Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng tại xã kim anh huyện kim thành tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.55 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ



NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ðỒNG TẠI
XÃ KIM ANH, HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ


NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ðỒNG TẠI


XÃ KIM ANH, HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH LÂM



HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện Luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả






Nguyễn Thị Việt Hà












Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến
TS. Nguyễn Thanh Lâm. Thầy ñã hướng dẫn tôi ngay từ khi mới hình thành
lên ñề tài và trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi cũng xin cảm ơn phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Kim
Thành ñã ñóng góp ý kiến giúp tôi xây dựng, hoàn thiện mô hình.
Tiếp theo, tôi xin cảm ơn UBND xã Kim Anh ñã cung cấp cho tôi các
số liệu cần thiết phục vụ cho luận văn của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn ñến gia ñình, bạn bè, những người ñã
luôn bên tôi, ñộng viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện ñề tài
nghiên cứu của mình.

Hải Dương, ngày 08 tháng 9 năm 2013




Nguyễn Thị Việt Hà









Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC

Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục từ viết tắt viii
MỞ ðẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý rác thải dựa vào cộng ñồng 4
1.1.1 Một số khái niệm 4
1.1.2 Vai trò của cộng ñồng với kinh tế rác thải. 6

1.1.3 Các nguyên tắc trong quản lý rác thải dựa vào cộng ñồng. 7
1.1.4 Hoạch ñịnh kế hoạch thu hút sự tham gia cộng ñồng về kinh tế rác thải. 9
1.2 Thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng ñồng trên Thế Giới 12
1.2.1 Tây ban Nha 12
1.2.2 Tại Thái Lan 13
1.2.3 Tại Thụy ðiển 13
1.2.4 Tại Ấn ðộ 14
1.2.5 Tại Brazil 14
1.2.6 Tại Philippines 14
1.2.7 Tại Singapore 15
1.2.8 Tại Nhật Bản 15
1.3 Thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng ñồng ở Việt Nam 16
1.3.1 Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý rác thải có sự tham gia của
cộng ñồng ở Việt Nam. 16
2.3.2 Một số ví dụ ñiển hình về quản lý rác thải có sự tham gia của cộng ñồng. 21
1.3.3 Những tồn tại trong hoạt ñộng quản lý rác thải có sự tham gia của
cộng ñồng ở Việt Nam. 28
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

Chương 2 ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
2.1 ðối tượng nghiên cứu 31
2.2 Phạm vi nghiên cứu 31
2.3 Nội dung nghiên cứu 31
2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội ñến việc quản lý
rác thải tại xã Kim Anh 31
2.3.2 Hiện trạng phát sinh chất thải tại xã Kim Anh 31
2.3.3 Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng ñồng tại xã Kim Anh 31
2.3.4 ðánh giá hiệu quả hoạt ñộng của mô hình quản lý rác thải dựa vào

cộng ñồng 32
2.3.5 Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của mô
hình quản lý rác thải dựa vào cộng ñồng tại xã Kim Anh 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu 32
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 32
2.4.2 Phương pháp ñiều tra, phỏng vấn 32
3.4.3 Phương pháp ñiều tra khảo sát thực ñịa kết hợp với phỏng vấn 33
2.4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu 33
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 ðánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên- kinh tế- xã hội ñến việc
quản lý rác thải tại xã Kim Anh 34
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 34
3.1.2 ðiều kiện kinh tế xã hội 37
3.1.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 40
3.1.4 Hiện trạng phát triển kinh tế 42
3.2 Mô hình quản lý rác thải có sự tham gia của cộng ñồng tại xã Kim Anh 49
3.2.1 Mô tả mô hình. 49
3.2.2 Nghiên cứu mô hình quản lý 50
3.3 ðánh giá hiệu quả hoạt ñộng của mô hình quản lý rác thải có sự tham
gia của cộng ñồng 59
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

3.3.1 Hiệu quả kinh tế 59
3.3.2 Hiệu quả xã hội 62
3.3.3 Hiệu quả môi trường 63
3.4 ðề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của mô hình 65
3.4.1 Những khó khăn, vướng mắc của mô hình: 65
3.4.2 ðề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình: 67
KẾT LUẬN 71

1 Kết luận 71
2 Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 75


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

3.1 Tình hình sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh giai ñoạn 2009 - 2012 xã
Kim Anh, huyện Kim Thành 46
3.2 Hiện trạng môi trường bãi chôn lấp rác, xử lý chất thải rắn tại xã Kim
Anh, huyện Kim Thành 47
3.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại xã Kim Anh, huyện Kim Thành 47
3.4 Danh sách phát thiết bị, dụng cụ thu gom rác, chế phẩm xử lí rác
thải phục vụ công tác vệ sinh môi trường tại xã Kim Anh từ 2008
ñến 2012 48
3.5 Báo cáo tình hình triển khai xây dựng bãi rác mới, hợp vệ sinh tại Kim
Anh năm 2011-2012 57
3.6 Mức phí vệ sinh môi trường ở xã Kim Anh từ 2008 - 2012 60
3.7 Chi phí trả lương phụ cấp cho người thu gom từ năm 2008 - 2012 61
3.8 ðiều tra khối lượng chất thải rắn thu gom qua các năm 2009 ñến 2012
tại xã Kim Anh, huyện Kim Thành 64




