Tải bản đầy đủ (.pdf) (394 trang)

văn hóa và lối sống đô thị trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 394 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.03/06-10:
“Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong quá trình
đổi mới và hội nhập quốc tế”



BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC
“VĂN HÓA VÀ LỐI SỐNG ĐÔ THỊ TRONG GIAI ĐOẠN
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”
Mã số: KX. 03. 20/06 - 10


Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS. Trương Minh Dục
Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III








8392


Đà Nẵng - tháng 12 năm 2010



2









CÁC THÀNH VIÊN CHÍNH THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

PGS,TS. Trương Minh Dục: Chủ nhiệm đề tài
TS. Lê Văn Định: Thư ký khoa học đề tài
TS. Nguyễn Khắc Cảnh
PGS, TS. Nguyễn Văn Mạnh
PGS,TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS,TS. Hồ Tấn Sáng
PGS,TS. Nguyễn Hồng Sơn
GS, TS. Nguyễn Đình Tấn



3
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
: Ban chấp hành
CNH
: Công nghiệp hóa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội
SPSS
: Statistical Package for the Social Sciences
GDP
: Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product)
GS
: Giáo sư
HĐH
: Hiện đại hóa
HĐND
: Hội đồng Nhân dân
HTCT
: Hệ thống chính trị
KCN
: Khu công nghiệp
KH&CN
: Khoa học và công nghệ
KTS
: Kiến trúc sư
THCS
: Trung học cơ sở
Nxb
: Nhà xuất bản
PGS.
: Phó giáo sư
SX - KD
: Sản xuất - kinh doanh
ThS
: Thạc sĩ
TS

: Tiến sĩ
UBMTTQ
: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND
: Ủy ban Nhân dân
UNDP
: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
UNESCO
: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên h
ợp
quốc
TV
: Vô tuyến truyền hình
KT-XH
: Kinh tế - xã hội
THPT
: Trung học phổ thông
XĐGN
: Xóa đói, giảm nghèo
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa

4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
NGHIÊN CỨU LỐI SỐNG ĐÔ THỊ TRONG GIAI

ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
33
I. LỐI SỐNG ĐÔ THỊ TỪ NHỮNG CÁCH TIẾP
CẬN KHÁC NHAU
33
1. Các quan niệm về văn hóa, lối sống, văn hóa đô thị và lối sống đô thị
33
2. Các nhân tố tác động tới sự biến đổi của lối sống đô thị
59
3. Vai trò của lối sống đô thị trong quá trình phát triển xã hội đô thị
69
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦ
A LỐI SỐNG ĐÔ
THỊ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

73
1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của đô thị Việt Nam
73
2. Những đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị Việt Nam
78
3. Một số vấn đề rút ra từ quá trình hình thành, biến đổi của
lối sống đô thị trong lịch sử
82
Chương 2

THỰC TRẠNG LỐI SỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA



86
I. LỐI SỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM QUA TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC
86
1. Lối sống đô thị qua tổ chức hoạt động kinh tế
86
2. Lối sống đô thị qua thái độ đối với lao động và việc làm
99
3. Lối sống đô thị qua quy hoạch, kiến trúc, tổ chức không gian sống
108
4. Lối sống đô thị trong sử dụng các dịch vụ đô thị thi
ết yếu
và sử dụng thời gian rỗi
120

5
5. Lối sống đô thị trong sinh hoạt gia đình, họ tộc

136
6. Lối sống đô thị qua hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
149
7. Lối sống đô thị trong việc đảm bảo an ninh, trật tự và môi
trường sinh thái đô thị
158
8. Lối sống đô thị qua tổ chức đời sống chính trị
167
II. LỐI SỐNG ĐÔ THỊ CỦA CÁC NHÓM CƯ DÂN ĐIỂN HÌNH
173
1. Lối sống đội ngũ công nhân
173


2. Lối sống nhóm thị dân làm nghề tự do
182
3. Lối sống đội ngũ cán bộ, công chức đô thị
186
4. Lối sống đô thị của giới trí thức
193
5. Lối sống của giới doanh nhân ở đô thị
203
6. Lối sống của tầng lớp thanh, thiếu niên trong các đô thị lớn
208
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỐI SỐNG
ĐÔ TH
Ị VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

226
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊNH HƯỚNG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG LỐI SỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA


226
II. HỆ THỐNG CẤC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG
LỐI SỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

251

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
305
KẾT LUẬN
312
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
314


6
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP BÁCH, Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đô thị hóa là một quá trình biến đổi xã hội mang tính đa diện, không
chỉ là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động từ nông
nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp mà còn là quá trình biến đổi sâu sắc
trong đời sống văn hóa và lối sống của người dân. Sự biến đổi môi trường
sống của các cộng đồng dân cư d
ưới tác động của quá trình đô thị hóa tất yếu
dẫn đến những thay đổi trong văn hóa và lối sống của họ. Như vậy, đô thị hóa
bao giờ cũng kéo theo sự hình thành, phát triển văn hóa và lối sống đô thị
trong các cộng đồng cư dân. Vì thế, có thể nói, thực chất của quá trình đô thị
hóa là quá trình chuyển đổi văn hóa và lối sống nông thôn sang văn hóa và
lối sống
đô thị.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đô thị hóa là một quá
trình mang tính tất yếu khách quan. Trên phạm vi toàn cầu, quá trình đô thị
hóa đã diễn ra mạnh mẽ trong quá trình loài người chuyển từ văn minh nông
nghiệp sang văn minh công nghiệp. Hiện nay, quá trình đô thị hóa trên thế
giới đang bước vào một giai đoạn mới khi hàng loạt nước đang phát triển đi
vào quá trình CNH, HĐH. Cùng với đô thị
hóa, văn hóa và lối sống đô thị lan

tỏa rộng đến mức cả văn hóa và lối sống nông thôn hiện nay cũng đang bị ảnh
hưởng ngày càng nhiều hơn của văn hóa và lối sống đô thị.
So với nhiều nước trên thế giới, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các
đô thị ở Việt Nam xuất hiện khá sớm, nhưng tốc độ đô thị hóa lại diễn ra rất
ch
ậm chạp. Sự phát triển yếu kém của khu vực đô thị đã để lại những dấu ấn
khá rõ nét trong văn hóa và lối sống đô thị. Qua các thời kỳ lịch sử, quá trình
hình thành văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam diễn ra chậm chạp, ít biến đổi,
vẫn chịu sự chi phối, tác động mạnh của các đặc trưng văn hóa và lối sống
nông thôn, nhất là ở
các đô thị vừa và nhỏ.

