Một số phương pháp giúp học tốt hóa học 8
A-Tính theo phương trình hóa học:
I. Phương pháp chung :
Để giải được các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 yêu cầu học sinh phải nắm các nội
dung:
• Chuyển đổi giữa khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất
• Viết đầy đủ chính xác phương trình hoá học xảy ra.
• Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
• Chuyển đổi số mol thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích chất khí ở đktc ( V= n.22,4).
II. Một số dạng bài tập:
1. Bài toán dựa vào số mol tính khối lượng hoặc thể tích chất tham gia( hoặc chất tạo thành)
a. Cơ sở lí thuyết:
- Tìm số mol chất đề bài cho: n = mM hoặc n = v22,4
- Lập phương trình hoá học
- Dựa vào tỉ lệ các chất có trong phương trình tìm ra số mol chất cần tìm
- Chuyển đổi ra số gam hoặc thể tích chất cần tìm .
b. Bài tập vận dụng:
Ví dụ : Cho 6,5 gam Zn tác dụng với axit clohiđric .Tính :
a. Thể tích khí hiđro thu được sau phản ứng(đktc)?
b. Khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng?
Bài giải
- n
Zn
= mM = 6,565 = 0.1 mol
- PTHH : Zn + 2HCl → ZnCl
2
+ H
2
1 mol 2 mol 1 mol
0,1 mol x ? mol y ? mol
Theo phương trình phản ứng, ta tính được:
x= 0,2 mol và y = 0,1 mol
- Vậy thể tích khí hiđro : V = n.22,4 = 0,1. 22,4 = 2,24 lít
- Khối lượng axit clohiđric : m = nM = 0,2.36,5 = 7,3 gam
2. Tìm chất dư trong phản ứng
a. Cơ sở lí thuyết :
Trong trường hợp bài toán cho biết lượng cả 2 chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong
2 chất tham gia sẽ có một chất phản ứng hết, chất còn lại có thể hết hoặc dư sau khi phản ứng kết thúc.
Do đó phải tìm xem trong 2 chất tham gia phản ứng chất nào phản ứng hết.
Giả sử có PTPU: aA + bB → cC + dD
Lập tỉ số: nAa và nBb
Trong đó n
A
: số mol chất A theo đề bài
n
B
: số mol chất B theo đề bài
So sánh 2 tỉ số : - nếu nAa > nBb : Chất A hết, chất B dư
- nếu nAa < nBb : Chất B hết, chất A dư.
Tính các lượng chất theo chất phản ứng hết
b. Bài tập vận dụng
Ví dụ: Đốt cháy 6,2 gam Photpho trong bình chứa 6,72 lít khí Oxi ở đktc. Hãy cho biết sau khi cháy
a. Photpho hay oxi chất nào còn dư ?
b. Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu gam ?
Giải:
a. Xác định chất dư
n
P
= mM = 6,231 = 0,2 mol
n
O2
= v22,4 = 6,7222,4 = 0,3mol
PTHH: 4P + 5O
2
→to 2P
2
O
5
Lập tỉ lệ : 0,24 = 0,5 < 0,35 = 0,6
Sau phản ứng Oxi dư, nên sẽ tính toán theo lượng chất đã dùng hết là 0,2 mol P
b. Chất được tạo thành : P
2
O
5
Theo phương trình hoá học : 4P + 5O
2
→to 2P
2
O
5
4 mol 2 mol
0,2 mol x?mol
Suy ra: x = 0,1 mol.
Khối lượng P
2
O
5
: m = n.M = 0,1 . 152 = 15,2 gam
3. Bài tập tính hiệu suất của phản ứng
a. Cơ sở lí thuyết :
Trong thực tế, một phản ứng hoá học xảy ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, chất xúc
tác làm cho chất tham gia phản ứng không tác dụng hết, nghĩa là hiệu suất dưới 100%. Hiệu suất của
phản ứng được tính theo một trong 2 cách sau:
Cách 1. Hiệu suất phản ứng liên quan đến khối lượng sản phẩm :
H% =
Cách 2. Hiệu suất phản ứng liên quanđến chất tham gia:
H% =
Chú ý: - Khối lượng thực tế là khối lượng đề bài cho
- Khối lượng lý thuyết là khối lượng tính theo phương trình
b. Bài tập vận dụng
Ví dụ: Nung 150 kg CaCO
3
thu được 67,2 kg CaO. Tính hiệu suất phản ứng.
Bài giải
Phương trình hoá học : CaCO
3
→to CaO + CO
2
100 kg 56 kg
150 kg x ? kg
Khối lượng CaO thu được ( theo lý thuyết) : x = 150 .56100 = 84 kg
Hiệu suất phản ứng : H = 67,284 . 100% = 80%
B- Bí quyết cân bằng phương trình hóa học:
I -Một số bí quyết 1:
1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:
Phương pháp này khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới
dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5
Ta viết: P + O –> P2O5
Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:
2P + 5O –> P2O5
Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử. Do đó nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi
tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân
tử P2O5.
