượng tối ưu, đội giám sát trực tiếp quan
sát quá trình thi công cho đến khi kết thúc công việc. Sau khi công trình hoàn
thành, chỉ khi nào bên chủ đầu tư kiểm tra công trình lần cuối thấy đạt yêu cầu về

chất lượng, kiểu dáng (giống thiết kế) thì mới được quyết toán và bàn giao công
trình. Công ty luôn đảm bảo về chất lượng công trình.
Số lượng công trình năm 2013 có xu hướng giảm so với năm 2012 do khủng
hoảng kinh tế, tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn. Một số công trình vẫn
còn dang dở đến năm 2014. Sản phẩm bê tông thương phẩm và kết cấu bê tông đúc
sẵn vẫn được đặt hàng thương xuyên, một phần nhỏ phục vụ cho việc thực hiện thi
công công trình xây dựng của Công ty. Đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm ổn
định và phát huy hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
1.4.2. Đặc điểm về quy trình sản xuất của Công ty.
Đối với sản phẩm bê tông thương phẩm và kết cấu bê tông đúc sẵn, trước khi
đi vào sản xuất sản phẩm bước đầu tiên Công ty là:
• Tiến hành kiểm tra thông tin hàng hóa, chất lượng của nguồn nguyên vật
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
7
Chuyên đề thực tập
liệu đầu vào (chủng loại, quy cách, trạng thái bảo quản, số lượng…).
Xi măng phải đảm bảo được các chỉ tiêu cơ lý: cường độ nén, độ mịn, độ dẻo
tiêu chuẩn, thời gian đông kết, độ ổn định thể tích, khối lượng riêng… Đồng thời
cùng với nhà cung cấp lập biên bản lấy mẫu niêm phong tại phòng kế hoạch thi
công để kiểm tra đối chứng khi có yêu cầu.
Đá dăm và cát được kiểm tra bằng trực quan (độ bám bẩn, kích thước hạt),
chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, số lượng. Đá dăm khi nhập kho sẽ được phân
loại dựa trên cơ sở hạt và cường độ đá gốc để phục vụ cho việc sản xuất bê tông
cho từng công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
• Thiết kế cấp phối bê tông: lấy mẫu các loại vật liệu theo yêu cầu, thực
hiện tính toán và tiến hành phối trộn cấp phối đã tính toán, đúc mẫu để kiểm tra
cường độ nén.
Đối với các sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình công nghiệp và

dân dụng. Với đặc trưng là sản phẩm xây dựng có kích thước và chi phí lớn, thời
gian xây dựng lâu dài chính vì vậy mà quá trình sản xuất của CTCPXD&TM Sơn
Lâm là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công
trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bố rải rác ở các địa điểm khác nhau.
Nhưng hầu hết các công trình đều có chung một quy trình như sau:
Hồ sơ dự thầu: khi nhận được thông tin mời thầu thì ban lãnh đạo Công ty
cùng phòng ban phối hợp với nhau làm hồ sơ dự thầu bao gồm biện pháp thi công
và dự toán thi công.
Biện pháp thi công: mô tả công trình, quy mô và đặc điểm của công trình,
đưa ra biện pháp thi công tổng hợp rồi sau đó đưa ra biện pháp thi công chi tiết.
Dự toán đấu thầu: Lập bảng dự toán chi tiết (khối lượng, đơn giá vật liệu,
nhân công, máy móc thi công).
Lập bảng vật tư và bù chênh lệch giá.
Lập bảng tính cước vận chuyển.
Từ bảng chi tiết trên lập bảng tổng hợp chi phí.
Tham gia đấu thầu: cử người đi tham gia đấu thầu.
Ký kết hợp đồng kinh tế: sau khi đã trúng thầu thì kí kết hợp đồng kinh tế
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
8
Chuyên đề thực tập
bao gồm các điều khoản mà hai bên thỏa thuận.
Tiến hành thi công: sau khi kí kết hợp đồng kinh tế thì lập ban chỉ huy công
trường và tiến hành thi công.
Nghiệm thu từng giai đoạn: thi công xong giai đoạn nào thì tiến hành
nghiệm thu giai đoạn đó.
Ngiệm thu công trình: sau khi tất cả các giai đoạn hoàn thành xong, tiến
hành nghiệm thu toàn bộ công trình để đưa vào sử dụng.
Để có được một công trình xây dựng, trước hết Công ty phải thực hiện công

