BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
d&c
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ THƯƠNG MẠI LAM SƠN
SV THỰC HIỆN : LÊ THỊ HUẾ
MÃ SỐ SV : 10024873
Lớp : CDTD12TH
GIẢNG VIÊN HD : TH.S. LÊ ĐỨC THIỆN
THANH HÓA, THÁNG 03 NĂM2013
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
LỜI CẢM ƠN
Để có được những kiến thức thực hiện bài báo cáo này là nhờ sự dạy dỗ nhiệt
tình của các thầy cô tại trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh
Hóa đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức về chuyên môn, lĩnh vực mà chúng
em đã học. Ngoài ra là sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị tại công ty cổ phần sản xuất
bao bì và thương mại Lam Sơn đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập.
Trong báo cáo thực tập này, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo- Thạc
sĩ Lê Đức Thiện - người thầy đã luôn ở bên cạnh và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Công nghiệp
Tp.Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Tài chính-Ngân hàng, những người
đã dạy dỗ, hướng dẫn em trong những năm tháng học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh chị ở công Cổ phần sản xuất bao bì
và thương mại Lam Sơn đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế, được học hỏi
những điều mới cũng như tạo điều kiện thuận lợi, giúp em trong suốt thời gian thực
tập.
Cuối cùng em cam đoan bài làm của em là do chính em thực hiện, những số liệu
trong bài là do chính em thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần sản
xuất bao bì và thương mại Lam Sơn. Những lời cam đoan là hoàn toàn đúng sự thật,
nếu có sai sót, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 03 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Huế
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
MỤC LỤC
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BBCKQHĐKD : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
TSCĐ : Tài sản cố định
NV :Nguồn vốn
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một đơn
vị hoạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất và kinh doanh để tạo ra sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục
tiêu về lợi nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là kim chỉ nan cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có quyết sách, chiến lược phù hợp kịp thời
đối với các hoạt động kinh tế của mình.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh
nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định
được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Báo cáo tài chính là tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp phản ảnh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản các
chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp vẫn chưa đủ
vì điều đó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt
động tài chính, những rủi ro cũng như triển vọng và xu hướng phát triển của doanh
nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ sung khuyết điểm cho sự thiếu hụt này.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với
sự phát triển của doanh nghiệp đồng thời qua thời gian thực tập và nghiên cứu, tìm
hiểu thực tế ở Công ty. Đó là lý do khiến em thực hiện đề tài “Phân tích tình hình tài
chính tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam Sơn” làm đề tài cho
bài báo cáo thực tập này. Thông qua đề tài em hy vọng sẽ đóng góp một số giải pháp
nhằm góp phần giúp cho Công ty đánh giá chính xác tiềm lực của mình, đồng thời
tránh được một số thiếu sót để quá trình hoạt động hiệu quả hơn.
1.2. Căn cứ những kiến thức được học và thực tiễn thực tập tại công ty
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam
Sơn em thấy rằng trong những năm qua, khi nghiên cứu sơ bộ các báo cáo tài chính,
cho thấy mặc dù tình hình kinh doanh của công ty có lãi, nhưng tỷ suất lợi nhuận thu
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
được là chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực hiện có của công ty.
Không những thế, trong hai năm 2011, 2011 vừa qua, tình hình thanh toán của công ty
có dấu hiệu mất cân đối, nhất là trong thời gian này công ty bị ảnh hưởng bởi tình hình
kinh tế suy thoái. Do đó yêu cầu đối với công ty là phải đi sâu nghiên cứu để hiểu rõ
hơn tình hình tài chính của công ty, từ đó đưa ra những nguyên nhân tồn tại và biện
pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm tìm ra những mặt mạnh và cả
những mặt bất ổn, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp
thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn.
2.2. Mục tiêu chung
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Cổ phần sản xuất bao bì và
thương mại Lam Sơn.
Phân tích kết cấu tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty
Phân tích hiệu quả kinh doanh
Phân tích các tỷ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của công ty
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn và nguồn vốn.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Bước 1. Tìm hiểu lý thuyết về phân tích tài chính và những vấn đề có liên quan
đến tài chính của Công ty.
