Tải bản đầy đủ (.ppt) (66 trang)

Sơ đồ liên quan, sơ đồ kết hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.94 KB, 66 trang )

1
Mục tiêu

Sau khi nghiên cứu phần trình bày này, hội thảo viên
có khả năng:
. Trình bày định nghĩa và tính toán số đo sự kết hợp
giữa yếu tố nguy cơ và bệnh tật dựa vào tỉ số của số
số đo tần số bệnh (tỉ số nguy cơ, tỉ số chênh) và hiệu
số của số đo tần số bệnh (hiệu số nguy cơ).
. Trình bày định nghĩa và tính toán số đo hiệu lực
vaccine
. Trình bày định nghĩa và tính toán số đo tác động lên
dân số: hiệu số nguy cơ và phân số (nguy cơ) quy
trách dân số
2
Tỉ số, tỉ lệ, tỉ suất
Tỉ số (ratio): a/b
Thương số trong đó tử số độc lập với mẫu số
Trong 100 người có 49 người nam và 51 nữ
Tỉ số giới tính = nam:nữ= 49:51.
Tỉ lệ (proportion): a/N (a ⊂N)
Thương số trong đó tử số là một bộ phận của mẫu số.
Trong 100 phụ nữ có 20 phụ nữ sử dụng vòng tránh thai
Tỉ lệ đặt vòng= 20/100= 0,20.
Tỉ suất: a/Nt (a ⊂N) (rate)
Tỉ lệ biến cố xảy ra trong một đơn vị thời gian
Một xã có 5000 người và có 200 trường hợp sinh trong 2
năm
Tỉ suất sinh = 200/(5000x2)=2%
3


Tỉ lệ tiêm chủng đủ ở trẻ dưới 1 tuổi

Mẫu số: tổng số trẻ dưới 1 tuổi

Tử số: số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ
4
Số đo dịch tễ
Số đo dịch tễ:
Số ca mới mắc (incidence): số lần xảy ra của
bệnh trong một khoảng thời gian
Số ca hiện mắc (prevalence): số người mắc
bệnh tại một thời điểm
5
Hình 1. Minh họa về diễn tiến bệnh tật của 7 đối tượng A, B, C, D, E, F, G trong số
100 đối tượng. Đường đen nằm ngang là thời gian mắc bệnh của các đối tượng với
dấu chấm ở đầu là thời điểm mắc bệnh và dấu chấm ở cuối là thời điểm kết thúc
bệnh.
A
C
B
D
F
E
G
6
Số mới mắc (Incidence)

Trong một thời khoảng

Thiết kế nghiên cứu

theo dõi dọc

Đánh giá nguyên nhân
và yếu tố nguy cơ của
bệnh
Số hiện mắc (Prevalence)

Tại một thời điểm

Thiết kế nghiên cứu cắt
ngang

Nhằm lập kế hoạch giải
quyết hệ quả của bệnh
7
Liên quan giữa số hiện mắc và số mới mắc
Số hiện mắc = số mới mắc x thời gian mắc bệnh
P = I x D

Trong mỗi 100.000 dân có khoảng 100 người
bị mắc lao mỗi năm. Thời gian mắc bệnh lao
kéo dài trung bình là 2 năm. Nếu tôi điều tra
vào 31/12/2005 trên dân số 100.000 có bao
nhiêu người hiện đang mắc lao?
8

Tại TP Hồ Chí Minh có 14.000 người nhiễm
HIV; tại tỉnh Quảng Ninh có 8.000 người
nhiễm HIV.


Ở địa phương nào, HIV là vấn đề tính phổ
biến nhiều hơn?

Câu trả lời phụ thuộc vào dân số của 2 địa
phương này
9
Số đo dịch tễ (số đo tương đối)
Mức độ lưu hành
Tỉ lệ hiện mắc (prevalence proportion):
tỉ lệ người hiện mắc bệnh tại một thời
điểm trên toàn bộ dân số.

Tỉ lệ hiện mắc = số hiện mắc bệnh /
toàn bộ dân số =a/N
10

Trong năm 2005, ở xã A có gồm 100 người bị
nhồi máu cơ tim trong đó có 40 người hút
thuốc lá và 60 người không hút thuốc lá. Nhồi
máu cơ tim xảy ra nhiều hơn ở nhóm người
nào (hút thuốc lá hay không hút thuốc lá)?

Câu trả lời phụ thuộc vào dân số của nhóm
hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá
11

Khảo sát 100 trường hợp tai nạn giao thông
cho thấy 40 người uống rượu và 60 người
không uống rượu? Nguy cơ bị tai nạn giao
thông cao hơn ở nhóm nào?


Câu trả lời phụ thuộc vào dân số của nhóm
hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá
12
Số đo dịch tễ (tương đối)
Số đo dịch tễ:

Nguy cơ (risk) hay tỉ lệ mới mắc tích lũy
(Cummulative incidence proportion )

Nguy cơ = số người mới mắc bệnh / dân số
nguy cơ (số người mắc bệnh chia cho số người
không mắc bệnh ở đầu thời khoảng nghiên
cứu)
13

Trong một nhóm gồm 8 người tiêm chích ma túy có
2 người bị nhiễm HIV và 6 người chưa bị nhiễm

Sau một năm theo dõi 8 người ngày, phát hiện thêm
4 người bị nhiễm HIV. Hỏi nguy cơ nhiễm HIV ở
những người tiêm chích ma túy là bao nhiêu?