Do đó ta có: 4P + 5O2 –> 2P2O5
2. Phương pháp hóa trị tác dụng:
Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và
tạo thành trong PUHH.
Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:
+ Xác định hóa trị tác dụng:
II – I III – II II-II III – I
BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3
Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:
II – I – III – II – II – II – III – I
Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:
BSCNN(1, 2, 3) = 6
+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6
Thay vào phản ứng:
3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3
Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên
tố thường gặp.
3. Phương pháp dùng hệ số phân số:
Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số
sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ
số.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5
+ Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 –> P2O5
+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây ta nhân 2.
2.2P + 2.5/2O2 –> 2P2O5
hay 4P + 5O2 –> 2P2O5
4. Phương pháp “chẵn – lẻ”:
Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử
nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử
của nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử của nguyên tố đó còn lẻ
thì phải nhân đôi.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2
Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong
Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.
2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 -> 11O2
Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:
4FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2
5. Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất:
Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.
Ví dụ: Cu + HNO3 –>Cu(NO3)2 + NO + H2O
Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxi, ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái có 3. Bội số chung nhỏ
nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO3 là 24 /3 = 8
Ta có 8HNO3 –> 4H2O –> 2NO (Vì số nguyên tử N ở vế trái chẵn)
3Cu(NO3)2 –> 3Cu
Vậy phản ứng cân bằng là:
3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
6. Phương pháp cân bằng theo “nguyên tố tiêu biểu”:
Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có đặc điểm sau:
+ Có mặt ít nhất trong các chất ở phản ứng đó.
+ Liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất trong phản ứng.
+ Chưa cân bằng về nguyên tử ở hai vế.
Phương pháp cân bằng này tiến hành qua ba bước:
a. Chọn nguyên tố tiêu biểu.
b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu.
c. Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng KMnO4 + HCl –> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
a. Chọn nguyên tố tiêu biểu: O
b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu: KMnO4 –> 4H2O
c. Cân bằng các nguyên tố khác:
+ Cân bằng H: 4H2O –> 8HCl
+ Cân bằng Cl: 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2
Ta được:
KMnO4 + 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2 + 4H2O
Sau cùng nhân tất cả hệ số với mẫu số chung ta có:
2KMnO4 + 16HCl –> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
7. Phương pháp cân bằng theo trình tự kim loại – phi kim:
Theo phương pháp này đầu tiên cân bằng số nguyên tử kim loại, đến phi kim và cuối cùng là H. Sau
đó đưa các hệ số đã biết để cân bằng nguyên tử O.
Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng NH3 + O2 –> NO + H2O
Ta thấy, phản ứng này không có kim loại, nguyên tử phi kim N đã cân bằng, nên ta cân bằng luôn H:
2NH3 –> 3H2O (Tính BSCNN, sau đó lấy BSCNN chia cho các chỉ số để được các hệ số)
+ Cân bằng N: 2NH3 –> 2NO
+ Cân bằng O và thay vào ta có:
2NH3 + 5/2O2 –> 2NO + 3H2O
Cuối cùng nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất ta được:
4NH3 + 5O2 –> 4NO + 6H2O
Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng CuFeS2 + O2 –> CuO + Fe2O3 + SO2
Tương tự như trên, do nguyên tử Cu đã cân bằng, đầu tiên ta cân bằng Fe, tiếp theo cân bằng theo
thứ tự
Cu –> S –> O rồi nhân đôi các hệ số ta có kết quả:
4CuFeS2 + 13O2 –> 4CuO + 2Fe2O3 + 8SO2
8. Phương pháp xuất phát từ bản chất hóa học của phản ứng:
Phương pháp này lập luận dựa vào bản chất của phản ứng để cân bằng.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng Fe2O3 + CO –> Fe + CO2
Theo phản ứng trên, khi CO bị oxi hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxi. Trong phân tử Fe2O3 có 3
nguyên tử oxi, như vậy đủ để biến 3 phân tử CO thành 3 phân tử CO2. Do đó ta cần đặt hệ số 3 trước
công thức CO và CO2 sau đó đặt hệ số 2 trước Fe:
Fe2O3 + 3CO –> 2Fe + 3CO2
9. Phương pháp cân bằng phản ứng cháy của chất hữu cơ:
a. Phản ứng cháy của hidrocacbon:
Nên cân bằng theo trình tự sau:
- Cân bằng số nguyên tử H. Lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia cho 2, nếu kết quả lẻ thì nhân đôi
phân tử hidrocacbon, nếu chẵn thì để nguyên.
- Cân bằng số nguyên tử C.
- Cân bằng số nguyên tử O.
b. Phản ứng cháy của hợp chất chứa O.
Cân bằng theo trình tự sau:
- Cân bằng số nguyên tử C.
- Cân bằng số nguyên tử H.
- Cân bằng số nguyên tử O bằng cách tính số nguyên tử O ở vế phải rồi trừ đi số nguyên tử O có trong
hợp chất. Kết quả thu được đem chia đôi sẽ ra hệ số của phân tử O2. Nếu hệ số đó lẻ thì nhân đôi cả 2 vế
của PT để khử mẫu số.
