Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan và một số quy định chung của công ty TNHH
Pranda Việt Nam 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Pranda Việt Nam 2
1.1.1 Lịch sử hình thành 2
1.1.2 Tình hình hoạt động và phát triển của công ty 3
1.1.3 Quy mô của công ty 4
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất,kinh doanh và sơ đồ tổ chức công ty TNHH Pranda
Việt Nam 4
1.2.1 Đặc điểm hoạt động 4
1.2.1.1 Nguyên vật liệu đầu vào, nguồn nguyên vật liệu 5
1.2.1.2 Khách hàng 5
1.2.1.3 Quy trình công nghệ 6
1.2.2 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Pranda Việt Nam 7
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 7
1.2.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán 10
1.2.3 Các quy định chung trong lao động của công ty 11
1.2.3.1 Quy định làm việc 11
1.2.3.2 Quy định về vệ sinh lao động 11
1.2.3.3 Quy định về an toàn điện 11
1.2.3.4 Quy định về phòng cháy chữa cháy 12
1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Pranda Việt Nam 12
1.3.1 Các phương pháp kế toán đơn vị áp dụng 12
1.3.2 Hình thức ghi sổ kế toán 13
Chương 2: Nội dung thực tập 15
2.1 Mô tả quy trình thực tập và công việc thực tế tại công ty TNHH Pranda VN 15
2.1.1 Quy trình thực tập 15
2.1.2 Công việc tìm hiểu được về thực tế 16
2.2 Học hỏi và viết báo cáo nghiệp vụ chuyên môn tại công ty TNHH Pranda VN 16
2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16
2.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 20
2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 23
2.2.4 Kế toán các khoản thu nhập khắc 23
2.2.5 Kế toán xác định giá vốn hàng bán 25
2.2.6 Kế toán chi phí tài chính 28
2.2.7 Kế toán chi phí bán hàng 30
2.2.8 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 32
2.2.9 Kế toán chi phí khác 35
2.2.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 37
Chương 3: Tự đánh giá và nhận xét thực tập 43
3.1 Nhận thức của sinh viên sau thời gian tìm hiểu và tham gia thực tập tại công ty
TNHH Pranda Việt Nam 43
3.2 Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong công ty TNHH Pranda Việt Nam 44
3.3 Học hỏi từ các quy định của công ty TNHH Pranda Việt Nam 44
3.3.1 Về nội quy lao động, học tập, nghỉ ngơi và an toàn lao động 44
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
3.3.2 Về quy định phòng cháy chữa cháy, vệ sinh và môi trường 44
3.4 Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn 44
Kết luận 47
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vấn đề lớn
nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp ở Việt Nam (kể cả các công ty nước ngoài đặt
tại Việt Nam) trong quá trình hội nhập không chỉ dừng lại ở sản xuất sản phẩm phù
hợp nhu cầu mà còn hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao lợi
nhuận. Vì lợi nhuận chính là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh
nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương thức kinh doanh đúng đắn để đạt được
kết quả cao.
Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh đích thực tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp được đánh giá trước hết thông qua lợi nhuận, lợi nhuận càng cao
chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại, và để biết được điều đó
thì bộ phận kế toán doanh nghiệp phải xác định được lợi nhuận thực hiện của doanh
nghiệp và muốn xác định được chính xác lợi nhuận trong từng thời kỳ hoạt động kinh
doanh thì đòi hỏi tổ chức công tác kế toán phải đầy dủ và kịp thời. Vì vậy kế toán xác
định kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, việc
phân phối sử dụng đúng đắn, hợp lý kết quả kinh doanh sẽ đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp và việc
xác định đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, nên em
tìm hiểu về công tác “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động
kinh doanh tại công ty TNHH Pranda Việt Nam”.
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 3
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
CỦA CÔNG TY TNHH PRANDA VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Pranda Việt Nam:
1.1.1 Lịch sử hình thành:
Tên công ty: Công ty TNHH Pranda Vietnam
Tên công ty viết tắt: Pranda VietNam Co.,LTD
Tên giao dịch quốc tế: Pranda VietNam Company Limited
Tọa lạc tại: Số 16, đường 2A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai
Điện thoại: 0613.836.627 – 0613.836.739
Fax: 0613.991.798
Email: Personnel hoặc
Mã số thuế: 3600255943-1
Ngành nghề sản xuất: Chuyên sản xuất và kinh doanh hàng nữ trang vàng, bạc có
gắn đá quý tổng hợp. Nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu.
Công ty TNHH Pranda Việt Nam là công ty với 100% vốn nước ngoài, là chi
nhánh của tập đoàn nữ trang Pranda Jewelry Public Company ThaiLan.
Tập đoàn nữ trang Pranda Jewelry Public Company ThaiLan được chính phủ Thái
Lan xét đơn và hồ sơ dự án nộp ngày 09/08/1994 và hồ sơ sửa đổi, bổ sung ngày
24/09/1994 và ngày 30/09/1994 cho phép tập đoàn nữ trang này đặt trụ sở tại 333,
Bangna-Trad Road, K.M.2.Soi Sun Rang, Bangna Brakanong Bangkok 10260,
ThaiLan.
