Tải bản đầy đủ (.pdf) (510 trang)

nghiên cứu xây dựng atlat, bộ mẫu chuẩn địa chất-khoáng sản biển nông ven bờ 0-100m nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.57 MB, 510 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BIỂN













BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

“Nghiên cứu xây dựng atlat, bộ mẫu chuẩn địa chất –
khoáng sản biển nông ven bờ 0-100m nước Việt Nam”













9071


Hà Nội, 2010
1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BIỂN



Tác giả:
ThS. Trịnh Nguyên Tính, KS. Văn Tiến
Hưng, CN. Nguyễn Đức Minh Ngọc, CN.
Lưu Thị Thu Hà, CN. Văn Đức Nam, KS.
Nguyễn Minh Hiệp, KS. Nguyễn Trung
Kiên, KS. Trịnh Thanh Minh, GS.TS. Trần
Nghi, TS. Phạm Văn Long, PGS.TS.
Nguyễn Thị Ngọc Lan, ThS. Đinh Xuân
Thành & nnk.

Chủ nhiệm Đề tài: ThS. Trịnh Nguyên Tính




BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


“Nghiên cứu xây dựng atlat, bộ mẫu chuẩn địa chất –
khoáng sản biển nông ven bờ 0-100m nước Việt Nam”



ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
GIÁM ĐỐC



TS. Vũ Trường Sơn







Hà Nội, 2010
2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng atlat, bộ mẫu chuẩn địa chất –khoáng
sản biển nông ven bờ 0-100m nước Việt Nam”.
Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010
Cấp quản lý: cấp Bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Kinh phí : 509,149 triệu đồng (từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học )
Thuộc Đề tài độc lập: Lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Chủ nhiệm đề
tài: ThS. Trịnh Nguyên Tính

Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
II.1. Mục tiêu của đề tài
- Có được bộ mẫu chuẩn (mẫu đại diện) địa chất-khoáng sản vùng biển 0-
100m nước Việt Nam trên cơ sở các mẫu lưu tại trung tâm Địa chất-Khoáng sản
phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứ
u và điều tra địa chất, tài nguyên môi
trường biển Việt Nam và các thông tin thuộc tính về bộ mẫu đi kèm;
- Có bộ Atlat kiến trúc, cấu tạo trầm tích vùng biển 0-100m nước Việt
Nam để cung cấp những thông tin tổng hợp hiện có về các thành tạo địa chất, sa
khoáng vùng biển 0-100m nước.
II.2. Các nội dung công việc chủ yếu của đề tài và tiến độ thực hiện
Đề tài đã thực hiện xong toàn bộ các nộ
i dung công việc chủ yếu và trình
Vụ khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức nghiệm thu
cấp Bộ. Dưới đây là bảng thống kê các dạng việc của Đề tài, tiến độ thực hiện,
kết quả.
TT
Các nội dung, công
việc chủ yếu cần
được thực hiện; các
mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Tiến độ, mức độ
hoàn thành
1
Thu thập, tổng hợp các dạng tài liệu đánh giá tổng quan kết quả nghiên
cứu đặc điểm địa chất-khoáng sản các thành tạo Đệ tứ vùng biển (0-
100m nước) Việt Nam.
1.1

Tổng hợp các kết quả
nghiên cứu, phân chia
địa tầng vùng biển 0-
4 vùng biển được xác định
theo cấu trúc địa chất
Xong năm 2009
3

TT
Các nội dung, công
việc chủ yếu cần
được thực hiện; các
mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Tiến độ, mức độ
hoàn thành
100m nước Việt Nam
1.2
Tổng hợp các kết quả
nghiên cứu trầm tích
tầng mặt vùng biển 0-
100m nước Việt Nam
4 vùng biển được xác định
theo cấu trúc địa chất
Xong năm 2009

1.3
Tổng hợp các kết quả
nghiên cứu trọng sa
vùng biển 0-100m

nước Việt Nam
4 vùng biển được xác định
theo cấu trúc địa chất
Xong năm 2009
1.4
Tổng quan về kiến
trúc, cấu tạo trầm tích
Neogen-Đệ tứ vùng
biển, ven biển Việt
Nam
4 vùng biển được xác định
theo cấu trúc địa chất
Xong năm 2009
2
Thành lập bộ mẫu địa chất-khoáng sản vùng biển 0-100m nước Việt
Nam
2.1 Bộ mẫu đại diện các
thành tạo địa chất
Phân chia theo 4 vùng cấu
trúc với các tiêu chí khác
Đã chọn xong 2010
2.1.1
Bộ mẫu chuẩn cho các
thành tạo Pliocen
muộn
Tướng trầm tích (04 bộ) Đã chọn xong 2010
2.1.2
Bộ mẫu chuẩn cho các
thành tạo Pleistocen
sớm

Tướng trầm tích (04 bộ) Đã chọn xong 2010
2.1.3
Bộ mẫu chuẩn cho các
thành tạo Pleistocen
giữa
Tướng trầm tích
(04 bộ)
Đã chọn xong 2010
2.1.4
Bộ mẫu chuẩn cho các
thành tạo Pleistocen
muộn, phần sớm
Tướng trầm tích
(04 bộ)
Đã chọn xong 2010
2.1.5
Bộ mẫu chuẩn cho các
thành tạo Pleistocen
muộn, phần muộn
Tướng trầm tích
(04 bộ)
Đã chọn xong 2010
2.1.6
Bộ mẫu chuẩn cho các
thành tạo Holocen
sớm-giữa
Tướng trầm tích
(04 bộ)
Đã chọn xong 2010
2.1.7

Bộ mẫu chuẩn cho các
thành tạo Holocen
Tướng trầm tích
(04 bộ)
Đã chọn xong 2010
4

TT
Các nội dung, công
việc chủ yếu cần
được thực hiện; các
mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Tiến độ, mức độ
hoàn thành
muộn.
2.2 Bộ mẫu chuẩn cho các
khoáng vật trọng sa
vùng biển (0-100m
nước) của Việt Nam
Phân chia theo 4 vùng cấu
trúc theo các tiêu chí (tuổi:
Q
1
3b
, Q
2
1-2
và Q
2

3
; nguồn
gốc: lục địa, chuyển tiếp,
biển); 04 bộ

2.2.1
Bộ mẫu chuẩn ilmenit
nt Đã chọn xong
2.2.2
Bộ mẫu chuẩn rutin
nt Đã chọn xong
2.2.3
Bộ mẫu chuẩn anatas
nt
Đã chọn xong
(lượng mẫu rất ít)
2.2.4
Bộ mẫu chuẩn monasit
-nt-
Đã chọn xong
(lượng mẫu rất ít)
2.2.5 Bộ mẫu chuẩn zircon -nt- Đã chọn xong
2.2.6
Bộ mẫu chuẩn granat
-nt-
Đã chọn xong
(lượng mẫu rất ít)
2.2.7 Bộ mẫu chuẩn
magnetit
-nt-

Đã chọn xong
(lượng mẫu ít)
2.2.8
Bộ mẫu chuẩn casiterit
-nt-
Đã chọn xong
(lượng mẫu rất ít)
2.2.9
Bộ mẫu chuẩn sa
khoáng vàng
-nt-
Đã chọn xong
(lượng mẫu rất ít)
3
Thành lập atlas bộ mẫu chuẩn địa chất-khoáng sản và các kiểu kiến trúc,
cấu tạo trầm tích các trầm tích vùng biển (0-100m nước) Việt Nam
3.1 Atlas bộ mẫu chuẩn địa
chất
Bản ảnh chụp các mẫu vật địa
chất và thuyết minh các thông
tin thuộc tính của mẫu vật đi
kèm.
Đã hoàn thành
3.2 Atlas bộ mẫu chuẩn
khoáng sản
Bản ảnh chụp các mẫu
khoáng vật sa khoáng và
thuyết minh các thông tin
thuộc tính của mẫu vật đi
kèm.

