Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hệ thống kiến thức cấn ghi nhớ môn tiếng việt lớp 4 lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.46 KB, 28 trang )

HỆ THỐNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
MÔN TIẾNG VIỆT
I.TẾNG VÀ TỪ
A. CẤU TẠO CỦA TIẾNG
- Tiếng thường gồm có 3 bộ phận : âm đầu, vần và thanh. VD : học, tươi, nhà…
- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng khơng có âm đầu.
VD : ong. ổi, ai,..
Tiếng cấu tạo nên từ.
B. CÁC KIỂU CẤU TẠO TỪ

1. Từ đơn
* Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
VD : ăn, ngủ, đi, học, vừa, lại,..

2. Từ phức
* Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
VD : nhà cửa, diễn viên, cơm nước, hợp tác xã…
Từ nào cũng có nghĩa và để tạo nên câu.
Phân biệt từ và cụm từ (trường hợp 2 tiếng là từ ghép hay 2 từ đơn)
- Từ ghép có cấu tạo chặt chẽ khơng thể xen một tiếng nào vào giữa, cịn cụm từ có cấu
tạo lỏng ta có thể xen tiếng vào giữa mà ý nghĩa vẫn không thay đổi.
VD : hoa hồng (một loại hoa) khơng chêm xen được -> Đó là từ ghép.
hoa tím có thể xen tiếng màu vào giữa 2 tiếng hoa và tím -> Đó là cụm từ (hai từ
đơn)
- Tuy nhiên nhiều trường hợp phải đặt câu vào hồn cảnh nói năng mới phân biệt được
như hổ dữ, anh em, cha ông, áo dài, …
VD : Trường hợp : “Cha ơng đều chưa về.” Thì cha và ơng là 2 từ chỉ người. Trường
hợp : “Ơi tiếng của cha ơng thuở trước” thì cha ơng là một từ chỉ những người thuộc các
thế hệ trước trong quan hệ với những người thuộc các thế hệ sau.
* Từ phức gồm có từ ghép và từ láy.
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY


a. Từ ghép là từ ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau.
VD : tưởng nhớ, ghi nhớ, mùa xuân, vững chắc, dẻo dai, giản dị.
* Có hai loại từ ghép :
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan
hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. Hai tiếng trong từ ghép
1


tổng hợp phải cùng chỉ một phạm vi ý nghĩa có nghĩa cùng chỉ người, vật, hoạt động, tính
chất và chúng phải đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau.
+ Về ngữ pháp hai tiếng trong từ ghép tổng hợp có vai trị ngang nhau, bình đẳng với
nhau
VD : bố mẹ, thầy cơ, xóm làng, trường lớp, nhà cửa, bánh trái, ruộng đồng, sách vở, đi
đứng, ăn uống, tốt xấu, đầy vơi, nông sâu, dài ngắn, trắng đen...
sách vở ( sách ghép với vở tạo ra ý nghĩa tổng hợp chỉ sách và vở nói chung)
ăn uống (ăn ghép với uống không mang ý nghĩa riêng của từ ăn hoặc uống mà mang ý
nghĩa tổng hợp nói về việc ăn uống)
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan
hệ chính phụ nghĩa cụ thể hơn.
+ Về ngữ pháp : Hai tiếng trong từ ghép phân loại có vai trị chính phụ (một tiếng chỉ loại
lớn và một tiếng phân loại lớn đó ra thành những loại nhỏ hơn, cụ thể hơn)
VD : xe máy, xe lửa, xe đạp…
Xe là yếu tố chính; máy, lửa, đạp là yếu tố phụ phân loại lớn “xe” ra từng loại cụ thể.
b. Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay có vần (hoặc cả âm đầu và vần)
giống nhau.
VD : sẵn sàng, khéo léo, mộc mạc, lưa thưa, ngoan ngỗn, nhút nhát,..
* Có 3 kiểu từ láy :
- Từ láy âm đầu : Bộ phận âm đầu của tiếng trước được láy lại ở bộ phận phụ âm đầu của
tiếng sau.
VD : lấp lánh, long lanh, lung linh, xơn xao, lắc lư, khúc khích...

- Từ láy vần : Bộ phận vần của tiếng trước được láy lại ở bộ phận vần của tiếng sau.
VD : lao xao, bồn chồn, lả tả, loáng thoáng, lộp độp, lác đác …
- Từ láy cả âm đầu và vần : Bộ phận phụ âm đầu và vần của tiếng trước được láy lại ở
bộ phận phụ âm đầu và vần của tiếng sau.
VD : thoang thoảng, ngoan ngoãn, đo đỏ, xa xa…
* Có 3 dạng từ láy :
- Từ láy đơi : là từ láy gồm hai tiếng. VD : man mát, bồng bềnh, mảnh khảnh, xinh xắn…
- Từ láy ba : là từ láy gồm 3 tiếng. VD : sạch sành sanh, tẻo tèo teo, cỏn con con, tỏng
tong tong, sát sàn sạt, khít khìn khịt,…
- Từ láy tư : là từ láy gồm 4 tiếng. VD : nhí nha nhí nhảnh, đỏng đà đỏng đảnh, đủng đà
đủng đỉnh, hớt hơ hớt hải, bổi hổi bồi hồi, khúc kha khúc khích,…
* Ý nghĩa của từ láy :
- Nghĩa tổng hợp khái quát : máy móc, mùa màng, da dẻ (giống nghĩa các từ ghép tổng
hợp)
2


- Nghĩa cụ thể : co ro, lò dò, khúm lúm, tập tễnh, lấp ló…
- Nghĩa giảm nhẹ so với từ gốc : đỏ đỏ, tim tím, vàng vàng, nhè nhẹ, mằn mặn, nhàn
nhạt…
- Nghĩa mạnh lên so với nghĩa của từ gốc : ồn ào, ầm ầm, ùng ùng, đen (lay láy), trắng
(phau phau), đỏ (lòm lòm), vàng (khè khè),…
Phân biệt từ ghép và từ láy (trường hợp từ ghép và từ láy đều có 2 tiếng)
* Từ ghép : Các tiếng trong từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa ( cả 2 tiếng đều phải
có nghĩa)
* Từ láy : Các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về âm thanh (2 tiếng được lặp lại
âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần); trong từ láy thì 1 tiếng có nghĩa cịn 1 tiếng
khơng có nghĩa hoặc cả 2 tiếng đều khơng có nghĩa.
VD : Một số trường hợp cần lưu ý :
- mặt mũi, tươi tốt, bờ bãi, tưới tắm, học hành, bạn bè, ẩm ướt, cột kèo, dọn dẹp, nong nia