Việt Nam vào thời điểm đó đang trong thời kỳ đất nước đang phát triển, đất nước
ta đang chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhận
thấy nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam nên tập đoàn Pranda Jewelry Public
Copany ThaiLan quyết định mở chi nhánh công ty tại Việt Nam.
Công ty TNHH Pranda Việt Nam hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư số
1004/CP do Ủy Ban Nhà Nước Về Hợp Tác Và Đầu Tư (nay là bộ kế hoạch và đầu
tư) cấp ngày 07/10/1994, căn cứ nghị định số 39/CP ngày 09/06/1993 của chính phủ
quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và tổ chức bộ máy nhà nước.
Công ty TNHH Pranda Việt Nam có thời gian hoạt động 20 năm kể từ ngày được
cấp giấy phép hoạt động.
Do công ty TNHH Pranda Việt Nam là công ty con của Tập đoàn nữ trang Pranda
Jewelry Public Company ThaiLan nên hầu hết các quyết định của ban giám đốc liên
quan đến hoạt động kinh doanh của công ty đều thừa hành lệnh của Hội đồng thành
viên.
Hội đồng thành viên của tập đoàn Pranda bao gồm:
Chủ tịch: Ông Prida Tiasuwan
Phó chủ tịch: Bà Prapee Soraraikitikeel
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Ủy viên: Bà Sunata
Ủy viên: Ông Pramote
Đây là những cổ đông đã góp vốn hoạt động đầu tư cho tập đoàn Pranda, có quyền
hạn và nhiệm vụ cao nhất, là cơ quan quản trị cao nhất của tập đoàn, đề ra phương
hướng hoạt động cho công ty, quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh
hằng năm của công ty.
1.1.2 Tình hình hoạt động và phát triển của công ty:
Khi vừa mới thành lập, công ty TNHH Pranda Việt Nam chuyên sản xuất và gia
công các sản phẩm trong ngành kim hoàn, đặc biệt là nữ trang bạc và vàng cao cấp với
những mẫu mã phong phú, đa dạng và rất độc đáo.
Công ty TNHH Pranda Việt Nam đa phần sản xuất sản phẩm theo mẫu mã do công
ty mẹ thiết kế một số ít sản xuất theo mẫu do công ty thiết kế.
Sản phẩm của công ty được bán cả trên thị trường Châu Á và Châu Âu, sản phẩm
của công ty được thị trường Châu Âu ưa chuộng hơn cả đặc biệt là thị trường Anh.
Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy thị trường Việt Nam cũng là một thị trường
tiềm năng, bởi xu hướng chuộng cái đẹp, nhu cầu làm đẹp của khách hàng Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu thị trường. Công ty TNHH Pranda Việt Nam đã quyết định mở 02
cửa hàng chuyên kinh doanh độc quyền các sản phẩm do công ty sản xuất tại thị
trường TP Hồ Chí Minh vào năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng
07/1997.
• Cửa hàng Esse-Superbolw: A43, Đường Trường Sơn, Quận Tân Bình, TP
Hồ Chí Minh.
• Cửa hàng Ess-Diamond: 34, Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Đến năm 2004, công ty quyết định mở rộng thị trường ra thị trường miền Bắc bằng
cách phân phối sản phẩm nữ trang của công ty cho đại lý Hà Nội vào tháng 08/2004.
Đến tháng 12/2005 công ty khai thác tiếp thị trường tại Nha Trang thông qua hệ
thống cung cấp hàng cho đại lý HK, Nha Trang.
Nhằm tận dụng tối ưu nguồn lực cũng như khai thác tối đa hiệu suất không gian
của công ty để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay ngoài việc sản xuất và
kinh doanh nữ trang vàng, bạc công ty còn nhận gia công các sản phẩm ngành kim
hoàn và cho thuê văn phòng.
Nhờ vậy mà từ đó doanh thu của công ty được cải thiện đáng kể.
1.1.3 Quy mô của công ty:
Công ty có tổng vốn đăng ký kinh doanh ban đầu là: 3.080.000 USD, trong đó:
• Vốn chủ sở hữu là: 1.100.000 USD
• Vốn vay là: 1.980.000 USD
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 5
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Hiện tại công ty có tổng số 324 nhân viên kể cả nhân viên quản lý và các nhà lãnh
đạo cấp cao.
• Lãnh đạo là nguời Thái bao gồm: 11 người
• Quản lý là người Việt bao gồm: 7 người
• Nhân viên văn phòng: 13 người
• Nhân viên kho: 5 người
• Bảo vệ, an ninh: 8 người
• Lái xe: 2 người
• Nhân viên bán hàng: 14 người
• Y tá: 1 người
Còn lại là công nhân trực tiếp sản xuất
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức công ty TNHH Pranda
Việt Nam:
1.2.1 Đặc điểm hoạt động:
Công ty TNHH Pranda Việt Nam là một công ty thuộc nhóm đầu tư nước ngoài, là
một đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoàn toàn
chịu trách nhiệm độc lập về tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hạch
toán độc lập và tự chủ về tài chính của mình.