7
Trong 25 năm đổi mới vừa qua, cùng với quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và thị trường hóa nền kinh tế, đô thị hóa ở Việt Nam
đã diễn ra nhanh hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên ở mức cao đi
kèm với sự cải thiện không ngừng chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng
như hạ tầng xã hộ
i là điều kiện làm gia tăng chất lượng đời sống mọi mặt của
cư dân đô thị tạo nên sức hút mạnh tạo nên các dòng di dân lớn từ nông thôn
vào đô thị; thêm vào đó là sự xuất hiện nhiều đô thị mới do sự hình thành các
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu thương mại, trung tâm hành chính (do chia
tách các đơn vị hành chính cũ) … đã làm cho tỷ trọng dân cư đô thị ở Việt
Nam tăng nhanh hơ
n nhiều so với các thời kỳ trước.
Quá trình đô thị hóa nhanh thời gian qua đã để lại những dấu ấn đa
chiều lên quá trình hình thành, biến đổi của văn hóa và lối sống đô thị Việt
Nam. Nó thúc đẩy quá trình hình thành, biến đổi văn hóa và lối sống đô thị
nước ta diễn ra nhanh hơn, sâu sắc và toàn diện hơn, phân biệt rõ nét với văn
hóa và lối sống nông thôn truyền thống hơn. Do đ

iều kiện sinh hoạt vật chất
biến đổi, thu nhập và mức sống được cải thiện, hệ thống dịch vụ xã hội mở
rộng nên cư dân đô thị có nhiều cơ hội để phát triển và hoàn thiện văn hóa và
lối sống của mình. Trong đó, biểu hiện rõ nhất là phần chi tiêu cho giáo dục -
đào tạo, y tế, thông tin, văn hóa, du lịch, thưởng thức văn học nghệ
thuật…
trong tổng cơ cấu chi tiêu của các gia đình ở đô thị đang ngày càng cao hơn
nhiều so với trước đây; các mối quan hệ xã hội dựa trên thị trường và pháp
luật mở rộng lấn át các quan hệ xã hội truyền thống, Trong văn hóa đô thị
đang hình thành một cấu trúc “đa văn hóa” gắn với quá trình phân hóa xã hội,
đa dạng hóa thành phần dân cư. Quá trình hội nhập quốc tế củ
a đô thị Việt
Nam diễn ra mạnh mẽ hơn làm cho tiếp biến văn hóa và lối sống từ bên ngoài
vào ngày càng mạnh. Internet, truyền hình vệ tinh, kỹ thuật số và các phương
tiện nghe nhìn hiện đại, đang kết nối đô thị Việt Nam với bên ngoài ngày
càng sâu rộng,v.v khiến cho đời sống văn hóa của người dân đang được
quốc tế hóa, trở nên phong phú, đa dạng hơn.

8
Cùng với những thay đổi trong văn hóa, lối sống của cư dân đô thị cũng
đang có những biến đổi tích cực. Tác phong công nghiệp, hiện đại của người
đô thị đang hình thành; lối sống, tác phong sản xuất nhỏ, trì trệ, tùy tiện, luộm
thuộm, manh mún, vô tổ chức đang dần bị loại bỏ; tác phong công nghiệp
hiện đại, ý thức tổ chức kỷ luật, ý th
ức công dân; tinh thần trách nhiệm đang
dần dần được xác lập, Kinh tế thị trường bước đầu làm thay đổi thái độ lao
động của cư dân đô thị khiến họ trở nên tích cực, năng động, sáng tạo hơn
trong công việc để nâng cao thu nhập, tâm lý ỷ lại vào sự bao cấp, trợ cấp của
nhà nước như trong thời kỳ trước đây hầu như không còn. Một lối sống theo
tôn chỉ “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đang hình thành.

Bên cạnh những nhân tố tích cực, tiến bộ trên, văn hóa và lối sống đô
thị Việt Nam hiện nay cũng đang bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực. Mặc
dù đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng đến nay văn hóa và lối sống đô thị
Việt Nam vẫn mang đậm dấu ấn của v
ăn hóa và lối sống nông nghiệp, nông
thôn với nhiều tàn tích, hủ tục cần gột bỏ. Ở phần lớn các đô thị Việt Nam,
nhất là ở các đô thị loại vừa và nhỏ, người ta dễ dàng nhận thấy sự hiện diện
(thậm chí là chi phối) của các yếu tố thuộc văn hóa và lối sống làng xã trong
kết cấu không gian, cảnh quan kiến trúc đô thị; trong tổ chức đờ
i sống;
phương thức lao động, sinh hoạt, ứng xử hàng ngày của người dân với nhiều
biểu hiện tiêu cực, lạc hậu như: tính tùy tiện, chắp vá, lộn xộn, phi khoa học,
thiếu thẩm mỹ…
Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng thì điều quan ngại nhất trong văn hóa và lối sống đô thị
hiện nay là sự xu
ất hiện ngày một rõ hơn chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu
dùng, thực dụng thái quá ở một bộ phận người dân đô thị. Lối sống hưởng
thụ, sự tha hóa về đạo đức có vẻ như phổ biến hơn trong môi trường đô thị.
Một bộ phận cư dân đô thị có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối
sống, trong đ
ó có cả cán bộ, công chức, thanh niên, học sinh, sinh viên, Sự
truyền bá, lưu hành các loại sách báo, băng, đĩa có nội dung độc hại; tình

9
trạng sử dụng internet không được kiểm soát (gia tăng sự truy cập vào các
Websites đen), những biến tướng của các loại hình dịch vụ nhạy cảm như
massage, karaoke, vũ trường, được phát hiện ngày càng nhiều,v.v cho
thấy nhiều sự “ô nhiễm” trong đời sống văn hóa và lối sống đô thị hiện nay.
Kinh tế thị trường đã và đang tạo nên môi trường cho sự năng động và sáng

tạ
o cá nhân nhưng cũng thực sự là “mảnh đất màu mỡ” cho chủ nghĩa cá nhân
vị kỷ, vụ lợi, chủ nghĩa thực dụng, lối sống hưởng thụ và buông thả nảy mầm,
phát triển, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, trong khi hệ thống
pháp luật và hệ giá trị tiến bộ mới hình thành, chưa bắt rễ sâu trong xã hội.
Rõ ràng, văn hóa và lối sống đô thị văn minh, ti
ến bộ không hình thành
đồng thời với quá trình đô thị hóa, nhất là khi đô thị hóa diễn ra nhanh trong
điều kiện kinh tế thị trường. Không phải cứ thành lập phường, quận, thành
phố mới, cứ chuyển các xã nông thôn thành phường đô thị, cứ xây nhiều nhà
cao tầng và thiết lập hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, tiện nghi, là có
ngay văn hóa và lối sống đô th
ị văn minh, tiến bộ, trật tự, kỷ cương.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh đất nước bước vào
giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, đánh
giá lại thực trạng văn hóa và lối sống đô thị trong quá trình đô thị hóa, tìm ra
những nguyên nhân của thành công, tồn tại của quá trình xây dựng văn hóa
và lối sống đô th
ị thời gian qua, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra
những giải pháp nhằm xây dựng văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam theo
hướng văn minh, tiến bộ. Đây chính là điều kiện cần thiết để đô thị nói
riêng, đất nước nói chung phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn đẩy
mạnh CNH, HĐH hiện nay. Triển khai nghiên cứu đề tài “Văn hóa và lối
sống đô thị
trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay” là
đáp ứng yêu cầu bức thiết của thực tiễn, góp phần vào sự phát triển đất nước
trong thời đại hiện nay.
Về mặt học thuật, từ lâu nay các vấn đề về văn hóa và lối sống luôn
được quan tâm nghiên cứu trong hàng trăm công trình nghiên cứu khác nhau