Đã hoàn thành
3.3 Atlas các kiểu kiến trúc Bản ảnh chụp kết quả phân
tích lát mỏng thạch học, các
thông tin đi kèm
Đã hoàn thành
5

TT
Các nội dung, công
việc chủ yếu cần
được thực hiện; các
mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả phải đạt
Tiến độ, mức độ
hoàn thành
3.4 Atlas các kiểu cấu tạo Bản ảnh chụp bằng máy ảnh
kỹ thuật số, chụp X-ray
Đã hoàn thành
3.5 In, nhân bản atlas In 4 màu, nhân bản 10 cuốn Nhân bản sau
nghiệm thu
4 Xây dựng báo cáo
tổng hợp kết quả của
đề tài.
Đã hoàn thành
III. PHƯƠNG PHÁP, KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
III.1. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
III.1.1.Cách tiếp cận
Sử dụng cách tiếp cận hệ thống từ tổng quan đến cụ thể:
- Cách tiếp tổng quan: phân chia các thành tạo địa chất-khoáng sản theo
đối tượng, theo các cấu trúc địa chất, theo các khoảng tuổi (phân vị địa tầng),

nguồn gốc để tránh bỏ sót các
đối tượng nghiên cứu;
- Cách tiếp cận cụ thể đối tượng: Các thành tạo địa chất-khoáng sản
được lựa chọn sẽ được nhìn nhận, xem xét theo các tiêu chí cụ thể để làm bật
được các đặc trưng, đặc tính của đối tượng.
III.1.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các mẫu vật, các nguồn tài liệu địa
chất-khoáng s
ản hiện có của các Đề án đã và đang triển khai để giảm kinh phí
thực hiện Đề tài.
- Các phương pháp phân tích mẫu: Phân tích bổ sung một số dạng mẫu
theo hướng chi tiết hóa để làm bật được các đặc điểm của các thành tạo địa chất,
khoáng sản được chọn xây dựng mẫu chuẩn cũng như thành lập atlas. Các dạng
phân tích bổ sung được tập trung sử dụng trong Đề tài này là:
+ Ph
ương pháp gia công, phân tích thạch học lát mỏng bở rời. Đã thực
hiện phân tích 80 mẫu lát mỏng thạch học trầm tích bở rời vùng biển 0-100m
nước, tham khảo kết quả phân tích của 100 mẫu lát mỏng thạch học của Dự án
“Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi
trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biể
n Việt Nam” do Trung tâm Địa
chất và Khoáng sản biển thực hiện;
6

+ Phương pháp gia công mẫu trọng sa, tách đơn khoáng (sử dụng kính
hiển vi soi nổi). Đã gửi phân tích chọn nhặt đơn khoáng của 80 mẫu đại diện. Để
đảm bảo có được 4 bộ mẫu chuẩn theo nội dung của đề tài thì lượng mẫu gia
công, chọn đơn khoáng đòi hỏi rất lớn (nhất là để chọn đơn khoáng rutin,
anantas, leucoxen, monasit,…). Hiện nay, các đơn vị phân tích tính giá chọn đơn
khoáng theo trọng lượng mẫu chọ

n (gram) chứ không tính theo mẫu như dự toán
của Đề tài. Để giải quyết vấn đề này các tác giả thực hiện đề tài đã tham gia
chọn nhặt đơn khoáng cho các mẫu thu thập trong quá trình đi khảo sát thực địa
bổ sung;
+ Chụp X-ray để xác định cấu tạo trầm tích. Đã tiến hành gửi chụp 80
mẫu cho các cột mẫu ống phóng trọng lực, phóng piston, khoan bãi triều, cột
mẫu lặn. Tiế
n hành chụp các mẫu lõi khoan để nghiên cứu cấu tạo trầm tích.
Khối lượng chụp Xray được chúng tôi Hợp đồng với Công ty TNHH 16A thực
hiện (Phòng khám Đa khoa).
- Các phương pháp xử lý, tổng hợp tài liệu. Phân tích, tổng hợp các dạng
tài liệu để thấy rõ tính phức tạp và đa dạng của các đối tượng địa chất trên vùng
biển 0-100m nước Việt Nam, đồng thời tổng hợp các thông tin về các đặc đi
ểm
địa chất-khoáng sản, địa hóa môi trường, , cho từng mẫu vật chuẩn.
- Phương pháp chuyên gia. Mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về
địa chất biển, trầm tích biển, khoáng vật học của Việt Nam tham gia thực hiện
Đề tài để nâng cao chất lượng khoa học của Đề tài.
III.2. Tóm tắt những kết quả chính của đề tài
III.2.1. Xây dựng bộ mẫu chuẩn địa chất-khoáng sản biển nông ven bờ 0-
100m nước Việt Nam.
III.2.1.1. Xây dựng các chuyên đề Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu đặc
điểm địa chất-khoáng sản các thành tạo Đệ tứ vùng biển (0-100m nước) Việt
Nam.
1. Báo cáo chuyên đề tổng hợp các kết quả nghiên cứu, phân chia địa tầng
vùng biển 0-100m nước Việt Nam.
Chuyên đề do KS. Trịnh Thanh Minh & nnk thực hiện từ tháng 5 đến tháng
8 năm 2009. Báo cáo chuyên đề đã tóm tắt và tổng hợp được các kết quả hiện có
của các Đề án, đề tài nghiên cứu về địa tầng vùng biển (0-100m nước) Việt Nam
theo các vùng cấu trúc địa chất (4 vùng: Móng Cái-Đèo Ngang, Đèo Ngang-Hải

7

Vân, Hải Vân-Vũng Tàu và Vũng Tàu-Hà Tiên). Theo chuyên đề, vùng biển 0-
100m nước Việt Nam có mặt các thành tạo địa chất có tuổi từ Pleistocen muộn
đến hiện đại. Các thành tạo có tuối từ Pleistocen giữa trở về trước chỉ gặp trong
các lỗ khoan bãi triều hoặc được phân chia liên kết theo tài liệu địa chấn nông độ
phân giải cao. Các kết quả tổng hợp của chuyên đề là cơ sở để xác lập các đối
tượng
địa tầng vùng biển 0-100m nước cần xây dựng atlat và bộ mẫu chuẩn.
Một số kết quả cụ thể như sau:
A. Khu vực Móng Cái - Đèo Ngang

1. Các trầm tích Pliocen không phân chia
Trầm tích Pliocen phân bố rộng khắp trong vùng. Khu vực từ 0-30m nước
các trầm tích này gặp ở các lỗ khoan bãi triều LKQH - 1TC, LKQH - 7HK tại
Hải Phòng - Quảng Ninh và lỗ khoan LK10 - 1ĐV, LK10 - 4ĐV ở Đình Vũ.
Khu vực 30-100m nước gặp trong các băng địa chấn nông phân giải cao. Thành
phần trầm tích chủ yếu là đá gốc cát bột kết. Đặc điểm chung là độ gắn kết khá
tốt, thế nằm thoả
i hoặc nằm ngang. Chiều dày thay đổi từ vài chục mét ở ven bờ
hoặc các khối nâng đến hàng trăm mét ở các bồn trũng.
Theo kết quả phân tích Bào Tử Phấn cho hai lỗ khoan tại Hải Phòng -
Quảng Ninh, trầm tích Pliocen được thành tạo trong môi trường đồng bằng ven
biển với các phân nhóm đặc trưng cho môi trường này như: Aralia sp., Cyathea
sp., Lygodium sp., Pteris sp., Rubiaceae gen.indet.
Hệ Đệ Tứ
Thống Pleistocen
Các trầm tích Pleistocen sớm ( Q
1
1

)
2. Trầm tích nguồn gốc sông (aQ
1
1
)
Trong vùng biển 0-30m nước Việt Nam, trầm tích sông tuổi Pleistocen hạ
chỉ gặp ở vùng này qua lỗ khoan máy bãi triều LK10 - 3ĐV tại Hải Phòng ở độ
sâu từ 26,0 - 30,8m. Trầm tích gồm sạn cát chứa cuội màu xám, xám trắng. Độ
mài tròn, chọn lọc trung bình.
Ngoài khơi từ 30-100m nước không bắt gặp được kiểu trầm tích này trên
các băng địa chấn nông phân giải cao.
Các trầm tích Pleistocen giữa (Q
1
2
)
3. Trầm tích nguồn gốc sông (aQ
1
2
)
8

Trầm tích sông tuổi Pleistocen giữa gặp trong lỗ khoan bãi triểu LK10 -
1ĐV và LK10 - 3ĐV khu vực Hải Phòng. Mặt cắt của tầng tại lỗ khoan LK10 -
1ĐV gồm:
- Từ 22,0 - 26,0m: cát sạn lẫn bột màu xám vàng. Trong đó: cát ~ 77%,
sạn ~ 14%, bột ~ 9%. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh, mảnh đá, sạn sỏi chủ
yếu là cát kết. Cát có độ mài tròn tốt, chọn lọc trung bình. Các thông số độ hạt
trầm tích: Md = 0,705; So = 1,666; Sk = 1,452.
- Từ 26,0 - 31,6: cát sạn lẫ
n bột màu xám vàng. Trong đó: cát ~ 74%, sạn