Công ty TNHH Pranda Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài.
Chuyên sản xuất và kinh doanh nữ trang vàng, bạc có gắn đá quý và không gắn đá
quý. Công ty Pranda Việt Nam là chi nhánh độc quyền tại Việt Nam nhưng mẫu mã
sản xuất do công ty mẹ cung cấp là chủ yếu, làm theo yêu cầu và đơn đặt hàng của hội
đồng sáng lập. Chức năng của công ty là sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng
cao đảm bảo uy tín của công ty. Giá cả phải phù hợp nhằm đem lại sự tồn tại của sản
phẩm trên thị trường. Mẫu mã sản phẩm phải luôn đổi mới và tinh xảo để đáp ứng
được nhu cầu, thị hiếu ngày càng phong phú của khách hàng.
Việc nhập kho vàng, bạc, đá quý, chế tác xuất kho sản phẩm của công ty phải thực
hiện theo các quy định về quản lý ngoại hối, về chế tác và kinh doanh vàng, bạc, đá
quý của nhà nước Việt Nam.
Quản lý tình hình sử dụng về tài sản, vật tư, tiền vốn, máy móc thiết bị phải hiệu
quả, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.
Đào tạo tay nghề đội ngũ công nhân nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản
xuất, tìm kiếm khách hàng, phương hướng sản xuất để tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn,
tạo thêm thu nhập cho công nhân viên.
1.2.1.1 Nguyên vật liệu đầu vào, nguồn nguyên vật liệu:
Công ty sản xuất 3 loại sản phẩm chính là nữ trang vàng, nữ trang bạc và tranh
vàng.
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 6
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Hầu hết tất cả các nguồn nguyên vật liệu được nhập khẩu từ Thái Lan bao gồm:
bạc nguyên chất, đồng, đá quý, linh kiện để gắn vào sản phẩm, nước xi dùng để xi lên
sản phẩm cho bóng, khung tranh, giấy vàng…
1.2.1.2 Khách hàng:
Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng và xuất khẩu sang nước ngoàì. Một số
khách hàng chính của công ty: Asian Schmuck, Edith renoir, Carat Accessories co.,ltd,
Silver luck, Pranda China, Duraflexpty ltd, Petite co.,ltd ….
Ngoài ra, công ty cũng mở một số cửa hàng kinh doanh độc quyền sản phẩm để
bán cho người tiêu dùng trong nước.
Quy trình công nghệ:Kho nguyên liệu
Bơm sáp
Đúc
Làm nguội
Nhận đá
Đánh bóng
Mài đá
Xi mạ
1
2
3
5
4
6
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 7
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
7
1.2.1.3
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất nữ trang
Giải thích quy trình:
(1) Sau khi thiết kế mẫu nữ trang trên giấy, công ty sẽ liên hệ với kho để lấy nguyên liệu
sản xuất và bơm sáp ra dựa trên khuôn mẫu sẵn có.
(2) Nhận sản phẩm bằng sáp và nhận thêm nguyên liệu từ kho như bạc, vàng, đồng rồi
đưa vào đúc ra sản phẩm.
(3) Tiếp nhận sản phẩm sau khi đúc, làm nguội và hàn gắn các mắc nối với nhau (nếu sản
phẩm là dây chuyền, lắc, bông tai). Sau đó rửa sạch các chất dính trên sản phẩm, rồi
gọt dũa đánh bóng thô bằng nhám mịn hoặc bánh xốp theo yêu cầu của sản phẩm,
kiểm tra kích cỡ nhẫn, chiều dài lắc, dây chuyền
(4) Chỉnh sửa ổ hột, để khi đặt viên đá không bị nghiêng, kiểm tra các chấu, các góc cạnh
để cho sản phấm tránh bị nghiêng hay bị bể đá.
(5) Mài dũa lại những viên đá bị mẻ, trầy, bể trong quá trình nhận đá.
(6) Đánh bóng là khâu rất quan trọng trong việc tránh làm đá nghiêng hoặc bể. Các công
cụ như: bánh cước, bánh vải, lơ đánh bóng các loại,… sẽ được sử dụng để làm cho sản
phẩm bóng và không còn một vết gợn trên sản phẩm. Sản phẩm sau khi được làm bóng
sẽ dùng hóa chất để tẩy rửa, tiếp tục cho sản phẩm vào nồi siêu âm trong khoảng hai
giờ, rồi đưa sản phẩm ra sấy khô.
(7) Tiến hành pha trộn hóa chất cho vào máy xi để sản phẩm được đều độ dày của lớp xi.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Pranda Việt Nam:
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Tổng Giám Đốc
Giám đốc
Nhà máy
Giám đốc
Kinh doanh
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 8
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Giám đốc
Tài chính
P. Kinh Doanh
Sản xuất
Kế hoạch
P. IT
P. Xuất Nhập Khẩu
P. Nhân Sự
P. Kế Toán
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Thông tin chỉ huy trực tiếp thường xuyên
Thông tin chỉ huy trực tiếp không thường xuyên
Thông tin qua lại
Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban:
Tổng Giám Đốc:
Ông Santiparp Riyai – Là người có quyền hạn cao nhất tại công ty TNHH Pranda
Việt Nam, là người thừa hành lệnh của Hội đồng quản trị, phổ biến các quyết định của
Hội đồng quản trị. Trực tiếp điều hành các phòng ban tại công ty TNHH Pranda Việt
Nam. Là người ra quyết định, thực hiện, thiết lập, đề ra các chính sách, ký nhận các
báo cáo nội bộ lẫn bên ngoài công ty, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ của mình, là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH Pranda Việt
Nam tại Việt Nam.