tác đấu thầu như trên. Khi đã trúng thầu, Công ty có thể thực hiện quá trình xây dựng
theo công nghệ. Quy trình sản xuất của Công ty để xây dựng công trình như sau:
(Nguồn: Trung tâm tư vấn đầu tư thiết kế và xây dựng)
Khảo sát và thăm dò: xác định quy mô, địa thế đất, tình trạng đất, tình trạng
pháp lý của đất…
Thiết kế: lập các bản vẽ kỹ thuật, xác định các thông số kỹ thuật.
Thi công phần móng công trình: để đảm bảo độ vững chắc của công trình thi
công.
Thi công phần khung bê tông công trình: định hình phần khung cho công
trình.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
9
Khảo sát và
thăm dò
Thiết kế Thi công
phần
mỏng CT
Thi công phần
khung bê tông
CT
Xây thô
công trình
Lắp đặt hệ thống điện
nước và các thiết bị khác
Bàn giao và
quyết toán CT
Kiểm tra và
nghiệm thu

Hoàn thiện
công trình
Chuyên đề thực tập
Xây thô công trình: hoàn thiện phần thô của công trình như cầu thang, khung
cửa, tường…
Lắp đặt các hệ thống điện nước: tiến hành lắp đặt các thiết bị phụ như bồn
rửa, đường điện, đường nước…
Hoàn thiện công trình: trát vôi vữa, lắp cửa, vôi ve lại công trình…
Kiểm tra và nghiệm thu: hai bên chủ đầu tư và Công ty tiến hành kiểm tra
công trình so với hợp đồng kinh tế. Ghi lại kết quả kiểm tra.
Bàn giao và quyết toán công trình: hai bên chủ đầu tư và Công ty cùng gặp nhau,
tổ chức tiến hành bàn giao và quyết toán công trình.
1.4.3. Tình hình về lao động của CTCPXD&TM Sơn Lâm.
Công ty CPXD&TM Sơn Lâm là Công ty chuyên về xây dựng nên số lượng
nhân viên của Công ty là không tập trung ở một chỗ mà được phân tán ở các phòng
ban, công trình mà Công ty đang thi công. Chính vì vậy việc bố trí và sử dụng lao
động một cách hợp lý, chặt chẽ là vấn đề được Công ty rất quan tâm. Công ty chỉ tổ
chức tuyển dụng khi có nhu cầu cần thiết cho các vị trí việc làm mới hoặc thay thế
các vị trí cũ. Khi có nhu cầu lao động trong phục vụ kinh doanh Công ty tiến hành
tổ chức thuê lao động ở ngoài.
Công ty phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất:
• Lao động trực tiếp: là lao động trực tiếp tham gia vào quá trình thi công của
công trình.
• Lao động gián tiếp: là lao động làm việc trong khối văn phòng.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
10
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn.

Trình độ
Năm 2012 Năm 2013
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1. Đại học và tương đương Đại học
- Cán bộ lãnh đạo công ty
- CB quản lý các phòng ban
- ĐH tài chính, kế toán
- Kỹ sư xây dựng
- Kỹ sư quy hoạch
- Kỹ sư cầu đường
- Cử nhân kinh tế
- Trình độ tương đương ĐH khác
18
4
5
1
2
1
1
1
3
12,33
2,74

3,42
0,68
1,37
0,68
0,68
0,68
2,08
19
4
5
2
1
2
1
2
2
12,85
2,71
3,33
1,35
0,67
1,35
0,67
1,35
1,35
2. Cao đẳng
- CĐ hành chính, kế toán, tài chính
- CĐ kĩ thuật cầu đường
- CĐ địa chất
- Giám sát thi công