~ 18%, bột ~ 8%. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh, sạn sỏi chủ yếu là cát
kết. Cát hạt trung thô có độ mài tròn tốt, chọn lọc trung bình. Các thông số độ
hạt trầm tích: Md = 0,73; So = 1,663; Sk = 1,457.
4. Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông-biển (amQ
1
2
)
Trầm tích gặp được trong lỗ khoan bãi triều LK10 - 3ĐV tại khu vực Hải
Phòng, độ sâu từ 19.0 - 26.0m và trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao (
tuyến BB08-102, BB08-07). Trầm tích tại lỗ khoan LK10 - 3ĐV được chia
thành 2 phần: phía dưới là cát hạt mịn lẫn cát bột màu xám nâu, phía trên là sét
bột, bột sét màu xám nâu đôi chỗ có mùn thực vật. Các trầm tích này phủ lên
trầm tích Pleistocen sớm và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Pleistocen
muộn (Q
1
3
).
5. Trầm tích nguồn gốc biển (mQ
1
2
)
Trầm tích biển Pleistocen giữa gặp được trong lỗ khoan bãi triều LK10 -
6DĐ (50,6 -58,7 m) tại Thái Bình, LK97 - 1 (57,5 - 60m) tại Hải Phòng và trong
các băng địa chấn nông phân giải cao tuyến BB08-102, BB08-07, Trầm tích
gồm chủ yếu là cát hạt trung màu xám vàng. Trong mặt cắt lỗ khoan LK97 - 1
có chứa các hoá thạch Trùng lỗ: Agglutirs sp., Ammonia japonica,
Quinqueloculina akneriana, Siphonapesta sp., tuổi Pleistocen giữa (?). Chưa
rõ quan hệ dưới, phía trên chúng bị phủ bất chỉnh hợp bởi tầng hạt thô có
khoảng tuổi Pleistocen muộn. Chi
ều dày chung của tầng là 90m.

Các trầm tích Pleistocen muộn, phần dưới (Q
1
3a
)
6. Trầm tích nguồn gốc sông (aQ
1
3a
)
Trầm tích này chỉ gặp trong lỗ khoan máy bãi triều LKQH-10VP (độ sâu
37-45,5m) tại khu vực xã Văn Phong - Cát Hải - Hải Phòng. Thành phần trầm
tích chủ yếu là sỏi sạn thạch anh lẫn mảnh đá chuyển lên là sạn sỏi lẫn cát chứa
9

vụn sinh vật. Các trầm tích này phủ trên bề mặt phong hoá, bào mòn của sét bột
kết nguồn gốc lục nguyên màu tím gan gà (được xếp vào hệ tầng Hà Cối?) và
chuyển lên các trầm tích nguồn gốc biển - đầm lầy tuổi Pleistocen muộn, phần
dưới.
Chiều dày chung của tầng là 8,5m.
7. Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ
1
3a
)
Gặp trong một số lỗ khoan máy bãi triều: LKQH-11ĐH (48,5-44m),
LKQH-12ĐH (44-38,8m), LKQH-13ĐV(47-44,5m) khu vực Cát Hải và Đình
Vũ, Hải Phòng. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát, cát sạn, cát bột.
Mặt cắt trầm tích tại lỗ khoan LKQH-13ĐV (đoạn từ 47 - 44,5m) gồm sạn
cát chuyển lên cát màu xám chứa di tích Bào tử phấn hoa: Acrostichum sp.,
Rhizophora sp. Các dạng Bào tử - Phấn hoa này thường gặp trong các trầm tích
môi trường cửa sông, tuổi Pleistocen muộn.
Về

quan hệ địa tầng theo lỗ khoan, các trầm tích này thường phủ trực tiếp
lên bề mặt bào mòn của đá gốc, phía trên chuyển tướng lên các trầm tích biển
hoặc đầm lầy biển tuổi Pleistocen muộn, phần dưới.
Ngoài khơi gặp trong các tuyến địa chấn nông phân giải cao BB08 - 07 và
BB08 - 102 ở độ sâu 100-110m, các trầm tích nói trên được nhận dạng khá rõ
bằng các sóng phản xạ song song đứt đoạn hoặc xiên chéo lấp đầy trong hố
đào
khoét.
Bề dày chung của tầng từ 2 - 20m.
8. Trầm tích nguồn gốc biển (mQ
1
3a
)
Các thành tạo trầm tích nguồn gốc biển gặp trong các lỗ khoan máy bãi
triều khu vực Cát Hải, Đình Vũ, Cát Bà. Thành phần trầm tích là bột sét màu
xám, xám sáng bị phong hoá loang lổ màu nâu, nâu vàng.
Trong mặt cắt lỗ khoan LKQH-10VP (33-28,5m) ở Cát Hải, thành phần
trầm tích là bột sét dẻo dính, màu xám chứa khá nhiều di tích Tảo nước mặn
được định tuổi Pleistocen muộn: Coscinodiscus sp., Cyclotella sp., C. striata,
Diploneis sp., Melosira sp., Thalasiosira sp.
Trầm tích này cũng gặp trong một số ố
ng phóng trọng lực tại khu vực
biển Hải Phòng - Quảng Ninh từ 0 - 30m nước. Ở ngoài khơi, trầm tích này gặp
trong một số băng địa chấn nông độ phân giải cao (tuyến BB08-07, BB08-
01…). Bề dày thường mỏng ở các đới nâng (Cồn Ngầm Đồ Sơn, khối Nghi Sơn
10

nằm trong đới Sầm Nưa) và dầy lên trong các bồn trũng (trũng trung tâm Sông
Hồng, trũng Nam Bạch Long Vĩ).
Kết quả phân tích các chỉ tiêu địa hóa môi trường: pH= 7.8 - 8.14, trung

bình 7.97 và Eh=184-187 (mV), trung bình là 187 mV thể hiện đặc tính của môi
trường biển nông. Trong trầm tích có chứa phong phú các giống loài Trùng lỗ
sống trong môi trường biển nông: Ammonia annectens, Asterorotalia pulchella,
Eponides repandus, Pseudorotalia indopacifica, Quinqueloculina akneriana,
Textularia foliacea. Ngoài ra, còn gặp khá nhiều di tích Tảo nước mặn được
định tuổi Pleistocen giữa - muộn: Coscinodiscus sp., Cyclotella sp., C. stylorum,
Melosira
sp., Diploneis sp., Thalasiosira sp.
Các trầm tích này có quan hệ cộng sinh tướng với các trầm tích nguồn gốc
biển - đầm lầy, sông - biển - đầm lầy và sông - biển. Phần dưới phủ bất chỉnh
hợp lên mặt bào mòn của trầm tích Pleistocen giữa, phía trên bị phủ bởi các trầm
tích Pleistocen muộn, phần trên (Q
1
3b
).
Chiều dày chung 10-50m.
Các trầm tích Pleistocen muộn, phần trên (Q
1
3b
)
9. Trầm tích nguồn gốc sông (aQ
1
3b
)
Trầm tích của tầng gặp ở các lỗ khoan bãi triều LK10 - 1ĐV, LK10 - 3ĐV
tại Hải Phòng, LK10 - 6DĐ, LK10 - 7DĐ tại Thái Bình. Mặt cắt của tầng được
mô tả qua địa tầng LK10 - 1 ĐV (đoạn độ sâu 22,0 - 13,65m) từ dưới lên gồm
các lớp:
+ 22,0 - 19,5m: Trầm tích là cát hạt trung mịn lẫn sạn (mảnh cát kết) xen
các lớp bột cát phân lớp nằm ngang song song. Xuống dưới là lớp sét bột, bột sét

màu vàng thẫ
m xen lớp cát mịn màu vàng xám.
+ 19,5 - 17,6m: Trầm tích là sét, sét bột, sét bột pha cát màu vàng sẫm có
các ổ laterit màu nâu đỏ. Trong đó: sét 57%, bột 32%, cát 10%. Trầm tích chọn
lọc kém. Các thông số trầm tích: Md = 0,00375; So = 3,668; Sk = 3,712.
+ 17,6 - 15,6m: Trầm tích là cát bột màu vàng thẫm có các ổ laterit màu
nâu đỏ.
+ Từ 15,6 - 13,65m: Trầm tích gồm hai phần: phần trên là sét phong hóa
loang lổ có lớp sạn laterit (kích thước 0,5 - 0,6m). Trong đó sét 63%, bột 34%,
cát 3%. Trầm tích chọn lọc kém. Các thông số độ hạt trầm tích: Md = 0,0034; So
= 2,211; Sk = 1,331. Phần dưới là bột sét pha cát màu vàng nhạt đến xám trắng
11

có chứa các ổ laterit màu vàng nâu. Trong đó bột 50%, sét 34%, cát 16%. Trầm
tích chọn lọc kém. Các thông số trầm tích: Md = 0,0175; So = 4,337; Sk =
0,629.
Về quan hệ địa tầng, trong mặt cắt này, các trầm tích nguồn gốc sông mô
tả ở trên phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích Pleistocen muộn, phần dưới và bị phủ
bất chỉnh hợp bởi trầm tích Holocen.
Kết quả phân tích silicat của trầm tích cho thấy: SiO
2
từ 21,7 đến 72,02%
trung bình 52,14%; FeO từ 0,09 đến 0,37% trung bình 0,2%; Fe
2
O
3
từ 2,42 đến
5,77% trung bình 3,77%; Al
2
O