- cả hai tiếng đều có nghĩa -> là từ ghép.
- quê quán, đền đài, gậy gộc, thúng mủng, thung lũng - cả hai tiếng đều có nghĩa -> là từ
ghép.
- cây cối, chim chóc, máy móc, thịt thà, chùa chiền, đất đai, hỏi han - 1 tiếng có nghĩa, 1
tiếng nay đã mất nghĩa -> là từ láy.
- hổn hển, lẩm cẩm, lác đác, lả tả, đủng đỉnh, hì hục ( có ý nghĩa sắc thái gợi tả - cả 2
tiếng đều khơng có nghĩa -> là từ láy.
- chơm chơm, ba ba, thằn lằn, châu chấu, đu đủ - không có ý nghĩa sắc thái mà chỉ định
danhgọi tên các sự vật, cả 2 tiếng đều khơng có nghĩa -> là từ láy.
- í ới, ì ầm, ấp úng, ậm oẹ, ồn ã, im ắng, ít ỏi, ối oăm, ướt át… là từ láy khuyết phụ âm
đầu.
- ngượng nghịu, gớm ghiếc (2 tiếng có cùng âm đầu g, ng nhưng được viết bằng những
chữ cái khác nhau : g – gh, ng - ngh ) ; cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh (2 tiếng có cùng
âm đầu c nhưng được viết bằng những chữ cái khác nhau : c, k, q) -> là từ láy
- băn khoăn, loanh quanh, loăng quăng, bâng khuâng, bàng hoàng, đàng hoàng… phần
vần của 2 tiếng giống nhau ở âm chính và âm cuối nhưng tiếng thứ nhất khơng có âm
đệm -> là từ láy đặc biệt.
- ban bố, bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, thành thực -> là từ ghép gốc Hán, cả 2
tiếng đều có nghĩa.

3. Từ đồng nghĩa
* Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD : siêng năng, chăm chỉ, cần cù…
- Có những từ đồng nghĩa hồn tồn có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
3


VD : hổ, hùm, cọp…
- Có những từ đồng nghĩa khơng hồn tồn. Khi dùng những từ này ta phải cân nhắc để
lựa chọn cho đúng.

VD : ăn, xơi, chén, … (biểu thị thái độ)
mang, khiêng, vác (biểu thị cách thức)

4. Từ trái nghĩa
* Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD : cao – thấp, phải – trái, ngày - đêm, sáng – tối
Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc,
hoạt động, trạng thái, … đối lập nhau.

5. Từ đồng âm
*Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn về nghĩa.
VD : cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng
Dùng từ đồng âm để chơi chữ :
Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có
nhiều ý nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe.
VD : Ruồi đậu mâm xơi đậu.
Kiến bị dĩa thịt bị.
Con ngựa đá cong ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

6. Từ nhiều nghĩa
* Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của
từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
VD : Đôi mắt của bé mở to.
Quả na mở mắt.
II. TỪ LOẠI
1. Danh từ :
* Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị)
VD :
- Danh từ chỉ người : học sinh, công nhân, bác sĩ, bộ đội…
- Danh từ chỉ vật : bàn, ghế, bảng, gà, mèo, xoài, nhãn, bưởi, sông, núi, …

- Danh từ chỉ hiện tượng : sóng thần, mưa phùn, bão lụt, gió mùa,...
- Danh từ chỉ khái niệm : đường lối, quan điểm, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, đạo đức,
tình u, lí thuyết, chính trị, truyền thống, hồ bình, niềm vui, nồi buồn, nỗi nhớ, sự sống,
cuộc đấu tranh, cuộc liên hoan, cái đẹp, cái xấu, niềm hi vọng, niềm tự hào, nỗi khổ, nỗi
đau, cái xấu, cái tốt, sự nghi ngờ, sự hi sinh, cuộc chiến đấu, cuộc vui, cơn thịnh nộ, cơn
giận dữ, tiếng, xưa, lí thuyết, buổi, thuở, hồi, dạo, khi, (bên) phải, trái, ban, lúc,…
4


- Danh từ chỉ đơn vị: cái, con, tấm, bức, bụi, khóm, chùm, bơng, ngọn, giờ, phút, mẩu,
miếng, mảnh, bó, xã, huyện...
Lưu ý :
• Danh từ chỉ khái niệm :
- Những từ chỉ hoạt động, tính chất khi kết hợp được với : nỗi, niềm, sự, cuộc, v.v... sẽ
tạo ra một danh từ chỉ khái niệm, ví dụ : niềm vui, nồi buồn, nỗi khổ, sự sống, cuộc
đấu tranh, v.v...
- Phân biệt danh từ chỉ khái niệm và danh từ cụ thể (chỉ vật) :
Ví dụ : lịng thuyền ( trường hợp này lòng là danh từ cụ thể )
- lòng mẹ thương con ( trong trường hợp này lòng là danh từ chỉ khái niệm ) .
-> Danh từ chỉ khái niệm biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người,
khơng có hình thù, khơng chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn, ... được.
• Danh từ chỉ đơn vị :
Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ đơn
vị thường đứng trước các danh từ chỉ vật. VD : tấm ảnh, bức tranh, con đường, quyển
vở…
Phân loại danh từ chỉ đơn vị :
- Đơn vị đo lường : cân, mét, lít, tạ, tấn, ki-lơ-mét, thúng, mủng,…
- Đơn vị tập thể : tụi, bọn, cặp,…
- Đơn vị thời gian : giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, thế kỉ,…
- Đơn vị hành chính, nghề nghiệp : xã, xóm, huyện, tổ, lớp…