- Bước 2. Thu thập tất cả những thông tin và số liệu về tài chính tại Công ty.
- Bước 3. Phân tích đánh giá những thông tin và số liệu thu thập được thông qua
bảng báo cáo tài chính và các số liệu cần thiết phục vụ cho công tác phân tích, từ đó
đưa ra những nhận xét về ưu, nhược điểm trước hiện trạng tài chính của Công ty.
- Bước 4. Trao đổi với cán bộ của Công ty để xác nhận lại thông tin cũng như kết
quả đã được phân tích.
- Bước 5. Đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro về mặt tài
chính mà Công ty đã gặp phải, đồng thời nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau khi bài nghiên cứu hoàn tất trước tiên sẽ giúp cho bản thân em hiểu rõ hơn
về việc phân tích tình hình tài chính của Công ty đóng vai trò rất quan trọng trong
việc phát triển của Công ty trong hoàn cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, em cũng hy vọng
thông qua bài nghiên cứu này, cụ thể là những đề xuất mà em đã nêu ra sẽ nhằm góp
phần giúp cho Công ty đánh giá chính xác tiềm lực tài chính của Công ty, đồng thời
tránh được một số hạn chế về mặt tài chính của Công ty nhằm giúp nâng cao hiệu quả
tài chính của Công ty.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này gồm có 3 chương:
Chương 1- Cơ sở lý luận về phân tích tài chính
Chương 2- Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất
bao bì và thương mại Lam Sơn
Chương 3- Một số nhận xét và giải pháp đối với hoạt động quản trị tài chính tại
Công ty Công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam Sơn
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm
Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình
tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận
trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi
thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm
Hoạt động tài chính gắn liền với quá trình hình thành, sử dụng nguồn vốn và các
quỹ tiền tệ có tính đặc thù: doanh nghiệp phải tiềm kiếm các nguồn tài trợ, vay ngắn
hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, phát hành cổ phiếu, mua sắm thiết bị mới, vật
tư hàng hóa, tìm kiếm lao động… phân phối thu nhập, thực hiện các nghĩa vụ Nhà
Nước trả lương công nhân viên.
Hoạt động tài chính daonh nghiệp thể hiện sự vận động của vốn giữa doanh
nghiệp với các chủ thể khác nội bộ doanh nghiệp.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình thu thập thông tin, xem xét, kiểm
tra, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty,
giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành.
1.2.2. Vai trò
Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn tài
chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có vai trò trong
việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, nó còn là đòn bẩy kích thích và điều
tiết sản xuất kinh doanh, là công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Đối với công ty khi áp dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính chủ
yếu tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. Để thực hiện được điều này
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
thì việc phân tích báo cáo tài chính một cách cụ thể và rõ nét theo những phương pháp
sau:
*So sánh bằng số tuyệt đối
Phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế, là căn cứ để
tính các số khác.
Y1. trị số phân tích
Y0: trị số gốc
Y : trị số so sánh
Y = Y1 – Y0
* So sánh bằng số tương đối: là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát
triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối có nhiều loại tuỳ thuộc
vào nội dung phân tích mà sử dụng cho thích hợp.
Số tương đối kế hoạch: phản ánh bằng tỷ lệ %, là chỉ tiêu mức độ mà xí nghiệp
phải thực hiện.
Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch: Có hai cách tính:
*Tính tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch, được xác định bằng:
Chỉ tiêu thực hiện
×100%
Chỉ tiêu kế hoạch
*Tính theo hệ số tính chuyển:
Số tăng (+), giảm (-) tương đối = chỉ tiêu thực tế - (chỉ tiêu kế hoạch x hệ số tính
chuyển)
Số tương đối động thái: biểu hiện sự biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh
tế qua một thời gian nào đó. Có thể chọn số liệu ở thời gian nào đó làm gốc, lấy số liệu
của thời gian sau đó so với thời gốc.
Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng từng bộ phận chiếm trong tổng số.