3
từ 2,55 đến 11,05% trung bình 5,80%; Na
2
O từ
0,68 đến 1,30% trung bình 0,95%; K
2
O từ 1,25 đến 2,05% trung bình 1,51%;
TiO
2
từ 0,32 đến 0,46%, trung bình 0,39%. Kết quả xử lý tính các modul thạch
hóa: modul tổng kiềm định mức chung HM + KM dao động từ 1,48 đến 2,17
(vật liệu chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên); modul titan TM > 0,078 (trầm tích
thành tạo trong môi trường đồng bằng).
10. Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ
1
3b
)
Trầm tích sông-biển (amQ
1
3b
) gặp trong khá nhiều lỗ khoan máy bãi triều
từ khu vực Đầm Hà về đến khu vực Hải Phòng. Trong mặt cắt lỗ khoan LKQH-
9CH (31-25,5m) khu vực Cát Hải, LK10 - 1ĐV (20,0 - 27,0m) khu vực Hải
Phòng, trầm tích có thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét, bột sét pha cát chứa
nhiều giống loài cổ sinh đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển. Cụ thể:
- Trong trầm tích gặp nhiều dạng Tảo nước ngọt (Amphora sp.,), Tảo ưa
s
ống mặn - lợ (Actinocyclus sp., Cyclotella striata., Diploneis sp., Navicula sp.)
và một số loài Tảo chịu mặn (Nitzschia, Surirella sp., Thalassiosira kozlovii)
- Trầm tích chứa phong phú các loại Trùng lỗ ưa mặn rộng (thường xuất

hiện ở khu vực cửa sông, ven biển) như: Akneriana sp., Ammonia beccari, A.
japonica, Bolivina sp., Elphidium advenum, Pseudorotalia sp.,
Quinqueloculina.
- Trong trầm tích cũng gặp di tích Bào tử - Phấn hoa: Acrostichum sp.,
Alsophium sp., Kandelia sp., Lycopodium sp., Rhizophora sp.
- Kết quả
phân tích địa hóa cho thấy môi trường trầm tích thuộc loại kiềm
yếu - oxy hóa mạnh pH = 7,7, Eh=201mV; chỉ số Fe
2+
S/corg = 0,2 đặc trưng cho
môi trường chuyển tiếp sông - biển.
12

Kết quả phân tích silicat của trầm tích cho thấy: SiO
2
=62,10%;
FeO=0,18%; Fe
2
O
3
=4,31%; Al
2
O
3
=9,64%; Na
2
O=1,83%; K
2
O=2,04%. Modul
tổng kiềm định mức chung HM + KM ≈ 2,23 (vật liệu trầm tích chủ yếu có

nguồn gốc lục nguyên).
Các trầm tích này thường phủ trực tiếp trên bề mặt đá gốc (khu vực
Quảng Ninh) hoặc phủ trên bề mặt sét loang lổ của các trầm tích nguồn gốc
biển, tuổi Pleistocen muộn, phần dưới. Chiều dày thay đổi từ 2-9m.
11. Trầm tích nguồn gốc biển (mQ
1
3b
)
Trầm tích gặp khá phổ biến trong khu vực:
- Từ 0 - 30m nước: trầm tích mQ
1
3b
lộ trên đáy biển ngoài 20 - 25m nước
Nam đảo Vĩnh Thực cho tới Đảo Hạ Mai thành dạng da báo.
- Từ 30 - 100m nước: trầm tích lộ thành từng diện nhỏ ở độ sâu khoảng 55
- 70m nước khu vực cồn ngầm Đồ Sơn, Nam vụng cổ Ba Lạt và các diện nhỏ
phía Đông bãi cạn Sầm Sơn.
Thành phần trầm tích lộ trên mặt biển chủ yếu là cát sạn, cát, cát bột màu
xám, xám xanh chứa lẫn v
ụn sinh vật biển. Trên bề mặt của lớp loang lổ này
thường thấy sạn laterit, kết vón laterit màu nâu, một số mẫu còn gặp kết vón
laterit dạng khung, dạng ống tạo thành các ổ với nhiều lớp oxyt Fe màu nâu,
mỏng bao lấy các trầm tích bùn cát, bùn sét.
Các kết quả phân tích khoáng vật sét và địa hóa môi trường phản ánh trầm
tích hình thành trong môi trường biển. Cụ thể:
- Các chỉ số địa hóa thể hiện môi loại trường kiềm yế
u - oxy hóa mạnh:
pH từ 7,67 đến 8,85 trung bình 8,02; Eh từ 123 đến 273 (mV) trung bình 192
mV; Fe
2+

S/Corgn từ 0,04 đến 1,75 trung bình 0,37 và hệ số cation trao đổi Kt
trung bình 3,01. Các giá trị thông số này đặc trưng cho môi trường biển,
Kết quả phân tích silicat của trầm tích cho thấy: SiO
2
từ 31,12 đến 66,53%
trung bình 52,83%; FeO từ 0,14 đến 0,8% trung bình 0,3%; Fe
2
O
3
từ 3,04 đến
5,93% trung bình 4,59%; Al
2
O
3
từ 4,86 đến 14,82% trung bình 11,87%; Na
2
O từ
1,10 đến 2,45% trung bình 1,90%, K
2
O từ 1,45 đến 2,88% trung bình 2,28%;
TiO
2
từ 0,30 đến 0,8% trung bình 0,48%. Kết quả xử lý tính các modul thạch
hóa: Modul tổng kiềm định mức chung HM + KM từ 1,65 đến 3,01, trung bình
2,23 (vật liệu trầm tích chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên); Modul hàm lượng
13

titan TM dao động từ 0,03 đến 0,07, trung bình 0,04 (trầm tích được thành tạo
trong môi trường biển nông ven bờ).
Trong trầm tích, gặp khá nhiều các giống loài cổ sinh đại diện cho môi

trường biển ven bờ. Cụ thể:
- Các di tích Trùng lỗ đại diện cho môi trường biển như: Adelosina
costata, Ammonia annectens, A. beccarii; A. nipponica, Amphistegina lessonii,
Cibicides sp., Cristellaria sp., Elphidium advenum, Gypsina vesicularis,
Lagena sp., Operculina sp., Pseudorotalia indopacifica, P. schoeteriana;
Quinqueloculina boueana; Q. oblonga, Q. parkerii, Q. reticulata, Textularia
foliacea.
- Các di tích Tảo nước mặn (Cyclotella stylorum, Diploneis splendid,
Navicula glacialis, Nitzschia sp., Paralia sulcata, Surirella sp., Thalassiosira
excentrica, Th. kozlovii) và một số di tích Tảo nướ
c mặn - lợ (Actinocyclus
ehrenbergii, Cyclotella striata, Hyalodiscus scoticus);
- Di tích Bào tử - Phấn hoa gồm các dạng vùng ngập mặn chiếm ưu thế:
Acrostichum sp., Acanthus sp., Bruguiera sp.,
Euphorbia sp., Gramineae gen.
indet,
Poaceae gen.indet, Rhizophora sp., Sonneratia sp.
Thống Holocen
Các trầm tích Holocen sớm - giữa (Q
2
1-2
)
12. Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ
2
1-2
)
Các trầm tích này gặp khá phổ biến trong các lỗ khoan máy bãi triều vùng
Hải Phòng - Quảng Ninh. Trầm tích có thành phần chủ yếu là cát hạt vừa đến
nhỏ, độ chọn lọc và độ mài tròn tốt, ít khoáng (thạch anh > 90%). Khu vực ngoài
khơi, các trầm tích này không lộ trên mặt biển mà chỉ được phát hiện thông qua

giải đoán các băng địa chấn nông độ phân giải cao (các tuyến BB08-07 Bạch
Long Vĩ - Cửa Nam Triệu, BB08-102 Bạch Long Vĩ - Đông Cửa Nh
ượng,
BB08-10, BB08-17, ). Chiều dày thay đổi từ 1 đến 15m.
Trong trầm tích sông - biển tuổi Holocen sớm - giữa thường gặp các dạng
Bào tử - Phấn hoa: Acrostichum sp., Avicennia sp., Cibotium sp., Cyathea sp.,
Magnolia sp., Pteris sp., và di tích Tảo nước mặn, nước lợ: Caloneis sp.,
Clotella striata, Coscinodiscus sp., Cyclotella sp., Diploneis sp., Melosira sp.,
Navicula sp., Nitzschia sp., Thalasiosira sp.
14