Giám đốc nhà máy:
Bà Yupa Aiampranee – Là người thừa hành lệnh của Tổng giám đốc, trực tiếp điều
hành việc sản xuất của công ty, đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển, phổ biến các
quyết định về chỉ tiêu sản lượng cần đạt được cho các phân xưởng. Tiếp nhận các đơn
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 9
Ghi
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
hàng, vạch ra đường lối sản xuất, kiểm soát chất lượng cũng như thời gian kết thúc
đơn hàng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động sản xuất của
công ty.
Giám đốc tài chính:
Ông Chu Văn Đức – Kiêm Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về các vấn đề
thu chi tài chính của công ty.
Giám đốc kinh doanh:
Bà Nguyễn Hiệp Phương Trang – Là người quản lý thị trường tiêu thụ sản phẩm
nội địa, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về doanh thu bán hàng và các chi phí
có liên quan. Thực hiện các kế hoạch Marketting mở rộng thị trường, Marketting sản
phẩm.
Phòng kế toán:(Chu Văn Đức)
Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình lao động tiền lương, vật tư, chi phí, khấu
hao tài sản, quản lý toàn bộ nguồn vốn của công ty.
Chấp hành mọi chế độ và chính sách của Nhà nước.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và kinh tế, hạch toán chi phí sản xuất và
kinh doanh, xác định kết quả kinh doanh.
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 10
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Phòng nhân sự: (Nguyễn Thị Nguyệt)
Chịu trách nhiệm trong quá trình tuyển dụng lao động, theo dõi và chấm công cho
công nhân viên. Nhắc nhở, đôn đốc công nhân viên chấp hành đúng luật lao động, nội
quy công ty, giải quyết mâu thuẫn cá nhân phát sinh của công nhân viên. Sắp xếp điều
hành xe đi công tác, trực tổng đài, báo cáo tình hình lao động cho ban giám đốc và lưu
trữ hồ sơ.
Phòng kinh doanh: (Nguyễn Thị Tuyết)
Phòng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu thụ mới, lên kế hoạch
bán hàng nội địa. Tiến hành các thủ tục cần thiết để mở cửa hàng tiêu thụ sản phẩm và
liên hệ các đại lý để lên kế hoạch sản xuất đơn hàng. Lập hợp đồng cho các đại lý.
Thường xuyên giám sát chi phí và doanh thu của mình để có kế hoạch mở rộng thị
trường, tìm kiếm tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước,
chương trình khuyến mãi, quảng cáo.
Phòng xuất – nhập khẩu: (Nguyễn Quốc Vinh)
Nhiệm vụ khai báo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ, xin giấy phép nhập máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa,… Đồng thời lên kế hoạch tiêu hao nguyên vật liệu,
theo dõi quá trình xuất nhập nguyên vật liệu để tiến hành thanh lý và khai báo hải
quan. Phòng có nhiệm vụ cập nhật thường xuyên các văn bản và thủ tục mới của cục
hải quan.
Phòng IT: (Nguyễn Trọng Phát)
Có nhiệm vụ quản lý hệ thống mạng trong công ty.Sửa chữa một số lỗi kỹ thuật
của hệ thống mạng. Cài chương trình, phần mềm lảm việc trong công ty. Viết một số
chương trình làm việc tại công ty.
Các phòng sản xuất (xi mạ, đánh bóng, làm nguội, nhận đá, đúc, sáp, mài đá)
Đây là các phòng ban trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Các phòng có nhiệm vụ sản
xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, sản xuất đúng mẫu mã, đạt chất lượng mà
khách hàng yêu cầu. Và sản xuất theo chỉ tiêu công ty đề ra.
Phòng kế hoạch: (Trần Thị Dự)
Có nhiệm vụ tiếp nhận đơn đặt hàng, lên kế hoạch sản xuất, phân loại đơn hàng
theo ngày tháng và báo cáo về phòng kho để xem xét thành phẩm tồn kho, sản phẩm
dở dang và nguyên vật liệu cần thiết cho mỗi đơn đặt hàng. Tiếp đó phải theo dõi từng
bộ phận sản xuất còn tồn ở bộ phận nào để đưa ra cách giải quyết tối ưu, tránh tình
trạng không mong muốn.
1.2.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán:
Kế Toán Trưởng
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 11
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Kế toán tiền lương
Kế toán giá
thành
Kế toán TSCĐ kho NVL CCDC
Kế toán thanh toán
Sơ đồ 1.3: tổ chức bộ máy kế toán
Giải thích quy trình:
Kế toán trưởng: (Chu Văn Đức)
Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra công việc của kế toán viên. Hướng
dẫn thực hiện các nguyên tắc kế toán, quản lý kinh tế, kiểm tra toàn bộ công tác hạch
toán, theo dỗi tình hình biến động tài chính.