- CĐ khác
9
2
1
1
3
2
6,16
1,36
0,68
0,68
2,08
1,36
11
2
2
1
3
3
7,43
1,35
1,35
0,67
2,03
2,03
3. Trung cấp
- TC xây dựng cầu đường
- TC thuỷ lợi
- TC kĩ thuật
- TC cơ khí

- TC điện, nước
- TC lái xe, vận hành máy
17
2
2
1
1
1
10
11,65
1,37
1,37
0,68
0,68
0,68
6,87
17
3
1
2
1
1
9
11,48
2,03
0,67
1,35
0,67
0,67
6,09

4. Sơ cấp
- Thợ vận hành máy thi công
- Công nhân thi công
- Lao động khác
102
2
96
4
69,86
1,37
65,75
2,74
101
3
94
4
68,24
2,03
63,50
2,71
Tổng cộng 146 100 148 100
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
11
Chuyên đề thực tập
Qua đây ta có thể thấy được thành phần lao động của Công ty là khá phức
tạp. Trình độ học vấn từ trung cấp đến đại học và 1 bộ phận nhỏ là sơ cấp. Việc
phân bổ lao động của Công ty là khá hợp lý, trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ
lệ cao trong khối quản lý, văn phòng hành chính. Trình độ sơ cấp, trung cấp và một

tỷ lệ nhỏ cao đẳng làm việc trực tiếp tại các công trình, hoặc chịu trách nhiệm trong
sản xuất sản phẩm bê tông thương phẩm và kết cấu bê tông đúc sẵn.
Bên cạnh đó, hệ thống công nhân của Công ty được chia thành nhiều cấp bậc
khác nhau đảm bảo cho việc phân công công việc hợp lý hơn. Cơ cấu cấp bậc của
CTCPXD&TM Sơn Lâm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Cơ cấu cấp bậc của công nhân
STT
Bậc
thợ
Năm 2012 Năm 2013
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 2/7 13 11,82 10 8,93
2 3/7 20 18,18 19 16,96
3 4/7 30 27,27 31 27,68
4 5/7 32 29,09 32 28,57
5 6/7 9 8,19 12 10,72
6 7/7 6 5,45 8 7,14
7 Tổng 110 100 112 100
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua đây ta thấy trong hai năm lại đây thì số lượng CBCNV thay đổi không
đáng kể. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay. Cuộc khủng
hoảng kinh tế làm Công ty gặp khó khăn trong việc đầu tư, số lượng công trình
không tăng nên số lượng người lao động không thay đổi. Công ty nên tăng cường

đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo chất lượng công trình, đặc biệt là những công
trình có sử dụng các loại máy móc hiện đại,
1.4.4. Đặc điểm công nghệ và trang thiết bị CTCPXD&TM Sơn Lâm
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
12
Chuyên đề thực tập
Trang thiết bị của Công ty hiện nay đang được hiện đại hóa. Có nhiều thiết
bị thi công như máy đào, máy trộn đã phần nào giải phóng được sức lao động của
công nhân. Thông qua việc cơ khí hóa sản xuất, năng suất lao động được cải thiện
rõ rệt góp phần đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình. Các trang thiết bị của
Công ty chủ yếu được nhập khẩu từ Nhật Bản, Đức có độ bền cao và chất lượng
tốt.
Do đặc thù của ngành xây dựng nên thiết bị máy thi công được trang thiết bị
cho Công ty đa dạng và phong phú. Cụ thể như sau:
• Máy đào: KOBELCO, KOMATSU (Nhật Bản), DAIWOOSOLOTAR
(Hàn Quốc).
• Máy ủi: T170 (Nga), KOMATSU (Nhật Bản)
• Máy vận thăng: máy vận thăng Việt Nam, máy vận thăng PEGA (Đức)
• Trạm trộn bê tông: trạm TANAKA, trạm NIKKO (Nhật Bản)
• Xe bơm bê tông: IVECO (Hàn Quốc)
• Cần trục tháp: POTAIN, Ka RONN (Pháp)
• Máy phát điện: 100 KVA và 125 KVA, 130 KVA (Nhật Bản)
• Máy gia công thép: máy cắt thép và uốn thép Mikuni (Nhật Bản)
• Xe vận chuyển: xe Huyndai (Hàn Quốc) và IFA (Đức)
• Thiết bị cẩu (Nga)
• Máy hàn: máy hàn tự phát và máy hàn một kim (Nhật Bản)
• Máy đầm bê tông: máy đầm dui và máy đầm bàn (Nhật Bản)
• Máy cưa gỗ: máy cưa gỗ đa năng và máy cưa MIKITA (Nhật Bản)