- Đơn vị sự việc : cái, con, cơn, dòng, cây, người, tấm, bức, tờ, sợi, hạt, giọt, bụi,
khóm, chùm, bơng, ngọn, rặng, ngơi, lần lượt, phen, cú, cuộc, nắm, túm, vốc, , mẩu
miếng, mảnh, đàn, bó, mớ, ..
* Khả năng kết hợp của danh từ :
VD :
+ những công nhân ấy
+mấy quyển sách này
+ một làng nọ
+ ba cây phượng kia
+ các bác sĩ đó
Danh từ thường kết hợp được với các từ chỉ số lượng ở đằng trước nó như : một,
những, mấy, các, v.v... và kết hợp với những từ : ấy, kia, đó, nọ, này v.v... ( từ chỉ trỏ ) ở
đằng sau.
Muốn biết một từ có phải là danh từ hay khơng bằng cách thử khả năng kết hợp của nó
với các từ chỉ số lượng ( những, một, các, v.v...) và những từ chỉ trỏ (ấy, kia, đó, nọ,
v.v...)
5


 Danh từ chung và danh từ riêng
- Danh từ chung là tên của một loại sự vật. VD : kĩ sư, bác sĩ, cây bút…
- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn ln được viết hoa.
VD : Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Hà Nội…
2. Động từ
* Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vât.
Ví dụ : + Động từ chỉ hoạt động : đi , nói, học, lao động, suy nghĩ, ...
+ Động từ chỉ trạng thái : buồn, vui, nhớ , quên , yêu , ghét , lo lắng, hồi hộp,
xốn xang, bồi hồi, xao xuyến, kính trọng , vỡ, gãy , tan, sống , chết, mọc, lặn, nổi, tàn, tắt,
trở thành, trở nên, hoá ra, biến đổi, ...
* Khả năng kết hợp của động từ :

Ví dụ : - Tết sắp đến.( Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết
sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần.)
- Rặng đào đã trút hết lá.( Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút . Nó cho
biết sự việc đã được hồn thành rồi)
- Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. ( Từ đang bổ sung ý nghĩa cho động từ
làm. Nó cho biết sự việc đang diễn ra.)
Đọc một số cụm từ sau :
- hãy học đi
- đừng đi nữa
- đang làm bài
- đã học xong
- sắp vào lớp
-> Động từ thường kết hợp với những từ : hãy, đừng, chớ, đã, đang, sắp ...ở đằng trước
nó và kết hợp với những từ : đi, xong, rồi... đứng đằng sau nó.
3. Tính từ:
* Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
VD : + Chỉ hình dáng, kích thước : gầy, béo, trịn, vng, núc níc, khẳng khiu, cong
queo, dài, ngắn, cao, thấp, to, nhỏ, ...
+ Chỉ màu sắc :xanh, đỏ, xanh lè, xanh biếc, đỏ chói, đỏ rực, đen kịt,...
+ Chỉ phẩm chất : tốt, xấu, cao thượng, hèn nhát, tầm thường, dũng cảm, cần cù,
chịu khó, gan dạ, trung thực, hiền, dữ, ngoan, chăm chỉ, siêng năng,...
+ Chỉ các đặc điểm khác của sự vật :
. Chỉ lượng : nặng, nhẹ, nhiều, ít, vơi, đầy, đơng, thưa, ...
6


. Chỉ âm thanh : ồn, im, ồn ào, tĩnh mịch, ...
. Chỉ cường độ, nhiệt độ, ánh sáng : mạnh, yếu, sáng, tối, lạnh, mát mẻ, nồng nực,
ấm áp, tối tăm...
. Chỉ mùi vị : thơm, thơm ngát, thơm tho, ngào ngạt, thơm phức, béo ngậy, nhạt

nhẽo, ...
Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau :
- Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho .
Ví dụ : trắng tinh, trăng trắng
- Thêm từ rất, quá, lắm, ... vào trước hoặc sau tính từ .
Ví dụ : rất trắng
- Tạo ra phép so sánh .
Ví dụ : trắng như bơng
* Khả năng kết hợp của tính từ :
Tính từ thường kết hợp với những từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá, lắm, tuyệt ...
Lưu ý các trường hợp :
- Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với từ chỉ đặc điểm, tính chất.
Ví dụ : Từ các đặc điểm trắng, đỏ, vàng, xanh tạo ra các từ ghép hoặc từ láy: trắng tinh,
trăng trắng, đỏ au, vàng xuộm, xanh lè ...
- Tạo ra phép so sánh.
Ví dụ: trắng nhất, trắng như bơng, đỏ như son...
Các tính từ trong những trường hợp này (trắng tinh, trăng trắng, đỏ au, vàng xuộm,
xanh lè ...) không thể kết hợp được với những từ chỉ mức độ rất, hơi, quá, lắm... vì các
tính từ đó đã thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất rồi.
- Một số động từ chỉ cảm xúc như : yêu, ghét, xúc động ... cũng kết hợp được với các
từ : rất, hơi, lắm. Vì vậy, khi cịn băn khoăn một từ nào đó là động từ hay tính từ thì em
nên cho thử kết hợp với : hãy, đừng, chớ.