Là người chịu trách nhiệm về việc xây dựng các kế hoạch tài chính, theo dõi các
tài khoản sử dụng, kịp thời xử lý và thực hiện các chỉ tiêu tài chính.
Ngoài ra, kế toán trưởng kiêm luôn nhiệm vụ của kế toán tổng hợp: tổng hợp,
kiểm tra, đối chiếu các số liệu để tính toán trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh và
báo cáo kế toán cuối mỗi kỳ.
Kế toán thanh toán: (Nguyễn Thị Thiên Thanh)
Ghi chép, định khoàn thu chi, xử lý các khoản thanh toán, tổ chức ghi chép phản
ánh tổng hợp số liệu về số lượng thời gian, theo dõi các khoản tạm ứng, thanh toán
tiền tạm ứng.
Kế toán giá thành: (Nguyễn Hồng Duy)
Tập hợp chi phí sản xuất, kiểm tra sản phẩm dở dang tồn các phòng và tính giá
thành sản phẩm. Xác định giá vốn, giá bán và doanh thu thu được.
Kế toán tiền lương: (Đặng Thị Minh Nguyệt)
Thực hiện việc lập bảng tính, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho các nhân
viên trong công ty.
Kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
(Nguyễn Thụy Lâm Phượng)
Theo dõi kiểm tra tình hình nhập kho, tồn kho, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
tài sản cố định. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ, tính khấu hao tài sản cố định phản
ánh các tài khoản có liên quan.
1.2.3 Các quy định chung trong lao động của công ty:
1.2.3.1 Qui định làm việc:
• Đối với cán bộ nhân viên:
Thời gian làm việc: 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần, làm việc từ thứ 2 đến thứ 7.
Giờ làm việc trong ngày: từ 8h00 đến 17h00
Tất cả cán bộ nhân viên khi đến và ra khỏi công ty đều phải sử dụng hệ thống
chấm công tự động.
Khi đi ra ngoài làm việc phải có phiếu công tác được trưởng bộ phận xác nhận.
• Đối với công nhân:
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 12
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Ra vào ca phải bấm thẻ.
Giờ nghỉ trưa và lúc ra ca hết giờ làm việc phải tuân thủ chế độ rà soát của bộ
phận an ninh trong công ty.
1.2.3.2 Quy định về vệ sinh lao động:
Trong giờ làm việc, công nhân viên phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động,
phương tiện dụng cụ đã được Công Ty cấp phát trong thời gian làm việc.
Toàn thể công nhân viên phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng nơi làm việc của
mình gồm:
- Vệ sinh công nghiệp chung toàn Công Ty.
- Các thiết bị do mình phụ trách phải được kiểm tra định kỳ do Công Ty quy định.
Công nhân viên phải giữ gìn sạch sẽ và nhắc mọi người giữ sạch sẽ nơi làm việc,
ăn uống và nơi vệ sinh công cộng.
Công nhân viên phải tham gia chương trình chống dịch bệnh và khám sức khoẻ
định kỳ hàng năm do Công Ty tổ chức.
Công Ty chỉ cho phép công nhân viên vào Công Ty làm việc với trạng thái cơ thể
tâm lý bình thường. Nhà quản lý có thể buộc công nhân viên ngừng việc khi phát hiện
công nhân viên có sử dụng chất kích thích như: ma tuý, rượu, bia,…
Những công nhân viên vận hành máy móc thiết bị khi cơ thể tâm lý bình thường.
Trong khi làm việc hoặc vận hành máy, nếu công nhân viên cảm thấy cơ thể không
bình thường có thể dẫn đến tai nạn lao động thì phải ngưng việc ngay và báo cho nhà
quản lý giải quyết kịp thời.
1.2.3.3 Quy định về an toàn điện:
Chỉ những nhân viên đã được huấn luyện về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn về điện
mới được sửa chữa, lắp đặt, đóng mở thiết bị điện.
Khi làm việc và sửa chữa, phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đủ trang thiết bị
bảo hộ.
Không được cắt điện ở cầu dao tồng, bố trí điện nếu chưa được sự cho phép.
Không được dùng các vật liệu có tham số kỹ thuật khác thiết kế để thay thế khi
sửa chữa.
Khi sửa điện, cần ngắt điện ở cầu dao tổng, phải có biển báo (cấm móc điện, đang
sửa chữa) hoặc có người trực ở cầu dao tổng.
1.2.3.4 Quy định về phòng cháy chữa cháy:
Để đảm bảo an toàn tài sản tính mạng của công nhân viên trong công ty: nghiêm
cấm sử dụng củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất và nơi cấm lửa, cấm câu
móc sử dụng điện tuỳ tiện, tránh dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm, cấm dùng dây
bạc, dây đồng thay cầu trì, cấm để các chất dễ cháy gần cầu trì, táp lô điện và đường
dẫn điện…
Khi hết giờ làm việc các phòng ban phải kiểm tra tắt hết đèn, quạt, máy lạnh, thiết
bị điện thuộc phòng ban của mình…khi ra về bảo vệ là người kiểm tra và ghi nhận tình
trạng hàng ngày và ghi rõ ràng vào sổ trực ca hàng ngày.