Số tương đối hiệu suất: là kết quả so sánh giữa hai tổng thể khác nhau nhằm đánh
giá tổng quát chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Số tương đối hiệu suất =
Tổng thể chất lượng
Tổng thể số lượng
* So sánh bằng số bình quân:
Số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng, san bằng mọi chênh
lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
thể hiện có cùng tính chất., qua so sánh số bình quân, đánh giá tình hình biến động
chung về mặt số lượng, chất lượng, phương hướng phát triển và vị trí giữa các doanh
nghiệp. Khi sử dụng so sánh bằng số bình quân phải chú ý đến tính chặt chẽ của số
bình quân.
So sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong
tổng thể ở mỗi bảng báo cáo.
So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về số
tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp.
1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
1.2.4.1. Phân tích khả năng thanh toán
Phân tích các khoản phải thu: Phân tích khoản phải thu của công ty là một
quá trình so sánh các khoản mục đầu năm và các khoản mục cuối năm, tư đó đánh giá
tình hình tài chính của công ty.
Công thức:
Tỷ lệ giữa các khoản phỉa
thu và nguồn vốn
=
Các khoản phải thu
Tổng nguồn vốn
Phân tích các khoản phải trả: Phân tích các Khoản phải trả là quá trình so
sánh các khoản nợ phải trả với Tổng nguồn vốn của công ty, so sánh các khoản đầu
năm và cuối năm, để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
Công thức:
Tỷ số nợ =
Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền: Tỷ số thanh toán bằng tiền của công
ty là tỷ số đo lường số tiền mặt hiện tại có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
phải trả của công ty. Số tiền này còn cho thấy lượng lưu trữ tiền mặt của công ty tới
đâu.
Công thức:
Tỷ số thanh toán nhanh bằng
tiền mặt
=
Tiền + tương đương tiền
Nợ phải trả ngằn hạn
Phân tích khả năng thanh toán hiện thời: Phân tích khả năng thanh toán hiện
thời là xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn.
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Công thức:
Khả năng thanh toán hiện thời =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Phân tích khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh cho thấy
khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn.
Công thức
Khả năng thanh toán nhanh =
Tiền + khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
1.2.4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mỗi quan hệ giữa
hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong một năm và qua đây cũng biết được số ngày
hàng tồn kho
Công thức:
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường
tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của công ty.
Công thức:
Vòng quay các khoản
phải thu
=
Doanh thu thuần hàng năm
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân: là số ngày của một vòng quay các khoản phải thu.
Công thức:
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay tài sản cố định: Vòng quay tài sản cố định đo lường mức vốn cần
thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để có được một đồng doanh thu.
Công thức:
Vòng quay TSCĐ =
Doanh thu thuần
Bình quân giá trị TSCĐ
Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản là nhằm đánh giá chung giữa
tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Công thức:
Vòng quay tổng TS =
Doanh thu thuần
Bình quân giá trị tổng TS
Vòng quay vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu hữu ích để phân tích khía cạnh tài chính
của công ty, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra doanh thu.
Công thức:
Vòng quay vốn chủ
sở hữu
=
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu
1.2.4.3. Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính
Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số nợ trên tổng tài sản là nhằm đo lường mức độ
sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản.
Công thức:
Tỷ số nợ so với tổng TS =
Tổng nợ
Tổng TS
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu đo lường mức
độ sử dụng vốn chủ sở hữu
Công thức:
Tỷ số nợ so với vốn
chủ sở hữu
=
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và
doanh thu nhằm cho biết đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận để đạt
được chiến lược kinh doanh của mình.
Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh nghiệp
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản: Tỷ số lợi nhuận trước thuế
và lãi vay so với tổng tài sản của công ty hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi căn bản là
nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty.
Công thức:
Tỷ số LNTT và lãi vay
so với tổng TS
=
LNTT và lãi vay
Tổng TS
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản dùng
để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty
Công thức:
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Tỷ số lợi nhuận ròng
trên tổng TS
=
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
1.2.5. Yếu tố hiệu quả tài chính tố ảnh hưởng hiệu quả tài chính
1.2.5.1. Yếu tố Kinh tế
Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành và
hoàn thiện công tác kinh doanh, khả năng thích ứng của công ty.
Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất Ngân
Hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi
công ty phải có vị thế nhất định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi
trường. Từ đó có các giải pháp hạn chế những tác động xấu
1.2.5.2. Yếu tố Chính trị, Pháp luật
Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ
là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các công ty trong nước hoạt động sản
xuất kinh doanh và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, Nhà nước đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua
các công cụ như: Pháp luật, chính sách thuế, tài chính, cơ chế chính sách của Nhà
nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của công ty.
1.2.5.3. Yếu tố Xã hội
Công ty phân tích các yếu tố xã hội như: Dân số, văn hóa, thu nhập, nhằm nhận
biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Từ đó giúp công ty xây dựng các chiến lược
kinh doanh phù hợp với đặc điểm Văn hóa – Xã hội của từng khu vực.
1.2.5.4. Yếu tố Khách hàng
Khách hàng là những người quyết định quy mô và sự thành công hay thất bại
trên thị trường của công ty.
Là nhân tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Do vậy,
công ty đã tìm hiểu và đáp ứng đủ nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
1.2.5.5. Yếu tố cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là điều tất yếu, số lượng đối thủ
cạnh tranh trong ngành ngày càng nhiều nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Công ty đã phân tích các đối thủ cạnh tranh nhằm nắm được các điểm mạnh,
điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trên
thị trường.
1.2.5.6. Yếu tố Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp là yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của công
ty, nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các yếu tố nhà cung cấp là: Giá cả, chất
lượng, tiến độ giao hàng,
Nếu việc cung ứng hàng hóa gặp khó khăn, giá cả sẽ đẩy lên cao làm cho khả
năng cạnh tranh của công ty giảm xuống.
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 2- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ
THƯƠNG MẠI LAM SƠN
2.1. TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ
THƯƠNG MẠI LAM SƠN
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam Sơn
Tên giao dịch quốc tế: Lam son packing joinstock company
Giám đốc hiện tại: Nguyễn Văn Hội
Địa chỉ: Số 63 Lê Lai - Phường Đông Sơn – TP. Thanh Hóa.
Số điện thoại: 0373.624.718
Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng
2.1.2. Lịch sử ra đời của công ty
Công ty Cổ phần Sản xuất bao bì và Thương mại Lam Sơn được thành lập theo
Quyết định số 2603000645 ngày 05/10/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh
Hóa. Là công ty sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ tiên tiến, công suất đạt
khoảng 25-27 triệu viên/năm.
Ngày 13/5/2009, Công ty chính thức khởi công xây dựng trên diện tích mặt bằng
được giao 5,1ha, với tổng Dự toán là 18 tỷ đồng, tại đường Lê Lợi, phường Lam Sơn, .
Sau 6 tháng xây dựng, Công ty đã nhanh chóng hoàn thành cơ bản về hệ thống nhà
xưởng và lắp đặt dây chuyền chế biến tạo hình. Ngày 02/12/2009, Công ty đã vui
mừng chào đón sản phẩm đầu tiên với hơn 35.000 viên gạch xây đảm bảo chất lượng.
Trong giai đoạn 1 (2009-2011), nhiệm vụ trọng tâm của Công ty là hướng vào thị
trường gạch xây dựng (gạch 2 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch chống nóng…) với năng suất 8 vạn
viên /ngày. Công ty đã ký hợp đồng nhập nguyên liệu với Doanh nghiệp Tân Sơn (Hà
Vinh- Hà Trung) đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao và ổn định
trong thời gian dài.
Sự ra đời của Công ty Cổ phần Sản xuất bao bì và Thương mại Lam Sơn, bước
đầu đã giải quyết công ăn việc làm cho 180 lao động, trong đó 95 % là lao động trên
địa bàn . Công nhân mới vào làm được học tập cơ bản về tay nghề, được đảm bảo mọi
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 16
GIÁM ĐỐC
G.Đ ĐIỀU HÀNH
KĨ THUẬT KẾ TOÁN BÁN HÀNG
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Bình quân lương công nhân khoảng
1.600.000đ/người/tháng và đảm bảo ăn ca cho khoảng 50 % số công nhân ở xa.
Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, Công ty đã thành lập Chi bộ Đảng trực
thuộc trên địa bàn, có 15 đảng viên và đang tiến hành thành lập các tổ chức đoàn thể
như Công đoàn, Đoàn Thanh niên nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tạo mối quan hệ
đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty.
Bước vào giai đoạn 2 (năm 2011), Công ty sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống nhà
xưởng, xây dựng thêm dây chuyền 2, tăng năng suất sản phẩm lên gấp đôi, đạt khoảng
60 triệu viên/năm; đồng thời đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, trong đó trọng tâm là
sản xuất những sản phẩm gốm cao cấp, gạch trang trí ./.
2.1.3. Nội dung kinh doanh
Công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam Sơn chuyên sản xuất bao bì,
gạch gốm các loại các loại vật liệu xây dựng.
Phương thức kinh doanh: Bán lẻ.
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty kinh doanh chuyên: Sản xuất bao bì, gạch gốm,
các loại vật liệu xây dựng.
2.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam Sơn
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc
Là người đứng đầu trong Công ty, tổ chức điều hành mọi hoạt động trong
Công ty, đại diện cho mọi quyền lực và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và cơ
quan Nhà nước.
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Giám đốc điều hành
Là người có quyền hạn sau Giám đốc, có thể thay mặt cho Giám đốc trực tiếp
quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bộ phận kỹ thuật
Theo dõi tình hình máy móc, thiết bị của từng cơ quan, từng khách hàng. Sữa
chữa, bảo trì máy móc của khách hàng. Liên hệ với khách hàng những vấn đề có liên
quan.
Bộ phận kế toán
Là một tổ chức về nhân sự để thực hiện vi ệc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin
kế toán đến ban quản lý giúp họ đề ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Thực hiện
tốt chế độ hoạch toán, thực hiện báo cáo theo quy định về tài chính và tính giá hàng
hóa hợp lý để thu hút khách hàng và phát triển kinh doanh.
Bộ phận bán hàng
Là bộ phận trực tiếp giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm của Công ty ra thị
trường. Đồng thời cũng là bộ phận trực tiếp tiếp cận với nhu cầu thị trường, giúp
Ban quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh mặt hàng, đáp ứng được nhu cầu của thị
trường và đem về doanh thu cho công ty
2.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
BAO BÌ VÀ THƯƠNG MẠI LAM SƠN
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua báo cáo
tài chính.
2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán.
* Phân tích khái quát tình hình tài sản.
Khi phân tích tình hình tài sản, doanh nghiệp thực hiện phân tích biến động theo
thời gian và biến động kết cấu của từng khoản mục tài sản và tổng tài sản.
- Phân tích biến động theo thời gian và biến động kết cấu :
Tài sản của Công ty luôn tồn tại dưới hai dạng cơ bản là tài sản lưu động và tài
sản dài hạn. Do đó, phân tích tình hình biến động tài sản là đi tiến hành đánh giá sự
biến động của cả hai loại tài sản trên. Phân tích dựa vào bảng số liệu sau:
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Bảng 2.5. Bảng phân tích kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục tài sản của Công ty từ năm 2009 – 2011.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Kết cấu (%)
Gía
trị
(tr.đ)
Tỷ
trọng
%
Gía
trị
(tr.đ)
Tỷ
trọng
%
Gía
trị
(tr.đ)
Tỷ
trọng
%
Tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tương đối(%)
2010
-
2009
2011
-
2010
2010
-2009
2011
-2010
2010
-2009
2011
-2010
A. TSNH
96,544 76,45 139,495 44,29 142,278 37,32 42.951 2.783 44.49 2.00 -32,16 -6,97
I. Tiền và khoản
tương đương tiền
3,732 2,96 3,006 0,95 3,549 0,93 -726 543 -19.45 18.06 -2,00 -0.02
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn 76,080 60,24 114,710 36,42 115,120 30,19 68.630 410 50.78 0.36 -23,82 -6,23
- Phải thu khách
hàng 3,774 2,99 4,205 1,34 5,360 1,41 431 1.155 11.42 27.47 -1,65 0,07
- Phải trả trước cho
người bán 71,352 56,5 109,373 34,73 108,617 28,49 38.021 -756 53.29
-
0.69 -21,77 -6,24
- Các khoản phải
thu khác 954 0,76 1,132 0,36 1,143 0,3 178 11 18.66 0.97 -0,40 -0,06
IV.Hàng tồn kho
16,482 13,05 21,064 6,69 22,730 5,96 4.582 1.6666 27.8 7.91 -6,36 -0,73
V. Tài sản ngắn
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
hạn khác 250 0,20 715 0,23 879 0,23 465 164 186.0 22.94 0,03
B. TSDH
29,746 23,55 175,467 55,71 238,989 62,68 145.721 63.552 489.88 36.2 32,16 6,97
II.Tài sản cố định
23,283 18,44 157,111 49,88 219,910 57,68 133.828 62.799 574.79 39.97
31,45 7,8
II. Các khoản
ĐTTC dài hạn 2,156 1,71 9,562 3,04 12,836 3,37 7.406 3.274 574.79 39.97 1,33 0,33
V. TSDH khác
4,307 3,41 8,794 2,79 6,243 1,64 4.487 -2.551 104.18 29.01 -0,62 -1,15
TỔNG TÀI SẢN
126,290 100 314,962 100 381,267 100 188.672 66.305 149.40 21.05 0 0
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán )
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình tài sản của Công ty tăng qua các năm,
cụ thể năm 2010 tăng 188.672 triệu đồng chiếm 149.40% so với năm 2009. Năm 2011
cũng tăng 66.305 triệu đồng chiếm 21.05% so với năm 2010. Năm 2010 là tăng cao
nhất, điều này chứng tỏ trong năm 2010 nguồn tài sản của công ty được bổ sung liên
tục để tích trữ đầu tư vào các hạn mục dài hạn cho năm kế tiếp. Trong các nguồn tài
sản của Công ty chủ yếu là tăng tài sản cố định, năm 2010 nguồn tài sản cố định tăng
cao hơn so với năm 2009 đạt 133.828 triệu đồng chiếm 31.45% và đến năm 2011 cũng
tiếp tục tăng đạt 62.799 triệu đồng chiếm 7,8 % . Điều này, cho thấy Công ty đang đầu
tư vào trang thiết bị máy móc hiện đại, mở rộng khuynh hướng đầu tư và dây chuyền
sản xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Đối với tài sản ngắn hạn: tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng tài
sản của Công ty. Nhìn chung, các khoản mục của tài sản ngắn hạn đều tăng qua các
năm từ năm 2009 - 2011. Năm 2010 tăng 42.951 triệu đồng chiếm 44.49% so với năm
2009. Năm 2011 đạt 2.783 triệu đồng cao hơn so với năm 2010 chiếm 2% nhưng lại
giảm so với năm 2009 điều này cho thấy Công ty chưa quản lý tốt nguồn tài sản ngắn
hạn này. Trong số các nguồn tài sản ngắn hạn đó thì các khoản thu nợ ngắn hạn tăng
cao nhất so với các khoản mục tài sản ngắn hạn khác điển hình là, năm 2010 tăng
68.630 triệu đồng chiếm 50.78%. Điều này cho thấy, trong năm 2010, Công ty chưa
thực hiện tốt công tác đòi nợ thì phía khách hàng. Năm 2011 chỉ còn 41 triệu đồng
chiếm 0.36% so với năm 2010 cho thấy Công ty đang nổ lực ráo riết thu hồi Công nợ
từ phía khách hàng. Kế tiếp đó là, hàng tồn kho cũng tăng qua các năm, cụ thể là năm
2010 cao hơn so 4.582 triệu đồng chiếm 27.8% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì
tình hình hàng tồn kho tại Công ty cũng tốt hơn đạt 1.666 triệu đồng chiếm 7.91% so
với năm 2010.
+ Đối với tài sản dài hạn: nhìn chung, tài sản dài hạn cũng đều tăng qua các năm.