4. Đại từ
Đại từ là từ loại được dùng để xưng hô, để hỏi, hoặc để thay thế cho danh từ, động
từ, tính từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ
ấy.
VD : Chích bơng sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
Những người bạn ấy đang học bai. Họ thật chăm chỉ.
Đại từ được chia thành 4 tiểu loại như sau:


7


* Đại từ xưng hô (Đại từ chỉ sự vật): Đại từ xưng hơ là từ được người nói dùng để tự
chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tơi, chúng tơi; mày, chúng mày; nó, chúng
nó… Đây là những đại từ thay thế cho danh từ, cụm danh từ.
Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ
xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ơng, bà, anh, chị,…
VD : Chị đẹp nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế.
Đại từ xưng hơ được phân loại theo vai trị của người, vật tham gia giao tiếp (người
nói : ngơi thứ nhất; người nghe : ngơi thứ hai; người vật được nói tới : ngôi thứ ba) và số
lượng của người vật tham gia giao tiếp (số ít, số nhiều)
Ngồi ra cịn có một số đại từ xưng hơ khác :
VD : - Cậu chịu khó chờ mình một lát ( chỉ người nói)
- Mình nhớ ta như cà nhớ muối. (chỉ người nghe)
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng.
- Nó bảo tơi : "Mình cùng đi thơi." (số nhiều)
Lưu ý về sự chuyển loại của từ :
VD : - Chị tôi đi chợ. ( Chị là danh từ)
- Chị tên là gì ? ( Chị là đại từ xưng hơ)
* Đại từ chỉ hoạt động, tính chất (Đại từ thay thế ) : Đây là những đại từ dùng để thay
thế cho động từ, tính từ (cụm động từ, cụm tính từ) . Tiểu loại này có 2 từ : thế, vậy.
VD : - Nó về, tơi cũng vậy. (Đại từ thay thế cho động từ)
- Tơi rất thích thơ, em gái tôi cũng vậy. (Đại từ thay thế cho cụm động từ)
- Nó thơng minh, em nó cũng thế. ( Đại từ thay thế cho tính từ)
- Lúa, gạo hay vàng bạc đều rất quý. Thời gian cũng thế. (Đại từ thay thế cho cụm
tính từ)
* Đại từ nghi vấn : Đây là những đại từ dùng để hỏi. Có thể chia đại từ nghi vấn thành
các tiểu nhóm sau :

- Hỏi về người : ai ? VD : Hôm nay ai trực nhật.
- Hỏi về sự vật : gì, nào (cái gì, cái nào ) ? VD : Đây là cái gì ?
- Hỏi về khơng gian, thời gian : đâu, bao giờ, nào, khi nào ? VD : Bao giờ anh về ?
- Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mấy ? VD : Cô làm nghề dạy học bao nhiêu năm rồi ?
- Hỏi về hoạt động, tính chất: sao, tại sao, thế nào? VD : Sao vạc cứ phải đi ăn đêm hả
u?
Anh ấy là người thế nào ?
* Đại từ phiếm chỉ : Đây là những đại từ dùng để chỉ vào đối tượng (vật, việc) một cách
chung chung không xác định.
VD : Ở đâu cũng được, ai cũng biết, cái nào cũng lấy.
8


Phân biệt đại từ nghi vấn và đại từ phiếm chỉ :
Đại từ phiếm chỉ có hình thức ngữ âm giống đại từ nghi vấn nhưng chúng không nhằm
để hỏi mà để chỉ chung mọi người, mọi sự vật, mọi nơi chốn, thời gian, mọi đặc điểm,
tính chất và số lượng mà không ám chỉ một đối tượng cụ thể nào. Đại từ nghi vấn chuyên
dùng để hỏi, chúng chỉ xuất hiện trong câu nghi vấn. Đại từ phiếm chỉ dùng trong câu kể
để trỏ vào sự vật, sự việc một cách phiếm định.
VD : a) - Ai có thể làm được ? (Ai là đại từ nghi vấn)
- Ai mà chẳng làm được. (Ai là đại từ phiếm chỉ)
b) - Ra trường, bạn sẽ đi đâu ? (đâu là đại từ nghi vấn)
- Mình thì đi đâu cũng được được. (đâu là đại từ phiếm chỉ)
c) - Vải này bao nhiêu tiền một mét ? (bao nhiêu là đại từ nghi vấn)
- Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu. (bao nhiêu là đại từ phiếm chỉ)

5. Quan hệ từ :
* Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ
ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc, nhưng, cịn, mà, thì, của, ở, tại,

bằng,
như, để, về…
VD : Lan học giỏi nhưng bạn ấy không tự cao.
* Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Cặp quan hệ từ thường gặp là :
- Vì … nên…; Do … nên …; Nhờ …mà … (biểu thị nguyên nhân – kết quả)
VD : Vì trời mưa to nên đường xóm lầy lội.
- Nếu … thì …; Hễ … thì … (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả)
VD : Nếu thời tiết đẹp thì em sẽ đi bơi.
- Tuy … nhưng …; Mặc dù … nhưng … (biểu thị quan hệ tương phản).
VD : Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hồng vẫn ln học giỏi.
- Không những … mà …; Không chỉ … mà … (biểu thị quan hệ tăng tiến)
VD : Bạn Lan không những học giỏi mà còn hát hay.
* HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI CỦA TỪ
Trong Tiếng Việt nhiều khi một từ có thể đảm nhiệm vai trò của những từ loại khác
nhau tuỳ thuộc vào cách dùng cụ thể. Ví dụ: Nó bước những bước chắc chắn.
Trong câu này có hai lần dùng từ bước với đặc điểm từ loại khác nhau. Từ bước thứ
nhất là động từ, bước thứ hai là danh từ. Hiện tượng này gọi là hiện tượng chuyển loại
của từ.
Hiện tượng chuyển loại thường xảy ra giữa các từ loại sau :
9


- Động từ chuyển thành danh từ : Nó hành động rất sáng suốt .: hành động là động từ /
Đây là một hành động sáng suốt : hành động là danh từ .
- Tính từ chuyển thành danh từ : Cuộc sống của anh ấy khá khó khăn . : khó khăn là
tính từ ./ Chúng tơi vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. : khó khăn là danh từ .
- Động từ chuyển thành tính từ : Cậu đừng buồn nữa , hãy vui lên ! : vui là động từ./
Bản nhạc này rất vui! : vui là tính từ .
- Danh từ chuyển thành tính từ : Việt Nam là quê hương tôi. : Việt Nam là danh từ. /

Món ăn này rất Việt Nam . : Việt Nam là tính từ.
Chúng ta cần lưu ý phân biệt hiện tượng chuyển loại với với hiện tượng đỗng âm :
- Các từ thuộc trường hợp chuyển loại có mối liên hệ với nhau . Ví dụ , từ muối trong
câu Em mua muối và muối trong câu Mẹ muối dưa có liện hệ khá rõ : muối dưa có nghĩa
là dùng muối ướp làm thành món ăn chua .
- Các từ đồng âm khơng có mối liên hệ tất yếu nào về nghĩa với nhau . Ví dụ : hai từ
đường trong câu Học sinh đi tung tăng trên đường và Em bé thích ăn đường khơng có
điểm chung nào về nghĩa ; sự giống nhau giữa chúng về âm chỉ là ngẫu nhiên
III. CÂU
A. Câu là đơn vị thơng báo nhỏ nhất. Nói và viết phải thành câu. Hết câu phải dùng dấu
chấm câu. Chữ cái đầu tiên của câu phải viết hoa.