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 13
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Đối với tất cả các chất dễ bắt lửa đặc biệt là các chất dễ cháy như xăng, dầu,
giấy…phải được để cách xa nguồn điện, cách xa các thiết bị máy móc sử dụng điện,
nhiên liệu, không được đặt, để hoặc đổ các loại vật tư, vật liệu đè lên đường điện hoặc
đường cung cấp nguyên liệu trong khu vực sản xuất.
Bộ phận phụ trách phòng cháy chữa cháy của công ty phải thường xuyên kiểm tra
các thiết bị chữa cháy để xác định chất lượng, tình trạng và kịp thời báo cáo cho với
ban tổng giám đốc để sửa chữa hoặc bổ sung kịp thời. Tiêu lệnh chữa cháy phải được
dán hoặc đặt để đúng nơi quy định, gần vị trí đặt thiết bị chữa cháy và dễ dàng nhìn
thấy.
1.3 Tổ chức công tác kế toán công ty TNHH Pranda Việt Nam:
1.3.1 Các phương pháp kế toán đơn vị áp dụng:
• Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006-QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính.
• Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 năm tài chính
• Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc.
• Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ và lập báo cáo là Việt Nam Đồng (VND).
• Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng bằng các đồng tiền khác như USD, BATH
Thailand, EURO đều được chuyển sang đồng VND theo tỷ giá hạch toán (tỷ giá
thanh toán bình quân liên ngân hàng)
• Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
• Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
• Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
1.3.2 Hình thức ghi sổ kế toán:
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức “ nhật ký chung ” , các nhân viên kế toán
cần định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Ưu điểm của hình thức này là dễ hiểu, rõ
ràng, dễ phát hiện ra sai lầm khi sai sót và cũng dễ điều chỉnh.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ chi tiết
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Bảng cân đối số phát sinh
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 14
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ Nhật ký đặc biệt
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh
và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký chung để
ghi sổ theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra.
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 15
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung.
Sau đó từ sổ nhật ký chung chuyển từng số liệu để ghi vào sổ cái theo các tài
khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi
vào sổ kế toán chi tiết liên quan.
Sổ nhật ký đặc biệt là một phần của sổ nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh cùng loại:
Khi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt thì không
phản vào sổ nhật ký chung.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát
sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp
chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc tổng số phát sinh bên nợ và tổng số phát sinh bên có trên bảng cân
đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh bên nợ và tổng số phát sinh bên có trên sổ
nhật ký chung cùng kỳ.
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 16
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 Mô tả quy trình thực tập và công việc thực tế tại công ty Pranda Việt Nam:
2.1.1 Quy trình thực tập:
Trong thời gian thực tập ở bộ phận kế toán tại công ty, em được quan sát và tìm
hiểu về công việc của kế toán thuế như sau:
- Tập hợp các hóa đơn, chứng từ gốc liên quan đến hoạt động hàng ngày của doanh
nghiệp.
- Hàng tháng: làm báo cáo thuế cho tất cả các loại thuế mà công ty áp dụng (thuế
GTGT, TNCN…).
- Hàng quý: làm báo cáo quý cho thuế GTGT, TNDN, TNCN, báo cáo sử dụng hóa đơn.
- Cuối năm: làm báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN. Theo
dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
Sơ đồ quy trình công việc báo cáo thuế:
Hóa đơn, chứng từ gốc
Kế toán
Nhập vào phần mềm hỗ trợ kê khai
Xử lý số liệu
và kết xuất tờ khai
Gửi tờ khai thuế
qua mạng
Tra cứu tờ khai
Nộp thuế
Sơ đồ 2.1: Quy trình công việc báo cáo thuế
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 17
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Giải thích quy trình:
Cuối tháng kế toán tập hợp hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và hóa đơn giá trị gia
tăng đầu ra, sắp xếp hóa đơn theo thứ tự ngày tháng. Tiếp theo tiến hành nhập vào
phần mềm hỗ trợ kê khai: hóa đơn đầu vào nhập vào bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng
hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT), và hóa đơn bán ra nhập vào bảng kê hóa
đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT). Các số liệu nhập trong
hai bảng kê trên sẽ thể hiện trên tờ khai thuế giá trị gia tăng (mẫu 01/GTGT).
Khi nhập xong, kế toán kết xuất tờ khai thành tệp PDF và lưu file. Sau đó chọn tờ
khai và bảng kê cần gửi, ký bằng chữ ký số. Tiếp theo gửi tờ khai thuế qua mạng, đồng
thời hệ thống sẽ thông báo gửi thành công và tự động gửi mail thông báo tới người nộp
thuế. Cuối cùng là tra cứu tờ khai nhằm kiểm tra tờ khai, bảng kê đã nộp, hoặc thay
đổi một số thông tin về doanh nghiệp.
Nếu có phát sinh thuế phải nộp trong tháng, kế toán phải đến kho bạc hoặc đến
ngân hàng chuyển khoản nộp thuế vào ngân sách Nhà Nước.