Năm 2011 nguồn tài sản dài hạn được đầu tư nhiều nhất. Trong đó, năm 2010 tăng cao
gấp 2 lần so với năm 2009 chiếm 498.88% và đến năm 2011 cũng tăng lên 63.522
triệu đồng chiếm 36.2% điều này chứng tỏ Công ty chú trọng đầu tư vào các tài sản
dài hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
* Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn:
Qua phân tích tình hình nguồn vốn cho thấy được nguồn vốn của doanh nghiệp
nói chung, của từng khoản mục nguồn vốn thay đổi như thế nào giữa các năm? Công
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
nợ của doanh nghiệp thay đổi như thế nào? Cơ cấu VCSH biến động ra sao?.
Khi phân tích tình hình nguồn vốn, doanh nghiệp thực hiện phân tích biến động
theo thời gian và biến động kết cấu của từng khoản mục nguồn vốn và của tổng nguồn
vốn.
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Bảng 2.6. Bảng phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty từ năm 2009 -2011
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
( triệu đồng)
Tương đối
(%)
2010
- 2009
2011
-2010
2010
-2009
2011
-2010
A. Nợ phải trả 43,672 42,079 72,500 -1,593 30,421 -3.65 72.29
I. Nợ ngắn hạn 30,926 18,183 32,466 -12,743 14,283 -41.20 78.55
II. Nợ dài hạn 12,746 23,896 40,034 11,150 16,138 87.48 67.53
Vốn chủ sở hữu 82,618 272,883 308,767 190,265 35,884 230.29 13.15
I. Vốn chủ sở hữu 81,598 271,092 306,981 189,494 35,889 232.23 13.24
I II. Nguồn kinh phí khác 1,020 1,791 1,786 771 -5 75.59 -0.28
TỔNG NGUỒN VỐN 126,290 314,962 381,267 188,672 66,305 149.40 21.05
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán )
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
một Công ty, qua bảng phân tích trên ta thấy, nguồn vốn cũng tăng qua các năm. Năm
2010 tăng 188.672 triệu đồng chiếm 149.40% so với năm 2009. Đến năm 2011 tình
hình nguồn vốn cũng tiếp tục tăng đạt 66.305 triệu đồng chiếm 21.05%. Điều này cho
thấy nguồn vốn được Ban giám đốc chú trọng đầu tư liên tục, vì nguồn vốn ổn định thì
sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu,
nguồn vốn nợ của công ty cũng tăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2011, cụ thể nợ
ngắn hạn tăng 78,55% và nợ dài hạn tăng 67.53% so với năm 2010.
2.2.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng báo cáo KQHĐKD.
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Bảng 2.7: Bảng phân tích biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả
HĐKD của Công ty từ năm 2009 – 2011
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
( triệu đồng)
Tương đối
(%)
2010-2009
2011-
2010 2010-2009
2011-
2010
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
159,183 197,024 199,459 37,841 2,435 23.77 1.24
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 67,463 84,017 85,273 16,554 1,256 24.54 1.49
3. Doanh thu thuần 91,720 113,007 114,186 21,287 1,179 23.21 1.04
4.Gía vốn hàng bán 66,198 98,702 92,278 32,504 -6,424 49.10 -6.51
5. Lợi nhuận gộp 25,522 14,305 21,908 -11,217 7,603 -43.95 53.15
6. Doanh thu hoạt động tài chính. 517 21,316 19,254 20,799 -2,062 4,023.02 -9.67
7. Chi phí tài chính 187 4,873 5,682 4,686 809 2,505.88 16.60
8. Chi phí bán hàng 3,877 2,309 2,452 -1,568 143 -40.44 6.19
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,868 7,210 7,349 1,342 139 22.87 1.93
10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 16,106 21,229 25,679 5,123 4,450 31.81 20.96
11.Thu nhập khác 3,783 2,459 1,139 -1,324 -1,320 -35.00 -53.68
12.Chi phí khác 1,150 592 796 -558 204 -48.52 34.46
13.Lợi nhuận khác 2,632 1,866 1,935 -766 69 -29.10 3.70
Sv thực hiện: Lê Thị Huế - MSSV: 10024873 Trang 25