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTXM Bê tông xi măng
BVMT Bảo vệ môi trường
CTR Chất thải rắn
DSGð&TE Dân số gia ñình và trẻ em
GTVT Giao thông vận tải
HðND Hội ñồng nhân dân
KDDV Kinh doanh dịch vụ
KH&CN Khoa học và Công nghệ
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
NN Nông nghiệp
QLCTDVCð Quản lý chất thải dựa vào cộng ñồng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU


1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong những năm gần ñây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế -
xã hội của cả nước, khu vực nông thôn Việt Nam cũng có những ñóng góp
ñáng kể. ðời sống người dân khu vực nông thôn ngày càng ñược cải thiện cả
về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ñó là những vấn ñề
phát sinh cần giải quyết tại khu vực nông thôn, trong ñó phải kể ñến vấn ñề ô
nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.
Theo báo cáo từ Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) về công tác thu
gom, xử lý chất thải rắn sau 5 năm triển khai Nghị ñịnh 59/2007/Nð-CP về
quản lý chất thải răn (CTR) thì: Tại các ñô thị của các ñịa phương, việc thu
gom, vận chuyển CTR ñã ñược các công ty môi trường thực hiện có hiệu quả.
Tỷ lệ thu gom trung bình trên toàn quốc tăng theo từng năm. Nếu như năm
2010 ñạt 81%, năm 2011 là 82% thì năm 2012 ñạt 83% và dự kiến năm 2013
ñạt 83,5%. Việc thu gom, vận chuyển CTR ñã ñược xã hội hóa, nhiều doanh
nghiệp tư nhân ñã tham gia ñầu tư. Tại nông thôn, tỷ lệ thu gom chỉ ñạt 40 -
60%, nhiều người dân tự tiêu hủy rác theo cách thủ công.
(Nguồn: , ngày 16/7/2013).
Quản lý chất thải là một thách thức ñối với nhiều cộng ñồng, cho dù là
nông thôn hay thành thị, công nghiệp hoá hay ñang phát triển. Ở ðông Nam á,
quản lý chất thải gặp nhiều khó khăn do thiếu các nguồn lực và năng lực của
ñịa phương. Tại nhiều nơi, chính quyền ñịa phương không quan tâm hoặc
không ñủ khả năng cung cấp dịch vụ xử lý chất thải. Trong trường hợp này
cần phải áp dụng những giải pháp mang tính sáng tạo. Một trong những giải
pháp ñó là Quản lý chất thải dựa trên cộng ñồng (QLCTDTCð), có nghĩa là
các thành viên trong cộng ñồng ñịa phương tổ chức và vận hành các hệ thống
quản lý chất thải.
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn dựa trên cộng ñồng tại Siem reap,
Cambodia).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2

Kim Thành là huyện có mật ñộ tập trung dân cư cao. Một vài năm trở
lại ñây, hoà với sự phát triển chung của toàn tỉnh, Kim Thành ñã ñạt ñược
những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội nhất ñịnh. Nhu cầu ñời sống và
thu nhập bình quân trên ñầu người tăng hơn. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển kinh tế là mối lo ngại về môi trường toàn huyện: phần lớn chất thải
phát sinh từ các hộ gia ñình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh, còn
lại là phát sinh từ các hoạt ñộng khác: công nghiệp, y tế… Trên ñịa bàn
huyện, tất cả các xã, thị trấn ñã thành lập ñược tổ thu gom tại mỗi thôn, ñược
UBND huyện ñầu tư trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý rác do vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt
ñã ñi vào nề nếp, tỷ lệ thu gom ñạt khoảng 80% so với tổng khối lượng chất
thải sinh hoạt phát sinh của huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh ñó vẫn còn một số xã mặc dù ñã ñược ñầu tư trang
thiết bị thu gom, ñã có quy hoạch bãi chôn lấp chung nhưng rác thải vẫn chưa
ñược ñổ ñúng nơi quy ñịnh do: bãi chôn lấp quá xa, một số ñã quá tải hoặc
không có ñường vào mỗi khi trời mưa,… phần lớn bãi chôn lấp ñều chưa
ñúng tiêu chuẩn kỹ thuật: không có lớp vật liệu ngăn nước rác, ống thu dẫn
khí, bờ be chưa ñủ cao,…
Kim Anh là xã thuộc ñịa bàn huyện Kim Thành. Thời gian gần ñây,
công tác quản lý bảo vệ môi trường ñã ñược chính quyền ñịa phương quan
tâm, cải thiện. Năm 2005, UBND xã ñã thành lập ñược tổ thu gom chất thải
rắn sinh hoạt theo mô hình quản lý rác thải có sự tham gia của cộng ñồng dân
cư ñịa phương. ðến nay, hầu hết lượng rác thải sinh hoạt của xã ñều ñược thu
gom, xử lý ñúng nơi quy ñịnh. Việc ñổ rác ñã thành thói quen, tạo thành ý
thức nề nếp trong cộng ñồng, các tuyến ñường trong các thôn, xóm không có
hiện tượng xả rác bừa bãi. Tuy nhiên mô hình này vẫn gặp phải một số khó
khăn, bất cập, cần ñược tháo gỡ từ góc ñộ chính sách, kinh tế, xã hội và khả
năng huy ñộng sự tham gia của người dân.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Việc thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi
trường có sự tham gia của cộng ñồng tại xã Kim Anh, huyện Kim Thành, tỉnh
Hải Dương” với mong muốn ñưa ra một mô hình quản lý môi trường, trong
ñó nêu cao vai trò của người dân và các tổ chức chính trị - xã hội trên ñịa bàn
sẽ ñem lại hiệu quả tích cực cho hoạt ñộng BVMT, kiểm soát ô nhiễm của xã
Kim Anh nói riêng và những kết quả ñạt ñược của xã Kim Anh sẽ ñược nhân
rộng trên ñịa bàn toàn tỉnh Hải Dương.