2.1.2 Công việc tìm hiểu được về thực tế:
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Pranda Việt Nam, em đã có điều kiện
được học rất nhiều kiến thức từ những công việc mà em được quan sát trong môi
trường thực tế, một số vấn đề mà trong lý thuyết chưa đề cập đến.
Kế toán thuế đòi hỏi phải thực hiện việc ghi chép, tính toán số liệu một cách chính
xác, cẩn thận, tỉ mỉ, không được sai sót…Ngoài ra để tránh trường hợp gây ra hậu quả
không tốt cho công ty,kế toán phải luôn cập nhật kịp thời những thông tư mới về thuế.
Từ đó hoàn thành tốt công việc cùa một nhân viên kế toán thuế.
2.2 Học hỏi và viết báo cáo nghiệp vụ chuyên môn tại công ty TNHH Pranda Việt
Nam:
2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Doanh thu hàng bán nội địa được ghi nhận dựa trên hoá đơn GTGT, còn doanh
thu hàng xuất khẩu được ghi nhận dựa trên Commercial invoice.
Trong trường hợp bán hàng thu bằng các đồng tiền khác như USD, BATH
Thailand, EURO, khi ghi nhận doanh thu thì kế toán sẽ quy đổi ra đồng VND theo tỷ
giá hạch toán (tỷ giá thanh toán bình quân liên ngân hàng).
Đối với hàng hoá nhận gia công thì kế toán ghi nhận doanh thu chính là số tiền gia
công thực tế được hưởng.
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 18
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Đối với sản phẩm xuất khẩu thì doanh thu được ghi nhận là tổng giá thanh toán
(bao gồm thuế xuất khẩu).
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 51111 –Hàng hóa xuất trong nước
Tài khoản 51112 –Hàng hóa xuất khẩu
Tài khoản 51137 – Thu phí ủy thác xuất
Tài khoản 51139 – Thu khác
Chứng từ sử dụng:
Hợp đồng mua bán.
Đơn đặt hàng, giấy đề nghị xuất kho, giấy giao hàng.
Giấy kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Hóa đơn giá trị gia tăng.
Phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng.
Bộ chứng từ xuất khẩu gồm: Commercial Invoice, Packing list, Bill of lading, tờ
khai hàng hóa xuất khẩu và bảng kê chi tiết.
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 01/2014 tại công ty:
Ngày 03/01/2014, căn cứ vào Commercial invoice số 000088, công ty xuất khẩu
một lô hàng nữ trang bằng vàng gắn đá các loại trị giá 79.461,85 USD x 20.730 đ, thuế
xuất khẩu 0% , kế toán phản ánh:
Nợ 1311: 1.647.244.151
Có 51112: 1.647.244.151
……………
Ngày 25/02/2014, Căn cứ vào Hợp đồng uỷ thác số 03/TP – ĐT/2014 – nữ trang
bằng bạc gắn đá các loại trị giá 46.505,60USD x 20.810 đ, theo HĐ 0377:
Nợ 1311: 967.781.536
Có 51112: 967.781.536
……………
Ngày 27/03/2014 Căn cứ vào Commercial invoice số 000108, công ty xuất khẩu
một lô hàng nữ trang bằng vàng gắn đá các loại trị giá 62.341,21USD x 20.800 đ, thuế
xuất khẩu 0%, kế toán phản ánh:
Nợ 1311: 1.296.697.168
Có 51112: 1.296.697.168
Ngày 29/03/2014 phí uỷ thác xuất khẩu theo Hợp đồng uỷ thác số 01/14/TA – XN4,
trị giá: 257,775 USD x 20.800đ, theo hóa đơn số 420.
Nợ 1311: 5.897.892
Có 51137: 5.361.720
Có 33311: 536.172
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 19
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Ngày 31/03/2014 kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng hóa sang TK 911 “Xác
định kết quả kinh doanh”
Nợ 51112: 18.055.826.453
Nợ 51137: 5.361.720
Nợ 51139: 181.818
Có 911: 18.061.369.991
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 20
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
CÔNG TY TNHH PRANDA VN
Số 16, đường 2A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511
Tên Tài khoản : Doanh thu bán hàng hóa
Từ ngày 01/01/2014 – đến ngày 31/03/2014
ĐVT: VND
Ngày Số chứng từ Diễn giải
TK Đối
ứng
Nợ Có
Số dư đầu kỳ
03/01/2014 INV 000088
Xuất khẩu nữ trang bằng vàng
gắn đá các loại.
131 1.647.244.151
……
25/02/2014 0000377
HĐUT số 03/TP – ĐT/2014 –
nữ trang bằng bạc gắn đá các
loại.
131 967.781.536
……….
27/03/2014 INV 000108
Xuất khẩu nữ trang bằng vàng
gắn đá các loại.
131 1.296.697.168
29/03/2014 0000420
phí uỷ thác XK theo HĐUT số
01/14/TA – XN4.
131 5.361.720
……
31/03/2014 CE201403RC
Kết chuyển doanh thu bán
hàng hóa.