10
trong và ngoài nước. Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào, văn hóa và lối
sống luôn là một chủ đề quan trọng có sức lôi cuốn đối với người nghiên cứu,
đặc biệt là trong các thời kỳ mà xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ trong
đời sống của mình. Các thời kỳ phát triển trước đây của Việt Nam đều đã có
những công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa và lối sống. Giai
đoạn hiện
nay được coi là “bản lề” trong quá trình phát triển của đất nước: chuyển xã
hội Việt Nam từ xã hội nông thôn sang xã hội đô thị và công nghiệp hiện đại.
Vì vậy, nghiên cứu văn hóa và lối sống đô thị trong giai đoạn nhiều biến đổi
hiện nay không chỉ đáp ứng những yêu cầu thực tiễn nêu trên mà còn đáp ứng
những đòi hỏi cấp thiết v
ề mặt học thuật, lý luận, để tìm ra luận cứ khoa học
cho Đảng và Nhà nước ta hoạch định các chủ trương, chính sách xây dựng
văn hóa, lối sống đô thị Việt Nam theo những mục tiêu đã đặt ra.
Như vậy, những phân tích trên đã khẳng định rằng, việc tiến hành một
nghiên cứu liên ngành, toàn diện, đầy đủ và sâu sắc về vấn đề văn hóa và lối
sống đô th
ị trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam hiện nay là một yêu cầu mang tính lý luận và thực tiễn hết sức cần thiết.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở ngoài nước
Ở phương Đông, vấn đề văn hóa và lối sống được nghiên cứu sớm hơn
nhiều so với phương Tây. Ngay từ thế k
ỷ VI trước Công nguyên, những quan
điểm triết học về nhân sinh quan và lối sống đã có trong Bà La Môn giáo.
Trên cơ sở đó, chế độ đẳng cấp khắc nghiệt Ấn Độ ra đời đã quy định rất khắt
khe về hành vi ứng xử của mỗi đẳng cấp. Sau Bà La Môn giáo, Phật giáo ra
đời đã chủ trương một lối sống từ bi, hỉ xả, bình đẳng hơn giữa mọi ngườ
i,

chống lại những kỳ thị đẳng cấp khắt khe, bất công do Bà La Môn giáo đặt ra.
Nhân sinh quan, triết lý về lối sống cũng đã xuất hiện rất sớm ở Trung
Hoa cổ đại, gắn với sự ra đời của Đạo giáo, Nho giáo và một số trào lưu tư
tưởng khác. Những tôn giáo, tín ngưỡng, trào lưu tư tưởng này đã phổ biến

11
sâu rộng trong xã hội Trung Hoa và các nước xung quanh, ảnh hưởng sâu sắc
đến văn hóa, lối sống của người Trung Hoa và cả các cộng đồng dân cư trong
khu vực. Tuy có những khác nhau, nhưng các tôn giáo, trào lưu tư tưởng này
đều bàn nhiều đến triết lý nhân sinh, trật tự, kỷ cương xã hội,… đề ra các
nguyên tắc lối sống, quy định khuôn mẫu hành vi ứng xử cá nhân và cộng
đồng, Các quan niệm về đạo đức, lối sống chứa
đựng trong Đạo giáo, Nho
giáo và các trào lưu tư tưởng này còn ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa, lối sống
của nhiều cộng đồng trong khu vực đến tận ngày nay.
Khó có thể liệt kê hết các công trình nghiên cứu về văn hóa, lối sống
của các tôn giáo, các trào lưu tư tưởng phương Đông đã nêu trên.
Ở phương Tây, văn hóa, lối sống nói chung, văn hóa và lối sống đô thị
nói riêng đã được đề
cập trong nhiều tác phẩm thời cổ đại. Thời đó, đã xuất
hiện những tác phẩm mô tả kỹ lưỡng đời sống thị dân trong các đô thị cổ như
Babilon, Athen, Roma, Pompeli,v.v nhưng chưa được chú ý nhiều vì đô thị
thời đó còn rất nhỏ bé, văn hóa và lối sống đô thị vẫn bị văn hóa, lối sống
nông thôn chi phối. Sang thời Trung đại, tuy đô thị
đã phát triển hơn, văn hóa
và lối sống đô thị được mở rộng hơn, nhưng trong bối cảnh nền văn minh
nông nghiệp đang thống trị thì vấn đề văn hóa, lối sống đô thị vẫn chưa được
đặt ra cấp bách. Vì vậy, những công trình nghiên cứu về văn hóa và lối sống
đô thị thời kỳ này không có nhiều. Tuy nhiên, ở bình diện chung, lại có khá
nhiều các tác ph

ẩm bàn về nhân sinh quan, thế giới quan, ý nghĩa cuộc sống
của con người,…
Trong quá trình chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công
nghiệp, vấn đề văn hóa và lối sống đô thị ở các nước phương Tây được quan
tâm nghiên cứu nhiều hơn. Trong giai đoạn chuyển đổi từ xã hội nông thôn
sang xã hội đô thị, vấn đề văn hóa và lối sống của các giai tầng mới nổi như
tư sản, vô sản, tiểu tư sản, trí thức,… đã được phân tích, mổ xẻ trong nhiều
công trình nghiên cứu khác nhau. Những thói hư tật xấu, những khuynh
hướng tiêu cực trong văn hóa và lối sống của các giai tầng, các nhóm xã hội