2. Mục ñích của ñề tài
- ðánh giá hiệu quả mô hình quản lý chất thải rắn sinh hạt có sự tham
gia của cộng ñồng tại xã Kim Anh, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
- ðề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
ñộng của mô hình.









Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Cơ sở lý luận về quản lý rác thải dựa vào cộng ñồng
1.1.1 Một số khái niệm
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội loài người, các
hoạt ñộng rất ña dạng của con người ñã trải khắp nơi trên trái ñất, tác ñộng
ñến toàn bộ sinh quyển và các chu kỳ cơ bản của tự nhiên bị ñảo lộn, làm rạn
nứt mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Bởi vậy, mối quan hệ giữa
con người và môi trường ñược ñề cập thường xuyên và ña chiều hơn. Nhiều
nước trên thế giới ñã nhận thức rằng nếu không có sự tham gia của cộng ñồng
thì không có khả năng thực hiện ñược sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Cộng ñồng là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực ñịa lý
nhất ñịnh, hợp tác với nhau vì những lợi ích chung và chia sẻ những văn
hóa chung. Như vậy, theo khái niệm trên, cộng ñồng có tính chất chung về
ñịa lý, văn hóa và về lợi ích.
- ðồng nhất về ñịa lý: ðể gọi là một cộng ñồng thì phải ñảm bảo yêu
cầu, cộng ñồng ñó phải cùng sống trong một vùng ñịa lý sinh thái nhất ñịnh
và cũng có thể trong cùng một ñơn vị hành chính.
- ðồng nhất về lợi ích: Trong trường hợp bảo vệ môi trường, trước hết
cộng ñồng ñó cần hợp lực khắc phục ô nhiễm môi trường ñể cùng hưởng lợi
ích chung là một môi trường trong lành và cùng chia sẻ lợi ích mà môi trường
ñó mang lại.
- ðồng nhất về văn hóa: Tùy từng trường hợp mà tìm kiếm những giá
trị văn hóa chung ñể tổ chức sự tham gia. Ở ñây yếu tố văn hóa và ñịa lý có
quan hệ mật thiết với nhau, nói ñến văn hóa là nói ñến con người ở một vùng,
một dân tộc, một quốc gia hay châu lục.
(N
guồn: Hướng dẫn cộng ñồng xây dựng mô hình BVMT, Cục BVMT, 2007)

Trong công tác bảo vệ môi trường, cộng ñồng tham gia bảo vệ môi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5


trường là việc huy ñộng sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi
trường. Hay nói cách khác, cộng ñồng tham gia bảo vệ môi trường thành
nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân sống trong một xã hội.
Mục ñích của cộng ñồng tham gia bảo vệ môi trường nhằm huy ñộng
tối ña các nguồn lực trong xã hội thực hiện các hoạt ñộng bảo vệ môi trường,
từ việc ra quyết ñịnh, chính sách tới những hoạt ñộng cụ thể nhằm giữ môi
trường trong sạch, ñảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu
quả xấu do con người và thiên tai gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Cộng ñồng tham gia bảo vệ môi
trường sẽ làm cho mọi ñối tượng trong xã hội ñều thấy ñược vai trò, trách
nhiệm của mình trong giữ gìn, bảo vệ môi trường. Từ ñó, tạo nên những
chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo hướng thân thiện hơn với môi
trường, góp phần phát triển xã hội bền vững.
Quản lý chất thải dựa vào cộng ñồng (QLCTDVCð) là hình thức quản
lý chất thải chủ yếu dựa vào sự tham gia và hợp tác của các thành viên
trong cộng ñồng ñể: xác ñịnh các vấn ñề liên quan ñến chất thải, quản lý
thực hiện các dự án QLCTDVCð, thu gom và vận chuyển chất thải…
QLCTDVCð có thể là giải pháp thích hợp trong trường hợp chính quyền
ñịa phương không thể hoặc không giải quyết nhu cầu quản lý chất thải của
cộng ñồng. Chính quyền ñịa phương có thể không có khả năng thu gom chất
thải vì lý do tài chính. Ngoài ra, việc thiếu cơ sở hạ tầng tại những khu vực
ñông dân nghèo hoặc khu ngoại ô (như các khu phố nhỏ hoặc tồi tàn) có thể
gây khó khăn cho những người thu gom rác thải tiếp cận ñược cộng ñồng.
Hơn nữa, chính quyền ñịa phương có thể từ chối cung cấp dịch vụ nếu cộng
ñồng ñó lại là khu ñịnh cư bất hợp pháp.
QLCTDVCð có thể tạo cơ hội cho việc trao thêm quyền và khả năng tự
cải thiện trong việc phát triển cộng ñồng, những ñiều rất cần thiết ñối với vấn
ñề sức khoẻ và mỹ quan, những vấn ñề có liên quan tới lượng rác thải quá
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6