B. Các bộ phận của câu
1. Các bộ phận chính : chủ ngữ, vị ngữ
- Chủ ngữ là bộ phận chỉ về người, loài vật, cây cối… được miêu tả hoặc nhận xét trong
câu. Chủ ngữ có thể do một từ hoặc nhiều từ kết hợp tạo thành.
- Vị ngữ là bộ phận chỉ về hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất... nhằm miêu tả hoặc
nhận xét về người, về sự vật. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Nó có thể do một từ hay
nhiều từ ngữ kết hợp tạo thành.
VD : Mùa xuân / đến rồi !
CN
VN

2. Bộ phận phụ của câu
Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục
đích,… của sự việc nêu trong câu.
VD : Trong vườn, mn lồi hoa đua nở.
- Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi : Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ?
Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu

phẩy. Trạng ngữ có thể do một từ hoặc do nhiều từ ngữ tạo thành.
1. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
10


Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu, ta thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn vào
câu. VD : Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu ?
2. Trạng ngữ chỉ thời gian
Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào trong câu
những trạng ngữ chỉ thời gian.
VD : Buổi sáng, bố mẹ đi làm, em đi học, ông em ở nhà chăm bón mấy luống hoa.
Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi : Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …
3. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu, ta có thể thêm
vào câu những trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
VD : Vì thương con, mẹ em luôn thức khuya dậy sớm.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi : Vì sao ? Nhờ đâu ? Tại đâu ? …
4. Trạng ngữ chỉ mục đích
Để nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu, ta có thể thay vào câu những
trạng
ngữ chỉ mục đích.
VD : Để tiêm phịng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho các câu hỏi : Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì
cái gì ?...
5. Trạng ngữ chỉ phương tiện
Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ bằng, với và trả lời cho các câu
hỏi : Bằng cái gì ? Với cái gì ?
VD : Bằng giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học bài, làm bài đầy đủ.


C. Các kiểu câu ( Phân loại theo mục đích sử dụng)
1. Câu hỏi
* Câu hỏi ( còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
VD : Anh có yêu nước không ?
- Phần lớn câu hỏi để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu hỏi để tự hỏi mình.
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, khơng,…) Khi viết, cuối câu có dấu
chấm hỏi (?)
- Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện :
+ Thái độ khen, chê
+ Sự khẳng định, phủ định.
+ Yêu cầu, mong muốn…
2. Câu kể
11


* Câu kể (còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để :
- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
VD : Chiều chiều, trên bãi thả, đám trả mục đồng chúng tơi hị hét nhau thả diều thi.
- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
VD : Chúng tơi vui sướng phát dại khi nhìn lên trời.
Cuối câu kể có dấu chấm.
Phân biệt các kiểu câu kể :
* Câu kể “Ai- làm gì?” :
* Câu kể “Ai- làm gì?” thường gồm hai bộ phận : bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho
câu hỏi : ai (cái gì, con gì?). Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi : làm gì ? VD :
Em đang làm bài tập.
- Vị ngữ trong câu kể “Ai- làm gì?” chỉ hoạt động của của sự vật được nói đến ở chủ
ngữ. Vị ngữ thường do động từ (hoặc cụm động từ) tạo thành.
- Chủ ngữ trong câu kể “Ai- làm gì?” chỉ người (hoặc đồ vật… đã được nhân hố) có
hoạt động được nêu ở vị ngữ. Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.

* Câu kể “Ai – thế nào ?” :
* Câu kể “Ai – thế nào ?” gồm hai bộ phận : Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi : ai (cái gì, con
gì?). Vị ngữ trả lời cho câu hỏi : thế nào ?
VD : Đại bàng rất ít bay.
- Vị ngữ trong câu kể “Ai – thế nào ?” chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật
được nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động
từ ) tạo thành.
- Chủ ngữ trong câu kể “Ai – thế nào ?” chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc
trạng thái được nêu ở vị ngữ. Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
* Câu kể “Ai – là gì ?”:
* Câu kể “Ai – là gì ?” gồm hai bộ phận : : Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi : ai (cái gì, con
gì?). Vị ngữ trả lời cho câu hỏi : là gì (là ai, là con gì ?)
VD : Đây là Quỳnh Hoa, bạn mới của lớp chúng ta.
- Trong câu kể “Ai – là gì ?” vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là. Vị ngữ thường do
danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- Chủ ngữ trong câu kể “Ai – là gì ?” chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.
Chủ ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
Lưu ý :
3 kiểu câu kể “Ai- làm gì?”, “Ai – thế nào ?”, “Ai – là gì?” khác nhau ở bộ phận vị
ngữ. Kiểu câu“Ai- làm gì?”, vị ngữ trả lời cho câu hỏi : làm gì ? Kiểu câu“Ai- thế

12


nào ?”, vị ngữ trả lời cho câu hỏi : thế nào ? Kiểu câu“Ai- là gì?”, vị ngữ trả lời cho câu
hỏi : là gì (là ai, là con gì ?)
3. Câu khiến
* Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,.. của người nói,
người viết với người khác…
VD : Mẹ mời sứ giả vào đây cho con !

- Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Cách đặt câu khiến : Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau :
+ Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải, … vào trước động từ.
VD : Nam hãy đi học đi !
+ Thêm các từ lên, đi, thôi, nào… vào cuối câu.
VD : Đi nhanh lên !
Nào các bạn, chúng ta về thôi !
+ Thêm các từ đề nghị, xin, momg… vào đầu câu.
VD : Đề nghị cả lớp yên lặng !
4. Câu cảm
* Câu cảm là câu bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng, thán phục … của người nói,
người viết trước một hiện tượng, một sự vật nào đó.
VD : Ơi, bơng hoa này mới đẹp làm sao !
- Trong câu cảm thường có các từ : ôi, chao, trà, trời… Khi viết, cuối câu cảm có dấu
chấm than.