12
đã bị phê phán; những vấn đề của lối sống trong xã hội tư sản như: sự xuống
cấp của đạo đức xã hội, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng coi trọng vật
chất, đồng tiền, sự nghèo nàn trong đời sống tinh thần của một số nhóm xã
hội, sự khủng khoảng của hệ thống các giá trị và niềm tin,v.v… đã được phân
tích, mổ xẻ. Trong giai đoạn này, phương pháp thực chứng đã bắt đầu ảnh
hưởng mạnh và hiển diện trong các công trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, có thể nói cho tới nửa đầu thế kỷ
19, nghiên cứu về văn hóa, lối sống đô thị vẫn chưa đạt được những thành tựu
mang tính đột phá. Hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu được thực hiện
theo hướng mô tả và kinh nghiệ
m. Các nghiên cứu đã mô tả bức tranh khá
sinh động của văn hóa tộc người, phong tục, tập quán, các kiểu tổ chức xã hội,
các phương thức sinh hoạt, kiếm sống của các cộng đồng dân cư, kể cả các bộ
lạc, bộ tộc ở châu Mỹ, châu Phi và châu Úc,
Từ cuối thế kỷ 19, nhất là trong những năm cuối thế kỷ 20, quá trình đô
thị hóa diễn ra với tốc độ
nhanh chưa từng thấy đã chuyển hàng loạt nước
châu Âu, Bắc Mỹ trở thành các xã hội đô thị điển hình với phần lớn dân số là
thị dân; các đô thị lớn và sau đó là các siêu đô thị với dân số hàng chục triệu

người hình thành một cách nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, trước đòi hỏi của
thực tiễn cuộc sống, văn hóa và lối sống đô thị
được quan tâm nghiên cứu
nhiều hơn. Các công trình nghiên cứu văn hóa, lối sống đô thị tăng nhanh về
số lượng, đa dạng về chất lượng, quy mô, chiều sâu, góc độ tiếp cận. Thời kỳ
này xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu thực chứng công phu về văn hóa,
lối sống trong các xã hội công nghiệp phương Tây với tính trường phái học
thuật rất rõ rệt. Những công trình nghiên cứu đáng lưu ý nh
ất thuộc loại này
thường thuộc các lĩnh vực như triết học, xã hội học, tâm lý học, nhân học, lịch
sử, văn hóa học, Học giả nổi tiếng được coi là người đặt nền móng cho các
nghiên cứu xã hội học về văn hóa, lối sống là Emile Durkheim (1858 - 1917)
với 2 tác phẩm “Tự sát” (1897) và “Các hình thức cơ bản của đời sống tôn
giáo” (1912). Tuy nhiên, có ảnh hưởng hơn cả trong các nghiên c
ứu về văn

13
hóa, lối sống lại là các công trình của Max Weber như “Đạo đức Tin lành và
tinh thần của chủ nghĩa tư bản” (xuất bản năm 1902), “Xã hội học tôn giáo”
(2 tập, xuất bản năm 1916), “Kinh tế và xã hội” (xuất bản năm 1914). Có thể
coi Max Weber là người đặt nền móng cho một cách tiếp cận mới, cấp tiến
hơn trong nghiên cứu văn hóa, lối sống. Những luận
điểm của ông về mối liên
hệ giữa các giá trị đạo đức tôn giáo với hệ giá trị đạo đức xã hội và thực tiễn
xã hội là những khám phá có ảnh hưởng lớn tới các nghiên cứu về văn hóa,
lối sống sau này trên phạm vi toàn cầu. Cùng với M. Weber, các công trình
nghiên cứu của các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học, nhân chủng học,
khác thời kỳ này đã tạo nền tảng lý luận và th
ực tiễn quan trọng đối với các
nghiên cứu về văn hóa, lối sống trong thời kỳ này.

Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước TBCN phương Tây
phân hóa thành các nhóm nước có trình độ phát triển khác nhau với những
khuynh hướng chính trị khác nhau đã thúc đẩy sự phân hóa sâu sắc (thành các
trường phái, khuynh hướng khác nhau) trong các nghiên cứu về văn hóa và lối
sống đô thị. Một trường phái nổi tiếng trong nghiên cứu đô thị nói chung, vă
n
hóa và lối sống đô thị nói riêng là Trường phái Chicago ở Mỹ. Tiêu biểu nhất
cho trường phái này là Louis Wirth (1897 - 1952) với các công trình có giá trị
như: “The urban mode of life” (1937), “Urbanism as a way of life” (1938),
“The urban society and civilization” (1940), “Morale and minority groups”
(1941),v.v… Trong các công trình của mình, L. Wirth đã chỉ ra những đặc
trưng của xã hội đô thị và những yếu tố tác động đến sự hình thành, biến đổi
của văn hóa, lối sống đô thị. Một đại diện nổi ti
ếng nữa của trường phái
Chicago là Robert E. P (1884 - 1944) đã tiếp cận nghiên cứu văn hóa, lối sống
đô thị từ góc độ sinh thái học đô thị với những công trình như “The City:
Suggestions for the Study of Human Nature in the Urban Environment”,
“Human Communities: the City and Human Ecology Glencoe”,…
Một nhóm các nhà xã hội học và nhân chủng học không nhất trí với L.
Wirth đã phát triển một quan điểm khác trong nghiên cứu đô thị gọi là quan

14
điểm thành phần. Họ không đồng ý với quan điểm của L.Wirth về sự yếu đi
của các liên kết xã hội trong môi trường đô thị mà trái lại, môi trường đô thị
lại củng cố, tăng cường nhiều mối liên kết có ý nghĩa đối với cá nhân giúp
họ tạo ra những lớp đệm chống lại áp lực bất lợi của xã hội đô thị. Có th

nêu tên một số nhà nghiên cứu tiêu biểu thuộc nhóm này như: Hebert Gans,
Gerald Suttles, Albert Huntes,v.v… với các tác phẩm như The Urban
Villagers (1962), The Social Order of the Slum - Ethnicity and Territory in

the Inner City,…
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ sau Đại chiến
thế giới lần thứ II, nhất là từ những năm sáu mươi của thế kỷ XX, đã góp
phần chuyển nhiều nước Âu - Mỹ sang một thời kỳ phát triển mới, hình thành
xã hội hậu công nghiệ
p hiện đại với sự ra đời nền kinh tế tri thức. Những
nhân tố này đã tác động mạnh đến đời sống văn hóa và lối sống đô thị các
nước phương Tây. Cụ thể, những thay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội đã là
khởi nguồn của rất nhiều những biến động trong cơ tầng xã hội và hệ thống
giá trị. Bên cạnh những m
ặt tích cực như sự phát triển của khoa học, công
nghệ làm gia tăng hiểu biết của con người về thế giới vật chất và tinh thần, về
thế giới vĩ mô lẫn vi mô kéo theo sự gia tăng năng lực và hiệu quả hoạt động
có giá trị cải thiện nhanh chất lượng đời sống của con người, sự phát triển quá
thiên về kỹ thuật, về kinh tế cũ
ng dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đẩy nhân loại
vào tình trạng phát triển thiếu bền vững. Sau Thế chiến thứ II, nhất là từ đầu
những năm 1960, sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, tình trạng thất
nghiệp, nghèo đói, ô nhiễm môi trường sinh thái và môi trường nhân văn, tội
phạm và tệ nạn xã hội gia tăng,v.v… vẫn là những vấn đề cố hữu tác động
tiêu cực đến đờ
i sống văn hóa và lối sống đô thị ở nhiều nước phát triển. Chủ
nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa phát xít mới, các trào lưu “dân
chủ mới”, “cách mạng tình dục”, cùng hàng loạt các tôn giáo, tín ngưỡng mới
ra đời là sự báo hiệu cho tình trạng phức tạp trong đời sống văn hóa và lối
sống đô thị, nhất là trong những giai đoạn khủng khoảng kinh tế. Trong bối