mức trong các khu dân cư.
Nói chung, trong QLCTDVCð, chất thải sinh hoạt ñược thu gom từ các
hộ gia ñình và tập trung tại một ñịa ñiểm ñể sau ñó chuyển ñi. Hệ thống thu
gom có thể sử dụng những người ñược thuê ñể làm nhiệm vụ thu gom hoặc có
thể là người dân tự mang rác thải nhà mình tới ñịa ñiểm tập trung.
QLCTDVCð có thể bao gồm thu gom rác thải, phân loại phế liệu có thể tái
chế và/hoặc chất thải hữu cơ ở cộng ñồng, tổng vệ sinh ñường phố vv
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn dựa trên cộng ñồng tại Siem reap, Cambodia).
1.1.2 Vai trò của cộng ñồng với kinh tế rác thải.
* ðối với cộng ñồng:
(Nguồn: Nguyễn ðình Hương, 2006 Giáo trình kinh tế rác thải, NXBGD Hà nội)
Mô hình bảo vệ môi trường, trước hết, giúp cho việc xây dựng và tăng
cường tính tự lực trong cộng ñồng. Các cộng ñồng ñược giao quyền sẽ hành
ñộng trong trách nhiệm của mình, tích cực phát triển mọi khả năng, sự khôn
khéo trong việc tổ chức các mô hình, tự ñiều chỉnh và nhận thầu công việc.
Mô hình bảo vệ môi trường có thể tạo ra cơ hội mới về việc làm, huy
ñộng các nguồn lực và kỹ năng chưa ñược sử dụng của cộng ñồng trong việc
thực hiện các sáng kiến và sự ña dạng về nếp sống. Nhiều mô hình bảo vệ môi
trường dựa vào cộng ñồng không phải ñầu tư nhiều mà hiệu quả lại cao trong
việc sử dụng tài nguyên.
Trong các cộng ñồng ñô thị cũng như nông thôn, mô hình bảo vệ môi
trường có tác dụng nâng cao nhận thức, trách nhiệm ñối với môi trường ñịa
phương. Với sự ñảm bảo quyền sở hữu và sử dụng sức mạnh nhân dân có thể
tạo lập phương hướng lâu dài và tổ hợp các mục kinh tế và môi trường ñể tiến
tới phát triển bền vững.
* ðối với quốc gia:
Con người và tài nguyên thiên nhiên ñược sử dụng tốt hơn. ðiều này
giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài và các sự hỗ trợ khác. Bằng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

cách sử dụng các hệ thống nông thôn và ñô thị hiện có một cách hiệu quả, các
mô hình bảo vệ môi trường có thể tăng dự trữ vốn cho nhà nước.
Từ ñó các cộng ñồng có thể ñẩy mạnh sự phát triển của ñịa phương, thúc
ñẩy các loại hình kinh tế vừa và nhỏ giảm sự bao cấp trực tiếp của nhà nước.
Sự tăng cường tính tự lực của cộng ñồng từ mô hình bảo vệ môi trường
dẫn ñến một số lợi ích xã hội, bao gồm giảm các mâu thuẫn xã hội do sự phá
vỡ môi trường, thiếu việc làm và không ñáp ứng nhu cầu từ cuộc sống; số lớn
người dân ñược lôi cuốn vào quá trình phát triển của các mô hình bảo vệ môi
trường; nhiều cơ hội việc làm ở ñịa phương và giảm nhu cầu di dân các vùng
nông thôn vào các trung tâm ñô thị; nhu cầu nhập khẩu sẽ thấp hơn nhờ vào
tính tự lực cao.
Trong quá trình hoạt ñộng của mô hình bảo vệ môi trường sẽ ñảm bảo
ñược những lợi thế về quản lý hành chính, cụ thể là số người tham gia trong
các mô hình tự quản sẽ giúp cho việc quản lý hành chính ñịa phương gọn
nhẹ hơn, hiệu quả hơn; sự hợp tác liên ngành ở ñịa phương nhờ ñó cũng sẽ
tốt hơn. (N
guồn: Hướng dẫn cộng ñồng xây dựng mô hình BVMT, Cục BVMT, 2007)

1.1.3 Các nguyên tắc trong quản lý rác thải dựa vào cộng ñồng.
Nguyên tắc cơ bản của QLCTDVCð là tạo ra giá trị từ chất thải, có
thể là từ việc bán lại nguyên liệu ñã ñược thu gom hoặc là từ phí thu gom
(dựa vào nhận thức của cộng ñồng về giá trị của việc rác thải của họ ñược
loại bỏ). Trong khi cơ cấu của các dự án QLCTDVCð thay ñổi tuỳ theo
tình hình, một số yếu tố cơ bản dường như không bao giờ thay ñổi. Ví dụ,
những dự án QLCTDVCð thường kết hợp sự tham gia của các tổ chức
dựa trên cộng ñồng, các tổ chức phi chính phủ, các ñối tác chính quyền và
các doanh nghiệp ñịa phương. Trong phạm vi hộ gia ñình thì phụ nữ và trẻ

