Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.11 KB, 17 trang )

Đề tài:
Em hãy làm rõ mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện
tốt điều này Hồ Chủ Tịch và Đảng ta đã giải quyết vấn đề trong
suốt tiến trình Cách Mạng Việt Nam như thế nào.
Mục lục
I. Cơ sở hình thành mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Về mặt lí luận
2. Về mặt thực tiễn
II. Nội Dung về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư
tưởng Hồ Chí Minh
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
2. Những nội dung chủ yếu về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Hồ Chí Minh và Đảng giải quyết vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại trong suốt tiến trình Cách Mạng Việt Nam
4. Vận dụng về mối quan hệ về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại trong điều kiện hiện nay
III. Kết luận
Trương Thị Ngọc Hà Page 1
I. Cơ sở hình thành mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh
sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức mạnh vĩ
đại tiềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ.
Các trào lưu đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết sẽ tạo nên sức
mạnh lớn. Sức mạnh đó luôn được bổ xung bởi những nhân tố mới, phản ánh sự
vận động, phát triển không ngừng của lịch sử toàn thế giới. Sức mạnh đó chính
là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức manh thời đại. Hồ Chí Minh chỉ ra tính
tất yếu khách quan của sự kết hợp này trên cả bình diện lý luận và thực tiễn.


1.Về mặt lí luận
Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng: quá trình phát triển của mình,
các cộng đồng, các nhóm, các dân tộc có cùng lợi ích bao giờ cũng có sự kết
hợp lại với nhau. Sự kết hợp này ngày càng tăng.
Chủ nghĩa Mac-Lênin ra đời đã chỉ rõ Cách mạng vô sản ra đời muốn thắng
lợi phải tạo ra được sức mạnh của binh hành lực. Tức phải biết kết hợp các yếu
tố khách quan và chủ quan trong nước và thế giới, dân tộc và thời đại. Chính vì
vậy, Mac đã đề xuất “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”
(1)
. Đến thời đại đế
quốc chủ nghĩa, quốc tế cộng sản kêu gọi “vô sản tất cả các nước và các dân tộc
bị áp bức, đoàn kết lại”. Trong thời đại giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc chủ
trương “lao động tất cả các nước đoàn kết lại”.
Các nhà kinh điển Mac-Lênin phân tích thời đại cho thấy, chủ nghĩa tư bản
nhất là giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã tạo ra những mâu thuẫn và những cơ sở
cho sự liên kết quốc tế.
2. Về mặt thực tiễn
Hồ Chí Minh khảo sát thực tiễn của chế độ thuộc địa của Pháp tại Việt
Nam tại Đông Dương, sự thống trị tàn bạo của chính sách độc ác của thực dân
làm cho nhiều người nghĩ rằng: “dân Đông Dương chết rồi”. Nhưng Hồ Chí
(1)
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000.
Trương Thị Ngọc Hà Page 2
Minh có cái nhìn khác hẳn bởi Người hiểu rõ truyền thống yêu nước nồng nàn ,ý
chí đấu tranh cho độc lập dân tộc không bao giờ mất đi ở nhân dân Việt Nam.
Người cho rằng: “sự đầu độc có hệ thống của bọn Tư Bản thực dân không thể
làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng Cách mạng của người
Đông Dương”
(2)
. Đằng sau sự phục tùng tiêu cục, người Đông Dương giấu một

cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sự bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ
đến.
Trên bình diện thế giới, Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc khảo sát ở cả 4
châu lục. Người nhận ra “dù màu da khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống
người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”
(3)
. Vì vậy muốn giải
phóng dân tộc mình cần đoàn kết với các dân tộc khác cùng cảnh ngộ. Người
kêu gọi “vì hòa bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc
mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”
(4)
.
Nghiên cứu các nước đế quốc Hồ Chí Minh nhận thấy, chúng liên kết chặt
chẽ với nhau để đàn áp thuộc địa. Chúng thực hiện nhất quán chính sách “chia
để trị” đưa cả người thuộc địa sang đàn áp phong trào Cách mạng ở chính quốc.
Từ đó Hồ Chí Minh phân tích: công nhân và lao động ở chính quốc cùng binh
lính và lao động ở thuộc địa cần hiểu “họ đều là anh em cùng một giai cấp và
khi tới lúc phải chiến đấu thì cả 2 bên đều phải cùng đánh bon chủ chung của
mình, chứ anh em không nên đánh lẫn nhau”.
Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau chiến tranh thế giới lần
thứ 2 đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại chi phối sự phát triển
xã hội loài người từ cuối nửa thế kỉ XX.
Sau chiến tranh thế giới 2, cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật và chủ nghĩa
phát huy mạnh mẽ. Theo Hồ Chí Minh, thế giới ngày nay đang tiến những bước
khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cùng như khoa học
xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm
(2)(3)(4)
Hồi Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000.
(
Trương Thị Ngọc Hà Page 3

chủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và bản thân
mình. Đó là yếu tố sức mạnh của thời đại cần tận dụng.
Từ những nhân thức lí luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đi đến kết luận Cách
mạng Việt Nam phải kết hợp chặt chẽ với Cách mạng thế giới phải thực hiện kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bởi vậy, tiến tới Cách mạng tháng
8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã xác đinh: không có một sức mạnh thống nhất của
cả nước, không có sự giúp đỡ mạnh mẽ của bên ngoài, công cuộc vân động giải
phóng dân tộc khó mà thành công được. Như vậy, sự kết hợp sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại trong tiến trình Cách mạng Việt Nam là một yếu tố khách
quan.
II. Nội Dung về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc là sức mạnh của chủ
nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc
lập tự do, là ý thức tự cường, tự lực của nhân dân ta.
Năm 1941, vừa về nước trực tiếp lãnh đạo Cách Mạng của dân tộc, Hồ Chí
Minh đã cổ vũ sức mạnh dân tộc trong nhân dân. Người viết:
“Xét trong lịch sử Việt Nam
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng
Nhiều phen đánh bắc dẹp đông
Oanh oanh liệt liệt con rồng cháu tiên”
Khi kháng chiến chống thực dân Pháp, Người lại khẳng định: “dân ta có một
lòng nồng nàn yêu nước. đó là truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay
mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi và kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Vì vây, Người cho rằng: “chủ nghĩa dân
Trương Thị Ngọc Hà Page 4
tộc là động lực lớn của đất nước. Đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc

chân chính của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do”
5.

1 .2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại
Theo Hồ Chí Minh, đó là sức mạnh của giai cấp vô sản, Cách mạng vô sản
và Đảng tiên phong của nước, là lí luận và phương pháp luận khoa học của chủ
nghĩa Mac-Lênin, kinh nghiệm của Cách mạng tháng 10, là sức mạnh của các
trào lưu trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc, là sức
mạnh của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh
mẽ.
Nhận thức về thời đại của Hồ Chí Minh được hình thành từng bước, là kết
quả của quá trình hành động thực tiễn trừ bình diện toàn thế giới mà đi đến tổng
kết thành lí luận. Tất cả đã được Hồ Chí Minh nghiên cứu, tổng kết, chỉ ra được
những vấn đề cơ bản của thời đại, cũng như nhận thức được tầm quan trọng và
nội dung kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thấy rõ đó là một bảo
đảm cho thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
2. Những nội dung chủ yếu về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ nhất: Đặt Cách mạng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó chặt chẽ với Cách
mạng vô sản thế giới.
Hồ Chí Minh đã nắm bắt được chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của
thời đại (thế giới đã có những thay đổi to lớn)
Cách mạng tư bản tự do đấu tranh đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc
quyền, chủ nghĩa đế quốc. Hệ quả là hình thành thuộc địa của chúng.
Thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga, đã mở đầu một
thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Tình hình thế giới có những thay đổi căn bản, các dân tộc có bước trưởng
thành lớn, họ hiểu được dân tộc học có mối quan hệ thế nào với thế giới và xác
định hành động của mình phù hợp với thời đại.
Trương Thị Ngọc Hà Page 5

Mặt khác, tiếp thu Chủ nghĩa Mac-Lênin giúp cho Hồ Chí Minh nhận rõ
những hạn chế của cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc cuối thế kỉ 19 tới
20. Đồng thời, Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo
con đường Cách mạng vô sản.
Người chỉ rõ “thời đại của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn cũng là thời đại một
nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và
nữa phụ thuộc”. Bởi vậy, công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp
bức là một bộ phận khăng khít của Cách mạng vô sản.
Do đó mà trước hết nảy ra khả năng và sự cần thiết phải có lien minh chiến
đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc
để tháng kẻ thù chung.
Khẳng định Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của
Cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã hoạt động tích cực để gắn Cách mạng Việt
Nam với Cách mạng thế giới. Người đã xác định rõ bạn bè của Cách mạng Việt
Nam: “cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai
làm cách mệnh thế giới đều là đồng chí của dân An Nam”
6
. Người đề nghị với
ban Phương Đông Quốc tế cộng sản cần “làm cho các dân tộc thuộc địa từ trước
đến nay vẫn cách biệt nhau hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho
một liên minh Phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những
cải cách của cách mạng vô sản”. Mặt khác, người cũng đề nghị “làm cho khối
tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương
Tây để dọn đường cho sự hợp tác thật sự sau này, chỉ có sự hợp tác này mới bảo
đảm cho giai cấp chủ nghĩa quốc tế giành thắng lợi cuối này”.
Thứ hai: Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đề cao chủ nghĩa yêu nước chân chính. Là nhà
quốc tế chủ nghĩa trong sáng, Người cũng đã suốt đời đấu tranh bền bỉ để củng
cố, tăng cường tinh thần đoàn kết và hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc

khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
Trương Thị Ngọc Hà Page 6

×