10. Phương pháp cân bằng electron:
Đây là phương pháp cân bằng áp dụng cho các phản ứng oxi hóa khử. Bản chất của phương trình này
dựa trênm nguyên tắc Trong một phản ứng oxi hóa – khử, số electron do chất khử nhường phải bằng số
electron do chất oxi hóa thu.
Việc cân bằng qua ba bước:
a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.
b. Lập thăng bằng electron.
c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.
Ví dụ. Cân bằng phản ứng:
FeS + HNO3 –> Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O
a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:
Fe+2 –> Fe+3
S-2 –> S+6
N+5 –> N+1
(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)
b. Lập thăng bằng electron:
Fe+2 –> Fe+3 + 1e
S-2 –> S+6 + 8e
FeS –> Fe+3 + S+6 + 9e
2N+5 + 8e –> 2N+1
–> Có 8FeS và 9N2O.
c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:
8FeS + 42HNO3 –> 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O
Ví dụ 2. Phản ứng trong dung dịch bazo:
NaCrO2 + Br2 + NaOH –> Na2CrO4 + NaBr
CrO2- + 4OH- –> CrO42- + 2H2O + 3e x2
Br2 + 2e –> 2Br- x3
Phương trình ion:
2CrO2- + 8OH- + 3Br2 –> 2CrO42- + 6Br- + 4H2O
Phương trình phản ứng phân tử:
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH –> 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
Ví dụ 3. Phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:
KMnO4 + K2SO3 + H2O –> MnO2 + K2SO4
MnO4- + 3e + 2H2O –> MnO2 + 4OH- x2
SO32- + H2O –> SO42- + 2H+ + 2e x3
Phương trình ion:
2MnO4- + H2O + 3SO32- –> 2MnO2 + 2OH- + 3SO42-
Phương trình phản ứng phân tử:
2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O –> 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH
11. Phương pháp cân bằng đại số:
Dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học. Ta xem hệ số là
các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan giữa các nguyên tử của các
nguyên tố theo định luật bảo toàn khối lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ
phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân
tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng:
Cu + HNO3 –> Cu(NO3)2 + NO + H2O
Gọi các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta có:
aCu + bHNO3 –> cCu(NO3)2 + dNO + eH2O
+ Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)
+ Xét số nguyên tử H: b = 2e (2)
+ Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3)
+ Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)
Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:
Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình (4):
3b = 6c + b – 2c + b/2
=> b = 8c/3
Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương trình hoá học
là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4
Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:
3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Ở ví dụ trên trong phương trình hoá học có 5 chất (Cu, HNO3, Cu(NO3)2, NO, H2O) và 4 nguyên tố
(Cu, H, N, O) khi lập hệ phương trình đại số để cân bằng ta được một hệ 4 phương trình với 5 ẩn số.
Hay nói một cách tổng quát, ta có n ẩn số và (n – 1) phương trình.
Ghi nhớ: khi lập một hệ phương trình đại số để cân bằng một phương trình hoá học, nếu có bao
nhiêu chất trong phương trình hoá học thì có bấy nhiêu ẩn số và nếu có bao nhiêu nguyên tố tạo nên các
hợp chất đó thì có bấy nhiêu phương trình.
II- Một số phương pháp 2:
1.Phương pháp cân bằng điện tử
Để thực hiện phương pháp cân bằng điện tử, bạn cần làm các bước sau:
+ Viết phương trình phản ứng xảy ra có mặt đầy đủ các chất và sản phẩm
+ Tính số oxi hóa của nguyên tố có số oxi hóa thay đổi
+ Viết phản ứng cho, nhận điện tử. Thêm hệ số thích hợp để số nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa
thay đổi hai bên bằng nhau.
+ Cân bằng số điện tử cho, nhận bằng cách thêm hệ số thích hợp.
+ Phối hợp các phản ứng cho, nhận điện tử; các hệ số cân bằng tìm được; và phản ứng lúc đầu để bổ
sung hệ số thích hợp vào phản ứng lúc đầu.
+ Cuối cùng cân bằng các nguyên tố còn lại (nếu có) như phản ứng trao đổi.
2.Phương pháp cân bằng ion – điện tử
Các bước cân bằng:
+ Viết phương trình phản ứng với đầy đủ tác chất, sản phẩm
+ Tính số oxi hóa của các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.
+ Viết dưới dạng ion chất nào phân ly được thành ion trong dung dịch. Chất nào không phân ly được
thành ion thì để nguyên dạng phân tử hay nguyên tử. Giữ lại những ion hay phân tử nào chứa nguyên tố
có số oxi hóa thay đổi.
+ Viết các phản ứng cho, phản ứng nhận điện tử. Thêm hệ số thích hợp để số nguyên tử của nguyên tố
có số oxi hóa thay đổi hai bên bằng nhau.
+ Cân bằng số điện tử cho, nhận. Xong rồi cộng vế với vế các phản ứng cho, phản ứng nhận điện tử.