15
cảnh đó có một sự gia tăng đáng kể các nghiên cứu về văn hóa và lối sống nói
chung, văn hóa và lối sống đô thị nói riêng từ các hướng tiếp cận khác nhau:

văn hóa học, tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học, sinh thái học,… Trong
thời gian này đã xuất hiện một số trường phái nghiên cứu như cấu trúc - chức
năng, mâu thuẫn xã hội,v.v… với những tiếp cận khác nhau trong nghiên c
ứu
văn hóa và lối sống đô thị.
Trường phái cấu trúc chức năng coi văn hóa nói chung, văn hóa đô thị
nói riêng như một hệ thống hợp nhất, tương đối ổn định qua thời gian. Trong
hệ thống này, mỗi yếu tố văn hóa có chức năng nhất định đối với hoạt động
và duy trì văn hóa nói chung. Nhìn chung, trường phái cấu trúc chức năng chú
trọng tính ổn định c
ủa văn hóa và coi các giá trị là nền tảng của hệ thống văn
hóa. Trong một chừng mực nào đó, quan niệm cấu trúc chức năng có thể dẫn
đến chủ nghĩa duy tâm triết học, coi các quan điểm về giá trị là cơ sở thực tại
của con người. Theo quan điểm của trường phái này, văn hóa đô thị là một hệ
thống phức tạp nhưng có nhiều đặc
điểm chung phổ biến. Với tư cách là một
hệ thống, văn hóa phải được sắp xếp để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của
con người. Hạn chế của mô hình cấu trúc chức năng trong nghiên cứu văn
hóa, lối sống đô thị là khuynh hướng đề cao các mẫu văn hóa thống trị của
một xã hội mà ít chú ý đến tính đa dạng văn hóa trong đ
ó, đặc biệt là trong
trường hợp khác biệt văn hóa xuất phát từ sự bất công xã hội. Đại diện tiêu
biểu nhất cho trường phái này là Talcott Edgar Frederick Parsons (1902 -
1979) với các tác phẩm: The Social System (1951); Toward a General Theory
of Action (1951);Structure and Process in Modern Societies (1960); Theories
of Society (1961); Societies:Evolutionary and Comparative Perspectives
(1966);Sociological Theory and Modern Society (1967);Politics and Social
Structure (1969); Social Systems and the Evolution of Action Theory (1977);
Action Theory and the Human Condition (1978),
Trường phái mâu thuẫn xã hội coi văn hóa không chỉ là một hệ thống

hữu cơ mà còn tính đến các mâu thuẫn xã hội do sự bất bình đẳng giữa các

16
nhóm trong xã hội tạo ra. Trường phái này không coi một số giá trị văn hóa
như là giá trị đương nhiên phải chấp nhận mà có phê phán tại sao những giá
trị ấy đang tồn tại. Trường phái mâu thuẫn xã hội cho rằng hệ thống văn hóa
có tính chất bất bình đẳng, trong đó các nhu cầu của các thành viên không
bình đẳng với nhau. Hệ thống văn hóa cũng thể hiện và dùng để duy trì sự
thống trị của nhóm ngườ
i này đối với nhóm người khác. Hạn chế của trường
phái mâu thuẫn xã hội là nhấn mạnh đến sự chia rẽ văn hóa, ít chú ý đến các
phương diện thống nhất và hợp nhất văn hóa.
Ngoài hai trường phái nêu trên còn có một số lý thuyết khác nghiên cứu
văn hóa và lối sống nói chung, văn hóa và lối sống đô thị nói riêng như
Thuyết sinh thái học văn hóa, Thuyết sinh vật xã hội học văn hóa,v.v…
Cũng trong thời gian này,
ở Tây Âu và Bắc Mỹ xuất hiện ngành khoa
học chính trị, trong đó có hướng nghiên cứu về văn hóa chính trị mà công
trình có ảnh hưởng mạnh nhất trong hướng tiếp cận này là cuốn The Civic
Culture của Gabriel A. Almond và Sidney Verba (công bố vào năm 1963).
Trên cơ sở khảo sát văn hóa chính trị của 5 dân tộc Mỹ, Italy, Đức, Anh và
Mexico, công trình này đã đưa ra ba mô-típ văn hóa chính trị phương Tây
điển hình và một số dạng văn hóa chính trị hỗn hợp. Cho
đến nay The Civic
Culture vẫn được coi là công trình có ảnh hưởng lớn tới các nghiên cứu về
văn hóa chính trị ở nhiều nước trên thế giới hiện nay.
Một học giả đương đại nổi tiếng, đem lại cách tiếp cận khá mới trong
triết học phương Tây nói chung, trong nghiên cứu văn hóa và lối sống nói
riêng là nhà tương lai học Alvin Toffler với các tác phẩm nổi tiếng như
“Thăng trầm quyền lự

c”, “Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”, Đây
không phải là những quan điểm hoàn toàn mới nhưng lần đầu tiên trong các
tác phẩm của mình, Alvin Toffler đã biểu đạt một cách khúc chiết cách nhìn
nhận của mình về tiến trình phát triển của văn minh và văn hóa nhân loại,
trong đó ông đã đề cập nhiều đến những biến đổi của văn hóa và lối sống khi
gắn chúng với quá trình biến đổi của các nền v
ăn minh. Ông đã phân tích,