• Máy thi công móng: máy thi công cọc bấc thấm, máy khoan cọc nhồi,
máy đóng cọc, máy ép cọc, búa DIEZEL, búa rung (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật
Bản)
• Máy thi công đường: lu rung SAKAI, MITSUBISHI, đầm cóc (Nhật
Bản)
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
13
Chuyên đề thực tập
• Máy nén khí: máy nén khí DENYO, YV618 (Nhật Bản và Trung Quốc)
Và một số thiết bị khác: máy cắt bê tông, mũi phá đá thủy lực, máy xoa mặt
bê tông Bên cạnh đó, Công ty cũng trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng: máy tính,
máy in, fax để phục vụ cho công tác văn phòng.
Nhân viên văn phòng áp dụng khoa học công nghệ trong công tác văn phòng
đạt hiệu quả cao. Hầu hết nhân viên đều thành thạo các phần mềm như: Word,
Excel, Power Point, phần mềm kế toán… Việc áp dụng này nâng cao chất lượng
quản lý, chất lượng cho cán bộ nhân viên, góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh
doanh của Công ty.
Nhưng bên cạnh đó, việc sử dụng máy móc hiện đại trong các công trình xây
dựng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một phần là do trình độ của công nhân còn hạn
chế và một phần do việc công nghệ được thay đổi, cập nhật thường xuyên nên công
nhân còn khó khăn trong việc tiếp cận. Công ty nên tăng cường công tác đào tạo
người lao động để việc sử dụng khoa học, công nghệ đạt hiệu quả cao nhất, tận
dụng lợi ích mà công nghệ mang lại một cách hiệu quả nhằm giảm sức lực cho
người lao động nhưng nâng cao chất lượng công việc.
1.4.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chủ yếu mà Công ty sử dụng là: cát, đá, sỏi, xi măng, sắt
thép. Đây là các loại vật tư đều xa công trình của Công ty. Do vậy, để đảm bảo cho
quá trình sản xuất diễn ra liên tục Công ty luôn phải chịu chi phí vận chuyển cao

hoặc phải thông qua đại lý. Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới giá mua nguyên vật
liệu và giá thành sản phẩm.
Trong thực tế việc cung cấp nguyên vật liệu không thế làm một lần mà theo
kế hoạch Công ty sẽ tiến hành tổ chức cung cấp nhiều lần tùy theo nhu cầu sản
xuất. Nhưng hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì chất lượng sản
phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao, các thông số kỹ thuật được đảm bảo
đúng tiêu chuẩn.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
14
Chuyên đề thực tập
Phân loại:
• Nguyên liệu, vật liệu chính: xi măng, gạch, sắt, thép, cát, sạn, đá…
• Nguyên liệu, vật liệu phụ: sơn, dầu mỡ… phục vụ cho quá trình thi công.
• Nhiên liệu: xăng, dầu… cung cấp cho các phương tiện, máy móc thiết bị
hoạt động trong quá trình thi công.
• Phụ tùng thay thế: các loại chi tiết phụ tùng thay thế các loại máy móc,
máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của ô-tô như mũi khoan, săm,
lốp…
• Phế liệu thu hồi: các đoạn sắt, thép thừa, các vỏ bao xi măng, tre, gỗ
không dung nữa trong quá trình thi công.
1.4.6. Tình hình tài chính của Công ty.
 Tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn:
Do đặc thù của ngành xây dựng là thường phải ứng trước một lượng vốn
tương đối lớn để phục vụ cho việc thi công công trình nên yêu cầu huy động được
vốn một cách hợp lý, đồng thời tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn
luôn được đặt lên hàng đầu trong Công ty. Hiện nay, Công ty đang huy động vốn từ
các nguồn sau:
• Vốn chủ sở hữu: do các cổ đông đóng góp. (nhà xưởng, máy móc, trang