911 18.061.369.991
Tổng cộng số phát sinh 18.061.369.991 18.061.369.991
Tổng cộng phát sinh lũy kế 18.061.369.991 18.061.369.991
Số dư cuối kỳ
Kế Toán Trưởng Tổng Giám Đốc
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 21
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
2.2.2 Kế toán Doanh thu hoạt động tài chính:
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính được công ty ghi nhận theo nguyên tắc là tiền lãi,
lãi tỷ giá hối đoái và các khoản thu nhập hoạt động tài chính khác được xác định chắc
chắn.
Doanh thu mà Công ty thu được là từ những chênh lệch về tỷ giá và lãi từ tiền gửi
ngân hàng. Cuối tháng kế toán phải liên hệ với các ngân hàng để lấy sổ phụ tài khoản
ngân hàng để về đối chiếu và bổ sung các nghiệp vụ phát sinh còn thiếu. Trong đó có
tiền lãi ngân hàng. Lãi ngân hàng được xem là doanh thu hoạt động tài chính và được
hạch toán vào tài khoản 515, cuối tháng kết chuyển vào tài khoản 911 để xác định kết
quả kinh doanh.
Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh tình hình doanh thu hoạt động tài chính Kế toán của Công ty sử dụng
các tài khoản sau:
Tài khoản 5151 – Lãi tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 5154 – Lãi chênh lệch tỷ giá
Chứng từ sử dụng:
Đề theo dõi Doanh thu hoạt động tài chính thì Công ty căn cứ vào các chứng từ cơ
bản sau:
Phiếu thu.
Giấy báo Có của ngân hàng.
Chứng từ gốc kèm các hóa đơn có liên quan.
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 01/2014 tại công ty:
……………
Ngày 25/01/2014 thu lãi tiền gửi tháng 01/2014: 0.96 USD x 20.950 đ.
Nợ 1122: 20.112
Có 5151: 20.112
…………
Ngày 25/02/2014, thu lãi tiền gửi tháng 02/2014: 4,43 USD x 20.810 đ.
Nợ 1122: 92.188
Có 5151: 92.188
……….
Ngày 18/03/2014, lãi tỷ giá do khách hàng Petite co.,ltd thanh toán tiền theo hóa
đơn 2084, số tiền 1.728.000 đ.
Nợ 1122: 1.728.000
Có 5154: 1.728.000
Ngày 29/03/2014, thu lãi tiền gửi tháng 03/2014: 474.185 đ.
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 22
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
Nợ 1121: 474.185
Có 5151: 474.185
Ngày 31/03/2014 kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh”
Nợ 5151: 1.953.043
Nợ 5154: 1.728.000
Có 911: 3.681.043
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 23
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
CÔNG TY TNHH PRANDA VN
Số 16, đường 2A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 515
Tên Tài khoản : Doanh thu hoạt động tài chính
Từ ngày 01/01/2014 – đến ngày 31/03/2014
ĐVT: VND
Ngày Số chứng từ Diễn giải
TK Đối
ứng
Nợ Có
Số dư đầu kỳ
…………
25/01/2014 000T512004
Thu lãi tiền gửi T 01/2014: 0.96
USD x 20.950 đ.
112 20.112
…………
25/02/2014 000T512011
Thu lãi tiền gửi T 02/2014: 4,43
USD x 20.810 đ.
112 92.188
…………
18/03/2014 T212SG036 Lãi chênh lệch tỷ giá. 112 1.728.000
29/03/2014 000T512023
Thu lãi tiền gửi tháng 03/2014:
474.185 đ.
112 474.185
31/03/2014 CE201403RC Kết chuyển lãi 911 3.681.043
Tổng cộng số phát sinh 3.681.043 3.681.043
Tổng cộng phát sinh lũy kế 3.681.043 3.681.043
Số dư cuối kỳ
Kế Toán Trưởng Tổng Giám Đốc
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 24
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh hàng nữ trang vàng, bạc. Nhưng mẫu mã sản
xuất của công ty đều do công ty mẹ cung cấp là chủ yếu, làm theo yêu cầu và đơn đặt
hàng của hội đồng sáng lập. Vì vậy, trong Công ty không phát sinh điều chỉnh các
khoản giảm trừ doanh thu.
2.2.4 Kế toán các khoản thu nhập khác:
Đặc điểm thu nhập khác:
Thu nhập khác là các khoản thu nhập phát sinh ngoài hoạt động tạo ra doanh thu
của công ty.
Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh tình hình thu nhập khác Kế toán của Công ty sử dụng tài khoản sau:
Tài khoản 7118 – Các khoản thu nhập khác
Chứng từ sử dụng:
Biên bản vi phạm hợp đồng.
Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 01/2014 tại công ty:
…………….
Ngày 20/03/2014 thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, số tiền:
6.000.000 đ.
Nợ 1121: 6.000.000
Có 7118: 6.000.000
Ngày 31/03/2014 kế toán kết chuyển thu nhập khác sang TK 911 “Xác định kết
quả kinh doanh”
Nợ 7118: 6.000.000
Có 911: 6.000.000
SVTT: Hoàng Thị Mộng Thu Trang 25