17
chứng minh khá thuyết phục về tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng của
khoa học - công nghệ đối với văn hóa và lối sống. Đặc biệt, trong tác phẩm
“Làn sóng thứ ba”, tác giả đã luận giải những biến đổi sâu rộng của văn hóa,
lối sống do tác động mạnh mẽ, sâu rộng của khoa học, công nghệ hiện đại và
kinh tế tri thức. Từ đó, Alvin Toffler đã dự
báo khá ấn tượng về biến đổi của
văn hóa và lối sống trong xã hội tương lai.
Trong các trường phái học thuật nghiên cứu văn hóa và lối sống đô thị
ở phương Tây, C. Mác và Ph. Ăng ghen chính là những người xây dựng nền
tảng cho sự ra đời của trường phái mác xít trong nghiên cứu về văn hóa và lối
sống nói chung, văn hóa và lối sống đô thị nói riêng. Đóng góp của hai ông
trong lĩnh vực này hết sứ
c to lớn: những luận điểm rút ra từ các công trình
nghiên cứu như Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Luận cương về Phơ bách,
Chống Đuyrinh, Nguồn gốc của tư hữu, của gia đình và nhà nước, Phê phán
Cương lĩnh Gôta, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Tư bản, đến nay vẫn
mang những ý nghĩa thời sự cho các nghiên cứu về văn hóa, lối sống đương
đạ
i, nhất là các dự đoán thiên tài của hai ông về con đường phát triển của xã
hội loài người đã có ảnh hưởng rất lớn trong các nghiên cứu học thuật về văn
hóa và lối sống đô thị về sau này. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng những tác

phẩm của C. Mác và Ph. Ăng ghen có giá trị rất lớn, là cơ sở phương pháp
luận cho những khảo sát và phân tích về sự biến đổ
i của văn hóa và lối sống
đô thị trong các xã hội đang trải qua quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc
tế, trong đó có Việt Nam.
Sau C. Mác và Ph. Ăng ghen, V. I. Lê nin, trong các tác phẩm như: Thà
ít mà tốt, Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết, Bệnh ấu trĩ tả
khuynh trong phong trào cộng sản,v.v , cũng đã đề cập nhiều tới các nội
dung liên quan đến vấn đề xây dựng và phát tri
ển văn hóa và lối sống XHCN
nói chung, văn hóa và lối sống đô thị nói riêng. Cùng với tư tưởng của C. Mác
và Ph. Ăng ghen, những tư tưởng đó của V. I. Lê nin là tiền đề lý luận của các
công trình nghiên cứu về văn hóa và lối sống của các học giả mác xít ở Liên

18
Xô và một số nước XHCN trước đây cũng như hiện nay, nhất là trong việc đề
xuất, định hình những đặc trưng văn hóa và lối sống mới XHCN.
Trong những năm cuối thế kỷ XX, một số học giả phương Tây đã xuất
bản một số công trình nghiên cứu về Việt Nam có giá trị tham khảo như:
- Công trình “Vietnam and the Chinese Model” (1971) và “Community
and Revolution in Modern Vietnam” (1976) của Alexander B. Woodside là một
trong nh
ững công trình nổi tiếng nhất của giới nghiên cứu Việt Nam ở phương
Tây. Trong các công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích tác động của một số
yếu tố truyền thống và hiện đại trong tổ chức và vận hành các thiết chế chính
trị - xã hội Việt Nam đương đại cũng như đề cập đến những biến đổi về văn
hóa, lối sống,… của một số nhóm xã hộ
i ở Việt Nam thời cận - hiện đại.
- Cuốn sách “The Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945” (1981)
của David G. Marr là chuyên khảo phân tích quá trình biến đổi của hệ giá trị

truyền thống Việt Nam trong thời kỳ cận đại dưới tác động của văn minh
phương Tây, trong đó có những đánh giá về biến đổi trong văn hóa, lối sống
của một số nhóm xã hội cơ bản ở Việt Nam thời kỳ cậ
n - hiện đại.
Các công trình “Revolution in the Village, Tradition and Transformation
in North Vietnam, 1925-1988”, (Lương Văn Hy - Honolulu, USA 1992),
“Facing the Future, Reviving the Past. A Study of Social Change in a
Northern Vietnamese Villages” (John Kleinen - Singapore, 1999) và cuốn
“Vietnam's Rural Transformation” (Kervliet và Porter chủ biên - 1995), là
những nghiên cứu về những chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới xã hội dưới góc độ nhân học, trong đó có đề cập đến những
biến đổi trong đời sống văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam dưới tác động
c
ủa quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa.
- Công trình nghiên cứu “Social Inequality in Vietnam and the
Challenges of Reform” của tập thể tác giả trong và ngoài nước cộng tác do
Philip Taylor chủ biên ấn hành ở Singapore năm 2004 đã đề cập tới nhiều vấn

19
đề kinh tế, xã hội, văn hóa, lối sống đang biến đổi hết sức phức tạp ở Việt
Nam hiện nay. Philip Taylor cũng là tác giả của cuốn sách “Goddess on the
Rise: Pilgrimage and Popular Religion in Vietnam” (Hawaii, 2004), đề cập
đến các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng của xã hội Việt Nam hiện nay.
Trong giai đoạn đổi mới, một số học giả nước ngoài đã công bố một số
công trình nghiên cứu bằng tiếng Việ
t ở Việt Nam liên quan đến đề tài. Một
trong những công trình được xuất bản sớm nhất là cuốn “Luật và xã hội Việt
Nam thế kỷ XVII - XVIII” của Insun Yu do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn
hành năm 1994. Cũng năm này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật đã
cho ra mắt hai chuyên khảo của các học giả Viện phát triển quốc tế Havard

(I.I.D) là “Việt Nam cải cách kinh tế theo h
ướng rồng bay” và “Những thách
thức trên con đường cải cách ở Đông Dương” phân tích những biến đổi kinh
tế - xã hội của Việt Nam dưới tác động của các chính sách mới. Trong suốt
thời kỳ Việt Nam tiến hành đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, các tổ chức
quốc tế như UNDP, UNESCO, WB, ADB,… đã độc lập hoặc phối hợp với
một số tổ chứ
c và cá nhân ở Việt Nam tiến hành nhiều nghiên cứu về sự biến
đổi trong văn hóa và lối sống Việt Nam thời đổi mới, mở cửa và hội nhập.
Đáng kể nhất phải kể đến là các Báo cáo phát triển con người do UNDP ấn
hành hàng năm và một số chuyên khảo như “Việt Nam quá độ qua kinh tế thị
trường” (1993), “Việt Nam qua lăng kính thế giới” (1996), “Mức sống thời
k
ỳ bùng nổ kinh tế ở Việt Nam” (1998), “Câu chuyện ở 2 thành phố ở Việt
Nam” (1999), “Hà Nội: Một hồ sơ đô thị” (2000), v.v…
Như vậy, trong thời cận - hiện đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi
Việt Nam tiến hành đổi mới và hội nhập quốc tế, giới học thuật ở nước ngoài
rất quan tâm đến các vấn đề của xã hội Việt Nam
đang chuyển đổi, trong đó
có đề cập ít nhiều đến văn hóa và lối sống đô thị. Mặc dù, đến nay chưa có
những chuyên khảo về văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam, nhưng những
công trình nghiên cứu của các học giả ngoài nước thuộc các lĩnh vực khác
nhau là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu đề tài.