thiết bị )
• Vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại.
• Vốn vay. (chủ yếu là vay từ ngân hàng)
Với mỗi loại vốn, Công ty có cách quản lý và sử dụng khác nhau cho phù
hợp và đúng mục đích sử dụng.
Nguồn vốn chủ sở hữu được quản lý chặt chẽ để đầu tư mở rộng sản xuất
theo chiến lược phát triển chung.
Nguồn vốn tự bổ sung được dùng để đầu tư tài sản cố định, đổi mới công
nghệ, phát triển sản xuất.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
15
Chuyên đề thực tập
Nguồn vốn vay ngân hàng được quản lý chặt chẽ và giám sát để đầu tư tài
sản có hiệu quả kinh tế cao, hoặc bổ sung cho vốn lưu động đáp ứng nhu cầu kinh
doanh và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Bảng phân tích nguồn vốn của Công ty trong năm 2012 và 2013 như sau:
Bảng 1.3: phân tích nguồn vốn Công ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
Mức %
Nợ phải trả 15.021.043.673 10.364.011.668 -4.657.032.005 31
Nợ ngắn hạn 15.021.043.673 10.364.011.668 -4.657.032.005 31
Nợ dài hạn 0 0 0
Nguồn vốn chủ sở
hữu
4.544.166.051 4.676.704.455 132.538.404 2.92
Vốn chủ sở

hữu
4.544.166.051 4.676.704.455 132.538.404 2.92
Nguồn kinh phí
và quỹ khác
0 0 0
Tổng nguồn vốn 19.565.209.724 15.040.716.123 -4.524.493.601 23.13
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng trên ta thấy trong khoản nợ phải trả của nguồn vốn từ năm 2012
đến năm 2013 giảm: 4.657.032.005 đồng, tương ứng với 31%. Công ty chỉ có
khoản nợ ngắn hạn chứ không có nợ dài hạn, điều này chứng tỏ hiệu quả của việc
xoay vòng vốn của Công ty. Nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của năm 2013 so với
năm 2012 tăng không đáng kể: mức tăng là 132.538.404 đồng, tương ứng 2,92%.
Nhìn chung các chỉ số này cho ta thấy tình hình tài chính khả quan của Công ty,
điều này đòi hỏi khả năng quản lý nguồn vốn để có thể sử dụng một cách hiệu quả
nhất, tránh được những dự án đầu tư làm thất thoát nguồn vốn.
 Các chỉ tiêu tài chính khác:
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
16
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.4: các tỷ số tài chính
Các chỉ số tài chính Kí hiệu Hệ số
1. Các tỷ số về khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành
(TSLĐ/ Nợ ngắn hạn)
K
HH
1,29
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

((TSLĐ – HTK)/NNH)
K
N
1,24
2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính
Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động
(TSLĐ/ tổng TS)
C
TSLĐ
0,94
Tỷ số cơ cấu tài sản cố định
(TSCĐ/ tổng TS)
C
TSCĐ
0,06
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu
(Vốn CSH/ tổng TS)
C
NVCSH
0,1
Tỷ số tài trợ dài hạn
((NVCSH + Nợ dài hạn)/ tổng TS)
C
TTDH
0,27
3. Các tỷ số về khả năng hoạt động
Tỷ số vòng quay tài sản lưu động
(Doanh thu thuần/ TSLĐ bình quân)
N
TSLĐ