D. Các kiểu câu (Phân loại theo thành phần cấu tạo)
1. Câu đơn
* Câu đơn là câu có hai bộ phận chính : chủ ngữ và vị ngữ.
VD : Tôi / là học sinh.
CN
VN
2. Câu ghép
* Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống
một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ ý của những
vế câu khác.)
VD : - Mùa xuân / đã về, trăm hoa / đua nở.
CN
VN
CN

VN
- Mặt trời / mọc, sương / tan dần.
CN
VN CN
VN
Chú ý : Các vế trong câu ghép có thể được ghép với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một
số quan hệ từ.
13


Nối các vế trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng:
Để thể hiện về nghĩa giữa các câu, ngoài quan hệ từ ta cịn có thể nối vế câu ghép bằng
một số cặp từ hô ứng như : vừa … đã… ; chưa … đã … ; mới … đã …; vừa … vừa
… ; càng … càng …; đâu .. đấy … ; nào … ấy … ; sao … vậy …; bao nhiêu … bấy
nhiêu…
VD : Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
Chúng tơi đi đến đâu, rừng rao rao chuyển động đến đấy.
IV. LIÊN KẾT CÂU

1. Liên kết câu bằng cách lặp lại từ ngữ
- Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau.
- Để liên kết một câu với một câu đứng trước nó, có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ
xuất hiện ở câu đứng trước.
VD : Căn nhà tôi ở núp trong rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng núp trong rừng cọ.
Ngày ngày đến lớp tôi đi trong rừng cọ.

2. Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ
- Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng từ
hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở trong câu trước để tạo ra
mối quan hệ giữa các câu tránh lặp lại từ nhiều lần.

VD : Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng :
- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thơi.

3. Liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối
* Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu
ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như : nhưng, tuy nhiên, thậm
chí, cuối cùng, ngồi ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…
VD : Miêu tả một em bé hoặc một chú méo, một cái cây mà ai cúng miêu tả giống nhau
thì khơng ai thích đọc. Vì vậy, ngay khi quan sát để miêu tả người viết phải tìm ra cái
mới, cái riêng.
V. DẤU CÂU

1. Dấu chấm
* Dấu chấm ( .) là dấu đặt ở cuối câu kể.
VD : Lan kể chuyện.
- Dấu chấm đồng thời có khả năng đánh dấu kết thúc một đoạn văn. Khi có dấu chấm
ngồi việc báo hiệu kết thúc câu kể, cịn báo hiệu sự kết thúc đoạn văn. Dấu chấm lúc này
được gọi là dấu chấm xuống dòng.
14


- Khi đọc câu có dấu chấm phải hạ giọng ở cuối câu, ngưng giọng tương đối lâu ở chỗ có
dấu chấm.
- Sau dáu chấm, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu tiên.

2. Dấu phẩy
* Dấu phẩy (,) là dấu câu dùng để :
- Tách các bộ phận cùng loại với nhau.
VD : Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 cùng thảo luận chung một đề tài.
- Tách các bộ phận phụ của câu với nòng cốt.

VD : Trên cành, chim hót líu lo.
- Tách các vế của câu ghép
VD : Mẹ đi chợ, ba đi làm, em ở nhà.

3. Dấu hai chấm
* Dấu hai chấm (:) là dấu câu dùng để :
- Báo hiệu (dùng kèm theo dấu ngoặc kép) lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác
được dẫn lại.
VD : Tôi chào rồi hỏi : “Đi chợ huyện lối nào, ông làm ơn chỉ giúp tôi”
- Báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích thuyết minh.
VD : Hoa bưởi thơm rồi : đêm đã khuya.

4. Dấu chấm than
* Dấu chấm than (!) là dấu câu dùng đặt ở cuối câu cảm hoặc ở cuối câu khiến, còn gọi là
dấu chấm cảm.
VD : Sung sướng quá !
Nam, học bài đi !

5. Dấu chấm hỏi
* Dấu chấm hỏi ( ? ) là dấu câu dùng đặt ở cuối câu hỏi.
- Khi đọc câu có dấu chấm hỏi phải nhấn mạnh vào nội dung cần hỏi.
- Khi câu hỏi làm thành một vế câu khác, có thể khơng dùng dấu chấm hỏi.
VD : Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi.

6. Dấu chấm phẩy
* Dấu chấm phẩy (; ) là dấu câu đặt trong câu : thường giữa các vế câu bình đẳng (hoặc
các bộ phận câu bình đẳng nhau).
VD : Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo ; chị chăm sóc anh
em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng ân cần…
(Nguyễn Trung Thành)


7. Dấu gạch ngang
15


* Dấu gạnh ngang ( - ) là dấu câu dùng để :
+ Đặt trước những câu hội thoại.
VD : - Hùng làm gì đó ?
- Tơi đang học bài.
+ Đặt trước những bộ phận liệt kê.
VD : Nhiệm vụ của chúng ta là :
- Học tập tốt.
- Lao động tốt.
- Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
+ Đặt giữa các con số, hoặc các tên riêng để chỉ sự liên kết.
VD : Tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
Những năm 1930 – 1945.

8. Dấu ngoặc đơn
* Dấu ngoặc đơn ( ) là dấu câu dùng để :
- Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn.
VD : Những rạt nương màu mật
Lúa chín ngập long thung.
(Nguyễn Đình Ảnh)
- Chỉ ra lời giải thích.
VD : Tuy nhiên, cũng có thể theo thứ tự ngược lại (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài).