20
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Trong lịch sử, hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ đã ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển của xã hội Việt Nam. Và điều này cũng đã thể hiện rõ
trong lĩnh vực văn hóa và lối sống: người Việt Nam đã biết tích hợp nhiều giá
trị của các nền văn minh đó vào văn hóa và lối sống của mình nhưng đã bi

ến
đổi đi cho phù hợp với cơ tầng văn hóa bản địa truyền thống. Điểm lại, các tài
liệu của chế độ phong kiến Việt Nam còn lưu lại như “Quốc triều hình luật”
(Luật Hồng Đức, thế kỷ 15), “Hoàng triều Luật lệ” (Luật Gia Long, thế kỷ 19)
cùng các điển chế, các huấn dụ của nhà vua và triều đình ở các th
ời kỳ, điểm lại
một số sách đã được in ấn và lưu truyền (như Thọ mai gia lễ, Lễ ký, Gia huấn
ca,…) chúng ta thấy chúng đều chứa đựng nhiều giá trị, chuẩn mực, lễ nghi
văn hóa, lối sống mang đậm dấu ấn của văn hóa Trung Hoa kết hợp với truyền
thống văn hóa bản địa và Phật giáo Ấn Độ. Tuy nhiên, khi đi sâu vào trong các
tầng lớp dân cư của làng Việt thì những ảnh hưởng “khúc xạ” hết sức khác
nhau tùy thuộc vào “lăng kính văn hóa làng xã” với những tập tục cổ truyền. Vì
vậy, dù luật nước là thống nhất nhưng các quy ước dưới dạng văn bản hay phi
văn bản mà làng xã đặt ra (hương ước, khoán ước,…) để điều chỉnh lối sống cá
nhân, cộng đồng lại hết sức
đa dạng, phong phú đáng kinh ngạc. Các loại tài
liệu này là nguồn dữ liệu tham khảo bổ ích khi nghiên cứu văn hóa, lối sống
“tam nông” đặc trưng của xã hội Việt Nam truyền thống, nhất là để đối chiếu,
so sánh với văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam cận - hiện đại.
Vào thời trung đại đã xuất hiện một số công trình ghi chép, mô tả về
văn hóa, lối sống c
ủa các cộng đồng dân cư các địa phương, vùng, miền khác
nhau ở Việt Nam. Chẳng hạn, cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Phủ biên
tạp lục” của Lê Quý Đôn, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy
Chú, “Phương Đình dư địa chí” của Nguyễn Văn Siêu, “Vũ Trung tùy bút”
của Phạm Đình Hổ, “Việt điện u linh” củ
a Lý Tế Xuyên và “Lĩnh Nam trích
quái” của Trần Thế Pháp,v.v… là những công trình biên khảo có giá trị khi
nghiên cứu văn hóa và lối sống người Việt Nam trong lịch sử.


21
Thời cận - hiện đại, dưới ảnh hưởng của khoa học xã hội phương Tây,
một số học giả Việt Nam đã tiến hành một số nghiên cứu về văn hóa và lối
sống người Việt Nam theo phương pháp tiếp cận mới. Tiêu biểu nhất là các
công trình “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, bộ “Nếp cũ” của Toan
Ánh, “Tục ngữ phong dao” của Nguy
ễn Văn Ngọc, “Nếp sống tình cảm của
người Việt” của Nguyễn Văn Siêu,… cho đến những bài khảo cứu của Phạm
Quỳnh và một số tác giả khác đăng trên các tạp chí Nam Phong, Phong
Hóa,… Ngoài ra, những tác phẩm đặc sắc của Trương Vĩnh Ký, Nguyễn An
Ninh, Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, đã bổ sung thêm nguồn tư liệu
quý giá trong nghiên cứu vấn đề văn hóa, lối s
ống Việt Nam nói chung, văn
hóa và lối sống đô thị Việt Nam nói riêng.
Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, trong bối cảnh văn hóa và lối
sống phương Tây du nhập, ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa và lối sống của
người Việt Nam, với mong muốn bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, một số trí thức Việt Nam yêu nước đ
ã xuất bản những tác phẩm
về văn hóa và lối sống Việt Nam truyền thống. Tiêu biểu nhất trong số này là
các chuyên khảo về văn hóa và lối sống Việt Nam của Nguyễn Hiến Lê, các
tác phẩm về văn hóa và lối sống của người Nam Bộ của Nam Sơn, Trong
các tác phẩm này, những vấn đề về văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam có
được đề cập đến nh
ưng hết sức ít ỏi và mờ nhạt.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miền Bắc được
giải phóng (1954), văn hóa và lối sống nói chung, văn hóa và lối sống đô thị
nói riêng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, nhất là trong bối cảnh thực thi
chính sách xây dựng xã hội mới và con người mới. Các tác phẩm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các chủ trương,

chính sách của Đả
ng và Nhà nước về xây dựng con người mới, xây dựng nền
văn hóa mới, về phát triển đô thị,… có ý nghĩa định hướng đối với quá trình
nghiên cứu đề tài.
Trong thời kỳ này, văn hóa và lối sống nói chung, văn hóa và lối sống

22
đô thị nói riêng được nhiều học giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu từ nhiều
góc độ khác nhau.
- Trước hết, có thể kể đến 2 công trình nghiên cứu về văn hóa Việt
Nam của Nguyễn Hồng Phong là “Xã thôn Việt Nam” (1959) và “Tìm hiểu
tính cách dân tộc” (1963) là những công trình nghiên cứu sâu sắc về văn hóa,
lối sống truyền thống Việt Nam và sự biến đổi của chúng trong quá trình xây
dựng xã hội mới.
- Công trình “Phươ
ng pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát
triển” (UBQG về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1993) tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu hàng đầu ở Việt
Nam về các vấn đề có tính chất định hướng phương pháp luận khi nghiên cứu
văn hóa và lối sống.
- Công trình rất nổi tiếng của Phan Ngọc “Văn hóa Việt Nam - cách
tiếp cận mới”
(1994) chứa đựng những quan điểm đặc sắc về văn hóa nói
chung, văn hóa Việt Nam nói riêng.
- Trong khuôn khổ của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp nhà
nước KX.07 “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển
kinh tế-xã hội” đã có một số tác phẩm được xuất bản. Chẳng hạn như công
trình “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” của nhóm
nghiên c
ứu do Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang thực hiện xuất bản năm 1994

(tập1) và 1996 (tập 2) đã tổng kết kết quả các nghiên cứu về ảnh hưởng của
các giá trị truyền thống đối với văn hóa và lối sống Việt Nam hiện nay.
Cũng trong khuôn khổ Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp nhà
nước KX.07, năm 1994, Trần Đình Hượu cho ra đời cuốn sách “Đến hiện đại
từ truyền thố
ng” tuyển tập những bài viết của ông về ảnh hưởng của văn hóa
truyền thống đến văn hóa và lối sống con người Việt Nam hiện nay.
- Năm 1996, Vũ Khiêu xuất bản bộ sách “Bàn về văn hiến Việt Nam”
gồm 3 tập, tuyển tập và sắp xếp lại những công trình nghiên cứu về văn hóa