Kết quả phân tích tuổi đồng vị
14
C: 7740±145 năm được xác định trong
sét bùn chứa mùn thực vật của lỗ khoan LKQH-14LL (đoạn 14-15m).
Các trầm tích này có quan hệ cộng sinh tướng với các trầm tích nguồn gốc
biển cùng tuổi (theo tài liệu các lỗ khoan máy bãi triều).
13. Trầm tích nguồn gốc biển (mQ
2
1-2
)
Các thành tạo trầm tích này phân bố khá rộng dưới đáy biển trong vùng
độ sâu 10- 30m nước. Nhìn chung mặt cắt của tầng trầm tích biển mQ
2
1-2
gồm
hai phần: phía dưới là cát sạn, sỏi, cát, hoặc cát bùn sạn, cát bùn chuyển lên phía
trên là cát bùn, bùn cát, bùn, sét màu sắc từ xám, xám xi măng tới xám xanh và
có chứa nhiều vụn sinh vật biển (vụn sò ốc, san hô…).
Kết quả phân tích địa hóa môi trường của các trầm tích này: Các chỉ số

địa hóa thể hiện loại môi trường kiềm yếu - oxy hóa mạnh pH từ 7,44 đến 8,65
trung bình 7,95; Eh từ 151 đến 230 (mV) trung bình 182 mV; Fe
2+
S/Corgn dao
động từ 0,07 đến 0,5, trung bình 0,30 và hệ số Kt từ 1,13 đến 4,34, trung bình
2,75 đặc trưng cho môi trường biển.
- Các kết quả phân tích hóa silicat cho thấy: SiO
2
từ 40,93 đến 83,31%
trung bình 62,90%; FeO từ 0,08 đến 0,35% trung bình 0,15%; Fe
2
O
3
từ 1,84 đến
5,67% trung bình 3,69%; Al
2
O
3
từ 3,27 đến 13,86% trung bình 7,03%; Na
2
O từ
0,64 đến 1,98% trung bình 1,12%; K
2
O từ 1,06 đến 2,50% trung bình 1,63%;
TiO
2
từ 0,23 đến 0.46% trung bình 0,34%; Kết quả xử lý tính các modul thạch
hóa: modul tổng kiềm định mức chung HM + KM dao động từ 1,26 đến 2,64,
trung bình 1,80 (vật liệu trầm tích chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên). Modul
titan TM dao động trong khoảng từ 0,03 đến 0,08, trung bình 0,05 (trầm tích

được hình thành trong môi trường biển nông ven bờ).
Trong trầm tích gặp phong phú các giống loài cổ sinh đại diện cho môi
trường biển nông ven bờ. Cụ thể:
- Di tích Trùng lỗ: Ammonia annectens, A. beccarii, Amphistegina
lessonii, Cellanthus craticulatus, Cristellaria sp., Elphidium advenum, Eponides
sp., E. praeccinctus, Gypsina vesicularis, Nodosania raphanus, Pseudorotalia
indopacifica, P. schoeteriana, Quinqueloculina akneriana,
Q. boueana, Q.
reticulata, Q. parkerii, Reophax sp., Spiroloculina communis, Spi. penglaientz,
Textularia conica;
15

- Di tích Tảo nước mặn (Cyclotella stylorum, Diploneis splendid,
Navicula glacialis, Nitzschia sp., Paralia sulcata, Surirella sp., Thalassiosira
excentrica, Th. kozlovii) và một số di tích Tảo mặn - lợ (Actinocyclus
ehrenbergii, Cocconeis placentula, Cyclotella striata, Navicula incerta,
Hyalodiscus scoticus, );
- Di tích Bào tử - Phấn hoa: Acanthus sp., Acrostichum sp., Aegiceras sp.,
Avicennia sp., Bruguiera sp.,
Calamus sp., Ceriops sp., Cyperus sp., Euphorbia
sp., Gramineae gen. indet.,
Magnolia sp., Melia sp., Palmae gen.indet, Poaceae
gen.indet, Rhizophora sp., Rubia sp., Sonneratia sp.
Về quan hệ địa tầng, các trầm tích mQ
2
1-2
phủ trên bề mặt bóc mòn của
các trầm tích sét loang lổ tuổi Q
1
3b

hoặc chuyển tiếp với các thành tạo am,
mbQ
2
1-2
, phía trên bị phủ bởi các thành tạo trầm tích tuổi Holocen muộn.
Các trầm tích Holocen muộn (Q
2
3
)
14. Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ
2
3
)
Các trầm tích này tạo thành dải rộng từ 0 - 20 m nước kéo dài dọc theo
ven bờ khu vực. Trầm tích có thành phần là bùn sét xám đến xám nâu, bùn dạng
nhão, sét dạng dẻo dính, dẻo quánh. Ngoài ra còn gặp được trầm tích của tầng
trong các lỗ khoan máy bãi triều khu vực Hải Phòng (LK-11ĐH). Thành phần
trầm tích theo lỗ khoan là: Cát bột sét màu xám lẫn vụn sinh vật dạng vảy tấm.
Trong tập trầm tích này gặp khá nhiều các giống loài cổ sinh thường gặp
trong môi trường cửa sông ven biể
n. Cụ thể:
- Di tích Trùng lỗ gồm các dạng: Ammonia japonica, Abeceariri,
Asterorotalia pulchella, Quinqueloculina akneriana, Q. seminula,
Spiroloculina.
- Các di tích Tảo gồm các dạng: Cyclotella stylorum, Navicula glacialis,
Thalassiosira oestrupii (môi trường nước mặn); Cocconeis placentula,
Cyclotella striata (môi trường nước lợ), và Amphora sp. (môi trường nước nhạt).
- Di tích Bào tử - Phấn hoa gồm các dạng: Aralia sp., Cyathea sp.,
Cystopteris sp., Dicksonia sp., Lycopodium sp., Polypodiaceae gen. indet.,
Polypodium sp., Rubiaceae gen. indet (môi trường nước nhạt); Avicennia sp.,


Cyperus sp., Kandelia sp., Hibiscus sp., Poaceae gen.indet., Rhizophora sp.,
(môi trường nước lợ - mặn).
15. Trầm tích nguồn gốc biển (mQ
2
3
)
16

Trầm tích chủ yếu là bùn cát, ít bùn sét trong các lạch nước sâu màu xám
xanh. Trầm tích hạt thô gồm cát, cát bùn gặp ở bãi Cháy, đảo Tuần Châu. Từ
khu vực đảo Vạn Cảnh kéo dài tới đảo Cái Bầu, Vĩnh Thực, trầm tích có sự phân
dị từ bờ ra khơi (cát, cát bùn, bùn và sét). Dải bùn sét mịn nằm ở phía Tây Bắc
quần đảo Cô Tô tới phía Tây đảo Trần.
Trầm tích chứa nhiều vụn sinh vật, có nơi đạt tới 50-80%. Trong trầm tích
g
ặp phong phú các giống loài cổ sinh đại diện cho môi trường biển nông ven bờ.
Cụ thể:
- Di tích Trùng lỗ gồm các dạng: Ammonia beccarii, A. annectens,
Amphistegina lessonii, Cellanthus craticulatus, Cristellaria sp., Elphidium
advenum, Enponides sp., E. praeccinctus, Gypsina vesicularis, Nodosania
raphanus, Pseudorotalia schoeteriana, P.indopacifica, Quinqueloculina
akneriana,
Q. boueana, Q.parkerii, Q.reticulata, Reophax sp., Spiroloculina
communis, S. penglaientz, Textularia conica.
- Di tích Tảo silic gồm các dạng ưa mặn - lợ như: Actinocyclus
ehrenbergii, Cocconeis placentula, Cyclotella striata, C. stylorum, Diploneis
splendid, Hyalodiscus scoticus, Navicula glacialis, N. incerta, Nitzschia sp.,
Paralia sulcata, Surirella sp., Thalassiosira excentrica, Th. kozlovii.
Ngoài ra, còn gặp ít dạng Bào tử-Phấn hoa vùng đồng bằng ngập mặn:

Acrostichum sp.,
Aralia sp., Avicennia sp., Magnolia sp., Palmae gen. indet,
Rhizophora sp.
Chiều dày của tầng 0,5-15m.
B. Khu vực Đèo Ngang - Đèo Hải Vân

Hệ Đệ Tứ
Thống Pleistocen
Các trầm tích Pleistocen sớm ( Q
1
1
)
1. Trầm tích nguồn gốc sông- biển (amQ
1
1
)
Trầm tích am Q
1
1
ở vùng biển Đèo Ngang – Sơn Trà nằm trực tiếp trên
trầm tích Pliocen- ranh giới này quan sát được trên các băng địa chấn nông độ
phân giải cao. Thành phần trầm tích là: bột sét, cát sét phân lớp ngang. Các trầm
tích Pliocen thường có thể nằm đơn nghiêng ra phía biển hoặc phân lớp xiên
chéo, còn trầm tích Đệ tứ thường là phủ chồng hoặc lấp đầy trong các hố đào
17

trên bề mặt trầm tích N
2
. Một số nơi gặp được ranh giới bất chỉnh hợp (T93-35,
T93-37). Phía trên thường chuyển tướng ngang lên các trầm tích biển (mQ

1
1
).
2. Trầm tích biển (mQ
1
1
)
Ở vùng biển từ Đèo Ngang đến Sơn Trà, trầm tích mQ
1
1
có thể gặp
được tại các bồn trũng Quảng Bình, Huế - Cửa Việt (nhận dạng qua giải đoán
các băng địa chấn nông độ phân giải cao ở độ sâu dưới 80m). Thành phần
trầm tích là: cuội, sạn, cát xen các lớp bột, sét màu xám. Các dạng sóng phản
xạ đặc trưng: sóng ngang song song hoặc bán song song ở phía trên, chuyển
xuống là các dạng sóng đứt đoạn hoặc phản xạ trắng vì vậy trầm tích thường
là có sự phân lớp hoặc xen kẽ giữa các lớp cát sạn và bột sét. Chiều dày
thường 10 - 70m.

Các trầm tích Pleistocen giữa ( Q
1
2
)
3. Trầm tích sông biển (amQ
1
2
)
Ở vùng biển từ Đèo Ngang tới Sơn Trà trầm tích amQ
1
2

gặp trong một số
lỗ khoan bãi triều khoan biển và các mặt cắt địa chấn nông độ phân giải cao.
Ở lỗ khoan LK93-4 (thôn Mỹ Thuỷ, huyện Hải Lăng) gặp chúng ở độ sâu
55m, LK71 (tại vụng Chân Mây Đông do Công ty Timah khoan) gặp ở độ sâu
31 - 36m (tính từ đáy biển).
Mặt cắt tại LK93-4 MT, gặp được phần trên của mặt cắt, trầm tích gồm:
+ 58,5 - 55,9m: cát hạt thô trung lẫn sạn, sét màu xám sáng đến trắng, cát
= 85%, s
ạn = 5%, bột sét = 10%, cát sạn có độ chọn lọc khá tốt, độ mài tròn
trung bình (Md = 0,25- 0,5mm, So = 1,4 - 1,65, Sk = 0,3 - 0,5), cát có thành
phần ít khoáng, thạch anh = 75 - 80%, felsfat = 5%, mảnh đá = 10 -15%, ngoài
ra còn gặp ít khoáng vật phụ như ilmenit, zircon.
+ 55,9 – 55,1: lớp sét phong hoá loang lổ nhẹ màu xám vàng, xám sáng
đến xám xanh gắn kết yếu, lớp sét loang lổ này cũng chính là ranh giới định tầng
giữa trầm tích Q
1
2
và Q
1
3
.
Mặt cắt tại lỗ khoan LK71 (vụng Chân Mây Đông, ở độ sâu 10,6m nước),
tầng trầm tích amQ
1
2
gặp ở độ sâu 31 – 36m (tính từ đáy biển) gồm:
18

+ 36 - 33m: sạn sỏi lẫn cát màu xám vàng, xám sáng độ chọn lọc và mài
tròn khá tốt, thành phần sạn cát ít khoáng đến đơn khoáng.

+ 33 - 31,0m: lớp sét bột loang lổ màu đỏ vàng chứa kết vón laterit, các ổ
cát bột thạch anh, trầm tích được gắn kết khá tốt.
Chiều dày của tầng tại lỗ khoan LK71 là 5m, phía dưới chúng phủ bất
chỉnh hợp trên tầng bột cát bị laterit tuổi Pleistocen sớm, phía trên bị phủ bất
chỉnh hợp bởi tầng tr
ầm tích biển Pleistocen muộn.
Liên kết với các mặt cắt địa chấn ngoài khơi, tầng trầm tích amQ
1
2
chỉ gặp
được trên một số tuyến có hoạt động của hệ thống dòng chảy cổ, đào khoét trên
bề mặt trầm tích Q
1
1
(thuộc các vùng trũng Thuận An, Cửa Việt, Cồn Cỏ, Cửa
Gianh…) các tuyến địa chấn (T93-17, T93-32, T93-102) và chúng thường có sự
chuyển tướng ngang với các trầm tích biển Pleistocen giữa. Trong các hố đào
khoét các sóng phản xạ gặp chủ yếu là các phản xạ trắng phía dưới, phía trên
thường là các lớp phản xạ ngang song song.
4. Trầm tích biển (mQ
1
2
)
Trầm tích biển tuổi Pleistocen giữa (mQ
1
2
) gặp trong các lỗ khoan bãi
triều LK93-6-VB độ sâu 44 – 31,8m, LK93-4 Kẻ Sung độ sâu 42,7 – 48,4m và
trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao.
Tại LK93-6VB – Thôn Vĩnh Bằng – Vĩnh Linh – Quảng Trị, trầm tích

mQ
1
2
gặp ở độ sâu 42,7 – 48,4m, mặt cắt từ dưới lên gồm các lớp:
+ 44 – 38,7m: cát sét màu xám sáng, xám trắng (cát = 70%, sét = 30%)
xen lớp sét chứa vỉa than bùn, mùn thực vật màu xám nâu, xám đen; gặp 2 vỉa
than bùn dày 0,5 – 0,7m ở độ sâu 42,2 – 41,5m và 39,2 –38,7m, than màu nâu
đen xốp nhẹ, gắn kết yếu. Trong tập này gặp khá nhiều bào tử phấn hoa
Polypodium sp., Cyather sp., Rhirophora sp., Soneratia sp.,…đại diện cho thực
vật ngập mặn.
+ 38,7 – 31,6m: các lớp sét màu xám xanh gắn kết khá chắc phía trên bị
phong hoá loang lổ
nhẹ màu vàng, trắng xám, chứa các kết vón oxyt sắt màu
nâu, tầng trầm tích này được thành tạo trong môi trường biển Pleistocen giữa.
Chiều dày của tầng 12,2m.
Về quan hệ địa tầng ở lỗ khoan này, phía dưới chưa bắt được quan hệ
nhưng phía trên trầm tích mQ
1
2
bị phủ bất chỉnh hợp bởi tầng cát mịn màu đỏ
tuổi Pleistocen muộn.
19

Trên các mặt địa chấn nông độ phân giải cao tầng trầm tích đang mô tả có
thể gặp trên các tuyến địa chấn T93-25, 23, 28, 34… đặc trưng bằng các sóng
phản xạ dạng song song, bán song song đậm nét xen với các dải đứt đoạn, không
liên tục. Thành phần thạch học theo các mặt cắt này là: phía dưới là các trầm tích
hạt thô, cát, sạn chuyển lên trên là lớp cát mịn, xen các lớp bột sét, hoặc sét cát.
Chiều dày chung của tầng thay đổi 10 – 30m.
Các thành tạo Pleistocen gi