+ Cân bằng điện tích. Điện tích hai bên phải bằng nhau. Nếu không bằng nhau thì thêm vào ion H+ hoặc
ion OH- tùy theo phản ứng được thực hiện trong môi trường axit hoặc bazơ.
+ Phối hợp hệ số của phản ứng ion vừa được cân bằng xong với phản ứng lúc đầu để bổ sung hệ số thích
hợp vào phản ứng lúc đầu.
+ Cân bằng các nguyên tố còn lại, nếu có, như phản ứng trao đổi.
VIẾT PHẢN ỨNG RỒI CÂN BẰNG SAO CHO CÁC HỆ SỐ Ở 2 VẾ BẰNG NHAU
3.Cân bằng theo phương pháp đại số
Thực hiện các bước sau:
+ Viết phương trình phản ứng xảy ra với đầy đủ tác chất, sản phẩm.
+ Đặt các hệ số bằng các chữ a, b, c, d, đứng trước các chất trong phản ứng.
+ Lập hệ phương trình toán học liên hệ giữa các hệ số này với nguyên tắc số nguyên tử của từng nguyên
tố bên tác chất và bên sản phẩm bằng nhau.
+ Giải hệ phương trình toán. Thường số phương trình toán lập được ít hơn một phương trình so với số
ẩn số. Sau đó, nếu cần, ta nhân tất cả nghiệm số tìm được với cùng một số thích hợp để các hệ số đều là
số nguyên.
Hy vọng rằng với các bước hướng dẫn trên đây, các em học sinh lớp 8 sẽ dễ dàng hơn trong việc học
môn Hóa. Và các bạn gia sư hóa 8 tại nhà sẽ có thêm phương pháp giảng dạy để học sinh của mình tiến
bộ hơn.
C- Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị:
I. Lý thuyết về CTHH
1. Công thức hóa học của đơn chất: A
x
• V i kim lo i và m t s phi kim tr ng thái r n thì x = 1. Ví d : Cu, Ag, Fe, Ca…
• V i các phi kim tr ng thái khí th ng thì x = 2. Vi d : O
2
; Cl
2
; H
2
; N
2
…
2. Công thức hóa học của hợp chất: A
x
B
y
C
z
D
t
…
3. Ý nghĩa của CTHH:
CTHH cho biết:
• Nguyên t nào t o ra ch t.
• S nguyên t c a m i nguyên t trong 1 phân t ch t.
• Phân t kh i c a ch t.
4. Quy tắc về hóa trị:
“ Trong công th c hóa h c, tích c a ch s và hóa tr c a nguyên t này b ng tích c a
ch s và hóa tr c a nguyên t kia”
a b
AxBy => a.x = b.y.
5. Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị:
Các b c th c hi n:
• Vi t CT d ng chung: A
x
B
y
.
• Áp d ng qui t c hóa tr: x.a = y.b
• Rút ra t l : xy = ba = b′a′ (t i gi n)
• Vi t CTHH.
II. Bài tập vận dụng
1. Bài tập mẫu:
L p CTHH cho các h p ch t:
a. Al và O
b. Ca và (OH)
c. NH
4
và NO
3
.
Gi i:
III II
a. CT d ng chung: Al
x
O
y
.
- Áp d ng qui t c v hóa tr, ta có: x.III = y.II
- Rút ra t l : xy = IIIII => x = 2; y = 3
- Suy ra CTHH: Al
2
O
3
II I
b. CT d ng chung: Ca
x
(OH)
y
.
- Áp d ng qui t c v hóa tr: x.II = y.I
- Rút ra t l : xy = III => x = 1; y = 2
- Suy ra CTHH: Ca(OH)2 (Ch s b ng 1 thì không ghi trên CTHH)
c. CT d ng chung: (NH
4
)
x
(NO
3
)
y
.
- Áp d ng qui t c v hóa tr: x.I = y.I
- Rút ra t l : xy = II => x = 1; y = 1
- Suy ra CTHH: NH
4
NO
3
2. Bài tập củng cố:
Bài 1: L p CTHH cho các h p ch t:
a. Cu(II) và Cl b. Al và (NO3) c. Ca và (PO4)
d. ( NH
4
) và (SO
4
) e. Mg và O g. Fe(III) và (SO
4
).
Bài 2: L p CTHH gi a s t có hóa tr t ng ng trong công th c FeCl2 v i nhóm (OH).
Bài 3: L p CTHH cho các h p ch t:
1. Al và (PO4) 2. Na và (SO4) 3. Fe (II) và Cl
4. K và (SO3) 5. Na và Cl 6. Zn và Br
7. Na và (PO4) 8. Ba và (HCO
3
) 9. Mg và (CO3)
10. K và (H
2
PO
4
) 11. Hg và (NO3) 12.Na và (HSO
4
)
Cách làm khác:
• Vi t CT d ng chung: AxBy.
• Tìm b i s chung nh nh t c a 2 hóa tr (a,b) = c
• Suy ra: x = c: a ; y = c:b
• Vi t CTHH.