23
Việt Nam của ông trong một thời kỳ dài nghiên cứu về văn hóa Việt Nam.
- Cũng vào năm 1996, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho ra đời cuốn
“Văn hóa và Đổi mới”, Phạm Xuân Nam chủ biên công trình “Văn hóa và
phát triển” đã mang đến cho giới nghiên cứu những cách tiếp cận có tính chất
phương pháp luận trong nghiên cứu văn hóa và về mối quan hệ giữa văn hóa
và phát triển trong thờ
i kỳ đổi mới.
- Cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” do Trần Ngọc Thêm biên
soạn (1996) đã đưa ra cách tiếp cận hệ thống, tổng hợp về văn hóa và lối sống
Việt Nam, trong đó có những gợi mở có tính chất phương pháp luận để tìm
hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Năm 1997, cuốn sách “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng tôn giáo
đối
với con người Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Tài Thư chủ biên được Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành. Đây là công trình viết về ảnh hưởng của
các hệ tư tưởng tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,… đối với văn
hóa và lối sống Việt Nam hiện nay.
- Công trình nghiên cứu “Những thay đổi về văn hóa, xã hội trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số

nước châu Á” (1998) do
Dương Phú Hiệp và Nguyễn Duy Dũng chủ biên là một chuyên khảo về
những biến đổi văn hóa, xã hội ở các nước láng giềng trong bối cảnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Từ công trình này có thể gợi mở các
nghiên cứu so sánh những biến đổi của văn hóa, lối sống của các nước xung
quanh với Việt Nam.
- Năm 2000, Trần Quốc Vượng đã tuyển chọn, biên tậ
p lại một số bài
viết của mình thành cuốn sách “Văn hóa Việt Nam: tìm tòi và suy ngẫm” đã
cho người đọc cảm nhận phần nào những ý tưởng của ông về văn hóa và lối
sống Việt Nam theo dòng lịch sử.
- Đặc biệt gần gũi với nội dung nghiên cứu của đề tài này là một số
công trình nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa học đô thị, xã hội học đô thị
, xã

24
hội học lối sống mới xuất bản gần đây. Công trình có nội dung gần gũi nhất
với đề tài nghiên cứu là cuốn sách “Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay”
(1993) do Lê Như Hoa chủ biên. Đây là tập hợp các nghiên cứu đa diện về
biến đổi của lối sống đô thị Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tiến hành đổi
m
ới và phát triển kinh tế thị trường. Năm 1996, Lê Như Hoa cũng đã chủ biên
cuốn sách “Lối sống đô thị miền Trung - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” đề
cập đến những vấn đề cơ bản về xây dựng lối sống đô thị ở miền Trung trong
bối cảnh đổi mới và phát triển kinh tế thị trường.
- Một công trình có thể
tham khảo trong nghiên cứu đề tài là cuốn sách
“Tìm hiểu môn xã hội học đô thị” (1996) do Trịnh Duy Luân chủ biên đã tập
hợp các nghiên cứu xã hội học đô thị của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước thời gian gần đây. Các nghiên cứu này đã tiếp cận nghiên cứu đời sống

đô thị từ nhiều phương diện như kiến trúc đô thị, kinh tế đô thị, văn hóa và lối
số
ng đô thị, phân tầng xã hội đô thị,… Vào năm 2004, Trịnh Duy Luân đã
cho ra đời cuốn sách “Xã hội học đô thị” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2004) với tư cách của một chuyên khảo xã hội học về đô thị, trong đó có
đề cập những vấn đề cơ bản của văn hóa và lối sống đô thị nói chung.
- Công trình thứ năm có nội dung nghiên c
ứu khá gần gũi với đề tài là
cuốn sách “Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam” do Đình
Quang chủ biên (ra mắt độc giả vào năm 2005). Đây là kết quả nghiên cứu
của đề tài KX.05.03 “Đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa vùng
đô thị và khu công nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH” thuộc Chương trình
Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KX.05. Công trình này đ
ã
khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa trong các đô thị lớn và các khu
công nghiệp tiêu biểu ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế
kỷ 21 khi Việt Nam bước vào giai đoạn đô thị hóa nhanh. Công trình đã làm
rõ một số vấn đề đặt ra và dự đoán các triển vọng biến đổi của đời sống văn
hóa đô thị Việt Nam trong tươ
ng lai.
- Công trình “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”

25
do Huỳnh Khái Vinh chủ biên năm 2001 đã đề cập tới những vấn đề cơ bản
của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội; phân tích mối quan hệ giữa lối
sống, đạo đức với phát triển văn hóa; đánh giá tác động của các nhân tố chính
trị, kinh tế, xã hội tới lối sống, đạo đức, chuẩn xã hội trong giai đoạn CNH,
HĐH
ở Việt Nam hiện nay.
- Năm 2001, Nguyễn Viết Chức và các cộng sự thực hiện đề tài: "Nếp

sống văn minh của người Hà Nội”, trong đó quá trình hình thành, biến đổi của
nếp sống người Hà Nội đã tiếp cận nghiên cứu một cách khá hệ thống. Kết quả
nghiên cứu này đã được xuất bản thành sách “Nếp sống người Hà Nội”.
- Có nội dung gần g
ũi với vấn đề nghiên cứu là đề tài cấp thành phố
“Xây dựng lối sống đô thị trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng -
thực trạng và những giải pháp” (2006) do Học viện Chính trị - Hành Chính
khu vực III tiến hành. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về biến đổi của lối
sống ở một đô thị lớn miền Trung trong giai đoạn đô thị hóa diễn ra m
ạnh mẽ
hiện nay. Công trình này cũng đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị quan
trọng nhằm xây dựng lối sống đô thị văn minh, tiến bộ ở thành phố Đà Nẵng.
Năm 2007, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng phối hợp
với Viện Xã hội học và Viện Tâm lý học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt
Nam đã thực hi
ện đề tài khoa học cấp thành phố: “Biến đổi tâm lý - xã hội
của cộng đồng dân cư Đà Nẵng dưới tác động của quá trình đô thị hóa”. Đây
là một nghiên cứu tâm lý xã hội về quá trình đô thị hóa được thực hiện tại một
thành phố có tốc độ đô thị hóa cao hiện nay.
Trong vài năm trở lại đây có một số công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài đã đượ
c hoàn thành. Chẳng hạn như:
- Luận án tiến sĩ của Văn Thị Ngọc Lan với đề tài: “Cộng đồng dân cư
ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa”. Trong luận
án này vấn đề biến đổi lối sống của các nhóm dân cư vùng ven thành phố Hồ
Chí Minh trong quá trình đô thị hóa đã được khảo sát, phân tích.

×