ữa-muộn (Q
1
2
- Q
1
3
)
5. Phun trào bazan (Q
1
2
- Q
1
3
)
Tầng phun trào bazan Pleistocen giữa-muộn (Q
1
2
- Q
1
3
) được phát hiện
qua giải đoán các băng địa chấn nông độ phân giải cao ở vùng biển Huế -
QuảngTrị. Ở khu vực Huế - Quảng Trị trên nhiều mặt cắt địa chấn nông độ phân
giải cao đã gặp các dấu hiệu của tầng phun trào bazan xuyên vào tầng trầm tích
Q
1
2
và Q
1
3

và thường bị phủ bởi trầm tích Q
1
3-2
(các tuyến địa chấn T93-25 đến
T93-32). Các sóng phản xạ ghi nhận được là sóng dạng cột, ống, dạng hypecbol.
Các thành tạo Pleistocen muộn,
phần dưới (Q
1
3a
)
6. Trầm tích sông biển (amQ
1
3a
)
Vùng biển Đèo Ngang - Sơn Trà, trầm tích amQ
1
3a
gặp trong lỗ khoan bãi
triều thôn Kẻ Sung Hạ, xã Phú Diễn- Huế độ sâu từ 35,7 - 42,7m trầm tích gồm:
+ 42,7 - 39,0m: phía dưới là cát thô lẫn sạn sỏi màu xám, xám đen, phía
trên là cát mịn màu xám xanh, xám đen độ chọn lọc và mài tròn tốt, ít khoáng.
+ 39,0 - 35,7m: sét dẻo quánh màu xám đen, chứa mùn bã thực vật.
Chiều dày 7,0m.
Tầng trầm tích này bị phủ bởi tầng trầm tích Pleistocen muộn ở phía trên,
phía dưới phủ bất chỉnh hợp trên tầng trầm tích Pleistocen giữa.
Ngoài khơi trên các m
ặt cắt địa chấn nông độ phân giải cao các trầm tích
nói trên được nhận dạng khá rõ bằng các sóng phản xạ song song đoạn hoặc xiên
chéo lấp đầy trong hố đào. Giải đoán theo các băng địa chấn này cho thấy thành
phần chủ yếu là tập hạt thô (cát lẫn cuội sạn). Chiều dày thay đổi từ 5 - 15m.

7. Trầm tích đầm lầy ven biển (mbQ
1
3-1
)
Trầm tích mbQ
1
3-1
gặp trong các lỗ khoan biển vùng Huế.
LK75 độ sâu 34 - 38,5m (tính từ đáy biển)
LK76 độ sâu 28 - 31,2m (tính từ đáy biển)
20

Các lỗ khoan này trầm tích gặp được chủ yếu là sét bột dẻo mịn màu xám
đen chứa các lớp mùn thực vật hoặc các vỉa than bùn (LK76) về quan hệ địa
tầng phía trên chuyển tiếp lên các trầm tích biển Pleistocen muộn, phần trên
(Q
1
3b
), phía dưới phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích Q
1
2
. Bề dày đạt 5 - 15m.
Các trầm tích Pleistocen muộn, phần trên (Q
1
3b
)
8. Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ
1
3b
)

Trầm tích của tầng gặp ở các lỗ khoan bãi triều và khoan biển. Mặt cắt
của tầng được mô tả qua địa tầng LK93-3 Thuận An. Độ sâu 48,6-39m từ dưới
lên gồm các lớp:
+ 48,6 - 44,0m: phía trên là cát hạt trung thô lẫn sạn sỏi, bột sét phía dưới
là sạn sỏi cuội (kích thước 1 x 2cm) màu xám vàng, màu đen.
+ 44 - 39m: phía trên là lớp sét bột phong hoá loang lổ chuyển xuống dưới
là cát hạt mịn màu trắng xám, trắng sữa.
Trong tập trầ
m tích này gặp khá nhiều các giống loài cổ sinh thường gặp
trong môi trường cửa sông ven biển. Cụ thể:
- Các giống loài Trùng lỗ:
Adelosina costata, Adelosina pulchella,
Gyroidina sp., Pseudorotalia indopacifica, Sigmoilopsis sp., Bào tử - phấn hoa
có mặt một số ít các giống loài ưa nhạt: Gleichenia sp., Polypodium sp., Pteris
sp., và một số giống loài ưa mặn: Acrostichum sp., Acanthus sp., Avicennia sp.,

Bruguiera sp., Euphorbia sp., Graminae sp.
Trầm tích tại đây phía dưới phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích Pleistocen
muộn, phần dưới, phía trên bị phủ bất chỉnh hợp bởi trầm tích Holocen. Chiều
dày 9,6m. Phần ngoài khơi các trầm tích trên có quan hệ chuyển tướng với các
trầm tích nguồn gốc biển.
9. Trầm tích nguồn gốc biển (mQ
1
3b
)
Trong vùng biển từ Đèo Ngang đến Sơn Trà trên đáy biển cho gặp lộ một
diện tích nhỏ quanh đảo Cồn Cỏ và phần lớn gặp trong lỗ khoan bãi triều, trầm
tích phía dưới là cát, cát bột (một số nơi gặp cát đỏ) chuyển lên là sét bột, sét
màu xám xanh phong hoá loang lổ màu xám vàng tới nâu đỏ. Bề dày chung có
thể đạt 10 - 30m.

- Các chỉ số địa hóa thể hiện môi loại trường kiềm yếu - oxy hóa mạnh pH
từ
7,46 đến 8,26 trung bình 7,99; Eh từ 126 đến 250 (mV) trung bình 176 mV;
21

Fe
2+
S/Corgn từ 0,10 đến 0,33 trung bình 0,2; Hệ số Kt trung bình 2,92 đặc trưng
cho môi trường biển nông ven bờ.
- Các kết quả phân tích địa hóa silicat cho thấy:
+ Hàm lượng SiO
2
từ 31.63 đến 83.36% trung bình 61.66%; FeO từ 0.06
đến 0.4% trung bình 0.2%; Fe
2
O
3
từ 0.56 đến 6.39% trung bình 4.08%; Al
2
O
3
từ
3.35 đến 18.88% trung bình 9.46%; TiO
2
từ 0.31 đến 0.46% trung bình 0.41%.
Giá trị modul Titan MT từ 0,02 - 0,11, trung bình 0,05 cho thấy trầm tích được
hình thành trong vùng biển nông ven bờ.
Trong tập trầm tích này gặp khá nhiều các giống loài cổ sinh thường gặp
trong môi trường biển. Cụ thể:
- Gặp khá nhiều các dạng Trùng lỗ: Ammonia beccarii; A. nipponica., A.

Annectens, Amphistegina lessonii, Cellanthus craticulatus; Cibicides sp.,
Cristellaria sp., Gypsina vesicularis; Elphidium advenum; Eponides
praeccinctus, E. sp.; Nodosania raphanus; Pseudorotalia schoeteriana,
Quinqueloculina boueana; Q. parkerii, Q. reticulata; Reophax sp.,
Spiroloculina communis, S. penglaientz, Textularia conica.
-Trầm tích chứa nhiều di tích Tảo nước mặn Coscinodiscus lineatus,
Cyclotella stylorum,
Diploneis splendid, Navicula glacialis, Nitzschia sp.,
Paralia sulcata, Surirella sp., Thalassiosira decipiens, Th. excentrica,
Th.
kozlovii, Th.oestrupii, và một số di tích Tảo nước mặn - lợ Actinocyclus
ehrenbergii, Cyclotella striata, Hyalodiscus scoticus,…
- Ngoài ra, còn gặp một số giống loài Bào tử - Phấn hoa vùng nước lợ-
mặn: Acanthus sp., Acrostichum sp., Bruguiera sp.,
Cyperus sp., Euphorbia sp.,
Gramineae gen. indet,
Hibiscus sp., Poaceae gen.indet, Rhizophora sp.,
Sonneratia sp., …
Theo tài liệu lỗ khoan bãi triều phía dưới chúng phủ bất chỉnh hợp trên
trầm tích Pleistocen giữa, phía trên bị phủ bởi các trầm tích Holocen.
Chiều dày của mặt cắt là 21,9m.
Thống Holocen
Các trầm tích Holocen sớm – giữa (Q
2
1-2
)
10. Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ
2
1-2
)

Trầm tích amQ
2
1-2
, phân bố ở độ sâu 19 - 25m nước tạo thành các đê cát
ngầm, cồn ngầm (bãi cạn Cửa Việt, Thuận An). Các cồn ngầm này cũng nổi cao
22

so với địa hình đáy biển từ 5 - 10m. Thành phần trầm tích gồm cát, cát sạn, cát
lẫn sạn màu xám vàng, độ chọn lọc và mài tròn tốt.
Các trầm tích amQ
2
1-2
nằm phủ bất chỉnh hợp trên bề mặt bào mòn của
trầm tích nguồn gốc biển tuổi Pleistocen muộn, phần trên (mQ
1
3b
). Chiều dày đạt
từ 5- 10m.
11. Trầm tích nguồn gốc biển (mQ
2
1-2
)
Vùng biển từ Đèo Ngang đến Sơn Trà, trầm tích mQ
2
1-2
phân bố phổ biến
trên đáy biển ở độ sâu ngoài 10m nước. Mặt cắt chung gồm hai phần: phía dưới
là cát trắng chuyển lên là cát bùn, bùn cát, bùn sét màu xám xanh giàu vụn sinh
vật biển. Phần lộ ra trên đáy biển chủ yếu là tầng hạt mịn gồm bùn cát, bùn sét,
phân bố rộng rãi ở vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và một phần vùng biển