Ví d : L p CTHH cho h p ch t: Al và O
Gi i:
III II
- CT d ng chung: Al
x
O
y
.
- BSCNN (3,2) = 6
- x = 6: 3 = 2; y = 6 : 2 =3.
- V y CTHH: Al2O3
Ghi chú: Có th l p nhanh m t CTHH
- Khi a = 1 ho c b = 1 ho c a = b = 1 => x = b ; y = a.
- Khi a, b không ph i là b i s c a nhau (a không chia h t cho b và ng c l i) thì x = b; y = a.
Ch ng h n: Trong ví d trên: 2 và 3 không ph i là b i s c a nhau => x = 2; y = 3 => CTHH: Al2O3.
D- Để học tốt hóa học 8:
I-Phương pháp 1:
Học các vấn đề lý thuyết của hóa học
Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận
dụng được các khái niệm - định luật một cách linh hoạt.
Với những bài học về các chất
Bao quát nội dụng cả bài trên cơ sở nắm vững từng phần:
Tên gọi:
Nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).
Lý tính:
Thông thường ta chu ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ
nóng chảy, …
Cấu tạo:
Biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức
cấu tạo cho từng loại hợp.
Hóa tính:
• Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ
để khái quát lên à tính chất chung cho loại hợp chất đó.
• Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản
ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào.
Điều chế:
• Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các
phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
• Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
Ứng dụng:
Nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
Giải bài tập hóa học
Các bài tập áp dụng :
Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững hóa tính - điều chế, kết hợp với cấu tạo, lý tính, chú ý các
hiện tượng hóa học xảy ra.
Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có
thể tác dụng được với những chất nào ?
Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch
cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ
cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu
hiệu.
Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa –
bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …
Trình tự giải bài toán hóa như thế nào
Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo
phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).
- Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra
phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
- Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)
- Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện
nếu có)
- Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
- Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản
của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.
Trên đây là những phương pháp mang tính khái quát. Những kinh nghiệm cụ thể đã được áp dụng
hiệu quả mong chờ đợi các bạn chia sẻ!
II- Phương pháp 2:
1. Tổng hợp công thức
Một việc làm mà nhiều bạn biết nhưng vẫn chưa chịu áp dụng đó là tổng hợp các công thức cũng như
phương trình để đảm bảo rằng bạn có thể nhớ tốt hết những gì đã học từ đầu năm đến giờ. Việc làm này
còn giúp bạn hệ thống lại được lượng kiến thức cũ và dễ dàng học bài. Khi bạn "may mắn" được xướng
tên lên kiểm tra bài cũ thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng vượt qua được những câu hỏi. Thật không khó
và chẳng mất nhiều thời gian, chỉ cần dành vài tiếng là bạn đã có được một bảng tổng hợp toàn bộ công
thức, phương trình và an tâm học bài rồi nhé!
2. Giải bài tập
Thường thì trên lớp thầy cô rất ít giải bài tập cho học sinh nên sau những quyển vở ghi lý thuyết bạn nên
tự giải hết phần bài tập củng cố kiến thức này. Chẳng cần phải quá cao siêu, chỉ cần những bài tập nhỏ
nhưng bạn đã phần nào nắm chắc được kiến thức cho bản thân rồi đấy. Nếu không giải được bài nào bạn
cứ mạnh dạn hỏi lại thầy cô vì thầy cô luôn khuyến khích học sinh thắc mắc và tự làm bài tập về nhà,
chắc chắn những bài tập khó sẽ được giải quyết nhanh chóng ngay thôi.
3. Đưa tay phát biểu
Bạn nên tranh thủ xung phong lên bảng giải bài tập cũng như ghi những công thức mới vì những lúc này
bạn sẽ được thầy cô quan tâm đặc biệt đấy. Những cái sai cũng như những cách giải mới đều được tiếp
thu. Chỗ nào thầy cô giảng không hiểu bạn cứ xung phong đứng lên hỏi lại, đừng im lặng vì chính sự im
lặng của bạn sẽ tạo cho thầy cô cảm giác rằng bạn đã hiểu bài và sẽ chuyển sang phần khác.
4. Tổ chức giờ truy bài
Nếu bạn là lớp trưởng thì hãy mạnh dạn phối hợp với cán sự bộ môn tổ chức cho các bạn làm bài tập
vào giờ truy bài. Cách làm này sẽ gúp cho những bạn trung bình, yếu nhanh chóng tiếp thu được những
cách giải và có thể chia sẻ cùng nhau những cách giải hay mà vẫn ghi trọn điểm. Quan trọng hơn hết là
bạn phải biết phối hợp linh động cùng bạn bè và sẵn sàng chia sẻ những cách giải bài tập hay và độc đáo
cũng như những dạng đề mà bạn tìm được qua mạng hay sách báo. Một khi bài tập đã được giải hết thì
bạn thật sự yên tâm.