em có xu hướng ñóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện
quản lý chất thải.
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn dựa trên cộng ñồng tại Siem reap,
Cambodia).
Theo nghiên cứu của Trung tâm nâng cao nhận thức cộng ñồng - Cục
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Bảo vệ môi trường Việt Nam phát hành tài liệu " Hướng dẫn cộng ñồng xây
dựng mô hình bảo vệ môi trường" có nêu bốn nguyên tắc cơ bản của mô hình
cộng ñồng tham gia bảo vệ môi trường:
- Tăng quyền lực của cộng ñồng: là phát triển sức mạnh của cộng ñồng
trong xây dựng mô hình bảo vệ môi trường thông qua việc các cơ quan quản
lý khuyến khích, tạo ñiều kiện thuận lợi và trao quyền tự chủ cho cộng ñồng
trong những lĩnh vực hoặc hoạt ñộng cụ thể, như tăng cường sự kiểm soát và
tiếp cận của cộng ñồng trong giải quyết một số vấn ñề nào ñó.
Sự tăng quyền lực cũng có nghĩa là xây dựng nguồn lực và khả năng của
cộng ñồng ñể quản lý và giải quyết có hiệu quả những vấn ñề môi trường của
họ theo cách bền vững nhất.
- Sự công bằng: nghĩa là tạo sự bình ñẳng giữa mọi cá nhân và tổ chức
ñối với những cơ hội có ñược trong việc xây dựng các mô hình bảo vệ môi
trường. Mọi người ñều có quyền như nhau trong việc tiếp nhận thông tin,
quyền ñược hưởng lợi ích do việc triển khai các mô hình bảo vệ môi trường
ñem lại.
- Phát huy kiến thức bản ñịa: Kiến thức truyền thống, bản ñịa có những
giá trị nhất ñịnh trong việc xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường. Sở dĩ như
vậy vì những kiến thức truyền thống, bản ñịa là những kiến thức mà người dân
ở một cộng ñồng ñã tạo nên và phát triển theo thời gian, thích hợp với ñặc sinh
thái, văn hóa, xã hội của từng vùng. Những kiến thức này rất dễ ñược người
dân hiểu và vận dụng trong ñời sống hàng ngày. Khi cộng ñồng tham gia bàn

bạc, giải quyết công việc cụ thể của một mô hình bảo vệ môi trường nào ñó sẽ
có cơ hội ñưa những kiến thức này ra ñể xem xét và vận dụng sáng tạo trong
ñiều kiện mới.
- Tính hợp lý về sinh thái và sự phát triển bền vững: Những hoạt ñộng
ñược thực hiện cần phải tính ñến ngưỡng chịu ñựng của nguồn tài nguyên và
hệ sinh thái. Sự phát triển bền vững ñòi hỏi phải cân nhắc, nghiên cứu trạng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

thái và bản chất của môi trường tự nhiên khi phát triển kinh tế mà không làm
hại ñến lợi ích của thế hệ tương lai.
Các mô hình cộng ñồng bảo vệ môi trường ñòi hỏi phải có thời gian và
sự tích lũy về kiến thức. Nó là một quá trình chậm và phức tạp về nhận biết,
thử nghiệm, lựa chọn và áp dụng các ñáp ứng tổng hợp ñối với một số lượng
lớn các vấn ñề và nhu cầu. Các mâu thẫu có thể nảy sinh trong mối tương
quan giữa mục tiêu kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cũng như trong việc
xác ñịnh ưu tiên hành ñộng về môi trường và phát triển.
(N
guồn: Hướng dẫn cộng ñồng xây dựng mô hình BVMT, Cục BVMT, 2007)

1.1.4 Hoạch ñịnh kế hoạch thu hút sự tham gia cộng ñồng về kinh tế rác thải.
Việc hoạch ñịnh kế hoạch thu hút sự tham gia cộng ñồng về kinh tế chất
thải ñược thực hiện qua các bước sau ñây:

(Nguồn: Trương Thành Nam, 2009 Bài giảng Kinh tế rác thải, khoa TNMT, Trường
ðH Nông Lâm Thái nguyên)
1.1.4.1 Xác ñịnh những phương án hay hoạt ñộng thu hút sự tham gia cộng ñồng
Việc huy ñộng tham gia cộng ñồng vào dự án hay hoạt ñộng cần phải
ñược lựa chọn ñể có ñược kết quả theo mục tiêu ñã ñịnh. Không phải mọi dự
án hay hoạt ñộng ñều giao cho cộng ñồng. Có những dự án, công trình hay

hoạt ñộng tư nhân hay doanh nghiệp ñảm nhiệm tốt hơn, ví dụ một số dự án
tái chế, dự án xây dựng và khai thác lò ñốt rác,… Các dự án hay hoạt ñộng
thu hút sự tham gia cộng ñồng thường là dự án hay hoạt ñộng gắn với công
trình công cộng, hoặc dự án có chung lợi ích, trách nhiệm của nhiều bên liên
ñới trong cộng ñồng, hay dự án liên quan ñến huy ñộng tài chính của cộng
ñồng, ñến cam kết của cộng ñồng,…
Ví dụ, việc thu phí rác thải sinh hoạt có liên quan ñến các cộng ñồng dân
cư. Muốn ñảm bảo thu phí ñược thực hiện hợp lý và suôn sẻ cần thiết phải thu
hút sự tham gia của các cộng ñồng dân cư từ khâu phổ biến chủ trương ñể dân
hiểu, ñến khâu xây dựng nguyên tắc thu phí, cách thức xác ñịnh mức phí và
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