0.95
Tỷ số vòng quay tổng tài sản
(Doanh thu thuần/ Tổng TS bình quân)
N
TTS
0,89
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
(Doanh thu thuần/ HTK bình quân)
N
HTK
19,02
4. Các tỷ số về khả năng sinh lời
Doanh lợi tiêu thụ
(LN sau thuế/ Doanh thu thuần)
D
DT
0,02
Doanh lợi vốn CSH
(LN sau thuế/ NVCSH bình quân)
D
NVCSH
0,207
Doanh lợi tổng tài sản
(LN sau thuế/ tổng TS bình quân)
D
TTS
0,005
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Khả năng thanh toán cao nhưng khả năng thanh toán tức thì thấp vì lượng
tiền mặt thực tế không lớn, tiền của Công ty chủ yếu nằm dưới dạng nợ phải thu.

Cơ cấu tài sản lưu động và tài sản cố định tốt nhưng khả năng tự tài trợ thấp,
phụ thuộc nhiều vào nguồn bên ngoài.
Khả năng hoạt động chưa tốt, vòng quay tài sản không bằng một. Chỉ có
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
17
Chuyên đề thực tập
vòng quay hàng tồn kho đạt yêu cầu.
Sức sinh lời thấp, một đồng bỏ ra chưa được một đồng lãi.
 Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty
Tài sản lưu động lớn nhưng đa phần là các khoản phải thu (chiếm khoảng
80%). Tình trạng đọng vốn sẽ làm giảm sự linh hoạt của Công ty.
Khả năng thanh toán của Công ty vẫn còn cao nên vẫn có khả năng nợ tiếp
của nhà cung cấp, nhà đầu tư.
Khả năng hoạt động của Công ty khá tốt, nhưng vòng quay của tài sản lưu
động và tổng tài sản chưa đạt hiệu quả cao.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
18
Chuyên đề thực tập
1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCPXD&TM Sơn Lâm
Bảng 1.5: báo cáo kết quả Công ty 2012 – 2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Mã 2012 2013 Chênh lệch
(1) (2) (3) (4) Số tuyệt đối
Số tương
đối (%)
1.Doanh thu bán

hang
01 14.742.266.940 26.658.954.302 11.916.687.362 80,83
2.Các khoản
giảm trừ và
doanh thu
02 0
3.Doanh thu
hoạt động bán
hàng(10=01-02)
10 14.742.266.940 26.658.954.302 11.916.687.362 80,83
Giá vốn hàng
bán
11 13.676.309.231 25.399.549.389 11.723.240.150 85,72
4.Lợi nhuận gộp
về hoạt động
bán
hàng(20=10-11)
20 1.065.957.709 1.259.404.921 193.447.212 18,15
5.Doanh thu
hoạt động tài
chính
21 3.486.562 4.367.214 880.652 25,26
6.Chi phí tài
chính
22 121.559.614 237.431.109 115.871.495 95,32
7.Chi phí lãi vay 23 121.559.614 237.431.109 115.871.495 95,32
8.Chi phí quản
lý kinh doanh
24 862.483.358 822.090.710 -40.392.648 -4,68
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)