5. Dụng cụ cần thiết
Học Hóa bạn nên chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết để phục vụ cho môn học này. Ngoài Bảng
tuần hoàn hóa học, cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương trình quan
trọng cũng khá cần thiết. Những phương trình nào khó nhớ bạn hãy ghi ra giấy và dán ở những nơi
bạn thường xem nhất, chắc chắn chỉ sau vài lần học và xem qua bạn sẽ dễ dàng nhớ ngay thôi.
Môn Hóa học không khó và khô khan như các bạn nghĩ, chỉ cần bạn yêu thích và đam mê nó thì bạn
sẽ dễ dàng vượt qua ngay thôi. Chúc các bạn luôn tự tin và học tập thật tốt môn Hóa.
E- Phương pháp giải bài tập hóa 8:
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, nội dung chương trình môn học, bài tập hoá học lớp 8 có
thể chia thành các loại sau:
+ Bài tập tính theo công thứchoá học
+ Bài tập tính theo phươngtrình hoá học
+ Bài tập về dung dịch
+ Bài tập về chất khí
+ Bài tập về nhận biết, điều chế và tách chất.
2. Các kiến thức học sinh phải nắm được :
- Các định luật:
• Định luật thành phần không đổi.
• Định luật bảo toàn khối lượng.
• Định luật Avôgadrô.
- Các khái niệm: Chất, nguyên tố, nguyên tử, phân tử, công thức hoá học, phản ứng hoá học, hoá trị, dung
dịch, độ tan, nồng độ dung dịch
- Các công thức tính : Số mol, khối lượng chất, nồng độ%, nồng độ mol/l…
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
A. BÀI TẬP TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC:
1. Tính % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất A
x
B
y
hoặc A
x
B
y
C
z
a. Cơ sở lí thuyết :
Cách giải : - Tìm khối lượng mol phân tử A
x
B
y
hoặc A
x
B
y
C
z
- Áp dụng công thức :
%A =(xM
A
/ M A
x
B
y
) x 100% ; %B = (y.M
B
/ M A
x
B
y
) x 100%
b. Bài tập vận dụng :
Đề bài : Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CaCO
3
Bài giải
- Tính khối lượng mol: MCaCO
3
= 40 + 12 + (16.3) = 100 (gam)
- Thành phần % về khối lượng các nguyên tố:
%Ca = (40/100) x 100% = 40 %
% C = (12/100) x 100% = 12 %
% O = ((3*16) / 100) x 100% = 48 % hoặc %O = 100- ( 40 + 12 )= 48%
2. Tính khối lượng của nguyên tố trong a (gam) hợp chất A
x
B
y
hoặc A
x
B
y
C
z
a. Cơ sở lí thuyết :
Cách giải : . Tìm khối lượng mol phân tử A
x
B
y
hoặc A
x
B
y
C
z
. áp dụng công thức :
m
A
= (xM
A
/ M A
x
B
y
) x a ; m
B
= (y.M
B
/ M A
x
B
y
) x a hoặc m
B
= a - m
A
b. Bài tập vận dụng :
Đề bài : Tính khối lượng của nguyên tố Na và nguyên tố O trong 50 gam Na
2
CO
3
Bài giải :
Tính khối lượng mol: M Na
2
CO
3
= 2. 23 + 12 + 16.3 = 106 gam
m
Na
= ((2*23)/106) x 50 = 21,69 gam
m
O
= ((3*16)/106) x 50 = 22,64 gam
3. Tìm công thức hóa học :
3.1. Bài tập tìm nguyên tố :
a. Cơ sở lí thuyết :
Dựa vào cơ sở lí thuyết, dữ kiện đề bài cho để tính khối lượng mol của nguyên tố từ đó xác định được
nguyên tố cần tìm.
b. Bài tập vận dụng :
Đề bài: Oxit của kim loại R ở mức hóa trị thấp chứa 22,56% Oxi và cũng của kim loại đó ở mức hóa trị
cao chứa 50,48% Oxi. Hãy xác định kim loại R.
Bài giải
Đặt công thức 2 oxit là R
2
O
x
và R
2
O
y.
Ta có tỉ lệ: 16x/2R = 22,56/77,44 (I)
16y/2R = 50,48/49,62 (II)
Từ (I) và (II)
=> x/y = 3,5
Biện luận : x = 1 → y= 3,5 ( loại )
x = 2 → y= 7
Hai oxit đó là RO và R
2
O
7
Trong phân tử RO , oxi chiếm 22,56% nên : 16/R = 22,56/77,44
Suy ra : R = 54,92 là Mn
3.2 . Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất vô cơ :
Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần % các nguyên tố hoặc tỉ lệ khối lượng
các nguyên tố:
a. Cơ sở lí thuyết :
- Nếu đề bài không cho dữ kiện M ( khối lượng mol )
. Gọi công thức cần tìm : A
x
B
y
hoặc A
x
B
y
C
z
( x, y, z nguyên dương)
. Tỉ lệ khối lượng các nguyên tố :
x : y : z = %A /M
A
: %B /M
B
: %C /M
C
hoặc = m
A
/M
A
: m
B
/M
B
: m
C
/M
C
= a : b : c ( tỉ lệ các số nguyên ,dương )
Công thức hóa học : A
a
B
b
C
c
- Nếu đề bài cho dữ kiện M
. Gọi công thức cần tìm : A
x
B
y
hoặc A
x
B
y
C
z
( x, y, z nguyên dương)
. Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố :
M
A
.x /%A = M
B
.y /%B = M
C
.z /%C = M A
x
B
y
C
z
/100
. Giải ra tìm x, y, z
Chú ý : - Nếu đề bài không cho dữ kiện M : Đặt tỉ lệ ngang
- Nếu đề bài có dữ kiện M : Đặt tỉ lệ dọc
b. Bài tập vận dụng :
Đề bài : Một hợp chất có thành phần % về khối lượng các nguyên tố : 70%Fe, 30%O .Hãy xác định
công thức hóa học của hợp chất đó.