hình thức thanh toán. Khi có sự tham gia của người dân vào quy trình này, các
quyết ñịnh sẽ sát thực tế và ñược sự ủng hộ của dân chúng. Hay trường hợp
thu phí nước thải công nghiệp, cần thu hút cộng ñồng doanh nghiệp vào các
khâu xây dựng quy trình xác ñịnh mức phí, kê khai lượng thải, thành phần
chất thải và hình thức thanh toán. Trên cơ sở ý kiến tham gia của doanh
nghiệp, việc ñưa ra quy trình xác ñịnh cũng như hình thức thanh toán sẽ mang
tính khả thi cao.
1.1.4.2 Xác ñịnh các giai ñoạn tham gia của cộng ñồng
Sự tham gia của cộng ñồng ñược phân thành 4 giai ñoạn:
Giai ñoạn lập kế hoạch dự án hay hoạt ñộng: Ở giai ñoạn này, sự tham
gia của cộng ñồng bao gồm việc tham gia ñóng góp ý kiến và thông tin khảo
sát của chính quyền ñịa phương hay cơ quan tư vấn ñể xác ñịnh nhu cầu của
cộng ñồng, năng lực tài chính và vật chất trong việc tiếp nhận dự án hay hoạt
ñộng, xác ñịnh thiện ý và mức ñộ tham gia của cộng ñồng ở các giai ñoạn tiếp
theo của dự án.
Giai ñoạn chuẩn bị kế hoạch khả thi của dự án hay hoạt ñộng: Cộng ñồng
có thể ñóng vai trò tích cực trong việc lập kế hoạch và thiết kế dự án thông

qua việc ñóng góp ñầu vào cho các nhà thiết kế kỹ thuật (thiết kế quy trình
thu gom, bãi chôn lấp,…) như các thông tin về lượng rác thải của các hộ, xu
thế gia tăng hay giảm chất thải trong thôn, xóm, xã, phường, khả năng tài
chính của các hộ cho việc chi trả phí thu gom v.v… hay ñược tham khảo ý
kiến liên quan ñến phương án giám sát dự án, hoạt ñộng.
Giai ñoạn thực hiện dự án hay hoạt ñộng: Vai trò của cộng ñồng bao gồm
từ việc tham khảo ý kiến ñến chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác quản lý dự
án, ñấu thầu, ký hợp ñồng thực hiện, giám sát tiến ñộ hay ở một số hoạt ñộng
nào ñó có thể tham gia giám sát kỹ thuật (hoạt ñộng thu gom chất thải, xây
dựng hệ thống thoát nước thải, ) hay giám sát tài chính. Cộng ñồng cũng có
thể tham gia dưới góc ñộ ñóng góp công lao ñộng, ñóng góp tài chính, ñóng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

góp vật tư cho dự án hay hoạt ñộng nhất là ñối với các công trình công cộng
có liên quan ñến quản lý chất thải (ví dụ: xây dựng hệ thống thoát nước thải,
hoạt ñộng tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong ñịa bàn thôn, xóm, xã,…).
Giai ñoạn sau khi kết thúc dự án: Vai trò của cộng ñồng là duy trì hoạt
ñộng hay kết quả của dự án thông qua việc góp kinh phí hoặc vật chất ñể ñảm
bảo sự tiếp tục của dự án sau khi nhà ñầu tư ñã hoàn thành xây dựng hay triển
khai những công việc của dự án.
1.1.4.3 Xác ñịnh các nhóm cộng ñồng chủ chốt huy ñộng vào dự án hay hoạt ñộng
Trong cuộc sống hằng ngày, hầu hết mọi người dân ñều có liên quan trực
tiếp ñến các mặt khác nhau của chất thải. Tuy nhiên, từng hoạt ñộng ñặc thù
của quản lý chất thải không phải lúc nào cũng huy ñộng tất cả các cộng ñồng.
Vai trò, sự tham gia của mỗi cộng ñồng có mức ñộ và ý nghĩa khác nhau. Vì
vậy, ñể cộng ñồng tham gia quản lý chất thải hiệu quả, bên cạnh việc xác ñịnh
các hoạt ñộng chủ chốt thu hút sự tham gia của cộng ñồng, việc quan trọng tiếp
theo là xác ñịnh cộng ñồng chủ chốt trong hoạt ñộng ñó. Cộng ñồng hay những
cộng ñồng này là ñối tượng trọng tâm ñể chính quyền ñịa phương trao quyền

cũng như huy ñộng nguồn lực tham gia vào hoạt ñộng quản lý chất thải.
Các nhóm cộng ñồng ở ñịa phương có vai trò chủ chốt trong hoạt ñộng phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải rắn sinh hoạt thường là:
- Hội phụ nữ;
- Tổ dân phố, ấp, tổ hợp tác;
- ðoàn thanh niên;
- Mặt trận tổ quốc;
- Cộng ñồng những người nhặt và bới rác;
- Cộng ñồng những người thu gom và mua bán chất thải (ve chai);
- Cộng ñồng các hộ tái chế;
- Cộng ñồng các doanh nghiệp tái chế;
- Cộng ñồng công nhân vệ sinh môi trường.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

1.1.4.4 Xác ñịnh các yêu cầu cần thiết cho việc tăng cường sự tham gia của
cộng ñồng
ðể việc tham gia của cộng ñồng trở thành hiện thực và thực sự có hiệu
quả, cùng với việc xác ñịnh các giai ñoạn và mức ñộ tham gia của cộng ñồng,
cần phải có những ñiều kiện sau ñây:
Cán bộ chính quyền, quan chức, công chức hiểu ñược và có kinh nghiệm
về tham gia cộng ñồng và cung cách dân chủ trong lãnh ñạo.
Các kênh tham gia của dân chúng phải ñược thể chế hoá và dân chúng
phải ñược hiểu rõ về chúng.
Có ñược văn hoá tương ñồng của nhóm cộng ñồng như thái ñộ ủng hộ
trong việc xây dựng mục tiêu, vai trò tích cực ñối với trách nhiệm của cộng
ñồng, ý thức ñối với các quy ñịnh về thể chế và chính sách công.
Có các tổ chức dân sự tự chủ, kể cả tổ chức hình thức hay phi hình thức.
Tăng quyền lực cho người nghèo và những người có ñịa vị thấp trong xã hội.
1.2 Thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng ñồng trên Thế Giới