9. Dấu ngoặc kép
* Dấu ngoặc kép “ ” là dấu câu dùng để :
- Báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp.

VD : Một tràng vỗ tay vang lên : “Bác Hồ đã đến”.
- Báo hiệu những từ trong ngoặc kép phải được hiểu theo nghĩa vốn có của nó hoặc theo
nghĩa mỉa mai
VD : Chúng nó đã ập vào nhà họ Vương như một đám “ruồi xanh”
- Đánh dấu tên một tác phẩm. VD : “Truyện Kiều” của Nguyễn Du …
10. Dấu ba chấm
* Dấu ba chấm (…) còn gọi là chấm lửng dùng để biểu thị cịn nhiều ý chưa nói hết hoặc
để diễn tả kéo dài một âm thanh nào đó.
VD : - Bữa cơm hơm nay có nhiều món ăn ngon : thịt gà, thịt bò, cá sốt…
- Cháy, cha…áy…!

VI. CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
16


1. So sánh :
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD : - Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
* Cấu tạo của so sánh :
So sánh là công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được một cách dễ
dàng, cụ thể hơn.
- Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.
- Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).
- Từ so sánh.
- Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.
Ta có sơ đồ sau ;
Yếu tố 1

Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Vế A (sự vật được
Phương diện so
Từ so sánh
Vế B (Sự vật dùng để
so sánh
sánh
làm chuẩn so sánh)
- Mây
trắng
như
bơng
- Bà già
sóng sánh
như
bát nước chè
đủng đỉnh
như là
đứng chơi
- Dừa
* Các kiểu so sánh :
a. So sánh ngang bằng :
- Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây : là, như, y
như, tựa như, giống như hoặc các cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.
- Mục đích của so sánh nhiều khi khơng phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà
nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người
nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết một cách cụ thể sinh động. Vì thế trong phép so
sánh thường mang tính chất cường điệu.

VD : Cao như núi, dài như sông.
b. So sánh hơn kém :
- Trong phép so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém
gì.
VD : Ngơi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng.
- Muốn chuyến so sánh hơn kém sang so snha ngang bằng người ta thêm một trong
các từ phủ định.
- VD : Bóng đá quyến rũ tơi hơn những cơng thức tốn học.
-> Bóng đá quyến rũ tơi khơng hơn những cơng thức tốn học.
* Tác dụng của so sánh :
17


- So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái
cụ thể so sánh cái không cụ thể hoặc kém cụ thể, giúp mọi người hình dung được sự vật,
sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
VD : Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- So sánh còn giúp câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng.
VD ; Tàu dùa chiếc lược chải vào mây xanh.
Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (2) và (3) bị lược bỏ. Người đọc,
người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so
sánh được nhân lên nhiều lần.

2. Nhân hoá :
Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng
những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,
đồ vật trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con
người.
Từ nhân hố nghĩa là trở thành người. Khi gọi, tả sự vật người ta thường gắn cho sự vật

đặc tính của con người. Cách làm như vậy gọi là phép nhân hoá.
VD : Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa.
* Các kiểu nhân hoá:
- Gọi vật bằng những từ vốn gọi người.
VD : Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả.
- Tả tính nết và hoạt động của sự vật bằng các từ ngữ để tả người.
VD : Mn nghìn cây mía
Ơng trời
Múa gươm
Mặc áo giáp đen
Kiến
Ra trận.
Hành quân
Đầy đường.
- Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người.
VD :
Khăn thương nhớ ai
Em hỏi cây kơ - nia
Khăn rơi xuống đất ?
Gió mày thổi về đâu
Khăn thương nhớ ai
Về phương mặt trời mọc
18



Khăn vắt trên vai ?
- Sự vật tự xưng bằng các từ ngữ để gọi người.
VD : Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ lăn bằng tăm tắp.
* Tác dụng của nhân hoá :
Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm; làm cho
thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con ngưòi hơn
VD : Bác Giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.

19


Bài tập .
1. Xác định từ loại ( danh từ, động từ, tính từ ) của những từ gạch chân trong những câu
sau :
- Nó đang suy nghĩ .
- Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc .
- Hùng ước mơ trở thành phi công .

- Ước mơ ấy thật viển vông .

- Tôi dùng cuốc để cuốc đất .

20


- Nga ơi, con lấy cân ra đây cho mẹ cân thóc.

- Trẻ con xóm tơi rất hiếu động .

- Tính cơ ấy rất trẻ con .

- Bạn ấy giữ gìn sách vở rất cẩn thận.
- Anh ta đã đi thực tế bao giờ đâu, tồn có sách vở thơi .
- Tơi tin cậy anh vì anh là người đáng tin cậy
- Dân tộc anh hùng đã sinh ra những anh hùng.
- Hôm nay , mẹ mua cho em một chiếc áo khoác màu đỏ
- Lối vào nhà chị ấy phải đi qua ba đỏ .

- Láng giềng đã đỏ đèn đêm.

- Em không quên những kỉ niệm đẹp đẽ ấy .
- Nga kỉ niệm cho em một cái bút rất đẹp .
- Máy móc bày la liệt .

- Anh ta làm việc quá máy móc .

- Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác.
- Đó là những ước mơ cao đẹp.
- Đừng ước mơ hão huyền như thế.
- Ai cũng cần có ước mơ.

- Chúng ta cần biết ước mơ.

- Từ nhỏ tư duy của Minh đã rất phát triển.
- Trong giờ toán, minh thường tư duy rất nhanh.
- Một giọng nói rất Huế vang lên khiến chị bồi hồi nhớ về xứ Huế xa xôi,


21


quê hương thân yêu của chị.
2. Xác định thành phần câu trong mỗi câu sau. Dựa vào thành phần cấu tạo để phân
loại các câu.
- Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
- Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được
những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.
- Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
- Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
- Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã
của thành phố thủ đô.
- Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà
Nội, lịng tơi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân
dân.
- Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ,
con thuyện sẽ tới được bờ.
- Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "cá sấu cản trước mũi thuyền", trên cạn "hổ
rình xem hát" này, con người phải thơng minh và giàu nghị lực.
- Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở
thương binh lặng lẽ trơi.
- Ngồi đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người cạy lép nhép.
- Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
- Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
- Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
- Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cơ Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên
những bơng hoa tím.
- Những con bọ nẹt béo núc, mình đầy lơng lá dữ tợn bám đầy các cành cây.
- Cơ Bốn tơi rất nghèo. Cái hình ảnh trong tơi về cơ, đến bây giờ, vẫn cịn rõ nét.