Bài giải :
Chú ý: Đây là dạng bài không cho dữ kiện M
Gọi công thức hợp chất là : Fe
x
O
y
Ta có tỉ lệ : x : y = 70/56 : 30/16
= 1,25 : 1,875
= 1 : 1,5 = 2 : 3
Vậy công thức hợp chất : Fe
2
O
3
F- Một số lời khuyên của các học sinh giỏi hóa:
1-Anh Hồ Quang Khải:
“Chàng trai Bạc” Olympic Hóa học quốc tế chia sẻ về bí quyết học tập của mình: “Em học tập theo
cảm hứng, nhiều lúc em cũng bỏ bẵng sách vở một thời gian khá lâu. Tuy nhiên, để lúc nào cũng có
thể nhớ và học lại kiến thức, em thường ghi lại những thông tin quan trọng vào quyển sổ nhỏ luôn
mang bên mình để có thể học ở mọi nơi. Trong quá trình theo học môn Hóa, thời gian học tập với
các thầy trên lớp không được nhiều, nên những lúc ở nhà, em thường tìm thêm các tài liệu và bài học
trên mạng. Các bài tập trên mạng giúp cho em bổ sung được nhiều kiến thức vì sự phong phú và đa
dạng, phù hợp với trình độ của mình, thậm chí là khó hơn.”
Khải lý giải, sở dĩ em đam mê với môn Hóa học vì đây là một môn khoa học của cuộc sống, nó giúp
chúng ta tìm hiểu được quy chế hoạt động của mọi vật xung quanh mình. Học môn Hóa đòi hỏi phải
có kiến thức Toán và Lý, điều đó giúp Khải có thể phát triển kiến thức đồng đều cả ba môn.
Khải cũng cho hay, để đạt được thành tích tốt trong kỳ thi đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện, trau
dồi kiến thức lâu dài chứ không phải học nhồi nhét, dồn dập. Ngay cả những lúc học tập trên mạng,
em cũng có thể kết hợp vui chơi, giải trí theo ý mình muốn và tạo tâm lý thoải mái trong lúc học tập.
Trước những ngày thi, Khải vẫn thường dành thời gian cho việc vui chơi để có được tinh thần tốt
nhất bước vào kỳ thi.
2-Thủ khoa Kiều Thị Kim Thảo:
Sáng sớm dậy vào khoảng 4 h ôn lý thuyết các môn học. Thời điểm này, học lý thuyết dễ nhớ nhất.
Sau đó đến trường học. Chiều về học làm bài tập. Những năm học THPT, một tuần dành 3 buổi
chiều ôn thêm các môn thi Đại học tại trường. Còn những ngày còn lại học tại nhà. Từ 17 giờ chiều
tới 20 giờ cháu dành thời gian sinh hoạt bình thường như nấu cơm, xem phim, giải trí… Sau đó học
đến 23 h thì đi ngủ. Sở thích của Thảo sưu tầm búp bê, mũ mềm các loại, thích vẽ tranh. Hồi học
xong THCS, lúc đầu cả nhà muốn em vào trường chuyên Hoàng Văn Thụ (T.P Hòa Bình) nhưng sau
khi nghiên cứu gia đình đã quyết định học tại Lạc Thủy để có thể nắm bắt tình hình học tập của em
dù biết rằng học ở trường Hoàng Văn Thụ có nhiều thầy, cô giáo, bạn bè giỏi hơn. Từ năm lớp 10 -
lớp 11 cháu rất thích dành nhiều thời gian vào các bài tập khó học lý thuyết ít hơn. Tuy nhiên, đến
lớp 12 tôi và bố cháu khuyên phải học cân đối cả lý thuyết và bài tập. Đặc biệt là không được dành
quá nhiều thời gian cho các bài tập khó mà quên các bài dễ bởi vì thi đại học chỉ có 1-2 câu hỏi cực
khó để phân loại, nếu cứ dành thời gian cho các bài khó thì đi thi không bao giờ được điểm cao để
đỗ đại học. Cách học của cháu Thảo là ôn kỹ lý thuyết, kết hợp làm nhuần nhuyễn các bài tập. Cách
làm bài thi là làm câu dễ trước, câu khó sau. Sau khi làm xong các bài dễ, dành thời gian kiểm tra lại
thật kỹ các bài đã làm, không nhất thiết phải nộp bài sớm. Những lời khuyên của bố mẹ đã giúp ích
cho Thảo làm bài tốt trong kỳ thi vừa qua.