Trên thế giới, các nước phát triển ñã có những mô hình phân loại và thu
gom rác thải rất hiệu quả:
1.2.1 Tây ban Nha
Mô hình du lịch bền vững với sự tham gia của cộng ñồng Châu Âu,
ñược xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha - một trung tâm du lịch
lớn nhất Châu Âu. Mô hình gắn kết 3 mục tiêu, bền vững về mặt sinh thái,
bền vững về mặt văn hóa - xã hội và bền vững về mặt kinh tế. ðể khắc phục
tình trạng suy thoái môi trường do các hoạt ñộng của ngành du lịch ở
Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững
ñược tiến hành, dựa trên một cơ chế hành chính hiệu quả, ñảm bảo thực hiện
các nguyên tắc phát triển bền vững, cộng ñồng cùng tham gia vào hoạch ñịnh
các chính sách du lịch, ñồng thời xây dựng kế hoạch hành ñộng cụ thể.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

1.2.2 Tại Thái Lan
Các hộ gia ñình ñược phát 2 túi nilon khác màu cho 1 ngày ñể ñựng rác có
thể tái sinh và rác là thực phẩm. Riêng ñối với chất ñộc hại, là rác thải không phổ
biến nên khi nào có rác thải ñộc hại thì họ cho vào một túi nilon riêng.
Rác tái sinh sau khi ñược phân loại ở nguồn ñược chuyển ñến nhà máy
phân loại rác ñể tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái sản
xuất. Chất thải thực phẩm (rác hữu cơ) ñược chuyển ñến nhà máy chế biến
phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh
ñược xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Chất thải ñộc hại ñược xử lý bằng
phương pháp ñốt.
Rác trên sông, rạch ñược vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý
môi trường. Việc thu gom rác ở Thái Lan ñược tổ chức rất chặt chẽ. Ở Thái
Lan xử lý rất nghiêm khắc ñối với hành vi những người thu mua phế liệu bới
rác trong thùng ñã phân loại ñể lấy ñi loại rác có thể bán ñược, vứt vương vãi
các loại rác khác ra ñường. ðiều ñó ñã cải thiện ñược tình trạng ô nhiễm môi

trường rất tốt.
Rác thải ñược thu gom và vận chuyển ñến các trung tâm xử lý rác hàng
ngày từ 18h00 tối hôm trước tới 3h00 sáng hôm sau. Các ñịa ñiểm xử lý rác
của Thái Lan ñều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30km.
1.2.3 Tại Thụy ðiển
Vai trò của cộng ñồng trong việc bảo vệ môi trường ñược thể hiện
thông qua việc chính phủ tạo ñiều kiện cho cộng ñồng cùng tham gia vào
ñánh giá tác ñộng môi trường Việc quan tâm lắng nghe các ý kiến ñóng góp
của cộng ñồng dân cư ngay ở giai ñoạn ñầu thực hiện dự án là cách tốt nhất ñể
tránh những khó khăn, sai sót về sau. Nếu không quan tâm thực hiện tốt việc
này, sự phản kháng của người dân có thể tăng lên và gây chậm trễ hoặc ngừng
dự án
(Nguồn: , Một số kinh nghiệm phân loại rác thải tại nguồn của
các nước trên thế giới).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

1.2.4 Tại Ấn ðộ
Chính quyền ñịa phương trao cho cộng ñồng quyền ñược kiểm soát
những ñối tượng gây ô nhiễm môi trường, bất kể ñối tượng ñó là cơ quan,
doanh nghiệp thuộc nhà nước hay tư nhân. Các cơ quan có trách nhiệm kiểm
tra ô nhiễm môi trường phải có kế hoạch kiểm tra môi trường cụ thể và thông
báo cho cộng ñồng dân cư ñược biết, ñồng thời phải xây dựng các báo cáo
ñánh giá tác ñộng môi trường với ngôn ngữ dễ hiểu, mạch lạc, thông báo về
các kết quả giám sát môi trường, khi ñó, cộng ñồng dân cư có thể kiểm tra lại
chất lượng môi trường thực tế và có quyền kiện các cơ quan, tổ chức nếu thực
tế sai khác với bảng ñáng giá tác ñộng môi trường ñã xây dựng. (
Nguồn: Phân
loại chất thải rắn tại nguồn, kiên trì thực hiện sẽ thành công, Saigongiaiphongonline, 2013)

1.2.5 Tại Brazil
Cộng ñồng tham gia vào việc ñổi mới, thay ñổi cơ bản hệ thống cống
rãnh bằng cách lựa chọn mức dịch vụ vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ
thống cống . Các gia ñình có thể tự do lựa chọn phương án cải thiện hệ thống
vệ sinh hiện có của mình.
(
Nguồn: Phân loại chất thải rắn tại nguồn, kiên trì thực hiện sẽ thành công,
Saigongiaiphongonline, 2013)
1.2.6 Tại Philippines
Cộng ñồng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và tìm kiếm các giải
pháp làm thông thoáng các dòng chảy ñã mang lại các kết quả khả quan trong
việc giải quyết các vấn ñề về thủy lợi. Cộng ñồng tiến hành ñóng góp ngày
công lao ñộng và một phần kinh phí, ñồng thời khuyến khích người sử dụng
tự truyện trả các khoản tiền dịch vụ, nâng cao ý thức người dân trong việc
bảo vệ môi trường.
(
Nguồn: Phân loại chất thải rắn tại nguồn, kiên trì thực hiện sẽ thành công,
Saigongiaiphongonline, 2013)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