Qua bảng trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng đáng
kể từ năm 2012-2013.
Doanh thu bán hàng của năm 2013 tăng 11.916.687.362 đồng so với năm
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
19
Chuyên đề thực tập
2012, tương ứng với 80,83%.
Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 85,72% so với năm trước. Nhưng chi phí
quản lý giảm 4,68% so với năm trước do Công ty có các biện pháp tiết kiệm chi phí
quản lý, giảm giá vốn hàng bán nhằm có được lợi nhuận mong muốn.
Nhận xét: Công ty đã duy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận liên tục
trong những năm gần đây mặc dù đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế. Điều này cho thấy sự thành công trên lĩnh vực kinh doanh, nâng cao thế mạnh
giúp Công ty dễ dàng thâm nhập thị trường cũng như đảm bảo ổn định về tài chính.
Để có được kết quả này do rất nhiều nguyên nhân:
• Nguyên nhân chủ quan: Do bộ phận quản lý đã có những bước tiến dài về
chuyên môn và năng lực. Đội ngũ cán bộ được đào tạo nâng cao kiến thức, tay
nghề, chuyên môn hóa cao trong công việc. Đội ngũ thi công công trình được đào
tạo về kỹ năng sử dụng máy móc, nâng cao năng suất lao động, chất lượng công
trình. Từ đó, tạo uy tín với khách hàng và các đối tác làm ăn trên thị trường.
• Nguyên nhân khách quan: Do nhu cầu xây dựng của thị trường ngày càng
có xu hướng tăng cùng với sự phát triển của một số nghành khác. Đồng thời, Đảng
và Nhà nước có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty phát triển.
1.6. Nhận xét chung về hoạt động kinh doanh của CTCP XD&TM Sơn Lâm
Trong thời điểm hiện nay, Công ty đang hợp tác với một số đơn vị trong việc
thi công một số công trình quan trọng ở một số địa phương, trong đó có các công
trình thuộc tỉnh Lai Châu, và một số công trình thuộc tỉnh lân cận: Nam Định, Hòa
Bình.

Về tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty là
tương đối phù hợp và đúng với mục đích sử dụng. Nguồn vốn chủ sở hữu được
quản lý chặt chẽ để đầu tư mở rộng sản xuất theo chiến lược phát triển chung,
nguồn vốn này luôn được bảo toàn và phát triển. Nguồn vốn tự bổ sung được dung
để đầu tư tài sản cố định đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất. Nguồn vốn vay
ngân hàng được quản lý chặt chẽ và giám sát để đầu tư tài sản có hiệu quả kinh tế
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
20
Chuyên đề thực tập
cao hoặc bổ sung vốn lưu động đáp ứng nhu cầu kinh doanh và đảm bảo hiệu quả
kinh tế. Tình hình huy động nguồn vốn trong những công trình trọng điểm và có
quy mô lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Việc này có thể do nguyên nhân: phân bổ lợi
nhuận sau thuế vào các quỹ của Công ty. Đòi hỏi ban Giám đốc và bộ phận phòng
tài chính kế toán cần hoạt động hiệu quả hơn, có được những chiến lược hợp lý để
chủ động trong việc đầu tư dự án.
Hoạt động khác:
Công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên của Công ty được
thực hiện tốt, tuân thủ Luật lao động thể hiện qua các nội quy và thỏa ước lao động
tập thể của Công ty đã được người lao động nhất trí và thông qua. Quan hệ giữa
người sử dụng lao động và người lao động là quan hệ bình đẳng thể hiện thông qua
hợp đồng lao động.
Việc phân phối thu nhập trong Công ty được thực hiện theo nguyên tắc phân
phối theo lao động. Công ty xây dựng quy chế trả lương và định mức lao động chi
tiết tới từng công đoạn sản xuất để đảm bảo việc trả lương công bằng và hợp lý,
phù hợp với đóng góp của từng cá nhân người lao động.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang đi theo hướng
tích cực, đã ổn định trong việc khắc phục những khó khăn do khủng hoảng kinh tế
mang lại.

Công ty đã định ra cho mình 3 loại sản phẩm cụ thể để thâm nhập vào thị
trường: bê tông thương phẩm, kết cấu bê tông đúc sẵn, công trình xây dựng. Công ty
hướng tới sản phẩm chủ yếu là các công trình xây dựng. Đây là loại sản phẩm khá
phức tạp, số lượng có thể thay đổi theo thời gian và tương đối không ổn định. Việc
sản xuất sản phẩm chính được thực hiện theo một quy trình nhất định để tránh không
có sai sót xảy ra vì lượng vốn đầu tư cho mỗi công trình xây dựng là khá lớn.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và
đạt hiệu quả cao Công ty đã rất chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ CBCNV. Có
thể thấy việc đầu tư cho việc bố trí, đào tạo nguồn nhân lực của Công ty là rất hợp
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
21
Chuyên đề thực tập
lý, đặc biệt là việc xử lý trong mối quan hệ giữa lao động và công nghệ để hoạt
động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
22
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI CTCPXD&TM SƠN LÂM
2.1. Đánh giá tạo động lực từ công tác tiền lương.
CTCPXD&TM Sơn Lâm áp dụng 2 hình thức trả lương chính:
• Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương cho người lao động căn
cứ vào thời gian thực tế, hệ số cấp bậc kỹ thuật và đơn giá tiền lương theo thời
gian. Công ty trả lương cố định theo tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. (trả bằng
tiền mặt vào ngày mùng 10 hàng tháng).
Công thức tính:

Lương nhân viên=thời gian làm việc thực tế*mức lương thời gian
• Trả lương khoán: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối
lượng và chất lượng công việc đã khoán cho người lao động. Gia cả thông qua
thương lượng giữa người khoán và người nhận khoán.
Việc áp dụng các hình thức trả lương khác nhau cho từng đối tượng lao động
khác nhau đã có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm tinh thần hợp tác và phối
hợp có hiệu quả giữa các bộ phận với nhau. Khuyến khích CBCNV nâng cao tinh
thần làm việc, tinh thần hợp tác cùng tiến bộ, cùng góp sức cho sự phát triển của
Công ty, nâng cao hiệu quả của mô hình tự quản, khẳng định trách nhiệm của từng
cá nhân trong tổ chức.
Ngoài ra, phương pháp tính lương còn khuyến khích công nhân tự giác trong
lao động, tích cực học hỏi nâng cao trình độ, tay nghề, phát huy sáng tạo trong quá
trình thi công công trình áp dụng các phương pháp tiên tiến, tận dụng được thời
gian làm việc và hoàn thành công trình sớm hơn so với dự kiến mà vẫn đảm bảo
được chất lượng công trình. Nâng cao năng suất cá nhân từ đó nâng cao năng suất
cho cả Công ty.
Mặt khác, bẳng chấm công ghi rõ lý do mà người lao động làm thêm giờ,
việc này tránh được tình trạng gian lận thời gian làm thêm, đảm bảo lợi ích cho tất
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
23
Chuyên đề thực tập
cả người lao động, giúp họ yên tâm làm việc và gắn bó với công việc.
Để thấy được tác dụng của tiền lương và thu nhập có tác động đến động lực
cho người lao động ta so sánh tiền lương và thu nhập qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tiền lương và thu nhập hàng tháng tại CTCPXD&TM Sơn Lâm
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm
Chỉ tiêu

2012 2013
Tiền lương bình quân tháng 4.753 5.612
Thu nhập bình quân tháng 5.500 6.985
Tỷ trọng tiền lương trong thu nhập (%) 86,4 80,3
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán.)
Bảng 2.2: So sánh tiền lương bình quân của Công ty và các doanh nghiệp khác
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm
Chỉ tiêu
2012 2013
Tiền lương bình quân tháng của Công ty 4.753 5.612
Thu nhập bình quân tháng của Công ty
khác
5.321 6.128
Tỷ trọng tiền lương trong thu nhập (%)
89,3% 91,6%
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán.)
Nhận xét: theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng, tiền lương bình quân tháng
của lao động trong Công ty năm 2013 tăng không đáng kể so với năm 2012, tỷ
trọng tiền lương so với thu nhập bình của năm 2013 giảm so với năm 2012. Tiền
lương bình quân của Công ty so với các Công ty khác vẫn còn thấp. Điều này
chứng tỏ Công ty chưa khai thác được tác dụng của tiền lương trong việc tạo động
lực cho người lao động. Việc này một phần do khủng hoảng kinh tế mang lại và
một phần do chế độ đãi ngộ của Công ty chưa tốt.
2.2. Tạo động lực thông qua tiền thưởng.
Nguồn hình thành quỹ khen thưởng: chủ yếu lấy từ lợi nhuận của Công ty.
SV:Trần Vân Anh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai
MSV: 13120049
24

×