A. 4/6

B. 4/8

C. 6/8

D. Tất cả đều sai

14
Bài tập

Ở phường X, có 100 người nghiện chích ma túy.
Theo điều tra vào ngày 1/1/2003 có 20 người trong
số này đã bị nhiễm HIV. Theo dõi những người này
trong 3 năm từ 1/1/2003 đến 31/12/2005 phát hiện
được thêm 24 người bị nhiễm HIV nữa. Vậy nguy cơ
nhiễm HIV ở những người nghiện chích ma túy trong
thời gian từ 1/1/2003 đến 31/12/2005 là bao nhiêu?
15

Ở khoa A của bệnh viện có 5 bệnh nhân nhập viện
với thời gian nhập viện tương ứng là 10, 15, 5, 30, 2
ngày và có 2 trường hợp bị nhiễm trùng bệnh viện

Ở khoa B của bệnh viện có 5 bệnh nhân nhập viện
với thời gian nhập viện tương ứng là 2, 3, 2, 1, 2
ngày và có 1 trường hợp bị nhiễm trùng bệnh viện

Ở khoa nào có nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra
thường xuyên hơn?
16
Số đo dịch tễ (tương đối)

Tỉ suất mới mắc (incidence rate)

Tỉ suất mới mắc = số biến cố xảy ra / tổng thời
gian nguy cơ
(số lần xảy ra của bệnh chia cho tống người

thời gian nguy cơ)

Tỉ suất mới mắc = số biến cố xảy ra trong một
đơn vị thời gian chia cho dân số nguy cơ trung
bình.
17

Ở khoa A của bệnh viện có 5 bệnh nhân nhập viện với thời
gian nhập viện tương ứng là 10, 15, 5, 30, 2 ngày và có 2
trường hợp bị nhiễm trùng bệnh viện

Ở khoa B của bệnh viện có 5 bệnh nhân nhập viện với thời
gian nhập viện tương ứng là 2, 3, 2, 1, 2 ngày và có 1 trường
hợp bị nhiễm trùng bệnh viện

Khoa A có IR=3.2%: (trong 100 người x ngày nằm viện trung
bình sẽ có khoảng 3 người bị nhiễm trùng bệnh viện)

Khoa B có IR=10% (trong 100 người x ngày nằm viện trung
bình sẽ có khoảng 10 người bị nhiễm trùng bệnh viện)
18
Tỉ suất mắc mới

Theo dõi 100 trẻ dưới 1 tuổi trong vòng 1 năm
một nhà nghiên cứu ghi nhận được

30 trẻ tiêu chảy 4 lần trong năm

20 trẻ tiêu chảy 3 lần trong năm


20 trẻ tiêu chảy 2 lần trong năm

15 trẻ tiêu chảy 1 lần trong năm

15 trẻ không bị tiêu chảy
19

Tỉ suất được định nghĩa là số biến cố xảy ra
chia cho tổng thời gian nguy cơ.

Tỉ suất là số biến cố xảy ra trong một đơn vị
thời gian chia cho dân số nguy cơ trung bình.

Thí dụ: ở một thành phố đầu năm có
1.000.000 dân và cuối năm có 1.100.000 dân.
Trong năm có 57 trường hợp cúm. Tỉ suất
mắc cúm trong năm là = 57/ (1.050.000)
20
So sánh nguy cơ và tỉ suất mới mắc
Số đo dịch tễ:

Nguy cơ (risk - Cummulative incidence
proportion ) = số người có biến cố/ dân số nguy
cơ (số lần xảy ra của bệnh chia cho số người
không mắc bệnh ở đầu thời khoảng nghiên
cứu)

Tỉ suất mới mắc (incidence rate) = số biến cố
xảy ra/ tổng thời gian nguy cơ (số lần xảy ra
của bệnh chia cho tống người thời gian nguy

cơ)
21
Nguy cơ Tỉ suất
Tử số Số người mắc
bệnh
Số lần mắc bệnh
Thời gian
quan sát
Bất kì Một đơn vị thời
gian
Mẫu số Dân số nguy cơ
đầu thời gian
nghiên cứu
Dân số nguy cơ
trung bình
Tính toán Ðơn giản Phức tạp hơn
22

Dùng nguy cơ khi:
- Biến cố chỉ xảy một lần cho một đối tượng
- Tỉ lệ người bị ảnh hưởng bởi biến cố nhỏ và
-
Khoảng thời gian ngắn

Dùng tỉ suất mới mắc khi:
- Biến cố có thể xảy nhiều lần cho trên đối tượng
- Tỉ lệ người bị bệnh là đáng kể
- Khoảng thời gian khá dài nên tỉ lệ người bị bệnh
là đáng kể
23

Số đo liên quan
24
cholesterol
huyết
thanh
mg/100 ml
Số ca bệnh Số người
trong
nhóm
Nguy cơ Tỉ suất RR
≥ 245
51 422 0,1203 0,0200 3,43
210 - 244 29 455 0,0637 0,0106 1,81
< 210 16 454 0,0352 0,0059 -
Tổng cộng 96 1333 0,0720 0,0120
Số mới mắc bệnh mạch vành trong 6 năm theo dõi tùy theo nồng
độ cholesterol huyết thanh ban đầu trên nam giới tuổi từ 40-59
25

Tỉ số nguy cơ (Risk Ratio) là tỉ số của nguy cơ
ở nhóm phơi nhiễm và ở nhóm không phơi
nhiễm

RR = r
1
/ r
0

Tỉ số nguy cơ còn gọi là nguy cơ tương đối
(Relative Risk). Tỉ số nguy cơ nói lên người bị

phơi nhiễm có nguy cơ tăng bao nhiêu lần so
với người không phơi nhiễm.

×