1.2.7 Tại Singapore
Bên cạnh hòn ñảo chôn rác nhân tạo ñầu tiên trên thế giới, Singapore
còn giữ ñược môi trường trong xanh bằng những hình phạt nghiêm khắc thông
qua cảm giác bị xấu hổ trước công chúng ñể nhắc nhở mọi người dân không xả
rác bừa bãi. Hình phạt và ý thức của cộng ñồng Semakau Landfill nổi tiếng là
hòn ñảo chôn rác nhân tạo ñầu tiên trên thế giới. Nhờ hệ thống này, từ 16.000 tấn
rác mỗi ngày, sau khi ñốt rác Singapore chỉ cần bãi ñổ rác cho hơn 10% lượng
rác ñó. ðặc biệt, nhiệt năng sinh ra trong khi ñốt rác ñược dùng ñể chạy máy
phát ñiện ñủ cung cấp 3% tổng nhu cầu ñiện của Singapore.

Tuy nhiên, ñiểm mối chốt trong quản lý môi trường ñô thị ở Singapore
chính là ý thức của mỗi dân ñảo quốc Sư tử.
Nổi tiếng nghiêm khắc về mặt thi hành pháp luật, Singapore ñã áp
dụng một cách cứng rắn các hình phạt ñể giữ gìn trật tự kỷ cương của ñất nước.
Không chỉ vậy, các vấn ñề về môi trường cũng ñược ñặt lên hàng ñầu với các
hình phạt nặng nề ñối với việc xả rác bừa bãi. Người xả rác bừa bãi lần ñầu tiên
sẽ bị phạt tối ña là 1.000 ñôla Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000
- 5.000 ñôla và phải lao ñộng công ích. Trong khoảng vài giờ, người bị phạt
trong bộ quần áo sáng màu ñặc trưng sẽ phải làm sạch nơi công cộng, ví dụ nhặt
rác tại công viên, ñôi khi phương tiện truyền thông ñịa phương ñược mời ñến ñể
ghi lại sự kiện. Nhà chức trách muốn thông qua cảm giác bị xấu hổ trước công
chúng ñể nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa bãi. Tác dụng tích cực của
ñộng thái trên chính là ñường phố Singapore vô cùng sạch sẽ, ý thức bảo vệ môi
trường của người dân cũng ñược nâng cao.
(Nguồn: vietnamnet.vn, 23/8/2013, Bảo vệ môi trường bằng kỷ luật thép ở
Singapore)
1.2.8 Tại Nhật Bản
Kinh nghiệm của Nhật Bản: Nhật Bản là một trong các quốc gia ñi ñầu
trong việc phân loại rác thải tại nguồn trên thế giới hiện nay. Và việc thực
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

hiện phân loại rác tại nguồn ñã ñược tiến hành ở nhiều thành phố của Nhật
Bản tiêu biểu như thành phố Bunkyo, thành phố Usudachou ở quận Ngano,
thành phố Toyoake ở quận Aichi,… và ñã ñạt ñược những thành công nhất
ñịnh. Hệ thống phân loại rác thải tại nguồn chủ yếu ñược chia thành 3 mô
hình sau ñây:
Mô hình thu gom theo nhóm
Mô hình thu gom theo ñiểm
Mô hình thu gom tại vỉa hè.

Mô hình thu gom theo nhóm: là việc thực hiện mô hình theo nhóm dân
cư, khu vực dân cư. Hình thức này các hộ dân sẽ phân loại rác tại các hộ gia
dình vào các vật chứa (túi nilon, túi giấy, rỏ nhựa, thùng rác,…). Mỗi thành
phố, mỗi khu vực sẽ lựa chọn vật chứa khác nhau dựa vào ưu, khuyết ñiểm
của các vật khó chứa ñó. Hàng ngày, người dân sẽ mang loại rác ñã phân loại
theo quy ñịnh ra các ñiểm tập kết của mỗi nhóm dân cư.
Mô hình thu gom theo ñiểm: ñược áp dụng cho các cửa hàng bán lẻ
hoặc các cơ quan. Các thùng chứa ñược ñặt trên lối vào cửa hàng hay các cơ
quan ñể người dân có ý thức không vứt rác bừa bãi và phân loại tại nguồn.
Mô hình thu gom tại vỉa hè: các thùng rác ñược ñặt tại vỉa hè ñể dân
cư sinh sống quanh khu vực ñó, người qua ñường có thể bỏ rác vào và họ
luôn biết rác nào thì cho vào thùng nào (họ ñược giáo dục rất kỹ về việc
phân loại rác).
(Nguồn: Một số kinh nghiệm phân loại rác thải tại nguồn của các nước trên thế giới, 2009,
)
1.3 Thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng ñồng ở Việt Nam
1.3.1 Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý rác thải có sự tham gia của cộng
ñồng ở Việt Nam.
Việt Nam cơ bản là nước nông nghiệp do vậy nông thôn và nông dân vẫn
là ñịa bàn trọng yếu, ñóng vai trò quyết ñịnh trong sự phát triển xã hội của

×