Thừa Thiên - Huế. Trong trầm tích của tầng cũng đã gặp khá phong phú tập h
ợp
cổ sinh: Trùng lỗ, Diatome, Bào tử Phấn hoa, tuổi Holocen sớm giữa. Chiều dày
chung đạt từ 5 - 25m.
Các kết quả phân tích địa hóa môi trường cho thấy trầm tích được hình
thành trong môi trường biển: pH từ 7,61 đến 8,83 trung bình 8,06; Eh từ 131 đến
254 (mV) trung bình 182 mV; Fe
2+
S/Corgn từ 0,06 đến 1,17 trung bình 0,36; Kt
từ 0,7 đến 3,80, trung bình 2,77.
- Các kết quả phân tích thạch hóa: SiO
2
từ 35,69 đến 78,41% trung bình
60,68%; FeO từ 0,14 đến 0,44% trung bình 0,24%; Fe
2
O
3
từ 1,92 đến 6,23%
trung bình 4,30%; Al
2
O
3
từ 2,87 đến 15,93% trung bình 9,69%; Na
2
O từ 0,63
đến 2,16% trung bình 1,54%; K
2
O từ 0,89 đến 2,71% trung bình 1,97%; TiO
2
từ

0,35 đến 0,48% trung bình 0,41%. Kết quả xử lý cho thấy modul tổng kiềm định
mức chung HM + KM dao động từ 1,11 đến 2,84 trung bình 2,15 (trầm tích có
nguồn gốc lục nguyên); modul titan MT từ 0,03 đến 0,13, trung bình 0,05 (trầm
tích được hình thành trong vùng biển nông ven bờ).
Trong trầm tích gặp khá phong phú các giống loài cổ sinh đặc trưng cho
môi trường biển ven bờ. Cụ thể:
- Di tích Trùng lỗ: Amphistegina lessonii, Ammonia beccarii, A.
annectens, Cellanthus craticulatus, Cristellaria sp., Elphidium advenum,
Eponides sp., E. praeccinctus, Gypsina vesicularis, Nodosania raphanus,
Pseudorotalia schoeteriana, P. indopacifica, Quinqueloculina boueana, Q.
23

reticulata, Q. parkerii, Q. akneriana, Reophax sp., Spiroloculina communis, S.
penglaientz, Textularia conica,
- Di tích Tảo nước mặn gồm các dạng: Coscinodiscus asteromphalus,
Cos. Marginatus, Cyclotella stylorum, Diploneis splendid, Navicula glacialis,
Nitzschia sp., Paralia sulcata, Surirella sp., Thalassiosira excentrica., Tha.
Kozlovii, và một số di tích Tảo nước mặn – lợ như: Actinocyclus ehrenbergii,
Cocconeis placentula, Cyclotella striata, Hyalodiscus scoticus, Navicula
incerta.
- Di tích Bào tử - Phấn hoa gồm các dạng: Acanthus sp., Acrostichum sp.,
Aegiceras sp., Avicennia sp., Bruguiera sp.,
Calamus sp., Ceriops sp., Cyperus
sp., Euphorbia sp., Gramineae gen. indet.,
Magnolia sp., Melia sp., Palmae
gen.idet., Poaceae gen.indet, Rhizophora sp., Rubia sp.,
Sonneratia sp.
Thống Holocen
Các trầm tích Holocen muộn (Q
2

3
)
12. Trầm tích nguồn gốc biển (mQ
2
3
)
Trầm tích mQ
2
3
phân bố ở độ sâu 0 - 10 - 15m nước trên đáy biển trầm
tích lộ ra ở bãi triều hiện đại là trầm tích cát hạt trung mịn màu xám, xám trắng,
xám sáng; chuyển ra từ 5 - 10m nước trầm tích là cát bùn, bùn cát màu xám đến
xám phớt xanh chứa ít vụn sinh vật. Trong trầm tích cát bùn, bùn cát đều chứa
phong phú các giống loài cổ sinh (Trùng lỗ, Diatome) cho tuổi Holocen muộn.
- Môi trường trầm tích thuộc loại kiềm yếu - oxy hóa yếu với pH từ 7,81
đến 7,9 trung bình 7,86; Eh từ 139 đến 164 (mV) trung bình 152 mV. Fe
2+
S/corg
= 1,0 và hệ số Kt=3,03 – 3,38, trung bình 3,21 đặc trưng cho môi trường biển.
- Các kết quả phân tích địa hóa silicat: SiO
2
= 63,32%; FeO = 0,22%;
Fe
2
O
3
= 5,51%; Al
2
O
3

= 12,82%; Na
2
O=1,67%, K
2
O=2,06%; TiO
2
=0,46%; Kết
quả xử lý cho thấy modul tổng kiềm định mức chung HM + KM = 2,19 (vật liệu
trầm tích chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên); modul Titan TM =0.04 (trầm tích
được hình thành trong vùng biển nông ven bờ).
Trong tập trầm tích này gặp khá nhiều các giống loài Trùng lỗ: Adelosina
costata, Ammonia annectens, Bigenerina spp., Cibicidina sp., Cribrolinoides
curta, Elphidium crispum, Gyroidina sp., Pseudorotalia sp., P. Indopacifica,
Rotalia gaimardyi, Sigmoilopsis sp., Textularia spp.
Chiều dày tầng: 3 - 13m.
24

C. Khu vực Đèo Hải Vân – Vũng Tàu
Hệ Đệ Tứ
Thống Pleistocen
Các trầm tích Pleistocen sớm ( Q
1
1
)
1.Trầm tích sông lũ (apQ
1
1
)
Trầm tích của tầng được giải đoán qua các băng địa chấn nông độ phân
giải cao. Có thể gặp chúng ở khu vực Hồ Tràm độ sâu dưới 100m (Tuyến địa

chấn T20-9, T20-8, T20-10). Thành phần trầm tích gồm phía dưới cuội sạn
sỏi, phía trên là bột sét màu xám. Bề dày thay đổi từ 10-25m.
2. Trầm tích sông biển (amQ
1
1
)
Trầm tích am Q
1
1
gặp

ở vùng biển Hội An – Dung Quất, vùng biển Tuy
Hoà và vùng biển Hồ Tràm-Vũng Tàu, vùng Cà Ná - Hòn Lao - Mũi Né (trong
khoảng 0-15m nước). Mặt cắt chung của tầng phía dưới là cuội sạn cát đa
khoáng, chuyển lên trên là bột cát, bùn cát màu xám.
Ở vùng Tuy Hoà trong tầng trầm tích mịn có nhiều mảnh vỏ Mollusca và
di tích thực vật. Trên các mặt cắt địa chấn nông vùng Hội An – Dung Quất, phần
đáy Đệ tứ , độ sâu dưới 100m gặp dấu hiệu tập phản xạ trắ
ng hoặc đứt đoạn nằm
lấp đầy trong hố trũng trên bề mặt trầm tích Neogen. Tập phản xạ này tương ứng
với tầng trầm tích amQ
1
1
đang mô tả với thành phần trầm tích được giải đoán
chủ yếu là cuội sỏi cát lẫn ít bột sét. Chiều dày của tầng thay đổi từ 10-30m.
Tại các vùng biển Hồ Tràm-Vũng Tàu, vùng Cà Ná - Hòn Lao - Mũi Né
có móng đá gốc nổi cao tạo thành các đảo và bị các tầng trầm tích Đệ tứ phủ lên.
Ở những nơi địa hình đáy Đệ tứ tạo những hố trũng thì các vật liệu hạ
t thô (cuội
sạn sỏi cát lẫn sét ) thường được lấp đầy tạo nên kiểu tướng trầm tích hỗn hợp

sông biển. Đây cũng là tầng trầm tích lót đáy Đệ tứ trong vùng. Kiểu mặt cắt này
có thể gặp được ở các tuyến địa chấn nông độ phân giải cao vùng Vũng Tàu –
Phò Trì (T20-9, T20-10) hoặc các tuyến địa chấn nông vùng Hàm Tân (T91-5,
T91-6).
Chiều dày thay đổi từ 5- 30m.
2. Trầm tích biển (mQ
1
1
)
Trầm tích mQ
1
1
có thể gặp được ở bồn trũng cửa Hội An (vùng Hội An -
Dung Quất) và chúng được giải đoán và nhận dạng qua phân tích các mặt cắt địa

×