3- Giáo sư Trần Thành Huế:
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi đã tìm đến PGS.PTS. Trần Thành Huế(ĐHSPHN). Thầy cho
rằng :"Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các yêu cầu sau đây:
1. Có kiến thức cơ bản tốt; thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy
luật đã được quy định trong chương trình; không thể hiện thiếu sót về công thức, phương trình hóa
học.Số điểm phần này chiếm 50% toàn bài.
2. Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Phần này chiếm khoảng 40% số điểm
toàn bài.
3. Tiếp thu hoặc dùng được ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề thi đưa ra. Số điểm phần này
chiếm 6% toàn bài.
4. Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% toàn bài.
Ngoài những bài thi lý thuyết, học sinh còn bắt gặp các bài thi thực hành. Đối với các bài thi loại
này, yêu cầu người học sinh phải có kĩ năng thực hành tốt, khuyến khích các tài năng thực hành như
sự khéo léo, có sự quan sát hiện tượng tốt và giải thích được bản chất các hiện tượng đó"
Để làm được điều đó, thì cách học như thế nào là có hiệu quả???
Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học, một phương pháp
học khác nhau; không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người. Vấn đề mà có lẽ mọi người đều
thống nhất là càn phải có một lòng hăng say học tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ.
Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng
ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: "Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao lại như thế?".
Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho mình.
Thí dụ: ta muốn tìm hiểu về vấn đề điện phân ta có thể có các dạng câu hỏi như sau:
- Loại pư hóa học nào xảy ra trong sự điện phân?
- Pư: NaCl > Na + 1/2 Cl2 có xảy ra được không?
- Bản chất hóa học cuae sự điện phân là gì? Tại sao lại như thế?
- Sự điện phân và sự nhiệt phân có khác nhau hay không? Tại sao?
Cùng với việc nắm vững bản chất, ta còn phải nhớ và vận dụng. Hai yếu tố này phải đi liền với nhau,
bổ sung cho nhau.
Với những yếu tố trên xem như bạn đã có một cách học rất khoa học song bạn sẽ sử dụng những yếu
tố đó để làm một bài thi hóa học như thế nào? Theo tôi, để làm được trọn vẹn một bài thi hóa học với
kết quả tốt nhất nhất thiết phải tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Nắm vững đề và ý đề bài muốn chúng ta giải quyết.(rất quan trọng)
Bước 2: Phân tích đề bài(cần thiết)
Bước 3: Thực hiện lời giải(đương nhiên là phải có)
Bước 4: Kiểm tra và tự đặt cho mình một bài toán tương tự như thế.
Trên đây là một số suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, mong các bạn cho ý kiến.
chúc các bạn có lònh say sưa học tập và nghiên cứu khoa học; có ý chí mạnh mẽ và phương pháp
học tập thích hợp với bản thân để trên bầu trời Việt Nam sẽ xuất hiện thêm nhiều các ngôi sao Hóa
học tỏa sáng.
4-Một số kinh nghiệm khác:
* Khi học tập môn Hóa học, cần chú ý:
- Thu thập tìm kiếm kiến thức: nắm vững lí thuyết. Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các
hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn
sẽ tích lũy được kiến thức. Học thêm cũng là một cách để tiếp thu kiến thức.
- Xử lí thông tin: tự rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình
- Vận dụng kiến thức đã học: trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài
học (đó là cách học lí tưởng).
- Ghi nhớ: học thuộc những ý chính, quan trọng nhất của bài. Tránh học vẹt, máy móc.
* Phương pháp học tập môn Hóa học: học tốt Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành
thạo kiến thức đã học.
a) Vài phương pháp để học tốt môn Hóa học:
- Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ
trợ việc học rất hiệu quả (bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa “đã
mắt”).
- Biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
- Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán-Lí.
- Bạn nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp bạn học giỏi hóa học. Ngoài
ra nếu có thắc mắc gì, bạn đừng ngần ngại, hãy hỏi thầy cô hoặc bạn bè, họ sẽ giúp bạn.
- Có hứng thú, say mê với môn hóa học: bạn phải say mê với môn học thì bạn mới học được, cho dù
bạn có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn khác
cũng vậy).
b) Phương pháp học của mình: mình không tự nhận là mình học giỏi hóa mà chỉ là học được thôi.
Mình thường áp dụng vài tuyệt chiêu sau trong việc học hóa học:
- Sử dụng sơ đồ tư duy: bạn hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ
này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc xem sơ
đồ người khác (hoặc là bạn có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài
ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay và khi cần, lật ra và … “À! Đây rồi…”.
- Đoán đề thi: thông thường trước khi thi (tất cả các môn) mình thường đoán đề, đề sẽ cho dạng như
thế nào (kết hợp vài thông tin có ở trên lớp) và cách thức để “chiến đấu” sao cho hiệu quả.