- Đứng trên đó, Bé trơng thấy con đị, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má bé
đang đánh giặc.
- Vì những điều mà nó đã hứa với cơ giáo, nó quyết tâm học giỏi.
- Vì những điều mong ước của nó đã thực hiện được nên nó rất vui.
- Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
- Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả
mùi thơm.
- Dưới ánh trăng, dịng sơng sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
3. Tìm đáp án đúng:
22


1. Từ nào khơng đồng nghĩa với các từ cịn lại trong mỗi nhóm từ sau:
a) Tổ quốc, quốc thể, đất nước, giang sơn
b) Quê hương, quê mẹ, quê quán, làng quê
c) Long lanh, lóng lánh, lấp ló, lấp lánh
2. Tìm và gạch chân dưới các đại từ trong các câu sau:
a) Việc gì tơi cũng làm, đi đâu tơi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng.
b) Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống. U
gọi nó là cái cối tân.
d) Chị là chị của em.
c) Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn tgong rừng cây xanh. Đứng ở đây nhìn
ra xa, phong cảnh thật là đẹp.
3. Châu Á có số dân đơng nhất thế giới. Đa số dân cư châu á là người da vàng. Họ
sống tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ.
Đoạn văn trên có …. câu, …. đại từ, …. từ láy
4. Từ nào khơng thuộc nhóm cấu tạo với các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
a) nắng nơi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn, nơm nớp
b) lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh, lạnh tanh, lành lặn
c) đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đứng đắn, rổ rá

d) lạnh toát, lạnh giá, lạnh nhạt, lạnh lẽo
e) ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật, chân thật
g) thật lòng, thật thà, thành thật, chân thật

1. Từ "ôm" trong câu thơ "Rừng mơ ôm lấy núi." được dùng với nghĩa nào.
2. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ "vắng" ?
a. thưa thớt
b. lèo tèo
c. trống trải
d. chậm chạp
3. Từ nào là quan hệ từ trong câu văn : Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng.
23


4. Nối các nhóm từ ngữ ghi ở cột bên trái với ô chữ chỉ quan hệ của chúng:
xe đạp, xe điếu, xe chỉ

Từ đồng nghĩa

tròn trặn, tròn trĩnh, tròn xoe

Từ đồng âm

ăn cơm, ăn dầu, ăn ảnh
Từ nhiều nghĩa
5. Từ "đánh" trong câu: "Sáng 23 Tết, ông em lại đem bộ lư hưông trên bàn thờ xuống
đánh chùi cẩn thận." được dùng với nghĩa nào ?
6. Gạch chân dưới từ in nghiêng mang nghĩa chuyển trong mỗi kết hợp từ ở các dòng
dưới đây: a. chân người, chân gà, chân tường
b. mũi dọc dừa, mũi lõ, mũi thuyền

c. lưỡi dao, lưỡi lợn, ngắn lưỡi
7. Trong câu văn :"Cái hoa chuối thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non." Từ nào
được dùng theo nghĩa chuyển ?
8. Từ "ngọt" trong những câu sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc ?
a. Những quả vải thiều Thanh Hà tròn căng, ngọt lịm.
b. Giọng hát ngọt ngào của Lan khiến tôi bồi hồi nhớ về xứ Huế
c. Nghe Giang dỗ ngọt bé Bình theo chị ngay.
9. Từ nào khơng cùng nhóm với các từ còn lại trong mỗi dòng sau:
a. nhân đạo, nhân tài, nhân lực, nhân vật, nhân dân
b. nhân ái, nhân từ, nhân hậu, nhân sự, nhân đức
c. công nhân, nhân quả, nhân công, nhân viên
d. cưu mang, che chở, đùm bọc, san sẻ, che chắn, giúp đỡ, đoàn kết
e. bất hồ, lục đục, chia rẽ, chia sẻ, xích mích
g. thẳng tuột, thẳng tắp, thẳng tính, thẳng thắn, thẳng băng
h. ngay thẳng, ngay thật, chân thật, ngay ngắn, chân thành
i. thật lòng, thành thật, thật thà, sự thật.
10. Từ nào là từ ghép trong mỗi dãy từ sau:
a. mải miết, xa xôi, phẳng phiu, dạy dỗ, mơ màng, mong muốn
b. lặng lẽ, lẳng lặng, lẳng lơ, phẳng lặng, lằng lặng
c. châm chọc, chầm chậm, chịng chọc, chịng chành, chơng chênh
11. Thành ngữ nào khơng cùng nhóm nghĩa với các thành ngữ còn lại:
Đồng tâm hiệp lực, Một lòng một dạ, Đồng sức đồng lòng, Đồng cam cộng khổ
12.Từ nào là từ láy trong mỗi dãy từ sau:
a. rập rờn, bến bờ, dịu dàng, bạn bè, cần mẫn, ẩm ướt
b. dìu dắt, nhỏ nhẹ, học hành, bàn bạc, san sẻ, sáng sủa
24


c. xanh xám, trong trắng, đánh đập, da dẻ, thung lũng, nghiêng ngả, nghiêng nghiêng
13. Đọc đoạn thơ sau:

Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm…
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tiếng chim buổi sáng? Từ ngữ nào
cho em biết điều đó.
………………………………………………………………………………………
14. Hãy nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau:
Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ
hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu
nhận ra sớm nhất. Những quả ca chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.
………………………………………………………………………………………

1. Tìm các từ sắc đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau:
a. Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
b. Con dao này rất sắc.
c. Mẹ đang sắc thuốc cho bà.
d. Trong vườn muôn hoa đang khoe sắc.
……………………………………………………………………………………….
2. Dịng nào sau đây chỉ tồn là từ láy ?
a. khơng khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê
b. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc
c. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc, nghuệch ngoạc
3. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào?
……………………………..
4. Câu "Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một
lần đạp xe ra cơng viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với
vẻ thích thú và ngưỡng mộ." Có mấy quan hệ từ ?
………………………………………………………………………………….
25



×